TUẦN 4
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2017
Tiết 4: Đạo đức 1
BÀI 2: GỌN GÀNG - SẠCH SẼ (TIẾT 2)
A- Mục tiêu:
- HS hiểu được Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là thường xuyên tắm gội, chải đầu
tóc, quần áo được giặt sạch, đi dày dép sạch… mà không lười tắm gội, mặc quần
áo rách, bẩn…
- HS biết thực hiện nếp sống vệ sinh cá nhân, giữ quần áo, dày dép gọn
gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường, nơi khác.
- Mong muốn, tích cực, tự giác ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
B – Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập đạo đức. Bài hát “Rửa mặt như mèo”
C- Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài.
- Cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”
? bạn mèo trong bài hát có sạch không ? vì sao ?
? Rửa mặt không sạch như mèo thì có tác hại gì ?
? Vậy lớp mình có ai giống mèo không ? chúng ta đừng giống mèo nhé
GVKL: Hằng ngày, các em phải ăn, ở sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ để mọi
người khỏi chê cười
Hoạt động 1: HS kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
+ Y/c một số HS (một số em sạch sẽ, một số em chưa sạch sẽ) nói cho cả
lớp biết mình đã thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ NTN?
+ Tắm rửa, gội đầu
+ Chải tóc
+ Cắt móng tay
GV: khen những em biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Nhắc nhở những em chưa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo BT3
- GV Y/c các nhóm quan sát tranh ở BT3 và trả lời câu hỏi
? ở từng tranh bạn đang làm gì ?
? các em cần làm theo bạn nào ?
không nên làm theo bạn nào ? vì sao ?
- Các nhóm chọn tranh dán theo Y/c và nêu kết quả của mình
- Cả lớp theo dõi, NX
- GVKL: Hàng ngày các em cần làm theo các bạn ở tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8,
chải đầu, mặc quần áo ngay ngắn, cắt móng tay, thắt dây dày, rửa tay cho sạch
sẽ, gọn gàng
HD học sinh đọc ghi nhớ cuối bài
- HS đọc ĐT, CN, nhóm
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- NX giờ học
1
Tiết 4: Đạo đức 4
BÀI 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (TIẾT 2)
A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
- Biết được: Vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên tròn học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
- Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học
tập.
* Rèn kỹ năng cho học sinh:
- Kỹnăng lập kế hoặch vượt khó trong học tập.
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn
trong học tập..
B. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ: 3'
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
II. Bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a) Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. (bài tập 2 SGK)
1. GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện báo cáo.
b) Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi. (bài tập 3 SGK)
1.GV giải thích yêu cầu bài tập.
2. HS thảo luận nhóm.
3. GV mời 1 số em trình bày trước lớp.
4. GV kết luận, khen những HSc đã biết vượt qua khó khăn trong học tập.
c) Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (Bài tập 4, SGK)
1. GV giải thích yêu cầu bài tập.
2. GV mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
3. GV tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
4. GV kêt luận khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó
khăn để học tốt.
Kết luận chung:
-Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
- Để học tốt, cần cố gắng vợt qua những khó khăn.
* Ghi nhớ:
H: Đọc SGK
3. Nhận xét - dặn dò: 2'
? Khi gặp khó khăn trong học tập em phải làm gì ?
+ GD HS có ý thức vượt khó trong học tập
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
2
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
Tiết 2: Đạo đức 5
BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 2)
A. Mục tiêu:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho
người khác...
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ( BT 1) - thẻ màu.
- Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ: 3'
- Thế nào là người có trách nhiệm về việc làm của mình?
II. Bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
* Bài 3: SGK
H: + Đọc yêu cầu của bài
+ 1 em đọc tình huống
+ Thảo luận N2
+ Trình bày kết quả thảo luận
G - H: NX
G: Kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách
nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào để thể hiện trách nhiệm của mình và
phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- HS tự liên hệ, đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học tới
nay (Việc làm nào chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm)
- HS trình bày trước lớp - nhận xét - tuyên dương HS có trách nhiệm trong
mỗi việc làm của mình.
=> GV kết luận: Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng
suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và khi làm hỏng việc hoặc có lỗi dám
nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
3. Nhận xét - dặn dò: 2'
- Thế nào là người có trách nhiệm?
- G: Nhấn mạnh ND bài học
- Về ôn bài
- Chuẩn bị bài sau.
3
Tiết 4: Đạo Đức 3
BÀI 2: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 2)
A. Mục tiêu.
+ Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với
người khác.
+ Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu
ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của
người khác.
+ Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình
với những người không biết giữ lời hứa.
+ Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
B. Đồ dùng dạy học.
+ Câu chuyện “Chiếc vòng bạc – trích trong tập Bác Hồ – Người Việt Nam
đẹp nhất”.
+ 4 bộ thẻ xanh đỏ.
+ 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm.
C. Các hoạt động chủ yếu.
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết được vì cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể
giữ lời hứa với người khác.
