Tải bản đầy đủ (.pdf) (280 trang)

TÀI LIỆU KỸ THUẬT QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 280 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LIÊN HỢP QUỐC

TÀI LIỆU KỸ THUẬT
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 6/2012


ii


Lời nói đầu
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của khu vực Đông Nam Á, với vị trí địa lý và địa
hình của mình, là một trong những khu vực có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại hình thiên
tai khốc liệt của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó nhiều nhất là các loại thiên tai liên
quan đến thời tiết. Trong các loại thiên tai, bão và lũ là thường xuyên và nguy hiểm nhất. Theo
ước tính, Việt Nam phải chịu 6 đến 7 cơn bão mỗi năm; từ năm 1990 đến 2010, đã có 74 trận lũ.
Hạn hán nghiêm trọng, xâm ngập mặn, sạt lở đất và cháy rừng cũng ảnh hưởng đến đất nước.
Với hầu hết dân số sống ở các lưu vực sông, vùng trũng và các khu vực ven biển, ước tính hơn
70% hứng chịu các rủi ro từ thiên tai. Trong lịch sử, thiên tai liên quan đến thời tiết đã xảy ra
trên khắp đất nước, gây ra thiệt hại lớn về người và thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế và môi
trường. Từ năm 1990 đến 2011, trung bình hàng năm Việt Nam phải chịu tổn thất 441 sinh
mạng. Theo các chỉ số rủi ro khí hậu Germanwatch của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó
bao gồm tổn thất GDP và tử vong là kết quả của khí hậu cực đoan như bão, mưa lớn, hạn hán,


trung bình hàng năm GDP (PPP) Việt Nam bị thiệt hại 1,9 tỷ đô la Mỹ (tương đương 1,3% GDP).
Việc phải gánh chịu thường xuyên thiên tai như vậy là một trở ngại cho đất nước phát triển.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang thay đổi và làm gia tăng các rủi ro thiên tai ở Việt Nam
cũng như tăng các nguy cơ đối với các vấn đề phát triển và an toàn.
Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực thể chế về Quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc
biệt là các thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu (SCDM)” do Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuốn tài liệu
chuyên khảo về Quản lý Rủi ro Thiên tai (QLRRTT) và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (TƯBĐKH)
đã được biên soạn nhằm giúp các cán bộ nhà nước cấp Trung ương và địa phương hiểu rõ hơn
về các vấn đề quan trọng, đóng góp vào sự an toàn, khả năng phục hồi cộng đồng và phát
triển bền vững lâu dài.
Cuốn tài liệu do các chuyên gia của Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế (CTIC) - Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi; Cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi
trường) cùng với nhóm tư vấn Quốc tế gồm ông Philip Buckle - Trường đại học RMIT (Úc), Tiến
sĩ Roger Few - Đại học Đông Anglia và Đại học Sussex (Anh) và ông Terry Cannon - Viện Nghiên
cứu Phát triển (Anh) nghiên cứu và xây dựng.
Cuốn tài liệu đã tổng hợp và cập nhật các kiến thức mới nhất về QLRRTT và TƯBĐKH, QLRRTT
dựa vào cộng đồng, đồng thời dựa trên những kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo của các thành
viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tại 3 tỉnh, thành phố thí
điểm là Cao Bằng, Bình Thuận và Cần Thơ (tháng 11/2009), kết quả tham vấn 10 tỉnh đại diện
cho các khu vực có đặc trưng thiên tai khác nhau trong cả nước (tháng 1/2010) và các ý kiến
của Hội chữ thập đỏ và các Tổ chức phi chính phủ (tháng 12/2010).
Trong quá trình xây dựng tài liệu, các chuyên gia kỹ thuật của UNDP thường xuyên góp ý về
nội dung. Đồng thời, tài liệu cũng đã được các cơ quan liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xem xét và góp ý kiến.
Cuốn tài liệu đào tạo được Tổng cục Thủy lợi phê duyệt như tài liệu tham khảo chính thức cho
các cơ quan Chính phủ làm việc trong lĩnh vực QLRRTT và TƯBĐKH sử dụng tại Việt Nam.

iii



Đối tượng sử dụng chủ yếu của tài liệu là các cán bộ nhà nước làm việc trong lĩnh vực giảm nhẹ
rủi ro thiên tai (GNRRTT) và TƯBĐKH ở cả cấp quốc gia và địa phương (cấp tỉnh/huyện) nhằm
cung cấp kiến thức tổng hợp bao quát từ cơ bản đến chuyên sâu về thiên tai, QLRRTT, GNRRTT,
giảm nhẹ BĐKH và TƯBĐKH.
Đây có thể coi là một bộ tài liệu chuyên khảo cho các giảng viên và học viên, các cán bộ nhà
nước, tổ chức phi chính phủ (của Việt Nam và quốc tế), tổ chức Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam cũng như các tổ chức đoàn thể hay tư nhân, những người đang công tác và
hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực GNTT và BĐKH. Dựa trên tài liệu chuyên khảo này, các giảng
viên sẽ xây dựng được các chương trình và nội dung đào tạo riêng biệt dành cho các nhóm
đối tượng học viên khác nhau ở cấp quốc gia cũng như cấp tỉnh, huyện. Ngoài ra, việc đào tạo
giảng viên sẽ hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo trong khuôn khổ Đề án Nâng cao nhận
thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt nam.
Tài liệu gồm 9 chương, với các nội dung chính như sau:
1. Chương 1. Giới thiệu về hiểm họa, rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu: Giới thiệu các
khái niệm về hiểm họa, thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro thiên tai và giải thích
mối liên quan giữa các hiện tượng nêu trên. Đồng thời, trình bày các thuật ngữ về BĐKH,
thích ứng và giảm nhẹ tác động do BĐKH. Mô tả chi tiết các nguyên nhân, ảnh hưởng, tác
động của các hiểm họa tự nhiên và các loại hình hiểm họa tự nhiên thường xuất hiện ở
Việt Nam.
2. Chương 2. Cơ cấu tổ chức Quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu: Giới thiệu những
thông tin chung về các thỏa thuận, chiến lược và khung thể chế QLRRTT và TƯBĐKH ở
cấp quốc tế, cấp khu vực và tại Việt Nam cơ cấu tổ chức, quản lý trong QLRRTT và BĐKH
của thế giới và Việt Nam.
3. Chương 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Trình bày các khái niệm cơ bản TƯBĐKH và các
tác động của BĐKH ở Việt Nam, BĐKH và tình hình BĐKH ở ViệtNam.
4. Chương 4. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai: Trình bày các biện pháp giảm thiểu tác động của
thiên tai đối với con người, tài sản, nền kinh tế và môi trường cũng như biện pháp nâng
cao khả năng QLRR. Chương này cũng gồm những thông tin về xây dựng phục hồi sau
thiên tai trong quá trình phát triển bằng cách tiến hành các bước để giảm thiểu các tác

động của thiên tai trong tương lai.
Trình bày sự khác nhau của các biện pháp và hoạt động giảm thiểu rủi ro, hiểm họa đặc
thù ở Việt Nam và hướng dẫn xây dựng chiến lược cho việc tổng hợp và áp dụng các kiến
thức đào tạo ở cộng đồng.
5. Chương 5. Quản lý Rủi ro Thiên tai: Giới thiệu chi tiết các phương pháp áp dụng trong
QLRRTT, GNRRTT bao gồm một loạt các biện pháp can thiệp thực hiện trước, trong và sau
một thiên tai để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thất về tính mạng và tài sản, thiệt hại cho
môi trường tự nhiên, giảm bớt khó khăn cho người dân và đẩy nhanh phục hồi. QLRRTT
bao gồm các biện pháp được thiết kế để nâng cao năng lực của các nhóm khác nhau, các
cơ quan liên quan và giảm tình trạng dễ bị tổn thương.
Giới thiệu chi tiết các phương pháp áp dụng trong QLRRTT, xác định được các thành phần
khác nhau của tình trạng dễ bị tổn thương và đóng góp của các thành phần này tới tác
động của thiên tai. Đồng thời, mô tả các yêu cầu quan trọng đối với cán bộ làm công tác
QLRRTT.

