Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Điều kiện lao động ảnh hưởng tới kết quả thực hiện công việc của nhân viên bán hàng thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.17 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Tên đề tài: Điều kiện lao động ảnh hưởng tới kết quả
thực hiện công việc của nhân viên bán hàng thuộc công
ty xăng dầu Hà Sơn Bình.

Họ tên: Nguyễn Ngọc Anh
MSV: 11130155
Lớp tín chỉ: Đề án môn học Kinh tế nguồn nhân
lực(116)_2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Bích Ngọc

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
Phần mở đầu.......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu......................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của điều kiện lao động tới kết quả thực hiện công
việc........................................................................................................................................ 3
1.1 Kết quả thực hiện công việc.........................................................................................3
1.2 Điều kiện lao động........................................................................................................3
1.2.1 Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế.......................................................................4
1.2.2 Các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động........................................................5
1.2.3 Các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học.......................................................................5
1.2.4 Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội...................................................................5


1.2.5 Các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động......................................6
1.3 Tác động của điều kiện lao động tới kết quả thực hiện công việc.................................6
CHƯƠNG 2: Thực trạng tại các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình...8
2.1 Giới thiệu về công ty xăng dầu Hà Sơn Bình...............................................................8
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng tại các cửa hàng thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn
Bình.................................................................................................................................... 9
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng tại các cửa hàng thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
.......................................................................................................................................... 10
2.2.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo............................................................10
2.2.2 Kết quả phân tích nhân tố - EFA..........................................................................10
2.2.3 Kết quả phân tích tương quan...............................................................................11
2.2.4 Kết quả phân tích hồi quy.....................................................................................12
CHƯƠNG 3: Kết luận và một số khuyến nghị....................................................................15
3.1 Kết luận...................................................................................................................... 15
3.2 Một số khuyến nghị....................................................................................................16
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................................17
Phụ lục 01: Đề cương bảng hỏi............................................................................................19
Phụ lục 02: Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha..................................................................21
Phụ lục 03: Kết quả phân tích nhân tố – EFA......................................................................23
Phụ lục 04: Kết quả phân tích hồi quy cho các biến trong mô hình và kiểm định đa cộng
tuyến.................................................................................................................................... 26


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh doanh xăng dầu được xếp vào nhóm ngành độc hại – nguy hiểm, đặc biệt các
nhân viên bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu (CHXD) là những người chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất. Theo Vũ May (2016), xăng dầu là ngành đứng thứ 5 trong danh sách những

nghề độc hại nhất đối với sức khỏe, với nhiều khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, về
da, các bệnh về tiêu hóa…; đặc biệt, xăng dầu chứa các hợp chất gây ung thư và ảnh hưởng
đến hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong cho người tiếp xúc thường xuyên lâu ngày (trích lời
TS. Nguyễn Vinh Khanh). Hơn thế nữa, những công nhân bán xăng còn phải hoạt động lao
động trong môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đứng liên tục trong ca làm
việc, đặc biệt ở những CHXD trên đường quốc lộ thì họ còn phải chịu nồng độ khói bụi rất
cao. Do đó, những lao động trực tiếp tại CHXD có khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp vô
cùng lớn, đặc biệt là dễ bị ung thư và nhiễm độc kim loại nặng.
Nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2008) trên 3 đối tượng công ty,
trong đó có Hà Sơn Bình cho biết: tỷ lệ mắc bệnh sạm da nghề nghiệp năm 2007 là 17,6%,
trong đó số công nhân có tuổi nghề từ 11 năm trở lên có tỷ lệ này lớn hơn hẳn (92,5%). Với
ngành nghề mang tính đặc thù độc hại cao này thì điều kiện lao động có tác động rất lớn tới
quá trình thực hiện công việc của mọi nhân viên, đặc biệt là công nhân bán hàng.
Vì vậy, câu hỏi mà mọi nhà quản lý trong ngành kinh doanh xăng dầu đều đã và đang
quan tâm là: Làm thế nào để người lao động đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý cũng như an
toàn lao động? Bởi chính điều đó sẽ duy trì cũng như cải thiện kết quả thực hiện công việc
của công nhân, giúp nâng cao sản lượng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong khi ngược
lại, nếu điều kiện lao động không đảm bảo, còn nhiều hạn chế sẽ khiến người lao động dễ
mắc các bệnh nghề nghiệp hơn, không an tâm và tinh thần làm việc thấp, khiến năng suất và
kết quả thực hiện công việc giảm sút. Từ đó, bài viết thực hiện nghiên cứu những tác động
của điều kiện lao động tới kết quả thực hiện công việc (KQ THCV) của nhân viên bán xăng
dầu và xét trên thực trạng của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bài viết hướng tới việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố về điều kiện lao động tác
động trực tiếp tới kết quả thực hiện công việc của nhân viên bán hàng tại các CHXD thuộc
công ty xăng dầu Hà Sơn Bình; từ đó đưa ra khuyến nghị các giải pháp. Như vậy, bài viết
nhắm tới mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(i) Những nhân tố nào thuộc về điều kiện lao động đang tác động đến KQ THCV của
nhân viên bán hàng tại các CHXD thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình?
(ii) Mức độ tác động của những nhân tố đó như thế nào?

(iii) Những giải pháp nhằm nâng cao KQ THCV của nhân viên bán xăng dầu trong
công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thông qua cải thiện điều kiện lao động là gì?


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố thuộc về điều kiện lao động tác động đến kết
quả thực hiện công việc của nhân viên bán hàng tại CHXD trong công ty xăng dầu Hà Sơn
Bình.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Nghiên cứu kết quả THCV của nhân viên trong vòng 5 năm gần đây
Không gian: Các CHXD trực thuộc văn phòng công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, trong
đó khảo sát đại diện trên 15 cửa hàng khác nhau, phần lớn là các cửa hàng trên địa bàn Hà
Nội.
Lý do lựa chọn công ty: Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là một công ty con thuộc Tập
đoàn xăng dầu Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ chính trị về việc đảm bảo cung cấp mặt hàng
chiến lược trên 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội (Hà Tây cũ). Địa bàn kinh doanh của công
ty trải rộng ở cả khu vực nội thành và khu vực vùng sâu vùng xa và doanh số bán hàng hằng
năm tương đối cao, do đó việc tăng KQ THCV tại các CHXD của công ty có giá trị rất lớn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Từ nguồn sách, bài báo, luận về điều kiện lao động, về các tác động
của điều kiện lao động tới KQ THCV của người lao động, các bài giới thiệu về công ty
xăng dầu Hà Sơn Bình.
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Phân tích, tổng hợp, so sánh
Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 với các bước: (i) Đánh giá độ tin cậy
của thang đo, (ii) Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám

phá – EFA, (iii) Phân tích tương quan và hồi quy bội.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
ĐỘNG TỚI KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

