Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều tra lao động việc làm ở Việt Nam Đánh giá những cuộc điều tra đã thực hiện và khuyến nghị cho thiết kế cuộc điều tra mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.3 KB, 83 trang )

Điều tra lao động việc làm ở Việt Nam
Đánh giá những cuộc điều tra đã thực hiện
và khuyến nghị cho thiết kế cuộc điều tra mới

François Roubaud 1, IRD-DIAL
Với sự cộng tác của
F
0

Phan Ngọc Trâm 2, ISS-Tổng cục Thống kê
Đặng Kim Chung3 , ILSA-Bộ LĐTB&XH
F
1

F
2

Tháng 11, 2008
Báo cáo này được thực hiện theo Điều khoản tham chiếu của Dự án 0004072. Các tác giả viết
báo cáo này với tư cách là chuyên gia của Dự án.

Giám đốc nghiên cứu, Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD), Đơn vị nghiên cứu DIAL.
Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Thống kê (ISS), Tổng cục Thống kê.
3
Phó Giám đốc, Viện Lao động Xã hội (ILSA), Bộ LĐTB&XH.
1
2


TÓM TẮT
UNDP với đồng tài trợ DFID đã khởi xướng dự án vào tháng 10/2005 nhằm hỗ trợ giám


sát Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội (SEDP) cũng như MDG/VDG ở Việt Nam. Dự án được
Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hợp tác của 6 Bộ và 3 tỉnh theo phương thức điều hành quốc
gia (NEX) của UNDP. Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường giám sát quốc gia qua 4 đầu ra:
(1) Rà soát/c
ập nhật các chỉ tiêu thống kê quốc gia phục vụ công tác giám sát
SEDP/VDGs/MDGs; (2) Rà soát/cập nhật kế hoạch hành động thống kê quốc gia; (3) Nâng cao
chất lượng số liệu và hài hòa hóa, hợp lý hóa việc thu thập số liệu; và (4) Cải tiến công tác lập
báo cáo, thông tin liên lạc, sử dụng và lưu trữ số liệu. Việc đánh giá hai cuộc điều tra hộ gia đình
hằng năm - Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê (TCTK) và Điều tra thực trạng
việc làm và thất nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) được xem là đầu
vào quan trọng cho đầu ra thứ nhất và đầu ra thứ ba.
Vì mục đích đó, báo cáo này nhằm cung cấp đầu vào cho việc thực hiện Chương trình
Điều tra Quốc gia, hợp lý hoá hệ thống thông tin thị trường lao động, và nâng cao tính hợp nhất
các số liệu này (xem Điều khoản Tham chiếu ở Phụ lục 1). Mục tiêu cụ thể bao gồm:
a)
Đánh giá mục tiêu, phạm vi, mức độ, công cụ điều tra, dàn mẫu thiết kế, thu thập
và xử lý số liệu, quy trình ước tính của Cuộc điều tra việc làm và thất nghiệp và Cuộc
Điều tra lao động việc làm về kỹ thuật cũng như sự thống nhất với chuẩn quốc tế, tính
thích hợp, kịp thời, độ tin cậy và chất lượng số liệu chung.
b)
Phân tích số liệu điều tra từ Cuộc điều tra việc làm và thất nghiệp năm 2007 và
Cuộc Điều tra lao động việc làm năm 2007 để (i) đánh giá mức độ thông tin về thị trường
lao động mà các cuộc điều tra cung cấp và (ii) đánh giá tính nhất quán và khả năng so
sánh kết quả từ hai cuộc điều tra này.
c)
Đánh giá những thuận lợi của việc tiếp tục hệ thố ng điều tra kép hiện nay so với
một cuộc điều tra hộ gia đình tổng hợp phục vụ cho thống kê lao động và nhằm cung cấp
các chỉ tiêu trong lĩnh vực này.
d)
Đề xuất khuyến nghị để giải quyết những vấn đề chính về thực trạng các nguồn số

liệu về lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp so với yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia và khung giám sát đánh giá cho SEDP/VDG/MDG.
Báo cáo này có bố cục như sau: Phần 2 trình bày các cuộc điều tra hiện có về thị trường
lao động ở Việt Nam từ góc nhìn nguồn cung lao động (các cuộc điều tra hộ gia đình). Chúng tôi
chủ yếu tập trung vào các cuộc Điều tra lao động việc làm, nhưng chúng tôi cũng xem xét các
nguồn số liệu khác như Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam. Chúng tôi rà soát kỹ các vấn
đề có liên quan trước khi điều tra được thực hiện (mẫu và câu hỏi điều tra) và cả các vấn đề sau
khi thực hiện điều tra (kết quả thống kê, các chỉ tiêu về thị trường lao động, phân tích, xuất bản
và phổ biến số liệu). Phần 3 tập trung so sánh hai cuộc điều tra về lực lượng lao động tiến hành
vào hai thời điểm cách nhau 1 tháng trong năm 2007 (tháng 7 và tháng 8) do Bộ LĐTB&XH và
TCTK tiến hành. Qua xử lý số liệu thô, chúng tôi đánh giá những điểm mạnh và những tồn tại
2


của mỗi cuộc điều tra. Phần 4 rút ra những bài học từ các cuộc điều tra đã được tiến hành ở Việt
Nam và xác định nhu cầu của người sử dụng số liệu chủ yếu để đưa ra khuyến nghị về một cuộc
Điều tra lao động việc làm được thiết kế phù hợp, toàn diện và dễ quản lý nhằm đáp ứng quan
tâm về thị trường lao động. Phần 5 là phần kết luận. Phần này cũng nêu lên một số khó khăn mà
chúng tôi gặp phải (thiếu thông tin liên lạc giữa hai cơ quan thực hiện các cuộc điều tra này TCTK và Bộ LĐTB&XH , thiếu tài liệu chuyên môn, đặc biệt là tài liệu bằng tiếng Anh, v.v.)
nhưng đã được khắc phục nhờ vào sự đóng góp tích cực của các đơn vị tham gia vào hoạt động
này (cán bộ của TCTK và Bộ LĐTB&XH , đặc biệt là hai chuyên gia trong nước, Bà Phan Ngọc
Trâm, Viện Khoa học Thống kê và ông Đặng Kim Chung, Viện Lao động Xã hội (ILSA), cùng
với sự đóng góp tích cực của Bà Hoàng Thị Thanh Hà và Margarita Guerrero từ Dự án Hỗ trợ
giám sát phát triển kinh tế- xã hội).
Ba nguồn số liệu hộ gia đình chính liên quan đến thị trường lao động ở Việt Nam gồm:
Các cuộc điều tra về lao động việc làm do Bộ LĐTB&XH tiến hành hằng năm (1996-2007), các
cuộc điều tra về lao động việc làm do TCTK tiến hành (2007 và 2008) và cuối cùng là cuộc điều
tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam do TCTK tiến hành (1992/1993, 1997/1998, 2002, 2004
và 2006). Dườn g như chưa có cuộc điều tra nào đạt được những ưu điểm của một cuộc điều tra
có chất lượng tầm cỡ quốc tế về lực lượng lao động. Trong cuộc Điều tra lao động việc làm của

Bộ LĐTB&XH, phạm vi câu hỏi điều tra ngày càng thu hẹp và chất lượng số liệu ngày càng bộc
lộ nhiều vấn đề. Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam không đưa ra những chỉ tiêu tốt
về thị trường lao động bởi mục đích chính của cuộc điều tra này không phải là để tính toán các
chỉ tiêu về lao động việc làm. Xét trên khía cạnh đó thì cuộc Điều tra lao động việc làm của
TCTK năm 2007 có thể được xem là nguồn số liệu tốt nhất hiện có ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc
điều tra năm 2008 lại bị xem như là một bước thụt lùi vì nội dung của bảng hỏi bị giảm đáng kể
và Việt Nam có nguy cơ không có được những chỉ tiêu về thị trường lao động toàn diện cho đến
sớm nhất là năm 2010, khi mẫu điều tra được lấy từ Cuộc tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm
2009. Vấn đề này nên được giải quyết càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, các cuộc điều tra về hộ gia đình cũng bị ản h hưởng bởi những vấn đề có liên
quan đến chọn mẫu. Vấn đề đáng quan tâm nhất chính là dàn mẫu, do hộ gia đình được chọn
trong dàn mẫu hầu như là các hộ đăng ký hộ khẩu dưới dạng KT1 và KT2, trong khi đó chưa
tính hết số người di cư và số người không đăng ký hợp pháp. Đây không phải là vấn đề riêng của
cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. Thật ra, ta có thể thấy rằng tất cả các cuộc điều tra
hộ gia đình đều gặp phải hạn chế này, dù cuộc điều tra do TCTK hay Bộ LĐTB&XH tiến hành.
Năm 2007, cả Bộ LĐT B&XH và TCTK đã tiến hành cuộc Điều tra lao động việc làm ở
hai thời điểm cách nhau 1 tháng (tháng 7 và tháng 8). Theo yêu cầu của hai cuộc điều tra, mục
đích, thiết kế mẫu, nội dung câu hỏi điều tra và các chỉ tiêu đều khá giống nhau. Trong cả hai
cuộc điều tra này, yêu cầu của thiết kế mẫu là cung cấp ước tính thống kê đáng tin cậy ở các cấp
quốc gia, tỉnh, thành phố, thành thị và nông thôn thuộc tỉnh, thành phố. Cuộc điều tra của Bộ
LĐTB&XH chủ yếu tập trung vào thất nghiệp, trong khi cuộc điều tra của TCTK là để tính toán
các chỉ tiêu về việc làm. Từ quan điểm thống kê, tiến hành hai cuộc điều tra này rõ ràng là lãng
phí nguồ n lực, v ì v iệc làm v à thất ngh iệp là h ai mặt của cù ng mộ t h iện tượn g. Tuy n h iên , sự
3


tương tự của hai cuộc điều tra (dàn mẫu, phạm vi bảng hỏi điều tra) được tiến hành độc lập ở
cùng một thời điểm là cơ hội hiếm có để phân tích, đánh giá độ tin cậy của các chỉ tiêu về thị
trường lao động ở Việt Nam.
Rõ ràng cuộc Điều tra lao động việc làm của TCTK năm 2007 "hơn hẳn" cuộc Điều tra

lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH năm 2007: phạm vi mẫu lớn hơn 70% và số lượng câu hỏi
nhiều hơn gấp đôi. Cuộc điều tra của Bộ LĐTB&XH chỉ gói gọn được ở các chỉ tiêu cơ bản về
lao động việc làm (thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm và việc làm với những đặc tính chủ yếu
của nó). Cuộc điều tra của TCTK không những có thể thu thập được tất cả những chỉ tiêu này mà
còn thu thập được các thông tin về khu vực kinh tế không chính thức và lao động phi chính thức,
thu nhập, việc làm thêm, v.v.
Bức tranh tổng quát mà hai cuộc điều tra này đưa ra nói chung là thống nhất với nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh đến một số hạn chế và chênh lệch của hai cuộc điều
tra này. Thứ nhất, qui trình lấy mẫu của cả hai cuộc điều tra không cho phép tính được các chỉ
tiêu thể hiện độ chính xác (khoảng tin cậy, hiệu quả thiết kế mẫu, v..v). Điểm yếu lớn nhất chính
là bảng kê các hộ trong địa bàn điều tra được chọn). Thứ hai, mặc dù số liệu tổng hợp theo tỉnh,
khu vực thành thị, nông thôn và giới tính của hai cuộc điều tra này nhất quán với nhau (không
phải do đầu ra của mẫu, mà do việc xây dựng các quyền số ngoại suy), nhưng dân số tham chiếu
thì không giống nhau. Cuộc điều tra của TCTK chỉ bao gồm những hộ bình thường. Việc bao
gồm cả lực lượng vũ trang trong cuộc điều tra của Bộ LĐTB&XH có lẽ đã không được quán
triệt đầy đủ ( đưa vào suy rộng nhưng lại chỉ điều tra 1 phần (lực lượng vũ trang –ND) ).
Thứ ba, một số chỉ tiêu về lao động việc làm của hai cuộc điều tra rất giống nhau: tình
trạng thiếu việc làm, phân bố việc làm chính (cuộc điều tra của Bộ LĐTB&XH chỉ tập trung vào
việc làm chính chứ không điều tra việc làm thêm) theo nghề, ngành, và thành phần kinh tế. Tuy
nhiên, một số chỉ tiêu về lao động việc làm khác lại hoàn toàn khác nhau, tạo ra sự nghi ngờ về
sai số do tính toán (chúng tôi không thể đánh giá được cái nào là đánh giá quá cao (hay quá thấp)
so với mức độ thực tế của các biến số), bởi vì chênh lệch là quá lớn so với sai số chọn mẫu cho
phép. Cụ thể hơn, tỉ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao hơn 3 điểm phần trăm trong cuộc Điều tra
lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH ((78,4% so với 74,9%), nhưng tỉ lệ lao động tham gia vào
các hoạt động kinh tế lại thấp hơn 3 điểm (69,8% so với 74,5%). Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
của cuộc Điều tra lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH cao hơn 1,3 điểm (4,9% so với 3,6%).
Điều đáng quan tâm hơn là sự khác biệt về phân bố việc làm. Tỉ lệ người làm công ăn lương thấp
hơn 8 điểm phần trăm trong cuộc Điều tra lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH năm 2007 (22%
so với 30%). Trong cuộc điều tra của Bộ LĐTB&XH , tỉ lệ lao động hộ gia đình không được trả
lương là 42%, trong khi ốs liệu này từ cuộc điều tra của TCTK là 13%. Sự chênh lệch này đã

được bù đắp bởi số lượng người làm việc độc lập cao hơn (việc tự làm hoặc làm chủ). Chính
khoảng cách quá lớn này dẫn đến các khái niệm sử dụng cũng khác nhau.
Như đã đề cập trên, hiện nay chưa có cuộc điều tra nào (cuộc Điều tra lao động việc làm
của Bộ LĐTB&XH hay của TCTK; cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam) hoàn toàn
thoả mãn và giải quyết được những vấn đề quan tâm về thị trường lao động. Hiện nay (20072010), Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không thu thập được số liệu thống kê chi tiết về thị
4


trường lao động, do toàn bộ nguồn nhân lực đều dốc hết vào cuộc Tổng điều tra Dân số sắp tới
(2009). Những khuyến nghị và đề xuất sau đây nhằm làm rõ một mô hình phù hợp cho cuộc
Điều tra lao động việc làm ở Việt Nam, từ năm 2010 trở đi, đồng thời đưa ra những giải pháp để
khắc phục những hạn chế tạm thời. Đề xuất dựa trên những đánh giá được nêu ra trong báo cáo
này; cuộc thăm dò trực tiếp người dùng tin do các tác giả thực hiện cũng như áp dụng thực tiễn ở
các nước về lĩnh vực này. Cuộc áp dụng này đã được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực
tế ở Việt Nam. Bản thảo đầu tiên của báo cáo này đã được thảo luận cụ thể trong một cuộc hội
thảo được tổ chức tại TCTK vào ngày 18 tháng 12 năm 2008 với sự tham gia của tát cả các Vụ
trong Tổng cục, đại diện của Bộ LĐTB&XH và các nhà tài trợ quốc tế (Tổ chức Lao động thế
giới, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, v..v). Tất cả những ý kiến
đóng góp và những vấn đề nêu ra trong buổi hội thảo đã được đưa vào trong báo cáo cuối cùng
này.
Đề xuất này là một phần trong mục tiêu lớn hơn nhằm đưa cuộc Điều tra lao động việc
làm vào một trong hai cuộc điều tra kinh tế xã hội của Việt Nam trong năm tới, ngoài cuộc điều
tra về mức sống của hộ gia đình Việt Nam. Mỗi cuộc điều tra cần giải quyết những chủ đề khác
nhau: nghèo đói và điều kiện sống đối với cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam; các chỉ
tiêu về thị trường lao động và các vấn đề liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức đối với
cuộc Điều tra lao động việc làm. Chiến lược cải tiến cuộc Điều tra lao động việc làm cần dựa
trên hai mốc thời gian: mục tiêu dài hạn (2010-2020), là xây dựng nền tảng cho một cuộc Điều
tra lao động việc làm hiện đại, còn mục tiêu trung hạn (2008-2010) là nhằm chuẩn bị cho việc
thực hiện lần đầu cuộc Điều tra lao động việc làm mới kể từ năm 2010 trở đi, đồng thời giảm
thiểu khoảng cách giữa các chỉ tiêu về lao động việc làm.

Kể từ năm 2010, mục tiêu chính của việc thiết kế cuộc Điều tra lao động việc làm mới là
phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam và quốc
tế. Nội dung hoạt động của cuộc Điều tra lao động việc làm trong bối cảnh khan hiếm nguồn lực
tài chính và nhân lực là kết hợp những thuận lợi của cả hai mặt như sau:
a)
chúng giúp xây dựng số liệu theo chuỗi thời gian làm cơ sở để phân tích kinh tế. Việc
tiếp tục các cuộc điều tra, với các khái niệm và kết quả được chuẩn hoá, tạo điều kiện cho việc
sử dụng các phương pháp (nhất là kinh tế lượng) để phân tích kinh tế vĩ mô và vi mô.
b)
chúng là công cụ hữu ích cho đội ngũ cán bộ thống kê , nhất là ở những nước nghèo,
nơi mà hệ thống điều tra hộ gia đình vẫn còn trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển. Điều tra
lao động việc làm được chuẩn hoá sẽ giúp cho việc tiến hành điều tra đơn giản và dễ quản lý mà
không cần đến một lực lượng cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao. Ngoài ra, một khi điều tra đã
được chuẩn hoá rồi thì các đầu ra của cuộc điều tra cũng đã biết trước và vì thế sẽ không đòi hỏi
ngân sách cao để có thể tiến hành được cuộc điều tra thuộc loại này.
Ngoài những tính chất trên, cuộc Điều tra lao động việc làm đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc đưa ra một mô hình rộng hơn cho cuộc điều tra hộ gia đình, đặc biệt trong việc
tính toán các chỉ tiêu liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức .
5


Theo các khuyến nghị quốc tế, cuộc điều tra hỗn hợp (hộ gia đình/doanh ngh iệp) được xem là
cách tốt nhất để điều tra khu vực kinh tế phi chính thức. Đối với Việt Nam, cuộc thử nghiệm đầu
tiên cuộc điều tra hỗn hợp dựa trên cuộc điều tra 1-2-3, trong đó cuộc Điều tra lao động việc làm
là giai đoạn đầu của cuộc điều tra này, đã được thực hiện thành công vào năm 2007 và 2008 tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất của chúng tôi nhằm đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
đầu tiên này để bảo đảm chất lượng số liệu ước tính về thị trường lao động và khu vực kinh tế
phi chính thức. Cần chú ý ba đặc điểm sau:
a) Nên chuyển Điều tra lao động việc làm một thời điểm trong năm thành cuộc điều
tra liên tục (điều tra liên tục suốt năm). Cỡ mẫu tối thiểu phải đại diện cho cả nước, và thành

thị/nông thôn đối với các chỉ tiêu hàng quý. Về việc phân bố số liệu kịp thời, số liệu thống kê lao
động chính thức của Việt Nam sẽ nâng cấp từ Hệ thống phổ biến thông tin riêng (SDDS) thành
Hệ thống phổ biến thông tin chung (GDDS).
b) Điều tra lao động việc làm nên bảo đảm phỏng vấn lại các hộ đã được hỏi trong
những năm trước (panel component). Việc làm này sẽ đạt được mục tiêu một mũi tên trúng
hai đích: thứ nhất là nhằm nắm bắt sự vận động của thị trường lao động và dân số di cư, một yếu
tố không thể đạt được từ các cuộc điều tra chéo (cross section surveys); thứ hai là nhằm bảo đảm
sự thống nhất của các ước tính về thời gian, một điều rất khó đạt được nếu thay đổi hoàn toàn hộ
gia đình trong các cuộc điều tra liên tiếp trong các cuộc điều tra chéo.
c) Điều tra lao động việc làm nên lồng ghép thêm các mục hỏi nhỏ vào câu hỏi chính,
nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể liên quan đến chính sách thị trường lao động. Hiển nhiên,
Bộ LĐTB&XH nên đóng vai trò chính với tư cách là người sử dụng số liệu chính của cuộc Điều
tra lao động việc làm bằng cách đề xuất chủ đề của các mục phù hợp với xu hướng chính sách
của Bộ.
Về mặt thể chế và kỹ thuật, chúng tôi đề xuất hai khuyến nghị :
- Thứ nhất, nên phân chia cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, TCTK (với tư cách là nhà
sản xuất số liệu cuộc Điều tra lao động việc làm) và Bộ LĐTB&XH (với tư cách là người
sử dụng số liệu cuộc Điều tra lao động việc làm).
- Thứ hai, vấn đề ưu tiên hàng đầu là phải củng cố năng lực và bố trí nguồn lực cho Vụ
Thống kê Dân số và Lao động của TCTK.
Về trung hạn, để chuẩn bị cho việc thực hiện lần đầu cuộc Điều tra lao động việc làm mới
từ năm 2010 trở đi, và để kết nối thông tin giữa hai giai đoạn, cần tiến hành 3 hoạt động sau đây:
a) Thứ nhất, thiết kế mới của cuộc Điều tra lao động việc làm cần tập trung vào những
vấn đề kỹ thuật sau: chọn cỡ mẫu tối ưu, thiết kế tốt điều tra, sử dụng lại các hộ gia đình đã được
điều tra, v.v. Nên sử dụng Cuộc Điều tra lao động việc làm năm 2009 để hoạch định các thành
phần hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp đỡ Vụ Thống kê Dân số và Lao động của TCTK trong việc lựa
chọn phương án tối ưu và tổ chức các khoá tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về những
vấn đề kỹ thuật vừa đề cập ở trên.
6



