Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

TẬP HUẤN ĐỒNG RUỘNG (FFS) VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 117 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TÀI LIỆU
TẬP HUẤN ĐỒNG RUỘNG (FFS)
VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU (CSA) - ĐỢT 3
(FARMER FIELD SCHOOL – FFS)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80/QĐ-SNN&PTNT ngày 9/2/2017 của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá)

Thanh Hóa, tháng 1 năm 2017
MỤC LỤC

0


STT
Phần I
1

2

Phần II
1
2
3
4
5
6
7


8

NỘI DUNG
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
Bài 1. Giới thiệu nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
(CSA).
Bài 2. Các biện pháp trong sản xuất nông nghiệp thông minh thích
ứng biến đổi khí hậu (CSA).
- Sản xuất nông nghiệp theo quy trình quản lý cây trồng tổng hợp
(ICM).
- Quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
CÁC CHUYÊN ĐỀ
Bài 1. Cây lúa
Bài 2. Cây ngô
Bài 3. Cây đậu tương
Bài 4. Cây bí xanh
Bài 5. Cây ớt
Bài 6. Cây khoai tây
Bài 7. Cây cà chua
Bài 8. Cây dưa chuột

Trang
2
2

4

21
21

43
52
61
69
81
95
105

PHẦN 1: CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN
BÀI 1: GIỚI THIỆU NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA)
1. Mở đầu.
Thực hành Nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu (CSA) là hoạt động còn chưa
được phổ biến đối với nông dân Việt Nam. Ở những nước có nền nông nghiệp phát triển,

1


nhất là Israel, Hà Lan, Hoa Kỳ… họ đã triển khai cách đây nhiều năm. Ở Việt Nam thực
hành CSA mới chỉ áp dụng được vài năm qua, hiệu quả kinh tế đã nâng lên hàng chục lần
so với cách làm truyền thống.
Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) với phương thức tiếp cận tổng hợp, có thể
giúp đạt đồng thời đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH, bằng cách hướng tới 3 mục tiêu:
(i) Tăng trưởng sản lượng, hiệu quả;
(ii) Thích ứng BĐKH;
(iii) Giảm thiểu BĐKH.
Giới thiệu về CSA:
- Nông nghiệp thích ứng thông minh với khí hậu (CSA) là nền nông nghiệp có khả năng
cho sản lượng và lợi nhuận tăng một cách bền vững để đảm bảo an ninh lương thực.
- CSA là giải pháp kết hợp giữa giảm thiểu, thích ứng và an ninh lương thực (ANLT).

2. Sự cần thiết áp dụng CSA trong sản xuất nông nghiệp:
Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết trở nên cực đoan hơn với biểu hiện như hạn hán khốc
liệt hơn, với kéo dài hơn ở các khu vực dễ bị hạn hán; và mùa mưa tập trung trong thời
gian ngắn hơn với lượng mưa rất lớn dễ dẫn đến úng lụt, lũ quét. Bên cạnh đó, tần suất
xuất hiện bão, lốc xoáy, lũ lụt, gió nóng v…v… xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là
nước biển dâng ngày càng cao gây ảnh rất lớn đến sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế
của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nông nghiệp là ngành sản xuất bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu vì nông
nghiệp liên quan trực tiếp đến tự nhiên như đất, nước, thời tiết (mưa, gió, nhiệt độ.v.v.v.).
Nông nghiệp là ngành bị thiệt hại nhiều nhất do thiên tai nói chung và do thiên tai từ biến
đổi khí hậu nói riêng.
Mặc dù nông nghiệp bị tác động rất lớn do biến đổi khí hậu nhưng bản thân hoạt động
sản xuất nông nghiệp cũng đóng góp vào các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu do SX
nông nghiệp cũng tạo ra một lượng lớn khí nhà kính (khí CH 4 từ trồng lúa và từ chăn
nuôi gia súc, và khí CO2 do đốt bỏ các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây lá
v.v…) và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do việc sử dụng quá mức phân hóa học, quá
mức lượng thuốc trừ sâu và các sản phẩm hóa học độc hại khác. Do đó trong sản xuất
nông nghiệp cũng cần phải có biện pháp để vẫn đảm bảo sản xuất nhưng giảm phát thải
khí nhà kính và các hóa chất độc hại, một trong những biện pháp tốt là Nông nghiệp
Thông minh Ứng phó với biến đổi khí hậu (viết tắt là CSA – chữ đầu của cụm từ tiếng
Anh: Climate Smart Agriculture).
Một số thông tin cần được bổ sung cho bài giảng bao gồm:
+ Theo Báo cáo đánh giá tác động của mực nước biển dâng đối với 84 nước đang
phát triển được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong năm nước
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BÐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất.
+ Hầu hết các dự báo đều cho thấy, đến năm 2100, vựa lúa đồng bằng sông Cửu
Long có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa
của cả vùng, do tác động của BĐKH.


2


+ Ngành trồng trọt sẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tổng sản lượng
sản xuất trồng trọt có thể giảm từ 1-5%, năng suất các cây trồng chính có thể giảm đến
10%, đặc biệt đối với sản xuất lúa.
+ CSA là phương thức sản xuất nông nghiệp đa mục tiêu như an ninh lương thực,
tăng thu nhập cho nông hộ và giảm phát thải khí nhà kính.
Áp dụng CSA trong sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả:
- CSA là giải pháp kết hợp để giảm thiểu đầu vào, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm
bảo an ninh lương thực (ANLT), đem lại các hiệu quả sau theo như báo cáo tại Hội nghị
Liên minh toàn cầu Nông nghiệp thông minh thức ứng biến đổi khí hậu ngày 2/12/2015:
+ Giảm vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới.v.v.v.)
30%
+ Tăng năng suất cây trồng 10 - 20%;
+ Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) 30%
3. Các kỹ thuật thực hành nông nghiệp thông minh (CSA):
Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) bao gồm
tổng hợp các biện pháp như: ICM, IPM và kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, được áp dụng sự
phù hợp cho từng đối tượng cây trồng, điều kiện đất đai của từng vùng để đảm bảo CSA
là giải pháp kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản trong sản xuất
nông nghiệp, đảm bảo ANLT và ứng phó BĐKH.
Thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) là giải pháp kỹ
thuật tổng hợp, tiên tiến, bao gồm việc thực hiện các kỹ thuật sau:
- Sản xuất nông nghiệp theo quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)
- Quản lý nước trong sản xuất nông nghiệp.
- Bảo quản sơ chế nông sản nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

BÀI 2: CÁC BIỆN PHÁP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH

THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA)
I. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÂY TRỒNG
TỔNG HỢP (ICM)
1. Khái niệm ICM (Integrated Crop Management):
ICM có nghĩa là "Quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng". Cũng có
thể hiểu ICM là thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng.
+ Giảm lượng phân hoá học bón thừa trên đồng ruộng, tạo cây trồng khoẻ.

3


+ Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh.
+ Giảm giống hoặc tiết kiệm nước tưới (những nơi đang còn tập quán cấy dày)
+ Tăng năng suất cây trồng.
+ Tăng chất lượng sản phẩm.
+ Tăng hiệu quả kinh tế
Ở nước ta chương trình ICM được hiện thực hóa bằng chương trình “3 giảm, 3
tăng” sau đó phát triển thành “1 phải, 5 giảm” và “1 phải, 6 giảm – chính là biện pháp 1
phải 5 giảm có bổ sung thêm biện pháp giảm thứ 6 là “giảm phát thải khí nhà kính”).
Biện pháp 1 phải 5 giảm là:
+ 1 phải là phải sử dụng giống xác nhận;
+ 5 giảm: Lượng hạt giống, phân đạm bón thừa, thuốc bảo vệ thực vật hóa học,
nước tưới, tổn thất sau thu hoạch)
Biện pháp 1 phải 6 giảm: là áp dụng 1 phải 5 giảm có bổ sung biện pháp giảm
thứ 6 là giảm phát khí thải nhà kính trong sản xuất lúa gạo.
2- Mục đích của ICM:
- Tạo mọi điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ, chống chịu sâu bệnh
hại, giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, cho năng suất, chất lượng cao.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý theo từng giống, chân đất và mùa vụ, tiết kiệm
lượng giống/ha gieo trồng.

