Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 83 trang )

Header Page 1 of 85.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trƣờng, với các chính sách kinh
tế mở và chiến lƣợc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trƣờng đã,
đang và sẽ đặt nền kinh tế nƣớc ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện
với những thách thức, khó khăn trƣớc sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính
quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trƣờng ngay trong nƣớc cũng nhƣ
thế giới. Trong nền kinh tế thị trƣờng, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nƣớc, các
doanh nghiệp trong nƣớc phải tự điều hành quản lý các hoạt động SXKD một cách có
hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trƣờng và ngày càng phát triển. Mặt khác mục
tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hƣớng tới là nâng cao hiệu quả
SXKD. Bởi nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đồng
thời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũng nhƣ thúc
đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình
SXKD.
Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và
sản xuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng có nhiều biến đổi phải thể
hiện đƣợc vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.
Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng,
clinker Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đang đứng trƣớc những cơ hội và
thách thức to lớn trên thị trƣờng. Mặc dù vậy, qua 34 năm hoạt động sản xuất, kinh
doanh, Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã đạt đƣợc những kết quả đáng
khích lệ nhƣ: sản xuất đƣợc gần 49 triệu tấn clinker, cung cấp cho thị trƣờng
khoảng 64 triệu tấn xi măng các loại và trên 7 triệu tấn clinker, nộp ngân sách cho
Nhà nƣớc trên 4.760 tỷ đồng và tổng lợi nhuân đạt đƣợc là 6.070 tỷ đồng.
Đƣơng đầu với những khó khăn và thách thức to lớn thì vấn đề nâng cao
hiệu quả SXKD có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn đƣợc tập thể cán
1


Footer Page -Footer Page -Footer Page 1 of 85.


Header Page 2 of 85.

bộ công nhân viên trong Công ty đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với
sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều
chỉnh phƣơng hƣớng hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng
hiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ mức
độ và xu hƣớng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả SXKD để từ đó
có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của hoạt động
SXKD đối với mỗi doanh nghiệp, tôi đã chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả
SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch” là đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu
quả SXKD của doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của
Công ty giai đoạn 2010- 2014 từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của
Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch nhƣ: cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực,
cơ chế, chính sách quản lý của Công ty, v.v.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Phân tích hoạt động SXKD, yếu tố quản lý vĩ mô - vi mô,
điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Qua đó, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty;
+ Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình SXKD tại Công ty xi măng
Vicem Hoàng Thạch;
+ Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty xi măng Vicem

Hoàng Thạch trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014, định hƣớng và xây dựng
giải pháp đề xuất cho các năm 2015- 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2
Footer Page -Footer Page -Footer Page 2 of 85.


Header Page 3 of 85.

Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, toán
thống kê, so sánh,phƣơng pháp chuyên gia, v.v.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu
quả kinh doanh và đặc biệt đi từ lý luận vào thực trạng của Công ty.
Về mặt thực tiễn: Đề tài luận văn đã đi sâu đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng
đến kinh doanh và hiệu quả SXKD của Công ty. Đồng thời phân tích, đánh giá thực
trạng hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2010- 2014, từ đó đề xuất những biện
pháp phù hợp và hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trong
những năm sắp tới.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị thì luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng I. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động SXKD;
Chƣơng II. Đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng
Thạch từ năm 2010- 2014;
Chƣơng III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty xi măng
Vicem Hoàng Thạch.

3
Footer Page -Footer Page -Footer Page 3 of 85.



Header Page 4 of 85.

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả SXKD
1.1.1 Khái niệm
Hiệu quả SXKD là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trƣờng có quan hệ với
tất cả các yếu tố trong quá trình SXKD nhƣ: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật
liệu... nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản
của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế
dựa vào từng góc độ xem xét để đƣa ra các định nghĩa khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu SXKD cần phải trú trọng đến
điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi
chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả SXKD là phải sử dụng các yếu tố đầu
vào hợp lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản
chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD.
Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả nhƣ sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quả
đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”, sự so sánh đó có thể là sự so sánh tƣơng đối và
so sánh tuyệt đối.
Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn.
Bên cạnh đó ngƣời ta cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế
theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồn
lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Hiệu quả
SXKD ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ
bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả tuyệt đối đƣợc xác định nhƣ sau:
A= K-C


(1.1)

4
Footer Page -Footer Page -Footer Page 4 of 85.


Header Page 5 of 85.