iv


6. Chương 6. Đánh giá rủi ro thiên tai: Trình bày mục đích và phương pháp của việc đánh
giá rủi ro thiên tai, các thông tin quan trọng cần phải thu thập và phân tích, quy trình
đánh giá hiểm hoạ. Đồng thời, mô tả các nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia và sử dụng
các công cụ đánh giá có sự tham gia phù hợp cũng như phương pháp lập báo cáo đánh
giá rủi ro.
7. Chương 7. Quản lý thông tin thiên tai, đánh giá thiệt hại Phòng, chống lụt, bão và
nhu cầu:
Giải thích tầm quan trọng của quản lý thông tin kịp thời và chính xác, và phương pháp
thu thập dữ liệu. Cung cấp các báo cáo mẫu đã được Chính phủ phê duyệt cho việc đánh
giá thiệt hại và nhu cầu nhân đạo trước và sau khi thiên tai xảy ra.
8. Chương 8. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Cung cấp các nội dung cơ bản
về QLRRTT dựa vào cộng đồng và vận động chính sách. Ngoài ra, qua bài tập thực hành

giúp học viên có thể lập được kế hoạch thực hiện QLRRTT ở cấp cộng đồng.
9. Chương 9. Thích ứng BĐKH và lồng ghép thích ứng BĐKH với giảm nhẹ rủi ro thiên
tai: Giúp cho người đọc hiểu được khái niệm TƯBĐKH và các loại hình TƯBĐKH (thích ứng
dự phòng, thích ứng tự điều chỉnh và thích ứng có kế hoạch). Trình bày tầm quan trọng
của việc kết hợp và các mối quan hệ giữa thích ứng giữa BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên
tai, những thách thức và cơ hội trong việc lồng ghép thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai với phát triển.
Để hoàn thành được cuốn tài liệu, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới GS.TS. Đào
Xuân Học, Trưởng ban chỉ đạo dự án, đã có những chỉ đạo sát sao và hiệu quả trong suốt quá
trình thực hiện.
Xin cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc dự án quốc gia SCDM và Giám đốc Trung tâm
Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhóm tác giả
hoàn thành công việc, đồng thời đã góp nhiều ý kiến chuyên môn hết sức sâu sắc và hữu ích.
Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn TS. Ian Wilderspin - Cố vấn quốc tế dự án, người đã
giám sát việc hiệu đính tài liệu và ông Miguel Coulier - Hỗ trợ viên quốc tế của UNDP.
PGS. TS. Bùi Công Quang - Cố vấn quốc gia dự án, ThS. Bùi Quang Huy, ThS. Nguyễn Thanh
Tùng, ThS. Vũ Thanh Liêm của Ban quản lý dự án SCDM đã đóng góp nhiều ý kiến giúp nhóm
hiệu đính cuốn tài liệu.
Đồng thời, nhóm cũng xin cảm ơn sự hợp tác của Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên
tai và Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt
quá trình xây dựng và hoàn thiện tài liệu.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn tài liệu, tuy nhiên cũng sẽ khó tránh khỏi
những sai sót, đặc biệt là đối với những thuật ngữ mới trong QLRRTT và BĐKH trong cuốn tài
liệu. Nhóm tác giả rất mong nhận được những góp ý để bộ tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả:
TS. Nguyễn Tùng Phong - Đội trưởng; Các thành viên: TS. Roger Few, Philip Buckle, Terry Canon,
ThS. Dương Quốc Huy, TS. Trần Thanh Tùng, TS. Ngô Lê Long, TS. Lương Quang Huy, ThS. Trần
Phương Liên, KS. Lê Quang Ảnh, CN. Bạch Phương Liên.

v



Mục lục
Lời nói đầu...........................................................................................................................iii
Mục lục................................................................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt...........................................................................................................ix
Chú giải thuật ngữ..............................................................................................................xi
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ HIỂM HỌA, RỦI RO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.............1
1.1 Mở đầu.........................................................................................................................................................3
1.2 Nội dung chính......................................................................................................................................3
1.3 Khái niệm và thuật ngữ....................................................................................................................3
1.4 Giới thiệu Thiên tai ở Việt Nam.....................................................................................................8
1.5 Xu thế của hiểm họa tự nhiên trong quá khứ.................................................................21
1.6 Phân vùng địa lý của các hiểm họa tự nhiên...................................................................25
1.7 Tổng kết chương.................................................................................................................................27
1.8 Câu hỏi thảo luận...............................................................................................................................27
Chương 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...........29
2.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................31
2.2 Nội dung chính......................................................................................................................................31
2.3 Cơ cấu tổ chức QLRRTT quốc tế.................................................................................................31
2.4 Cơ quan thực hiện công tác phòng tránh và GNRRTT tại Việt Nam..................36
2.5 Một số tổ chức tham gia công tác QLRRTT tại Việt Nam...........................................48
2.6 Cơ cấu tổ chức toàn cầu về biến đổi khí hậu...................................................................52
2.7 Cơ cấu tổ chức trong công tác biến đổi khí hậu tại Việt Nam.............................54
2.8 Tổng kết chương.................................................................................................................................59
2.9 Câu hỏi thảo luận...............................................................................................................................59
Chương 3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.......................................................................61
3.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................63
3.2 Nội dung chính......................................................................................................................................63
3.3 Khái niệm về BKĐH.................................................................................................................................63

3.4 Các nguyên nhân gây ra BĐKH...................................................................................................64
3.5 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: những quan trắc và các kịch bản..........................67
3.6 Tác động của BĐKH và tình trạng dễ bị tổn thương tại Việt Nam......................70
3.7 Tổng kết chương.................................................................................................................................78
3.8 Các câu hỏi thảo luận.....................................................................................................................78

vi


Chương 4. GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI............................................................................81
4.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................83
4.2 Nội dung chính......................................................................................................................................83
4.3 Rủi ro thiên tai là gì?.........................................................................................................................83
4.4 Mô hình áp lực và giải tỏa thiên tai........................................................................................84
4.5 Nhận thức về tình trạng dễ bị tổn thương......................................................................85
4.6 Sự tiến triển của tình trạng dễ bị tổn thương...............................................................87
4.7 Mục đích của giảm nhẹ rủi ro thiên tai................................................................................91
4.8 Khung hành động GNRRTT.............................................................................................................92
4.9 Các biện pháp GNRRTT và nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi và thích
nghi ở cấp địa phương....................................................................................................................92
4.10 Tổng kết chương...............................................................................................................................98
4.11 Câu hỏi thảo luận............................................................................................................................98
Chương 5. QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI..............................................................................101
5.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................103
5.2 Nội dung chính......................................................................................................................................103
5.3 QLRRTT toàn diện..................................................................................................................................103
5.4 Một số thuật ngữ và khái niệm quan trọng.....................................................................103
5.5 Liên kết các thành phần QLRRTT................................................................................................105
5.6 Nguồn nhân lực cho QLRRTT: Vai trò của cán bộ QLRRTT........................................106
5.7 Tổng kết chương.................................................................................................................................111