- Bón phân cân đối hợp lý theo từng giống, giai đoạn sinh trưởng của cây, chân đất
và mùa vụ, tiết kiệm lượng phân bón (chú ý phân đạm)/ha gieo trồng.
- Xử lý đồng ruộng trên cơ sở điều tra phân tích hệ sinh thái đồng ruộng nhằm
giảm tối đa việc sử dụng thuốc BVTV.
- Giúp nông dân biết phương pháp tiến hành các thực nghiệm đơn giản trên đồng
ruộng, phân tích đánh giá kết quả của thực nghiệm, áp dụng kết quả vào sản xuất.
3. Cơ sở khoa học của ICM:
Dựa trên mối quan hệ (tác động tương hỗ) giữa các thành phần trong hệ sinh thái
đồng ruộng.
Cây trồng

Thiên địch
Dịch hại
(các loại có ích trên đồng ruộng)
(sâu bệnh,
bệnh cỏ dại)
Cây trồng: Để tạo cho cây trồng khoẻ chúng ta phải:
- Chọn giống tốt, tạo điều kiện có cây phát triển khoẻ
- Làm đất kỹ, gieo trồng với mật độ hợp lý...
- Bón phân cân đối, hợp lý theo từng chân đất, giống, giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Chăm sóc, làm cỏ, tưới nước...
Thiên địch: Bảo vệ và sử dụng các loài thiên địch trên đồng ruộng để phòng trừ
sâu, bệnh hại (trồng cây khoẻ, không phun thuốc trừ sâu sớm từ 30-40 ngày sau cấy)
Dịch hại:
Quản lý các loài dịch hại trên ruộng theo IPM (xử lý đồng ruộng dựa trên cơ sở
điều tra, phân tích hệ sinh thái).
4. Cơ sở thực tiễn của ICM bao gồm hai vấn đề:

4



4.1/. Quản lý dinh dưỡng, chăm sóc
cây trồng.
- Luân canh cây trồng (Lúa nước – Cây
trồng cạn) một biện pháp quản lý dinh
dưỡng đất hiệu quả.
+ Luân canh lúa nước – cây trồng cạn
sẽ hạn chế nguồn sâu bệnh lây lan từ
cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ
sau.
+ Luân canh với cây họ đậu có tác
dụng cải tạo độ phì nhiêu đất trồng, tạo
cho đất có kết cấu tơi xốp, bổ sung
thêm lượng vi sinh vật cố định đạm
trong đất.

Bón phân cho lúa

Cơ cấu luân canh: lúa – lạc
- ICM là sử dụng các giống tốt năng suất cao, sạch bệnh
- Gieo trồng mật độ đảm bảo, phát huy tiềm năng năng suất của giống lúa
- ICM là sử dụng phân bón đầy đủ,
hợp lý theo nhu cầu của cây trồng:
+ Thực hiện bón đủ lượng, cân đối tỷ
lệ NPK phù hợp cho từng giai đoạn
sinh trưởng phát triển của cây lúa.
- Chế độ tưới nước khoa học, phù hợp
nhu cầu phát triển của cây.
Sử dụng bảng so màu lá lúa (LCC) kiểm tra
hiện trạng dinh dưỡng cây lúa.

Tóm lại: Quản lý dinh dưỡng nhằm sử dụng vật tư phân bón, kỹ thuật gieo trồng, chăm
sóc khoa học, hợp lý để cây trồng sinh trưởng thuận lợi tạo điều kiện đạt năng suất cao.
4.2/.Quản lý dịch hại đối với cây trồng:
Quản lý các loài dịch hại trên ruộng theo IPM (xử lý đồng ruộng dựa trên cơ sở
điều tra, phân tích hệ sinh thái).
4.2.1 Những nguyên lý
Trồng cây khoẻ
Giống tốt được trồng cấy đúng mật độ và chăm bón hợp lý sẽ cho cây khỏe mạnh và khi
cây khoẻ thì các loại sâu bệnh ít đi. Ngược lại nếu cây không khoẻ, khi bị sâu bệnh tấn
công, tác hại sẽ cao hơn.
Bảo vệ thiên địch

Trong thiên nhiên, đa số các loài côn trùng và động vật là bạn của nhà nông, như
con muồm muỗm, con bọ ngựa, rắn, ếch nhái, chim... chúng ăn các loại sâu hại.
Chúng được gọi là thiên địch. Lực lượng thiên địch này thường bị hại bởi thuốc trừ
dịch hại. Nếu sử dụng càng ít thuốc trừ dịch hại thì thiên địch bị tổn hại càng ít.
5


Ngoài ra, cần tạo điều kiện sống như nơi làm tổ, không săn bắt bừa bãi để thiên
địchphát triển tốt.
Thường xuyên thăm đồng
Nông dân thăm đồng thường xuyên với sự
tự quan sát và so sánh tình hình cây trồng
(lúa ngô…), sâu bệnh và thời tiết với
những năm trước, người nông dân sẽ tự
rút ra kết luận và quyết định chăm sóc
chính mảnh ruộng nhà mình. Qua đó trình
độ khoa học và kinh nghiệm của nông dân
sẽ được nâng cao.


Thăm đồng phát hiện tình hình sâu bệnh

* Khi sâu bệnh vượt ngưỡng gây hại
chophép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
hợp lý theo nguyên tắc 4 đúng của IPM
(đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và
đúng cách).

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng
Sử dụng phân bón đầy đủ, hợp lý.
Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết
yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng,
đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất. Bón phân hợp lý là thực hiện 4 đúng và một cân
đối:
+ Đúng loại phân
+ Bón đúng liều lượng
+ Bón đúng lúc
+ Bón đúng cách
+ Bón phân cân đối
Người nông dân trở thành chuyên gia
Đây là nguyên lý rất quan trọng. Bởi vì, người nông dân hiểu đồng ruộng, hiểu thực trạng
sản xuất của mình hơn ai hết, sau khi được nâng cao trình độ sẽ nắm chắc được các biện
pháp cần thiết, ra được các quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của mình.
4.2.2. Các biện pháp cơ bản
Biện pháp canh tác
- Thời vụ: Xác định thời gian thích hợp dựa trên điều kiện của mỗi vùng và sự biến đổi
khí hậu trong những năm gần đây cũng như thời gian sinh trưởng của mỗi giống. Trồng
đúng thời vụ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và ít bị sâu
bệnh tấn công, và do vậy đạt được năng suất và chất lượng tốt nhất.


6


- Vệ sinh đồng ruộng: Loại bỏ các cây (hoặc các phần cây) bị nhiễm bệnh trên đồng
ruộng, thu gom tập trung và và xử lý sẽ giúp ngắn ngừa sự lan truyền của các tác nhân
gây bệnh tới các cây khỏe.
- Xử lý đất: Phơi ải, ngâm ruộng để diệt mầm bệnh và nhộng, sâu ở trong đất.
- Tỉa cành tạo tán:Tỉa bỏ lá già, sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong ruộng rau để tạo sự thông
thoáng.
- Luân canh: Thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.
- Xen canh: Xen canh là biện pháp tốt nhất để đồng thời tận dụng tối đa các điều kiện về
đất, ánh nắng, nước và dinh dưỡng để tăng năng suất và giảm thiệt hại cây trồng do vật
hại gây ra. - Bẫy côn trùng: Sử dụng các loại bẫy bả như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy
pheromone để bắt côn trùng trưởng thành.
- Dùng lưới chắn côn trùng và sử dụng màng phủ đất để hạn chế cỏ dại và một số dịch
bệnh trong đất.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm phát (khi nấm mới
xâm nhiễm) và sâu còn nhỏ (sâu tuổi 1 đến tuổi 3).
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và cần phải theo nguyên tắc 4 đúng đó
là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn của Trạm BVTV
trên địa bàn
Biện pháp sử dụng giống
Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh hưởng thiệt
hại về mặt kinh tế.
a). Giống - kỹ thuật trồng:
- Chọn giống có thời vụ gieo trồng quanh năm, chống chịu sâu bệnh, sạch bệnh, không
lép lửng và được thị trường ưa chuộng.
- Gieo ươm cây con bằng khay, bầu để tạo cây con khỏe mạnh và rút ngắn thời gian cây
trồng trên đồng ruộng, giảm áp lực sâu bệnh.

