Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo Cáo thực tập tại garage Á Âu về hệ thống an toàn bị động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 25 trang )

Lời cảm ơn
Báo cáo thực tập này là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện tại garage
Á Âu.
Qua bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý Cha, quý
thầy, cô giáo của khoa : Cơ khí động lực, chuyên ngành ô tô và xe cơ giới của Trường
Trung Cấp Kĩ Thuật Công Nghệ Phước Lộc.Em xin chân chân thành cảm ơn Cha Giám
Đốc đã tạo cho chúng em một môi trường lành mạnh để trau dồi kiến thức và tu dưỡng
bản thân, em xin chân thành cảm ơn Cha Đào Tạo đào tạo đã gửi gắm em vào một công ty
uy tín và chất lượng số một Vũng Tàu, để chúng em có cơ hội để tiếp xúc và cọ sát thực
tiễn với những dòng xe cao cấp chất lượng cao ở garage.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo garage Á Âu đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho em trong quá tình em thực tập tại garage, đặc biệt em xin cảm ơn tổ máy đã nhiệt
tình hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho em trong quá tình em thực tập tại garage.
Báo cáo thực tập này em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, để em có
thể khắc phục được các khuyết điểm của bản thân và từ đó hoàn thiện kĩ năng của mình
hơn từng ngày.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã lắng nghe và tin tưởng
em để em có thể hoàn thành quá trình thực tập và hoàn tất báo cáo này

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 1


Mục lục :

I. Mục đích yêu cầu.
II. Phương pháp tiến hành.
III. Giới thiệu về các định nghĩa.
IV. Lịch sử và phát triển .


V. Cấu tạo.
VI. Nguyên tắc hoạt động.
VII. Tổng kết.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 2


Vài lời giới thiệu về garage

Garage Á Âu, số 254, Đường Trần Hưng Đạo, Tổ 2, KP Vạn Hạnh, BRVT có quy mô
khoảng 300 mét vuông, ra đời vào năm 2016, đến nay, garage đã hoạt động và phát triển
được hơn 2 năm. Ngày đó, garage chỉ có hơn 10 người chia thành 5 tổ :
+Tổ Máy
+Tổ Sơn
+Tổ Đồng
+Tổ Rửa Xe và Vệ Sinh
+Tổ Kế Toán
Giám đốc công ty TNHH Á Âu, ông Phạm Văn Chung cũng là một kĩ sư ngành cơ khí,
tuy nhiên, ông đã sớm bén duyên với công việc quản lý một công ty tư nhân về cơ khí chế
tạo, đến mãi năm 2016 ông mới thành lập Garage Á Âu và sắp tới, ông sẽ mở thêm một
chi nhánh nữa của garage Á Âu nằm ở trên quốc lộ 51 thuộc xã Mỹ Xuân. Được biết, tổng
doanh thu của công ty trung bình mỗi tháng lên đến 500 triệu đồng, vì thế lương trung
bình của công nhân viên của công ty đã được nâng lên từ 4,5 triệu đồng mỗi tháng năm
2016, lên mức 5 triệu đồng mỗi tháng năm 2018.
Mỗi ngày, garage đón nhận khoảng 100 lượt xe vào ra xưởng, garage Á Âu là nơi có giàn
rửa xe tự động hiện đại bậc nhất BRVT vì thế luôn nhận được sự tin cậy của khách hàng
trong và ngoài tỉnh.


HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 3


Nội dung thực tập đề tài : Tìm hiểu về hệ thống trang bị an toàn thụ động trên xe hơi
(passive safety system)
I. Mục đích yêu cầu:
-Giới thiệu về hệ thống.
-Nắm được lịch sử phát triển của hệ thống trang bị an toàn trên xe hơi
-Tìm hiểu về cơ chế hoạt động.
II. Phương pháp tiến hành:
- Quan sát trực tiếp tại garage Á Âu.
- Tìm hiểu từ những người thợ giàu kinh nghiệm tại garage.
- Tìm hiểu trên mạng Internet.
- Tổng hợp từ nhiều nguồn và trên thực tiễn.
III. Giới thiệu về các định nghĩa:
1. Hệ thống trang bị an toàn thụ động là gì ?
Hệ thông trang bị an toàn thụ động là 1 hệ thống các trang bị mà khi con người sử dụng
phương tiện phải thụ động chấp nhận sự bảo vệ của hệ thống trên, hệ thống này nhằm hạn
chế những thiệt hại đáng tiếc của con người khi sử dụng phương tiện.
Hệ thống này gồm các trang bị :
2.Túi khí:
Túi khí ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe khỏi các
chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp va chạm xảy ra. Túi khí ô tô là thiết bị duy
nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm
hỏng chính mình.
Hệ thống túi sẽ được bung ra rất nhanh và được bơm đầy khí trong trường hợp có va
chạm hay tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa mức độ chấn thương cho người lái và
hành khách. Túi khí trước có tác dụng giảm chấn thương cho vùng đầu, cổ, ngực và mặt.