Chỉ tiêu hiệu quả tƣơng đối đƣợc xác định nhƣ sau:
A

K
C

(1.2)

Trong đó:
A là hiệu quả SXKD;
K là kết quả kinh doanh;
C là nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị, v.v.).
1.1.2 Bản chất hiệu quả SXKD
Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản
lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ
nhất.
Thực chất của hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực vào SXKD và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt đƣợc
mục đích SXKD. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do vậy, có thể hiểu
hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là đạt đƣợc kết quả kinh tế tối đa với chi phí
nhất định.
Nói cách khác, bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động

xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp
nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là
quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm
nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết
kiệm các nguồn lực. Để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các
điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm
chi phí.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa vớ i
chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản
ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm
vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất.
5
Footer Page -Footer Page -Footer Page 5 of 85.


Header Page 6 of 85.

1.1.3 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả SXKD
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên
liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra.
Hiệu quả SXKD là phản ánh trình độ tổ chức và đƣợc xác định bằng tỷ số giữa
kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Nó là thƣớc đo ngày càng
quan trọng của sự tăng trƣởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu SXKD của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả SXKD càng cao càng
có điều kiện mở mang và phát triển đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao đời
sống cho ngƣời lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc.
Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả

kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Kết quả hoạt động SXKD là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt
động SXKD của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh. Trong quá trình SXKD thì kết
quả cần đạt đƣợc bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả bằng
chỉ tiêu định lƣợng nhƣ số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, v.v. và cũng
có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính nhƣ uy tín, chất lƣợng sản phẩm.
Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy mô
còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả
chỉ cho ta thấy quy mô đạt đƣợc là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lƣợng hoạt
động SXKD. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân
tích hiệu quả trong từng kỳ kinh doanh. Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệm
khác hẳn nhau nhƣng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì kết quả và hiệu quả SXKD của
doanh nghiệp là đồng nhất với nhau. Vì doanh nghiệp chỉ tập trung hoàn thành chỉ
tiêu cấp trên giao, nếu hoàn thành vƣợt chỉ tiêu thì doanh nghiệp đƣợc đánh giá là
hoạt động có hiệu quả. Cách đánh giá này chỉ cho ta thấy đƣợc mức độ chênh lệch
giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất, chƣa phản ánh các yếu tố nguồn lực
đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
6
Footer Page -Footer Page -Footer Page 6 of 85.


Header Page 7 of 85.

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết
quả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD. Vì chỉ tiêu kết quả chƣa nói lên
đƣợc doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt đƣợc kết quả đó thì
doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực
SXKD và tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào nhƣ thế nào thì mới đánh giá đƣợc doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hiệu quả SXKD là thƣớc đo chất lƣợng hoạt động

SXKD, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với
tất cả các doanh nghiệp.
Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn
lực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng
nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi
phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thu đƣợc
phải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lƣợng vật chất đƣợc tạo ra do có chi phí
hay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu quả SXKD trƣớc hết
là một đại lƣợng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với
kết quả thu đƣợc. Nhƣ vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình
SXKD của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra.
1.1.4. Nâng cao hiệu quả SXKD là một tất yếu khách quan
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn
đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó
cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Và xét về phƣơng
diện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển, để đƣa đất nƣớc thoát
khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:
- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản
xuất theo chiều rộng bị hạn chế, do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu
khách quan. Nâng cao hiệu quả SXKD là một hƣớng phát triển kinh tế theo chiều
sâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả;
7
Footer Page -Footer Page -Footer Page 7 of 85.


Header Page 8 of 85.

- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu đƣợc kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi
nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính là
lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng
lợi nhuận;
- Thị trƣờng càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày
càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ vậy
buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếm
đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng;
- Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta đang trên đƣờng hội nhập với các
nƣớc trong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang
buộc họ đứng trƣớc những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nâng
cao hiệu quả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp;
- Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu và
cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mức
sống của ngƣời dân nói chung.
Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh
nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển
đất nƣớc trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích
của doanh nghiệp và của toàn xã hội.
1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD
Đối với nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan
trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng các
nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế
thị trƣờng. Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất
càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả. Tóm lại hiệu quả SXKD đem lại cho quốc
gia sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh
nghiệp.

8
Footer Page -Footer Page -Footer Page 8 of 85.



Header Page 9 of 85.

Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi
nhuận thu đƣợc. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công
nhân viên. Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ
chế thị trƣờng thì việc nâng cao hiệu quả SXKD đóng vai trò quan trọng trong sự tồn
tại và sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh
trên thị trƣờng, đầu tƣ, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
cho việc SXKD.
Đối với ngƣời lao động thì hiệu quả SXKD là động lực thúc đẩy kích thích
ngƣời lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình.
Nâng cao hiệu quả SXKD đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy
tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động SXKD
1.2.1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động SXKD


Tổng doanh thu (TR)
TR = Qi x Pi

(1.3)

Trong đó: TR là doanh thu bán hàng;
Qi là khối lƣợng sản phẩm i bán ra;
Pi là giá bán sản phẩm i.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp,
doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.



