Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu phân loại họ chua me đất (oxalidaceae) ngoại trừ chi chua me đất (oxalis) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ SAO MAI

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ CHUA ME
ĐẤT (OXALIDACEAE) NGOẠI TRỪ CHI
CHUA ME ĐẤT (OXALIS) Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ SAO MAI

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI HỌ CHUA ME
ĐẤT (OXALIDACEAE) NGOẠI TRỪ CHI
CHUA ME ĐẤT (OXALIS) Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th S. Dƣơng Thị Thanh Thảo

Hà Nội, 2014



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn làm khóa luận
của Ths. Dƣơng Thị Thanh Thảo - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Nhân dịp
này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể phòng Thực vật - Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn
phòng tiêu bản Thực vật Viện dƣợc liệu; phòng tiêu bản trƣờng Đại học khoa học tự
nhiên; trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự giúp đỡ động viên của gia
đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên làm khóa luận

Nguyễn Thị Sao Mai


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu phân o i họ Chua me đất (Oxa idaceae)
ngo i trừ chi Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam”, là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Ths. Dƣơng Thị Thanh Thảo - Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2. Các kết quả tìm thấy trong khóa luận là trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kì nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây.
Xuân Hòa, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên làm khóa luận


Nguyễn Thị Sao Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Các nghiên cứu phân họ Chua me đất (Oxalidaceae) trên thế giới ......................3
1.2. Các nghiên cứa của họ Chua me đất (Oxalidaceae) ở Việt Nam .........................5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................8
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................................8
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................8
2. 3. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................8
2. 4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................8
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................9
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................12
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của họ Oxalidaceae ...............................................12
3.2. Đặc điểm phân loại họ Chua me đất (Oxalidaceae) ở Việt Nam .......................12
3.2.1. Dạng sống........................................................................................................12
3.2.2. Lá.....................................................................................................................13
3.2.3. Cụm hoa và hoa ...............................................................................................13
3.2.4. Quả ..................................................................................................................14
3.3. Khoá định loại các chi và loài thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) trừ chi
Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.............................................................................15
3.4. Đặc điểm phân loại các chi, loài thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) trừ chi
Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.............................................................................15
3.4.1. AVERRHOA L. – KHẾ....................................................................................15
3.4.1.1. Averrhoa bilimbi L. –Khế ngọt, Khế đƣờng, Khế tàu. ...............................15
3.4.1.2. Averrhoa carambola L. – Khế, Khế gianh, Hoc..........................................18
3.4.2. Biophytum DC. – SINH DIỆP ........................................................................22

3.4.2.1. Biophytum adiantoides Wight ex Edgew. in Hook. f. 1874-Sinh diệp ráng22
3.4.2.2. Biophytum sensitivum (L.) DC. - Chua me lá me .......................................25


3.4.2.3. Biophytum fruticosum Blume - Sinh diệp thorel ........................................29
3.4.2.4. Biophytum umbraculum Welwitsch. - Sinh diệp lá cong ............................32
3.5. ƣớc đầu tìm hiểu về giá trị s dụng các loài thuộc họ Chua me đất
(Oxalidaceae) trừ chi Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam..........................................34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam đã có nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách
chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan.
Chi Khế (Averrhoa L.) và chi Sinh diệp (Biophytum DC.) thuộc họ Chua me
đất (Oxalidaceae R.). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhƣng chúng có mặt nhiều
trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cây bụi, mặt khác nhiều loài đƣợc s
dụng làm thuốc hay cho quả ăn,... Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, 2 chi này
còn có giá trị về mặt s dụng.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân họ Chua me đất
(Oxalidaceae R.) ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, s
dụng các loài thuộc phân họ này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu phân o i họ Chua me đất (Oxa idaceae) ngo i trừ chi Chua me đất
(Oxalis) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu

Hoàn thành công trình khoa học về phân loại những loài làm thuộc phân họ
Chua me đất (Oxalidaceae .) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc
nghiên cứu họ Chua me đất (Oxalidaceae.), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí
Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
– Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về phân loại họ Me đất ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân
loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về họ Chua me đất
(Oxalidaceae) ở Việt Nam.
– Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dƣợc, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Bố cục của khóa uận: gồm 41 trang và 1 bảng đƣợc chia thành các phần chính
nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang), chƣơng 2 (Đối
Nguyễn Thị Sao Mai

1

K36B – Sinh


tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 (Kết quả
nghiên cứu: 23 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang), tài liệu tham khảo: 26 tài liệu;
bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.