Cách tiến hành
+ Giáo viên đọc lần một câu chuyện: “Lời hứa danh dự” cho đến “nhưng chú
không phải là bộ đội mà”.
+ Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách ứng
xử cho tác giả trong tình huống trên.
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét các cách xử lí tình huống của các nhóm.
+ Đọc tiếp phần kết của câu chuyện.
+ Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: Củng cố bài và giúp HS nhận thức đúng về việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
+ Phát cho 4 nhóm, mỗi nhóm hai thẻ màu xanh và đỏ và qui ước:
- Thẻ xanh - Ý kiến sai.
- Thẻ đỏ - Ý kliến đúng.
+ Treo bảng phụ ghi sẵn các ý kiến khác nhau về việc giữ lời hứa và yêu
cầu các nhóm sau khi thảo luận sẽ giơ thẻ để bày tỏ thái độ, ý kiến của mình.
+ Lần lượt đọc từng ý kiến.
1. Người lớn không cần phải giữ lời hứa với trẻ con.
(Thẻ xanh - sai, vì chúng ta cần giữ lời hứa với tất cả mọi người, không
phân biệt đó là người lớn hay trẻ con)
4
2. Khi không thực hiện được lời hứa với ai đó, cần xin lỗi và nói rõ lý do
với họ.
(Thẻ đỏ - Đúng, vì như thế mới là tôn trong người khác. Xin lỗi và nói rõ lý
do sớm khi không thực hiện được lời hứa để người khác không chờ đợi mất thời
gian)
3. Bạn bè bằng tuổi không cần phải giữ lời hứa với nhau. (Thẻ xanh - Sai,
vì nếu không giữ lời hứa với bạn bè sẽ làm mất lòng tin của bạn và không tôn
trọng nhau)
4. Đã hứa với ai điều gì, bạn phải cố gắng thực hiện được lời hứa đó.(Thẻ
đỏ - Đúng)
5. Giữ lời hứa sẽ luôn luôn được mọi người quí trọng và tin tưởng.(Thẻ đỏ Đúng)
+ Nhận xét về kết quả làm việc các nhóm.
Hoạt động 3: Nói về chủ đề: “Giữ lời hứa”.
Mục tiêu: HS biết giữ lời hứa với nhau qua việc các em thực hiện các hành
vi theo chủ đề.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2 phút để tập hợp các câu ca dao, tục
ngữ, câu chuyện ... nói về việc giữ lời hứa.
Một số câu ca dao, tục ngữ về giữ lời hứa:
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Lời nói đi đôi với việc lam.
Lời nói gió bay
+ Yêu cầu các nhóm thể hiện theo 2 nội dung
- Kể chuyện (đã sưu tầm được)
- Đọc câu ca dao, tuc ngữ và phân tích, đưa ra ý nghĩa của các câu đó.
+ Đại diện các nhóm trình bày. Nhận xét về ý kiến của các nhóm khác.
+ Chú ý Tùy vào thờ gian mà giáo viên điều chỉnh để có thể kéo dài hay thu
ngắn hoạt động này cho hợp lý.
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Thế nào là người có biết gữu lời hứa?
Luôn phải biết giữ lời hứa với người khác và với chính bản thân mình.
- Về ôn bài
- Chuẩn bị bài sau.
5
TUẦN 5
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2017
Tiết 4: Đạo đức 1
BÀI 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ – ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 1)
A. Mục tiêu:
+ HS biết được tác dụng của sách vở , đồ dùng học tập
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
+ HS biết cách giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân
* Nội dung tích hợp lồng ghép BV MT.
* Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng giữ gìn sách vở và đồ dùng sạch đẹp
- Kĩ năng tự giới thiệu sách vở , đồ dùng học tập trước bạn bè.
- Kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi bảo quản sách vở đồ dùng học tập
chưa tốt
+ HS biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cẩn thận , sạch sẽ là gớp phần
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BV MT , làm cho môi trường thêm sạch đẹp.
B. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoaï.
C. Các hoạt động:
I. Bài cũ: 3’
? Để giữ thân thể sạch sẽ, gọn gàng em đã thực hiện những việc gì?
? Sạch sẽ, gọn gàng có ích lợi gì?
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài “Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”
? Hãy kể những đồ dùng học tập mà em có?(Sách vở, thước, bút chì, tẩy,
bảng con)
Nhờ có đồ dùng học tập sẽ giúp ta học tập tốt hơn, vậy để giữ gìn nó bền
lâu ta phải làm sao? Trong tiết học đạo đức hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu
qua bài “ giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập” (tiết 1).
Hoạt động 1: làm bài tập 1: Tô màu các đồ dùng học tập:
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Gọi hs lên trình bày
+ Bài tập 2: HS làm bài tập 2
+GV cho hs thảo luận nhóm đôi giới thiệu vớí nhau nghe về đồ dùng học
tập của mình
- GV gợi ý
- Tên đồ dùng học tập (sách vở, viết chì, viết máy, cặp, thước kẻ)
? Đồ dùng đó dùng để làm gì ?