Tổng chi phí (TC)
TC = FC + VC

(1.4)

Trong đó : FC là chi phí cố định;
VC là chi phí biến đổi.
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp.


Lợi nhuận (LN)

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí


= TR - TC

(1.5)
9

Footer Page -Footer Page -Footer Page 9 of 85.


Header Page 10 of 85.

Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của
mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả SXKD.

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả SXKD
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:


Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

+ Hiệu suất sử sụng vốn cố định:
TR
VCĐ

=

HS

(1.6)

Trong đó: HS là hiệu suất sử dụng vốn cố định;
VCĐ là vốn cố định bình quân.

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra đƣợc bao
nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình SXKD.
+ Mức đảm nhiệm vốn cố định:
M VCĐ

=

VCĐ
TR


(1.7)

Trong đó: M VCĐ là mức đảm nhiệm vốn cố định.
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu
đơn vị vốn cố định.
+ Mức doanh lợi vốn cố định:
rVCĐ

=


VCĐ

(1.8)

Trong đó: rVCĐ là mức doanh lợi vốn cố định;
 là lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tƣ vào SXKD một đợn vị vốn cố định thì thu
đƣợc bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
+ Số vòng quay vốn lƣu động :
10
Footer Page -Footer Page -Footer Page 10 of 85.


Header Page 11 of 85.

TR

VLĐ

l =

(1.9)

Trong đó: l là số vòng quay vốn lƣu động.
Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lƣu động đầu tƣ vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
+ Mức đảm nhiệm vốn lƣu động:
VLĐ
TR

=

M VLĐ

(1.10)

Trong đó: M VLĐ là mức đảm nhiệm vốn lƣu động.
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu
đơn vị vốn lƣu động.
+ Mức doanh lợi vốn lƣu động:
rVLĐ

=


VLĐ


(1.11)

Trong đó: rVLĐ là mức doanh lợi vốn lƣu động.
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lƣu động đầu tƣ vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
+ Độ dài vòng quay vốn lƣu động (D):
=

D

l
N

(1.12)

Trong đó: N là độ dài kỳ nghiên cứu (N= 360 ngày).
Độ dài vòng quay vốn lƣu động phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển vốn lƣu
động, số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay càng rút ngắn và
ngƣợc lại.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
+ Năng suất lao động:
W

=

TR
L

(1.13)


Trong đó: W là năng suất lao động;
L là số lao động.
Chỉ tiêu cho biết doanh thu một lao động có thể tạo ra trong quá trình SXKD.
11
Footer Page -Footer Page -Footer Page 11 of 85.


Header Page 12 of 85.

+ Lợi nhuận bình quân một lao động:
=

rLĐ


L

(1.14)

Trong đó: rLĐ là lợi nhuận bình quân một lao động.
Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất

kinh doanh

có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
+ Doanh thu/ chi phí tiền lƣơng:
I TR

= TR
QL


(1.15)

QL

Trong đó: I TR

là doanh thu/ chi phí tiền lƣơng;
QL

QL là tổng quỹ lƣơng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lƣơng sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị
doanh thu trong quá trình SXKD.
+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lƣơng:

QL

=

rTL

(1.16)

Trong đó: rTL là lợi nhuận/ chi phí tiền lƣơng.
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu đƣợc khi đầu tƣ một đơn vị tiền lƣơng
vào SXKD.
1.2.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD khác
+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí:
I


Trong đó: I 

=
TC


TC

(1.17)

là lợi nhuận/ chi phí.
TC

Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu:
I

=
TR

Trong đó: I 


TR

(1.18)

là lợi nhuận /doanh thu.
TR


12
Footer Page -Footer Page -Footer Page 12 of 85.


Header Page 13 of 85.

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu đƣợc sẽ có bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
+ Khả năng thanh toán hiện thời( K H ):
KH

=

VLĐ
NNH

(1.19)

Trong đó: NNH là nợ ngắn hạn.
Đây là chỉ tiêu cho biết với tổng giá trị thuần của TSLĐ và đầu tƣ hiện có,
doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
+ Khả năng thanh toán nhanh (Kn ):
Kn =

VLĐ  HTK
NNH

(1.20)