LAO

1.1 Kết quả thực hiện công việc
Theo từ điển vi.wiktionary, kết quả thực hiện công việc là “Kết quả lao động biểu
hiện bằng khối lượng công việc làm được trong một thời gian nhất định”. Còn từ điển
business dictionary.com định nghĩa: “công việc liên quan đến các hoạt động mà một nhân
viên mong muốn tìm cách để thực hiện tốt nhất” (job performance).
Trong lịch sử, nghiên cứu đánh giá KQ THCV đã đo lường vấn đề này như là một
“vấn đề tâm lý”. Nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực để vạch ra các lý thuyết về KQ THCV
như Borman & Motowidlo (1993), Campbell et al. (1993) nhằm cung cấp các thước đo hiệu
suất như thể hiện qua sự nỗ lực, giúp đỡ và hợp tác với những người khác, ... Những lý
thuyết này còn bị giới hạn ở chỗ không bao quát được toàn bộ lĩnh vực hay tiêu chuẩn cho
mọi công việc (Sulsky Lorne M and Keown Janine L, 1998). Nghiên cứu của trường đại
học Lapland, Phần Lan (University of Lapland, 2000) đưa ra các chỉ tiêu đo lường KQ
THCV là: năng suất (gồm mục tiêu số lượng hoặc thời hạn), chất lượng công việc và tính
kinh tế (sử dụng tiết kiệm các nguồn lực), đồng thời đánh giá hiệu năng nhân viên trên 9
mức độ.
Trong thời gian gần đây, để đo lường KQ THCV, Fahad Usmani (2012) cho rằng “các
phép đo kết quả thực hiện công việc là sự so sánh giữa các thông số dự kiến và thực tế” dựa
trên 4 tiêu chí: tiến độ, chất lượng, chi phí, rủi ro. Cụ thể, để đo lường KQ THCV của người
lao động trong doanh nghiệp ngành xăng dầu, Hồ Xuân Linh và Võ Văn Hạnh (2002) sử
dụng 4 tiêu chí là: tiến độ thực hiện công việc, kỷ luật lao động, sản lượng thực hiện được

và chất lượng công việc hoàn thành. Áp dụng trong mảng kinh doanh xăng dầu, so sánh với
một số mô hình khác cho thấy, tính rủi ro không thể hiện nhiều do chênh lệch sản lượng bán
hàng giữa kỳ thực hiện và dự kiến gần như không thay đổi trong điều kiện chính sách Nhà
nước và cơ sở hạ tầng giao thông không có khác biệt lớn; tính kinh tế chủ yếu áp dụng cho
các doanh nghiệp sản xuất trong khi ở doanh nghiệp thương mại, mà cụ thể là với nhân viên
bán xăng thì việc sử dụng các nguồn lực gần như là một hằng số. Ngoài ra, phỏng vấn cán
bộ quản lý tại 2 CHXD thuộc công ty cho biết: tiêu chí tiến độ dùng để đánh giá lao động
gián tiếp chứ không sử dụng để biểu hiện KQ THCV của công nhân bán hàng nên tiêu chí
này được lược bỏ. Do vậy, bài viết sử dụng mô hình của Hồ Xuân Linh và Võ Văn Hạnh
(2002) có chỉnh sửa để đo lường KQ THCV của nhân viên bán hàng tại các CHXD.
1.2 Điều kiện lao động
Tổ chức lao động quốc tế ILO đưa ra khái niệm trong đề tài “working conditions”:
Điều kiện làm việc là vấn đề cốt lõi trong trả công và quan hệ lao động. Nói chung, điều
kiện làm việc bao gồm một loạt các chủ đề và vấn đề, từ thời gian (giờ làm việc, thời gian
nghỉ ngơi, lịch trình công việc) tới thù lao làm việc, cũng như các điều kiện vật chất và nhu


6

cầu tinh thần tồn tại ở nơi làm việc. Mặt khác, “điều kiện làm việc được tạo ra bởi sự tương
tác giữa người lao động với môi trường tổ chức của họ, bao gồm tâm lý cũng như điều kiện
vật lý.” (Gerber et al., 1998, p.44).
Như vậy, “điều kiện lao động là tổng hợp của các nhân tố trong môi trường có tác
động lên con người trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt
của họ” (Nguyễn Ngọc Quân, 2016, tr78). Theo đó, thực chất của điều kiện lao động là tổng
hợp của mọi nhân tố về tâm sinh lý, về vệ sinh phòng bệnh, về thẩm mỹ, về tâm lý xã hội
và điều kiện sống có liên quan tới nhau, cùng tác động lên cơ thể người lao động, ảnh
hưởng đến sức khỏe, khả năng làm việc và sự phát triển nhân cách, qua đó có thể làm tăng
hoặc giảm KQ THCV.
Đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức - định mức lao động nói chung và điều kiện làm

việc nói riêng ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, ở Việt Nam, Thế Đạt (1975) đưa ra biểu
hiện của điều kiện lao động là cơ khí hóa và tự động hóa; điều kiện vệ sinh; điều kiện thẩm
mỹ; độ rung, ồn và nhiệt; ô nhiễm và độ ẩm trong không khí; chế độ nước uống khi chịu
nhiệt cao. Còn Lê Minh Thạch và Nguyễn Thị Cảnh (1987) phân điều kiện lao động thành 3
nhóm: điều kiện tâm sinh lý, vệ sinh lao động; điều kiện thẩm mỹ; điều kiện tâm sinh lý xã
hội.
Song tài liệu gần đây hơn của Nguyễn Ngọc Quân (2016) có sự đo lường cụ thể và bổ
sung hơn, gồm 5 nhóm: các nhân tố thuộc vệ sinh – y tế, các nhân tố về tâm – sinh lý lao
động, các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học, các nhân tố thuộc về tâm lý – xã hội, các nhân tố
thuộc về điều kiện sống của người lao động. Bài viết sẽ áp dụng mô hình này cùng với các
lý giải về từng khái niệm của các biến trong mô hình vào thực trạng của lao động bán hàng
tại các CHXD.
1.2.1 Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế
Các nhân tố thuộc về vệ sinh – y tế là nhóm nhân tố thuộc về môi trường xung quanh
có ảnh hưởng tới các chức năng sinh lý. Khi điều kiện của môi trường vượt quá các giới hạn
về sinh lý, con người sẽ bị mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và thể hiện trực tiếp thông qua
NSLĐ hay KQ THCV. Nhóm nhân tố này bao gồm:
(i) Điều kiện vi khí hậu – là khí hậu trong giới hạn của môi trường làm việc: Nhiệt độ:
quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cơ thể mất nước và muối khoáng, làm KQ THCV giảm 4% 50%. Độ ẩm: ảnh hưởng sự bài tiết và khả năng trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt trong
ngành kinh doanh xăng dầu, độ ẩm cao làm hơi xăng dầu không khuếch tán được mà tụ lại
xung quanh khu vực bán xăng, tăng nồng độ độc hại.
(ii) Tiếng ồn: là thứ âm thanh hỗn độn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh
hưởng tới thính giác và hệ thần kinh của NLĐ, có thể làm giảm KQ THCV từ 10% đến
20%.