Túi khí gắn bên sườn xe chỉ hoạt động khi có va chạm bên sườn thân xe, làm nhiệm vụ
bảo vệ đầu và vai tránh bị tổn thương.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 4


3.Dây đai an toàn: Đây chỉ là một trang bị cơ bản so với hàng loạt công nghệ trên ô tô
hiện nay, nhưng tầm quan trọng đối với tính mạng người ngồi trong xe lại được đặt lên
hàng đầu. Khi xe phanh gấp, người ngồi trong xe sẽ bị nhào về phía trước do lực quán
tính, xe chạy với vận tốc càng lớn thì lực càng được nhân lên nhiều lần, dẫn đến va chạm
và chấn thương. Một dây đai an toàn đạt tiêu chuẩn gồm một dây vòng ngang hông và dây
vắt chéo qua vai, các đầu dây được gắn chặt vào khung xe, có khóa nối giúp cài dây. Khi
thắt đúng quy cách, các dây này có công dụng giữ cho hành khách không bị văng khỏi
ghế, lao về phía trước khi xe dừng đột ngột.

Bonus: Bên cạnh hệ thống an toàn cơ bản như trên, hiện nay các hãng xe đã bổ sung
thêm khá nhiều tính năng an toàn tiên tiến như cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 5


trước, cảnh báo chệch làn đường, phát hiện người đi bộ... giúp giảm thiểu tối đa rủi ro khi
tham gia giao thông. Tuy nhiên, những tính năng này chỉ xuất hiện trên một số mẫu xe
cao cấp hoặc theo dạng tùy chọn, chưa phổ biến trên các mẫu xe phổ thông trong nước và
cũng khó phát huy hết tác dụng trên điều kiện đường xá đặc thù của Việt Nam.
IV. Lịch sử và phát triển :
A. Dây đai an toàn:

Nash Kelvinator là người đầu tiên giới thiệu dây đai an toàn vào năm 1950, ngay sau đó
hãng Ford à Chrysler đã bắt đầu cung cấp dây đai an toàn vào năm 1956.
Năm 1962, New York đã quy định phải có dây đai an toàn phía trước, 2 năm sau, chính
phủ Mỹ đã bắt đầu quy định phải có 2 dây đai phía trước trên xe hơi, 6 năm sau, chính
phủ Mỹ đã đặt quy định phải có dây đai an toàn trên xe hơi là điều kiện bắt buộc cho các
hãng xe ở Mỹ, năm 1969, các hãng xe ở Mỹ bổ sung bộ phận gối đầu trên ghế, để hạn chế
các chấn thương từ phía sau.
Năm 1973 cơ cấu chống căng cứng dây đai được giới thiệu.
Năm 1995 tất cả các quốc gia trên thế giới đã thông qua việc bắt buộc phải có dây đai an
toàn trên xe hơi.
B. Túi khí:
Bước tiến đầu tiên của túi khí ngày nay được dẫn dắt bởi ông John W. Hetrick, một kĩ sư
công nghiệp đã về hưu từ những năm 50. Sau vụ tai nạn của gia đình vợ chồng Hetrick và
con gái, ông đã nghĩ tới một thiết bị có thể ngăn ngừa hành khách bị va đập với chiếc xe
khi xảy ra va chạm.
Với thiết bị của mình, ông nhận bằng sáng chế vào năm 1953 cho một cái gọi là “đệm an
toàn sản xuất cho xe”. Cũng trong thời gian đó, nhà phát minh người Đức có tên Walter
Linderer cũng nhận một bằng sáng chế cho mẫu thiết kế tương tự. Sản phẩm của ông
Linderer sử dụng hệ thống khí nén được kích hoạt bởi chính người lái hoặc khi xảy ra va
chạm ở cản trước ôtô.
Túi khí đầu tiên được hãng GM sản xuất vào năm 1974, và sau đó ít lâu túi khí tiêu chuẩn
đã được hãng Chrysler sản xuất nào năm 1994.
Từ năm 1998 túi khí kép là trang bị tiêu chuẩn cho hành khách trên ô tô
V. Cấu tạo:
A.Cấu tạo của dây đai an toàn :
1.Dây đai: Đây chính là phần tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể người. Về mặt kỹ thuật
phần dây đai phải có khả năng chịu lực kéo cơ học cũng như chịu mài mòn khá tốt.
Phần dây đai an toàn ba điểm gồm 2 đoạn chính: một đoạn vòng qua hông và đoạn
còn lại vòng chéo từ vai qua ngực xuống hông.
2. Móc treo: có nhiệm vụ làm điểm treo dây đai để tạo nên đoạn dây hông vai. Một