5.8 Câu hỏi thảo luận...............................................................................................................................111
Chương 6. ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI............................................................................113
6.1 Giới thiệu về đánh giá rủi ro thiên tai ..................................................................................115
6.2 Thực hiện đánh giá rủi ro..............................................................................................................117
6.3 Đánh giá rủi ro – một hoạt động thường kỳ..................................................................129
6.4 Các nguyên tắc để thực hiện đánh giá đạt kết quả tốt...........................................130
6.5 Các công cụ đánh giá có sự tham gia..................................................................................131
6.6 Tổng kết chương.................................................................................................................................133
6.7 Câu hỏi thảo luận ..............................................................................................................................133
Chương 7. Quản lý thông tin thiên tai, đánh giá thiệt hại và nhu cầu...........................135
7.1 Giới thiệu....................................................................................................................................................137
7.2 Nội dung chính......................................................................................................................................137
7.3 Quản lý thông tin................................................................................................................................137
7.4 Đánh giá ....................................................................................................................................................139

vii


7.5 Biểu mẫu đánh giá thiệt hại và nhu cầu ..............................................................................140
7.6 Tổng kết chương.................................................................................................................................167
7.7 Câu hỏi thảo luận...............................................................................................................................167
Chương 8. QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.......................................169
8.1 Giới thiệu khái niệm Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào Cộng đồng (CBDRM).171
8.2 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. ........................................172
8.3 Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là gì? ....................................................173
8.4 Thực hiện Đề án 1002 về QLRRTT-DVCĐ của Chính phủ..................................................177
8.5 Các bước thực hiện Đề án 1002 về QLRRTT-DVCĐ..............................................................178
8.6 Xây dựng cộng đồng có năng lực ứng phó, phục hồi và thích ứng .............185
8.7 Vận động chính sách .......................................................................................................................186
8.8 Liên kết giữa quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và phương

châm 4 tại chỗ........................................................................................................................................186
8.9 Tổng kết chương.................................................................................................................................187
8.10 Câu hỏi thảo luận............................................................................................................................187
Chương 9. THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VỚI GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI.............................................................189
9.1Giới thiệu.....................................................................................................................................................191
9.2 Các kiến thức sẽ học..........................................................................................................................191
9.3 Thích ứng với BĐKH (TƯBĐKH).......................................................................................................191
9.4 Lồng ghép các chiến lược GNRRTT với TƯBĐKH và phát triển................................197
9.5 Quản lý thông minh rủi ro thiên tai có xét đến khí hậu..........................................207
9.6 Giới, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu................................209
9.7 Tổng kết chương.................................................................................................................................217
9.8 Câu hỏi thảo luận...............................................................................................................................217
Phụ lục..............................................................................................................................219
Phụ lục Chương 2.......................................................................................................................................221
Phụ lục Chương 3.......................................................................................................................................222
Phụ lục Chương 4.......................................................................................................................................224
Phụ lục Chương 5.......................................................................................................................................225
Phụ lục Chương 6.......................................................................................................................................232
Phụ lục Chương 8.......................................................................................................................................249
Phụ lục Chương 9.......................................................................................................................................254
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................255
Các trang web tham khảo..........................................................................................256

viii


Danh mục từ viết tắt
ACDM


Ủy ban Quản lý thiên tai Đông
Nam Á

ASEAN Committee for Disaster
Management

AADMER

Hiệp định ASEAN về quản lý thiên
tai và ứng phó khẩn cấp

ASEAN Agreement on Disaster
Management and Emergency Response

ADPC

Trung tâm phòng tránh thiên tai
châu Á

Asian Disaster Preparedness Centre

AusAID

Chương trình viện trợ nước ngoài
của Chính phủ Úc

The Australian Government’s Overseas
Aid Programme

BĐKH


Biến đổi khí hậu

Climate Change

CARE

Tổ chức Hợp tác cứu trợ của Mỹ

Cooperative for Assistance and Relief
Everywhere

CCFSC

Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Central Committee for Flood and Storm
Trung ương
Control

CDM

Cơ chế phát triển sạch

Clean Development Mechanism

DDMFSC

Cục Quản lý đê điều và phòng,
chống lụt, bão

Department of Dyke Management and

Flood Control

DFID

Cơ quan phát triển quốc tế Anh

Department for International
Development, UK

DMC

Trung tâm Phòng tránh và Giảm
nhẹ thiên tai

Disaster Management Center

DIPECHO

Chương trình Phòng ngừa thiên
tai của Ủy ban châu Âu

Disaster Preparedness European
Commission’s humanitarian aid
department

DMHCC

Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi Department of Meteorology, Hydrology
khí hậu
and Climate Change


GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Disaster Risk Reduction

GoV

Chính phủ Việt Nam

Government of Viet Nam

ix


GTZ

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

Deutsche Gesellschaftfür Technische
Zusammenarbeit

HFA

Khung hành động Hyogo

Hyogo Framework for Action

IPCC


Ủy ban liên chính phủ về BĐKH

Intergovernmental Panel on Climate
Change

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

Ministry of Agriculture and Rural
Development

MoNRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ministry of Natural Resources and the
Environment

NGO

Tổ chức phi chính phủ

Non-Governmental Organization

NTP-RCC

Chương trình Mục tiêu quốc gia National Target Programme to Respond

Ứng phó với biến đổi khí hậu
to Climate Change

QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai

Disaster Risk Management

QLRRTTDVCĐ

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng

Community Based Disaster Risk
Management

REDD

Giảm phát thải khí nhà kính thông Reducing Emissions from Deforestation
qua các nỗ lực hạn chế mất rừng and Forest Degradation in Developing
và suy thoái rừng ở các nước đang Countries
phát triển

TƯBĐKH

Thích ứng Biến đổi khí hậu

Climate Change Adaptaion


UN

Liên hợp quốc

United Nations

UNDP

Chương trình  Phát triển Liên hợp United Nations Development Programme
quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc United Nations Framework Convention
về biến đổi khí hậu
on Climate Change

UNISDR

Cơ quan Chiến lược quốc tế
của Liên hợp quốc về Giảm nhẹ
thiên tai

United Nations International Strategy for
Disaster Reduction

WB

Ngân hàng Thế giới


World Bank

x


Chú giải thuật ngữ
No. Term
1 Adaptation
Thích ứng

2

Capacity
Khả năng

3

Capacity
development
Phát triển năng lực

4

Climate change
Biến đổi khí hậu

English
The adjustment in natural or
human systems in response
to actual or expected climatic

stimuli or their effects, which
moderates harm or exploits
beneficial opportunities.
The combination of all the
strengths, attributes and
resources available within
a community, society or
organization that can be used
to achieve agreed goals.
The process by which people,
organizations and society
systematically stimulate and
develop their capacities over
time to achieve social and
economic goals, including
through improvement of
knowledge, skills, systems,
and institutions
A change in the state of the
climate that can be identified
(e.g., by using statistical tests)
by changes in the mean
and/or the variability of its
properties, and that persists
for an extended period,
typically decades or longer.
Climate change may be due
to natural internal processes
or external forcings, or to
persistent

anthropogenic
changes in the composition of
the atmosphere or in land use. i
In short, climate change is
“A change in the climate that
persists for decades or longer,
arising from either natural
causes or human activity.”

Vietnamese
Sự điều chỉnh hệ thống tự
nhiên, cấu trúc xã hội, thể
chế và các hoạt động của con
người nhằm ứng phó với các
điều kiện khí hậu hiện tại hoặc
tiềm tàng để hạn chế tác hại
và tận dụng các cơ hội của nó.
Tổng hợp các nguồn lực, điểm
mạnh và đặc tính sẵn có trong
cộng đồng, tổ chức, xã hội có
thể được sử dụng nhằm đạt
được các mục tiêu chung.
Quá trình trong đó cá nhân,
tổ chức và xã hội thúc đẩy và
phát triển năng lực của mình
một cách có hệ thống theo
thời gian nhằm đạt được các
mục tiêu kinh tế và xã hội, bao
gồm việc củng cố kiến thức, kỹ
năng, hệ thống và thể chế.