7

(iii) Sự ô nhiễm môi trường: bao gồm bụi và khí độc, tác động mạnh tới sức khỏe
NLĐ, gây bệnh nghề nghiệp, giảm khả năng tái tạo sức lao động. NLĐ tại các CHXD phải

tiếp xúc thường xuyên với hơi xăng dầu vô cùng độc hại, và do các CHXD đều nằm trên
các con đường lớn và đặc biệt trên quốc lộ nên không chỉ nồng độ bụi mà khí thải từ các
phương tiện giao thông cũng rất cao.
(iv) Ánh sáng và chế độ chiếu sáng: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi 85% các
thông tin từ môi trường bên ngoài được NLĐ trực tiếp nhận bằng thị giác. Ánh sáng tự
nhiên sẽ tốt hơn ánh đèn nhân tạo, và chế độ chiếu sáng không phù hợp có thể dẫn đến tai
nạn hoặc sự cố.
(v) Điều kiện vệ sinh nơi làm việc: Trường hợp nơi làm việc không sạch sẽ cũng gây
giảm KQ THCV do ảnh hưởng tới sức khỏe NLĐ.
1.2.2 Các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động
Nghiên cứu của Lamb. S và Kwok (2016) tại Anh cho biết các yếu tố về tâm sinh lý
lao động làm giảm đáng kể KQ THCV, thậm chí một vài trường hợp làm giảm năng suất
đến 14,8%. Sự căng thẳng tác động gián tiếp đến hiệu suất bằng cách gây mệt mỏi, tạo
trạng thái tiêu cực, làm giảm động lực và gây mất tập trung. Những kết quả điều tra cho
thấy áp lực không chỉ làm giảm năng lực nhận thức cho công việc mà còn làm chậm tốc độ
lao động. Đối với NLĐ bán hàng tại các CHXD, tư thế đứng để làm việc cần duy trì liên tục
trong suốt một ca làm việc là 8 tiếng, song khác với lao động sản xuất, họ có thể được “nghỉ
chân” trong trường hợp cửa hàng vắng khách.
Ngoài ra, trong nhóm nhân tố này còn có yếu tố tính đơn điệu, tuy nhiên do đặc trưng
công việc của công nhân bán xăng, họ thường xuyên phải giao tiếp nên yếu tố này không có
sự ảnh hưởng.
1.2.3 Các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học
Tuy không tác động trực tiếp tới sức khỏe như 2 nhóm nhân tố trên nhưng các yếu tố
thuộc nhóm này có tác dụng cải thiện trạng thái tâm sinh lý của NLĐ, gây cảm giác hưng
phấn dễ chịu và có khả năng làm tăng hiệu suất.
(i) Màu sắc: có thể gây ra cảm giác lạnh lẽo, mát mẻ hay ấm áp, nóng bức, kích thíc
phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hoặc cảnh báo nguy hiểm.
(ii) Cây xanh: là một yếu tố thẩm mỹ nhưng đồng thời lại có tác dụng vệ sinh phòng
bệnh. Cây xanh tạo cảm giác mát mẻ, thư thái cho con người, hơn nữa còn có thể lọc khí,
lọc bụi, lọc tiếng ồn và hấp thụ nhiệt.

(iii) Bố trí không gian làm việc: nếu được nghiên cứu trên cơ sở khoa học sẽ vừa tạo
thuận lợi trong quá trình làm việc vừa phù hợp thẩm mỹ, tạo cảm giác gọn gàng, thư thái.


8

Âm nhạc chức năng và kiểu dáng trang thiết bị cũng nằm trong nhóm nhân tố này,
song do đặc trưng công việc ngoài trời với tiếng ồn cao và ít sự lựa chọn về kiểu dáng trang
thiết bị nên 2 yếu tố này được loại trừ.
1.2.4 Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội
Đây là nhóm nhân tố nói về các mối quan hệ giữa người với người tại nơi làm việc.
Nhiều thí nghiệm mang tính chất tâm lý đã chứng minh rằng: Thái độ quan tâm, công minh
của cấp trên với cấp dưới; mối quan hệ chân thành, tin cậy, cởi mở giữa các đồng nghiệp
với nhau; sự thông cảm của xã hội đối với nghề nghiệp mà NLĐ làm, v.v… là những yếu tố
có ảnh hưởng tích cực đối với tâm lý và có thể làm tăng KQ THCV 18-20%. Như vậy,
nhóm nhân tố này bao gồm: (i) tâm lý cá nhân trong tập thể, (ii) quan hệ giữa đồng nghiệp
với nhau, (iii) quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới.
1.2.5 Các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động
Nhóm nhân tố này phần lớn không có tác động trực tiếp tới KQ THCV của NLĐ, tuy
nhiên nó lại là tiền đề cần thiết cho quá trình lao động của mỗi người.
(i) Vấn đề nhà ở, đi lại của NLĐ: Khi có nơi ở ổn định, phương tiện di chuyển thuận
lợi và nhanh chóng thì NLĐ sẽ an tâm làm việc hơn.
(ii) Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Trong trường hợp NLĐ nghỉ ngơi quá ít hoặc làm
việc với cường độ thường xuyên liên lục thì sẽ không đảm bảo tái tạo sức lao động, không
những làm giảm hiệu suất mà tăng tốc độ giảm còn tăng theo thời gian.
(iii) Tình trạng xã hội và pháp luật: Nếu tình trạng tệ nạn xã hội tại nơi NLĐ sinh sống
và làm việc ở mức cao và/hoặc gia tăng thì họ sẽ không thể an tâm làm việc, thậm chí gây
căng thẳng thần kinh và giảm hiệu suất hoặc nghỉ ngày công quá nhiều. Thậm chí đôi khi có
những khách hàng đến gây rối gây mất an ninh trật tự tại các CHXD.
1.3 Tác động của điều kiện lao động tới kết quả thực hiện công việc

Hiệu suất của 1 tổ chức – điều quyết định sự tồn tại và phát triển của chính doanh
nghiệp – phụ thuộc phần lớn vào năng suất lao động và KQTHCV của từng cá nhân. Hơn
nữa, nguồn nhân lực cũng được coi là năng động nhất trong tất cả các yếu tố đầu vào để tạo
ra sản phẩm, có tiềm năng phát triển và còn như chất xúc tác cho mọi nguồn lực khác. Do
đó, năng suất có tầm quan trọng rất lớn đối với mọi doanh nghiệp, dù có thuộc ngành
thương mại hay không. (Yesufu TM, 2000).
Khoảng 86% các vấn đề về hiệu suất hay KQ THCV nằm trong môi trường và điều
kiện lao động của các tổ chức. Cải thiện môi trường làm việc và điều kiện lao động sẽ thúc
đẩy làm tăng năng suất cho người lao động. Ví dụ như cơ sở ý tế đạt tiêu chuẩn sẽ bảo vệ
cuộc sống của người lao động. (Akinyele Samuel Taiwo, 2010). Brenner P. (2004) khẳng
định rằng khả năng nhân viên chia sẻ kiến thức và làm việc tốt phụ thuộc vào điều kiện lao
động của họ, song cuộc điều tra cũng tiết lộ rằng nhiều tổ chức không tận dụng đầy đủ điều


