Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “Sống thử”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ
về hiện tượng “Sống thử”.
Mã số đề tài : TSV2014-31

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học

Cần Thơ, 26 tháng 12 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Quan niệm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ
về hiện tượng “Sống thử”.
TSV2014-31

Thuộc nhóm ngành khoa học: Xã hội học
Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Dũ, Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: NV12W7A1, Khoa Khoa học Xã Hội và Nhân Văn
Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Văn học


Người hướng dẫn: Ths Trần Vũ Thị Giang Lam


Cần Thơ, 26 tháng 12 năm 2014

2


Danh sách các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
- Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Vũ Thị Giang Lam.
- Sinh viên thực hiện:
1. Võ Thanh Dũ
2. Dương Thị Trúc Ngoan

i


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG TRANG............................................................................................1
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................2
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI....................................................3
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN............................................................................................6
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................................6
A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................9

2.1 Ngoài nước................................................................................................................9
2.2 Trong nước.............................................................................................................11
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................17
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................17
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................17
B. NỘI DUNG..................................................................................................................19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.....................20
1.1 Cơ sở lí luận............................................................................................................20
1.1.1 Sự tương tác xã hội...........................................................................................20
1.1.2 Sử dụng cặp phạm trù “Nguyên nhân- kết quả” của phép biện chứng duy vật. 21
1.1.3 Lí thuyết “kiểm soát xã hội”.............................................................................24
1.2 Các khái niệm cơ bản..............................................................................................25
ii


1.2.1 Khái niệm “Quan niệm”....................................................................................25
1.2.2 Khái niệm “Hiện tượng”...................................................................................26
1.2.3 Khái niệm “Văn hóa”.......................................................................................26
1.2.4 Khái niệm “ Sống thử”......................................................................................28
1.2.5 Khái niệm “Sống thật”.....................................................................................28
1.2.6 Khái niệm “hôn nhân”......................................................................................29
1.2.7 Phân biệt “Sống thử, Sống thật và Hôn nhân”.................................................31
1.2.8 Khái niệm “thiết chế”.......................................................................................34
2.1 Quan niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “Sống thử”.......35
2.2 Các yếu tố tác động đến quan niệm “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Cần
Thơ................................................................................................................................ 54
2.2.1. Các yếu tố khách quan....................................................................................54
2.2.2 Các yếu tố chủ quan..........................................................................................56
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ VÀ GIẢI PHÁP VỀ HIỆN TƯỢNG “SỐNG THỬ”
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.............................................58

3.1 Hệ quả mang lại......................................................................................................58
3.1.1 Tác động tích cực.............................................................................................58
3.1.2 Tác động tiêu cực.............................................................................................59
3.2 Giải pháp.................................................................................................................64
3.2.1 Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái......................64
3.2.2 Vai trò, trách nhiệm của nhà trường.................................................................66
3.2.3 Vai trò và trách nhiệm của nhà chức trách........................................................67
C. KẾT LUẬN..................................................................................................................70
D. PHỤ LỤC.................................................................................................................... 71
1. Bảng câu hỏi khảo sát thông tin..........................................................................71
2. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu.................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................................99
Sách:............................................................................................................................... 99
Tài liệu khác: ( Báo, tạp chí, luận văn, Wedsite…)..........................................100

iii


Danh mục bảng ........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
Trang
Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm quan tâm đến vấn đề “sống thử” hiện nay theo giới
tính và khối ngành của SV TĐHCT..........................................................................39
Biểu đồ 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, chấp nhận hiện tượng “ sống thử” của SV
TĐHCT hiện nay (%)..................................................................................................40
Bảng 2.2: Thể hiện tỉ lệ đồng tình, tán thành việc “ sống thử” phân theo giới tính,
khối ngành và khu vực sinh sống............................................................................42
Bảng 2.3: Tỉ lệ (%) mức độ sinh viên Trường Đại học Cần Thơ “ Sống thử” hiện