b) Thứ hai, cần tiến hành cuộc Điều tra lao động việc làm trên phạm vi toàn quốc vào
năm 2009. Cuộc điều tra như thế sẽ đạt được 3 mục tiêu: đưa ra được các chỉ tiêu về thị trường
lao động có tính so sánh và toàn diện cho năm 2009; giám sát diễn biến của thị trường trong điều
kiện kinh tế toàn cầu bị suy thoái nhằm đưa ra chính sách thích hợp hơn; sử dụng như là một
cuộc thử nghiệm để kiểm tra một số yếu tố và qui trình cho việc thiết kế cuộc điều tra năm 2010
(nội dung và mẫu). Cỡ mẫu có thể giảm bớt đáng kể so với các cuộc Điều tra lao động việc làm
trước đây, tuỳ vào ngân sách đang có. Nội dung của câu hỏi điều tra có thể gồm hai phần: bảng
câu hỏi chính thu thập các thông tin để tính các chỉ tiêu chính về thị trường lao động; bảng câu
hỏi bao gồm các mục tuỳ thuộc vào mức độ ưu tiên của Bộ LĐTB&XH . Ngoài ra, có thể tiến
hành điều tra trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2: điều tra hộ gia đình sản xuất kinh doanh
và khu vực kinh tế phi chính thức.
c) Thứ ba, tận dụng số liệu có sẵn, cần tiến hành phân tích sâu về các vấn đề liên quan
đến thị trường lao động. Ở đây, một lần nữa, các chủ đề phải được lựa chọn dựa trên khả năng
phân tích các cuộc điều tra và các vấn đề ưu tiên chính.

7


1. Giới thiệu
UNDP với đồng tài trợ DFID đã khởi xướng dự án vào tháng 10/2005 nhằm hỗ trợ giám
sát tiến triển trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế -xã hội (SEDP) cũng như MDG/VDG ở Việt
Nam. Dự án được Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hợp tác của 6 Bộ và 3 tỉnh theo phương
thức điều hành quốc gia (NEX) của UNDP.
Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường giám sát quốc gia qua 4 đầu ra: (1) Rà soát/cập
nhật các chỉ tiêu thống kê quốc gia phục vụ công tác giám sát SEDP/VDGs/MDGs; (2) Rà
soát/cập nhật kế hoạch hành động thống kê quốc gia; (3) Nâng cao chất lượng số liệu và hài hòa
hóa, hợp l ý hóa việc thu thập số liệu; và (4) Cải tiến công tác lập báo cáo, thông tin liên lạc, sử
dụng và lưu trữ số liệu. Việc đánh giá hai cuộc điều tra hộ gia đình hằng năm - Điều tra lao động
việc làm của TCTK và Điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐTB&XH - được

xem là đầu vào quan trọng cho đầu ra thứ nhất và đầu ra thứ ba.
Để đánh giá việc thực hiện Hệ thống Chỉ tiêu Thống kê quốc gia và cập nhật đều đặn
Chương trình Điều tra Quốc gia, Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
xác định cần đánh giá hệ thống số liệu thống kê và các chỉ tiêu thống kê về thị trường lao động
hiện nay bằng cách tập trung vào đánh giá các cuộc Điều tra lao động việc làm do hai cơ quan
này tiến hành. Dựa vào yêu cầu của cả hai cơ quan này, Dự án đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để
tiến hành việc đánh giá bằng cách hỗ trợ các chuyên gia quốc tế và trong nước. Báo cáo này là
kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá.
Trước năm 2006, Bộ lao động, thương binh và xã hội tiến hành cuộc điều tra Lao động và
việc làm hàng năm trên phạm vi toàn quốc. Tổng cục Thống kê là cơ quan đồng thực hiện chịu
trách nhiệm xử lý số liệu. Năm 2007, thực hiện Quyết định 305/2005/QD-TTg do Thủ tướng ban
hành năm 2005, TCTK tiến hành cuộc Điều tra lao động việc làm hằng năm trên phạm vi toàn
quốc vào tháng 8 năm 2007. Vì vậy, Bộ LĐTB&XH thực hiện cuộc điều tra thực trạng việc làm
và thất nghiệp hằng năm thay cho cuộc Điều tra lao động việc làm, cũng bắt đầu vào năm 2007
nhưng được tiến hành vào tháng 7 hằng năm.
Sự tồn tại và việc sử dụng cùng lúc hai cuộc điều tra độc lập với thời điểm điều tra khác
nhau như nguồn chỉ tiêu lao động có liên quan mật thiết với nhau về việc làm và thất nghiệp gây
ra những lo ngại về hiệu quả và việc sử dụng thông tin mà các cuộc điều tra cung cấp. Những
vấn đề đáng quan tâm chủ yếu bao gồm: (a) Chất lượng và sự phù hợp của số liệu từ các cuộc
điều tra; (b) Sự trùng lặp có thể dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả; (c) Cần
giải thích cho người sử dụng biết về sự thiếu thống nhất và không so sánh được của số liệu ước
tính ; (d) Việc sử dụng số liệu thống kê cho công tác hoạch định chính sách, kế hoạch, chương
trình, giám sát mục tiêu cũng như đánh giá thực hiện: nguồn số liệu độc lập cho các chỉ tiêu thị
trường lao động và đặc biệt là tỉ lệ thất nghiệp như là tính toán chủ yếu.

8


Vì mục đích đó, báo báo này nhằm cung cấp đầu vào cho việc thực hiện Chương trình
Điều tra Quốc gia, hợp lý hoá hệ thống thông tin thị trường lao động, và nâng cao việc sử dụng

các số liệu này (xem Điều khoản Tham chiếu ở Phụ lục 1). Mục tiêu cụ thể bao gồm:
a)
Đánh giá mục tiêu, phạm vi, mức độ, công cụ điều tra, dàn mẫu thiết kế, thu thập
và xử lý số liệu, thủ tục ước lượng số liệu của Cuộc điều tra việc làm và thất nghiệp và
Cuộc Điều tra lao động việc làm về kỹ thuật cũng như sự thống nhất với chuẩn quốc tế,
tính thích hợp, kịp thời, độ tin cậy và chất lượng số liệu chung.
b)
Phân tích số liệu điều tra từ Cuộc điều tra việc làm và thất nghiệp năm 2007 của
Bộ LĐTB&XH và TCTK để (i) đánh giá mức độ cung cấp thông tin về thị trường lao
động của các cuộc điều tra và (ii) đánh giá tính nhất quán và khả năng so sánh kết quả từ
hai cuộc điều tra này.
c)
Đánh giá những thuận lợi của việc tiếp tục hệ thống điều tra kép hiện nay so với
một cuộc điều tra hộ gia đình tổng hợp nhằm cung cấp các chỉ tiêu và số liệu thống kê về
lao động.
d)
Đề xuất khuyến nghị để giải quyết những quan ngại chính về thực trạng các nguồn
số liệu lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp so với yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia và khung giám sát đánh giá cho SEDP/VDG/MDG.
Báo cáo này có bố cục như sau : Phần 2 trình bày các cuộc điều tra hiện có về thị trường
lao động ở Việt Nam từ góc nhìn nguồn cung lao động (các cuộc điều tra hộ gia đình). Chúng tôi
chủ yếu tập trung vào các cuộc Điều tra lao động việc làm, nhưng chúng tôi cũng xem xét các
nguồn số liệu khác như Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam. Chúng tôi rà soát kỹ các
bước có liên quan trước khi điều tra được thực hiện (mẫu và bảng hỏi điều tra) và cả bước sau
khi thực hiện điều tra (kết quả thống kê, các chỉ tiêu về thị trường lao động, phân tích, xuất bản
và phổ biến số liệu). Phần 3 tập trung so sánh hai cuộc Điều tra lao động việc làm tiến hành vào
hai thời điểm cách nhau 1 tháng trong năm 2007 (tháng 7 và tháng 8) do Bộ LĐTB&XH và
TCTK tiến hành. Qua xử lý số liệu thô, chúng tôi đánh giá những điểm mạnh và những tồn tại
của mỗi cuộc điều tra. Phần 4 rút ra những bài học từ các cuộc điều tra đã được tiến hành ở Việt
Nam và xác định nhu cầu của người sử dụng số liệu chủ yếu để đưa ra khuyến nghị về một cuộc

