Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh trong thành tựu văn chương thời đổi mới (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.51 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ HƢỜNG

TIỂU THUYẾT "ĐỘI GẠO LÊN CHÙA" CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG THÀNH TỰU
VĂN CHƢƠNG THỜI ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

TRẦN THỊ HƢỜNG

TIỂU THUYẾT "ĐỘI GẠO LÊN CHÙA" CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG THÀNH TỰU
VĂN CHƢƠNG THỜI ĐỔI MỚI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê

THÁI NGUYÊN – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Người viết luận văn

TRẦN THỊ HƢỜNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. Phong Lê –
người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, khoa sau Đại học – Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan

tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý
chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn
đề được tìm hiểu trong luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ HƢỜNG

LUẬN VĂN NÀY ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA THEO ĐÓNG GÓP CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀY 07 / 06 / 2014
XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA KHOA NGỮ VĂN

GS. PHONG LÊ

TS. CAO THỊ HẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục…………………………………………………………………..iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu .................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 7
Chƣơng 1: NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀ DÒNG TIỂU THUYẾT
VĂN HÓA - LỊCH SỬ TRONG NỀN VĂN XUÔI VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI ...................................................................................................... 8
1.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ...................................................................... 8
1.1.1. Nguyễn Xuân Khánh - những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp
văn chương .......................................................................................................... 8
1.1.2. Nguyễn Xuân Khánh - một hiện tượng văn học độc đáo ........................ 10
1.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa - lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh
tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam đương đại ......................................................... 12
1.2.1. Khái quát chung về tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX và đầu
thế kỉ XIX .......................................................................................................... 12
1.2.2. Dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử Nguyễn Xuân Khánh ........................ 14
1.2.3. “Đội gạo lên chùa” trong mối tương quan với tiểu thuyết đương đại ..... 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 2: “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” - MỘT CÁI NHÌN BAO QUÁT,
TOÀN DIỆN VỀ VĂN HÓA - LỊCH SỬ THẾ KỈ XX QUA MỘT ĐƠN
VỊ LÀNG VÀ NHỮNG CUỘC PHIÊU LƢU ............................................... 20
2.1. Một đơn vị làng .......................................................................................... 20
2.1.1. Một đơn vị làng trong kháng chiến chống Pháp...................................... 21

2.1.2. Một đơn vị làng trong cải cách ruộng đất................................................ 25
2.1.3. Một đơn vị làng là hậu phương của kháng chiến chống Mĩ .................... 34
2.2. Những cuộc phiêu lưu ................................................................................ 37
2.2.1. Cuộc phiêu lưu của những nhân vật chính .............................................. 37
2.2.1.1. Cuộc phiêu lưu của Nguyệt và An ....................................................... 37
2.2.1.2.Cuộc phiêu lưu của các vị sư ................................................................. 39
2.2.2. Cuộc phiêu lưu của các nhân vật phụ ...................................................... 45
2.2.2.1. Cuộc phiêu lưu của mẹ con bà Nấm ..................................................... 45
2.2.2.2. Cuộc phiêu lưu của thế hệ những người trẻ tuổi .................................. 46
2.2.2.3. Cuộc phiêu lưu của đội Khoát, Bernard và Thalan .............................. 47
2.2.2.4. Cuộc phiêu lưu của những người nông dân ......................................... 48
Chƣơng 3: “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”- NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC
TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT .................................................... 51
3.1. Thế giới nhân vật đa dạng về số phận và tính cách .................................... 51
3.1.1. Nhân vật đại diện cho cái Thiện .............................................................. 52
3.1.1.1. Những bậc tu hành- hiện thân tuyệt đối của cái Thiện......................... 52
3.1.1.2. Những người được cảm hóa bởi cái Thiện ........................................... 54
3.1.1.3. Những người trẻ tuổi ............................................................................ 56
3.1.1.4. Những người nông dân hướng thiện và những người phụ nữ .............. 60
3.2.2. Những nhân vật đại diện cho cái Ác ....................................................... 64
3.3.3. Nhân vật có sự xen cài, chuyển hóa giữa cái Thiện và cái Ác ................ 68
3.3.4. Phối hợp nhân vật tính cách với nhân vật tư tưởng ................................. 72
3.2. Đội gạo lên chùa - kết cấu cổ điển mà hiện đại .......................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.2.1. Mở đầu và kết thúc tác phẩm................................................................... 75
3.2.2. Tổ chức kết cấu cốt truyện ...................................................................... 77
3.2.3. Kết cấu theo trình tự không gian- thời gian ............................................ 78