nay................................................................................................................43
Bảng 2.4: Thực trạng “sống thử” của SV TĐHCT hiện nay (%)..........................44
Bảng 2.5: Ý kiến của SV TĐHCT hiện nay về việc “ sống thử.............................44
Bảng 2.6: đánh giá của SV TĐHCT hiện nay đối với các nam- nữ sinh viên
“sống thử”.................................................................................................................... 47
Bảng 2.7: Trong tương lai sẽ “sống thử” của SV TĐHCT.....................................49
Bảng 2.8: Thể hiện tỉ lệ sự đồng ý chấp nhận “sống thử” khi người yêu ngỏ lời
........................................................................................................................................ 50
Bảng 2.9:Thái độ đánh giá chung của SV TĐHCT về hiện tượng “ sống thử” hiện
nay của giới trẻ.............................................................................................51
Bảng 3.1: Mức độ tác động ảnh hưởng của hiện tượng “ sống thử” đến văn hóa
Việt Nam....................................................................................................................... 62
Bảng 3.2: Ý kiến của SV TĐHCT về việc pháp luật cấm sinh viên và giới trẻ
“Sống thử”.................................................................................................................... 67

1


Danh mục hình
Hình 2.1: Mức độ quan tâm đến hiện tượng “sống thử” của SV TĐHCT...........36
Hình 2.3: Những yếu tố chủ quan tác động đến quan niệm “ sống thử” của SV
TĐHCT.......................................................................................................................... 55
Hình 3.1: Ý kiến của SV TĐHCT về những tác động tiêu cực của hiện tượng “sống thử”
hiện nay.......................................................................................................................... 59

Danh mục các từ viết tắt
Từ viết tắt
BV

CNTT&TT

ĐH
KHXH&NV
KHTN
KT&QTKD
MT&TNTN
NN&SHUD
NC&PTCNSH

Từ đầy đủ
Bệnh viện
Cao đẳng
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa học Tự nhiên
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
Sinh học
Nhà Xuất bản
Thạc sĩ
Sinh viên
Trường Đại học Cần Thơ.
Trung học Phổ thông.
Trung học cơ sở.
Thành phố

NXB
Ths

SV
TĐHCT
THPT
THCS
TP

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Quan niệm của sinh viên trường

Đại học Cần Thơ về hiện

tượng “Sống thử”.
- Sinh viên thực hiện: Võ Thanh Dũ.
- Lớp: NV12W7A1 Khoa: KHXH&NV Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS. Trần Vũ Thị Giang Lam
2. Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ.
- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “ sống thử”, từ đó đề xuất những giải
pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
hiện đại.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm “ sống thử” là rất cần thiết và thiết

thực. Vì quan niệm “sống thử” của mỗi người sẽ ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ
đến việc lựa chọn cách suy nghĩ, cách sống trong việc lựa chọn lối sống trong
vấn đề tình yêu, hôn nhân và tình dục của mỗi cá nhân.
3


- Vấn đề “sống thử” đã được nghiên cứu tương đối nhiều nhưng trong
phạm vi Trường Đại học Cần Thơ cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Qua đó, ta có được cái nhìn khái quát về
quan niệm “sống thử” của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ hiện nay.
- Đề tài kết hợp nhiều phương pháp phù hợp, bổ trợ cho nhau trong quá
trình nghiên cứu. Như phương pháp định tính, định lượng, thảo luận, phỏng vấn
để thấy được quan niệm của SV TĐHCT hiện nay rõ ràng, cụ thể hơn.
4. Kết quả nghiên cứu:
- SV TĐHCT có quan niệm về “sống thử” rất khác nhau giữ các nhóm sv
nam, nữ; giữa khối ngành tự nhiên và khối ngành xã hội; khu vực nông thôn và
thành thị; đã và chưa có người yêu.
- Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “sống thử” có cách nhìn
“thoáng” hiện đại, nhưng vẫn mang đậm và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền
thống. Đa số SV TĐHCT không chấp nhận “sống thử”, số còn lại chưa có ý kiến
về hiện tượng “sống thử” hiện nay.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, và khả năng áp
dụng của đề tài:
Cung cấp cho nhà trường nhiều thông tin về hiện trạng “ sống thử” hiện
nay của SV TĐHCT. Từ đó, giúp cho nhà trường có nhiều thông tin để nâng cao
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục. Bên cạnh đó, các đơn vị sau có thể tham khảo,
làm tư liệu nghiên cứu (Trung tâm học liệu, phòng công tác sinh viên, Đoàn
Trường Đại học Cần Thơ, Đoàn Khoa…) và sinh viên cũng có thể dùng làm tư
liệu tham khảo, nghiên cứu về vấn đề xã hội hiện nay.


Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
4


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
5


...........................................................................................................................................
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Võ Thanh Dũ
Sinh ngày: 26 tháng 12 năm 1992
Nơi sinh: Hòa An - Phụng Hiệp - Hậu Giang.
Lớp: NV12W7A1 Khóa: 38
Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ: Hòa An- Phụng Hiệp - Hậu Giang.
Điện thoại: 01664383996


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Văn học

Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Văn học

Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn
6


Kết quả xếp loại học tập: Khá
Ngày 31 tháng 12 năm 2014
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký tên và đóng dấu)

Thực hiện đề tài

A. MỞ ĐẦU


7


1. Lí do chọn đề tài
Thời gian gần đây, báo chí đưa rất nhiều trường hợp nam - nữ “sống thử”
với những kết quả mang lại hầu như không tốt. Như trường hợp của sinh viên
Trần Nguyễn Kim Hồng, quê tại Kiên Giang. Kim Hồng đã “ sống thử” với bạn
trai được một thời gian thì cô đã treo cổ tự sát trong phòng trọ vì ghen tuông,
thiếu suy nghĩ trong tình yêu. Sự ra đi của Kim Hồng là nỗi đau của cả gia đình
“Gia đình tôi có hai con gái, Hồng tốt nghiệp THPT rồi đến Cần Thơ học được
khoảng 2 năm nay. Nhà nghèo, tôi những mong con gái học có cái nghề khi ra
trường có công việc ổn định để tự lo cho bản thân, nhưng nào ngờ …”, mẹ Hồng
nói trong đau khổ và nước mắt khi cô con gái mất (Mai Anh, 2014). Theo các
chuyên gia, hiện tượng “sống thử” ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Điều này
không những tác động đến sự phát triển tâm sinh lý của chính họ trong hiện tại
lẫn tương lai, mà còn ảnh đến sự phát triển của đất nước cùng nền tảng đạo đức
của xã hội. Cho đến nay đã có nhiều thông tin trên báo chí về việc “ sống thử”
của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, nhưng những công trình nghiên
cứu về vấn đề “sống thử” thì còn hạn chế. Các đề tài nghiên cứu chỉ tập trung ở
các địa bàn đông dân cư như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số nơi
trong cả nước. Còn trong phạm vi Trường Đại Học Cần Thơ về vấn đề này, cho
đến nay chưa thấy có công trình nghiên cứu nào. Trong khi đó, theo thống kê số
liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2013 cả nước có 421 trường Đại học,
Cao đẳng với số lượng sinh viên là 2,177,299 sinh viên. Còn theo thống kê của
Trường Đại học Cần Thơ thì số lượng chiếm khoảng 35.439 sinh viên chính quy,
8


chưa tính đến sinh viên cao đẳng, vừa học vừa làm, và hệ khác, đó là một con số
không nhỏ. Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm văn hóa, giáo dục của Đồng

bằng sông Cửu Long, giữ vai trò đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên
phục vụ cho địa phương và cho cả nước. Trong thời gian qua, Trường Đại học
Cần Thơ đã thực hiện khá tốt trọng trách của mình và trong tương lai nhiệm vụ
ấy càng nặng nề hơn trong bối cảnh cả nước đang hội nhập cùng xu hướng toàn
cầu hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu quan niệm về hiện tượng “ sống thử” của sinh
viên Trường Đại học Cần Thơ trong bối cảnh xã hội hiện nay là hết sức cần thiết,
nhằm hướng đến những giải pháp hướng sinh viên tới những cách sống phù hợp,
tránh được những hệ lụy mà việc “sống thử” mang lại.
Với mong muốn giúp cho các bạn sinh viên SV TĐHCT có cách nhìn sáng
suốt, đúng đắn về cuộc sống ngõ đầu, có được một cuộc sống hạnh phúc trọn
vẹn ở tương lai. Chính vì thế mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu quan
niệm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về hiện tượng “ sống thử” này. Thiết
nghĩ, đây là việc làm thiết thực và có ý nghĩa trong hiện tại lẫn tương lai, không
những giúp các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn về hạnh phúc và hôn nhân, mà còn
góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.1 Ngoài nước
Ở Trung Quốc, việc chủ nhà trọ để các cặp “ vợ chồng” sinh viên thuê để
“sống thử” trong những ngày nghỉ và ngày lễ là dịp để họ kinh doanh phát tài.
Hiện tượng “sống thử” trong sinh viên Trung Quốc đã trở thành mốt thời
thượng. Tư tưởng của sinh viên Trung Quốc ngày nay rất cởi mở, hiện tượng
sống chung trước hôn nhân không còn là điều lạ, chỉ cần không phạm pháp, việc
bỏ tiền thuê nhà sống chung ngoài trường là có thể hiểu được và cần khoan
dung, không nên chỉ trích quá mức. Có sinh viên còn cho rằng: bây giờ là thời
đại nào mà còn truy xét, ngăn cấm người ta tự do yêu đương, tự do chọn lối sống
9