Trong đó: HTK là hàng tồn kho.
Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền và các khoản phải thu doanh
nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.
1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD
Việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là
việc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định
trong việc phân tích kinh doanh.
Nhƣ vậy việc xác định ảnh hƣởng của các nhân tố không những cần phải chính
xác mà còn cần phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tố đối tƣợng với
hiện tƣợng kinh tế mà còn phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó.
Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD ta có thể phân loại theo 4 cách khác
nhau là theo tính tất yếu của nhân tố, theo tính chất của nhân tố, theo xu hƣớng tác
động của nhân tố và các nhân tố ảnh hƣởng thuộc môi trƣờng kinh doanh.
1.3.1 Theo tính tất yếu của nhân tố
Nhân tố chủ quan nhƣ giá thành, mức phí lao động, thời gian lao động là nhân
tố tuỳ thuộc nội lực của doanh nghiệp.
Nhân tố khách quan nhƣ giá cả thị trƣờng, thuế suất, mức lƣơng tối thiểu hoặc
trung bình, v.v. tác động từ ngoài vào ngƣời kinh doanh.
13
Footer Page -Footer Page -Footer Page 13 of 85.


Header Page 14 of 85.

Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố chủ quan và khách quan nhằm
đánh giá nỗ lực của bản thân và tìm ra biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3.2 Theo tính chất của nhân tố
Nhân tố số lƣợng là phản ánh quy mô sản xuất nhƣ số lao động, số lƣợng vật
tƣ, khối lƣợng sản phẩm, doanh thu bán hàng.
Nhân tố chất lƣợng là phản ánh hiệu suất kinh doanh nhƣ giá thành đơn vị sản

phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố chất lƣợng và số lƣợng vừa giúp
cho việc đánh giá phƣơng hƣớng kinh doanh, chất lƣợng kinh doanh, vừa giúp cho
việc xác định các trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh
hƣởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh.
1.3.3 Theo xu hướng tác động của nhân tố
Nhân tố tích cực thì có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh.
Nhân tố tiêu cực thì có tác dụng xấu đến kết quả kinh doanh.
Trong phân tích cần xác định xu hƣớng và bù trừ độ lớn của các nhân tố tích
cực để xác định ảnh hƣởng tổng hợp các loại nhân tố.
Tuy nhiên, việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ của nhân tố
với chỉ tiêu phân tích.
Ví dụ: Số ngày làm việc của nhân tố số lƣợng trong chỉ tiêu mức lao động
sống. Song lại là chỉ tiêu chất lƣợng trong khi nghiên cứu ảnh hƣởng của số lao động,
sử dụng thời gian lao động “Tổng sản lƣợng”.
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh
Các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh
nghiệp không thể kiểm soát đƣợc. Nhân tố môi trƣờng kinh doanh bao gồm nhiều
nhân tố nhƣ là đối thủ cạnh tranh, thị trƣờng, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập
bình quân của dân cƣ, v.v..
Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (Cùng tiêu thụ các
sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng
14
Footer Page -Footer Page -Footer Page 14 of 85.


Header Page 15 of 85.

cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc

này chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lƣợng, giảm giá
thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn,
yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ƣu hơn, hiệu quả
hơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lƣợng, chủng loại,
mẫu mã, v.v.. Nhƣ vậy đối thủ cạnh trạnh có ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh
doanh, tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ
cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn
và sẽ bị giảm một cách cân đối.
Nhân tố thị trƣờng ở đây bao gồm cả thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra
của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh
nghiệp.
Đối với thị trƣờng đầu vào thì cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất nhƣ
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, v.v..Cho nên nó có tác động trực tiếp đến giá thành
sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất.
Thị trƣờng đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận
hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trƣờng đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu
thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhân tố vị trí địa lý là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động
SXKD của doanh nghiệp nhƣ giao dịch, vận chuyển, sản xuất, v.v..Các nhân tố này
tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tƣơng ứng.
1.4. Nội dung và phƣơng pháp phân tích
1.4.1. Nội dung phân tích
Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động SXKD là các hiện tƣợng kinh tế,
quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập dƣới
sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Các hiện tƣợng và
15
Footer Page -Footer Page -Footer Page 15 of 85.



Header Page 16 of 85.