9

kiện lao động và cải thiện chúng để cho phép gia tăng mức độ hợp tác, đổi mới và nâng cao
KQ THCV. Điều kiện làm việc vô cùng quan trọng trong tổ chức lao động khoa học. Nếu
nhân viên có nhận thức tiêu cực về điều kiện làm việc của mình thì họ có thể sẽ vắng mặt,
gặp các bệnh về căng thẳng, năng suất và sự cam kết của họ với tổ chức sẽ có xu hướng
thấp. Ngược lại, điều kiện làm việc tốt sẽ khiến cho người lao động trở nên thân thiện, tin
tưởng, tiết kiệm, có năng suất cao hơn, tăng giao tiếp và sự sáng tạo, đảm bảo sức khỏe cho
người lao động. (Ali Yassin Sheikh Ali et al, 2013)
Cụ thể, ngành dầu khí nói chung bao gồm nhiều quá trình phức tạp mà trong hầu hết
các giai đoạn, người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ đe dọa sức khỏe của họ như:
nhiệt độ, tiếng ồn, street, bức xạ có hại, thay đổi thời tiết, khí độc, rung động v.v… Bên
cạnh đó, các tác hại của ngành như phát tán khí độc, cháy nổ, tràn dầu, v.v… cũng luôn
luôn có khả năng xảy ra, mà nếu không có các biện pháp phòng ngừa thì sẽ dẫn đến tai nạn
vô cùng nghiêm trọng (Hồ Xuân Linh và Võ Văn Hạnh, 2002). Bài viết chỉ nghiên cứu tại
một công ty con chịu trách nhiệm về mảng phân phối xăng dầu, do đó các tác hại nêu trên

sẽ chỉ được khoanh vùng trong mảng này, bao gồm: nhiệt độ, tiếng ồn, thay đổi thời tiết, khí
độc, khí bụi, cháy nổ, ô nhiễm nước sinh hoạt. Đây chính là những vấn đề cần giải quyết để
cải thiện điều kiện vật lý cho người lao động. Ngoài ra còn có các điều kiện về tinh thần, xã
hội.
Tóm lại, từ những phân tích về các nhóm nhân tố dựa trên lý thuyết của Hồ Xuân Linh
và Võ Văn Hạnh (2002), Nguyễn Ngọc Quân (2016), mô hình nghiên cứu được xây dựng
là:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu
Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế

(+)

Các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động
(+)
Các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học

(+)

Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội

(+)

Các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động

Hiệu suất làm
việc

(+)

(Nguồn: Phân tích và tổng hợp của sinh viên)

Trong đó:


10

Nhóm “các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế” bao gồm: Điều kiện vi khí hậu; Tiếng ồn;
Sự ô nhiễm môi trường; Ánh sáng và chế độ chiếu sáng; Điều kiện vệ sinh nơi làm việc.
Nhóm “các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động” bao gồm: Sự căng thẳng về thể
lực; Sự căng thẳng về thần kinh; Trạng thái và tư thế lao động.
Nhóm “các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học” bao gồm: Màu sắc; Cây xanh; Bố trí
không gian làm việc.
Nhóm “các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội” bao gồm: Tâm lý cá nhân trong tập thể;
Quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau; Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới.
Nhóm “các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động” bao gồm: Vấn đề
nhà ở, đi lại của NLĐ; Chế độ làm việc và nghỉ ngơi; Tình trạng xã hội và pháp luật.


11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠI CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU THUỘC
CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH
2.1 Giới thiệu về công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là một công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu
là Tập đoàn xăng dầu Việt nam (Petrolimex). Thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1991 theo
quyết định số 699 của Bộ thương mại trên cơ sở hợp nhất giữa xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn
Bình thuộc công ty xăng dầu khu vực I và kho xăng dầu K133 thuộc công ty xăng dầu B12.
Từ ngày 28/06/2010, công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty Nhà
nước sang công ty TNHH Một thành viên.
Ngành nghề: Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu,... với hệ thống mạng
lưới phân phối được bố trí phủ khắp trên địa bàn 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội - Hòa Bình - Sơn

La.
Về lao động: Theo thống kê của phòng tổ chức – hành chính 6 tháng đầu năm 2016:
công ty có tổng số lượng cán bộ công nhân viên là 736 người, trong đó, tổng số lao động
trực tiếp – công nhân bán xăng là 573 người (chiếm 77,85%).
Một số thông tin về công tác đảm bảo điều kiện lao động cho nhân viên bán xăng:
Đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy; trang bị bảo hộ lao
động cho công nhân tại CHXD với chi phí bảo hộ lao động trung bình hàng năm là 3,5 tỷ
đồng. Trong đó, các trang bị bảo hộ ngắn hạn (mũ, khẩu trang, găng tay, giày) được thay
thường kỳ 1-3 tháng/lần, các trang bị bảo hộ dài hạn (quần áo) được thay thường kỳ 1
năm/lần.
Bồi dưỡng bằng hiện vật góp phần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể
(chi phí là 15.000 đồng/ người/ ngày)
Thường xuyên thu gom và làm sạch xăng dầu rơi vãi để làm sạch môi trường, giảm
hơi độc trong không khí và đặc biệt hạn chế tai nạn cháy nổ. Đến nay, 100% CHXD của
công ty đã được đầu tư lắp đặt và đưa vào vận hành sử dụng hệ thống thu hồi hơi xăng dầu.
Để xử lý nước thải nhiễm dầu đạt các tiêu chuẩn quy định của Luật Bảo vệ môi
trường, công ty đã áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 29:2010/BTNMT về nước
thải của kho và cửa hàng xăng dầu - được Petrolimex phối hợp với cơ quan chức năng xây
dựng và công bố
Thực hiện tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp tại mọi CHXD, thực hiện vệ sinh thường
xuyên và trồng nhiều cây xanh.
Thiết kế các CHXD (bao gồm bố trí nơi làm việc) phải được các cơ quan có thẩm
quyển phê duyệt trước khi thực hiện xây dựng, để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
và môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh.


12

Bố trí, sắp xếp lao động nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa nơi ở và CHXD mà nhân
viên bán xăng làm việc.

Chế độ làm việc theo ca, kíp; phân công cụ thể.
2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng tại các cửa hàng thuộc công ty xăng dầu Hà
Sơn Bình
Từ mô hình nghiên cứu (Hình 1.1), đề cương bảng hỏi được xây dựng (phụ lục 01) và
từ đó thiết lập bảng hỏi với thang đo Likert 5 mức độ từ điểm 1 – “Hoàn toàn không đồng
ý” tới điểm 5 – “Hoàn toàn đồng ý”. Với tổng thể nghiên cứu là các CHXD trực thuộc văn
phòng công ty xăng dầu Hà Sơn Bình với 573 lao động trực tiếp, như vậy, để mẫu nghiên
cứu có khả năng đại diện cho tổng thể thì cỡ mẫu tối thiểu là 20*5 = 100 mẫu (với 20 là số
quan sát). Như vậy, nghiên cứu được thực hiện với số phiếu phát ra là 150 phiếu/15 cửa
hàng, thu về 112 phiếu (chiếm 74,67% số phiếu phát ra), trong đó có 98 phiếu có chất lượng
(chiếm 87,5% số phiếu thu về).
Thống kê mẫu điều tra cho thấy gần một nửa số công nhân bán xăng dầu đều nằm
trong độ tuổi từ 35 đến dưới 45 và không có lao động nào dưới 25 tuổi, hơn 70% số lao
động là nam. Cụ thể hình 2.1.
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ mẫu điều tra theo tuổi và giới tính
Độ tuổi
28.6