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi
trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc dao động
của khí hậu duy trì trong một
khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do
các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên
ngoài, hoặc do hoạt động của
con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất. ii

Nói một cách ngắn gọn, “Biến
đổi khí hậu là sự thay đổi của
khí hậu diễn ra trong 1 khoảng
thời gian dài, do nguyên nhân
tự nhiên hoặc hoạt động của
con người gây ra”.

xi


No. Term
5 Disaster
Thảm họa

6


Disaster risk
Rủi ro thảm họa

7

Disaster risk
management
Quản lý rủi ro thảm
họa

8

Disaster risk
reduction
Giảm thiểu rủi ro
thảm họa

1

English
A serious disruption of the
functioning of a community or
a society involving widespread
human, material, economic
or
environmental
losses
and impacts, which exceeds
the ability of the affected
community or society to cope

using its own resources.
The potential disaster losses, in
lives, health status, livelihoods,
assets and services, which
could occur to a particular
community or a society over
some specified future time
period.
The
systematic
process
of
using
administrative
directives,
organizations,
and operational skills and
capacities
to
implement
strategies,
policies
and
improved coping capacities
in order to lessen the adverse
impacts of hazards and the
possibility of disaster.
The concept and practice of
reducing disaster risks through
systematic efforts to analyse

and manage the causal factors
of disasters, including through
reduced exposure to hazards,
lessened vulnerability of
people and property, wise
management of land and the
environment, and improved
preparedness for adverse
events.

Dịch vụ nghĩa là các hoạt động phục vụ cho con người

xii

Vietnamese
Sự gián đoạn nghiêm trọng
các hoạt động của cộng đồng
dân cư hoặc xã hội, gây ra
những tổn thất và mất mát
về tính mạng, tài sản, kinh tế
và môi trường mà cộng đồng
và xã hội đó không có đủ khả
năng chống đỡ.
Những tổn thất tiềm ẩn về tính
mạng, tình trạng sức khỏe, các
hoạt động sinh kế, tài sản và
các dịch vụ 1 do thảm họa gây
ra cho một cộng đồng hoặc
một xã hội cụ thể trong một
khoảng thời gian nhất định.

Quá trình mang tính hệ thống
trong việc sử dụng các hướng
dẫn hành chính, các tổ chức,
năng lực và các kỹ năng điều
hành nhằm thực hiện các
chiến lược, chính sách và khả
năng đối phó đã được nâng
cao để giảm thiểu các tác
động bất lợi của hiểm họa và
khả năng xảy ra thảm họa.
Quan điểm và biện pháp giảm
thiểu các rủi ro thảm họa
thông qua những nỗ lực mang
tính hệ thống để phân tích và
quản lý các nguyên nhân của
thảm họa bao gồm việc giảm
mức độ nguy hiểm trước hiểm
họa, giảm tình trạng dễ bị tổn
thương của con người và tài
sản, quản lý hiệu quả đất và
môi trường, và cải thiện khả
năng phòng ngừa các sự kiện
bất lợi.


No. Term
9 El Niño
El Niño

10 Emergency

management

English
A complex interaction of the
tropical Pacific Ocean and
the global atmosphere that
results in irregularly occurring
episodes of changed ocean
and weather patterns in many
parts of the world, often with
significant impacts over many
months, such as altered marine
habitats, rainfall changes,
floods, droughts, and changes
in storm patterns.

The
organization
and
management of resources and
responsibilities for addressing
Quản lý tình trạng
all aspects of emergencies,
khẩn cấp
in particular preparedness,
response and initial recovery
steps.
11 Emergency services The set of specialized
agencies that have specific
Các cơ quan ứng

responsibilities and objectives
phó khẩn cấp
in serving and protecting
people and property in
emergency situations.
12 Environmental
The reduction of the capacity
degradation
of the environment to
meet social and ecological
Thoái hóa môi
objectives and needs.
trường
13 Environmental
Process
by
which
the
Impact Assessment environmental consequences
of a proposed project or
Đánh giá tác động
programme are evaluated,
môi trường
undertaken as an integral
part of planning and decisionmaking processes with a view
to limiting or reducing the
adverse impacts of the project
or programme.

Vietnamese

Một loạt các tương tác qua lại
tại vùng biển nhiệt đới Thái
Bình Dương và khí quyển toàn
cầu dẫn đến các hình thái thay
đổi bất thường của đại dương
và diễn biến thời tiết tại nhiều
khu vực trên thế giới, thường
dẫn đến những tác động
đáng kể và lâu dài trong nhiều
tháng, ví dụ như thay đổi quần
thể sinh vật biển, thay đổi về
lượng mưa, lũ lụt, hạn hán, và
những thay đổi về hình thái
bão.
Việc tổ chức và quản lý các
nguồn lực và trách nhiệm để
giải quyết tất cả các mặt liên
quan tới tình trạng khẩn cấp,
đặc biệt là các bước phòng
ngừa, ứng phó và phục hồi
ban đầu.
Tập hợp các cơ quan chuyên
môn có trách nhiệm và mục
đích cụ thể đối với việc phục
vụ và bảo vệ người dân và tài
sản trong trường hợp khẩn
cấp.
Sự suy giảm chất lượng môi
trường trong việc đáp ứng các
mục tiêu, nhu cầu xã hội và

sinh thái.
Quá trình đánh giá những hậu
quả của một đề xuất dự án
hoặc chương trình đến môi
trường, là một phần của qui
trình lập kế hoạch và đưa ra
quyết định nhằm hạn chế hay
giảm bớt những ảnh hưởng
bất lợi của dự án hoặc chương
trình đó.

xiii


No. Term
14 Exposure
Mức độ nguy hiểm
(trước hiểm họa)
15 Forecast
Dự báo

16 Geological hazard
Hiểm họa địa chất

17 Greenhouse gases
Khí nhà kính

18 Hazard
Hiểm họa


19 Hydrometeorological
hazard
Hiểm họa khí tượng
thủy văn

xiv

English
People, property, systems,
or other elements present in
hazard zones that are thereby
subject to potential losses.
Definite
statement
or
statistical estimate of the likely
occurrence of a future event or
conditions for a specific area.
Geological
process
or
phenomenon that may cause
loss of life, injury or other
health impacts, property
damage, loss of livelihoods and
services, social and economic
disruption, or environmental
damage.
Gaseous constituents of the
atmosphere, both natural and

anthropogenic, that absorb
and emit radiation of thermal
infrared radiation emitted by the
Earth’s surface, the atmosphere
itself, and by clouds.
A dangerous phenomenon,
substance, human activity or
condition that may cause loss
of life, injury or other health
impacts, property damage,
loss of livelihoods and
services, social and economic
disruption, or environmental
damage.
Process or phenomenon of
atmospheric, hydrological or
oceanographic nature that
may cause loss of life, injury or
other health impacts, property
damage, loss of livelihoods and
services, social and economic
disruption, or environmental
damage.

Vietnamese
Con người, tài sản, các hệ
thống hoặc các yếu tố khác có
mặt tại các khu vực hiểm họa
do đó dễ chịu những thiệt hại
có thể xảy ra.