quá trình này đƣợc biểu hiện dƣới một kết quả SXKD cụ thể đƣợc biểu hiện bằng các
chỉ tiêu kinh tế.
Kết quả SXKD có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt nhƣ kết quả mua
hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng, v.v.. hay có thể là kết quả tổng hợp của quá
trình kinh doanh; kết quả tài chính. Khi phân tích kết quả kinh doanh ngƣời ta hƣớng
vào kết quả thực hiện các định hƣớng, mục tiêu kế hoạnh, phƣơng án đặt ra.
Trong phân tích, kết quả kinh doanh đƣợc biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế.
Đó là sự xác định về nội dung và phạm vi của kết quả kinh doanh. Nội dung chủ yếu
của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh nhƣ doanh thu bán hàng, giá trị sản
xuất, giá thành, lợi nhuận, v.v..Tuy nhiên các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn luôn
đƣợc phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh
nhƣ lao động, tiền vốn, vật tƣ, v.v..Khi phân tích cần hiểu rõ chỉ tiêu số lƣợng và chỉ
tiêu chất lƣợng. Chỉ tiêu số lƣợng phản ánh lên quy mô kết quả hay điều kiện kinh
doanh nhƣ doanh thu, lao động, vốn, diện tích, v.v..Ngƣợc lại chỉ tiêu chất lƣợng phản
ánh lên hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh nhƣ giá
thành đơn vị, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động, v.v..
Việc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với phân hệ chỉ tiêu
khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hƣởng theo góc độ khác nhau, không những
giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của
bản thân doanh nghiệp mà còn tìm ra đƣợc nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để có
biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích, kết quả kinh doanh đƣợc biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế
dƣới sự tác động của các nhân tố mới là quá trình “định tính”, cần phải lƣợng hoá các
chỉ tiêu và các nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Để thực
hiện đƣợc các công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phƣơng pháp phân
tích kinh doanh.

1.4.2 Phương pháp phân tích
Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tƣợng kinh tế, cũng nhƣ sự phát
triển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, hình thành nên các phƣơng
16
Footer Page -Footer Page -Footer Page 16 of 85.


Header Page 17 of 85.

pháp tính toán kỹ thuật đƣợc sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt đƣợc
mục đích của mỗi phƣơng pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải có
trình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt đƣợc mục đích đề ra. Sau đây là các
phƣơng pháp tính toán kỹ thuật thƣờng dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh.
* Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp lâu đời nhất và áp dụng rộng rãi nhất.
So sánh trong phần kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc
lƣợng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự nhau.
Phƣơng pháp so sánh có nhiều dạng:
- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch;
- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;
- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặc
tiên tiến;
- So sánh số liệu của xí nghiệp mình với các số liệu của các xí nghiệp tƣơng ứng
hoặc với các đối thủ cạnh tranh;
- So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phƣơng án kinh tế khác.
Ƣu điểm lớn nhất của phƣơng pháp so sánh là cho phép tách ra đƣợc những nét
chung, nét riêng của các hiện tƣợng đƣợc so sánh, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc các
mặt phát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp
quản lý tốt nhất và tối ƣu nhất trong mỗi trƣờng hợp cụ thể.
Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phƣơng pháp so sánh là các chỉ tiêu hay

các kết quả tính toán phải tƣơng đƣơng nhau về nội dung phản ánh và cách xác
định.Trong phân tích so sánh có thể so sánh tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân.
Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tƣợng kinh tế đƣợc
phản ánh.
Ví dụ: Tổng sản lƣợng, tổng chi phí lƣu thông, tổng lợi nhuận, v.v..
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lƣợng và quy mô của hiện tƣợng kinh
tế. Các số tuyệt đối đƣợc so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán

17
Footer Page -Footer Page -Footer Page 17 of 85.


Header Page 18 of 85.

xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị do lƣờng của hiện tƣợng. Vì thế dung lƣợng ứng
dụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổ nhất định.
Số tƣơng đối là số biểu thị dƣới dạng số phần trăm tỉ lệ hoặc hệ số. Sử dụng số
tƣơng đối có thể đánh giá đƣợc sự thay đổi kết cấu các hiện tƣợng kinh tế đặc biệt cho
phép liên kết các chỉ tiêu không tƣơng đƣơng để phân tích so sánh. Chẳng hạn thiết
lập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu khối lƣợng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận để suy
diễn, nếu tăng khối lƣợng hàng hoá lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên 1%. Tuy
nhiên số tƣơng đối không phản ánh đƣợc chất lƣợng bên trong cũng nhƣ quy mô của
hiện tƣợng kinh tế. Bởi vậy trong nhiều trƣơng hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời
cả số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối.
Số bình quân là số phản ánh mặt trung nhất của hiện tƣợng, bỏ qua sự phát
triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tƣợng kinh tế. Số bình quân có
thể biểu thị dƣới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, vốn lƣu động bình
quân, v.v.). Cũng có thể biểu thị dƣới dạng số tƣơng đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất
doanh lợi, v.v.). Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt động
kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, v.v..