28.6

Từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi
Từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi
Từ 45 tuổi trở lên

42.9

Giới tính
28.6

Na

m
Nữ

71.4


13

(Nguồn: Tổng hợp của sinh viên)
2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng tại các cửa hàng thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
2.2.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Theo Hoàng
Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các thang đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,6 là
có thể chấp nhận được và sẽ giữ lại để tiếp tục sử dụng cho các phân tích tiếp theo. Tuy
nhiên, hệ số Cronbach Alpha chỉ cho biết các thang đo có liên kết với nhau hay không mà
không giúp cho việc quyết định nên giữ lại hay bỏ đi chỉ báo nào và do vậy cần sử dụng
thêm hệ số tương quan biến tổng (item – total correclation) để có thêm cơ sở cho việc đưa
ra các quyết định này.
Theo kết quả tính toán, biến phụ thuộc “Kết quả thực hiện công việc” có Cronbach’s
Alpha là 0,787, nằm trong khoảng 0,6 đến 1, do đó các thang đo có liên kết với nhau và là
thang đo tương đối tốt. Bên cạnh đó, những quan sát đo lường của biến này có các hệ số
tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nghĩa là đều đạt yêu cầu.
Các biến độc lập cũng đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (thấp nhất là biến “Các
nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học” với giá trị Cronbach’s Alpha là 0,672 ) và mọi quan sát đều
có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4. Đặc biệt, các thang đo biến “Các nhân tố thuộc
về Tâm – Sinh lý lao động” là tốt nhất với giá trị Cronbach’s Alpha là 0,919.
Tuy nhiên, có duy nhất biến độc lập “Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội” có
Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0 và mọi quan sát của biến này đều có hệ số tương quan biến
tổng nhỏ hơn 0,3. Do đó, “Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội” bị loại bỏ khỏi mô hình.
Điều này là hợp lý do trên thực tế, phần lớn các mối quan hệ giữa những công nhân bán

xăng dầu – lao động phổ thông tương đối đơn giản và gần gũi, gần như không bao giờ có
tranh chấp hay mâu thuẫn; mặt khác, trong câu nhận xét về mối quan hệ với cấp trên, có thể
bảng khảo sát chưa thực sự khai thác triệt để được vấn đề này. Vì vậy, dù có KQ THCV tốt
hay không thì điều kiện về tâm lý – xã hội luôn được NLĐ đánh giá tốt hoặc rất tốt.
Như vậy, việc loại bỏ một số thang đo qua kết quả tính toán hệ số Cronbach’s Alpha là
hợp lý và phù hợp với thực tiễn. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha các thang đo của các
biến được trình bày cụ thể trong phụ lục 02.
2.2.2 Kết quả phân tích nhân tố - EFA
Để loại bỏ một lần nữa những thang đo không đủ độ tin cậy, giữ lại các thang đo có
độ kết dính cao, có thể gom thành các nhân tố phản ánh chính xác thành phần đo lường các
biến trong mô hình, quá trình phân tích nhân tố được tiến hành 2 lần, kết quả được tổng
hợp trong bảng 2.1 và phụ lục 03. Yêu cầu trong bước này là hệ số KMO (Kaiser – Meyer
– Olkin) phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 =< KMO <= 1) thể hiện phân tích nhân tố là phù
hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05), chứng tỏ các


14

biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là
chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5.
Kết quả cho thấy, các thang đo có độ tin cậy khá cao, tuy nhiên, toàn bộ quan sát của
biến “Các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học” và quan sát “Điều kiện vệ sinh” thuộc biến “Các
nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế” bị loại bỏ. Từ đó, các quan sát còn lại được gom thành 2
biến mới là “Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của NLĐ” và “Các nhân
tố thuộc về Vệ sinh – Y tế” như hình 2.2. Như vậy từ mô hình ban đầu với 5 biến độc lập,
sau quá trình phân tích nhân tố - EFA, 2 nhân tố về Thẩm mỹ học và Tâm lý – Xã hội đã bị
loại trừ.
Hình 2.2: Kết quả các biến độc lập

Cac nhân tô thuôc vê

Tâm sinh ly lao đông

Cac nhân tô
thuôc vê Tâm
sinh ly và Điêu
kiên sông cua
NLĐ

Cac nhân tô thuôc vê
Điêu kiên sông cua
NLĐ

(-) Điêu kiên vê sinh nơi làm viêc
Cac nhân tô thuôc
Cac nhân tô thuôc vê
vê Vê sinh – Y tê
Vê sinh – Y tê

(Nguồn: Tổng hợp của sinh viên)

Bảng 2.1: Kết quả phân tích nhân tố - EFA
Các hệ số KMO
(hệ số tải nhân tố)

P-value

Phương sai
Số biến
trích
được rút ra


Kết luận

KQ THCV

0,704

0,000

71,840

0

Đủ điều kiện phân tích

Các biến
độc lập

0,671

0,000

84,095

4

Đủ điều kiện phân tích

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát của sinh viên)


2.2.3 Kết quả phân tích tương quan
Từ kết quả kiểm định Cronbach’Anpha và phân tích nhân tố như bên trên, có 2 biến
độc lập trong mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau:
X1: Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của NLĐ
X2: Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế


15

Để đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình, bài viết sử dụng
phương pháp tương quan Pearson correlation coefficient. Hệ số tương quan được ký hiệu là
r và có giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Giá trị r > 0 thể hiện mối tương quan đồng biến
giữa các biến phân tích và ngược lại giá trị r < 0 thể hiện mối quan hệ nghịch biến. Giá trị r
= 0 chỉ ra rằng các biến phân tích không có mối liên hệ với nhau. Trong đó:
| r | → 1: quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẽ
| r | → 0: quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng yếu.
Kết quả cho thấy hệ số tương quan (r) đều có giá trị > 0, thể hiện các biến có quan hệ
thuận chiều với nhau. Thêm vào đó, | r | > 0.4, và r → 1, cụ thể là r của biến phụ thuộc với 2
biến độc lập X1 và X2 lần lượt là 0,77 và 0,487, nên “KQ THCV” có tương quan rất chặt
chẽ với “Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của NLĐ” và có tương quan
tương đói chặt chẽ với “Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế”. Tương tự, hệ số tương quan
của 2 biến độc lập là 0,69 nên hai biến này cũng có tương quan chặt chẽ với nhau. (Cụ thể ở
bảng 2.2)
Bảng 2.2: Trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan của các biến

STT

Biến

Trung

bình

Độ lệch
chuẩn

KQ
THCV

1

1

KQ THCV

4.4067

.46311

2

Các nhân tố thuộc về
Tâm sinh lý và Điều
kiện sống của NLĐ

3.3167

1.00692

3


Các nhân tố thuộc về
Vệ sinh – Y tế

3.5450

.99063

Các nhân tố
thuộc về Tâm Các nhân tố
thuộc về
sinh lý và Điều
Vệ
sinh – Y
kiện sống của
tế
NLĐ
.770

.487

-

.690

-

N=98, mức ý nghĩa- sig (2 phía) = 0.00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát của sinh viên)

2.2.4 Kết quả phân tích hồi quy

Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, bài viết
sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất – OLS với biến phụ thuộc là “KQ
THCV” của công nhân bán hàng tại các CHXD và 2 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
được hiệu chỉnh từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố.