Điều tra lao động việc làm được thiết kế phù hợp, toàn diện và dễ quản lý nhằm đáp ứng quan
tâm về thị trường lao động. Phần 5 là phần kết luận.
2. Đánh giá các cuộc điều tra hiện tại
Ở Việt Nam, các chỉ tiêu về nguồn cung lao động có thể đạt được thông qua hai cuộc điều
tra chính:
- Cuộc Điều tra lao động việc làm do Bộ LĐTB&XH thực hiện (1996-2007);
- Cuộc Điều tra lao động việc làm do TCTK thực hiện (2007, 2008).
Ngoài hai cuộc điều tra này, cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam do TCTK
tiến hành hai năm 1 lần cũng đã cung cấp một số thông tin về thị trường lao động, mặc dù cuộc
điều tra này không phải là để thay thế cho cuộc Điều tra lao động việc làm trước đây. Phần này
tập trung đánh giá 3 loại điều tra chính từ quan điểm đã nêu ra trong phần trước. Cũng như các
9


nước khác trên thế giới, ngoài các cuộc điều tra thuộc loại này còn có những nguồn số liệu thống
kê khác cũng có thể cung cấp thông tin về thị trường lao động: thí dụ như Tổng điều tra dân số
(nguồn cung lao động); điều tra doanh nghiệp/cơ sở kinh tế hoặc đăng ký hành chính (nguồn cầu
lao động). Tuy nhiên chúng tôi không xem xét đến những nguồn số liệu này trong báo cáo vì giới
thống kê luôn thống nhất khẳng định rằng Điều tra lao động việc làm là phương pháp duy nhất
để đo lường thị trường lao động. Dĩ nhiên cần bảo đảm sự nhất quán giữa các chỉ tiêu chung của
hai cuộc điều tra hộ và điều tra doanh nghiệp (việc làm phân theo ngành, v…v) và cần nghiên
cứu kỹ thêm vấn đề này.
Mở rộng các chỉ tiêu về thị trường lao động hơn là chỉ hạn chế ở các chỉ tiêu thất nghiệp và
thiếu việc làm: những vấn đề có liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức
Đánh giá về các cuộc điều tra cũng bao gồm cả các thuộc tính thống kê của chúng (phạm
vi địa lý, độ tin cậy, tính kịp thời, v..v) và phạm vi nội dung của các cuộc điều tra. Đối với phạm
vi nội dung, ta cần nhấn mạnh một điều như sau. Cho đến nay, phần lớn quan tâm về thị trường
lao động hầu như đều tập trung vào tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, giám sát diễn biến thị trường lao
động và các cuộc thảo luận về chính sách thường chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu này. Tuy nhiên,
hiện nay chỉ tiêu thất nghiệp mở không còn là chỉ tiêu tốt nhất về thị trường lao động ở các nước

kém phát triển. Đối với những nước lao động được trả lương chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ của lực
lượng lao động và nguy cơ thất nghiệp không được các cơ quan xã hội quan tâm, tình trạng thiếu
việc làm được thể hiện qua các cơ chế khác chứ không phải là thất nghiệp.
Trường hợp này hết sức đúng với Việt Nam. Như trình bày ở Hình 2.1, tỷ lệ thất nghiệp
hầu như không co dãn so với sự thay đổi của tăng trưởng GDP. Đường cong thất nghiệp khá
phẳng và thấp. Cao nhất thì tỷ lệ thất nghiệp cũng chỉ đạt đến 2,9% (1997) và tỷ lệ thất nghiệp
giảm xuống thấp nhất ở mức 1,9% năm 1996 trong suốt thập kỷ qua. Đối với những năm còn lại
((1998-2007), tỷ lệ thất nghiệp thay đổi rất ít, trong khoảng 2,76% (2001) và 2,14% (2003 và
2004). Xét về ý nghĩa thống kê, đây là mức thay đổi không đáng kể.
Nhận thức được vấn đề này, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra khái niệm về thiếu việc làm, được
định nghĩa là toàn bộ dân số ở độ tuổi lao động làm việc ít hơn 40 giờ một tuần (35 giờ kể từ
năm 2004) và muốn làm thêm giờ. Số liệu được công bố cho đến năm 2005 bao gồm số liệu của
cả nước, của thành thị và nông thôn, nhưng đến năm 2006 và 2007, chỉ công bố số liệu của khu
vực nông thôn. Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp chỉ được tính cho khu vực thành thị vì lý do thị
trường lao động điều chỉnh khác nhau ở hai khu vực này: thất nghiệp ở khu vực thành thị và
thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Đối với cả hai chỉ tiêu này, cả mức độ và độ thay đổi đều
cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung. Tuy nhiên, cả hai lại ít tương quan với hoạt động kinh tế và chu
kỳ kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn thấp so với tiêu chuẩn của thế giới: từ năm 1996
đến năm 2007, tỷ lệ cao nhất đạt 6,6% vào năm 1998 trong khi tỷ lệ thấp nhất đạt 4,9% năm
2007, chỉ cách nhau 1,7 điểm phần trăm. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn có biến động
nhiều hơn. Năm 1998 khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á tác động đến Việt Nam, tỷ lệ thiếu
việc làm tăng lên đ ến 19 , 5 %, sau đ ó giảm xu ố n gvà lại tăng lên ở mức cao th ứ h ai v ào năm
2001. Kể từ năm 2001, tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn liên tục giảm đến mức 5,8% vào
10


năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng các số liệu này bởi đã có những thay
đổi về định nghĩa và vì chúng ta không có cách nào để kiểm tra được kết quả do không có số liệu
thô.
Hình 2.1. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và GDP ở Việt Nam, 1996-2007


Nguồn: Bộ LĐTB&XH, TCTK, 1996-2007; theo tính toán của tác giả.
U

U

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm mặc dù phù hợp nhưng vẫn bộc lộc những hạn chế
trong việc đánh giá chức năng và các chính sách liên quan đến thị trường lao động. Những chỉ
tiêu này vẫn còn thiếu nếu không nói là gây hiểu sai. Rõ ràng ta cần nhiều chỉ tiêu hơn 2 chỉ tiêu
này. Đó là ýl do tại sao các nhà thống kê và kinh tế trên thế giới thường nhấn mạnh các khái
niệm khác chẳng hạn như khái niệm an sinh xã hội và mức độ bị ảnh hưởng của việc làm, chất
lượng công việc, công việc tốt (decent work), khu vực kinh tế phi chính thức, và các vấn đề có
liên quan đến việc làm không chính thức với quan niệm rằng thị trường lao động được thể hiện
rõ thông qua các điều chỉnh mang tính định tính hơn là định lượng. Quan điểm này đã được các
chuyên gia về thị trường lao động Việt Nam thừa nhận. Trong Báo cáo về tình trạng và xu hướng
lực lượng lao động Việt Nam giai đoạn 1996-2004, Ban chỉ đạo điều tra trung ương và Tổ chức
Lao động thế giới ILO đã khuyến nghị: “Cuộc điều tra nên cung cấp các thông tin hỗ trợ cho
việc rà soát lại các chính sách và chương trình cũng như các dự án về việc làm đang thực hiện
hiện nay. Có một số vấn đề cần phải làm rõ thêm. Mức độ đầy đủ và chất lượng của các thông
tin đưa ra là một vấn đề. Rà soát lại các khái niệm, định nghĩa đang dược dùng hiện nay và các
quyết định để chỉnh sửa chủ đề nhằm đáp ứng các điều kiện ở địa phương và các vấn đề mới
phát sinh cũng như việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là một vấn đề khác cũng cần phải xem
xét cẩn thận. Nền kinh tế phi chính thức vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và do đó đòi hỏi phải có thêm
thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức cũng như lao động phi chính thức. Có bao nhiêu
thông tin có thể thu thập được từ một cuộc điều tra hộ gia đình hàng năm với qui mô lớn cũng là
một vấn đề cần xem xét. Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị là một chủ đề quan trọng khác.
11
U

U



Vì vậy cần rà soát và sửa đổi bảng hỏi hiện nay đang dùng, một bảng hỏi đã được sử dụng rất
thành công gần một thập kỷ qua nhằm cải tiến phạm vi và đáp ứng được các nhu cầu mới ”.
(Phần gạch dưới là của tác giả)
Đánh giá về các cuộc điều tra được thực hiện trước đây: mục đích, phạm vi
Phần tìm hiểu các cuộc điều tra của chúng tôi vì vậy sẽ tập trung không chỉ đến các chỉ
tiêu về thị trường lao động truyền thống mà còn đến các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn chẳng
hạn như khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức. Phần đánh giá sẽ bao gồm
các thông tin được cập nhật hơn từ một nghiên cứu do Ông Nguyễn Hữu Chí và Roubaud tiến
hành vào năm 2007.

2.2.

2.2.1. Các cuộc Điều tra lao động việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã h ội thực
hiện (1996-2007)
Cuộc Điều tra lao động việc làm là một cuộc điều tra về lực lượng lao động truyền thống.
Sau khi tiến hành điều tra thử nghiệm vào năm 1994 cho khu vực thành thị (cỡ mẫu là 70.000
hộ), cuộc điều tra này đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc vào năm 1996 và kể từ đó được
tiến hành hàng năm (Bộ LĐTB&XH, 2006). Cuộc Điều tra lao động việc làm áp dụng cho các
hộ gia đình được thiết kế nhằm đo lường các xu hướng có liên quan đến dân số trong và ngoài
lực lượng lao động, dân số có việc làm, dân số thất nghiệp và dân số thiếu việc làm. Cuộc điều
tra này cũng giám sát sự phát triển của thị trường lao động. Cuộc Điều tra lao động việc làm dựa
trên các khái niệm quốc tế về thị trường lao động và đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật của ILO
(Mạng lưới thư viện các chỉ tiêu về thị trường lao động) và Ngân hàng thế giới (Quỹ tăng cường
năng lực thống kê). Cuộc điều tra này do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện và
cùng phối hợp với Tổng cục Thống kê về các vấn đề thống kê. Cuộc điều tra được tiến hành vào
giữa đầu tháng 7. Về mặt lý thuyết, kết quả của cuộc điều tra và báo cáo cuối cùng cần được xuất
bản vào quý I của năm sau năm điều tra (Q1, N+1; một số kết quả sơ bộ cần được công bố vào
đầu tháng 11 của năm tiến hành điều tra). Do nảy sinh một số vấn đề có liên quan đến thẩm

quyền thực hiện cuộc điều tra này (giữa Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã không thể thực hiện chương trình đề ra cũng như
công bố kết quả cuộc điều tra theo kế hoạch.
Về thiết kế mẫu, cuộc Điều tra lao động việc làm dựa trên mẫu ngẫu nhiên phân tổ kết
hợp với phân hai tầng “kinh điển” (các đơn vị mẫu sơ cấp: địa bàn điều tra của cuộc tổng điều
tra hoặc làng xã; các đơn vị mẫu thứ cấp: hộ; Biểu 2.1). Cuộc Điều tra lao động việc làm xem xét
hơn 100 tổ được xác định dựa trên 2 tiêu chí: thành thị/nông tôn và tỉnh. Cỡ mẫu khoảng 100.000
hộ (cỡ mẫu tăng từ 105.000 hộ cho cuộc điều tra năm 2000 lên 110.000 hộ cho giai đoạn 20012006). Thông tin được thu thập từ mỗi thành viên của hộ (những người trên 15 tuổi cho các câu
hỏi liên quan đến thị trường lao động).
Về nội dung của của điều tra, bảng hỏi thu thập các thông tin về:
- Các đặc điểm nhân khẩu học và xã hội của hộ;
12