? Cách giữ gìn đồ dùng học tập ?
+GV gọi một số hs lên trình bày
? Bạn nào soạn đúng thời khoá biểu ngày hôm nay?
6
? Trong tiết đạo đức em cần các đồ dùng học tập gì?(Bút chì, tẩy, chì màu,
thước, vở bài tập đạo đức)
? Thế ai đem đủ tất cả các đồ dùng học tập trên?
+ Kết luận: Được đi học là một quyền lợi của trẻ em. Việc giữ gìn đồ dùng
học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
Hoạt động 2:
Bài tập 3: đánh dấu + vào
thể hiện hành động đúng.
? Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
? Bạn làm đúng hay sai?
? Em muốn làm giống như bạn không?
? ai có sự lựa chọn và suy nghĩ giống bạn?
-> Vậy trong 6 tranh ta chỉ chọn 3 tranh 1.2.6 là có hành động đúng. Còn 3
tranh 3.4.5 là sai ta đừng nên học tập.
+ GV chốt và kết luận:
- Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập:
- Không làm dây bẩn , viết bậy, vẽ bậy ra sách vở.
- Không gặp gáy sách vở
- Không xé sách vở
- Không dùng thước bút cặp …để nghịch .
- Học xong phải cất gọn gàngvào đúng nơi quy định
+ Giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của
mình . Đồng thời chúng ta góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên , BV MT
làm cho môi trường luôn sạch đẹp.
III. Nhận xét - dặn dò: 2'
- GV yêu cầu hs sửa sang lại sách vở, đò dùng học tập của mình, để tuần
sau thi “Sách vở ai đẹp nhất “
+ Việc có đầy đủ đồ dùng học tập và muốn giữ gìn nó cẩn thận sẽ giúp cho
việc học tập ta tốt hơn. Va đó cũng chính là việc làm để đáp đền lại công ơn của
cha mẹ và thầy cô.
Tiết 5: Đạo đức 4:
BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TIẾT 1)
A. Mục tiêu:
HS biết được:
- Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến
của người khác
GDKNS: - Kỹ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. Kỹ năng lắng
nghe người khác trình bày ý kiến.
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Thẻ màu
c. các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
7
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài
HĐ1: HS Khởi động.
GV cho các nhóm cùng quan sát 1cái cặp xách. và một số bức tranh ...
- Đại diện các nhóm trình bày nhận xét về cái cặp
- GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến khác nhau về cùng sự vật.
HĐ2: Giúp HS thảo luận tình huống.
GV nêu các tình huống, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS hoạt động nhóm thảo luận nội dung câu hỏi 1,2 tr/9
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung
GV nhận xét, bổ sung
- Điều gì xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên
quan đến bản thân em, lớp em ? (Cã thÓ lµm nh÷ng viÖc kh«ng ®óng,
kh«ng phó hîp víi m×nh)
- Đối với việc có liên quan đến mình em có quyền gì? (Bày tỏ ý kiến, quan
điểm)
Kết luận: - Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh
hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và
cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ
không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, mong muốn
của em nói riêng và của trẻ em nói chung.
- Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của
mình.
- HS đọc ghi nhớ (trang 9 SGK)
HĐ3: Bài tập 1
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- HS thảo luận nhóm đôi 1
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét
- GV Kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong
muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không
đúng
Bài tập 2
GV nêu yêu cầu.
Hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng thẻ:
- Màu đỏ: Biểu lộ thái độ phản đối
- Màu xanh: Biểu lộ thái độ tán thành
GV lần lượt nêu từng ý kiến
GV kết luận từng ý kiến
- Kết luận đúng: Các ý kiến: a, b, c, d là đúng. ý kiến đ là sai ví chỉ có
những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp
với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện.
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Chuẩn bị tiểu phẩm cho tiết học sau
8
Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017
Tiết 2: Đạo đức 5
BÀI 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 1)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để
trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
* GDKNS:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm,
những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong
học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
B. Đồ dùng dạy học
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí.
Nguyễn Đức Trung...
C. Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ của bài học trước
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo
Đồng.
Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần
Bảo Đồng.
Cách tiến hành
- Yêu cầu HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học
tập? (Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm, hàng ngày còn phải gúp mẹ bán
bán bánh mì)
- Trần Bảo Đồng đã vượt khó khăn để vươn lên như thế nào?(Đồng đã sử
dụng thời gian hợp lí và phương pháp học tập tốt. Nên suốt 12 năm học Đồng
luôn luôn là học sinh giỏi. Đỗ thủ khoa, được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình)
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó?(Em học tập được ở Đồng ý
chí vượt khó trong học tập, phấn đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh)
KL: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó
khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể
vừa học tốt vừa giúp được gia đình mọi việc.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt
lên khó khăn trong các tình huống.