16

2.2.4.1 Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính
Mô hình tổng quát: Y = β0 + β1(X1) + β2(X2)
Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS phiên bản 22.0 để xây dựng mô hình
đánh giá tác động của các biến độc lập mới tới biến phụ thuộc Y, cụ thể hình 2.3
Hình 2.3: Mô hình hồi qui
β1 = 0,814

Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý
và Điều kiện sống của NLĐ

Kết quả thực hiện công việc
Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế
β2 = 0,065
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) tương đối cao - bằng 0,678 - nghĩa là mô
hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập số liệu ở mức 67,8%. Tuy nhiên sự
phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng
thể thực hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình, sử dụng kiểm định F trong
bảng phân tích phương sai (ANOVA) với giả thuyết H 0 là β1 = β2 = 0. Kết quả phân tích cho
thấy giá trị Sig. của kiểm định F rất nhỏ (0.000), điều đó tương ứng với việc có cơ sở để bác
bỏ Ho tức là các hệ số hồi quy khác 0. Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp với
tổng thể. Đồng thời, giá trị Sig. của kiểm định t của các biến đều bằng 0,000 nên các biến

độc lập đều có ý nghĩa thống kê và có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc. (tham khảo
phụ lục 04)
2.2.4.2 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập trong mô hình
phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Hiện tượng đa cộng tuyến trên thực
tế là khó tránh khỏi, các biến độc lập khó mà không có quan hệ với nhau. Vì vậy, ta chỉ cần
quan tâm đến việc mô hình hồi quy có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao hay không, dựa
trên các dấu hiệu: (i) Giá trị của hệ số phóng đại phương sai (VIF - variance inflation
factor), nếu VIF>10 thì mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao. (ii) Giá trị của hệ số
tương quan cặp các biến độc lập (r), nếu r >0.8 thì có thể xem như mô hình có đa cộng
tuyến cao. (Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2013)


17

Dựa trên kết quả về hệ số tương quan trong mô hình, ta có được giá trị r là 0,69 nhỏ
hơn 0,8. Ngoài ra, giá trị VIF < 10, do vậy, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
cao. (tham khảo phụ lục 04)
2.2.4.3 Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quy sau khi phân tích có kết quả như sau:
Y = 0,814(X1) + 0,065(X2)
Điều này có nghĩa với mức ý nghĩa 5% thì 2 nhóm yếu tố cùng tác động đến KQ
THCV và cùng có ảnh hưởng tích cực.
Hệ số tự do β0:
β0 = 0, vì điều kiện lao động là nền tảng để NLĐ thực hiện hoạt động lao động của
mình, có nghĩa là khi NLĐ thực hiện công việc thì bản thân họ đã luôn chịu tác động từ môi
trường làm việc xung quanh (điển hình như các vấn đề về khí hậu). Vì vậy, không thể xác
định được quá trình lao động hay KQ THCV mà không có điều kiện lao động. Do đó, hệ số
tự do trong phương trình hồi quy là 0.
Hệ số β:

β 1: Trong trường hợp biến “Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế” không thay đổi,
nếu biến “Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của NLĐ” tăng lên 1 đơn vị
thì mức KQ THCV tăng thêm 0,814.
β 2: Trong trường hợp biến “Các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của
NLĐ” không đổi, nếu biến “Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế” tăng lên 1 đơn vị thì KQ
THCV tăng thêm 0,065.
Có thể thấy các yếu tố vẫn tác động thuận chiều như trong dự đoán ban đầu, điều đó
có nghĩa là KQ THCV sẽ tăng thêm khi các nhân tố về Vệ sinh – Y tế, Tâm sinh lý và Điều
kiện sống của NLĐ được cải thiện tốt hơn
.


18

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHI
3.1 Kết luận
Mô hình sau nghiên cứu có một vài điểm khác biệt so với mô hình lý thuyết ban đầu,
trong đó các nhân tố về Tâm lý – Xã hội và các nhân tố về Thẩm mỹ học bị loại khỏi mô
hình. Điều này là do 2 nhân tố vừa nêu được coi như hai nhóm nhân tố duy trì, theo đó, điều
kiện làm việc xấu thì sẽ khiến cho người lao động có cảm giác tiêu cực cao và khi điều kiện
làm việc nhìn chung tương đối tốt thì giúp người lao động ở trong trạng thái bình ổn. (Ali
Yassin Sheikh Ali et al, 2013).
Bên cạnh đó, thực trạng tại các CHXD thuộc văn phòng công ty Hà Sơn Bình như đã
đề cập ở mục 2.1 cho thấy, các vấn đề về thẩm mỹ học tại từng cửa hàng đã và đang được
quan tâm nhằm cải thiện môi trường xung quanh nơi NLĐ làm việc như: các trang thiết bị
được thiết kế bố trí khoa học và đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như an toàn phòng chống
cháy nổ - điều này cũng khiến cho quan sát “điều kiện vệ sinh nơi làm việc” bị loại bỏ,
đồng thời công ty cũng thực hiện nhiều chương trình tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp tại
mọi CHXD. Do đó, khi khảo sát về vấn đề này, các công nhân bán hàng đều cho rằng điều
kiện về thẩm mỹ tốt hoặc rất tốt, dù KQ THCV của họ có cao hay không. Mặt khác, các vấn

đề về tâm lý – xã hội như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp hay giữa các cấp - như đã giải
thích ở mục 2.2.1 – cũng luôn được đánh giá cao, không có câu trả lời nào nhận xét mối
quan hệ mâu thuẫn hay căng thẳng. Vì vậy, việc các biến bị loại khỏi mô hình là hợp lý với
điều kiện thực tế tại các CHXD hiện nay.
Cụ thể hơn, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố thuộc về Tâm sinh lý và Điều
kiện sống của NLĐ - bao gồm: (i) Sự căng thẳng về thể lực; (ii) Sự căng thẳng về thần
kinh; (iii) Trạng thái và tư thế lao động; (iv) Vấn đề nhà ở, đi lại của NLĐ; (v) Chế độ làm
việc và nghỉ ngơi; (vi) Tình trạng xã hội và pháp luật – có tác động mạnh tới KQ THCV
của công nhân bán xăng dầu hơn cả. Bởi đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét
nhất tới sức khỏe, tinh thần cũng như khả năng làm việc của NLĐ, đồng thời cũng có các
nhân tố mang tính chất tiền đề không thể thiếu để NLĐ an tâm làm việc như vấn đề nhà ở,
phương tiện đi lại và tình trạng tệ nạn xã hội, pháp luật.
Nhóm nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới KQ THCV của công nhân bán xăng dầu thuộc
công ty Hà Sơn Bình là các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế. Mặc dù nhóm nhân tố này có
mức độ tác động thấp hơn nhóm thứ nhất (β 2 = 0,065 và β 1 = 0,814) song những tác động
của chúng là không thể phủ định. Nhóm nhân tố này bao gồm: (i) Điều kiện vi khí hậu; (ii)
Tiếng ồn; (iii) Sự ô nhiễm môi trường; (iv) Ánh sáng và chế độ chiếu sáng. Theo nghiên cứu
của Hồ Xuân Linh và Võ Văn Hạnh (2002), nhóm nhân tố này vốn dĩ có tác động mạnh hơn
rất nhiều, song thực trạng tại Hà Sơn Bình chỉ là doanh nghiệp phân phối xăng và các sản
phẩm hóa dầu chứ không bao gồm quá trình khai thác, do đó các đặc tính nặng nhọc, độc
hại do môi trường, khí hậu cũng giảm đi rõ rệt. Mặt khác, như đã trình bày ở mục 2.1, công


19

ty đã chú trọng đầu tư vào các biện pháp bảo hộ lao động nhằm giảm thiểu các tác động về
ô nhiễm môi trường - độc hại, chế độ chiếu sáng thường được đảm bảo duy trì tốt. Từ đó
mà nhóm nhân tố này có tác động thấp hơn hẳn. Tuy nhiên các vấn đề về điều kiện vi khí
hậu như nhiệt độ, độ ẩm và vấn đề tiếng ồn còn nhiều hạn chế và trên thực tế cũng rất khó
để cải thiện.