Tình trạng lao động (cho những người từ 15 tuổi trở lên): cho công việc hiện tại (trong 1
tuần) và/hoặc công việc thường làm (1 năm);
- Nghề nghiệp, ngành kinh tế, tình trạng việc làm và số giờ làm việc;
- Lương (nhưng không theo hệ thống);
- Các đặc điểm thất nghiệp (thời gian và công việc làm lần cuối);
- Tình trạng thiếu việc làm
Cuộc Điều tra lao động việc làm có nội dung không lớn (chỉ từ 7 đến 20 trang phiếu hỏi
tuỳ từng năm). Số lượng câu hỏi giảm dần theo các năm: từ khoảng 60 câu hỏi trong giai đoạn
1996 đến 2000 giảm xuống còn 30 câu hỏi trong năm 2004 và sau đó vẫn tiếp tục giảm ( năm
2006 chỉ còn 24 câu hỏi và đến năm 2007 còn 22 câu). Năm 2005, bảng hỏi có 7 câu hỏi liên
quan đến các đặc điểm nhân khẩu học và xã hội cho mỗi thành viên của hộ và 26 câu hỏi liên
quan đến thị trường lao động. Mặc dù số lượng và loại câu hỏi thay đổi qua các năm nhưng số
lượng câu hỏi giống nhau qua các năm cũng đủ để bảo đảm các cuộc điều tra đều có chung một
lượng câu hỏi chủ yếu giống nhau.
-


Trong năm 2007, theo yêu cầu của nhiệm vụ mới được giao, Bộ LĐTB&XH chịu trách
nhiệm thu thập số liệu về số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp còn TCTK chịu trách nhiệm
thu thập thông tin và biên soạn các chỉ tiêu về lực lượng lao động và số người có việc làm (xem
phần 3). Bộ LĐTB&XH tiến hành cuộc điều tra hàng năm về Thực trạng việc làm và thất nghiệp
(SEU) để thay thế cho cuộc Điều tra lao động việc làm. Tuy nhiên, về mặt thực chất thì vòng đầu
(và cuối) của cuộc điều tra mới tiến hành vào tháng 7 năm 2007 cũng rất giống cuộc Điều tra lao
động việc làm trước đây về tất cả các đặc điểm thống kê cơ bản. Mặc dù ban đầu cuộc điều tra
hàng năm về Thực trạng việc làm và thất nghiệp được thiết kế để thay thế cuộc Điều tra lao động
việc làm nhưng đến năm 2008 cuộc điều tra này đã không còn được tiến hành nữa do trùng với
cuộc Điều tra lao động việc làm do TCTK tiến hành.

13


Biểu 2.1: Các đặc điểm chính của cuộc Điều tra lao động việc làm do Bộ LĐTB&XH tiến
hành giai đoạn 1996-2007

Thời gian điều tra
Đối tượng điều tra
Thiết kế mẫu
Tổng số tỉnh
Tổng số đơn vị điều tra
Số hộ (lý thuyết)
Số hộ (thực tế)
Số hộ cùng được hỏi
qua các năm
Nội dung/Bảng hỏi
Số lượng câu hỏi
Thất nghiệp
Thiếu việc làm

Có việc làm (ngành,
nghề, tình trạng công
việc)
Thành phần kinh tế
Qui mô doanh nghiệp
Thu nhập hàng tháng
Công việc phụ
Kết quả/Xuất bản
phẩm
Báo cáo kết quả
Tài liệu phân tích

Năm
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
T. 7 T. 7 T. 7 T. 7 T. 7 T. 7 T. 7 T. 7 T. 4 T. 4 T. 4 T. 7
Hộ/CN Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/C Hộ/CN Hộ/CN Hộ/CN
N
N
N
N
N
N
N
N
53

53

53 61 61 61 61 61 64
64

64
64
2.8 2.8 2.8
3.23 3.230 3.356 3.356
2.058 2.856
3.2383.2383.238
56 56 56
0
144.00 125.0 125. 109.5109.5109.5109.5109.5 97.1 97.14 100.6 100.6
0
90 090 40 40 40 40 40 40
0
80
90
125.09 126. 105. 83.2 105. KB KB KB KB KB
KB 100.47
0
595 830 00 860
8
K
K
K
K
K
K
K
K
K
K
K

K

60




49




49




67




59




62





59




53




34




33




24




22





1P
K
K
K

1P
1P
K
K

1P
1P
K
K

1P
1P
1P
K

1P
1P
1P
K

1P
1P
1P

K

1P
K
1P
K

1P
K
1P
K

1P
K
1P
K

1P
K
1P
K

1P
K
K
K

1P
K
K

K


K


K


K


K


K


K


K


K


K



K


K

1P
K

Nguồn: Điều tra lao động việc làm, 1996-2007, Bộ LĐTB&XH; tính toán của tác giả Bộ
LĐTB&XH ;
Ký hiệu: Hộ/CN: Hộ/Cá nhân; K: Không; KB: không biết; 1P: 1 phần.
U

U

Về mặt nội dung của cuộc điều tra, cuộc điều tra có các thông tin về thất nghiệp, thiếu việc làm
và việc làm phân theo nghề, ngành và tình trạng việc làm. Từ 1996 đến năm 2004, thông tin về
việc làm trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và thông tin về việc làm 7 ngày trước thời điểm
điều tra đều được tính nhưng chủ yếu tập trung vào thông tin về việc làm trong 12 tháng trước
14


thời điểm điều tra. Nhưng từ sau năm 2004, điều tra chỉ tập trung vào thông tin về việc làm 7
ngày trước thời điểm điều tra. Cuộc Điều tra lao động việc làm cũng không bổ sung thêm thông
tin gì khác ngoài những thông tin cơ bản này. Việc đánh giá vì vậy không đáp ứng được nhu cầu
thông tin về thu nhập của n gười lao động, công việc làm thêm và thông tin về khu vực kinh tế
phi chính thức cũng như những vấn đề liên quan đến lao động phi chính thức. Nói chung, các
thành phần kinh tế đều được đưa vào trong bảng hỏi. Tuy nhiên nếu phân tổ số liệu của khu vực
nhà nước và khu vực tư nhân (nhất là 2 năm 2004 và 2005) thì không có cách nào để có thể phân
biệt được các đơn vị sản xuất phi chính thức với đơn vị sản xuất chính thức của khu vực hộ gia

đình sản xuất kinh doanh vì không có câu nào hỏi về đăng ký, tài khoản hay qui mô cơ sở kinh
doanh. Từ năm 1997 đến 2001, trong bảng hỏi có hỏi về qui mô doanh nghiệp. Đối với từng chủ
doanh nghiệp (theo tình trạng việc làm của công việc thường xuyên), câu hỏi đưa ra là « Doanh
nghiệp của ông/bà có bao nhiêu lao động thường xuyên được trả lương ? » Tuy nhiên câu hỏi
này cũng không thể giúp ước tính được tổng qui mô của kinh doanh hộ. Thông tin về thu nhập
được đưa vào bảng hỏi của các năm từ 1999 đến 2005. Nhưng câu hỏi lại chỉ dành cho những
người làm công ăn lương và cho công việc chính. Không có câu hỏi nào dành cho công việc làm
thêm và các đặc điểm của công việc. Thông tin duy nhất về công việc làm thêm là hỏi về số giờ
làm việc thông qua câu hỏi « Trong 12 tháng qua, ngoài công việc chính ra ông bà còn làm thêm
trong bao nhiêu ngày ? ». Do đó, số lượng việc làm trong khu vực hộ sản xuất kinh doanh sẽ
thấp hơn thực tế vì nhiều người có công việc làm thêm. Ngoài ra, cuộc Điều tra lao động việc
làm không thu thập bất kỳ thông tin nào về hợp đồng lao động hay trợ cấp. Vì vậy ng oài việc
không thể xác định được lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, cũng không thể ước tính
được số lượng lao động không chính thức theo các khuyến nghị mà quốc tế đưa ra.
Về mặt kết quả, các tài liệu mô tả phương pháp, các vấn đề gặp phải trong quá trình tiến
hành điều tra và các giải pháp đưa ra nhằm khắc phục các vấn đề này đều không có. Đối với từng
vòng điều tra, tài liệu mô tả kết quả chính được xuất bản một năm sau khi điều tra (ngoại trừ năm
2007 là không xuất bản mà chỉ phát hành trê n đĩa CD; Bộ LĐTB&XH 1996-2006). Có hai xuất
bản phẩm trình bày các chỉ tiêu về thất nghiệp, thiếu việc làm và việc làm phân theo nghề, ngành
và tình trạng việc làm, một cuốn là cho giai đoạn 1996-2004 (Bộ LĐTB&XH và ILO, 2005;
bằng tiếng Anh và tiếng Việt), và một cuốn xuất bản kết quả của cuộc Điều tra lao động việc làm
năm 2005 (B
ộ LĐTB&XH, 2006; chỉ bằng tiếng Việt). Theo chúng tôi được biết, Bộ
LĐTB&XH không hề xuất bản tài liệu phân tích nào sử dụng số liệu vi mô của cuộc Điều tra lao
động việc làm. Theo kết quả điều tra nhu cầu người dùng tin của chúng tôi, nội bộ Bộ
LĐTB&XH có làm một số biểu để sử dụng cho mục đích lập chính sách mà thôi.
2.2.2. Các cuộc Điều tra lao động việc làm do TCTK thực hiện (2007, 2008)
Năm 2007, TCTK bắt đầu thu thập thông tin về thị trường lao động để phục vụ mục đích
của mình (để biết thêm chi tiết, xin xem phần 3). Trong khi TCTK chỉ hỗ trợ Bộ LĐTB&XH
(dàn mẫu, nhập tin và xử lý kết quả), Vụ Dân số và Lao động của TCTK tiến hành cuộc Điều tra

lao động việc làm vào tháng 8 năm 2007. Mặc dù không có thay đổi gì đáng kể trong dàn mẫu
ngoại trừ tăng cỡ mẫu từ khoảng 100.000 hộ lên hơn 170.000 hộ cho cuộc Điều tra lao động việc
làm năm 2007 do TCTK ti
ến hành (so với các cuộc Điều tra lao động việc làm trước của Bộ
15


LĐTB&XH), bảng hỏi đã có cải tiến đáng kể với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Tổng cục Thống
kê-IRD (Lê Văn Duỵ và các cộng sự, 2008). Mục đích chính là để mở rộng hơn phạm vi của các
chỉ tiêu về thị trường lao động, nhất là để nắm bắt được thông tin về khu vực kinh tế phi chính
thức và lao động phi chính thức. Trước đây bảng hỏi chỉ giới hạn vào một số chủ đề (tình trạng
việc làm, thất nghiệp và thu nhập), số lượng câu hỏi giảm dần theo thời gian (chưa đến 25 câu
hỏi trong bảng hỏi năm 2006), và các khái niệm không tương thích với tiêu chuẩn quốc tế. Cuộc
Điều tra lao động việc làm năm 2007 cần giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến chính
sách hơn là chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chủ yếu như việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm.
Bảng hỏi có hơn 50 câu hỏi. Ta có thể thấy được bảng hỏi đã có cải tiến trên 3 mặt:
- Bảng hỏi đã tương thích nhiều hơn với tiêu các khái niệm và định nghĩa quốc tế về thị
trường lao động (hoạt động, thất nghiệp, v..v.; Husmanns, Mehran và Verma, 1990);
- Thứ tự của các câu hỏi cũng được cải tiến hơn;
- Phạm vi đối tượng được mở rộng nhằm đưa ra được một bộ chỉ tiêu lớn hơn về thị trường
lao động, đặc biệt là các chỉ tiêu về khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính
thức.
Đối với cải tiến về phạm vi đối tượng, bảng hỏi của cuộc Điều tra lao động việc làm do
TCTK thực hiện năm 2007 đã được thiết kế nhằm:
- Lần đầu tiên ở Việt Nam tính toán được lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức và lao động phi chính thức ở qui mô rộng hơn (bao gồm cả công việc chính và
công việc làm thêm) theo đúng định nghĩa do Tổ chức lao động thế giới đưa ra (ILO,
1993 và 2002) và các đặc tính của nó;
- Xác định sản xuất kinh doanh của hộ và các đơn vị sản xuất phi chính thức để phỏng vấn ở
giai đoạn 2.