Cách tiến hành
9
- GV chia lớp thành nhóm 4. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống - trình bày ý
kiến của nhóm
- Lớp nhận xét bổ sung.
+ Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi
đôi chân khiến em không thể đi được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như
thế nào?
+ Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết
nhà cửa đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp
tục đi học.
- GV: Trong những tình huống trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản,
bỏ học... biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có
chí.
Hoạt động 3: Làm bài tập
Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những
ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
Cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- GV nêu lần lượt từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá
của mình
Bài 1: Những trường hợp dưới đây là biểu hiện của người có ý chí?
+ Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay, phải dùng chân để viết mà vẫn học giỏi.
+ Dù phải trèo đèo lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng mai vẫn đi
học đều.
+ Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ
học.
+ Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng sau 2 năm kiên trì rèn luyện chữ viết, nay
Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh.
- Ý đúng là: 1, 2, 4
Bài 2: Em có nhận xét gì về những ý kiến dưới đây?
+ Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.
+ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
+ Chỉ con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không
cần.
+ Con trai mới cần có chí.
+ Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân (nói ngọng,
nói lắp...) cũng là người có chí.
- KL: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những
biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời
sống.
- Ghi nhớ: SGK
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Chuẩn bị bài sau
10
Tiết 4: Đạo Đức 3
BÀI 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 1)
A. Mục tiêu.
+ Tự làm lấy việc của mình nghĩa là luôn luôn cố gắng để làm lấy công việc
của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người
khác.
+ Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại.
+ Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê
phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
+ Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động,
sinh hoạt ...
* GD KNS:
- Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm
thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.)
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự
làm lấy việc của mình.
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
B. Đồ dùng dạy học.
+ Nội dung tiểu phẩm: “Chuyện bạn Lâm”.
+ Phiếu ghi 4 tình huống
+ Giấy khổ to in nội dung phiếu bài tập
C. Các hoạt động chủ yếu.
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của
mình.
Cách tiến hành:
+ Phát cho 2 nhóm các tình huống cần giải quyết. Yêu cầu sau 3 phút, mỗi
đội phải đưa ra được cách giải quyết của nhóm mình.
Các tình huống:
- Đến phiên Hoàng trực nhật lớp, Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới
nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì
trong hoàn cảnh đó? (Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của
Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động, Hoàng nên tiếp
tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình)
- Bố giao cho nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị làm
cùng để đỡ bớt công việc cho mình. Nếu là chi Nga, bạn có giúp Nam không?
(Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp nam. Làm như thế, em sẽ làm cho Nam lười
thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác)
- Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ năn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố
Tuấn, bạn sẽ làm gì?(Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng
11
cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau đó
mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn)
- Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau, trong giờ kiểm tra,thấy Hùng
không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem bài kiểm
tra. Việc làm của Manh như thế đúng hay sai?(Mạnh làm như thế là sai, là hại
bạn. Dù Hùng có đạt điểm cao thì điểm đó không phải thực chất của Hùng. Hùng
sẽ không cố gắng học và làm bài nữa)
Kết luận:
1. Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
(Tự làm lấy việc của mình là luôn luôn cố gắng để làm lấy các công việc
của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác)
2. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?(Tự làm lấy việc của mình sẽ
giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác)
Họat động 2: Tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa
tự làm.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em
đã tự làm ở nhà, ở trường ...
+ 45 học sinh phát biểu, đọc những công việc mà mình đã tự làm trước
lớp.
+ Khen ngợi những học sinh đã biết làm việc của mình. Nhắc nhở những
học sinh còn chưa biết hoặc lười làm việc của mình. Bổ sung những công việc
mà học sinh có thể tự làm như: trông em giúp mẹ, tự giác học bài và làm bài, cố
gắng tự mình làm bài tập ...
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Chuẩn bị: Bài gia đình em.
- Nhận xét tiết học
12
TUẦN 6
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tiết 4: Đạo đức 1
BÀI 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ – ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 2)
A. MỤC TIÊU:
+ HS biết được tác dụng của sách vở , đồ dùng học tập
- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
* Nội dung tích hợp lồng ghép GD BVMT .
+ Thực hiện giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập của bản thân và nhắc nhở
bạn cùng nhau thực hiện
* Các KNS cơ bản được giáo dục :
- Kĩ năng giữ gìn sách vở và đồ dùng sạch đẹp.
- Kĩ năng tự giới thiệu sách vở, đồ dùng học tập trước bạn bè.
- Kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi bảo quản sách vở đồ dùng học tập
chưa tốt.
+ HS biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, sạch sẽ là gớp phần tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường thêm sạch đẹp.
B. CHUẨN BỊ:
ChuÈn bÞ bµi h¸t “ S¸ch bót th©n yªu”
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Kiểm tra bài cũ: 3’
? Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập có lợi gì ?
? Nêu cách giữ gìn đồ dùng học tập?
Nhận xét.
2) Bài mới: 30’
Giới thiệu.