vài loại xe cho phép điều chỉnh vị trí điểm treo để tăng độ an toàn và tiện nghi.
3. Mỏ khóa: Mỏ khóa được lồng không qua dây an toàn. Nhờ có thể chạy tự do
trên dây, mỏ khóa giúp cho việc điều chỉnh chiều dài đoạn dây hông một cách tự
động và dễ dàng. Tất nhiên, nhiệm vụ chính của mỏ khóa là để cài vào ổ khóa.
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 6


Ngoài ra, mỏ khóa cũng có thể sẽ đóng một công tắc điện bên trong ổ khóa
(thường là công tắc đèn cảnh báo thắt dây an toàn.
4. Ổ khóa: Được gắn cố định vào xe. Nó có cơ cấu để giữ chặt mỏ khóa khi cài dây
và tất nhiên là phải có lẫy mở để tháo dây. Nó cũng có thể có công tắc điện bên
trong (như đã nói ở trên). Ngoài ra nó còn có thể có cơ cấu pre-tensioner như ở
trên các loại xe đua ở một số các dòng xe cao cấp.
Và một số các cảm biến tốc độ và va chạm.

B. Cấu Tạo của túi khí :
Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.
Được đặt ở các vị trí nhất định trên xe hơi như sau vô lăng, tableau phía trước sườn xe và
trên ghế những nơi đặt túi khí được kí hiệu bằng dòng chứ SRS Air Bag (Supplemental
Restraint System)

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 7


VI. Nguyên tắc hoạt động:
A.Những ý tưởng về va chạm :

Nguyên lý làm việc cơ bản của dây an toàn rất đơn giản: Nó giữ chặt bạn không cho bạn
bay về trước và đập vào kính chắn gió hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột
ngột dừng lại. Nhưng tại sao điều này lại xảy? Có thể nói tóm tắt rằng: do lực quán tính.
Vậy quán tính là gì?
Quán tính là một xu hướng của một vật thể giữ nguyên chuyển động của nó khi có bất cứ
vật gì chống lại chuyển động này. Hay nói cách khác, quán tính là sự chống lại của vật thể
đối với sự thay đổi tốc độ và hướng chuyển động. Mọi vật đều muốn giữ chuyển động của
chúng một cách tự nhiên.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 8


Nếu một chiếc ô tô có tốc độ 50 km/giờ, quán tính sẽ luôn muốn giữ chúng chuyển động
ở 50 km/giờ ở hướng đó. Sức cản của không khí và ma sát với mặt đường làm nó chuyển
động chậm lại, nhưng nguồn động lực từ động cơ xe bù lại những năng lượng mất mát để
thắng ma sát của mặt đường và sức cản của không khí.
Bất cứ vật gì ở trên chiếc xe, bao gồm cả người lái và hành khách đều có quán tính riêng,
theo quán tính của chiếc xe. Chiếc xe làm tăng vận tốc của người lái theo tốc độ của nó.
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lao đi với vận tốc đều đều 50 km/h. Tốc độ của bạn và
tốc độ chiếc xe gần như bằng nhau, vì vậy bạn cảm thấy mình và chiếc xe đang di chuyển
như một khối duy nhất.
Nếu bất ngờ chiếc xe đâm vào một cột điện, nó sẽ chứng tỏ ngay cho bạn rằng quán tính
của bạn và chiếc xe hoàn toàn độc lập với nhau. Lực của cột điện thoại tác dụng lên chiếc
xe làm nó đột ngột dừng lại, thế nhưng tốc độ của bạn thì vẫn được giữ nguyên. Nếu
không có dây an toàn, bạn sẽ bị “ném” vào vành tay lái hoặc bay lên đập vào cửa kính
chắn gió với vận tốc 50 km/giờ. Cũng như cột điện thoại làm chiếc xe đứng lại, bảng
đồng hồ, kính chắn gió hoặc mặt đường sẽ làm bạn dừng lại bằng cách giữ bạn lại bằng
một lực mạnh khủng khiếp.


HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 9


Vậy nhiệm vụ của các trang bị an toàn thụ động chính là phân phối phản lực của lực quán
tính sang các bộ phận khỏe mạnh nhất trên cơ thể, và giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy
ra cho các bộ phận yếu hơn.
1. Nguyên tắc co và giãn của dây đai an toàn :
Trong hệ thống dây an toàn bình thường, một dải vải được nối với một cơ cấu căng dây.
Yếu tố trung tâm của cơ cấu căng dây là một ống xoay gắn với đầu cuối của sợi dây. Bên
trong của bộ căng dây là một lò xo cung cấp một lực để xoay ống xoay. Nhờ vậy, ống
xoay lập tức cuộn cho sợi dây căng lại bất cứ khi nào dây trùng đi.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 10


Khi bạn kéo dây ra để thắt vào người, ống xoay sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ và nó
sẽ làm quay lò xo hồi vị xoay đi cùng chiều. Thực tế, ống xoay làm việc để giải phóng sức
căng của lò xo. Lò xo thì luôn muốn giữ lại hình dạng lúc đầu của nó, vì vậy nó chống lại
chuyển động xoắn vào. Nếu bạn giải phóng sợi dây vải, lò xo sẽ kéo chặt lại, xoay ống
xoay cùng chiều kim đồng hồ đến khi dây an toàn đạt đến một độ căng nào đó. Bộ căng
dây có một cơ cấu khoá để không cho ống xoay bị xoay đi khi chiếc xe va chạm. Hiện
nay, có hai hệ thống khoá thông thường:
- Hệ thống được kích hoạt bằng chuyển động của chiếc xe.
- Hệ thống được kích hoạt bằng chuyển động của dây an toàn.


HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 11


Hệ thống thứ nhất sẽ khoá ống xoay khi chiếc xe giảm tốc đột ngột (khi đâm phải chướng
ngại vật chẳng hạn). Sơ đồ dưới đây cho biết kiểu đơn giản nhất của thiết kế này. Nhân tố
làm việc trung tâm của cơ cấu này là một quả nặng. Khi chiếc xe dừng lại đột ngột, quán
tính của vật nặng làm nó lắc về trước. Một vấu nằm ở đầu kia của vật nặng lập tức chèn
vào các răng của bánh răng kết nối với ống xoay. Vì bị vấu cam giữ lại nên bánh răng
không thể xoay theo ngược chiều kim đồng hồ nên không thể làm cho ống xoay xoay theo
được. Khi dây an toàn bị lỏng ra sau va chạm, bánh răng lại xoay cùng chiều kim đồng hồ
và vấu cam được giải phóng ra khỏi bánh răng.
Hệ thống thứ hai khoá ống xoay khi có vật gì đó giật mạnh sợi dây. Yếu tố làm việc chính
của thiết kế này là một ly hợp ly tâm – đòn bẩy (1) có chốt xoay được lắp đặt với ống
xoay. Khi ống xoay quay chậm, đòn bẩy không quay quanh trục của nó. Một lò xo giữ nó
ở nguyên vị trí. Thế nhưng, nếu dây an toàn bị giật đột ngột, làm xoay mạnh ống xoay, lực
ly tâm làm cho vật nặng cuối đòn bẩy bắn ra ngoài. Đòn bẩy văng ra đẩy một vấu cam (5)
vào một không gian của cơ cấu căng. Cam này được nối với một chốt hãm bởi một chốt
trượt trong rãnh nhỏ (4). Khi cam di chuyển sang trái, chiếc chốt di chuyển dọc theo
đường rãnh của chốt hãm. Điều này đã kéo chốt hãm vào một bánh răng cóc (2) ăn khớp
với ống xoay. Chốt hãm lập tức khoá các răng của bánh cóc không cho nó quay ngược
chiều kim đồng hồ, giữ ống xoay không cho dây trùng đi.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 12