16


Biểu 2.2: Các đặc điểm chính của cuộc Điều tra lao động việc làm do TCTK tiến hành năm
2007 và điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình
2008
Năm
Thời gian điều tra
Đối tượng điều tra
Thiết kế mẫu
Tổng số tỉnh
Tổng số đơn vị điều tra
Số hộ (lý thuyết)
Số hộ (thực tế)
Số hộ được hỏi lại
Nội dung/Bảng hỏi
Số lượng câu hỏi
Thất nghiệp
Thiếu việc làm
Có việc làm (ngành, nghề, tình trạng
công việc)
Thành phần kinh tế
Qui mô doanh nghiệp
Thu nhập hàng tháng
Công việc phụ
Kết quả/Xuất bản phẩm
Báo cáo kết quả
Tài liệu phân tích


2007
Tháng 8
Hộ/cá nhân

2008
Tháng 4
Hộ/cá nhân

64
5.768
173.040
170.090
Không

64
3.840
380.000
Chưa có
Có, 1 phần

60




15 (Thị trường lao động)










1 phần
Không
Không
Không




Chưa có
Chưa có

Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2007, Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế
hoạch hoá gia đình, 2008, Tổng cục Thống kê ; Tính toán của tác giả.
U

U

Để có được các chỉ tiêu về khu vực kinh tế phi chính thức, một bộ câu hỏi về tình trạng
việc làm và các đặc điểm của doanh nghiệp (thành phần kinh tế, qui mô, ngành, đăng ký doanh
nghiệp, loại tài khoản) đã được đưa vào bảng hỏi. Những câu hỏi này được hỏi đối với từng lao
động về cả công việc chính và công việc làm thêm. Bộ câu hỏi này sẽ giúp lấy được số liệu cho
hai loại chỉ tiêu về khu vực kinh tế phi chính thức : số lượng doanh nghiệp không có tư cách
pháp nhân và số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt
Nam (sử dụng tình trạng việc làm- mục chủ doanh nghiệp và lao động có tài khoản riêng- để lọc
ra các đơn vị sản xuất kinh doanh) và các đặc điểm chính của nó cũng như số lượng việc làm

trong khu vực kinh tế phi chính thức và các đặc điểm của chúng (bao gồm số giờ làm việc, thu
nhập và an sinh xã hội).
Hình 2.2: Trích từ bảng hỏi cuộc Điều tra lao động việc làm 2007
17


Bộ câu hỏi để xác định khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức
TÊN & THỨ TỰ TRONG PHẦN 1
28. Với công việc trên, [TÊN] làm công ăn
lương, tự làm, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh,
lao động gia đình, hay người học việc?

29. Với công việc trên, [TÊN] ký hợp đồng
không thời hạn, có thời hạn, thoả thuận miệng
hay không ký hợp đồng?

30. Cơ sở nơi [TÊN] làm việc có:
a. Đăng ký kinh doanh không?
b. Đăng ký mã số thuế không?
c. Mua bảo hiểm xã hội không?
31. Địa điểm nơi [TÊN] làm thuộc trụ sở/văn
phòng cố định, tại nhà/nhà khách hàng, một nơi
cố định ngoài trời hay lưu động?
32. Cơ sở nơi [TÊN] làm công việc chính có
tổng số bao nhiêu lao động?

LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG….1
TỰ LÀM
• ĐƯỢC THUÊ .....................2
• KHÔNG ĐƯỢC THUÊ ............3

CHỦ CƠ SỞ SX KINH DOANH…4
LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH .. 5
NGƯỜI HỌC VIỆC ......... 6
HỢP ĐỒNG KHÔNG THỜI HẠN…1
HỢP ĐỒNG KHÔNG THỜI HẠN…2
THOẢ THUẬN MIỆNG . 3
KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG 4
Có K
ĐK KINH DOANH ....1 2
ĐK MÃ SỐ THUẾ .....1 2
MUA BẢO HIỂM XH1 2
VĂN PHÒNG CỐ ĐỊNH . 1
TẠI NHÀ/NHÀ K-HÀNG 2
CỐ ĐỊNH NGOÀI TRỜI.. 3
LƯU ĐỘNG ..................... 4
TỔNG SỐ LAO ĐỘNG

33. Không tính giờ nghỉ, nhưng tính cả giờ làm 35 GIỜ HOẶC HƠN 1
C37
thêm, thực tế 7 ngày qua/ 7 ngày trước khi tạm
nghỉ, [TÊN] đã làm bao nhiêu giờ cho tất cả các 1-34 GIỜ ................ 2
công việc để kiếm thu nhập?
ÍT HƠN 1 GIỜ ...... 3
C48
34. Vì sao [TÊN] đã làm dưới 35 giờ trong 7
ỐM ĐAU/THƯƠNG TẬT 1
ngày qua/ 7 ngày trước khi tạm nghỉ?
NGHỈ PHÉP/LỄ/VIỆC RIÊNG
MỚI NHẬN VIỆC ............ 3
BỎ VIỆC/MẤT VIỆC ...... 4

THỜI TIẾT XẤU ............. 5
THIẾU VIỆC LÀM .......... 6
ĐÌNH CÔNG/ĐÓNG CỬA XN
THEO CA ......................... 8
KHÁC ............................... 9

2

7

_________________________________
(GHI CỤ THỂ)
35. [TÊN] có muốn làm thêm giờ cho công việc CÓ .......................... 1
chính không?
KHÔNG ................. 2
C37
Đối với lao động phi chính thức (cần xác định rõ rằng khái niệm lao động phi chính thức
về cơ bản là tổng của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức18


đó là lao động không đăng ký hay không kiểm soát được - trong khu vực kinh tế chính thức), một
bộ các câu hỏi được lồng ghép vào bảng hỏi để xác định thành tố thứ hai: loại hợp đồng, an sinh
xã hội và lao động đã nghỉ việc nhưng được trả lương).
Do bộ câu hỏi này khá lớn, việc t hiết kế câu hỏi khá linh động nhằm giúp cho các cơ
quan và nhà nghiên cứu có cơ hội để đưa ra các định nghĩa khác nhau về khu vực kinh tế phi
chính thức theo các khuyến nghị quốc tế (Hình 2.2). Thí dụ như khu vực kinh tế phi chính thức
có thể ước tính được dựa trên tiêu chí qui mô doanh nghiệp (chưa đến 5 người) hoặc dựa trên
tiêu chí đăng ký kinh doanh (không đăng ký kinh doanh) bởi hai tiếu chí này được áp dụng theo
định nghĩa quốc tế.
Cuộc Điều tra lao động việc làm năm 2007 có thể cung cấp ước tính về các đơn vị sản

xuất trong khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức. Tuy nhiên cuộc điều tra
này không thể đưa ra thông tin về đóng góp của khu vực này vào sản xuất và tài khoản quốc gia.
Đó là lý do vì sao Dự án Tổng cục Thống kê -IRD đã tiến hành cuộc điều tra về hộ gia đình sản
xuất kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức (HS&ISS2007) dựa trên phương pháp luận
dành cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp và cụ thể hơn là dựa trên thiết kế điều tra 1-2-3 do
DIAL xây dựng và đã sửa đổi c ho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam (thiết kế mẫu, phạm vi và
bảng hỏi). Cuộc điều tra 1-2-3 được xem như là cuộc điều tra toàn diện nhất dành cho khu vực
kinh tế phi chính thức dựa trên các khuyến nghị quốc tế về chủ đề này (Xem phần 4). Những hạn
chế về tài chính, chuyên môn và th
ời gian khiến cho cuộc điều tra HS&ISS2007 chỉ được thí
điểm ở hai tỉnh : Hà Nội vào tháng 11 năm 2007 và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm
2008 (Dự án Tổng cục Thống kê-IRD, 2008a và 2008b). 4
F
3

Năm 2008, cuộc Điều tra lao động việc làm được thay thế bằng một cuộc điều tra được
mở rộng hơn có tên gọi là Điều tra biến động Dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình
(MPEFPS). Cuộc điều tra này bao gồm cả các chỉ tiêu về thị trường lao động. Năm nay, Vụ Dân
số Lao động TCTK về lý thuyết sẽ tiến hành hai cuộc điều tra: Điều tra biến động Dân số, nguồn
lao động và kế hoạch hoá gia đình dự định sẽ tiến hành 2 năm một lần (lần cuối tổ chức vào năm
2006) và Điều tra lao động việc làm (nhiệm vụ mới được giao). Tuy nhiên, do thiếu nguồ n lực
(cả về nhân lực và vật lực), Vụ Dân số lao động quyết định sẽ kết hợp hai cuộc điều tra này
thành một cuộc điều tra đa mục tiêu và đã tiến hành vào tháng 4 năm 2008. Cỡ mẫu của cuộc
điều tra này tăng lên thành 380,000 hộ với cấu phần rộng (tất cả các hộ gia đình thành thị đã điều
tra trong cuộc Điều tra lao động việc làm năm 2007 và tất cả các hộ nông thôn đã điều tra trong
cuộc điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hoá gia đình năm 2007 đều được
phỏng vấn lại ; xem biểu 2.2). Tuy nhiên, để giúp quản lý được cuộc điều tra, phần thị trường lao
động trong bảng hỏi mới đã giảm đi đáng kể xuống còn 15 câu (so với 50 câu năm 2007). Vì
vậy, việc phân tích kết quả của cuộc điều tra này có khả năng chỉ tập trung vào phân tích tình
trạng hoạt động kinh tế, thất nghiệp, việc làm (nhưng chỉ công việc chính), số giờ làm việc, và tỷ

lệ thiếu việc làm.