mà họ thích. Cũng có ý kiến lại cho rằng: cuộc sống sinh viên là quãng thời gian

đẹp nhất trong đời, cần phải tập trung cho việc học, không nên phung phí thời
gian cho chuyện yêu đương tình ái. Nếu sống chung với nhau, nhất định sẽ có
những vấn đề cản trở việc học, đó là một hành vi vô trách nhiệm với gia đình và
chính bản thân mình. Chính vì thế mà năm 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã
ban hành lệnh cấm sinh viên thuê nhà trọ để “ sống chung”. Với động thái này,
tuy còn gặp nhiều vấn đề tranh cãi, nhưng lại chứng tỏ một hành động cương
quyết muốn chấm dứt hiện tượng “sống thử” trong giới sinh viên của Bộ Giáo
dục Trung Quốc (Nguyễn Thị Phượng, 2011).
Giáo sư W. Bradford Wilcox, thuộc Đại học Virginia cho rằng “Tỷ lệ ly
hôn đối với các cặp vợ chồng đã trở lại mức mà chúng tôi thấy trước cuộc cách
mạng ly hôn hồi thập niên 1970. Tuy nhiên, tính bất ổn gia đình lại đang gia
tăng đối với con cái người Mỹ. Điều này có vẻ chiếm một phần vì nhiều cặp vợ
chồng có con cái sống thử, và điều này rất bất ổn ”. Viện Giá trị Hoa Kỳ kết
luận: “Việc sống thử gia tăng là mối đe dọa tiềm ẩn đối với chất lượng và tính
ổn định của đời sống con cái trong các gia đình ngày nay ” (Trầm Thiên Thu,
2011).
Một nghiên cứu cũng ở Mĩ cho biết, khi nghiên cứu về mối quan hệ gia
đình với 309 gia đình mới thành lập cho biết những đôi chung sống trước kết
hôn ít hạnh phúc hơn. Phụ nữ than phiền về chất lượng quan hệ sau khi kết hôn.
Mối quan hệ tình dục không đủ làm nền tảng cho hôn nhân bền vững suốt đời.
Một nghiên cứu bởi Dr.Joyce Brothers cho thấy, sống chung trước khi cưới ảnh
hưởng xấu đến chất lượng hôn nhân. Những hành vi gây cãi cọ, đánh đập, quát
tháo hay diễn ra, người chồng có xu hướng đẩy hết việc gia đình cho người vợ
nhiều hơn những cặp không “sống thử”. Giáo Sư Kahn Đại học Maryland đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu với 2.746 phụ nữ đã cho thấy, những cô dâu từng
“sống thử” có những bất hòa dẫn đến ly dị chiếm khoảng 60%. Tình dục là lý do
10


chính thôi thúc họ “sống thử”. Nhưng nó không phải là yếu tố hấp dẫn duy nhất

để đi đến cuộc hôn nhân bền vững. Thời gian “ sống thử” càng lâu thì sức hấp
dẫn tình dục càng giảm. Bởi vì khi đã “ sống thử” như vợ chồng thì việc quan hệ
tình dục thường xuyên là khó tránh khỏi. Đến khi họ kết hôn thì sức hấp dẫn đó
đã suy yếu nhiều, không đủ sức hòa giải những xung đột và tan vỡ xảy ra (Đỗ
Trung Hòa, 2011).