- Giáo viên ghi đầu bài
Hoạt Động 1: Thi sách vở ai đẹp nhất
- Mục tiêu: Khuyến khích Học sinh giữ gìn, bảo quản SGK, vở và đồ dùng
học tập.
- Kĩ năng nhận xét và đánh giá. hành vi bảo quản sách vở đồ dùng học tập
chưa tốt
- Kĩ năng giữ gìn sách vở và đồ dùng sạch đẹp
Yêu cầu của cuộc thi:
Sách vở bạn nào đẹp, không dơ bẩn, quăn góc sẽ thắng trong cuộc thi,
Phần thưởng. Thành phần chấm thi GVCN, Lớp trưởng, Lớp phó.
Có 2 vòng thi: Thi ở Tổ , Lớp.
Tiêu chuẩn chấm thi:
Học sinh sắp xếp sách vở, đò dùng học tập trên bàn.
Có đủ sách vở không?
Sách, vở sạch, không bị bẩn, xộc xệch, quăn mép.
Đồ dùng học tập sạch sẽ, không bẩn.
13
Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi và tuyên dương cho cá nhân nào
có sách vở và đồ dùng học tập đủ và đẹp nhất.
Hoạt Động 2.
Tập hát bài hát “Sách bút thân yêu ơi”
Mục tiêu: Giúp Học sinh biết sách vở là người bạn thân thiết và biết cách
giữ gìn sách vở của mình .
Phương pháp: Thực hành
- Giáo viên dạy hát từng câu, cả bài.
- Học sinh hát theo Giáo viên
+ Giáo viên nhận xét: Tuyên dương.
Hoạt Động 3
Hướng dẫn Học sinh đọc câu thơ trong sách
Muốn cho sách vở đẹp lâu, đồ dùng bền mãi, nhớ câu “giữ gìn”.
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
? Nêu cách giữ gìn sách vở đồ dùng ?
? Đọc lại câu thơ?
- Nhận xét: Tuyên dương
- GV yêu cầu HS thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.
- Chuẩn bị: Bài gia đình em.
- Nhận xét tiết học
Tiết 4: Đạo đức 4
BÀI 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân , biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của
người khác
* GDKNS:-Kỹ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.Kỹ năng lắng
nghe người khác trình bày ý kiến.
B. Đồ dùng dạy học
HS tham gia đóng các vai trong tiểu phẩm
c. các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Điều gì xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến có liên quan đến bản
thân em và lớp em?
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài
HĐ1: HS trình bày tiểu phẩm.
- GV giới thiệu nhóm HS trình bày tiểu phẩm trước lớp.
- Tổ chức HS thảo luận nội dung tiểu phẩm
- Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ bạn Hoa? Bố bạn Hoa về việc học của
Hoa?
- Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến đó có phù hợp
không?
14
- Nếu là Hoa em sẻ giải quyết như thế nào?
GV nhận xét,bổ sung
GV kết luận
HĐ2: Trò chơi Phóng viên
GV hướng dẫn cách phỏng vấn, nội dung phỏng vấn
GV kết luận
HĐ3: HS viết vẽ tranh, kể chuyện về quyền được tham gia ý kiến.
GV tổ chức cho Hs lần lượt trình bày các nội dung vẽ tranh,kể chuyện
GV theo dõi nhận xét tuyên dương
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
Nhận xét tiết học.
Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2017
Tiết 2: Đạo đức 5
BÀI 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để
trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
* GDKNS:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm,
những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
B. Đồ dùng dạy học
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí.
Nguyễn Đức Trung...
C. Các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Hoạt động 1: Làm bài tập 3
Mục tiêu: mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp
cùng nghe.
Cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về những tấm gương đã sưu tầm được
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm
- GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau:
STT
Hoàn cảnh
Những tấm gương
1
Khó khăn của bản thân
2
Khó khăn về gia đình
3
Khó khăn khác
15
GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp học,
trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
Hoạt động 2: Tự liên hệ (Bài tập 4)
Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc
sống, trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.
Cách tiến hành
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau
STT
Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
- Yêu cầu HS thảo luận
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm
- Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp
- Lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ
KL: Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp như bạn: Bản
thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông,
chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp
các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên.
- Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải
có ý chí để vượt lên.
- Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết
để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
III. Nhận xét - dặn dò: 2’
- Nêu lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
Tiết 4: Đạo Đức 3
BÀI 3: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 2)
A. Mục tiêu.
+ Tự làm lấy việc của mình nghĩa là luôn luôn cố gắng để làm lấy công việc
của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
+ Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người
khác.
+ Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại.
+ Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê
phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
+ Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động,
sinh hoạt ...
* GD KNS:
16
- Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm
thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.)
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự
làm lấy việc của mình.
- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
B. Đồ dùng dạy học.
+ Nội dung tiểu phẩm: “Chuyện bạn Lâm”.