- Mật độ trồng nên theo đúng khuyến cáo ghi trên bao bì không trồng dày vừa tốn giống,
vừa làm tăng số lượng côn trùng gây hại nhưng nếu quá thưa sẽ lãng phí đất và làm tăng
chi phí tưới nước, phòng trừ cỏ dại.
b) Quản lý nước:
- Biện pháp quan trọng nhất là đảm bảo thoát nước để giữ cho đất quanh rễ không bị úng
nước nhằm ngăn ngừa thối rễ, là trồng cây trên luống đã được tôn cao có thể cũng giúp
làm giảm độ ẩm của đất
- Giữ cho tán lá được khô cũng rất quan trọng vì các vật liệu nhiễm bệnh hoặc dịch khuẩn
của các tác nhân gây bệnh có trong nước sẽ lan truyền từ lá cây nhiễm bệnh tới lá cây
khỏe qua các gọi nước và các nấm gây bệnh cần nước để nảy mầm và xâm nhập vào lá.
- Tưới phun mưa sẽ rửa trôi sâu non khỏi lá và bị dìm chết. Ngăn cản trưởng thành giao
phối, đẻ trứng thì tưới phun mưa vào buổi chiều (sâu tơ) hoặc vào khoảng 22 giờ (sâu đục
trái đậu)…Tuy nhiên nếu bệnh hại xuất hiện trên ruộng việc tưới phun mưa se giúp bệnh
lan truyền dễ hơn theo những giợt nước bắn đi khi tưới…
Phân bón:

7


- Bón phân hợp lý là thực hiện 4 đúng và một cân đối: Bón phân đủ liều lượng, cân đối
N-P-K, thời gian bón thích hợp cho từng loại cây trồng, đất, mùa vụ và không bón N
trước thu hoạch 10 -15 ngày.
- Phân hữu cơ cung cấp lượng vi sinh vật đất có nhiệm vụ “đệm” hay điều hoà vi sinh vật
đất. Trong nhiều trường hợp các vi sinh vật đối kháng như nấm Trichoderma, giữ vai trò
cạnh tranh với vi sinh vật gây bệnh.
Các biện pháp kiểm soát sinh học
Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh
dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học
trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con
người.

Biện pháp điều hòa là tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.
Biện pháp sinh học sử dụng các thiên địch tự nhiên ví dụ như ong xanh ký sinh trứng sâu
đục thân lúa, ong đen kén trắng ký sinh sâu non sâu cuốn lá, kiến 3 khoang ăn sâu non
sâu cuốn lá.
Biện pháp hoá học:
Sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý. Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng
các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt
hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và
các hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
a). Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV
- Sử dụng thuốc trong ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên
đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và
phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:
b). Sử dụng thuốc có chọn lọc
Trong IPM, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn
gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động
chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.
II. QUẢN LÝ NƯỚC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. Cơ sở khoa học của việc áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa
Nội dung này nông dân cần biết được vai trò của nước với cây trồng, nhu cầu cần nước
của cây trồng ở mỗi gia đoạn sinh trưởng khác nhau để có biện pháp cung cấp nước hợp

- Nhu cầu sử dụng nước của cây lúa:
Nhu cầu nước tưới chủ yếu bao gồm nhu cầu nước bay hơi (gồm lượng nước thoát ra từ
cây và lượng nước bốc hơi từ đất) và nhu cầu nước để làm giảm độ chua, phèn, chất độc
hại tại khu vực rễ. Trong việc tưới vũng cho cây lúa, việc mất nước là không thể tránh
khỏi do sự thẩm thấu sâu vì canh tác lúa ngập nước. Các biện pháp tưới khác cho các cây
trồng khác cũng cần nhu cầu nước thấm cơ bản để kiểm soát độ mặn của đất. Việc tưới


8


nước có thể được dùng để điều chỉnh môi trường sinh trưởng của cây thông qua việc điều
khiển nhiệt độ và độ ẩm không khí.
- Các biến (điều kiện) liên quan đến phương pháp tưới và lịch tưới:
Nhu cầu nước bay hơi thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và thời tiết bao
gồm ánh nắng, không khí nóng, gió, độ ẩm và nhiệt độ không khí. Cây hút nước có sẵn
tại vùng rễ với áp lực kẽ rỗng mà rễ có thể hấp thu được sử dụng lực hút mao dẫn. Thời
gian giữa các lần tưới thay đổi tùy theo loại đất, cây trồng, giai đoạn sinh trưởng của cây
trồng, nhu cầu nước tưới và kỹ thuật tưới.
- Các biện pháp tưới tiết kiệm nước
Công nghệ tưới tiết kiệm nước là tưới vừa đủ, thỏa mãn nhu cầu nước tưới của cây trồng.
Không có nước dư thừa cũng như không có nước thất thoát trong quá trình tưới, vì vậy,
cây trồng có thể lớn nhanh và có năng suất cao. Có nhiều biện pháp tưới tiêt kiệm nước
cũng như các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới phun
mưa bằng vòi phun cầm tay, v.v... Tuy nhiên, mục tiêu chính là để giảm lượng nước thất
thoát từ nguồn cho tới ruộng và để cung cấp đủ nước cho cây trồng phát triển tối ưu.
2.2. Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm cho lúa
Áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm đưa lại hiệu quả như sau:
+ Tiết kiệm được 35 - 50% nước tưới
+ Tăng năng suất 8 - 15%
+ Giảm đầu tư, tăng lợi nhuận 50 - 80%
# Biện pháp tưới nước tiết kiệm (khô
ướt luân phiên):
Để nâng cao hiệu quả của nước
tưới,việc áp dụng tưới khô ướt luân
phiên là chỉ cung cấp nước cho cây vào
giai đoạn cây trồng cần nước.

Kiểm tra mức nước trong ống đo để quyết
định bơm nước vào ruộng

*Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa cấy)
Giai đoạn sinh trưởng
Giai đoạn cây mạ.
Sau cấy đến hồi xanh,
ra rễ, phát triển thân lá.
Từ đẻ nhánh đến đẻ
nhánh hữu hiệu, nhánh
tối đa.
(áp dụng tưới nước khô

Tổng thời
gian (ngày)
12

Quản lý nước
Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

24

Giữ mức nước trên ruộng từ: 1-3 cm.

55

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh
hữu hiệu: 3-5 cm.
Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn
vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào


9


ướt luân phiên)

Làm đòng, trỗ bông
hình thành hạt

82

Gia đoạn chín (sữa,
chín sáp) đến thu hoạch

112

ngập tối đa 5 cm, khi nước hạ từ từ dưới vạch
15 cm bơm nước vào tiếp.
-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh
vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).
Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để
lúa làm đòng, trỗ bông và thụ phấn đễ dàng,
hạt không bị lép.
Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,
Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi
ruộng.

* Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm (Áp dụng cho ruộng lúa sạ hàng)
Giai đoạn sinh trưởng


Giai đoạn lúa mọc
mầm
Cây lúa phát triển rễ,
thân, lá
Giai đoạn lúa đẻ nhánh
đến đẻ nhánh hữ hiệu,
đẻ nhánh tối đa.
(áp dụng tưới nước khô
ướt luân phiên)

Tổng lũy
tích thời
gian(ngày)
7

Giữ ẩm mặt ruộng thường xuyên

22

Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm

45

Mức nước trên ruộng trong giai đoạn đẻ nhánh
hữu hiệu: 3-5 cm.
Khi mức nước trong ruộng xuống thấp hơn
vạch 15cm trong ống đo thì bơm nước vào
ngập tối đa 5 cm. khi nước hạ từ từ dưới vạch
15 cm bơm nước vào tiếp.
-Rút nước khô ruộng trong thời kỳ đẻ nhánh

vô hiệu (nửa sau của giai đoạn này).
Giữ mức nước trên ruộng: 5-7 cm liên tục để
lúa trỗ bông và thụ phấn dễ dàng, hạt không bị
lép.
Giữ mức nước trên ruộng: 1-3 cm,
Trước thu hoạch 10-15 ngày rút nước phơi
ruộng.