2.2 Trong nước
Năm 1977, Tổ Tâm lí học cấp 1 trong quyển “Tâm lí học”, NXB Giáo
dục cho rằng những mối quan hệ và các mặt hoạt động của con người càng
phong phú thì càng nảy sinh nhiều nhu cầu, và do đó xúc cảm càng dồi dào,
càng có nhiều ấn tượng, đời sống tình cảm con người càng phong phú, phức tạp.
Như nhu cầu ăn uống, nhu cầu được yêu thương, chăm sóc những nhu cầu đó đã
tác động rất lớn đến cuộc sống của giới trẻ nói chung và lứa tuổi dậy thì nói
riêng (Tổ Tâm lí học cấp 1, 1977). Cho đến năm 1999 thì Vũ Thị Nho, trong
“Tâm lí học phát triển”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, “ tình yêu
Nam- Nữ ở tuổi sinh viên là một vấn đề rất đặc trưng hình thành ở tuổi dậy
thì”. Ở thời kỳ này, tâm sinh lý của các em chuyển sang giai đoạn mới và các
em sẽ bị chi phối trong mọi hoạt động. Khi bước vào lứa tuổi dậy thì, tâm sinh
lý của cả nam và nữ đều có những thay đổi rất lớn. Những cảm xúc như yêu,
ghét, vui, buồn…. diễn ra một cách bất chợt, khó mà đoán trước được . Chính vì
trong lứa tuổi, giai đoạn dậy thì nên các em có nhu cầu tình cảm là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, hiện nay xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy,
chúng ta nên cẩn trọng trong vấn đề tình yêu, hôn nhân, việc tiếp thu các thông,
các đặc điểm của nền văn hóa khác nhau khi giao lưu. Do đó, mà năm 2008
NXB Thanh Niên đã cho xuất bản cuốn “Những cạm bẫy trong tình yêu namnữ cần biết” của Phan Kim Huê. Tác giả cho rằng “Trong cuộc sống tiếp xúc
hàng ngày với người nước ngoài, với các nền văn hóa khác nhau, tránh bắt
11


chước những thói hư tật xấu của người nước ngoài ”. Tác giả cũng đề cập vấn đề

yêu cuồng sống vội của giới trẻ, đua đòi một cách lệch lạc cái mà những người
trẻ gọi là “như Tây” mặc dù họ chưa biết cuộc sống ở bên phương Tây như thế
nào. Phan Kim Huê cho rằng, do giới trẻ ngày nay, yêu một cách mù quáng mà
dễ bị người khác giăng bẫy lợi dụng về thể xác và tiền bạc. Cho nên, năm 2013,
Phan Thị Mai Hương đã chỉ ra “Xu hướng đạo đức, lối sống của thanh niên
hiện nay”, đăng trên Tạp chí Tâm Lý Học, số 12 đã chỉ rõ, bất cứ một hiện
tượng xã hội nào đều cũng nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật
hiện tượng khác trong xã hội và giữa chúng có mối tác động qua lại đa chiều. Xu
hướng của thời đại từ các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, sự toàn cầu hóa và
quá trình hiện đại quá đất nước đã làm thay đổi quan niệm và cách sống của
chúng ta, đặc biệt là giới trẻ - tương lai, trụ cột của nước nhà.
Hiện nay, vấn đề “sống thử” đã trở thành vấn đề “nóng bỏng” được đông đảo
mọi người quan tâm, chú ý. Đặc biệt là các nhà văn hóa, xã hội học, bởi vấn đề
“sống thử” có những tác động rất mạnh mẽ đến văn hóa, các vấn đề xã hội của
một quốc gia. Chính vì hiện tượng “ sống thử” có những đặc điểm, những tác
động rất phức tạp và rất khác nhau đến những đặc điểm văn hóa, xã hội của mỗi
quốc gia rất khác nhau, nên dưới những góc nhìn của các nhà văn hóa, xã hội
học của mỗi nước cũng rất khác nhau. Vì vậy, năm 2005 trang báoVnexpress đã
cho đăng bài viết “Sống thử dưới góc nhìn của các nhà xã hội, văn hóa ” của
Như Trang. Bài viết cho rằng nhiều người không ủng hộ việc chung sống trước
hôn nhân, song nhiều chuyên gia nghiên cứu về gia đình, văn hóa đều cho rằng
phải chấp nhận vấn đề “sống thử” như một tất yếu của xã hội hiện đại. Và để
giảm thiểu những hậu quả do lối sống này đem lại, bạn trẻ cần được cảnh báo,
giúp đỡ. Cũng trong bài viết này, tác giả đề cập đến ý kiến của Tiến sĩ triết học,
chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu. Theo tiến sĩ,
đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới, nhưng ở phương Tây vào những năm
12