Nguyễn Thị Sao Mai

2

K36B – Sinh



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu phân họ Chua me đất (Oxa idaceae) trên thế giới
Họ Chua me đất (Oxalidaceae) là một họ không giàu loài, gồm chủ yếu là các
loài cỏ sống một năm hay lâu năm mọc tự nhiên ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Á, châu Phi và nhiệt đới châu Mỹ, rất ít loài gặp ở vùng ôn đới. Họ này có
giá trị kinh tế nhƣ một số loài trồng làm cảnh, làm thuốc hay ăn đƣợc, số lƣợng chi
và loài của họ này theo các tác giả nghiên cứu khác nhau thì không giống nhau. Ở
Việt Nam họ Oxalidaceae đã đƣợc ghi nhận có 3 chi trong đó chi Khế (Averrhoa)
có 2 loài: Averrhoa bilimbi (Khế ngọt), Averrhoa carambola (Khế) và chi Sinh diệp
(Biophytum) có 4 loài (Biophytum adiantoides (Sinh diệp ráng), Biophytum
umbraculum (Sinh diệp lá cong), Biophytum sensitivum (Chua me lá me),
Biophytum fruticosum (Sinh diệp thorel) [20].
- Ngƣời đầu tiên nghiên cứu đến các loài và chi thuộc họ Oxalidaceae phải kể
đến nhà thực vật học Linnaeus (1753 và tái bản vào năm 1957), trong công trình
―Species Plantarum”, tác giả đã công bố các chi mà về sau đƣợc xếp vào họ
Oxalidaceae gồm: Averrhoa, Cotyledon, Sedum, Penthorum, Oxalis thuộc vào nhóm
5 vòi nhụy (Pentapynia). Đáng lƣu ý, chi Averrhoa đƣợc tác giả công bố với 3 loài:
là A. bilimbi, A. carambola, A. acida. [18]
- Mãi đến sau này vào năm 1818, nhà thực vật học R. Brown trong công trình
“Narrative of an Expedition to Explore the River Zaire” đã đặt tên cho họ Chua me
đất là Oxalidaceae. Từ đó đến nay, có nhiều tác giả đã đề cập đến họ này nhƣ:
- Edgeworth & Hooker f. (1874) khi nghiên cứa về hệ thực vật ở Ấn Độ đã
xếp các chi về sau thuộc họ Oxalidaceae vào 1 tông (tribe) gọi là Oxalideae, trong
đó có 4 chi: Averrhoa, Oxalis, Biophytum, Connaropsis, nằm trong họ Mỏ hạc
(Geraniaceae). Trong công trình này, tác giả đã mô tả khóa định loại của các chi,
đặc điểm các chi và một số loài, không có mẫu nghiên cứu, không có hình ảnh minh
họa.[14]
- Bentham & Hooker (1886) có cùng quan điểm với Edgeworth & Hooker khi
nghiên cứa về hệ thống học thực vật trong công trình “General plantanum” đã coi

Oxalidaceae là 1 tông (tribus) Oxalideae, nằm trong họ Mỏ hạc (Geraniaceae) do có
Nguyễn Thị Sao Mai

3

K36B – Sinh


đặc điểm nhị 10 trong đó có 5 nhị ngắn, 5 nhị dài. Trong đó tác giả công bố có 5 chi
thuộc tông này là: Hypseocharis, Oxalis, Averrhoa, Connaropsis, Dapania,
Biophytum. ên cạnh đó, tác giả có mô tả đặc điểm các chi nhƣng không mô tả đặc
điểm của loài thuộc chi. Đáng lƣu ý chi Averrhoa (Khế) đƣợc ghi nhận 2 loài nhƣng
không đƣa ra tên của 2 loài này [12]. Quan điểm xếp các taxon của họ Khế vào tông
Oxalideae về sau hầu nhƣ không đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tán thành nữa.
- C. A. Baker & R. C. Bakhuizen (1963) khi nghiên cứu thực vật vùng đảo
Java (Indonesia) đã công bố họ Oxalidaceae ở Java có 3 chi với 12 loài. Trong đó
chi Khế (Averrhoa) có 2 loài: A. bilimbi, A. carambola; chi Sinh diệp (Biophytum)
có 4 loài (B. petersianum, B. reinwardtii, B. dendroides, B. sensitinum). với 1 số
thông tin về đặc điểm các loài và chi, không có hình ảnh minh họa, không có mẫu
nghiên cứu. [11]
- J. F. Veldkamp (1970) khi nghiên cứu về hệ thực vật ở Thái Lan trong công
trình “Flora of Thailand” đã công bố họ Oxalidaceae có 3 chi trong đó chi
Biophytum bao gồm khoảng 70 loài, phân bố khắp các vùng nhiệt đới, nhƣng nhiều
nhất ở Mađagátxca, đã mô tả đƣợc 5 loài thuộc chi này; chi Averrhoa có 2 loài:
Nguồn gốc của A. carambola không biết rõ, có lẽ ở trung và đông đảo Java, thƣờng
trồng và hay gặp hoang dại hóa ở đất bỏ hoang sau trồng trọt; còn của A. bilimbi
cũng không biết rõ, có lẽ ở miền đông vùng Malêzia và kèm theo bản mô tả 2 loài
này [25]
- Veldkamp (1971) trong công trình “Flora Malesiana‖ Ông đã mô tả họ
Oxalidaceae gồm 5 chi trong đó chi iophytum với 6 loài, chi Averrhoa có 2 loài A.