Giai đoạn làm đòng, trỗ
bông, hình thành hạt

75

Gia đoạn chín (sữa,
chín sáp) đến thu hoạch

105

Quản lý nước mặt ruộng

2.3 Các biện pháp tưới tiết kiệm cho một số cây trồng cạn
Trong tài liệu này, chúng tôi giới thiệu 2 kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn
được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
Hiệu suất tưới là một trong những câu hỏi quan trọng trong việc lựa chọn các hệ thống
tưới, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn thiếu nước và khi cần phải tiết kiệm nước. Theo
số liệu về hiệu suất tưới trong Phụ lục 1 của Tài liệu đào tạo số 4 của FAO về Quản lý
nước tưới: Lập lịch tưới, hiệu suất tưới của các biện pháp tưới bề mặt là 60% và hiệu suất
tưới của biện pháp nhỏ giọt là 90%.

10



Hiệu suất tưới của hệ thống (E tính bằng %) là một phần nước được bơm hoặc chuyển
dòng thông qua hệ thống mương và được cây trồng sử dụng hiệu quả. Hiệu suất tưới của
hệ thống có thể được chia thành: hiệu suất vận chuyển (Ec) đại diện cho hiệu suất của
việc vận chuyển nước trong các kênh và hiệu suất tưới tại ruộng (Ea) đại diện cho hiệu
suất tưới nước tại ruộng.

Giả sử hiệu suất vận chuyển của hệ thống kênh là 80%, hiệu suất của hệ thống sẽ là
48% cho tưới vũng rãnh và 72% cho tưới nhỏ giọt, và lượng nước tiết kiệm được
dự tính là 24%. Tuy nhiên hiệu suất tưới của tưới vũng là 60 đến 90%, và hiệu suất
sẽ tốt hơn nữa nếu các thửa ruộng nhỏ hơn và bằng phẳng trên nền đất thịt.
a). Tưới nhỏ giọt.
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp
nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ
ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần
gốc cây. Hình thức này đưa nước trực tiếp
trên mặt đất đến vùng rễ của cây trồng một
cách liên tục dưới dạng các giọt nước nhờ
các thiết bị đặc trưng, các vòi tạo giọt
(nước được cấp thông qua hệ thống đường
ống dẫn cấp nước áp lực).
* Các ưu điểm:
- Có thể tiết kiệm đáng kể lượng nước, phân bón và chi phí vận hành (nhân công và năng
lượng/điện)
- Dễ dàng thực hiện trên ruộng do giảm được vấn đề cỏ dại và diện tích tưới ướt không
cần thiết tại các khu vực khô hạn
- Khả năng áp ụng trên đất có độ dốc cao và địa hình hiểm trở
- Tỷ lệ năng suất cây trồng trên bốc thoát hơi nước có thể cao hơn
- Tương đối dễ dàng để vận hành tự động

- Có thể giảm công lao động
* Các nhược điểm:
- Chi phí mua và lắp đặt các hệ thống này đắt đỏ (1000 – 6000 USD/ha)
- Dễ bị tắc bícác vòi tạo giọt và ống nhỏ giọt, cần phải dành nhiều thời gian và chi phí để
duy trì hệ thống vì phải sử dụng hóa chất và giữ cho các bộ lọc sạch
- Độ ẩm có thể ít đồng đều do áp suất thấp, độ dốc cao và tắc dọc theo các dây tưới
- Đất thịt nặng sẽ có hiện tượng đọng nước và các dòng chảy
- Hệ thống này thường cần đến sự quản lý đủ năng lực và tận tâm
b). Tưới phun mưa

Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dưới
dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp.

11


* Ưu điểm :
- Sử dụng hiệu quả tia/dòng nước nhỏ liên
tục
- Tưới đồng đều hơn trên nền đất không
đồng nhất
- Khả năng tưới đầy đủ trên địa hình dốc
hoặc không ổn định mà không gây ra xói
mòn
- Phù hợp cho việc tưới thường xuyên và đủ ở những nơi có thể sử dụng tưới bề mặt sau
này trong vụ canh tác
- Cần đến lao động chỉ trong một thời gian ngắn trong ngày
- Lao động có thể không cần kỹ năng cao
- Tự động hóa đã sẵn có
- Có tác dụng cải tạo vi khí hậu khu tưới

* Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu có thể cao so với tưới bề mặt (500 – 3500 USD/ha)
- Chi phí vận hành có thể cao hơn so với các hệ thống tưới không áp
- Chất lượng nước có thể là một vấn đề trong việc gây ra tắc nghẽn và hao mòn vòi phun
- Một số cây ăn quả không thể chịu được điều kiện ẩm ướt trong giai đoạn chín
- Hình dạng thửa ruộng có thể gây ra khó khăn khi tưới
- Các điều kiện gió to và khô hạn có gây tổn thất cao
- Các loại đất có khả năng hấp thụ thấp có thể phát sinh dòng chảy khi tưới
c). Lựa chọn công nghệ tưới phù hợp
Theo Tài liệu đào tạo số 4 của FAO, trong Chương 7. Lựa chọn phương pháp tưới, sự phù
hợp của các phương pháp tưới khác nhau như tưới bề mặt, tưới phun mưa hay tưới nhỏ
giọt chủ yếu tùy theo các yếu tố sau đây:
- các điều kiện tự nhiên
- loại cây trồng
- loại công nghệ
- kinh nghiệm tưới trước đây
- yêu cầu công lao động đầu vào
- các chi phí và lợi ích

Từ các mô hình thí điểm và thực tế sản xuất tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
và một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng có thể thấy rằng:
+ Tưới phun mưa:
Tưới phun mưa là lựa chọn phù hợp và
hiệu quả cho các cây trồng tưới thân và lá
như các loại rau màu, cà chua, dưa chuột,
bí xanh, ớt, cây con ở vườn ươm, cây ăn
quả trồng dày không theo hàng trên đất có
tính thấm trung bình và thấm cao.

12



+ Tưới nhỏ giọt:
Tưới nhỏ giọt là lựa chọn hiệu quả và phù
hợp với các loại cây công nghiệp như chè,
cà phê, những cây có giá trị kinh tế cao ổn
định cho thị trường nội địa và xuất khẩu, và
cây ăn quả như nho, cam trồng là cây trồng
lưu niên theo hàng trên đất có tính thấm
nước cao.
III. NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
1. Mở đầu
Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu trong
trồng trọt, chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng hóa chất
công nghiệp trong chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động
xấu tới sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ
ràng, chất lượng bảo đảm và thương hiệu uy tín đang là một xu hướng được xã hội quan
tâm. Trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại về thực phẩm không an toàn, việc phát triển
nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được xem là một phương pháp đáp ứng yêu cầu về an toàn
thực phẩm, là bước đi cần thiết và kịp thời cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Hiệp hội hữu cơ và một số doanh nghiệp tư
nhân cũng đã triển khai phương pháp canh tác hữu cơ với các cây lúa, rau, cam, vải... cá
nước ngọt.., ở Hà Nội, Lào Cai, Mộc Châu, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng… và đang dần được mở rộng ra các tỉnh khác. Gần đây nhiều thực
phẩm hữu cơ đã đượcbày bán trong siêu thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam.
2.Mục đích:
- Nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về
nông nghiệp hữu cũng như giá trị của sản phẩm hữu cơ trong bối cảnh Biến đổi khí hậu
và vấn đề thực phẩm không an toàn hiện nay.
3.Yêu cầu: Nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người sản xuất về nông nghiệp

hữu cơ, các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ, những khó khăn, thuận lợi, các
phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ và những nội dung cần được quan tâm,
lưu ý trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
4. Nội dung
4.1. Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Có nhiều định nghĩa về nông nghiệp hữu cơ, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nông
nghiệp hữu cơ là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và
thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất
theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì
nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm
sức khỏe cho con người và vật nuôi.