Nhận định chắc chắn hoặc ước
tính thống kê về khả năng xảy
ra của một sự kiện hoặc các
trạng thái trong tương lai cho
một khu vực cụ thể.
Quá trình hoặc hiện tượng địa
chất có thể gây chết người,
thương tích hoặc những tác
động khác tới sức khỏe, gây
thiệt hại về tài sản, sinh kế,
các dịch vụ, làm gián đoạn
các hoạt động kinh tế - xã
hội, hoặc gây thiệt hại về môi
trường.
Các loại khí trong khí quyển, cả
tự nhiên và nhân tạo, hấp thụ
và tỏa ra bức xạ nhiệt hồng
ngoại do bề mặt trái đất, bản
thân khí quyển và các đám
mây phát ra.
Sự kiện, vật chất, hoạt động
của con người hay điều kiện
nguy hiểm có thể gây các tổn
thất về tính mạng, thương
tích, ảnh hưởng khác đến sức
khỏe, thiệt hại tài sản, sinh
kế và dịch vụ, gây gián đoạn
các hoạt động kinh tế - xã hội
hoặc tàn phá môi trường.
Quá trình hoặc hiện tượng liên

quan tới trạng thái tự nhiên của
khí quyển, thủy văn hoặc hải
dương có thể gây chết người,
thương tích hoặc các tác động
khác tới sức khỏe, gây thiệt hại
về tài sản, sinh kế và các dịch
vụ, làm gián đoạn các hoạt
động kinh tế - xã hội, hoặc gây
thiệt hại về môi trường.


No. Term
20 Land-use planning
Quy hoạch sử dụng
đất

21 Mitigation
Giảm nhẹ
22 National platform
for disaster risk
reduction
Diễn đàn quốc gia
về giảm thiểu rủi ro
thảm họa

23 Natural hazard
Hiểm họa tự nhiên

English
The process undertaken by

public authorities to identify,
evaluate and decide on
different options for the use of
land, including consideration
of long term economic, social
and environmental objectives
and the implications for
different communities and
interest groups, and the
subsequent formulation and
promulgation of plans that
describe the permitted or
acceptable uses.
The lessening or limitation of
the adverse impacts of hazards
and related disasters.
A generic term for national
mechanisms for coordination
and policy guidance on
disaster risk reduction that
are multi-sectoral and inter
disciplinary in nature, with
public, private and civil society
participation involving all
concerned entities within a
country.
Natural
process
or
phenomenon that may cause

loss of life, injury or other
health impacts, property
damage, loss of livelihoods and
services, social and economic
disruption, or environmental
damage.

Vietnamese
Quá trình cán bộ chính quyền
địa phương xác định, đánh giá
và quyết định các phương án
sử dụng đất đai, có cân nhắc
đến các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường dài hạn,
cũng như tính đến các tác
động của những phương án
này đến cộng đồng các nhóm
lợi ích khác nhau, và đến các
kế hoạch sẽ được xây dựng và
triển khai sau đó đối với từng
phương án sử dụng đất được
cấp phép hoặc được chấp
nhận áp dụng
Giảm thiểu hoặc hạn chế các
tác động có hại của hiểm họa
và thảm họa liên quan.
Một cụm từ chung chỉ các cơ
chế quốc gia dành cho việc
điều phối và hướng dẫn chính
sách giảm thiểu rủi ro thảm

họa mang tính đa ngành và
liên ngành với sự tham gia của
công chúng, khối tư nhân và
tổ chức xã hội dân sự kéo theo
sự tham gia của tất cả các chủ
thể có liên quan trong một
quốc gia.
Quá trình hay hiện tượng tự
nhiên có thể gây chết người,
thương tích hoặc các tác động
khác tới sức khỏe, gây thiệt hại
về tài sản, sinh kế và các dịch
vụ, làm gián đoạn các hoạt
động kinh tế - xã hội, hoặc gây
thiệt hại về môi trường.

xv


No. Term
24 Non-structural
measures
Biện pháp phi công
trình

25 Preparedness
Phòng ngừa

26 Prevention
Phòng tránh

27 Public awareness
Nhận thức cộng
đồng

28 Recovery
Phục hồi

29 Response
Ứng phó

xvi

English
Any measure not involving
physical construction that
uses knowledge, practice or
agreement to reduce risks and
impacts, in particular through
policies and laws, public
awareness raising, training
and education.
The knowledge and capacities
developed by governments,
professional response and
recovery
organizations,
communities and individuals
to
effectively
anticipate,

respond to, and recover from,
the impacts of likely, imminent
or current hazard events or
conditions.
The outright avoidance of
adverse impacts of hazards
and related disasters.
The extent of common
knowledge about disaster
risks, the factors that lead
to disasters and the actions
that can be taken individually
and collectively to reduce
exposure and vulnerability to
hazards.
The
restoration,
and
improvement
where
appropriate,
of
facilities,
livelihoods
and
living
conditions of disaster-affected
communities, including efforts
to reduce disaster risk factors.
The provision of emergency

services and public assistance
during or immediately after a
disaster in order to save lives,
reduce health impacts, ensure
public safety and meet the
basic subsistence needs of the
people affected.

Vietnamese
Bất kỳ biện pháp nào không
liên quan đến xây dựng mà chỉ
sử dụng kiến thức, cách thực
hành hoặc thỏa thuận nhằm
giảm thiểu rủi ro và tác động,
cụ thể bằng các chính sách,
luật pháp, nâng cao nhận thức
cộng đồng, tập huấn và giáo
dục.
Kiến thức và khả năng được
chính phủ, các tổ chức ứng
phó và phục hồi chuyên
nghiệp, các cộng đồng và cá
nhân xây dựng nhằm dự báo,
ứng phó và phục hồi một cách
hiệu quả với các tác động của
hiểm họa hay tình trạng có
thể, sắp hoặc đang xảy ra.
Sự ngăn ngừa triệt để các ảnh
hưởng bất lợi của hiểm họa và
các thảm họa có liên quan.

Mức độ hiểu biết chung về rủi
ro thảm họa, các yếu tố dẫn
đến thảm họa và hành động
có thể được cá nhân hay tập
thể thực hiện nhằm giảm nhẹ
mức độ nguy hiểm và khả
năng dễ bị tổn thương trước
hiểm họa.
Khôi phục và cải thiện cơ sở
vật chất, các hoạt động sinh
kế, các điều kiện sống của
cộng đồng bị ảnh hưởng bởi
thảm họa, bao gồm các nỗ lực
giảm thiểu các yếu tố rủi ro
thảm họa.
Việc thực hiện các hoạt động
khẩn cấp và hỗ trợ xã hội trong
hoặc ngay sau thảm họa nhằm
bảo vệ tính mạng, giảm thiểu
tác động về sức khỏe, đảm
bảo an toàn xã hội và đáp ứng
các nhu cầu cơ bản của những
người bị ảnh hưởng.


No. Term
30 Resilience
Khả năng ứng phó,
phục hồi và thích
nghi


31 Retrofitting
Gia cố

32 Risk
Rủi ro
33 Risk assessment
Đánh giá rủi ro

34 Risk management
Quản lý rủi ro

35 Risk transfer
Chuyển giao rủi ro

English
The ability of a system, community
or society exposed to hazards to
resist, absorb, accommodate to
and recover from the effects of a
hazard in a timely and efficient
manner, including through the
preservation and restoration of
its essential basic structures and
functions.
Reinforcement or upgrading of
existing structures to become
more resistant and resilient
to the damaging effects of
hazards.

The combination of the
probability of an event and its
negative consequences.
A methodology to determine
the nature and extent of risk
by analysing potential hazards
and
evaluating
existing
conditions of vulnerability that
together could potentially
harm
exposed
people,
property, services, livelihoods
and the environment on which
they depend.
The systematic approach
and practice of managing
uncertainty
to
minimize
potential harm and loss.
The process of formally or
informally shifting the financial
consequences of particular
risks from one party to
another whereby a household,
community, enterprise or state
authority will obtain resources

from the other party after a
disaster occurs, in exchange
for ongoing or compensatory
social or financial benefits
provided to that other party.