bilimbi, A. carambola và ông cho rằng nguồn gốc của chi Averrhoa cho đến nay vẫn
còn chƣa rõ [18]
-

Theo Mabberley, D.J. (1993) trong cuốn “The Plant Book: A portable

dictionary of the higher plants” đã mô tả, nơi phân bố rất rõ 2 chi Averrhoa và
Biophytum. Xếp chi Averrhoa và Biophytum vào họ Oxalidaceae. [22]
- Huang Tseng-Chieng & Liu Tang-shui (1993) khi nghiên cứu hệ thực vật
vùng lãnh thổ Đài Loan đã mô tả 2 chi thuộc họ này có ở vùng nghiên cứu là:

Nguyễn Thị Sao Mai

4

K36B – Sinh


Biophytum, Oxalis; đặc biệt chi Biophytum có 1 loài là B. sensitivum. Trong công
trình này tác giả mô tả khóa định loại, đặc điểm vắn tắt của chi, loài [17].
- V. H. Heywood (1996) khi nghiên cứu về hệ thống các họ thực vậ có hoa
trên thế giới trong công trình “ Flowering Plants of the world” đã công bố họ
Oxalidaceae trên toàn thế giới có 5 chi: Oxalis, Biophytum, Eichleria, Averrhoa,
Connaropsis. Tác giả đã mô tả đặc điểm của họ và các chi cùng một số hình ảnh
minh họa [16].
- Xu Langran et. al (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Trung Quốc trong
công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae‖ công bố họ Oxalidaceae gồm 3
chi và 10 loài. Trong đó chi Averrhoa có 2 loài (A. bilimbi, A. carambola) và chi
Biophytum có 3 loài là: B. fruticosum, B. sensitivum, B. persianum; tác giả đã mô tả
vắn tắt đặc điểm khóa định loại của chi, loài trong họ này [26].

- A. A. Cocucci in K. Kubitzki (ed.) (2004) trong cuốn “The families and
genera of Vascular plants” đã công bố họ Oxalidaceae gồm có 5 chi với 880 loài
đƣợc phân bố khắp vùng nhiệt đới và ôn đới, trong đó có chi Averrhoa có 2 loài là
A. carambola L. và A. bilimbi L.; chi Biophytum gồm khoảng 50 loài, tuy nhiên
công trình này chƣa giới thiệu đƣợc đến từng loài thuộc chi này. [13]
-Theo Liu et al. (2009) trong công trình “Flora of China” đã đƣa ra đặc điểm
của họ Oxalidaceae gồm chủ yếu các loài cỏ sống một hay lâu năm, đôi khi là cây
bụi hay cây gỗ (chẳng hạn Khế). Họ bao gồm từ 6 đến 8 chi và khoảng 780 loài;
phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của cả hai bán cầu, có khi lên
cả một số vùng ôn đới. Riêng chi Khế (Averrhoa) chỉ gồm có 2 loài, mọc hoang dại
ở nhiệt đới Đông Nam Á và đƣợc trồng ở khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới để
lấy quả với nhiều giống trồng, phân biệt với nhau về kích thƣớc và vị chua ngọt.
[20]
1.2. Các nghiên cứa của họ Chua me đất (Oxa idaceae) ở Việt Nam
Hiện nay các công trình nghiên cứu họ Chua me đất (Oxalidaceae) ở Việt
Nam còn rất ít. Ngƣời đầu tiên đề cập đến họ Chua me đất (Oxalidaceae) ở Việt
Nam là nhà thực vật ngƣời Tây

an Nha – Loureiro (1793) trong công trình thực

vật chí Miền Nam “Flora Cochinchinensis”. Tác giả đã công bố các chi Cerastium,
Nguyễn Thị Sao Mai

5

K36B – Sinh


Oxalis, Hedona, Cotyledon, Sedum, Averrhoa thuộc nhóm 5 vòi nhụy (Pentagynia).
Đáng lƣu ý chi Averrhoa đƣợc tác giả công bố 2 loài: A. carambola, A. bilimbi.