13


- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu
chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ)
với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất
lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu
mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ
một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá
chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái
tự nhiên.
- Cũng theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu
cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì
sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống
trong đất đến con người."
4.2. Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ
- Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử
dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và

các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
- Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay
vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy
trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn
trùng và các loại sâu bệnh khác.
- Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các
cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
- Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù
cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe
của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến
con người."
* Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái
nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên,
giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ
lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo,
duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông
trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay
cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa
phương.
4.3. Sản xuất NNHC ở Việt Nam
4.3.1.Phát triển thể chế và chứng nhận tiêu chuẩn
- Hiện cả nước có 13 tổ chức là các nhóm nông dân sản xuất và các doanh nghiệp được
các tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang các nước
châu Âu, Mỹ... - Theo Cục Trồng trọt (2013), Bộ NN - PTNT đang tiến hành xây dựng
qui chuẩn mới cho sản phẩm NNHC được sản xuất tại Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn
quốc tế IFOAM.
4.3.2. Các cơ quan, tổ chức hoạt động về NNHC

14



- Các cơ quan nhà nước có liên quan đến lĩnh vực NNHC gồm: Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào
tạo... Hầu hết các viện và cơ sở nghiên cứu quan tâm đến NNHC đều trực thuộc Bộ NN
& PTNT.
- Các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đến NNHC gồm: Hội Nông dân
Việt Nam (VNFU) cho rau hữu cơ, Công ty ECOMART cho chè hữu cơ; Organik Đà Lạt
cho rau hữu cơ; Doanh nghiệp Trang trại Xanh Viễn Phú cho gạo hữu cơ và các mô hình
nuôi tôm sinh thái tại tỉnh Cà Mau... Có rất ít các cơ quan, tổchức quốc tế hỗ trợ phát
triển NNHC ở Việt Nam, ngoại trừ tổ chức ADDA của Đan Mạch, GTZ của Đức và gần
đây là Tổng cục Phát triển Nông thôn của Hàn Quốc (RDA).
4.3.3. Phương thức tổ chức sản xuất
- Nhóm nông dân liên kết sản xuất rau hữu cơ: Năm 2010 Việt Nam có 19.272 ha sản
xuất NNHC được chứng nhận (tương đương 0,19% tổng diện tích canh tác), Các sản
phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu là chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh dầu, tuy nhiên số lượng
còn rất hạn chế.
Năm 2008, Hà Nội bắt đầu triển khai sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân - huyện Sóc
Sơn do tổ Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ VNFU-ADDA tài trợ. Đến năm 2012 tổ
chức được 10 nhóm nông dân, diện tích rau hữu cơ đạt 13 ha. Năm 2012, Chi cục Bảo vệ
thực vật phối hợp với xã Thanh Xuân, trực tiếp là Hội nông dân xã Thanh Xuân triển khai
các hoạt nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất rau hữu cơ để phát triển diện tích và phát
triển nhóm nông dân. Kết quả từ năm 2012 - 2015, số nhóm nông dân tăng 8 nhóm, diện
tích rau hữu cơ đạt 11 ha; đến nay phát triển 18 nhóm nông dân (8-10 hộ/nhóm), tổng
diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 24 ha. Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành 30 quy trình
kỹ thuật sản xuất RAT; 10 quy trình rau hữu cơ;
- Doanh nghiệp tham gia sản xuất rau hữu cơ: Các doanh nghiệp hoạt động theo hình
thức quản lý sản xuất tập trung: thuê ruộng, thuê nhân công để tổ chức sản xuất. Công ty
Việt Liên diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt 3 ha trên địa bàn quận Long Biên, Công ty cổ
phẩn thực phẩm Sannam phát triển sản xuất một số loại rau rừng (rau bản địa).,... Đến
nay, tiêu thụ rau hữu cơ hình thành 9 chuỗi với 47 cửa hàng, đại lý bán rau hữu cơ như:

chuỗi viangap 6, Tràng An 2, Eco Mat 2, Nông sản ngon 2, Bắc Ninh 2, Lục Thủy 2,
chuỗi Công ty Tâm Đạt 20, thực phẩm ngon 1, thực phẩm sạch 11.
5. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất NNHC
5.1. Khó khăn
- Việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ là vấn đề
không dễ dàng thay đổi bởi với sản xuất hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng
chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng các biện pháp thủ công
hoặc thuốc thảo mộc, hoặc sinh học nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện
rộng so với sản xuất thông thường.
- Nông dân thờ ơ với loại hình sản xuất này do chi phí sản xuất cao, thu nhập thấp vì thị
trường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ không ổn định, Nhà nước chưa có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ. Đó là chưa kể đến hệ thống cấp chứng chỉ chưa hoàn chỉnh,
công tác quản lý chất lượng kém, lòng tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.

15


- Hiện nay nước ta chưa có nhãn mác dùng cho sản phẩm rau sạch như của Mỹ hay của
Châu Âu. Việc tiêu thụ sản phẩm rau sạch còn nhiều khó khăn và giá bán chưa hấp dẫn
người sản xuất vì đầu tư cao mà giá ngang bằng giá sản phẩm tự do trên thị trường.
5.2. Thuận lợi:
- Ngày 22/5/2013, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã chính thức được thành lập.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 602-2006: Hữu cơ Tiêu chuẩn về sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ và chế biến vào ngày 29 tháng 12 năm 2006
là một cơ sở pháp lý quan trọng.
- Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm
NNHC.
6. Một số mô hình NNHC tiêu biểu
- Dự án ADDA - VNFU về canh tác hữu cơ. Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch
thông qua Tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp châu Á (ADDA), Hội Nông dân Việt
Nam đã thực hiện dự án này trong 7 năm, từ 2005 đến 2012.

- Một số nhóm NNHC đã hoạt động khá thành công, ví dụ như nhóm rau hữu cơ của xã
Đình Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m2, cung cấp sản phẩm
thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng/ khách sạn trong vùng. Nhóm rau
hữu cơ tại Hà Nội và Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5 - 3 tấn rau/ngày cho thị
trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông dân tham gia dự án.
- Organik Đà Lạt với sản phẩm rau hữu cơ: Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường
Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo
phương pháp hữu cơ. Công ty hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại,
cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng Pacific và khoảng 1000 khách
hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau
hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng. Công ty có hệ thống sổ sách
ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách
hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung ứng.
6. Các nội dung cần quan tâm trong tổ chức sản xuất NNHC
1) Bảo vệ và cải thiện độ phì nhiêu đất đai, trong đó có các giải pháp ổn định hàm lượng
hữu cơ trong đất (đặc biệt là đất đồi núi) do hữu cơ không chỉ cải thiện cấu trúc đất, tăng
cường khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng mà còn giảm các yếu tố độc hại thông qua quá
trình tạo phức.
2) Tăng cường chu trình hữu cơ với việc sử dụng công nghệ sinh học nhằm khai thác tối
đa nguồn phân chuồng, phân xanh, phế phụ phẩm nông nghiệp cũng như các nguồn hữu
cơ khác để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đủ về lượng và cân đối về tỉ lệ.
Nguyên tắc trả lại phế phụ phẩm được xem là nguyên tắc tối ưu cho phép hoàn trả đúng
những chất dinh dưỡng (đặc biệt là vi lượng) mà cây trồng đó đã lấy đi, trong khi phân
bón khó có thể đáp ứng được.
3) Thực hiện tốt nhất chế độ luân canh nói chung và với cây bộ đậu nói riêng nhằm khai
thác khả năng cộng sinh đạm sinh học cũng như hạn chế phát sinh sâu bệnh, phát huy lợi
thế so sánh của điều kiện thời tiết, khí hậu.

16



4) Ngoài việc sử dụng giống bản địa, cổ truyền cần sử dụng các giống vừa có năng suất
và chất lượng cao lại có khả năng kháng sâu bệnh để tăng khả năng huy động dinh dưỡng
từ đất và phân bón. Tăng cường việc áp dụng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh
học, sử dụng thiên địch.