Vietnamese
Khả năng của một hệ thống,
cộng đồng, xã hội trong vùng
hiểm họa để chống đỡ, chịu
đựng, thích nghi và phục hồi
các tác động của hiểm họa
một cách kịp thời và hiệu quả,
bao gồm bảo tồn và khôi phục
các công trình và chức năng
cơ bản, thiết yếu.
Củng cố hoặc cải thiện cấu
trúc hiện tại làm tăng khả
năng chống chịu và thích nghi
tốt hơn trước các tác động có
hại của hiểm họa
Sự kết hợp giữa khả năng một
sự kiện có thể xảy ra với các
hậu quả tiêu cực của nó.
Một phương pháp xác định
bản chất và mức độ rủi ro
bằng cách phân tích các hiểm
họa có thể xảy ra và đánh giá
các điều kiện hiện tại của tình
trạng dễ bị tổn thương mà có

thể gây hại cho con người, tài
sản, các dịch vụ, các hoạt động
sinh kế và môi trường trong
khu vực nguy hiểm.
Cách tiếp cận và thực hành
mang tính hệ thống của việc
quản lý trong những điều kiện
không chắc chắn nhằm giảm
thiểu thiệt hại và mất mát.
Quá trình chuyển dịch chính
thức hoặc không chính thức
các hậu quả tài chính của
những rủi ro cụ thể từ một bên
này tới một bên khác theo đó
một hộ gia đình, một cộng
đồng, một doanh nghiệp hay
một cơ quan nhà nước sẽ nhận
được các nguồn lực từ bên
khác sau khi một thảm họa xảy
ra, để đổi lấy việc duy trì hoặc
đến bù cho các lợi ích xã hội
hoặc tài chính cho bên đó.

xvii


No. Term
36 Structural
measures
Biện pháp công

trình

English
Any physical construction
to reduce or avoid possible
impacts of hazards, or
application of engineering
techniques to achieve hazardresistance and resilience in
structures or systems.

37 Sustainable
development

Development that meets the
needs of the present without
compromising the ability of
Phát triển bền vững future generations to meet
their own needs.
38 Technological
A hazard originating from
hazard
technological or industrial
conditions,
including
Hiểm họa kỹ thuật
accidents,
dangerous
procedures,
infrastructure
failures or specific human

activities, that may cause loss
of life, injury, illness or other
health impacts, property
damage, loss of livelihoods and
services, social and economic
disruption, or environmental
damage.

39 Vulnerability
Tình trạng dễ bị tổn
thương

i UNISDR; IPCC; MoNRE
ii UNISDR; IPCC; MoNRE

xviii

The
characteristics
and
circumstances of a community,
system or asset that make it
susceptible to the damaging
effects of a hazard.

Vietnamese
Bất kỳ một công trình xây
dựng nào để giảm thiểu hoặc
tránh các tác động do hiểm
họa có thể gây ra, hoặc việc

ứng dụng các phương pháp
kỹ thuật nhằm thu được khả
năng chống chịu và độ đàn
hồi của các công trình hoặc
các hệ thống đó.
Sự phát triển đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng của
các thế hệ tương lai trong việc
đáp ứng các nhu cầu của họ.
Một hiểm họa bắt nguồn
từ các điều kiện công nghệ
hoặc công nghiệp, bao gồm
cả các tai nạn, các qui trình
nguy hiểm, những sai sót/hư
hỏng của cơ sở hạ tầng, hoặc
các hoạt động cụ thể của con
người, có thể gây thiệt hại về
người, thương tích, bệnh tật,
hoặc các ảnh hưởng khác liên
quan đến sức khỏe, thiệt hại
tài sản, tổn thất về sinh kế và
các dịch vụ, gián đoạn hoạt
động kinh tế - xã hội, hay thiệt
hại về môi trường.
Những đặc điểm và hoàn cảnh
của một cộng đồng, hệ thống
hoặc tài sản làm cho nó dễ bị
ảnh hưởng của các tác động
bất lợi từ hiểm họa.



Chương 1

Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro
thiên tai và Biến đổi khí hậu


1

Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

© UNICEF 2011

Mục lục
1.1 Mở đầu........................................................................................................................3
1.2 Nội dung chính.....................................................................................................3
1.3 Khái niệm và thuật ngữ...................................................................................3
1.3.1 Các thuật ngữ về Quản lý rủi ro thiên tai..................................................3
1.3.2 Các thuật ngữ về biến đổi khí hậu.............................................................7
1.4 Giới thiệu Thiên tai ở Việt Nam....................................................................8
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và khí hậu......................................................................8
1.4.2 Các loại thiên tai.............................................................................................9
1.5 Xu thế của hiểm họa tự nhiên trong quá khứ................................21
1.6 Phân vùng địa lý của các hiểm họa tự nhiên..................................25
1.7 Tổng kết chương................................................................................................27
1.8 Câu hỏi thảo luận..............................................................................................27

2



Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

1.1 Mở đầu
Chương này sẽ giới thiệu một số thuật ngữ và khái niệm chính có liên quan tới rủi ro thiên tai và
biến đổi khí hậu. Đây là những thuật ngữ, khái niệm sẽ được sử dụng thường xuyên trong toàn
bộ nội dung của tài liệu này. Các loại hình hiểm họa chính sẽ được mô tả chi tiết ở nội dung tiếp
theo và các ảnh hưởng của chúng ở Việt Nam được trình bày ở phần cuối của chương.

1.2 Nội dung chính
Đến cuối chương, các học viên có thể:


Nắm được các khái niệm về hiểm họa, thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro
thiên tai và giải thích mối liên quan giữa các hiện tượng nêu trên;



Giải thích các khái niệm trên có liên quan tới Quản lý rủi ro thiên tai như thế nào;



Nắm được các thuật ngữ về biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ biến đổi khí hậu;



Giải thích sự khác nhau giữa biến đổi khí hậu và sự biến động khí hậu;




Mô tả chi tiết các nguyên nhân và tác động của các hiểm họa tự nhiên;



Nắm được nguyên nhân và tác động của các hiểm họa tự nhiên và các loại hình hiểm
họa tự nhiên thường xuất hiện ở Việt Nam.

1.3 Khái niệm và thuật ngữ
Phần này sẽ trình bầy một số khái niệm vàthuật ngữ thông dụng về Quản lý rủi ro thiên tai và
biến đổi khí hậu. Các thuật ngữ chính được sử dụng trong tài liệu này có nghĩa riêng trong lĩnh
vực này. Việc cung cấp khái niệm là rất quan trọng để giúp người đọc hiểu rõ được các khái
niệm liên quan đến rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.
Các thuật ngữ được trích dẫn từ Sổ tay Thuật ngữ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Cơ quan Chiến
lược quốc tế của Liên hợp quốc về Giảm nhẹ thiên tai (UNISDR) (2009) hoặc được trích dẫn
từ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu (UNFCCC) (1992) và Dự thảo Luật
Phòng chống Thiên tai Việt Nam (Dự thảo lần 5, tháng 10 năm 2012).

1.3.1 Các thuật ngữ về Quản lý rủi ro thiên tai
Hiểm họa tự nhiên
Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và
gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội 1.

1 Các hiểm họa có nguồn gốc tự nhiên là một phần của các loại hiểm họa. Thuật ngữ được dùng mô tả các sự kiện
hiểm họa (có thể xảy ra trong) thực tế cũng như các điều kiện hiểm họa tiềm tàng mà có thể dẫn tới các sự kiện trong
tương lai. Các sự kiện hiểm họa tự nhiên có thể được đặc trưng bởi mức độ, cường độ, tốc độ diễn ra, khoảng thời gian và
phạm vi diễn ra của chúng. Ví dụ, động đất xảy ra trong thời gian ngắn và thường ảnh hưởng trong một vùng nhỏ, trong
khi hạn hán diễn ra chậm, không rõ rệt và thường có ảnh hưởng trên một vùng rộng lớn. Trong một số trường hợp, hiểm
họa có thể diễn ra đồng thời, ví dụ như lũ lụt do bão gây ra hoặc sóng thần sinh ra khi có động đất ngoài biển.