Nhƣng khi đó, các chi này chƣa đƣợc đƣa về họ Oxalidaceae [21].
- A. Gulilaumin (1911) khi nghiên cứu hệ thực vật ở Đông Dƣơng trong tác
phẩm “Flore Generale de L’indo-Chine‖ đã công bố họ Oxalidaceae gồm 3 chi và 6
loài. Đặc biệt chi Averrhoa có 1 loài A. carambola và chi Biophytum có 4 loài: B.
apodiscias, B. sensitivum, B. adiantoides, B. thorelianum, về sau loài B. apodiscias
đƣợc đổi tên thành B. petersianum. Trong công trình này, tác giả đã mô tả đặc điểm
chi, lập khóa định loại đến chi và loài cùng một số hình ảnh minh họa [15].
- Tardieu- lot (1945) trong công trình “Supplément A. la Flore Générale de
L’Indo-Chine‖, đã công bố họ Oxalidaceae gồm 3 chi, 8 loài. Trong đó chi
Averrhoa có 2 loài: A. carambola, A. microphylla và chi Biophytum có 4 loài (B.
apodiscias, B. sensitivum, B. adiantoides, B. thorelianum. Loài B. adiantoides sau
đƣợc đổi thành tên loài B. petersianum. Về thực chất đây là công trình tái bản của
A. Gulilaumin (1911) nên về quan điểm hệ thống phân loại gần nhƣ giống nhau.
Tác giả đã mô tả đặc điểm của các loài cùng một số hình ảnh minh họa. [23].
- Lê Khả Kế và cộng sự (1973) trong cuốn “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”
đã đề cập đến họ Chua me đất (Oxalidaceae) với 3 chi và 6 loài. Chi Khế
(Averrhoa) có 1 loài là Cây khế (A. carambola) và chi Sinh diệp (Biophytum) có 1
loài: Cây chua me lá me (B. sensitivum). Tác giả đã mô tả khóa định loại của chi,
đặc điểm vắn tắt cách s dụng, kèm hình ảnh của 2 loài này [9].
- Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1992) nghiên cứu
về hệ thực vật của Việt Nam, tác giả công bố họ Oxalidaceae gồm 3 chi và 9 loài.
Trong đó chi Averrhoa có 2 loài A. carambola, A. bilimbi và chi Biophytum có 3
loài: B. petersianum, B. sensitivum, B. thorelianum, với bản mô tả rất ngắn gọn và
có hình vẽ đơn giản. [7].
- Đến năm 2000, Phạm Hoàng Hộ đã tái bản trong công trình “Cây cỏ Việt
Nam” đã công bố họ Oxalidaceae có 3 chi với 10 loài, ghi nhận thêm loài B.
adiantoides vào chi Biophytum. Đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ
cho những loài thực vật có ở Việt Nam. [8].
Nguyễn Thị Sao Mai


6

K36B – Sinh


- Nguyễn Tiến Bân & L. V. Averyanov (2003) trong công trình ―Danh lục các
loài thực vật Việt Nam‖ tác giả đã ghi nhận họ Oxalidaceae có 3 chi với 11 loài.
Trong đó chi Averrhoa có 2 loài (A. bilimbi, A. carambola) và chi Biophytum có 5
loài: B. adiantoides, B. fruticosum, B. petersianum, B. sensitivum, B. thorelianum.
Đã mô tả đặc điểm phân bố, dạng sống và công dụng của các loài, đặc biệt tác giả
cũng nhấn mạnh rằng loài B. fruticosum hiện chƣa rõ có phân bố ở Việt Nam hay
không [3].
Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến họ Chua me đất – Oxalidaceae dƣới
dạng giá trị tài nguyên nhƣ:
- Võ Văn Chi (1997) với Từ điển cây thuốc Việt Nam [6]; Đặc biệt công trình
của nhóm tác giả Đỗ Huy

ích, Đặng Quang Chung,

ùi Xuân Chƣơng, Nguyễn

Thƣợng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai,
Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004) với “Cây thuốc và
động vật làm thuốc ở Việt Nam” giới thiệu chi tiết 3 loài làm thuốc thuộc họ
Oxalidaceae ở Việt Nam. [4]
Tuy họ Chua me đất là một họ thực vật có nhiều loài có giá trị nhƣng cho đến
nay các công trình nghiên cứu về chi này còn có các dẫn liệu vẫn chƣa đầy đủ và
thống nhất, đặc biệt là thông tin về phân bố, sinh thái, hình ảnh minh họa, mẫu
nghiên cứu,… Chính vì vậy công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu phân o i họ
Chua me đất (Oxa idaceae) ngo i trừ chi Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam”

của chúng tôi hy vọng sẽ là công trình nghiên cứu phân loại một cách có hệ thống,
cập nhật về họ Chua me đất - Oxalidaceae ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Sao Mai

7

K36B – Sinh


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc họ Oxalidaceae (trừ chi Oxalis) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở
mẫu vật và tài liệu
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại họ Oxalidaceae trên thế giới và của Việt
Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại học.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc họ Oxalidaceae ở Việt Nam, hiện đƣợc
lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật.
Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật) với tổng số mẫu nghiên cứu là 31 số hiệu với 105 tiêu
bản.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm mẫu ở các phòng tiêu bản thực vật
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), PT thực
vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM), Viện Dƣợc liệu (HNIM),
Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trƣờng Đại học Dƣợc khoa Hà Nội (HNIP).
2.2. Ph m vi nghiên cứu: Các loài thuộc họ Oxalidaceae (trừ chi Oxalis) trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.
2. 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2013 – 5/2014
2. 4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Phân tích các hệ thống phân loại chi họ Chua me đất (Oxalidaceae) trên thế
giới, từ đó tìm hiểu vị trí và hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc họ
Chua me đất ở Việt Nam.
2.4.2. Xây dựng bản mô tả các chi, loài thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) trừ chi
Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.
2.4.3. Xây dựng khoá định loại các loài thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) trừ chi
Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.
2.4.4.

