Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐÊ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
__________________________________________

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA
PHÍA ĐÔNG NAM TỈNH HÀ TĨNH

ĐỀ CUƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Nghệ An, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
__________________________________________

NGUYỄN VĂN TƯỜNG

KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA
PHÍA ĐÔNG NAM TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62.420.103
ĐỀ CUƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. HỒ ANH TUẤN


Nghệ An, 2017


1
1. MỞ ĐẦU.
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, bao
gồm nhiều loại thuỷ vực, trong đó có khoảng 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều ao, hồ tự
nhiên và nhân tạo[13]. Những thuỷ vực này cung cấp nguồn thuỷ sản chính phục vụ
cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở các loại thuỷ vực Việt Nam đã biết 22 bộ, 97
họ 427 giống và 1027 loài và phân loài cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh
tế[3]. Để góp phần vào việc sưu tập và phân loại cá nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu
quả là rất cần thiết.
Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ (BTB) - miền Trung Việt Nam, trải dài từ 17°54’ đến
18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía
Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào.
Trước đây, bắt đầu từ năm 1983 đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở khu vực
này, ở Thanh Hóa , Nghệ An có [ 8, 10, 17,20] , ở Quảng Bình, Quảng Trị , Huế có
[ 13,19] . Riêng ở Hà Tĩnh có Vũ Thị Liên Phượng nghiên cứu “ Đa dạng sinh học cá
ở sông Ngàn Sâu” ; Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền Báo cáo Khoa học về Sinh thái và
Tài Nguyên Sinh vật, 2015 về “Đa dạng thành phần loài cá ở sông Rào Cái, tỉnh Hà
Tĩnh” . Đặc biệt là phía Nam tỉnh Hà Tĩnh chưa có công trình nghiên cứu về khu hệ cá
ở vùng này.
Để có cơ sở đánh giá đúng hiện trạng thành phần loài của khu hệ cá nội địa phía Nam
tỉnh Hà Tĩnh , góp phần bổ sung dẫn liệu về thành phần loài cá nước ta, đồng thời đề
xuất những giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững tính đa dạng sinh học , chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: Khu hệ cá nội địa phía nam tỉnh Hà Tĩnh"


2

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định thành phần loài cá, cấu trúc phân loại trong khu hệ cá nội địa phía
Nam tỉnh Hà Tĩnh và các loài cá quý hiếm, các loài cá kinh tế.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một loài cá kinh tế quan trọng.
- Đánh giá hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá ở khu vực nội địa phía Nam tỉnh
Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đa dạng thành phần loài cá ở KVNC.
- Đặc điểm hình thái phân loại các loài cá ở KVNC.
- So sánh với các khu hệ khác ở khu vực BTB
- Tình hình các loài ở KVNC với IUCN, Sách Đỏ VN.
4. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các loài cá phân bố ở sông suối, ao hồ, đồng ruộng khu vực Nam tỉnh Hà Tĩnh.
Các địa điểm dự kiến tiến hành nghiên như sau:
- Sông Hạ Vàng đổ ra cửa Sót dự kiến 3 đến 5 điểm nghiên cứu
- Sông Lạc Giang đổ ra cửa Nhượng dự kiến 3 đến 5 điểm nghiên cứu
- Sông Trí đổ ra Cửa Khẩu dự kiến 3 đến 5 điểm nghiên cứu.
- Chi lưu đổ về sông Gianh 1 đến 2 địa điểm
- Các hồ chứa nước dự kiến 7 đến 10 địa điểm
 Tổng các điểm nghiên cứu dự kiến: 17 đến 27 điểm thu mẫu
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu
- Mẫu cá chủ yếu trực tiếp theo ngư dân đánh bắt tại các địa điểm nghiên cứu
trên. Một số nơi mẫu được mua lại từ ngư dân hoặc nhờ ngư dân đánh bắt.
- Dụng cụ đánh bắt gồm lưới, vợt, chài, câu có kích cỡ khác nhau và một số
dụng cụ khác của ngư dân như: nơm, đó, lừ...
- Mẫu thu được ghi nhật ký, chụp ảnh và cố định bằng formalin 5 - 8% và được
bảo quản và lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Động vật, Trung tâm Thực hành - Thí

nghiệm, Trường đại học Vinh.