7. Pha chế thuốc phòng trừ dịch hại sinh học bằng các loại thảo mộc
Thuốc trừ dịch hại sinh học nói chung tiếng Anh gọi là Bio-pesticides chia làm hai loại là
Thuốc trừ cỏ sinh học (Bio-Herbicides) và Thuốc trừ sâu bệnh sinh học (BioInsecticides). Thuốc trừ dịch hại sinh học là những tác nhân thuộc về sinh học được sử
dụng phòng trừ cỏ, côn trùng và bệnh hại cây trồng.
Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho cây
trồng nhưng lại gây độc hại đến sức khỏe người sử dụng, thì hiện nay việc thay thế
bằng THUỐC TRỪ DỊCH HẠI SINH HỌC đang là giải pháp thay thế hữu hiệu để trừ cỏ,
phòng trừ các loại bệnh ở cây trồng và được người dân tin dùng. Không chỉ vậy, người sử
dụng còn có thể tự pha chế thuốc trừ dịch hại sinh học bằng các loại thảo mộc rất thân
thiện với cuộc sống hàng ngày như tỏi, ớt ,gừng v.v….để phòng trừ một số loại sâu bệnh
rất hiệu quả.
7.1. Hiệu quả và lợi ích việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
- Nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học được chiết xuất từ thảo mộc nên số lượng sâu
hại giảm đi đáng kể, chi phí phun thuốc sâu bệnh giảm 40%-50%. Hơn thế nữa sử dụng
thuốc thảo mộc không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt phù hợp với những vùng trồng
rau an toàn.
- Hiện nay trên một số địa bàn sản xuất rau an toàn, bà con đang tiến tới sử dụng các chế
phẩm sinh học, đặc biệt là các chế phẩm có thời gian cách ly rất ngắn. Cụ thể sử dụng các
sản phẩm chế gừng tỏi ớt để phòng trừ sâu. Các sản phẩm này có tác dụng xua đuổi, và
trị được một số loại sâu như rệp, sâu ở mật độ thấp.
- Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng... chứa hàm lượng a-xit có tác động đến
các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng.
Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến với nồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt

được các loài sâu bọ.
7.2. Cách pha chế một số thuốc trừ cỏ, phòng trừ sâu bệnh

17


Tài liệu gồm một số cách pha chế các loại thuốc trừ sâu thảo mộc trích trong tài liệu của
dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ ADDA: “Bảo vệ thực vật bằng phương pháp tự
nhiên” và giới thiệu một số phương pháp phổ biến tại Hàn Quốc về sử dụng tái phụ phẩm
nông nghiệp làm phân hữu cơ lỏng và pha chế thuốc trừ dịch hại sinh học.
Thuốc trừ sâu sản xuất từ cây hành tăm
- Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ.
- Đối tượng: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng,
bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột
nhắt và chuột chũi.
- Cách pha chế: 10-100g củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7
ngày trước khi phun.
Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi
- Tác dụng: Chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ,
giun tròn và xua đuổi côn trùng.
- Cách pha chế: Giã 1 củ tỏi trộn với 1 lít
nước, bỏ vào một ít xà phòng và sử dụng
ngay. Hỗn hợp 3 củ tỏi đập nát với 100 ml
dầu hỏa ngâm trong lọ thủy tinh để 2 ngày,
lọc rồi cho thêm 10 lít nước xà phòng diệt
được hầu hết các loại côn trùng.
Thuốc trừ sâu sản xuất từ ớt, ớt ngọt
- Tác dụng: Xua đuổi côn trùng, phòng nấm, vi khuẩn.
- Cách pha chế: Xay 100 g ớt với 1 lít nước ngâm trong 1 ngày, lọc, cho thêm 5 lít nước
và một ít xà phòng.

Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua
- Tác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều
Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt
và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp
vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…
- Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà
chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua
đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm
hai cốc nước rồi đem phun vào cây trồng,
nhất là loại rau thơm, gia vị.

18


Thuốc diệt sâu bọ làm từ ớt, tỏi, gừng
Tác dụng: Ớt, tỏi, hành, gừng... chứa hàm
lượng a-xit có tác động đến các bộ phận như
mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng
và có thể tiêu diệt, xua đuổi chúng.
- Cách pha chế: Để tự tạo thuốc trừ sâu thảo
mộc, bà con cần chuẩn bị một số nguyên
liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít
rượu.
- Giã tỏi, ớt, gừng. Sau đó đem ngâm trong
các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít
rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm
không nên để thùng ngâm ở những nơi quá
nắng nóng, để hở, tránh làm bay hơi rượu.
Bà con có thể ngâm từng loại nguyên liệu
riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1

thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên
liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung
cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu.
- Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các
chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay
trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.

Chế thuốc trừ sâu từ thuốc lá
- Tác dụng: Thuốc làm từ thuốc lá có khả
năng diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít
dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô,
rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên
rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ
ở cam chanh…
- Cách pha chế: Để chế thuốc người ta lấy
lá thuốc cho vào ngâm 1-2 ngày trong
nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 – 40 lít nước.
Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi
phun.
8. Giới thiệu một số phương pháp phổ biến tại Hàn Quốc về sử dụng tái phụ phẩm
nông nghiệp làm phân hữu cơ lỏng và pha chế thuốc trừ dịch hại sinh học.
8.1.Pha chế thuốc trừ sâu và trừ cỏ tự nhiên.
+ Chế thuốc trừ sâu: Pha loãng 120cc dấm có nồng độ acid 6 - 7 % với 20 lít nước và
phun hàng tuần có thể giúp phòng ngừa bệnh thán thư trên cây ớt hoặc các vật hại khác.
Dấm gỗ pha loãng cũng là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên.

19


+ Chế thuốc trừ cỏ an toàn:Các chất kết dính như lòng đỏ trứng hoặc dầu ăn pha loãng với

nước có thể dùng để ngăn ngừa cỏ dại bằng cách bịt kín các khí khổng của chúng. Hỗn hợp tạo
bởi việc trộn đều một lòng đỏ trứng với 2 thìa dầu ăn và 2 lít nước được dùng để phòng trừ rệp.
8.2.Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.
- Hiện nay ở Hàn Quốc, việc tái sử dụng các phụ/phế phẩm thành phân bón hữu cơ lỏng
được sử dụng trong sản xuất hữu cơ một cách có giá trị.Công nghệ canh tác hữu cơ đã
được phát triển để sử dụng phụ/phế phẩm rau và/hoặc cỏ để làm phân bón hữu cơ dạng
lỏng được thêm vào và ủ với mùn và/hoặc các vi sinh vật hữu ích (EM), sữa chua hoặc
các loại rau thực phẩm đã lên men dư thừa.
- Cách làm: Xếp phụ/phế phẩm rau cỏ vào trong thùng chứa và phủ một lớp mùn với tỷ lệ
10% tổng lượng phụ phế phẩm lên trên và/hoặc trộn với enzyme và để ủ trong vòng ba
(3) tuần. Các phụ/phế sẽ chuyển thành phân bón dạng lỏng màu đen và pha loãng với
nước ở tỷ lệ 100 lần thể tích để bón cho đất và cây. Hoạt động này không tốn nhiều chi
phí.
* EM có thể được chế biến bằng cách hòa 1,5 lít nước sạch, 150 cc nước vo gạo, 20 g
đường vàng, 1/2 thìa cà phê dung dịch EM nguyên chất và ½ thìa càphê muối với nhau
rồi ủ lên men trong vòng 7 đến 10 ngày, lưu ý mở nắp vài lần để xả bớt khí trong chai
PET.