60-65 của thế kỷ trước, trong cuộc cách mạng giải phóng tình dục thì việc sống

chung trước hôn nhân là rất bình thường. Họ gặp, sống với nhau một thời gian
rồi chia tay và sống với người khác. “ Đấy không phải là sống thử mà là sống
thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm,
tình dục, chi tiêu là đều thật”. Tiếp theo là bài viết “Sống thử trước hôn nhân:
Nên hay không?” của Đỗ Trung Hoà trong đăng trên Tạp chí Hạnh phúc gia
đình, số ra vào ngày 19/8/2011 đã phân tích khá tỉ mỉ những rủi ro trước mắt và
lâu dài của các đối tượng “sống thử”. Trong bài viết này, có đề cập đến ý kiến
của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng hiện tượng sống thử mang trong
mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của
xã hội. Tiêu cực ở chỗ “sống thử” làm con người tự do phóng túng, tình cảm bị
chai sạn và đặc biệt nó tàn phá tình yêu - món quà thượng đế ban tặng. Đó là
chưa kể đến hậu quả về sức khỏe khi bạn nữ có bầu, phải sinh con hoặc nạo hút
thai...Tích cực thì như bạn trẻ đã nói là thỏa mãn nhu cầu tình dục, tiết kiệm chi
phí sinh hoạt. “Tuy nhiên, tiện ích do sống thử mang lại không thể bù đắp những
tổn thất do nó gây ra”, Tiến sĩ Thái nhấn mạnh. Với lập luận gia đình bền vững
là cốt lõi của xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cho rằng, nếu xã hội mà toàn
thanh niên chỉ thích “sống thử”, không thích xây dựng gia đình ổn định thì sẽ
“bất an vô cùng”.
Năm 2006, Tổng cục dân số- kế hoạch hóa gia đình đã nêu lên số liệu của
Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch, tỷ lệ phá thai trong nghiên cứu tập
trung đông nhất ở lứa tuổi từ 20-24 với 64,74%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có
20,5% là học sinh, sinh viên đã từng phá thai trong tổng mẫu nghiên cứu. Trong
một công bố năm 2008 của bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết có hơn 31%
trong tổng số 154 trường hợp phá thai từ 17-22 tuần tuổi là đối tượng học sinh,
sinh viên. Đến năm 2008, Trịnh Trung Hòa cho xuất bản quyển sách “ Kết hôn
nên biết”, do NXB Thanh Niên phát hành. Tác giả đã chỉ ra hàng loạt những hệ
13


lụy do việc sống chung như vợ chồng trước khi kết hôn mang lại như mang thai

ngoài ý muốn, phải vừa mang thai vừa đi học, cuộc sống gặp nhiều khó khăn về
tài chính khi trở thành những ông bố, bà mẹ trong khi còn đi học, thường xuyên
xảy ra bất hòa. Vì vậy mà năm 2011, trang báo Luật Bắc Việt đã đăng bài nghiên
cứu của Th.S Lưu Phương Thảo “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của
giới trẻ độc thân tại Tp. HCM trong mối quan hệ với gia đình trẻ ” do Sở
Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh quản lí. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, những nguyên nhân dẫn đến chung sống như vợ chồng trước hôn nhân là:
Vì tình yêu (71,7%), vì chưa có điều kiện kết hôn (41,6%), xa nhà cô đơn
(19,5%), cho đỡ tốn kém (8,4%). Ngoài ra, đó còn vì lý do đồng tiền (Kim Anh,
2011). Bên cạnh đó, vào năm 2012, nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên đã thực
hiện nghiên cứu về “Quan niệm của sinh viên về hiện tượng sống thử”. Bài
viết đã chỉ ra những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về vấn đề này của giới
trẻ. Qua cuộc khảo sát khoảng 300 SV ở Khoa Sư phạm với phiếu điều tra gồm
30 câu hỏi, kết quả cho thấy, có đến 98% SV đã nghe nói về vấn đề này, và gần
60% cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến. Kết quả báo cáo cũng cho thấy
37% SV cho rằng “sống thử” vi phạm pháp luật, phần lớn còn lại cho rằng
không vi phạm luật pháp. Về nguyên nhân, 71% SV cho rằng “ sống thử” là do
tình yêu thúc đẩy, 74% SV cho “sống thử” là do xa gia đình, 63% cho là để thỏa
mãn nhu cầu tình dục. Phần lớn SV (85,7%) khi được hỏi đều nhận định “ sống
thử” ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Việt; 96% cho rằng
sẽ gây hậu quả về sức khỏe, tâm lý, kết quả học tập, đôi khi khá nặng nề, nhất là
đối với nữ. Nối tiếp các nghiên cứu ở một số khu vực trong cả nước nghiên cứu
về vấn đề “sống thử” hiện nay. Vì vậy, vào năm 2013, An Thị Hồng Hoa đã làm
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử”
nghiên cứu trường hợp Đại học Tây Bắc. Luận văn đã chỉ ra rằng có 50,7% sinh
viên cho rằng “sống thử” là không tốt, có 40,3% là bình thường, và chỉ có 9,0%
14