3.2.4.Kết cấu đan lồng ....................................................................................... 81
3.2.5. Kết cấu lưỡng phân .................................................................................. 83
3.3. Ngôn ngữ phong phú va sống động ............................................................ 85
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ..................................................................... 85
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại .................................................................................. 90
3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................................. 91
KẾT LUẬN....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong sự đa dạng của đời sống văn học Việt Nam những năm đầu thế
kỉ XXI, xu hướng cách tân trong các thể loại văn chương đang được diễn ra rất
sôi động. Các tác giả thường hướng đến những tiểu thuyết hiện đại với những
nội dung mang tính thế sự và được thể hiện dưới một hình thức thu gọn đến
mức tối đa. Bên cạnh đó lại xuất hiện một dòng tiểu thuyết hướng tới những giá
trị văn hóa, lịch sử đi tìm nguồn cảm hứng từ trong quá khứ, trong lịch sử văn
hóa của dân tộc- đó chính là dòng tiểu thuyết văn hóa- lịch sử. Dòng tiểu thuyết
này đã đóng góp những thành tựu quan trong cho nền văn học đương đại nước
nhà với những tên tuổi như: Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn
Mộng Giác…Họ đã tạo nên những giá trị mới cho tiểu thuyết Việt Nam.
Trong xu hướng phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng của dòng tiểu
thuyết văn hóa- lịch sử, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện
tượng nổi trội. Chùm ba trường thiên tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu
thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) đã minh chứng chân dung của
một tiểu thuyết gia hàng đầu. Không quá quan tâm đến việc chạy theo đổi mới,

cách tân, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mang nhiều đặc điểm của tiểu thuyết
cổ điển, nhưng mỗi một tác phẩm là một kho tri thức văn hóa, lịch sử, đối nhân
xử thế của con người mà lịch sử và văn hóa là sợi chỉ đỏ, là cái xương sống
xuyên suốt. Với tất cả sự đón nhận và đánh giá tích cực của giới nghiên cứu
cũng như độc giả, đã có đủ căn cứ thuyết phục để cho rằng văn học Việt Nam
đã xuất hiện dòng tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
1.2. Khảo sát dòng mạch tiểu thuyết văn hóa- lịch sử của Nguyễn Xuân
Khánh, chúng ta nhận thấy có sự phát triển mang tính bổ khuyết và hoàn thiện.
Nếu như Hồ Quý Ly hướng tới khái thác nhân chứng lịch sử, Mẫu thượng ngàn
hướng tới khai thác vấn đề phong tục thì Đội gạo lên chùa khai thác vấn đề tôn
giáo. So với hai cuốn tiểu thuyết trước thì Đội gạo lên chùa được coi là thành
công ở tầm mức cao hơn. Thành công hơn cả bởi đây là một cuốn tiểu thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

được coi như là một kho kiến thức sâu rộng về lịch sử, về tôn giáo, về văn hóa
và về cách suy nghĩ, tình cảm của con người Việt Nam trong chiều dài lịch sử
nước nhà qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ kháng chiến chống Pháp đến cải
cách ruộng đất rồi đến kháng chiến chống đế quốc Mĩ- tất cả đã tạo nên một cái
nhìn đa chiều, toàn diện và xuyên sốt đối với lịch sử nước nhà dưới con mắt
của một người từng trải, một người có nhận thức sâu sắc về lịch sử, văn hóa
trong toàn cảnh và qua từng giai đoạn.
Đặt trong mối quan hệ với tiểu thuyết của các thế hệ nhà văn tiền bối
như: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Minh Châu … thì ta dễ dàng nhận
thấy Đội gạo lên chùa đã phản ánh đến một nội dung có tính chất bao quát,
toàn vẹn và sâu sắc, xuyên suốt chiều dài của lịch sử hơn. Chính vì thế có
thể nói trong văn chương thời kì đổi mới thì Đội gạo lên chùa đã đạt được
những thành tựu rực rỡ.