PHẦN 2: CÁC CHUYÊN ĐỀ
BÀI 1. CÂY LÚA
1. Sinh lý cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng
1.1. Sinh lý cây lúa giai đoạn nảy mầm
Giai đoạn nảy mầm của hạt được tính từ khi hạt lúa hút no nước và chuyển hoá các
chất bên trong hạt, hình thành các bộ phận của cây đến khi cây lúa có một lá thật. Giai
đoạn này cây hoàn toàn sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt, ẩm độ và nhiệt độ là 2
yếu tố quyết định đến giai đoạn này. Việc ngâm ủ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hạt
nảy mầm. Bài tập này sẽ giúp học viên trao đổi và tìm hiều về đặc điểm của giai đoạn nảy
mầm và các yêu cầu ngoại cảnh của giai đoạn này.
1.2. Sinh lý cây lúa giai đoạn mạ
Giai đoạn cây con được xác định từ khi cây lúa có 1 lá thật đến 4 lá thật. Giai đoạn

này cây hoàn chỉnh dần chức năng các bộ phận của cây, cây chuyển dần từ việc sử dụng
chất dinh dưỡng trong hạt sang việc hoàn toàn sử dụng dinh dưỡng từ đất và tự tổ hợp
các chất để hình thành các bộ phận của cây. Giai đoạn này các bộ phận của cây như rễ,
lá... chưa hoàn thiện hoàn toàn, khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của cây

20


kém, đặc biệt là điều kiện khô hạn, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng nhiều
tới sinh trưởng và phát triển của cây. Giai đoạn này thường gặp một số đối tượng dịch hại
như: chuột, rệp, sâu đục thân, sâu năn, bọ trĩ,... gây hại.
1.3. Sinh lý cây lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh
Giai đoạn bén rễ hồi xanh của lúa được tính từ khi lúa mới cấy đến khi lúa ra lá
mới. Giai đoạn này cây sinh trưởng rất chậm chủ yếu là phục hồi lại bộ rễ bị tổn thương
trong quát trình nhổ mạ và cấy. Thời gian bén rễ hồi xanh nhanh hay chậm phụ thuộc vào
việc nhổ và vận chuyển mạ khi cấy, kỹ thuật cấy, điều kiện thời tiết khi cấy và điều kiện
của ruộng cấy. Thời gian bén rễ hồi xanh càng ngắn càng tốt. Vì vậy ta cần có những biện
pháp kỹ thuật tác động để rút ngắn thời gian bén rễ hồi xanh của lúa như: không nhổ mạ
mà dùng xẻng xúc mạ để hạn chế cây bị đứt rễ, cấy nông tay, cấy khi điều kiện thời tiết
thuận lợi, không cấy khi trời quá lạnh, quá nắng nóng và thường xuyên giữ mực nước
vừa phải trên ruộng… Dịch hại chính của lúa ở giai đoạn này là: bọ trĩ, bọ xít đen, bệnh
đốm lá,…
1.4. Sinh lý cây lúa giai đoạn đẻ nhánh
Giai đoạn đẻ nhánh cây sinh trưởng nhanh, các bộ phận mới liên tục được hình
thành như: lá mới, nhánh mới, rễ mới. Giai đoạn này cây rất khoẻ, có khả năng chống
chịu với điều kiện thời tiết bất thuận cao, khi bị hại cây có khả năng đền bù rất mạnh.
Giai đoạn này quyết định tới số dảnh và số bông sau này. Dinh dưỡng, nước và ánh sáng
là các yếu tố ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng của cây lúa. Cần chăm sóc cho lúa sinh
trưởng tốt, đẻ nhánh tập trung để tăng số dảnh hữu hiệu. Các loại dịch hại thường gặp ở
giai đoạn này là: sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ trĩ, bọ xít đen, dòi đục lá, khô vằn, đạo

ôn…
1.5. Sinh lý cây lúa giai đoạn phân hoá đòng
Giai đoạn phân hoá đòng là giai đoạn cây lúa chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng
sang sinh trưởng sinh thực (từ quá trình sinh trưởng thân lá sang quá trình phát triển hoa
và hạt trên bông sau này), ở giai đoạn này cây phân hoá chồi hoa và quyết định tới số
lượng hoa và hạt trên bông sau này. Nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng thuận lợi và đầy đủ,
số hạt trên bông nhiều, giai đoạn này khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của
cây kém. Các dịch hại thường gặp như: chuột, sâu đục thân, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá,
rầy các loại, bọ xít đen, bệnh bạc lá, đốm sọc…
1.6. Sinh lý cây lúa giai đoạn làm đòng
Giai đoạn làm đòng của lúa kéo dài khoảng 28-30 ngày và được tính từ sau khi cây
phân hoá đòng đến khi cây lúa bắt đầu trỗ bông phơi màu. Đây là giai đoạn cây đã có số
hoa ổn định, hoa phân hoá, hình thành và phát triển các bộ phận của hoa. Chất lượng của
hoa được quyết định ở giai đoạn này, khả năng chống chịu với điều kiện không thuận lợi
và sâu bệnh của cây kém, cây thường nhiễm một số đối tượng sâu bệnh như: bệnh khô
vằn, đạo ôn, đốm sọc, bạc lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá,… Việc chăm sóc và quản lý sâu
bệnh ở giai đoạn này là rất quan trọng.
1.7. Sinh lý cây lúa giai đoạn trỗ bông phơi màu
Giai đoạn trỗ bông phơi màu của lá rất quan trọng, là thời gian thụ phấn, thụ tinh
của hoa và hình thành hạt, giai đoạn này quyết định tới tỷ lệ hạt chắc trên bông và quyết

21


định tới tỷ lệ hạt chắc trên bông và quyết định tới năng suất của lá sau này. Cây lúa ở giai
đoạn này rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết. Nếu lúa ở giai đoạn trỗ bông phơ màu gặp
thời tiết không thuận lợi như: nắng hạn, nhiệt độ quá cao, quá thấp, mưa bão… sẽ làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lúa, để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời tiết,
cần bố trí thời vụ cho lúa trỗ vào thời gian thích hợp và an toàn. Các dịch hại nguy hiểm
thường gặp ở giai đoạn này như: sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bọ xít, bệnh bạc lá…

1.8. Sinh lý cây lúa giai đoạn chín
Giai đoạn chín của lúa được phân ra thành các quá trình khác nhau như: lúa chính
sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Đây là giai đoạn cây lúa chuyển hoá các chất hữu cơ của
quá trình quang hợp thành tinh bột và được tích luỹ ở trong hạt. Giai đoạn này ánh sáng
là yếu tố thời tiết ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của hạt, ngoài ra các yếu tố khác như:
nhiệt độ, ẩm độ, gió bão… cũng ảnh hưởng tới năng suất lúa. Các dịch hại nguy hiểm cần
chú ý là: sâu cắn gié, bọ xít, rầy, bệnh khô vằn, bạc lá, chim, chuột,…
2. Giới thiệu phương pháp tính toán thời vụ và bố trí thời vụ gieo cấy lúa.
Thanh Hoá là tỉnh cuối Bắc Bộ và đầu Bắc Trung Bộ vì thế chịu ảnh hưởng của
thời tiết khí hậu cả hai tiểu vùng khác nhau; điều này ảnh hưởng lớn đến việc bố trí thời
vụ trong sản xuất lúa: Có thể nói: khung thời vụ của tỉnh ta hẹp; mặt khác chịu nhiều
thiên tai như rét đậm và gió Tây Nam khô nóng trong vụ xuân; mưa, bão, lũ, lụt, lốc trong
vụ mùa. Chính vì vậy việc bố trí thời vụ của Thanh Hoá cần phải tuân thủ chặt chẽ quy
luật thời tiết; cụ thể như sau :
- Vụ Xuân: các trà lúa gieo cấy trong vụ xuân phải bố trí để lúa trỗ từ 25/4- 5/5
dương lịch ( từ sau Cốc Vũ đến trước Lập Hạ).
- Vụ Xuân: các trà lúa gieo cấy trong vụ xuân phải bố trí để lúa trỗ từ 25/4- 5/5
dương lịch ( từ sau Cốc Vũ đến trước Lập Hạ).
+ trà xuân sớm và Xuân chính vụ: sử dụng các giống Xi23, X21 gieo mạ từ 1020/12/2016, giống BTE-1 gieo mạ từ 15-20/01/2017, cấy khi mạ đạt 4,5-5 lá.
+ trà xuân muộn: sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 135 ngày như:
Thái Xuyên 111, nghi hương 2308, VT404, PHB71, ZZD001….gieo mạ từ 20/1 –
5/02/2017, cấy sau tết Nguyên đán.
- Vụ mùa:
+ Trà mùa sớm: Bố trí các giống trỗ trước 25/8
+ Trà mùa trung: Trỗ trước 10/9 (tuy nhiên diện tích gieo cấy trà mùa trung nên
hạn chế đến mức thấp nhất)
Từ cơ sở trên việc tính toán thời vụ cho các giống lúa như sau:
Ngày gieo giống = Thời gian sinh trưởng của giống – 30 ngày (là thời gian lúa từ
trỗ đến chín) - thời gian từ gieo đến trỗ.
3. Phương pháp chọn và xử lý hạt giống

3.1. Phương pháp chọn hạt giống
- Giống phải được Bộ Nông nghiệp&PTNT công nhận chính thức và nằm trong cơ
cấu giống của tỉnh.
- Hạt giống phải được mua tại cơ sở bán giống đáng tin cậy.