họ cho rằng sống thử là tốt. Từ đó cho thấy, sinh viên đại học Tây Bắc có cái

nhìn về tình yêu nghiên về truyền thống. Kết quả cũng cho thấy nguyên nhân
dẫn đến việc “sống thử” là để tiết kiệm chi phí có tới 50,3%, 28,8% cho rằng
“sống thử” giúp cho việc ăn uống được đầy đủ hơn, còn 66% “ sống thử” là để
có thời gian ở bên nhau nhiều, “sống thử” để giúp đỡ nhau học tập chiếm 25,6%,
70,3% là để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Điều đó cho thấy, giới trẻ hiện nay đa
phần đều chiều theo những dục vọng của bản thân mà quên đi những giá trị tốt
đẹp của cuộc sống. Chính vì hiện tượng “sống thử” có nhiều vấn đề phức tạp,
khó giải quyết nên vào năm 2014, Hoa Lê đã tường thuật lại buổi giao lưu
“Sống thử nên hay không?” cuộc tranh luận giữa Giáo sư – Nhà giáo nhân dân
Nguyễn Lân Dũng và các bạn sinh viên một cách thẳng thắn về những hệ lụy mà
vấn đề “sống thử” gây ra, trong bài viết “Tranh cãi gay gắt giữa Giáo Sư Lân
Dũng và các bạn trẻ về sống thử”. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “ Sống
thử” được so sánh ngang hàng như sự nguy hiểm của việc hút thuốc lá, tai nạn
giao thông… Khi việc “sống thử” không thành có thể gây ra hậu quả vô cùng tai
hại. Do chưa trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản nên khi đã mang
thai thì tìm đến cơ sở nạo phá thai chui. Tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi thành niên lên
đến 18-20%, trong có có đến 60-70% học sinh, sinh viên ở độ tuổi 13-19 tuổi.
Đây là con số đáng báo động ở nước ta. Ông chia sẻ thêm: “ Nhiều cặp sống thử
với nhau một thời gian hạnh phúc rồi đổ vỡ, hoặc có đến được hôn nhân nhưng
hạnh phúc không được trọn vẹn. Tỷ lệ ly hôn do mâu thuẫn lối sống là 27,7%,
nguyên nhân do sống thử gây nên. Trước những con số Giáo sư Dũng đưa ra,
một bạn trẻ tranh luận: “Sống thử, các cặp hôn nhân biết được nhau. Nếu họ
cảm thấy không hợp, thì sẽ kết thúc từ trước đó. Như vậy, vô hình trung đã giảm
tỷ lệ ly hôn”. “Muốn hiểu nhau có vô vàn cách, chứ không nhất thiết phải sống
thử mới hiểu được nhau”, giáo sư Nguyễn Lân Dũng phản biện. Bạn Nguyễn
Văn Thiệu (Đại học Mỏ - Địa chất) chia sẻ: “ Việc sống thử sẽ tiết kiệm được
15