ƣớc đầu tìm hiểu về giá trị tài nguyên của các loài thuộc họ Chua me đất

(Oxalidaceae) trừ chi Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Sao Mai

8

K36B – Sinh


2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại các loài thuộc họ Oxalidaceae (trừ chi Oxalis) ở Việt
Nam, chúng tôi s dụng phƣơng pháp Hình thái so sánh [10]. Đây là phƣơng pháp
cổ điển nhƣng cho đến nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới
và phù hợp với điều kiện nghiên cứu của nƣớc ta. Phƣơng pháp này dựa trên đặc
điểm cấu tạo bên ngoài của các cơ quan thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh
sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác
động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan
tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh
với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...).
Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời

cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm
thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: X lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu
vật khô đƣợc tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân
tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật
chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các
nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại các loài thuộc họ Oxalidaceae (trừ chi Oxalis) đƣợc
tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về họ
Oxalidaceae (Chua me đất). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc
phân loại các chi thuộc họ này (trừ chi Oxalis) ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc họ Oxalidaceae (trừ chi Oxalis)
hiện có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Trong khi triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi đã tham gia vào các chuyến điều tra
Nguyễn Thị Sao Mai

9

K36B – Sinh


thực địa tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc), các trảng cây bụi, bãi
hoang tại Phú Xuyên (Hà Nội).
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo

luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
– Soạn thảo họ, chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật
và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo họ, chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công
bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa
học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt
Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả,
loài type của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt nam đề
cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam
khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus)
kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu
nghiên cứu, giá trị s dụng, ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền
tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ
quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu type (nếu
có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.

ản mô tả chi

đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô
tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thƣờng do số loài
trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.

Nguyễn Thị Sao Mai


10

K36B – Sinh


– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ
tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập
và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và
thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra
cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi
phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và
theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam .

Nguyễn Thị Sao Mai

11

K36B – Sinh


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân o i và vị trí của họ Oxa idaceae
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại của họ Chua me đất (Oxalidaceae),
cùng việc tham khảo các công trình thực vật chí ở các nƣớc trên thế giới và các
nƣớc lân cận với Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chúng tôi nhận thấy hệ thống phân
loại và vị trí của họ Chua me đất (Oxalidaceae) có 2 quan điểm sau:
+ Quan điểm 1: Chua me đất là một taxon bậc tông (Oxalideae) nằm trong họ

Mỏ hạc (Geraniaceae), đi theo quan điểm này là hầu hết các tác giả nhƣ Edgeworth
& Hooker f. (1874), Bentham & Hooker (1886).
+ Quan điểm 2: Chua me đất là một taxon bậc họ (Oxalidaceae), đi theo quan
điểm này là hầu hết các tác giả nhƣ aker & akh f. (1963), J.F.Veldkamp (1970),
Huang Tseng-Chieng & Liu Tang-shui (1993), V. H. Heywood (1996), A. A.
Cocucci in K. Kubitzki (ed.) (2004),... Các tác giả đều khẳng định giới hạn của họ
Oxalidaceae là các taxon có đặc điểm lá không có lá kèm, không có triền tuyến mật
quả nang chẻ ô hay quả mọng. Khác các taxon còn lại của họ Mỏ hạc bởi Mỏ hạc
(Geraniaceae) thì lá có lá kèm, có tuyến mật xen kẽ cánh hoa, quả nang cắt vách.
Trong khi nghiên cứu họ Oxalidaceae ở Việt Nam, chúng tôi dựa vào quan
điểm của hầu hết các tác giả nhƣ Baker & Bakh f. (1963), J. F. Veldkamp (1970),
Huang Tseng-Chieng & Liu Tang-shui (1993), V. H. Heywood (1996), A. A.
Cocucci in K. Kubitzki (ed.) (2004),… thống nhất coi Chua me đất là một taxon bậc
họ - Oxalidaceae.
Theo đó, họ Oxalidaceae ở Việt Nam hiện có 3 chi là Averrhoa, Biophytum và
Oxalis, xếp họ Oxalidaceae thuộc bộ Mỏ hạc (Geraniales); thuộc lớp Hai lá mầm
(Dicotyledone); thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae).
Cho đến nay chi Averrhoa hiện biết 2 loài, chi Biophytum hiện biết 4 loài và
Oxalis hiện biết 5 loài.
3.2. Đặc điểm phân o i họ Chua me đất (Oxalidaceae) ở Việt Nam
3.2.1. D ng sống
Các loài thuộc họ Oxalidaceae ở Việt Nam, một số là thân gỗ nhỏ phân nhánh
cao từ 3-10 m, có khi đến 15m (Averrhoa carambola, Averrhoa bilimbi). Thân cây
Nguyễn Thị Sao Mai