Trên một vài cơ cấu dây an toàn mới hơn, bộ căng dây trước va chạm - pretensioner cũng

có kết cấu làm việc để làm chặt dây đai, tuy nhiên có hơi khác so với hai thiết kế trên. Sau
đây là nguyên lý làm việc của cơ cấu này.
Ý tưởng của cơ cấu này là thít chặt dây an toàn bất cứ lúc nào nó bị lỏng ra trong
trường hợp xảy ra va chạm. Ngược lại với cơ cấu khoá thông thường ở một bộ căng dây là
giữ dây luôn căng trong mọi tình huống, pretensioner chỉ thực sự kéo sợi dây khi cần
thiết. Lực này làm cho chúng ta có một vị trí thích hợp nhất khi xảy ra va chạm.
Pretensioner luôn làm việc cùng với cơ cấu khoá thông thường, không thay thế cho
chúng.
Trên thị trường hiện có một số hệ thống pretensioner khác nhau. Một vài loại kéo toàn bộ
cơ cấu căng dây về sau, một vài loại chỉ quay ống xoay mà thôi. Thông thường,
pretensioner được kết nối với bộ xử lý điều khiển trung tâm cùng với điều khiển túi khí.
Bộ xử lý sẽ giám sát toàn bộ các tín hiệu từ cảm biến cơ khí hoặc điện tử khi phát hiện ra
sự giảm tốc đột ngột của va chạm. Khi một cuộc va chạm được phát hiện thấy, bộ xử lý sẽ
kích hoạt các bộ căng dây sau đó kích hoạt đến túi khí.

Một vài bộ pretensioner được thiết kế dùng mô tơ điện hoặc cuộn dây điện, nhưng đa số
các thiết kế phổ thông hiện nay lại sử dụng hạt lửa để kéo căng dây an toàn. Sơ đồ dưới
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 13


đây cho biết một mẫu điển hình của cơ chế này.
Yếu tố trung tâm của bộ pretensioner này là một buồng kín có chứa khí cháy. Bên trong
buồng kín này có một không gian nhỏ có chứa hạt nổ. Bộ kích nổ này được điều khiển
bằng hai dây điện nối từ buồng cháy đó với bộ xử lý trung tâm. Khi bộ xử lý phát hiện ra
va chạm, nó tức khắc cung cấp một dòng điện qua hai cực của bộ đánh lửa để sinh tia lửa
đốt hạt nổ làm cháy khí ga có sẵn. Khí cháy sinh áp suất cao đẩy mạnh piston lên cao với
tốc độ rất lớn. Một cơ cấu thanh răng kết nối với piston làm cho bánh răng quay và cuộn
ống xoay. Tốc độ của thanh răng lớn nên làm ống xoay cuộn rất mạnh, kéo căng toàn bộ

dây đai.
Nhiều năm nay, dây an toàn đã chứng tỏ chắc chắn là một thiết bị an toàn quan trọng nhất
trên các xe ô tô. Tuy vậy cũng không có nghĩa là chúng bảo đảm được an toàn 100% cho
chúng ta. Với trình độ khoa học ngày càng phát triển, những công nghệ tiên tiến sẽ cho
phép các thiết bị an toàn ngày càng thông minh và chính xác hơn. Trong tương lai, những
chiếc xe sẽ được cung cấp những dây an toàn, túi khí tốt hơn với những công nghệ an
toàn hoàn toàn mới. Tuy nhiên, chính phủ sẽ phải chú tâm tới vấn đề lớn hơn, đó là việc
buộc mọi người phải sử dụng các thiết bị an toàn khi sử dụng xe.
2. Nguyên tắc hoạt động của túi khí:
A. Nguyên tắc chung:
Túi khí chỉ được sử dụng một lần, khi hoạt động nó sẽ tự làm hỏng chính nó. Va chạm
chính diện hay bên sườn đều kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm cảm biến
gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi
chuyển, cảm biến trên ghế.
Tất cả những cảm biến này cùng kết nối chặt chẽ tới bộ điều khiển túi khí ECU – bộ não
đặc biệt của hệ thống túi khí. Bộ phận này sẽ quyết định triển khai hoạt động túi khí theo
cách hợp lý nhất. Khi nhận ra thời điểm triển khai hoạt động của túi khí hợp lý, ECU bắt
đầu bơm phồng các túi khí.
Cụ thể là hệ thống này trải qua 3 giai đoạn chính kể từ khi xe gặp va chạm cho đến khi túi
khí bung. Đầu tiên, hệ thống điều khiển chính (ECU) điều khiển các cảm biến va chạm,
gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,... để nhận biết mức độ ảnh hưởng. Khi con số này vượt
quá giá trị quy định thì ngòi nổ trong bộ thổi mới đánh lửa.
Tiếp theo, ngòi nổ sản sinh dòng điện có cường độ từ 1A đến 3A trong vòng dưới 2 mili
giây để đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí để tạo ra lượng khí lớn trong thời gian ngắn. Cuối
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 14


cùng, túi khí được bơm căng để giảm tác động lực người ngồi trên xe và ngay lập tức khí

đó thoát ra ở các lỗ xả phía sau.