3
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái phân loại

Cá là nhóm đa dạng về hình thái mà mỗi dạng hình thái đều có một
phương pháp phân tích hình thái nhất định. Chúng tôi chỉ lược kê một số dạng
phân tích hình thái phổ biến sau.
a. Phân tích bộ cá đuối - Rajiformes theo Tetsji Nakabo

Hình 1. Phương pháp đo và đếm bộ - Rajiformes
b. Phân tích họ cá Chép Cyprinidae theo Kottelat M. [32]

Hình 2. Phương pháp đo và đếm họ Cyprinidae
c. Phân tích họ cá Chạch - Cobitidae theo Kottelat M. [33]

Hình 3. Phương pháp đo họ Cobitidae


4
d. Phân tích họ cá Chai - Platycephalidae theo Knapp [30, 31]

Hình 4. Phương pháp đo và đếm họ Platycephalidae
e. Phân tích bộ cá Vược - Perciformes theo Rainboth J. Walter [27]

Hình 5. Phương pháp đo và đếm họ Perciformes
f. Phân tích họ cá đàn lia - Callionymidae theo Hartel K. E., T. Nakabo [28]

Hình 6. Phương pháp đo và đếm họ Callionymidae



5
g. Phân tích họ cá tai tượng - Osphronemidae theo Freyhof J., F. Herder [26]

Hình 7. Phương pháp đo họ - Osphronemidae
h. Phân tích bộ cá Bơn - Pleuronectiformes theo Yokogawa K., H. Endo, H. Sakaji
[29]

Hình 8. Phương pháp đo họ và đếm Pleuronectiformes
4.2.3. Phương pháp phân loại
Các tài liệu chúng tôi sử dụng để định loại bao gồm: Chen Yiyu et al. (1998);
Chu Xinluo et al. (1999); Do Thi Nhu Nhung (2007); Freyhof J., F. Herder (2001);
Hartel K. E., T. Nakabo (1982, 1983, 2002, 2003); Knapp L. W (1999); Kottelat M
(1990); Kottelat M., Freyhof J. (2007); Mai Dinh Yen (1978); Mai Dinh Yen et al.
(1992); Menon A. (1977); Nguyen Huu Phung (2001); Nguyen Khac Huong (1991,
2001; 2007); Nguyen Nhat Thi (1991, 2001); Nguyen Van Hao, Ngo Si Van (2001);


6
Nguyen Van Hao (2005); Nguyen Van Luc et al. (2007); Ochiai A. et al. (1955);
Prokofiev A. M. (2010); Rainboth J. (1996); William P. (1966); Yokogawa K. et al.
(2008); Yue Peiqi et al (2000) served as methodological and theoretical scientific basis.
4.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Ảnh và bản đồ được xử lý trên phần mềm Map info. Các số liệu đo được xử lí
trên phân mềm Microsoft Office Excel 2007.
5. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các kết quả nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đề tài:
5.1. Đa dạng các loài cá ở lưu vực phía nam Hà Tĩnh.



Xác định được thành phần loài ở khu vực nghiên cứu và xây dựng theo hệ thống
phân loại cập nhật hiện nay.



Phân tích cấu trúc thành phần loài.



Tình trạng các loài cá ở khu vực nghiên cứu: các loài quý, hiếm theo Sách Đỏ
Việt Nam (2007); IUCN và các loài cá kinh tế.

5.2. Khóa định loại các loài cá ở KVNC.
5.3. Đặc điểm hình thái phân loại các loài
- Tên khoa học
- Mẫu vật nghiên cứu
- Tóm tắt chỉ tiêu hình thái đặc trưng
- Đặc điểm: mô tả ngắn gọn đặc điểm phân loại.
5.4. So sánh thành phần loài cá ở KVNC với các nghiên cứu ở những lưu vực
khác.

6. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN


7
MỞ ĐẦU
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu

1.1.2. Khái quát về tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam
1.1.3. Khái quát về tình hình nghiên cứu cá ở Hà Tĩnh và KVNC
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu
Chương 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.2. Thời gian nghiên cứu
2.3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái phân loại
2.3.3. Phương pháp định tên khoa học các loài
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Đa dạng phân bộ cá ở khu vực nghiên cứu
3.1.1. Thành phần loài cá ở khu vực nghiên cứu
3.1.2. Tình trạng các loài cá ở khu vực nghiên cứu
3.1.3. Nhận xét phân bố phân bộ cá ở khu vực nghiên cứu
3.2. Khóa định loại các loài cá ở khu vực nghiên cứu
3.3. Mô tả các loài
3.4. So sánh thành phần loài với các nghiên cứu ở Bắc Trung Bộ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

7. KẾ HOẠCH THỜI GIAN THỰC HIỆN


8
7.1. Điều tra thu mẫu và khảo sát thực địa
Điều tra thu mẫu 3 - 5 đợt từ 10/2017 đến 07/2018.
7.2. Phân tích hình thái và xác định thành phần loài
Tiến hành cùng với các đợt điều tra thu mẫu và khảo sát ở thực địa

7.3. Xử lý số liệu
Tiến hành cùng với các đợt phân tích hình thái và xác định thành phần loài
7.4. Viết và hoàn thiện luận văn
Từ 6/2018 - 8/2018.
Ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Người hướng dẫn

Nguyễn Văn Tường

TS. Hồ Anh Tuấn


9
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
TIẾNG VIỆT
1.

Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú. Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Thu Bồn
- Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Sinh học Việt Nam. 2010, Tập 32. Số 2. p 12 20. (Bằng tiếng Việt).
2.
Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,
615 tr.
3. Nguyễn Văn Hảo. Cá nước ngọt của Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2005,

Vol. 2. Vol. 3. p. 1517. (tiếng Việt).
4. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân. Cá nước ngọt của Việt Nam. Họ Cyprinidae.
NXB Nông nghiệp. 2001, Vol. 1. p. 622.
5. Nguyễn Khắc Hương. Cá biển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Hà Nội. 1991, Vol. II. Số 1. Số 2. Số 3. (Bằng tiếng Việt).
6. Nguyễn Khắc Hương. Khu hệ động thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội. 2001, Vol. 10. p. (Bằng tiếng Việt).
7. Nguyễn Khắc Hương. Khu hệ động thực vật Việt Nam. Cá biển. Khoa học và
Công nghệ Nhà xuất bản Hà Nội. 2007, Vol. 20. p. 327. (tiếng Việt).
8. Nguyễn Xuân Khoa. Khu hệ cá Khu lưu vực sông Cả nằm trong Vườn Quốc gia
Pù Mát và vùng phụ cận. Luận án Tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội. 2011, tr.
162. (tiếng Việt).
9. Nguyễn Văn Lực và cộng sự. Fauna of Vietnam. Cá biển. Đặt hàng Perciformes.
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 2007, Vol. 19. p. 315. (tiếng Việt)
10. Dương Quang Ngọc. Góp phần nghiên cứu các lưu vực sông Mã của lãnh thổ
Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007, 159 trang. (Ở Việt
Nam)
11.
Đỗ Thị Như Nhung. Khu hệ động thực vật Việt Nam. Cá biển. Đặt hàng
Perciformes. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007, Vol. 17. p. 391. (tiếng
Việt)
12. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.
13. Võ Văn Phú và cộng sự .. Kết quả sơ bộ Kết quả sơ bộ loài cá Thạch Hãn, tỉnh
Quảng Trị. Tạp chí sinh học. 2000, tập Số 3b. p. 45 - 49. (tiếng Việt).
14. Nguyễn Hữu Phụng. Khu hệ động thực vật Việt Nam. Cá biển. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2001, Vol. 10. p. 330. (tiếng Việt).
15. Nguyễn Nhật Thi. Cá biển ở Việt Nam - Cá chình ở Vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 1991, tr. 464. (tiếng Việt).
16. Nguyễn Nhật Thi. Khu hệ động thực vật Việt Nam. Tiểu đơn Gobioidei. Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật Hà Nội. 2001, tr. 183. (tiếng Việt).
17. Nguyễn Thái Tu. Khu hệ cá ở lưu vực sông Lam. Luận án Tiến sỹ, Đại học Hà
Nội. 1983, tr. 181. (tiếng Việt).