12

K36B – Sinh



bụi hàng năm hoặc lâu năm, thân phân nhánh có lông, cao từ 10-30 cm (Biophytum
adiantoides, Biophytum fruticosum), thân không phân nhánh cao từ 5-25 cm
(Biophytum umbraculum, Biophytum sensitatum).
3.2.2. Lá
Lá kép, mọc cách, cuống lá dài, có lá chét mọc đối, lá chét dạng lông chim lẻ
(A. bilimbi, A. carmbola) và lá chét dạng lông chim chẵn (B. adiantoides, B.
umbraculum, B. sensititum, B. fruticosum).
Phiến lá chét hình trứng đến bầu dục (A. carambola), dạng thuôn đến mác (A.
bilimbi), hay hình thuôn đến trứng ngƣợc (B. adiantoides, B. umbraculum, B.
sensititum, B. fruticosum), chóp lá chét nhọn hay có mũi (A. bilimbi, A. carambola),
hay tròn (B. adiantoides, B. umbraculum, B. sensititum, B. fruticosum), mép lá chét
nguyên, gốc lệch; gân lá chét hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dƣới, gân
thẳng (A. bilimbi, A. carambola, B. adiantoides, B. fruticosum), hay hơi cong (B.
umbraculum, B. sensitivum).
3.2.3. Cụm hoa và hoa
Cụm hoa có tán dạng xim mọc ở nách lá (A. carambola) hay mọc ở cành dạng
thùy (A. bilimbi), cụm hoa có cuống (B. adiantoides, B. sensitivum) hoặc gắn trực
tiếp vào chùm lá (B. umbraculum, B. fruticosum). Hoa lƣỡng tính đều, nhỏ.
Đài: Đài 5, có lông, hợp ở gốc, hình elip (A. carambola) hay dạng trứng mác (A.
bilimbi). Thƣờng 5 lá đài dính nhau một phần ở gốc (B. adinatoides, B. sensitivum),
đôi khi rời nhau (B. umbraculum, B. fruticosum).
Cánh hoa: Cánh hoa 5, rời nhau hơi màu đỏ tía (A. bilimbi) hay dính liền trên đầu
có móc màu trắng với mảng màu tía (A. carambola), màu trắng hoặc vàng nhạt (B.
adinatoides, B. sensitivum, B. fruticosum) vàng cam (B.umbraculum); hình trứng
ngƣợc (B. umbraculum) hay hình thìa (B. fruticosum).

Nguyễn Thị Sao Mai

13


K36B – Sinh


Hình 3.1. Cấu t o hoa của họ Oxa idaceae ở Việt Nam.
Bộ nhị: Thƣờng là 10 nhị, trong đó có 5 cái ngắn, 5 cái dài rõ rệt. Chỉ nhị dài, bao
phấn chia làm 2 ô theo chiều dọc.
Bộ nhụy:

ầu thƣợng, gần hình cầu, hình bầu dục (B. umbraculum) hay trứng

ngƣợc (B. fruticosum), có 5 gờ, mang 5 lá noãn, mỗi lá noãn mang 1-6 noãn xếp
thành 2 hàng hai bên gờ; vòi nhụy ngắn, phía trên xẻ thành 5 nhánh tách biệt nhau;
núm nhụy hình đầu.
3.2.4. Quả
Quả mọng hình thuôn, luôn có 5 thùy, tiết diện cắt ngang nhƣ hình ngôi sao
(Averrhoa), hay quả nang dạng trứng đến thuôn, khi chín khô và tự mở, mang đài và
vòi nhụy tồn tại bền cùng quả.

1

2

Hình 3.2. Cấu t o bộ nhị và quả của họ Oxa idaceae ở Việt Nam.
1. ộ nhị với 5 nhị ngắn, 5 nhị dài; 2. Quả nang mở