B. Nguyên tắc va chạm:
Nếu một đèn cảnh báo túi khí được sáng lên trong lúc lái xe điều đó có nghĩa hệ thống túi
khí an toàn đã bị hỏng và sẽ không hoạt động trong lúc tai nạn. Ở giữa của vô lăng lái có
chứa cụm bơm túi khí, nó bao gồm túi khí bằng nylon và cụm bơm. Trong trường hợp tai
nạn, một dòng điện được gởi tới hệ thống ECU sau đó sẽ sản sinh ra khí gas thông qua
một lỗ đặt đằng sau cụm bơm túi khí, ngay lập tức bơm phồng túi khí lên. Tín hiệu điện
đã được qua cụm cuộn dây đặt trên trụ lái phía dưới cụm bơm.
Tín hiệu này được chuyển đổi thành nhiệt, đốt cháy đồng ôxít, chuyển thành khí Nitơ
và bơm vào túi khí. Bên phía hành khách, khu vực phía trên ngăn đựng đồ có chứa túi khí
và “ SRS” thì được biểu thị trên ngăn này, nó có nghĩa là “ Hệ thống hỗ trợ an toàn”. Phần
còn lại của túi khí, cụm bơm và cụm cuộn điện trên khoang hành khách thì giống như là
cụm trên vô lăng lái. Túi khí thì được đặt trong 1 tấm ốp trang trí, nó là 1 cái khuôn đã
được may lại bởi một đường chỉ và khi túi khi bung sẽ làm đứt đường chỉ đó.
Nhưng các túi khí bên tài và bên phụ thì không thể nào ngăn chặn được các va đập đồng
thời ở bên hông xe và phía sau.

1.Tai nạn cạnh sườn :

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 15


Để giải quyết vấn đề này thì các túi khí bên hông và bên rèm cửa được trang bị. Các
túi khí này được đặt ở gần cạnh bên ngoài của lưng ghế hoặc cạnh bên trong để bảo vệ cơ
thể. Một vài túi khí có thể được đặt ở trên mui xe, cạnh bên ngoài của ghế sau hoặc ở cửa
xe. Ở trụ cửa gần bên dưới có chứa các cảm biến, các cảm biến này gởi ra các tín hiệu
điện để thổi phồng túi khí bên hông. Công nghệ túi khí đã tiến bộ rất nhiều từ buổi đầu

của nó. Hệ thống kích hoạt túi khí đã tiến bộ hơn và tinh xảo hơn, giúp đỡ ngăn chặn các
tai nạn và cái chết.
Các trạng thái như khoảng cách và vị trí của hành khách, mức độ nguy hiểm của sự va
đụng và cách sử dụng dây đai an toàn sẽ được xem xét trước khi hệ thống SRS hoạt động.
Để giảm lực và sự va chạm của các túi khí, nhiều giai đoạn của sự bơm phồng đã được
phát triển để giúp kiểm soát sự phân bố lực dựa trên mức độ nghiêm trọng hay nhẹ của va
đụng. Theo một sự tìm kiếm, các túi khí khi được kết hợp với các dây đai an toàn sẽ giảm
bớt số lượng cái chết do các tai nạn giao thông khoảng 8%.
2. Tai nạn chính diện :
Túi khí phía vô lăng sẽ luôn kích hoạt cho dù có xảy ra tai nạn phía chính diện hay là
không, túi khí này được trang bị ngay phía dưới vô lăng để bảo đảm sự an toàn của tài xế.
B. Túi khí không hoạt động khi nào?
Ngay cả trong trường hợp nguồn hỏng hoặc mất nguồn, Hộp xử lí ECU trung tâm vẫn có
thể chẩn đoán và gởi tín hiệu điện tới tất cả các hệ thống túi khí. Hộp trung tâm này được
kiểm tra mỗi lúc xe được bật lên ( chìa khóa bật tới vị trí “ON”). Trong trường hợp hư
hỏng, một đèn cảnh báo ABS sẽ nhấp nháy đều đặn báo sự chú ý khẩn cấp. Khi ta ngắt kết
nối với bình accu thì hầu như không có ảnh hưởng đến chức năng của hộp xử lí trung tâm
hệ thống túi khí. Chiếc xe phải được tắt hoàn toàn với vô lăng lái ở vị trí thẳng. Accu phải
ngắt hoàn toàn cẩn thận từ cọc âm và tiếp sau đó là cọc dương. Thời gian đó là hoàn toàn
cần thiết cho phép tụ xả. Khi làm việc với hộp xử lí trung tâm của hệ thống túi khí , không
nên đứng đối diện với accu tránh trường hợp các tia lửa có thể làm gây hại.
Các túi khí thổi phồng khi chiếc xe va chạm một vật hay một chiếc xe khác ở tốc độ 1323 km/h. Chúng tự động xả hơi tại nhiệt độ 149-204 độ C trong trường hợp cháy. Sự hiệu
quả của hệ thống tăng lên khi được sử dụng cùng với một dây đai an toàn bởi vì cơ thể
được giữ ở vị trí an toàn. Vì vậy nhà chế tao luôn luôn được khuyến cáo mang dây đai an
toàn khi chiếc xe lăn bánh. Bên phía hành khách ghế trước nên tránh xa túi khí khoảng
10cm trong hầu hết thời gian, để tránh bất cứ sự ảnh hưởng bất lợi nào đến hành khách
trong trường hợp tai nạn.
a. Lầm tưởng sai lầm về túi khí
1. Phải thắt dây an toàn thì khi va chạm, thì túi khí mới bung !?
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn


Page 16


Sai. Mặc dù bạn phải thắt đai an toàn trong lúc lái xe (và cả khi ngồi trên xe người khác
lái) để bảo vệ bản thân khỏi tác động của va chạm, túi khí vẫn sẽ hoạt động cho dù đai an
toàn của bạn có được cài hay không. Cảm biến ở túi khí sẽ cảm nhận tốc độ và va chạm
đột ngột trước khi điều khiển túi khí bung ra và chính nó sẽ quyết định kích hoạt túi khí
nổ.
Sự thật là: Đèn ở túi khí sẽ cho bạn biết khi nào thì túi không hoạt động. Bạn hãy quan sát
kỹ đèn túi khí trên bảng chỉ báo điều khiển của xe. Chiếc xe của bạn được trang bị cảm
biến túi khí có tính năng liên tục giám sát hệ thống túi khí trong lúc bạn lái xe. Nếu bạn
thấy đèn túi khí trên bảng đồng hồ vẫn sáng liên tục sau khi bạn khởi động xe, hay bạn
không thấy đèn hoạt động chút nào, bạn cần nhanh chóng mang xe đến tiệm sửa để bảo
đảm hệ thống túi khí luôn sẵn sàng hoạt động.
2. Bạn chẳng cần thắt đai an toàn khi đã có túi khí trên xe !?
Sai. Mặc dù túi khí vẫn bung khi bạn không cài dây an toàn mà xảy ra va chạm, tuy nhiên,
vai trò của đai an toàn cực kỳ quan trọng. Đai an toàn có tác dụng giữ cho những người
ngồi trên xe luôn ở đúng vị trí, tư thế để từ đó túi khí có thể ngăn cơ thể người lái tiếp xúc
với vô lăng, kính chắn gió và các chi tiết khác. Vì vậy, nếu bạn không thắt đai an toàn,
bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị thương từ chính túi khí khi nó bung đột ngột trong thời gian
quá ngắn (trong khoảng 0,1- 0,5 giây).
3. Cứ đâm trực diện đầu xe là túi khí trước phải nổ !?
Với bất kỳ vụ tai nạn va chạm trực diện nào, câu hỏi mà người Việt thường đặt ra là “túi
khí có nổ không?”, và nếu túi khí không nổ, người ta thường chất vấn độ an toàn của
chiếc xe đó. Thực tế, không phải trường hợp va chạm trực diện nào, túi khí cũng nổ.
Thông thường, nếu xe nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn, thường từ 2G trở lên, với G
là gia tốc trọng trường, túi khí sẽ bung. Nếu gia tốc dừng của xe nhỏ hơn 2G, tức không
quá đột ngột, túi khí sẽ không bung, vì lúc này chỉ cần dây an toàn là đủ bảo vệ người trên
xe.

Điều này lý giải nguyên nhân vì sao một xe đang chạy 70 km/h, đâm vào xe trước chạy
với tốc độ khoảng 50 km/h, đầu xe hỏng nặng, nhưng túi khí vẫn không bung. Chính là vì
lúc này xe không dừng đột ngột so với tốc độ của xe đi trước, chưa kể người lái chủ động
phanh giảm tốc. Ngược lại, chỉ chạy khoảng 50 km/h mà đâm thẳng vào tường không
phản ứng gì từ phanh, túi khí sẽ bung lập tức.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 17