+ Phiếu ghi 4 tình huống
+ Giấy khổ to in nội dung phiếu bài tập
C. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù
hợp trong việc tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc có yêu cầu
thảo luận và đóng vai xử lý tình huống sau, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học
yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam những khi Nam bị điểm kém. Thương bạn, ở
trên lớp hể có dịp là Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài tốt, đạt điểm cao.
Nhờ thế, Nam ít bị đánh đòn hơn. Nam cảm ơn bạn rối rít. Là bạn học cùng lớp,
nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt, em sẽ làm gì?
+ Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
Kết luận: Việt thương bạn nhưng làm như thế cũng là hại bạn. Hãy để bạn
tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
+ 1- 2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hiểu được như thế nào là tự làm lấy công việc của mình và tại
sao phải tự làm lấy công việc của mình.
Cách tiến hành:
+ Y/C các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải gắn lên bảng kết quả.
Điền đúng (Đ) hay sai (S) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động
sau:
a) Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình. (Sai)
b) Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén, công việc mà Tùng được bố giao. (Sai)
c) trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà
bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.(Đúng)
d) Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.(Sai)
e) Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang vui chơi với các
bạn Hương cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.(Đúng)
+ Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
17
Kết luận: Luôn luôn phải tự làm lấy việc của mình, không được ỷ lại vào
người khác.
+ 1-2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”.
Mục tiêu: HS khắc sâu thêm về những công việc mà mình phải tự làm.
Cách tiến hành:
Cách chơi:
+ Chọn hai đội chơi, mỗi đội có từ 5 -7 học sinh.
+ Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một công việc nhà bằng hành động (như
kịch câm).
Ví dụ: Xòe bàn tay, xoa đi xoa lại trên mặt bàn (lau bàn) hai tay làm giả
động tác như cầm chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà ...
+ Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nếu
đúng, được 2 điểm, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được 2 điểm.
+ Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội trả lời ra 5 câu
hỏi tiếp theo.
Tùy vào thời gian mà giáo viên có thể tổ chức các lượt chơi cho thích hợp.
Giáo viên làm trọng tài, nhận xét, đánh giá k1 hoạt động và dặn dò các em
nên cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như lao động ở nhà, ở
trường.
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Nêu lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
18
TUẦN 7
Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2017
Tiết 3: Đạo đức 1
GIA ĐÌNH EM (TIẾT 1)
A. Mục tiêu :
+ HS bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương chăm
sóc
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, vâng lời
ông bà cha mẹ
+ HS biết lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ
* Nội dung tích hợp lồng ghép BVMT. Mức độ lồng ghép liên hệ
* Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng chia sẻ những bất hạnh của bạn
- Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với những người trong gia đình
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lòng kính yêu đối với
ông bà cha mẹ.
+ Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần
cùng cộng đồng bảo vệ môi trường
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức
- Bài hát: cả nhà thương nhau, mẹ yêu không nào
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: 3'
? Giữ gìn đồ dùng sách vở sạch sẽ có lợi gì?
? Muốn sách vở, đồ dùng luôn sạch đẹp em phải làm gì ?
II. Bài mới: 30'
Giới thiệu bài
- GV cho cả lớp hat bài “cả nhà thương nhau”
+ Hoạt động 1: Kể lại nội dung tranh BT2
- Mục tiêu: Kĩ năng chia sẻ những bất hạnh của bạn và thấy được có gia
đình la điều hạnh phúc:
+ Giao nhiệm vụ cho từng cặp h/s quan sát các tranh BT 2 và kể lại nội
dung từng tranh
- Trong tranh có những ai ?
- Họ đang làm gì, ở đâu ?
- Tranh 4 : Đây là chú bé bán báo, trên ngực có đeo biển “Tổ bán báo xa
mẹ”
- Các em có biết vì sao bạn nhỏ nầy không có gia đình và xa mẹ không ?
? Sống thiếu cha mẹ, không có gia đình em thấy thế nào ?
- Để sống hạnh phúc với gia đình đầy đủ bố mẹ thì mỗi gia đình chỉ dừng
lại hai con
- Trong 3 bức tranh 1,2,3, các bạn nhỏ được sống trong sự yêu thương,
quan tâm của ông bà, cha mẹ về việc học hành, vui chơi, ăn uống hằng ngày.
các bạn đó thật sung sướng được sống trong những gia đình như vậy. Nhưng
19
cũng còn một số bạn trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống
xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần thông cảm và giúp đỡ những bạn đó.
- Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Mục tiêu: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người thân trong gia đình
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lòng kính yêu với
ông bà cha mẹ
? Trong gia đình mình, hằng ngày, ông bà, cha mẹ thường dạy bảo, căn
dặn các em những điều gì ?
? Các em đã thực thực hiện những điều đó như thế nào? Ông bà, cha mẹ tỏ
thái độ ra sao?
? Hãy kể về một vài việc, lời nói mà các em thường làm đối với ông bà,
cha mẹ?