Nguyễn Thị Sao Mai

14

K36B – Sinh



3.2.5. H t
Thƣờng 1-6 hạt trong mỗi lá noãn, kích thƣớc lớn (Averrhoa) hay nhỏ
(Biophytum), màu nâu-đen, thƣờng có nốt sần nhỏ
3.3. Khoá định o i các chi và loài thuộc họ Chua me đất (Oxa idaceae) trừ chi
Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam.
1A. Cây gỗ nhỏ, có lá chét lông chim lẻ, quả mọng ………………..I. AVERRHOA
2A. Lá chét 10-20 cặp, cánh tràng tách biệt, mặt trong không có lông, kích thƣớc
10-20 x 3-4 mm ……………..………….……………………….....1. A. bilimbi
2B. Lá chét 3-6 cặp, cánh tràng dính liền ở chóp có móc, mặt trong có tuyến có
lông, kích thƣớc 6-9 x 3-4 mm ….…….…………………........2. A. carambola
1 . Cây bụi, có lá chét lông chim chẵn, quả nang ..................... II. BIOPHYTUM
3A. Cụm hoa có cuống rõ rệt, cuống dài.
4A. Đài hợp một phần nhỏ (từ 1/4-1/3) ở gốc.
5A. Lá kép mang 18-27 cặp lá chét; đài hợp sâu đến 1/3 chiều dài, thùy đài
kích thƣớc 4,5-6 x 1-1,5 mm .................................................... 1. B. adiantoides
5B. Lá kép mang 6-14 cặp lá chét; đài hợp một phần nhỏ không đến 1/4 chiều
dài, thùy đài kích thƣớc 2,2-4 x 0,5-1 mm ................................ 2. B. sensitivum
4 . Đài rời nhau hoàn toàn.............................................................. 3. B. fruticosum
3 . Cụm hoa không có cuống ..................................................... 4. B. umbraculum
3.4. Đặc điểm phân o i các chi, oài thuộc họ Chua me đất (Oxalidaceae) trừ
chi Chua me đất (Oxalis) ở Việt Nam
3.4.1. AVERRHOA L. – KHẾ
L. 1753. Sp. Pl. 428.
Đặc điểm nổi trội: Cây gỗ nhỏ, có lá chét lông chim lẻ, quả mọng.
Lectotypus: A. bilimbi L.
Chi này trên thế giới có 3 loài, phân bố chủ yếu ở các nƣớc nhiệt đới và á nhiệt
đới. Việt Nam hiện biết có 2 loài.
3.4.1.1. Averrhoa bilimbi L. –Khế ngọt, Khế đường, Khế tàu.

L. 1753. Sp. Pl.: 428; Loureiro, 1793. Fl. Cochinch.: 355; Edgeworth & Hook. f.,
1874. Fl. Br. Ind. vol I: 439; Backer & Bakhuizen, 1963. Fl. Jav.: 248; J. K.
Nguyễn Thị Sao Mai

15

K36B – Sinh


Veldkamp, 1970. Fl. Thail. 2.: 22; Veldkamp, 1971. Fl. Malesiana, 7(1): 175;
Phamh., 1992. Illustr. Fl. Vietn., 2(1): 366; id. 2000. l. c. 2: 295; L. R. Xu & C.
Huang, 1998. Fl. Reipub. Pop. Sin. 43(1): 6; N. T. Ban, 2003. Checkl. Sp. Vietn. 2:
149; Liu Quanra & Mark. F. Watson, 2009. Fl. China. 11:1
Cây gỗ nhỏ, cao 5-7(10)m. Thân phân nhánh dựng lên, phần non và cuống lá có
lông tơ. Lá kép lông chim, lá dạng lá chét lông chim lẻ, 10-20 cặp lá chét, có lá
kèm, lá dài 15 – 40 cm, cuống lá 2 – 4 mm, phiến lá chét dạng thuôn đến dạng mác,
kích thƣớc 3,5 * 2 cm, chóp nhọn mũi, mép nguyên, gốc không đối xứng, mặt trên
nhẵn, mặt dƣới có lông măng, có 1 gân chính nổi rõ. Cụm hoa mọc ở thân hay
nhánh già, cọng có đốt, dạng chùy có nhiều hoa dài trên 20 cm. Hoa nhỏ màu đỏ
đậm. Lá đài 5, dạng trứng mác, dài 3-4 mm, có lông tơ. Cánh tràng 5, tách biệt mặt
trong không có lông, hơi màu đỏ tía, kích thƣớc 10-20 * 3-4 mm. Nhị 10 có 5 dài 5
ngắn, tất cả nhị có bao phấn, 5 vòi nhụy. Noãn 4-7. Quả mọng màu vàng lục, hình
sao dài 5-10 cm có cạnh tù, nạc ngọt. Hạt gần hình tròn, bẹt, xếp theo chiều dọc,
màu nâu đen.
Los. Class.: Habitat in India; Lectotypus: Herb, Hermann 2:20, No. 177 (BM)
LT designated by Nasir in Nasir & Ali (ed.), 1971. Fl. W. Pakistan 11:3.
Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 12-4 (năm sau), đƣợc trồng rộng rãi và
tự do ở ven sông, thảm thực vật rừng nguyên sinh và thứ sinh.
Phân bố: Trồng phổ biến ở Việt Nam, nguồn gốc Đông Nam Á.
Mẫu nghiên cứu: Loài này đƣợc ghi nhận bởi Phạm Hoàng Hộ (1992, 2000);

Nguyễn Tiến ân (2003). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chƣa tìm
thấy mẫu vật của loài này.
Giá trị sử dụng: Quả ăn đƣợc, có thể làm đồ hộp dạng xirô hoặc dấm mắm, còn
đƣợc dùng dƣới dạng món cary để trị trĩ và bệnh scorbut do thiết vitamin C. Ở Ấn
Độ, ngƣời ta còn chữa các bệnh nhƣ quai bị, thấp khớp, mụn nhọt..... [3, 6]