Tuy nhiên vẫn lƣu ý rằng số lƣợng mã số bình quân phản ánh không tồn tại
trong thực tế. Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới cả các khoảng dao động tối đa.
* Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lƣợt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng
số liệu thực tế của nhân tố ảnh hƣởng tới một chỉ tiêu kinh tế đƣợc phân tích theo
đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng
đƣợc khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tƣợng kinh tế có
thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thƣờng đƣợc sử dụng để tính toán
mức ảnh hƣởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu đƣợc phân tích. Trong
phƣơng pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố đƣợc tính mức ảnh hƣởng, còn các nhân
tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trƣớc nó và cái đã
đƣợc thay thế sẽ tính đƣợc mức ảnh hƣởng của nhân tố đƣợc thay thế.

18
Footer Page -Footer Page -Footer Page 18 of 85.


Header Page 19 of 85.

Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu
thị dƣới dạng hàm số :


A = f (X, Y)

(1.21)

Ao = f (Xo, Yo)

(1.21.1)


A1 = f (X1, Y1)

(1.21.2)

Để tính toán ảnh hƣởng của các nhân tố X và Y, tới chỉ tiêu A. Thay thế lần
lƣợt X, Y. Lúc đó, giả sử thay thế nhân tố X trƣớc Y ta có :
- Mức ảnh hƣởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
 x = f (X1, Yo) - f (Xo, Yo)

(1.22)

- Mức ảnh hƣởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
 y = F (X1, Y1) - f (X1, Yo)

(1.23)

Có thể nhận thấy, bằng cách tƣơng tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trƣớc,
nhân tố X sau, ta có :
- Mức ảnh hƣởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :
 y = f (Xo, Y1) - f (Xo, Yo)

(1.24)

- Mức ảnh hƣởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :
 x = f (X1, Y1) - f (Xo, Y1)

(1.25)

Nhƣ vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu đƣợc các kết quả khác

nhau về mức ảnh hƣởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Đây là nhƣợc
điểm nổi bật của phƣơng pháp này.
Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phƣơng
pháp này. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thƣờng đƣợc quy định nhƣ sau :
- Nhân tố khối lƣợng thay thế trƣớc, nhân tố trọng lƣợng thay thế sau;
- Nhân tố ban đầu thay thế trƣớc, nhân tố thứ phát thay thế sau.
Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hƣởng thì vận dụng nguyên tắc trên
trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trƣờng hợp, cùng một lúc có nhiều
nhân tố chất lƣợng, khối lƣợng, v.v., tức nhiều nhân tố có cùng tính chất nhƣ nhau,
việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài liệu đã đƣợc phƣơng pháp
toán tích phân, vi phân thay cho phƣơng pháp này.
19
Footer Page -Footer Page -Footer Page 19 of 85.


Header Page 20 of 85.

Với ví dụ nêu trên ta có : A = f (X, Y)

(1.26)

dA=fxdx+fydy

(1.26.1)

và  A x = f x d x

(1.26.2)

Ay= f yd y


(1.26.3)

Khi chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với Ao) chênh lệch không quá 5 10% thì kết quả tính toán đƣợc trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng
nhau. Một sự biến dạng nữa của phƣơng pháp này là phƣơng pháp số chênh lệch.
Trong phƣơng pháp này để xác định mức ảnh hƣởng của từng nhân tố, ngƣời ta sử
dụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán.
Cũng với ví dụ trên, ta có : A = f (x, y)

(1.27)

với trật tự thay thế x trƣớc, y sau :
 A x = f ( x . yo) với  X = X1 – Xo
 Ay = f (X1 . y) với  Y = Y1 – Yo

(1.27.1)
(1.27.2)

Phƣơng pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng cần
chú ý dấu ảnh hƣởng của các nhân tố tới chỉ tiêu đƣợc phân tích trùng với dấu của số
chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là
dấu nhân (x) hoặc dấu cộng (+); dấu ảnh hƣởng của các nhân tố tới chỉ tiêu đƣợc phân
tích ngƣợc với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ
của nhân tố với chỉ tiêu là dấu chia (:) hoặc dấu trừ (-)
* Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phƣơng pháp mô tả và phân tích các hiện tƣợng kinh tế khi giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phƣơng pháp liên hệ
cân đối đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động của
hàng hoá, vật tƣ nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thƣơng mại.
* Phương pháp đồ thị

Là phƣơng pháp mô tả và phân tích các hiện tƣợng kinh tế dƣới dạng khác
nhau của đồ thị nhƣ biểu đồ tròn, các đƣờng cong của đồ thị,v.v..

20
Footer Page -Footer Page -Footer Page 20 of 85.


Header Page 21 of 85.

Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có tính khái quát cao. Phƣơng pháp đồ thị
đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tƣợng kinh tế tổng quát, trừu
tƣợng.
Ví dụ : Phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí
và quy mô SXKD, v.v., khi các mối quan hệ giữa các hiện tƣợng kinh tế đƣợc biểu thị
bằng một hàm số (hoặc một hệ phƣơng trình) cụ thể, phƣơng pháp đồ thị cho phép
xác định các độ lớn của đối tƣợng phân tích cũng nhƣ sự tác động của các nhân tố ảnh
hƣởng.
* Phương pháp phân tổ
Là một phƣơng pháp thống kê và đƣợc áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh
tế, đặc biệt trong phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu
thành của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tƣợng đó.
Phƣơng pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tƣợng trong mối liên kết tƣơng
quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hƣởng tới chỉ tiêu đƣợc phân tích
những nhân tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hƣớng đặc trƣng cho các
hiện tƣợng kinh tế và diễn biến kinh tế. Phƣơng pháp này còn dùng để thăm dò nghiên
cứu thị trƣờng hàng hoá, phân nhóm bạn hàng, khách hàng, v.v..
* Phương pháp so sánh tương quan
Đây là một phƣơng pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối liên hệ tƣơng
quan phi tuyến giữa các hiện tƣợng kinh tế. So sánh tƣơng quan thƣờng đƣợc sử dụng
để định dạng các mối quan hệ kinh tế và lƣợng hoá chúng qua thực nghiệm thống kê

trên số lớn, tìm hiểu xu thế phát triển cũng nhƣ tính quy luật trong sự phát triển và liên
hệ của các hiện tƣợng kinh tế khác nhau.
* Các phương pháp toán học ứng dụng khác
Hiện nay, trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phƣơng pháp toán học
ứng dụng, số lƣợng các phƣơng pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngày
càng tăng. Phổ biến là các phƣơng pháp toán qui hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi,
lý thuyết phục vụ đám đông.

21
Footer Page -Footer Page -Footer Page 21 of 85.


Header Page 22 of 85.

CHƢƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 - 2014
2.1. Khái quát về tình hình Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch
Địa chỉ: Khu 2 Bích Nhôi, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dƣơng, Việt Nam.
Điện thoại: (84) 03203 821 092; (84) 03203 821 833
Fax: (84) 03203 821 098
Webstie: www.ximanghoangthach.com
Email:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:111584; ngày cấp: 21/6/1997; nơ i
cấp: Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng.
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nƣớc.

Ngƣời đại diện pháp lý: Ông Lê Thành Long - Tổng Giám đốc Công ty.
Các sản phẩm kinh doanh chính:
+ Sản xuất và cung ứng xi măng;
+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa;
+ Xây dựng và lặp đặt các loại lò công nghiệp;
+ Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp và
dân dụng.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 15/12/1976, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Đỗ Mƣời ký quyết định
474/TTg “phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế nhà máy Xi măng Hoàng Thạch” (cho phép
xây dựng nhà máy) với tên gọi: Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch. Địa điểm xây

22
Footer Page -Footer Page -Footer Page 22 of 85.


Header Page 23 of 85.

dựng tại thôn Hoàng Thạch (xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng) và
thôn Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Hơn 3 năm, kể từ ngày Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định phê chuẩn nhiệm
vụ thiết kế, xây dựng Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch. Các đơn vị tham gia thi
công nhà máy đã xây dựng các hạng mục công trình đƣợc Thủ Tƣớng Chính Phủ
giao. Để có bộ máy lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ từng bƣớc tiếp các hạng mục
công trình , tiến tới tiếp nhận toàn bộ nhà máy. Ngày 04/04/1980, Bộ trƣởng Bộ
xây dựng Đồng Sỹ Nguyên ký quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành lập
nhà máy Xi măng Hoàng Thạch. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đặt trụ sở tại thôn
Hoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng. Nhà máy là đơn vị
SXKD có tƣ cách pháp nhân, kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, với các
nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên Hiệp các xí

nghiệp xi măng (nay là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam), bảo đảm kỹ thuật, chất
lƣợng sản phẩm và an toàn lao động.
Cùng với tiến trình đổi mới và đi lên của đất nƣớc, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch ngày càng trƣởng thành và phát triển. Từ khi bƣớc vào sản xuất, nhà máy
luôn hoàn thành kế hoạch, sản lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc, giữ đƣợc tín
nhiệm của thị trƣờng. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc, ngày
24/09/1992, chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 353/CT
phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật: mở rộng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch
trên mặt bằng nhà máy hiện có, với diện tích dây chuyền II là 10ha.
Ngày 28/12/1993, nhà máy đã khởi công xây dựng dây chuyền II với công
suất thiết kế 1,2 triệu tấn xi măng/năm, đƣa công suất của nhà máy từ 1,1 triệu tấn
xi măng/năm lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Nhƣ vậy, nhà máy xi măng Hoàng
Thạch trở thành một cơ sở sản xuất xi măng lớn nhất cả nƣớc.
Sau 10 năm đi vào SXKD, nhà máy ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi phải có sự
thay đổi trong quy mô sản xuất. Ngày 12/08/1993, Bộ trƣởng Bộ xây dựng ra
quyết định số 363/QĐ-BXD thành lập “Công ty xi măng Hoàng Thạch” trên cơ sở
hợp nhất Công ty kinh doanh Xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng
23
Footer Page -Footer Page -Footer Page 23 of 85.