KL: Ở gia đình mình, ông bà, cha mẹ rất quan tâm đến các em, thường
xuyên khuyên nhủ, dạy bảo những điều hay, lẽ phải như: đi xin phép, về chào
hỏi , ăn nói nhẹ nhàng, có thưa gửi, biết cảm ơn, xin lỗi, nghe theo lời chỉ bảo
của người lớn ... khi đó, rất nhiều bạn trong lớp ta biết vâng lời, làm theo sự dạy
dỗ, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Có như vậy, các em mới là người con ngoan,
cháu ngoan, ông bà, cha mẹ mới vui lòng. Do đó, chúng ta ai cũng phải lễ phép,
vâng lời ông bà, cha mẹ.
III. Nhận xét - dặn dò. 2'
- GV yêu cầu HS thực hiện việc lễ phép vâng lời với ông ông bà cha mẹ
- Xem bài cho tiết sau
Tiết 4: Đạo đức 4
BÀI 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)
A. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách
hợp lí.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lí.
* Giáo dục Bảo vệ môi trường:
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách, vở, đồ dùng, điện nước, ... trong cuộc
sống hằng ngày cũng là biện pháp Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh
- HS chuẩn bị 3 tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ: 3'
? Thế nào là vượt khó trong học tập ?
20
? Vì sao cần vượt khó trong học tập ?
II. Bài mới: 30'
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2 các thông tin trong trong SGK.
H: + Đọc cho nhau nghe các thông tin trong SGK
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
? Đọc các thông tin trên em có suy nghĩ gì? (Người Nhật và người Đức rất
tiết kiệm còn ở Việt Nam ta đang thực hiện thực hành chống lãng phí)
? Theo em có phải do nghèo mà các dân tộc, các cường quốc như Nhật, Đức
phải tiết kiệm không ? (Không phải do nghèo)
? Họ tiết kiệm để làm gì? (Tiết kiệm là do thói quen của họ, có tiết kiệm thì
mới có nhiều vốn để giàu có.)
Kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn
minh, xã hội văn minh. Đây cũng chính là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất
nước.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến thái độ.
Bài 1: SGK - trang 12
G: HD: Với mỗi ý kiến trong BT nếu:
- Tán thành giơ thẻ đỏ
- Phân vân giơ thẻ xanh
- Không tán thành giơ thẻ trắng.
H: + Bày tỏ ý kiến
+ Giải thích lí do về sự lựa chọn của mình
G: NX, kết luận:
- Các ý kiến c, d là đúng
- Các ý kiến a, b là sai.
G: Kết luận
Phải luôn tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh, tiền của là do sức lao
động của con người làm ra. Tiết kiệm tiền của là tiết kiệm sức lao động của
mình.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bài 2: SGK - trang 12
H: Kẻ vào vở và ghi theo mẫu
Nên làm
- Tiêu tiền một cách hợp lí
- Không mua sắm lung tung
......
Không nên làm
- Mua quà ăn vặt
- Thích mua đồ mới bỏ đồ cũ
......
H: + Vài em trình bày bài của mình
+ NX, kết luận.
* Giáo dục kĩ năng sống:
? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, các em có cần phải tiết kiệm
không?
21
? Các em cần tiết kiệm như thế nào?
? Khi thấy một người lãng phí tiền của, em có nên phê phán về sự lãng phí
đó không ? Vì sao?
* Giáo dục Bảo vệ môi trường:
? Trong cuộc sống hằng ngày em có nên tiết kiệm tiền của không? Tiết kiệm
như thế nào? Vì sao?
H: Đọc ghi nhớ SGK - trang 12
III. Nhận xét - dặn dò: 3'
? Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
G: Nhấn mạnh ND bài học
* GD: ý thức tiết kiệm tiền của
- Về học bài, chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 3 tháng 10 năm 2017
Tiết 2. Đạo đức 5:
BÀI 4 : NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 1 )
A. Mục tiêu:
Sau khi học bài này HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của
gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.
- Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBT Đạo đức
- Những câu ca dao tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ: 3'
- Trình bày kế hoạch vượt khó khăn của mình.
II. Bài mới: 30'
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ.
H: + Đọc truyện Thăm mộ.
+ Thảo luận N4
+ Trình bày kết quả thảo luận
G - H: NX
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố mẹ Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
(Đi thăm mộ ông, đắp lại mộ và thắp hương).
+ Bố nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên? (cố gắng học hành để nên
người)
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ ? (để thể hiện lòng biết ơn tổ
tiên)
22
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1: SGK
H: + Đọc yêu cầu của bài
+ HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến về từng việc làm & giải thích lí do.
G - H: NX
GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằngnhững việc
làm thiết thực phù hợp với khả năng như các ý a, b, c, d.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
- HS nêu yêu cầu bài tập
H: + Tự suy nghĩ
+ Trả lời
+ NX
Ghi nhớ:
III. Nhận xét - dặn dò: 2'
- G: Nhấn mạnh ND bài học
- Về ôn bài
- Chuẩn bị bài sau.