Thực hiện luận văn: “Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh trong thành tựu văn chƣơng thời đổi mới”, chúng tôi mong muốn
khẳng định những thành tựu đặc sắc của Nguyễn Xuân Khánh ở cả hai phương
diện nội dung phản ánh và hình thức thể hiện, so với những tác phẩm tiểu
thuyết văn hóa - lịch sử khác của ông, cũng như so với những tác phẩm tiểu
thuyết của các tác giả khác cùng thời.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về các cuộc phỏng vấn và trao đổi
Trên các phương tiện báo chí và truyền thông, một số cuộc phỏng vấn, trò
chuyện văn chương của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xung quanh tác phẩm
Đội gạo lên chùa, chuyện nghề, chuyện đời…v.v đã được công bố, Hoàng Lan
Anh có bài ghi chép trò chuyện Viết tiểu thuyết ở tuổi 79, đăng trên báo Người
lao động, ngày 26 tháng 6 năm 2011. Thanh Vân có cuộc phỏng vấn với tiêu đề
Không trải nghiệm nào là vô ích, đăng trên tạp chí Tia sáng, số 13, ngày 5
tháng 7 năm 2011. Đáng chú ý trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 729, tháng 7
năm 2011, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có bài tự thuật Tôi đã viết tiểu thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

“Đội gạo lên chùa” như thế nào, bộc lộ và chia sẻ nhiều điều xung quanh tác
phẩm. Trên báo Sài Gòn giải phóng, ngày 30 tháng 10 năm 2011, Cao Minh có
bài phỏng vấn với tiêu đề Nhà văn phải là nhà tư tưởng..v.v…
Tất cả những ý kiến, quan điểm mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đưa ra
trong những cuộc trả lời phỏng vấn, trò chuyện văn chương, đều là những tài
liệu tham khảo có ích, giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm và thực hiện luận văn
một cách thuận lợi hơn.
2.2. Về các bài báo
Ngay sau khi ra đời, Đội gạo lên chùa ra đời đã tạo nên một làn sóng xôn
xao trong dư luận và nhiều giới bạn đọc. Một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà
thơ đã có những bài báo đáng chú ý về tác phẩm:

Trên báo An ninh thế giới số 118, tháng 6 năm 2011, tác giả Vũ Từ Trang
có bài Nguyễn Xuân Khánh: Nhà văn độc hành, độc bộ, khẳng định hướng đi
riêng thành công của nhà văn. Bài viết có đoạn cho rằng: “Khác với các nhà
văn viết tiểu thuyết lịch sử trước, ông không phụ thuộc vào các sự kiện. Sự kiện
lịch sử chỉ là nới nương tựa để ông giăng mắc các số phận. Từ những số phận
đan chéo buồn vui, ông lí giải mọi mâu thuẫn. Văn của ông có sức mê dụ người
đọc, tạo thành những thủ pháp riêng của ông”.
Trên báo Điện tử ngày 7 tháng 9 năm 2012, có bài viết đã khẳng định như
sau: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là cây bút có nhiều tác phẩm văn xuôi được
giới nghề nghiệp và bạn đọc quan tâm trong những năm gần đây, nổi bật là ba
tiểu thuyết gây đình đám: Hồ Quý Ly (năm 2000), Mẫu thượng ngàn (năm
2006) và Đội gạo lên chùa (năm 2011). Trong đó, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
đã được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2011…Lí giải về cây bút
Nguyễn Xuân Khánh, Văn Chinh ví tác giả như gốc mai già, mấy mươi năm
chìm khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp
khẳng định: “Tư tưởng của ông là đóng góp chính yếu trong tư cách tiểu thuyết
gia. Tư tưởng ấy đã làm nên bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với
lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn tài năng khác dấn thân vào
con đường đổi mới nghệ thuật văn xuôi”. Nhà phê bình Đoàn Ánh Dương có
bài “Kiến giải về dân tộc trong Đội gạo lên chùa” trên báo Văn nghệ, số 27,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

ngày 2 tháng 7 năm 2011. Tác giả viết: “Bộ ba tiểu thuyết văn hóa lịch sử này,
Nguyễn Xuân Khánh đã gác sang bên những trăn trở về đổi mới bút pháp để đi
sang đổi mới về mặt tư tưởng. Tư tưởng, chứ không phải là nghệ thuật tiểu
thuyết, mới là mục đích chính yếu, đóng góp chính yếu của Nguyễn Xuân
Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia. Làm nên bước ngoặt về quan niệm nghệ
thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam
tài năng khác dấn thân vào con đường đổi mới nghệ thuật tự sự, Nguyễn Xuân