tiền thuê nhà, giảm chi phí ăn uống, không phải làm việc nhà, tìm hiểu nhau

được kỹ lưỡng hơn và có những trải nghiệm đích thực cho cuộc sống gia đình
sau này (kinh nghiệm quan hệ vợ chồng, quan hệ với gia đình và quản lý kinh
tế). Vì vậy, với em việc trải nghiệm sống thử cũng không phải là xấu ”. Đối với
nước ta hiện nay trinh tiết vẫn được coi trọng và khắt khe với “ sống thử”. Nếu
hậu quả đáng tiếc xảy ra, thì cả bạn nam và bạn nữ đều bị ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống và tương lai. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: Lựa chọn “ sống thử”
hay không là do quyết định của mỗi bạn trẻ. Xã hội, gia đình, bạn bè không ai
có quyền ngăn cấm trước quyết định đó. Có bạn trẻ cho rằng: “ Giả sử em sống
thử, và bạn gái em có bầu. Nhiều khi em muốn chịu trách nhiệm trước bạn gái
và đứa con của mình. Tuy nhiên, lại chịu sức ép, sự cản trở cho cha mẹ ”. Ở đây,
cần sự thấu hiểu và can thiệp đúng mức của gia đình khi sự việc xảy ra.“ Các
bạn đã đủ trưởng thành thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc làm của
mình. Bố mẹ chỉ có thể chia sẻ, giúp đỡ chứ không chịu trách nhiệm hộ các bạn
được”, giáo sư Lân Dũng chia sẻ. Chính vì vậy, mà mỗi bạn trẻ cần có cách nhìn
nhận đúng đắn về vấn đề “sống thử”. Không để tình cảm át đi lí trí để dẫn đến
những quyết định bồng bột nhất thời ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai . Còn
theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thì tại khoản 1 Điều 11
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực
hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn
không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không
được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với
nhau cũng phải đăng ký kết hôn” (Nguyễn Thị Phượng, 2011).
Tóm lại, những bài viết, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều
nêu lên những đặc điểm lối sống, tâm sinh lí của giới trẻ rất phức tạp và những
16


con số “báo động” về thực trạng lối “sống thử”của giới trẻ hiện nay. Có ý kiến

đồng tình cho rằng việc “sống thử” là không xấu. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến
trái chiều, phản đối và ngăn cản lối “sống thử” này của giới trẻ. Các kết quả cho
thấy những hậu quả, tổn thương rất lớn về tinh thần, tình cảm, sức khỏe cho các
cặp “sống thử”, đặc biệt là hậu quả xấu mang lại cho Nữ giới lớn hơn so với
Nam giới. Vì vậy, “Sống thử” đã và đang trở thành một vấn nạn trong và ngoài
nước, đã là vấn đề khiến các chuyên gia giáo dục, tâm lí, xã hội học quan tâm,
lo lắng và nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp cho hiện tượng này.

3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu về quan niệm “sống thử” của sinh viên Đại học Cần Thơ
- Tìm ra nguyên nhân, hệ quả của việc “ sống thử”, từ đó đề xuất những giải
pháp để kiểm soát việc “sống thử”, góp phần giúp giới trẻ bảo vệ bản thân trước
những tác động của xã hội, đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời
hiện đại.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của SV TĐHCT về hiện tượng “ sống
thử”.
- Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian nhóm nghiên cứu thực hiện từ
01/6/2014 đến 31/12/2014. Còn về không gian thì chúng tôi thực hiện trong
TĐHCT.

5. Phương pháp nghiên cứu.
- Về phương pháp phân tích thì nhóm nghiên cứu tiến hành t ìm hiểu, phân
tích tư liệu, bài viết có nội dung nói về vấn đề “ sống thử”, sức khỏe sinh sản và
hôn nhân gia đình. Qua đó để thấy được tác động của việc sống chung trước hôn
nhân đến sự phát triển và nền tảng đạo đức xã hội
- Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi: Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi
(mỗi bảng 30 câu hỏi) khảo sát và phát phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi: 350
17



bảng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng bảng câu hỏi cho phần phỏng vấn
sâu (16 câu hỏi).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu
ngẫu nhiên 70 sinh viên (35 nam, 35 nữ) TĐHCT. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ
chức thảo luận về vấn đề “sống thử” trong sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Về phương pháp thống kê, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS
16.0 để xử lí các thông tin định lượng từ quá trình điều tra, để đánh giá vấn đề.

6. Giả thuyết nghiên cứu.
Hiện nay, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ xem hiện tượng “ sống thử” là
vấn đề tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Ngày càng có xu hướng sống
“thoáng” cởi mở trong vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình. Bởi họ cho rằng
“sống thử” không có tác động gì đến truyền thống văn hóa của Việt Nam, khi mà
cuộc sống ngày càng hiện đại con người có nhiều điều tiếp cận thông tin. Bên
cạnh đó, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ còn cho rằng, do sống xa gia đình,
thỏa mãn nhu cầu tình yêu, tình dục, quyền cá nhân của mỗi người nên họ cho
rằng “sống thử” là chuyện bình thường trong xã hội ngày nay.

18


B. NỘI DUNG

19


×