3

1


1

Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

Thuật ngữ ‘Hiểm họa tự nhiên’ thường đề cập đến các sự kiện cực đoan hoặc các quá trình có
nguồn gốc khí tượng thủy văn hoặc địa chất.
Hiểm họa tự nhiên thường được phân thành hai nhóm chính dựa trên tốc độ diễn ra hiểm họa,
bao gồm: hiểm họa diễn ra đột ngột và hiểm họa diễn ra chậm.
HIỂM HỌA DIỄN RA ĐỘT NGỘT: bao gồm các hiểm họa tự nhiên diễn ra với tốc độ
nhanh (ví dụ như động đất, bão, lũ quét)
HIỂM HỌA DIỄN RA CHẬM: bao gồm các hiểm họa diễn ra trong thời gian dài, dẫn tới
tình trạng nguy hiểm (ví dụ như hạn hán diễn ra trong một thời gian dài, gây nên sự
khan hiếm lương thực, suy dinh dưỡng và thậm chí là gây ra nạn đói).
Chương này tập trung chính vào các hiểm họa tự nhiên. Tuy nhiên, ngày càng trở nên khó
phân biệt giữa các hiểm họa tự nhiên và hiểm họa do con người gây ra. Ví dụ như phá rừng
trên sườn núi có thể dẫn đến lũ quét và sạt lở đất khi trời mưa to. Các bãi chôn lấp, các vật làm
tắc nghẽn hệ thống thoát nước hoặc xây dựng không đúng cách cũng có thể dẫn đến lũ lụt.
Sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn là các ví dụ về sự kết hợp giữa các hoạt động tự nhiên
và do con người gây ra khi nguyên nhân gây ra chúng có thể là các hiện tượng tự nhiên và các
hoạt động của con người. Một hiểm họa khi xảy ra có thể dẫn tới các hiểm họa khác, ví dụ như
động đất có thể dẫn tới sự hình thành sóng thần, sạt lở đất và hỏa hoạn; trong khi bão có thể
dẫn đến lũ lụt và nước dâng.
Thảm họa
Thảm họa là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội,
gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng

đồng đó không có đủ khả năng chống đỡ 2.
Việc phân biệt khái niệm về hiểm họa2(thường đề cập đến một hiện tượng vật lý) và khái niệm
về thảm họa là rất quan trọng. Một hiểm họa khi xảy ra không nhất thiết sẽ dẫn tới một thảm
họa. Tuy nhiên, nếu hiểm họa gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng và có
phạm vi ảnh hưởng rộng, dẫn tới các thiệt hại lớn và gây gián đoạn cuộc sống bình thường
của cộng đồng thì lúc đó thảm họa xảy ra. Các tác động của thảm họa có thể bao gồm thiệt
2 Dự thảo lần thứ 5 Luật Phòng chống thiên tai (tháng 10 năm 2012) sử dụng thuật ngữ “thiên tai”, thiên tai được định
nghĩa là các “hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt
động kinh tế-xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ và dòng
chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất và sóng thần”.

4


Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

hại về người, gây thương tích, dịch bệnh và các tác động xấu tới sức khỏe con người, tinh thần
và phúc lợi xã hội, thiệt hại về của cải vật chất, hủy hoại tài sản, đình trệ các dịch vụ, gián đoạn
các hoạt động kinh tế xã hội và suy thoái môi trường.
Rủi ro Thiên tai
Rủi ro thiên tai là những tổn thất tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức khỏe, các hoạt động
sinh kế, tài sản và các dịch vụ do thảm họa gây ra cho một cộng đồng hoặc một xã hội cụ
thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Rủi ro thiên tai nhằm chỉ nguy cơ xảy ra các thiên tai hơn là mô tả các sự kiện thiên tai thực tế.
Định nghĩa về rủi ro thiên tai phản ánh khái niệm về thiên tai như là hậu quả của những điều
kiện rủi ro hiện tại đang xảy ra. Rủi ro thiên tai bao gồm những thiệt hại tiềm tàng khác nhau
thường rất khó định lượng. Tuy nhiên, với kiến thức về những hiểm họa hiện có và những mô
hình phát triển dân số và kinh tế xã hội, người ta có thể đánh giá và lập bản đồ rủi ro thiên tai
(ít nhất là theo nghĩa rộng).
Vấn đề quan trọng ở đây là cần phải hiểu rằng rủi ro thiên tai không chỉ liên quan tới các mối

đe dọa của các hiểm họa đối với vật chất. Một hiểm họa có thể chỉ dẫn tới một thiên tai nếu dưới
các tác động của hiểm họa đó, một cá nhân và các hệ thống xã hội đang ở tình trạng dễ bị tổn
thương. Do đó việc xem xét cả hiểm họa và tình trạng dễ bị tổn thương là rất quan trong khi
đánh giá rủi ro thiên tai.
Tình trạng dễ bị tổn thương
Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho cộng đồng, hệ
thống hoặc tài sản đó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự nhiên gây ra 3.
Hiểm họa khi kết hợp với tình trạng dễ bị tổn thương sẽ gây ra rủi ro thiên tai. Tình trạng dễ bị
tổn thương bản thân nó là hậu quả có khả năng xảy ra trước một hiểm hoạ, các tác động có
hại có thể xảy ra và năng lực của cộng đồng4 trong việc phòng tránh, ứng phó và phục hồi đối
với những tác động đó . Tình trạng dễ bị tổn thương biểu hiện trên nhiều khía cạnh, phát sinh
từ các yếu tố vật lý, xã hội, kinh tế, và môi trường. Ví dụ, các yếu tố này có thể bao gồm: vị trí
khu vực dân cư nằm trong các vùng dễ bị hiểm họa, hay do yếu kém trong quá trình thiết kế
và thi công các công trình nhà ở, tài sản không được bảo vệ một cách thỏa đáng, thiếu thông
tin đại chúng và nhận thức của cộng đồng còn yếu kém, nhận định về rủi ro và biện pháp đối
phó còn hạn chế, và coi nhẹ hoạt động quản lý một cách thông minh đối với môi trường. Có sự
khác nhau lớn về tình trạng dễ bị tổn thương giữa các cộng đồng khác nhau và giữa các thời
điểm khác nhau. Tình trạng dễ bị tổn thương của các cá nhân và nhóm cộng đồng khác nhau
phụ thuộc vào các đặc điểm: dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng khuyết tật, thu nhập và trình
độ văn hoá. Tình trạng dễ bị tổn thương liên quan tới khả năng tiếp cận kiến thức, các nguồn
lực và khả năng ra quyết định hoặc gây ảnh hưởng tới việc ra quyết định.
3 Định nghĩa này xem tình trạng dễ bị tổn thương như một đặc tính của mối quan tâm của các thành phần (cộng
đồng, hệ thống hoặc tài sản) mà không phụ thuộc vào khả năng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên thuật ngữ này thường được
dùng rộng rãi khi bao hàm tính chịu ảnh hưởng của các thành phần.
4 UNISDR định nghĩa năng lực là “sự kết hợp của tất cả điểm mạnh, những đặc tính và các nguồn lực sẵn có trong một
cộng đồng, xã hội hoặc tổ chức có thể được sử dụng để đạt được những mục tiêu chung”. Năng lực có thể bao gồm cơ sở hạ
tầng và những phương tiện vật chất, các thể chế, các khả năng đối mặt với xã hội cũng như kiến thức, các kỹ năng và những
biểu tượng mang sức mạnh tập thể như những mối quan hệ xã hội, sự lãnh đạo và quản lý. Năng lực cũng có thể được mô
tả như khả năng. Đánh giá năng lực là một thuật ngữ chỉ một quá trình mà qua đó năng lực của một nhóm được xem xét
và đánh giá theo những mục tiêu đã đề ra, những thiếu sót trong năng lực được xác định để hoàn thiện hơn.