Như vậy có nghĩa là túi khí chỉ bung khi thực sự cần thiết để bảo vệ người ngồi trên xe
không va đạp vào phần cứng. Khi chưa đủ nguy hiểm mà túi khí bung như một cú đấm
vào thẳng mặt, dễ gây choáng, ngoài ra chi phí thay thế túi khí mới cũng không phải nhỏ.
4. Khi đã có túi khí, cứ việc đặt trẻ con ở ghế trước và mọi thứ sẽ thật an toàn:
Như đã phân tích ở trên, trẻ em có nguy cơ bị thương nặng bởi túi khí ghế trước - đặc biệt
nếu đó là ghế cho trẻ nhỏ thiết kế kiểu rear-facing. Ủy ban NHTSA khuyến cáo nếu bắt
buộc phải đặt con ở ghế trước, bạn nên đẩy lùi ghế ra sau xa nhất có thể. Và tuyệt đối
không sử dụng ghế hoặc nôi theo kiểu quay về phía sau ở ghế trước, nhất là khi túi khí
bên hông đã được kích hoạt sẵn sàng.
5. Ô tô nào cũng có túi khí
Sai. Bên trong một chiếc xe mới có nhiều dạng túi khí khác nhau như: túi khí hông, túi
khí dạng rèm, và túi khí đầu gối. Tuy nhiên, luật pháp nước ta không yêu cầu tất cả các
loại túi khí này, thậm chí có loại xe còn chẳng hề có túi khí. Bởi vậy trước khi bạn có ý
định tậu một chiếc xe mới tinh hay đã qua sử dụng, hãy chắc chắn trên xe đã trang bị túi
khí bằng cách kiểm tra tại một cửa hàng nào đó.
VII. Ví dụ thực tiễn tại garage :

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn


Page 18


HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 19


A.
1.
2.
a.
b.
c.

Mô tả tình trạng xe:
Dòng xe: Mazda 3
Tình trạng nhận định cơ bản :
Biến dạng mui xe
Hỏng cản trước
Vỡ két nước

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 20


d.
e.
f.

B.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
C.

Vỡ đèn tín hiệu
Gãy bát đặt cảng trước
Bung túi khí
Phương pháp sữa chữa :
Phục hồi mui xe
Thay thế cản trước
Thay thế két nước
Thay thế đen tín hiệu
Phục hồi bát đặt cảng trước
Thay thế và cài đặt lại túi khí
Một vài hình ảnh minh họa thêm :

Túi khí trên vô lăng và túi khí phía trước đã bung

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 21


Phần máy có dấu hiệu hư hỏng ( có thể đã vỡ cổ nạp )


D. Và đây là tình trạng sơ bộ của xe sau khi phục hồi và thay thế 1 số linh kiện

Mui đã được làm đồng và trét phủ, đã được thay cảng mới
HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 22


Két nước đã được thay thế, phuộc nhún đã được lắm mới.

Túi khí trên vô lăng đã được rã ra, để thay mới, có thể thấy được lỗ thoát khí sau khi túi khí đã nổ

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 23


VIII. Tổng kết quá trình thực tiễn tại garage:
Đây là một hệ thống rất phổ thông và thường gặp trên bất cứ dòng xe nào trên thị trường,
tuy nhiên, vì điều kiện cũng như kinh phí để thực hiện các thao tác có liên quan đến đến
trang bị này trên ô tô là rất lớn ( khoảng gần 1000USD cho túi khí và 100-200USD cho
seat belt chính hãng ) vì thế mà HSSV ít khi được tiếp xúc trang bị này tại trường, nhưng
cũng vì thế mà chúng em lại càng cảm thấy sự thích thú từ những trang bị trông có vẻ rất
gần gũi nhưng thực ra rất hiện đại và phức tạp này.
Qua quá trình thực tập tại đây, em đã gặt hái được rất nhiều kiến thức bổ ích và lí thú,
những bài học không bao giờ quên về kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, qua đó
giúp chúng em hiểu hơn về những cơ chế của những bộ phận trên xe hơi và nhen nhóm
lên đam mê cũng như những khả năng nghiên cứu vô hạn của con người.
Tuy nhiên vì những thiếu thốn về cơ sở vật chất tại trường, chúng ta đã đi chậm một bước
kiến thức không hề nhỏ về những chiếc xe hơi hiện đại bên ngoài thị trường, xe hơi giờ

đây, hiện đại lên theo từng ngày, vì thế mong nhà trường tích cực đầu tư khắc phục những
thiệt thòi trên, có thế, thì trường chúng ta mới có thể bắt kịp xu thế của xã hội.

HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 24


*Các tài liệu tham khảo tại đường dẫn dưới đây :






HSSV:Trần Phạm Thanh Sơn

Page 25


×