Nguyễn Thị Sao Mai

16

K36B – Sinh


1. Mẫu tiêu bản khô

2. Hoa và quả

3. Lá

Ảnh 3.1: Averrhoa bilimbi L. (nguồn: />
Nguyễn Thị Sao Mai

17

K36B – Sinh


3.4.1.2. Averrhoa carambola L. – Khế, Khế gianh, Hoc.
L. 1753. Sp. Pl.: 428; Loureiro, 1793. Fl. Cochinch.: 354; Edgeworth &
Hook. f., 1874. Fl. Br. Ind. vol I: 439; Gulilaumin, 1911. Fl. Gén. I.-C. 1: 605;

Tardieu – Blot, 1945. Supp. Fl. Gen. Indo-Chine: 547; Backer & Bakhuizen, 1963.
Fl. Jav.: 247;

J. K. Veldkamp, 1970. Fl. Thail. 2: 21; Veldkamp, 1971. Fl.

Malesiana, 7(1): 177; L. K. Kế et al.,1973. Cây cỏ thƣờng thấy ở Việt Nam. 3: 45;
Phamh., 1992. Illustr. Fl. Vietn., 2(1): 365; id. 2000. l. c. 2: 295 ; Xu L. R. & C.
Huang, 1998. Fl. Reipub. Pop. Sin. 43(1): 4; N. T. Ban, 2003. Checkl. Sp. Vietn. 2:
149; Liu Quanra & Mark. F. Watson, 2009. Fl. China. 11: 1.
Cây gỗ nhỏ, cao 3-12(-15) m. Phân nhánh nhiều, phần non mịm có lông tơ
hoặc không có lông . Lá kép mọc cách, lá dạng lá chét lông chim lẻ, 3-6 cặp lá chét,
có lá kèm, lá dài 7-25 cm, cuống lá 2-8 cm, phiến lá chét hình trứng đến elip kích
thƣớc 3-8 * 1,5-4,5 cm, chóp lá nhọn đến nhọn mũi, mép nguyên, gốc không đối
xứng, 1 gân chính nổi rõ có 4-6 cặp gân phụ. Cụm hoa mọc ở nách lá, dạng chùy
hoặc xim, phân cành, cuống hoa màu đỏ dài 3-6 mm có đốt ở dƣới hoa. Hoa nhiều
và nhỏ, nụ hoa màu đỏ thẫm. Lá đài 5 hình elip, dài 3-5 mm. Cánh tràng 5, dính liền
trên đầu có móc, kích thƣớc 6-9 * 3-4 mm mặt trong có vách ngăn- tuyến có lông,
cánh hoa màu trắng với những mảng màu tím hoặc màu hồng hay màu đỏ với
những mảng tối hơn, hình trứng ngƣợc. Nhị 10, nhị ngắn không có bao phấn,
thƣờng phình ra ở gốc chỉ nhị.

ầu có lông tơ, noãn có 5, có 5 vòi nhụy rõ. Quả

mọng phần cắt ra có hình sao, nhiều nạc, chín màu vàng đến màu vàng nâu, kích
thƣớc 7-13 * 5-8 cm. Hạt nhiều màu nâu đen. Áo hạt có 2 môi bao quanh hạt.
Loc. Class.: Habitat in India; Lectotypus: Herb, Hermann 2:6; 4:70, No.
178. (BM) LT designated by Nasir in Nasir & Ali (ed.), (1971). Fl. W. Pakistan
11:3.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 3-7, có quả tháng 7-12. Thƣờng trồng và
hoang dại hóa ở nơi có độ cao thấp, ven sông, ở rừng thứ sinh dƣới 1.000 m.

Phân bố: Đƣợc trồng và mọc hoang khắp các tỉnh thành ở Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu: TU ÊN QUANG, Phƣơng 6734 (HN)
Phƣơng 2922 (HN).
Nguyễn Thị Sao Mai

PH

THỌ, Phƣơng 3412 (HN) _ QUẢNG

18

V NH PH C,
NH, Phƣơng
K36B – Sinh


4219 (HN) _ B NH TRỊ THIÊN, Thái – Thuận 655 (HN); Trần K. Liên 400 & Lê
Kim Biên 1378 (HN).

KON TUM, Phƣơng 1442 (HN)_ HÀ NỘI, Lải – Đạt

71HN (HN).
Giá trị sử dụng: Quả ăn đƣợc hoặc nấu canh chua, làm gia vị, làm mứt, trị
ho, đau họng. Rễ trị đau khớp, đau đầu mãn tính. Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày,
ruột, giảm niệu, chấn thƣơng bầm giập, mụn nhọn và viêm mủ da. Hoa trị sốt rét, trẻ
em kinh giản, còn dùng chữa tính thận hƣ, kém tinh khí, ho đờm, ho khan, kiết lị.
Vỏ cây chữa ho, trẻ em lên sởi, giúp sởi nhanh mọc [3, 6].

Nguyễn Thị Sao Mai


19

K36B – Sinh


×