5

1


1

Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

Có hai thuật ngữ quan trọng liên quan đến hành động của xã hội khi ứng phó với rủi ro
thiên tai:
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT)
Quan điểm và biện pháp giảm thiểu các rủi ro thảm họa thông qua những nỗ lực mang
tính hệ thống để phân tích và quản lý các nguyên nhân của thảm họa bao gồm việc giảm
mức độ nguy hiểm trước hiểm họa, giảm tình trạng dễ bị tổn thương của con người và tài
sản, quản lý hiệu quả đất và môi trường, và cải thiện khả năng phòng ngừa các sự kiện
bất lợi. 5
Khái niệm GNRRTT là cách tiếp cận toàn diện để ứng phó với rủi ro thiên tai và nó đã trở thành
một nguyên tắc chỉ đạo cho hành động của quốc tế đối với thiên tai.
GNRRTT được xây dựng và mở rộng các phương pháp tiếp cận trước đây bằng cách nhận biết
tình trạng dễ bị tổn thương góp phần vào rủi ro như thế nào. Do vậy, GNRRTT bao gồm việc
giảm nhẹ mức độ nguy hiểm, nâng cao năng lực quản lý các tác động của hiểm họa, quan tâm
hơn tới giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với người và tài sản, và quản lý tốt hơn về đất
đai và môi trường.
Quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT)
Quá trình mang tính hệ thống trong việc sử dụng các hướng dẫn hành chính, các tổ
chức, năng lực và các kỹ năng điều hành nhằm thực hiện các chiến lược, chính sách và
khả năng đối phó đã được nâng cao để giảm thiểu các tác động bất lợi của hiểm họa và
khả năng xảy ra thảm họa.

Đây là một thuật ngữ mở rộng của thuật ngữ có nội dung tổng quát hơn, “quản lý rủi ro”, để chỉ
một vấn đề cụ thể của các rủi ro thiên tai. QLRRTT đề cập đến các hoạt động được thực hiện
nhằm GNRRTT. Trước đây, mục tiêu chính của QLRRTT là nhằm phòng tránh, giảm nhẹ hay
chuyển những ảnh hưởng có hại của các hiểm họa thông qua những hoạt động và các biện
pháp tổng hợp phòng tránh, giảm thiểu, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sau thiên tai (xem
Chương 5). Tuy nhiên, rủi ro thiên tai phụ thuộc vào bản chất vật lý của hiểm họa, các điều kiện
xã hội dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương, sự quan tâm đến việc lập kế hoạch quản lý thiên
tai theo hướng nâng cao năng lực để giảm nhẹ mối đe dọa của thiên tai.
Do đó, một số ví dụ về các hành động QLRRTT ở cấp cộng đồng có thể bao gồm: tổ chức các
nhóm để theo dõi các mối đe dọa và cảnh báo sớm cho người dân, đào tạo những người lãnh
đạo và các thành viên khác về công tác chuẩn bị ứng phó hiểm họa xảy ra, thực hiện các dự
án cộng đồng như xây dựng đê điều và các biện pháp kiểm soát lũ lụt, tạo lập các cơ hội sinh
kế có thể nhằm giảm tác động của thiên tai đối với thu nhập hộ gia đình, và thực hiện các dự
án nâng cao sinh kế hoặc khuyến khích các mạng lưới xã hội có liên quan đến những nhóm
người không theo kịp sự phát triển của xã hội để giảm các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng dễ bị tổn thương.
5 Ghi chú: Một cách tiếp cận toàn diện đối với Giảm nhẹ các rủi ro thiên tai được đề ra trong Khung Hành động Hyogo
của Liên hiệp quốc, phát hành năm 2005, với mục tiêu là “Giảm nhẹ những mất mát do thiên tai về người, tài sản kinh tế,
xã hội và môi trường của các cộng đồng và các nước.” Chiến lược Quốc tế về Giảm nhẹ Thiên tai (ISDR) cung cấp một cơ
chế hợp tác giữa các Chính phủ, các tổ chức, và các tổ chức xã hội dân sự nhằm hỗ trợ thực hiện Khung hành động này.
Lưu ý là đôi khi thuật ngữ “Giảm nhẹ thiên tai” được sử dụng, thuật ngữ “GNRRTT” cho thấy sự nhận biết rõ hơn về bản
chất liên tục của những rủi ro thiên tai và những nỗ lực không ngừng để Giảm nhẹ những rủi ro này.

6


Giới thiệu về Hiểm họa, Rủi ro thiên tai và Biến đổi khí hậu

1.3.2 Các thuật ngữ về biến đổi khí hậu
Khí hậu

Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết6 đã từng xảy ra tại một nơi nào đó trong
một khoảng thời gian nhất định.
Mô tả khí hậu nhằm chỉ giá trị trung bình và sự biến thiên của các trạng thái có thể đo đạc được
như nhiệt độ, mưa và tốc độ gió. Theo quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), thời
đoạn chuẩn để xác định giá trị trung bình là 30 năm.
Biến đổi khí hậu (BĐKH)
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể nhận biết được thông qua sự thay
đổi giá trị trung bình và/hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó, và duy trì trong các thời
đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập niên hoặc dài hơn (UN IPCC, 2007).
Biến đổi khí hậu nhằm chỉ những thay đổi có xu thế dài hạn so với giá trị trung bình. Sự thay
đổi các hình thế thời tiết hiện tại có liên quan chặt chẽ với các ảnh hưởng do hoạt động của
con người làm thay đổi thành phần của khí quyển (xem Chương 3).
Cần phân biệt sự biến đổi khí hậu trong
thời đoạn dài với sự biến động khí hậu
trong thời đoạn ngắn. Biến động khí hậu
nói chung nhằm chỉ sự thay đổi tự nhiên của
các hình thế thời tiết, ví dụ như các hình thế
mưa. Đôi khi sự thay đổi mạnh mẽ của các
giá trị trung bình có thể duy trì trong một vài
năm, ví dụ như khi xảy ra hạn hán kéo dài.
Đây cũng có thể là một phần của biến động
theo chu kỳ như những biến động tạo ra các
hiện tượng El Nino. Những dạng biến động
này không được coi là “biến đổi khí hậu”.
Có hai loại hành động để ứng phó với mối
đe doạ của biến đổi khí hậu: một là để giảm
tác động của biến đổi khí hậu đối với xã hội
(thích ứng), và hai là giảm mức độ biến đổi
khí hậu (giảm nhẹ). Chương trình đào tạo
này chủ yếu liên quan đến hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thích ứng với biến đổi khí hậu (TƯBĐKH)
Là sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con người nhằm ứng phó với những
biến đổi thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hoặc các ảnh hưởng của chúng, để giảm bớt tác
hại hoặc khai thác những cơ hội có ích do chúng mang lại.
Thích ứng nhằm chỉ hoạt động ứng phó với các hậu quả của biến đổi khí hậu, mà chủ yếu là
giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương đối với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý rằng thích ứng cũng có thể đề cập đến việc khai thác bất kỳ cơ hội có lợi nào mà
biến đổi khí hậu có thể mang lại). Có nhiều định nghĩa khác nhau về thích ứng với biến đổi khí
6

Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm cụ thể, được xác định bởi các yếu tố khí tượng (IPCC).

7

1


×