Như vậy, khi các nhân tố về Tâm sinh lý và Điều kiện sống của NLĐ, các nhân tố về
Vệ sinh - Y tế được cải thiện tốt hơn – cụ thể là giảm căng thẳng thể lực và thần kinh, tư thế
lao động linh hoạt hơn, nơi ở ổn định và đi lại thuận tiện, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp
lý, giữ vững an ninh và giảm tệ nạn xã hội tại nơi làm việc, cải thiện nhiệt độ và độ ẩm để
không quá cao (thấp), giảm tác động của tiếng ồn và ô nhiễm môi trường, duy trì và cải
thiện chế độ chiếu sáng phù hợp – thì KQ THCV của NLĐ sẽ tốt hơn, tăng năng suất và
hiệu quả công việc.
3.2 Một số khuyến nghi
Hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại, đòi hỏi cao về an
toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường vì vậy phong trào sáng kiến cải tiến kỹ
thuật ở công ty có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối tại các CHXD. Nhiều sáng kiến, giải pháp hợp lý hoá
trong kinh doanh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đã, đang và sẽ góp phần giải
quyết được những khó khăn, ách tắc; đặc biệt là cải thiện điều kiện làm việc và môi trường
lao động. Các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích sẽ giúp cho tập thể NLĐ nhanh
chóng vươn lên tiếp cận và làm chủ công nghệ trong sản xuất kinh doanh, tạo nền móng
vững chắc cho công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác với các bạn hàng
trên thị trường.
Tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp bảo hộ lao động nhằm cải thiện các điều
kiện về Vệ sinh - Y tế như các trang bị, phương tiện bảo hộ cá nhân, khám sức khỏe định
kỳ, v.v…
Tổ chức thêm các khóa huấn luyện, các chương trình thể dục, thể thao, văn nghệ để
tuyên truyền cho NLĐ tại các CHXD, nhằm trang bị và bổ sung những kiến thức như chính
sách, pháp luật, tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao
động ở cơ sở; các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng
ngừa; hướng tới cải thiện điều kiện làm việc phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Nghiên cứu và cải thiện các quy định về thời giờ làm việc – nghỉ ngơi, đặc biệt, hạn
chế hoặc không áp dụng chế độ làm ca đêm, làm thêm giờ đối với một số đối tượng, một số
CHXD mà không cần thiết phải duy trì ca đêm.



20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akinyele Samuel Taiwo (2010), “The influence of work environment on workers
productivity: A case of selected oil and gas industry in Lagos, Nigeria”, African Journal
of Business Management Vol. 4 (3), 299-307
2. Ali Yassin Sheikh Ali et al (2013), “Working conditions and employee’s productivity on
manufacturing companies in sub-saharan african context: case of Somalia”, Educational
research international, Vol 2 No 2, 67 – 73
3. Brenner P (2004), Workers physical surrounding, Impact Bottom Line Accounting:
Smarts Pros.com
4. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2008), Đề tài “Sạm da nghề nghiệp trong ngành
xăng dầu – Vấn đề cần quan tâm”, truy cập ngày 01/10/2016 từ <
:8086/
pcbenhnghenghiep/pages/tintuc.aspx?
CateID=14&ItemID=739>
5. Fahad Usmani (2012), “Work performance information (WPI) vs work performance
measurements (WPM)”, truy cập ngày 01/10/2016 từ < />03/work-performance-information-wpi-vs-work-performance-measurements-wpm/>
6. Gerber, Nel and Van Dyk (1998), Human Resource Management, Johannesburg: Internal
Thomson Publishing.
7. Hồ Xuân Linh và Võ Văn Hạnh (2002), “Present Working Environment Conditions and

Measures of Improvement in Vietnam Petroleum Industry”, Society of Petroleum
Engineers, Petrovietnam Research and Development Centre for Petroleum Safety and
Environment RDCPSE
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức, TP, HCM
9. International Labour Organization, Topic “Working conditions”, truy cập ngày
2/10/2016 từ < />10. Lamb S. and Kwok KCS (2016), “A longitudinal investigation of work environment


stressors on the performance and wellbeing of office workers”, Applied Ergonomics, Vol
52, Kidlington, United Kingdom, p. 104
11. Lê Minh Thạch và Nguyễn Thị Cảnh (1987), “Định mức và tổ chức lao động khoa học
trong xí nghiệp công nghiệp”, Nxb Lao Động
12. Nguyễn Ngọc Quân (2016), Bài giảng Môn Tổ chức lao động và Định mức lao động, Bộ
môn Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
13. Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh (2013) (đồng chủ biên), Giáo trình “Kinh tế
lượng”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội


21

14. Sulsky Lorne M and Keown Janine L (1998), “Performance appraisal in the changing
world of work: implications for the meaning and measurement of work performance”,
Canadian Psychological Association, Ottawa, Canada, Vol 39 (1), p.52
15. Thế Đạt (1975), “Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp công nghiệp”, Nxb Lao
động
16. Từ điển BusinessDictionary, truy cập ngày 20/09/2016 từ < iness
dictionary.com/definition/job-performance.html>
17. Từ điển mở Wiktionary, truy cập ngày 20/09/2016 từ < hi
%E1%BB%87u_su%E1%BA%A5t#Ti.E1.BA.BFng_Vi.E1.BB.87t>
18. University of Lapland (2000), “Personal performance evaluation system for other
staff”, truy cập ngày 01/10/2016 từ < />The-salary-system/General-staff/Evaluating-the-Personal-WorkPerformance#sc>
19. Vũ May (2016), “Những nghề độc hại nhất đối với sức khỏe”, theo suckhoedoisong.vn,
truy cập ngày 15/09/2016 từ < />20. Yesufu TM (2000), The Human Factor in national Development: Nigeria, Spectrum
Books Limited, Ibadan, Nigeria.


22


PHỤ LỤC 01: ĐỀ CƯƠNG BẢNG HỎI
Biến
phụ
thuộc:
Kết
quả
thực
hiện
công
việc

Biểu hiện

Tôi luôn chấp hành đúng mọi nội quy, quy định
Kỷ luật Chấp hành nội quy
của công ty.
lao
Thực hiện quy trình, quy Tôi luôn thực hiện đúng và đẩy đủ mọi quy trình,
động
phạm khâu bán hàng
quy phạm trong khâu bán hàng.
Sản lượng thực hiện được

Mức sản lượng mà tôi bán được luôn được đánh
giá cao, trên mức trung bình và vượt kế hoạch.