4

Trong vòng đầu của các cuộc điều tra, không tiến hành giai đoạn ba về chi tiêu của cuộc điều tra 1-2-3.

19


2.2.3. Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS)
Cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) là một cuộc điều tra hộ gia đình trên phạm
vi toàn quốc. Cuộc điều tra này được thiết kế để tính toán và giám sát điều kiện sống của hộ.
Cuộc điều tra này được tiến hành thường xuyên (VLSSs 1992/1993 and 1997/1998; MPHS- Điều
tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994, 1995, 1996, 1997 và 1999; và VHLSS 2002, 2004, 2006).
VHLSS dựa trên cuộc điều tra mức sống dân cư do Ngân hàng thế giới tiến hành thử nghiệm tại
Côte d’Ivoire và Peru năm 1985 và m
ở rộng ra nhiều nước. Sau khi áp dụng lần đầu tiên vào
năm 1992/1993, vòng thứ hai diễn ra vào năm 1997/1998. Kể từ năm 2002, cuộc điều tra này
được tiến hành hai năm một lần cho đến năm 2010. Ngoài bảng hỏi chính, một số mục mới cũng
luân phiên được đưa vào cuộc điều tra này từ năm 2004 (“Đất đai” và “Hoạt động phi nông
nghiệp”: năm 2004; “Quản lý rủi ro” và “Quản lý điều hành”: 2008; “Y tế” và “Giáo dục”: năm
2006 và dự báo cho năm 2010). Cuộc điều tra VHLSS do TCTK tiến hành với trợ giúp kỹ thuật
và tài chính từ một số nhà tài trợ (UNDP, Ngân hàng Thế giới, v..v). VHLSS là nguồn thông tin
chính về mức sống hộ gia đình ở Việt Nam phục vụ công tác giám sát nghèo đói. Mặc dù bảng
hỏi và cỡ mẫu thay đổi, tất cả các cuộc điều tra VHLSS đều có một mẫu số chung nhằm cho phép
so sánh qua thời gian.
Cuộc điều tra VHLSS là một cuộc điều tra mẫu phân tầng ba giai đoạn “truyề n thống”
(đơn vị mẫu sơ cấp: phường/xã; đơn vị mẫu thứ cấp: địa bàn lấy từ tổng điều tra hoặc thôn/bản;
đơn vị mẫu cấp ba: hộ; Phùng Đức Tùng và Nguyễn Phong, 2006). Cỡ mẫu tăng lên dần từ 4.800
hộ trong cuộc điều tra năm 1992/1993 lên đến 6,000 trong năm 1997/1998 và 75,000 hộ năm

2002. Các cuộc điều tra năm 2004 và 2006 đều có số hộ là 45.000 hộ (Biểu 2.3). Từ năm 2002
đến năm 2008, mẫu được chọn từ các địa bàn nằm trong cuộc tổng điều tra dân số 1999. Mẫu đại
diện cho cả nước, thành thị/nông thôn và tỉnh.
Giờ ta hãy thảo luận tiếp về các chỉ tiêu lao động việc làm có thể tính toán từ các bảng
hỏi của cuộc điều tra VHLSS. Nhìn chung, các chỉ tiêu này có phạm vi rộng hơn so với các chỉ
tiêu thu được từ cuộc Điều tra lao động việc làm do Bộ LĐTB&XH tiến hành. Tuy nhiên, do thị
trường lao động không phải là mối quan tâm hàng đầu của cuộc điều tra, các chỉ tiêu lấy từ cuộc
điều tra này không đáp ứng được yêu cầu. Thứ nhất, cho dù từ cuộc điều tra này ta có thể tính
toán được các chỉ tiêu chính về việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm, chúng cũng chỉ được
xem như những biến thay thế vì định nghĩa của các chỉ tiêu này không chuẩn so với các khuyến
nghị của ILO. Thí dụ như, thông tin về thất nghiệp chỉ dựa vào một câu hỏi về lý do tại sao
không làm việc tron g năm qua. Cách tiếp cận rất giống với cách tiếp cận của cuộc tổng điều tra
dân số như vậy không tuân thủ theo đúng ba điều kiện để được xem là thất nghiệp: (1) không
làm việc trong thời gian tham chiếu, (2) có tìm việc làm, và (3) sẵn sàng làm việc. Do đó, cũng
giống như cách tiếp cận của cuộc tổng điều tra, tỷ lệ thất nghiệp được tính từ kết quả của cuộc
điều tra VHLSS là thấp hơn so với số liệu từ cuộc Điều tra lao động việc làm. Tình trạng thiếu
việc làm (số giờ làm việc ít hơn số giờ qui định và muốn làm việc nhiều hơn) không thể tính
được vì không có câu hỏi nào hỏi về việc một người có tìm việc làm hay không. Kể từ năm
2002, không thể tính được chỉ tiêu nào về lao động việc làm (trong thời gian tham chiếu là 1
tuần). Nếu thời gian tham chiếu là một năm thì chỉ có thể tính được các chỉ tiêu về lao động việc
20


làm cơ bản. Việc tính tỷ lệ dân số tham gia vào các hoạt động khác nhau là không thích hợp vì
không có cách nào ểđ phân biệt giữa những người có hai việc làm cùng một lúc (định nghĩa
đúng) với những người đã thay đổi việc làm trong cùng một năm. Hơn nữa, cuộc điều tra
VHLSS khá nặng, bảng hỏi rất phức tạp và việc tính toán các chỉ tiêu đơn giản (chẳng hạn như
chỉ tiêu thu nhập của người lao động) liên quan đến rất nhiều tệp dữ liệu làm cho khả năng sai
sót rất cao. Thời gian xuất bản kết quả khá dài (khoảng hai năm sau khi điều tra thực địa). Điều
này làm hạn chế tính hiệu quả của việc sử dụng kết quả của cuộc điều tra vào quá trình lập chính

sách.

21


Biểu 2.3. Các đặc điểm chính của cuộc điều tra VHLSS 1992-2006

Thời gian điều tra
Đối tượng điều tra
Thiết kế mẫu
Tổng số tỉnh
Tổng số đơn vị mẫu sơ
cấp
Số đơn vị mẫu sơ cấp
được chọn
Tổng số đơn vị mẫu thứ
cấp (Địa bàn điều tra)
Số đơn vị mẫu thứ cấp
được chọn
Số hộ (Lý thuyết)
Số hộ (thực tế)
Số hộ được hỏi lại
Nội dung/Bảng hỏi
Số lượng câu hỏi

Năm
1992/93
1997/98
2002
2004

2006
01/0201/0401/0610/92-09/93 12/97-11/98
10/02
10/04
10/06
Hộ/Cá nhân Hộ/Cá nhân Hộ/Cá nhân Hộ/Cá nhân Hộ/Cá nhân
53

61

64

64

64

10.000

10.331

10.476

10.476

10.476

150

150


166.520

166.520

3.000
166.520

3.063
4.800
4.800
-

6.000
5.994


75.000*
74.344
K

Khoảng
1,000




Khoảng
1,000





Ít hơn

45.000**
45.944

Ít hơn

45.000**
45.000

Ít hơn

Thất nghiệp
1 phần
1 phần
1 phần
Thiếu việc làm
Không
Không
Không
Có việc làm (ngành, nghề,



tình trạng công việc)
Thành phần kinh tế
1 phần
1 phần

1 phần
1 phần
1 phần
Qui mô doanh nghiệp


Không

K
Thu nhập hàng tháng





Công việc phụ





Kết quả/Xuất bản phẩm
Báo cáo kết quả





Tài liệu phân tích






Nguồn: VHLSS, 1992-2006, TCTK; Tính toán của tác giả. *: Năm 2002, Phiếu cho cỡ
mẫu 45.000 hộ có phần bảng hỏi dài hơn trong đó có mục chi tiêu. **: Năm 2004 và 2006, Phiếu
cho cỡ mẫu 9.000 hộ có phần bảng hỏi dài hơn trong đó có mục chi tiêu và các mục bổ sung như
trình bày ở trên.
U

U

Thứ hai là, cuộc điều tra VHLSS là nguồn thông tin tốt nhất về khu vực kinh tế phi chính
thức, lao động phi chính thức và các vấn đề có liên quan (ngoài cuộc Điều tra lao động việc làm
năm 2007 do TCTK thực hiện). Cuộc điều tra này cung cấp các chỉ tiêu về khu vực kinh tế phi
chính thức (chủ yếu kết hợp phần « Việc làm » với phần «Hộ sản xuất kinh doanh phi nông
22


nghiệp »). Vì vậy, có t hể dùng cuộc điều tra VHLSS để tìm hiểu thêm các chủ đề khác và phân
tích một số vấn đề có liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức.
Tuy nhiên, cuộc điều tra VHLSS không được thiết kế để thu thập các thông tin về khu
vực kinh tế phi chính thức. Do đó, nó không thể giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo. Hai
điểm yếu của cuộc điều tra này là: a) độ tin cậy của thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức:
các câu hỏi dành cho phần sản xuất và thu nhập của khu vực kinh tế phi chính thức không chi tiết
như cần phải có để tổng hợp số liệu về khu vực phi chính thức; b) Phạm vi: một số chỉ tiêu quan
trọng không được đưa vào trong bảng hỏi (nguồn gốc đầu vào, đầu ra của sản xuất kinh doanh,
đầu tư, vốn, giá cả, khó khăn và nhu cầu, v..v.)
U