10
18. Hồ Anh Tuấn và cộng sự .. Dữ liệu sơ bộ về thành phần cá trong rừng ngập mặn
của Hưng Hòa và tại cửa sông Lâm, tỉnh Nghệ An. Tạp chí khoa học. Khoa học
tự nhiên. Đại học Vinh. 2004, Tập XXXIII. Số 4A. p. 49 - 56. (tiếng Việt)
19. Hồ Anh Tuấn và cộng sự .. Sự đa dạng về nguồn lợi cá ở sông Nhật Lệ - tỉnh
Quảng Bình. Hnue. Publ. Nhà, Hà Nội. 2011, tr. 280 - 291. (tiếng Việt)
20. Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Thức Tuấn. Khu hệ cá ở cửa sông Lâm ở tỉnh Nghệ An.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2012, tr.
37 - 44. (tiếng Việt)
21. Mai Đình Yến. Xác định cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội. 1978, tr. 339. (tiếng Việt).
22. Mai Đình Yến et al. Xác định cá nước ngọt ở miền Nam Việt Nam. Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật. 1992, tr. 347. (tiếng Việt).
TIẾNG ANH
23. Prokofiev A. M.. Additions to the species composition of morays of the Bay of
Nha Trang (South China Sea, Central Vietnam) (Anguilliformes: Muraenidae). J.
Ichthyol. 2010, 50 (1). p. 38 - 43.
24. Menon A. G. K.. A Systematic Monograph of the Tongue Soles of the Genus
Cynoglossus Hamilton - Buchanan (Pisces: Cynoglossidae). Smithsonian
Cotribution to zoology. Smithsonian institution press. City of Washington. 1977,
No3. p. 130. Ochiai A., Araga C., Nakajima. A revision of the Dragonets referable
to genus Callionymus found in the waters of Japan. Publ. Seto Mar. Biol. Lab.
1955, V (1). p. 95 - 132.
25. Freyhof J., F. Herder. Tanichthys micagemmae, a new miniature cyprinid fish
from Central Vietnam (Cypriniformes: Cyprinidae). Ichthyol. Explor. Freshwat.

2001, 12 (3). p. 215 - 220.
26. Freyhof J., F. Herder. Review of the paradise fishes of the genus Macropodus in
Vietnam, with description of two species from Vietnam and southern China
(Perciformes: Osphronemidae). Ichthyol. Explor. Freshwat. 2002, 13 (2). p. 147 167.
27. Rainboth J. Walter. Fishes of the Cambodian Mekong. University of Wisconsin
Oshkosh. U.S.A. 1996, p. 265.
28. Hartel K. E., T. Nakabo. Callionymidae. Dragonets. FAO species identification
guide for fishery purposes. 2003, p. 1775 - 1776.
29. Yokogawa K., H. Endo, H. Sakaji. Cynoglossus ochiaii, a new tongue sole from
Japan (Pleuronectiformes: Cynoglossidae). Bull. Natl. Mus. Nat. Sci. Ser. A.
Supl. 2008, 2. p. 115 - 127.
30. Knapp L. W.. Platycephalidae. Flatheads. FAO species identification guide for
fishery purposes. Rome. 1999, Vol. 4. p. 2385 - 2421.
31. Knapp, Smith, Heemstra. Sea fishes. Platycephalidae. Springer-Verlag, Berlin.
1986, p 482 - 486.
32. Kottelat M.. Indochinese nemacheilines. A revision of nemacheiline loaches
(Pisces: Cypriniformes) of Thailand, Burma, Laos, Cambodia and southern Viet
Nam. Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, Germany. 1990, 262 p.


11
33. Kottelat M., Freyhof J. Handbook of European Freshwater Fishes. Ed. Delemont,
Switzerland. 2007, p. 646.
34. William P. D.. Revision of the Dragonets (Pisces: Callionnymidae) of the western
atlantic. Institute of Marine Science, University of Miami. 1966, p. 834 - 862.
35. Yue Peiqi et al. Fauna Sinica Osteichthyes Cypriniformes II. Science Press
Beijing China (Chinese). 2000, 661 p. (In Chinese).
36. Chu Xinluo et al. Fauna Sinica, Osteichthys Siluriformes. Science pres Beijing,
China. 1999, p. 330. (In Chinese)
37. Chen Yiyu et al. Fauna Sinica Osteichtyes Cypriniformes II. Fresh Beijing China,

(Chinese). 1998, p. 532. (In Chinese)



×