Chất lượng công việc hoàn thành

Đánh giá về thực hiện văn minh thương mại và vệ

sinh môi trường của tôi luôn rất tốt.

Biến
độc lập

Các
nhân
tố
thuộc
về Vệ
sinh –
Y tế

Câu hỏi khảo sát

Biến quan sát

Câu hỏi khảo sát

Điều kiện vi khí hậu

Nhiệt độ và độ ẩm nơi tôi làm việc đều quá cao
(hoặc quá thấp) khiến tôi mệt mỏi, nhanh mất sức

Tiếng ồn

Tiếng ồn xung quanh rất lớn với cường độ liên tục
khiến tôi đau đầu.

Sự ô nhiễm môi trường


Môi trường dày đặc khói bụi và việc thường xuyên
hít vào hơi xăng, khí thải khiến tôi khó thở.

Ánh sáng và chế độ chiếu sáng

Ánh đèn chiếu sáng ở cửa hàng vào buổi tối rất mu
mờ và luôn nhấp nháy không ổn định.

Điều kiện vệ sinh nơi làm việc

Mọi nơi trong cửa hàng luôn được dọn dẹp vệ sinh
sạch sẽ, gọn gàng.

Các
Sự căng thẳng về thể lực
nhân
tố
thuộc Sự căng thẳng về thần kinh
về
Tâm –
Sinh lý Trạng thái và tư thế lao động


Trong quá trình làm việc, tôi phải liên tục vận
động cơ bắp, mất sức rất nhiều.

Các
nhân
tố

thuộc
về
Thẩm
mỹ
học

Màu sắc

Màu sắc trong các phòng, màu sắc của trang thiết
bị và dụng cụ vô cung sắc nét và tươi tắn, giúp tôi
dễ dàng phân biệt các vật dụng, đồng thời tạo cảm
giác kích thích tôi làm việc.

Cây xanh

Khu vực cửa hàng và kể cả xung quanh được trồng
rất nhiều cây xanh.

Bố trí không gian làm việc

Tôi thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng
thần kinh (do lượng khách đông liên tục, v.v..)
Tôi luôn phải đứng liên tục trong ca làm việc và vì
vậy rất nhanh mệt mỏi.

Các máy móc thiết bị, các khu vực tại cửa hàng
được bố trí hợp ly, thuận tiện cho mọi hoạt động


23


làm việc.
Các
nhân
tố
thuộc
về
Tâm lý
– Xã
hội

Tâm lý cá nhân trong tập thể

Tôi rất hòa đồng với mọi người trong cả tập thể ở
cửa hàng.

Quan hệ giữa đồng nghiệp với Quan hệ giữa các đồng nghiệp trong cửa hàng luôn
nhau
vô cùng thân thiện và gần gũi.
Quan hệ giữa cấp trên với cấp Cửa hàng trưởng không hề xa cách với nhân viên
dưới
và nhân viên luôn yêu quy và tôn trọng sếp.

Các nhân Vấn đề nhà ở, đi lại của NLĐ
tố thuộc
về Điều
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
kiện
sống của
NLĐ Tình trạng xã hội và pháp luật


Nơi tôi ở rất xa cửa hàng và việc đi lại rất khó
khăn, mất thời gian.
Tôi thường xuyên làm việc và nhiều ca liên tục, rất
ít khi nghỉ và cũng ít nghỉ ngơi giữa giờ.
Khu vực tại cửa hàng thường xuyên xảy ra các tệ
nạn xã hội, chính quyền ít can thiệp.


24

PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CRONBACH’S ALPHA
Phụ lục 2.1: Kết quả kiểm định thang đo biến “Kết quả thực hiện công việc”
Cronbach's
Alpha
.787

Reliability Statistics
N of Items
3

Item-Total Statistics
Scale Mean
Scale
Corrected
Cronbach's
if Item
Variance if Item-Total
Alpha if
Deleted Item Deleted Correlation Item Deleted

Kỷ luật lao động
8.8200
1.171
.620
.747
Sản lượng thực hiện được
8.9600
.753
.638
.737
Chất lượng công việc hoàn thành
8.6600
.923
.688
.646
Phụ lục 2.2: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các nhân tố thuộc về Vệ sinh – Y tế”
Cronbach's
Alpha
.892

Điều kiện vi khí hậu
Tiếng ồn
Sự ô nhiễm môi trường
Ánh sáng và chế độ chiếu sáng
Điều kiện vệ sinh nơi làm việc

Reliability Statistics
N of Items
5
Item-Total Statistics

Scale Mean
Scale
Corrected
Cronbach's
if Item
Variance if
Item-Total Alpha if Item
Deleted
Item Deleted Correlation
Deleted
15.14
9.184
.891
.836
15.10
10.500
.791
.858
14.76
10.921
.886
.832
14.74
13.421
.698
.880
14.18
15.702
.615
.909


Phụ lục 2.2: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các nhân tố thuộc về Tâm – Sinh lý lao động”
Cronbach's
Alpha
.919

Reliability Statistics
N of Items
3
Item-Total Statistics
Scale Mean
Scale
Corrected
Cronbach's
if Item
Variance if Item-Total
Alpha if
Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted

Sự căng thẳng về thể lực
5.94
3.853
.799
.949
Sự căng thẳng về thần kinh
6.12
4.802
.912
.837

Trạng thái và tư thế lao động
6.38
4.893
.853
.877
Phụ lục 2.3: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các nhân tố thuộc về Thẩm mỹ học”


25

Cronbach's
Alpha
.672

Reliability Statistics
N of Items
3
Item-Total Statistics
Scale Mean
Scale
Corrected
Cronbach's
if Item
Variance if Item-Total
Alpha if
Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted

Màu sắc
Cây xanh

Bố trí không gian làm việc

7.86
7.76
7.50

1.960
1.451
2.173

.495
.518
.477

.567
.557
.601

Phụ lục 2.4: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các nhân tố thuộc về Tâm lý – Xã hội”
Cronbach's
Alpha
-.081

Reliability Statistics
N of Items
3
Item-Total Statistics
Scale Mean
Scale
Corrected

Cronbach's
if Item
Variance if Item-Total
Alpha if
Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted

Tâm lý cá nhân trong tập thể
Quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau
Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới

8.70
8.78
8.40

.214
.665
.245

.368
-.422
.098

-1.646
.678
-.640

Phụ lục 2.5: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các nhân tố thuộc về Điều kiện sống của
người lao động”
Cronbach's

Alpha
.872

Reliability Statistics
N of Items
3
Item-Total Statistics
Scale Mean
Scale
Corrected
Cronbach's
if Item
Variance if Item-Total
Alpha if
Deleted
Item Deleted Correlation Item Deleted

Vấn đề nhà ở, đi lại của NLĐ
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Tình trạng xã hội và pháp luật

7.66
7.22
6.48

4.474
2.951
5.398

.768

.838
.796

.810
.797
.840


×