Khánh đã thực sự thành công, tâm huyết không chỉ trong vai trò của nhà văn,
mà còn trong vai trò của một trí thức luôn quan tâm đến các vấn đề của văn
hóa, quốc gia, dân tộc”.
Còn rất nhiều bài báo khác nhận định, đánh giá về tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa. Trên đây chỉ là một số bài tiêu biểu mà chúng tôi có điều kiện được đọc.
Nhưng việc giải quyết cụ thể cái hay, cái đặc sắc về vấn đề phản ánh và hình
thức phản ánh trong tiểu thuyết thì vẫn là một vấn đề chưa kết thúc. Song với
nội dung của những bài báo đó là những gợi dẫn quan trong để chúng tôi căn
cứ và vận dụng triển khai luận văn.
2.3. Về hội thảo khoa học
Như đã trình bày ở trên, ngay sau khi tác phẩm Đội gạo lên chùa được
xuất bản nó đã gây một tiếng vang lớn, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới
nghiên cứu và bạn đọc.
Tháng 6 năm 2011, Nhà xuất bản Phụ nữ và Hội nhà văn Hà Nội kết hợp
tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học Nguyễn Xuân Khánh - Đội gạo lên chùa.
Nhiều nhà phê bình đã có những tham luận công phu và nghiêm túc, tập trung
vào việc tìm hiểu vấn đề Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam. Nguyễn
Văn Tùng khai thác Cảm hứng Phật giáo; Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái
tìm hiểu đặc thù đạo Phật Việt Nam ở vấn đề Tùy duyên; Phạm Xuân Thạch coi
tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là Một tiếng gọi khẩn thiết của cái thiện. Những
phân tích, giải mã của họ đã cho thấy một sự đánh giá rất cao và một sự đón
nhận rất trân trọng dành cho tác phẩm.
Tháng 10 năm 2012, Viện Văn học tổ chức Tọa đàm khoa học Lịch sử và
văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Tọa đàm đã đi vào một số vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
/>

đề lớn như tư tưởng nghệ thuật, vấn đề thể loại tiểu thuyết lịch sử, vấn đề nghệ
thuật tự sự.v.v…Những tham luận trong tọa đàm đã khẳng định những nỗ lực tìm
kiếm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, đồng thời

cũng chỉ ra một số đặc điểm hạn chế trong nghệ thuật tự sự của nhà văn.
Qua buổi tọa đàm, các bài viết tham luận đã được tập hợp thành cuốn sách
Lịch sử và văn hóa- cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Đây là cuốn sách
dày dặn, công phu, đưa ra những cách tiếp cận đa chiều về tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh, đặt trong diễn trình của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2.4. Về các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học
Vì Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện như là một hiện tượng văn học đương
đại, nên đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh nói chung và tiểu thuyết Đội gạo lên chùa nói riêng. Nó cho thấy sức
hút và giá trị văn học của những tác phẩm của nhà văn này.
Lê Thị Thúy Hậu thực hiện luận văn: “Thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học
Vinh năm 2009), Tống Thị Thanh thực hiện luận văn “Những đóng góp của
Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại”
(Đại học KHXH & NV- Đại học QG Hà Nội, năm 2010), Lê Thị Thu thực hiện
luận văn “Nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học sư phạm
- Đại học Thái Nguyên, năm 2010), Nguyễn Diệu Linh thực hiện luận văn
“Diễn ngôn lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh” (Đại học
sư phạm Hà Nội, năm 2010), Phạm Văn Vũ thực hiện luận văn: “Cảm quan
triết luận - Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh” (Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, năm 2010), Hoàng Thị Thu
Hương với luận văn: “ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa” (Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên), Võ Thị
Hồng Thắm với luận văn: “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể
loại” (Đại học Vinh)…v.v.
Những công trình nghiên cứu khoa học trên đây đều rất công phu, khoa
học, tất cả đều là những tiền đề mang tính định hướng và gợi ý để chúng tôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full














×