Header Page 24 of 85.

Hoàng Thạch. Nhiệm vụ của Công ty xi măng Hoàng Thạch lúc này không chỉ đơn
thuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm trên địa bàn 6 tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội.
Đi đôi với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, Đảng bộ
và Ban lãnh đạo Công ty còn triển khai thực hiện chỉ thị số 227/XMVN-ĐMQLDN
của tổng Công ty Xi măng Việt Nam ngày 02/04/1999 về việc cổ phần hoá xƣởng
may bao. Ngày 08/01/1999, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số

04/1999/QĐ-TTg về việc chuyển xƣởng May Bao thuộc Công ty xi măng Hoàng
Thạch thành Công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch, theo đề nghị của Hội đồng
quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng,
trong đó cổ phần Nhà nƣớc là 1,21 tỷ đồng.
Sau khi tiến hành cổ phần hoá xƣởng may bao thuộc Công ty Xi măng Hoàng
Thạch thành Công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch, đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp cuả
Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Hoàng Thạch tiếp tục cổ phần
hoá Đoàn vận tải thuỷ thành Công ty cổ phần thƣơng mại-dịch vụ-vận tải với tổng
số vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng trong đó cổ phần Nhà nƣớc 3,354 tỷ đồng.
Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-ĐU, ngày 18/02/2002 của Đảng uỷ Công ty xi
măng Hoàng Thạch về công tác tổ chức Công ty cổ phần thƣơng mại-dịch vụ-vận
tải chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty đƣợc quy định rõ nhƣ sau:
- Tổ chức sản xuất các chủng loại xi măng theo kế hoạch của liên hiệp, bảo
đảm kỹ thuật, chất lƣợng sản phẩm và an toàn trong lao động;
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kỹ thuật của Nhà nƣớc, áp dụng
khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm;
- Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tƣ, máy móc thiết bị lao động, tiền
vốn; chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nƣớc;

24
Footer Page -Footer Page -Footer Page 24 of 85.


Header Page 25 of 85.

- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức các các phong trào thi đua.
Coi trọng việc bồi dƣỡng lý luận chính trị, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán

bộ công nhân viên;
- Đƣợc quyền ký kết hợp đồng kinh tế. Đƣợc khen thƣởng và kỷ luật cán bộ
công nhân viên theo sự phân cấp của doanh nghiệp;
- Phối hợp với Tổng Công ty xi măng Việt Nam làm tốt công tác bình ổn giá
xi măng trên thị trƣờng cả nƣớc.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty
Hoàng Thạch là một trong những nhà máy xi măng lớn và hiện đại nhất Việt
Nam, có tầm cỡ quốc tế.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có lò nung Clinker kiểu quay, sản xuất theo
phƣơng pháp khô, theo một chu trình khép kín với 5 giai đoạn.
2.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét đƣợc khai thác
ở các mỏ gần Công ty, ngoài ra còn sử dụng nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt và
quặng bô xít, lƣợng quặng sắt và quặng bô xít cho vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vào
thành phần hoá học có trong đá vôi và đất sét nhƣ: SiO2; CaO; Fe2O3; Al2O3, v.v..
Đá vôi đƣợc khai thác bằng phƣơng pháp khoan nổ cắt tầng theo quy trình và
quy hoạch khai thác, đảm bảo chất lƣợng ổn định. Sau đó đƣợc vận chuyể n tới
trạm đập nghiền và đƣa vào kho chứa đồng nhất.
Quặng sắt và quặng bô xít đƣợc mua ngoài, vận chuyển bằng đƣờng sông, tập
kết vào kho.
2.1.3.2 Giai đoạn nghiền liệu và đồng nhất
Đá vôi, đất sét cùng các nguyên liệu điều chỉnh đƣợc đƣa vào máy nghiền liệu
qua hệ thống cân cấp liệu tự động theo tỷ lệ kỹ thuật cho phép. Bột liệu sau khi
nghiền mịn đƣợc đƣa tới hệ thống silô, các silô này vừa có tác dụng để chứa đồng
thời còn để đồng nhất bột liệu.

25
Footer Page -Footer Page -Footer Page 25 of 85.



×