22


- Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần, đúng giống, đồng nhất về kích cỡ,
không bị lẫn những hạt giống khác, không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, không có hạt lem, lép
và không bị dị dạng.
- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại (sâu mọt), không mang mầm bệnh nguy hiểm.
- Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 85% trở lên.
3.2. Xử lý hạt giống
+ Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại trong 4-6h trong nắng nhẹ để tăng khả
năng hút nước của hạt giống và kích thích hệ thống men, tăng tỷ lệ nảy mầm. Không phơi
trực tiếp trên sân gạch và sân xi măng.
+ Loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ, đối với lúa thuần và hạt lép đối với lúa lai để
lựa chọn hạt chắc nhằm đảm bảo mật độ và sạch cỏ dại khi gieo bằng nhiều cách: Bằng
quạt gió, sàng sảy hoặc trong quá trình ngâm nước cần vớt hết những hạt nổi và giữ lại
hạt chìm (hạt tốt).
+ Xử lý hạt giống lúa thuần bằng một trong phương pháp sau
Xử lý bằng nước nóng 540C: Ngâm hạt vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đưa vào
nước nóng 45- 470c trong 5 phút và cuối cùng là nước nóng 54- 550c trong 10 phút.
Phương pháp này đơn giản nhất, có tác dụng trừ nấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo
cho hạt hút nước nhanh
Xử lý bằng nước vôi trong 2-3%: Hòa tan 1kg vôi sống vào 100 lít nước, ngâm
1-2 ngày ở vụ mùa, 3-4 ngày ở vụ xuân, đãi sạch rồi ủ thúc mầm.
Xử lý bằng thuốc trừ nấm: đối với các giống lúa thuần sử dụng một trong các
chế phẩm như:CuSO4 1-4%, Bavistin, Daconil, Captan, Cruser Plus….nồng độ xử lý theo

hướng dẫn trên bao bì.
3.4 Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống
Ngâm hạt giống
- Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm: vụ Mùa ngâm 24-36
giờ đối với lúa thuần và 14-18 giờ đối với lúa lai; vụ Xuân ngâm 48-60 giờ đối với lúa
thuần và 20-24 giờ đối với lúa lai.
- Ngâm = nước sạch, không ngâm dưới ao. Tỷ lệ nước và thóc giống là 3:1 hoặc
5:1 (1kg thóc giống cần 3 – 5 lít nước).
- Dụng cụ ngâm là chum, vại, an, bồn nhỏ hoặc cho vào bao thoáng, không được
bỏ hạt giống trong bao đựng thức ăn chăn nuôi, phân bón vì dễ gây chua và thối mầm.
- Trong quá trình ngâm 8 - 12 h thì thay nước đãi chua một lần đối với lúa thuần
và 6 - 8h đối với lúa lai.
Hạt giống sau khi đã hút no nước, hạt trong, phôi mầm đã trắng đều (>70%) tiến
hành đãi thật sạch cho hết chua, để ráo và đem ủ.
Ủ hạt giống
- Dụng cụ ủ: bao tải, bao vải thấm nước, thúng lót lá chuối …rồi dùng bao tải, rơm
rạ, bạt tủ lại. Vụ xuân cần giữ ấm, để nơi kín gió.
- Cần gữi nhiệt độ trong 8 – 10 h ủ đầu tiên (ủ qua đêm) đảm bảo nhiệt độ 38 0
40 C cho hạt nứt nanh đều, mầm và rễ xuất hiện. Sau đó bà con tiến hành kiểm tra thường
xuyên để tránh thóc giống khi ủ quá nóng (> 40 0 C có thể làm hỏng mầm). Nếu bị nóng

23


quá thì bà con nên đảo đều hạt giống và bỏ bớt dụng cụ tủ ấm ra. Nếu hạt giống bị khô do
thiếu nước thì cần rưới thêm nước ấm vào.
- Mộng đạt tiêu chuẩn là có mầm và có rễ. Vụ xuân mầm và rễ dài =1/2 chiều dài
hạt thóc đem gieo là tốt nhất. Vụ Mùa hạt nứt nanh là đem
gieo được.
Chú ý: Sau khi mầm mạ đã đủ tiêu chuẩn đem gieo

nhưng điều kiện bên ngoài bất thuận (trời mưa to, nhiệt độ
thấp <150C) cần phải luyện mầm (rải mỏng trên nền nhà 1-3
ngày) để mầm mạ quen dần với điều kiện ngoại cảnh.
H.ảnh: Hạt mầm đạt tiêu
chuẩn
3.5 Phương pháp làm mạ và biện pháp quản lý ruộng mạ
Hiện nay có nhiều phương pháp làm mạ nhưng tại Thanh Hoá áp dụng chủ yếu 3
phương pháp làm mạ: mạ ruộng; mạ trên nền đất cứng; mạ khay; nơi chủ động tưới tiêu,
đồng ruộng bằng phẳng có thể áp dụng gieo thẳng lúa bằng giàn sạ kéo tay.
3.5.1. Kỹ thuật làm mạ ruộng
+ Chọn đất: Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt
nhất. Đất phải chủ động được tưới tiêu, nhất là khâu tưới. Ruộng mạ nên bố trí tập chung
để tiện cho khâu bảo vệ và chăm sóc. Cũng có thể gieo mạ ngay trên ruộng cấy, dùng để
cấy cho ruộng đó (tuy nhiên phải bảo vệ tránh trâu, bò, chim chuột phá hại).
+ Làm đất và bón phân
Nếu có khu đất chuyên làm mạ phải tiến hành ngâm nước cho chết cỏ trước khi
cày bừa 5-6 ngày.
Nếu làm mạ trên chân đất cấy lúa thì sau khi thu hoạch cần cắt sát gốc rạ, cày và
bừa ngả ngâm nước ngay cho thối gốc rạ, tàn dư của vụ trước.
Đất mạ phải được cày, bừa kỹ, nhuyễn và sạch cỏ dại. Cần bón lót sâu cho 1 sào
500m2 bằng phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 3-4 tạ + 20-25 kg Lân hoặc NPK
chuyên dùng bón lót, lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Lên luống: Sau lần bừa tráng, để lắng bùn hoa trong vòng ½ ngày, tháo bớt
nước, chia luống rộng 0,8 - 1 m, cao luống 15-20cm, rãnh rộng 25 – 30 cm. Lên luống
theo chiều rút nước. Vụ Xuân mặt luống cần trang phẳng để giữ nước. Vụ Mùa mặt luống
trang phẳng hình mai rùa để thoát nước tốt.
+ Gieo hạt:
Lượng giống gieo: 60-80 gam giống/m2 (30-40 kg/sào).
Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy: Đối với giống lúa thuần 40-50 kg/ha (2-2,5
kg/sào). Đối với giống lúa lai: 20- 25kg/ha (1-1,2 kg/sào).

Cách gieo: Cần chia lượng thóc giống đều theo luống, tiến hành gieo 2-3 lượt để
đảm bảo hạt giống được phân bố đều trên toàn bộ diện tích gieo, gieo chìm 1/3 hạt mộng
xuống dưới đất. Hạt giống gieo thừa phải làm thêm đất mạ, không được gieo chồng lên nhau.
Sau khi gieo song cần rút nước trên mặt luống và chỉ để nước trong rãnh nhằm tạo độ ẩm cho
luống mạ. Qua đêm mộng sẽ ngồi thuận lợi.
+ Chăm sóc và quản lý ruộng mạ

24


×