U

U

U

Do cuộc điều tra VHLSS được thiết kế nhằm thu thập thông tin về chi tiêu và thu nhập
nên có rất ít các chỉ tiêu về thị trường lao động. Đặc biệt là không thể chỉ ra một cách chính xác
lao động nào là của khu vực kinh tế chính thức và lao động nào là của khu vực phi chính thức.
Hơn nữa, không thể biết được người làm công ăn lương có thuộc diện được hưởng an sinh xã
hội hay không (đây là một câu hỏi chính để xác định lao động phi chính thức) mà chỉ biết số
lượng trợ cấp họ được hưởng. Ngoài ra, cuộc điều tra này cũng không cung cấp thông tin về các
đặc điểm nguồn vốn con người của lực lượng lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh
doanh hộ gia đình (dù có đăng ký hay không).
Về phổ biến thông tin, cuộc điều tra VHLSS được đánh giá cao hơn nhiều so với cuộc
Điều tra lao động việc làm của Bộ LĐTB&XH. Ngoài việc biên soạn các báo cáo tổng hợp
chung tóm tắt kết quả điều tra và các bảng biểu chính (thường có thông tin về độ chính xác của
các số liệu ước tính), cơ sở dữ liệu vi mô cũng được các nhà nghiên cứu quốc tế và trong nước sử
dụng rộng rãi cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách. Lĩnh vực nghiên cứu cũng rất rộng
(nghèo đói, giáo dục, y tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp của
hộ gia đình kinh doanh, v..v). Nhưng cũng cần nói rằng có rất ít thông tin chuyên sâu về thị
trường lao động.
2.2.4 Những yếu kém của các cuộc điều tra hộ gia đình để thu thập các thông tin về lao động
việc làm ở Việt Nam
Không có một cuộc điều tra nào đạt được các thuộc tính chính theo tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế cho Điều tra lao động việc làm. Phạm vi bảng hỏi của cuộc Điều tra lao động việc làm
của Bộ LĐTB&XH ngày càng giảm và cho thấy có vấn đề đáng kể về chất lượng số liệu. Các
cuộc điều tra VHLSS không đưa ra được các chỉ tiêu tốt về thị trường lao động bởi vì các cuộc
điều tra này không được thiết kế cho mục đích này. Như vậy thì cuộc Điều tra lao động việc làm
do TCTK tiến hành năm 2007 là nguồn số liệu tốt nhất đang có ở Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc

điều tra này năm 2008 được xem là một bước đi thụt lùi và Việt Nam có thể sẽ không có được
các chỉ tiêu toàn diện về thị trường lao động cho đến năm 2010 vì đến lúc đó mẫu mới sẽ được
lấy từ cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Thiếu sót này nên được khắc phục càng sớm
càng tốt.
23


Ngoài ra, các cuộc điều tra hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng bởi những vấn đề có liên quan
đến chọn mẫu. Trong một nghiên cứu gần đây về đánh giá nghèo đói thông qua cuộc điều tra
VHLSS, Pincus và Sender (2007) “cho rằng phần thiết kế và thực hiện cuộc điều tra VLSS và
VHLSS có vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề này làm cho số liệu về tổng số người nghèo và các nhóm
người nghèo đưa ra thấp hơn thực tế. Một số nhóm người, nhất là những người di cư để tìm
công việc làm công ăn lương đều không có trong các cuộc điều tra này”. Lo ngại lớn nhất là về
dàn mẫu do dàn mẫu này chủ yếu là các hộ đăng ký dưới dạng KT1 và KT2 trong khi đó những
người di cư các đối tượng khác không có đăng ký hộ khẩu hợp pháp lại có rất ít. Theo các tác giả
này, thiếu sót lớn nhất trong phương pháp chọn m ẫu của các cuộc điều tra VLSS và VHLSS
chính là việc loại trừ những người di chuyển và những người sống ở các đơn vị như ký túc xá,
bệnh viện, nhà tù, và doanh trại quân đội. Những người di cư cũng không được đưa vào bởi vì
dàn mẫu chỉ bao gồm danh sách của các hộ có đăng ký ở xã, phường và sống ở địa bàn điều tra
được ít nhất là 6 tháng. Việc bỏ qua các đối tượng di cư không đăng ký cho thấy rằng ngay cả
những đối tượng sống lâu dài ở một nơi cũng bị loại trừ. Một vấn đề nữa có liên quan đến
phương pháp chọn mẫu chính là việc phân biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Cuộc điều tra “Điều tra về hộ gia đình và lao động bị bỏ sót” (MHES) do UNDP tiến
hành năm 2006, mặc dù không lớn nhưng giúp khẳng định những nghi ngờ về độ tin cậy của
mẫu hộ gia đình cuộc điều tra VHLSS. Mặc dù ban đầu Ngân hàng thế giới (vốn vẫn rất hỗ trợ
cho cuộc điều tra VHLSS, dường như muốn giảm nhẹ vấn đề nhưng cuối cùng cũng đã thừa
nhận bản chất của vấn đề (Ngân hàng thế giới, 2007). Đây là vấn đề mang tính kỹ thuật vì những
hạn chế như vậy không những có ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu về nghèo đói mà còn
cả các chỉ tiêu về thị trường lao động: làm cho tầm quan trọng của lao động làm công ăn lương
giảm đi và vì vậy tầm quan trọng của lao động tự làm tăng lên một cách có hệ thống. Không có

lý do nào để tin rằng vấn đề này lại là vấn đề của cuộc điều tra VHLSS. Quả thực người ta có thể
nghĩ rằng tất cả các cuộc điều tra hộ gia đình đều bị ảnh hưởng bởi vì qui trình chọn mẫu ở
TCTK không có gì khác nhau. Tìnhạng
tr này cũ ng diễn ra đối với các cuộc điều tra do Bộ
LĐTB&XH tiến hành vì Bộ này cũng sử dụng qui trình chọn mẫu tương tự (Xem phần 3 dưới
đây). Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng như thế nào cần được tìm hiểu kỹ thêm dựa trên phân tích
định tính. Một số yếu tố sẽ được xem xét trong một cuộc điều tra dự định được thực hiện vào
năm 2009 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề này (UNDP, 2008). Hiện
thời chúng tôi cũng đưa ra kết luận tương tự như hai tác giả nói trên “cần ưu tiên cho việc thực
hiện một cuộc Điều tra lao động việc làm toàn diện có tính đến yếu tố mùa vụ và thu thập thông
tin về lương, điều kiện làm việc, an toàn, thành phần ngành nghề, trình độ chuyên môn, dân số di
cư và vị thế của phụ nữ trên thị trường lao động ” (Pincus và Sender, 2007). Đây chính là nội
dung của phần 4 của báo cáo này.
Cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng phổ biến thông tin được xem là một hạn chế lớn của
các cuộc điều tra mà chúng tôi rà soát. Mặc dù có các quan ngại khác nhau về các cuộc điều tra
khác nhau nhưng các cuộc điều tra này có cùng một điểm chung là thiếu cơ sở siêu dữ liệu
(metadata); bộ số liệu vi mô chưa được cung cấp để phân tích chuyên sâu, v..v.

24


3. So sánh hai cuộc Điều tra lao động việc làm do TCTK và Bộ LĐTB&XH tiến hành năm
2007
Năm 2007, cả Bộ LĐTB&XH và TCTK tiến hành cuộc Điều tra lao động việc làm. Hai
cuộc điều tra này cách nhau một tháng (tháng 7 và tháng 8). Theo yêu cầu chính thức của hai
cuộc điều tra này, mục đích, thiết kế chọn mẫu, nội dung bảng hỏi và chỉ tiêu của hai cuộc điều
tra này khá giống nhau. Cả hai cuộc điều tra này đều yêu cầu thiết kế mẫu phải cung cấp ước tính
chính xác cho cả nước, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, thành thị, nông thôn. Cuộc
điều tra do Bộ LĐTB&XH tiến hành đòi hỏi phải tập trung vào phần thất nghiệp còn cuộc điều
tra của TCTK thì yêu cầu phải tính được tỷ lệ lao động có việc làm. Xét về khía cạnh thống kê,

cùng lúc tiến hành hai cuộc điều tra như vậy gây ra lãng phí về nguồn lực bởi việc làm và thất
nghiệp là hai mặt của cùng một hiện tượng. Để tính toán được một chỉ tiêu đơn giản như tỷ lệ
thất nghiệp, ta cần chia tổng số người thất nghiệp cho tổng số người thất nghiệp và người có việc
làm. Tương tự thế, để tính được tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế, ta cần chia tổng số người tham
gia vào hoạt động động kinh tế (bao gồm những người có việc làm và những người thất nghiệp)
cho tổng dân số.
Tuy nhiên việc cùng lúc tiến hành hai cuộc điều tra tương tự nhau cũng là một cơ hội
giúp ta phân tích sâu hơn cũng như đánh giá lại mức độ tin cậy của các ch ỉ tiêu về thị trường lao
động ở Việt Nam.
3.1.Thiết kế chọn mẫu
Nhìn chung cả hai cuộc điều tra đều có cùng một thiết kế mẫu (Xem biểu 3.1). Cần nhấn
mạnh ngay từ đầu rằng rất khó để đánh giá chất lượng của các dàn mẫu vì không có bất cứ tài
liệu kỹ thuật nào giúp ta làm được điều đó. Một khi phát biểu điều này, về mặt dàn mẫu, cả hai
cuộc điều tra của Bộ LĐTB&XH và TCTK tiến hành năm 2007 đều là các cuộc điều tra hộ phân
tầng hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu các địa bàn điều tra được chọn ngẫu nhiên. Sang giai đoạn
hai, một số lượng cố định các hộ được chọn một cách hệ thống dựa vào các địa bàn điều tra được
chọn ở giai đoạn một. Tiêu chuẩn phân tầng đều giống nhau cho hai cuộc điều tra: theo khu vực
thành thị nông thôn của tỉnh. Việc chọn địa bàn của hai cơ quan khác nhau: Bộ LĐTB&XH chọn
địa bàn điều tra bằng cách áp dụng tỷ lệ theo qui mô trong khi TCTK chọn theo dạng ngẫu nhiên
đơn giản. Quả thực cách áp dụng trên thực tế lại không rõ ràng lắm. Cả hai cơ quan không chọn
địa bàn điều tra theo đúng qui trình ngẫu nhiên. Thí dụ như, trong cuộc Điều tra lao động việc
làm do TCTK tiến hành năm 2007, ban đầu chọn 5.660 địa bàn điều tra nhưng đến lúc tiến hành
điều tra thì lại có đến 5.768 địa bàn được điều tra do trong quá trình điều tra phát hiện ra thị
trường lao động phức tạp nên số lượng địa bàn điều tra được tăng lên (4 thành phố lớn: Hà Nội/
T.P Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng), các tỉnh có khu công nghiệp (Đồng Nai, Bình Dương,
Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh, Cần Thơ và Thừa Thiên - Huế), hoặc các tỉnh có tỷ lệ thất
nghiệp rất thấp (Đắk Nông, Gia Lai và Hưng Yên). Những địa bàn điều tra được bổ sung thêm
được điều tra trên cơ sở đánh giá chuyên gia chứ không tuân theo qui trình ngẫu nhiên được
kiểm soát. Trong trường hợp Bộ LĐTB&XH, mỗi mẫu địa bàn điều tra được rút ra từ cuộc điều
tra của năm trước (chẳng hạn như địa bàn điều tra năm 2007 giống địa bàn điều tra năm 2006)

25


×