TiÕt 4: §¹o ®øc 3
BÀI 4. QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ,
ANH CHỊ EM (TIẾT 1)
A. Mục tiêu:
Giúp Học sinh hiểu
+ Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là
những người thân ruột thịt của chúng ta.
+ Quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm
ấm hơn, hạnh phúc hơn.
+ Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã
hội quan tâm, giúp đỡ.
+ Yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời
nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
B. Đồ dùng dạy học
+ Chuẩn bị nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm”.
+ Phiếu thảo luận nhóm.
c. các hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
II. Bài mới: 30’
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Phân tích truyện: “Khi mẹ ốm”
Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ,
anh chị em.
Cách tiến hành:
23
+ Đọc truyện “Khi mẹ ốm”.
+ Chia học sinh thành 4 nhóm, yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
- Bà mẹ trong truyện l người như thế nào? (Bà mẹ trong truyện l người tần
tảo, hết lòng vì chồng con. Điều đó thể hiện ở chỗ bà mẹ luôn làm mọi việc để
chăm sóc gia đình, đến lúc ốm bà vẫn khơng ngơi tay)
- Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói
lên điều đó? (khi bị ốm, mẹ cũng chẳng nghỉ làm việc, mẹ vẫn muốn dậy để lo
nấu cơm cho mấy bố con)
- Thấy mẹ ốm mọi vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã có suy nghĩ gì?
(Mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện thương mẹ lắm. bạn cố gắng
dấu những giọt nước mắt, bạn đã giúp mẹ thổi cơm, quét nhà, rửa bát ... để mẹ
có thời gian nằm nghỉ)
Theo em, việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? Vì sao?
(Theo em việc làm của bạn nhỏ đó là đúng. Vì khi mẹ hay bất cứ người ai
trong gia đình bị ốm, chúng ta cũng cần phải quan tâm, giúp đỡ người đó)
+ Kết luận: 2 học sinh nhắc lại.
Họat động 2: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến của mình để HS hiểu được việc quan tâm, chăm sóc
ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu
nhóm thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày
1. Mẹ bị ốm, đã rất mệt. Do đó hai anh em Linh càng không nên tị nhau,
làm như vậy chỉ khiến mẹ thêm lo nghĩ, không mau khỏi bệnh được.
2. Lan làm thế không đúng. Thay vì hay dỗi dằn, Lan hãy cùng một tay với
bố mẹ để lo cho em Bi.
3. Thư làm thế là học sinh ngoan.
4. Hai chi em Minh làm như thế là đúng. Khi mẹ bị ốm, hai chị em đã biết
bảo ban nhau, làm các công việc để đỡ đần để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, mau
khỏi ốm.
+ Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc,
em sẽ cảm thấy như thế nào?) Em sẽ cảm thất rất hạnh phúc và vui sướng, hay
Em sẽ rất vui và sẽ mau chóng khỏi bệnh hoặc Em sẽ rất cảm động ...)
Kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc
đều cảm thấy hạnh phúc. Việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
trong nhà sẽ làm cho gia đình đầm ấm và hạnh phúc hơn.
+ 1 - 2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình
với những hành vi không đúng.
Cách tiến hành
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận và thẻ ghi Đúng - Sai.
Theo em, mỗi ý kiến sau Đúng hay Sai? Vì sao?
+ HS thảo luận, trình bày
24
- Ý đúng:
b, Bởi vì như thế sẽ làm cho khơng khí gia đình đầm ấm, vui vẻ và hạnh
phúc hơn.
- Ý sai: a, c, d, đ vì bất kể ai trong gia đình đều phải có trách nhiệm quan
tâm, chăm sóc đến mọi người.
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần ln quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
hàng ngày chứ khơng chỉ quan tâm, chăm sóc những lúc ốm đau, bệnh tật, khó
khăn ...
- 2 học sinh nhắc lại.
III. Nhận xét, dặn dò: 2’
- Hướng dẫn thực hành ở nhà.
- Về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của những
người thân trong gia đình với nhau.
TUẦN 8
Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017
Tiết 4: Đạo đức 1
BÀI 4: GIA ĐÌNH EM (TIẾT 2)
A. Mục tiêu:
+ HS bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ u thương chăm
sóc
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, vâng lời
ơng bà cha mẹ
+ HS biết phân biệt những việc nên làm và khơng nên làm
* Nội dung tích hợp lồng ghép BV MT. Mức độ tích hợp lồng ghép liên hệ
* Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với những người trong gia đình
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lòng kính u đối với
ơng bà cha mẹ.
+ Gia đình chỉ có hai con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng
cộng đồng bảo vệ mơi trường
B. Đồ dùng dạy học:
Nội dung bài dạy, các câu hỏi, tình huống.
Vở bài tập đạo đức.
C. Hoạt động dạy và học
I. Kiểm tra bài cũ: 3’
25