Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống của dân tộc tày tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐẶNG THANH TÙNG

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ SÀN
TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TẠI
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

ĐẶNG THANH TÙNG

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÀ SÀN
TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TẠI
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ CHIẾN THẮNG

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống dân tộc Tày tại
huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới TS.KTS. LÊ CHIẾN
THẮNG, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả
trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường đại học kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Đặng Thanh Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận Văn Thạc Sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Học viên

Đặng Thanh Tùng


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Danh mục các bảng, biểu.
Danh mục các hình vẽ, đồ thị.

A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
* Mục đích của đề tài. ............................................................................................... 2
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 2
* Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 2
* Nội dung nghiên cứu. ............................................................................................. 3
Sơ đồ luận văn ........................................................................................................... 5
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA
DÂN TỘC TÀY TỈNH BẮC KẠN. ...................................................................... 6
1.1 Giới thiệu chung về dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn. ........................................... 6
1.1.1. Nguồn gốc xuất xứ ................................................................................................ 6
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 7
1.2 Đặc điểm về kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn ....16
1.2.1. Nguồn gốc hình thành......................................................................................... 16
1.2.2 Đặc điểm chung của nhà sàn dân tộc Tày........................................................... 17

1.2.3. Cấu trúc chung của nhà sàn ................................................................................ 24
1.2.4 Quá trình làm nhà sàn của người Tày ................................................................. 34
1.3. Giá trị loại hình kiến trúc nhà sàn .................................................................41
1.3.1 Các nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn ở Bắc Kạn ........................................... 41
1.3.2 Giá trị lịch sử - văn hóa ........................................................................................ 43


1.3.3 Giá trị kiến trúc – nghệ thuật – cảnh quan........................................................... 44
1.3.4 Giá trị sử dụng, khai thác du lịch ......................................................................... 49
1.3.4 Giá trị mang tính biểu tượng của nhà sàn dân tộc Tày ....................................... 50
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..............................................................50
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
KIẾN TRÚC NHÀ SÀN TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC TÀY TỈNH
BẮC KẠN. ........................................................................................................... 53
2.1. Cơ sở khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị .............................................53
2.1.1. Hiến chương quốc tế về bảo tồn ......................................................................... 53
2.1.2. Một số văn bản quy định liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị hiện
hành.56
2.2. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn và phát huy giá trị. .............................................57
2.2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 57
2.2.2. Kế hoạch và định hướng phát triển của tỉnh Bắc Kạn ....................................... 60
2.3 Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị trong và ngoài nước. ...................61
2.3.1. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị nước ngoài......................................... 61
2.3.2. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị trong nước ......................................... 66
Bảo tồn các làng cổ ở xã Đường Lâm.......................................................................... 66
CHƯƠNG III: PHƯƠNG ÁN VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ NHÀ SÀN. ........................................................................................... 70
3.1. Hiện trạng và những tồn tại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhà
sàn truyền thống dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn ........................................................70
3.1.1. Hiện trạng và sự phát triển nhà sàn dân tộc Tày ............................................... 70

3.1.2. Xu hướng biến đổi kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày ....................... 73
3.1.3. Những tích cực và hạn chế trong công tác bảo tồn hiện nay ............................. 75
3.2.

Yêu cầu, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc.....................76


3.2.1. Yêu cầu ................................................................................................................ 76
3.2.2. Nguyên tắc........................................................................................................... 77
3.3.

Phương án và giải pháp bảo tồn kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tại

huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. ....................................................................................78
3.3.1. Giải pháp về tổ chức không gian quy hoạch ...................................................... 78
3.3.2. Giải pháp về khuôn viên khu đất ngôi nhà ở...................................................... 81
3.3.3. Giải pháp về không gian chức năng nhà ở ......................................................... 82
3.3.4. Giải pháp về phương pháp thi công và vật liệu xây dựng ................................. 83
3.3.5 Giải pháp về chính sách quản lý phát triển nhà ở dân tộc Tày ........................... 85
3.4. Phát huy giá trị kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc
Kạn. ..........................................................................................................................88
3.4.1. Phát huy giá trị về văn hóa.................................................................................. 88
3.4.2. Phát huy giá trị về đời sống sinh hoạt của người dân tộc Tày ........................... 89
3.4.3. Phát huy giá trị về du lịch.................................................................................... 89
3.5. So sánh đặc điểm cấu trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày và Nùng ở
tỉnh Bắc Kạn. ...........................................................................................................90
3.6.

Thiết kế thực nghiệm..................................................................................94


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 97
Kết luận ...................................................................................................................97
Kiến nghị .................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG ................................................................................. 102


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ, bảng biểu
So sánh đặc điểm hình thức nhà sàn truyền thống dân tộc Tày và Nùng

Bảng 1.1

ở tỉnh Bắc Kạn

Sơ đồ 3.1

Mô hình bản làng truyền thống

Sơ đồ 3.2

Mô hình bản làng tái định cư mới

Sơ đồ 3.3

Mô hình một bản

Sơ đồ 3.4


Sơ đồ phân khu chức năng

Sơ đồ 3.5

Sơ đồ tổ chức không gian trong nhà sàn

Hình vẽ 1.1

Cấu tạo mái nhà sàn người Tày

Hình vẽ 1.2

Cấu trúc nhà sàn dân tộc Tày


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Bản đồ huyện Ba Bể

Hình 1.2

Hồ Ba Bể

Hình 1.3


Người phụ nữ Tày bên khung cửi dệt vải

Hình 1.4

Một chiếc vỏ chăn được dệt hoàn thiện

Hình 1.5

Nam nữ dân tộc Tày hát giao duyên

Hình 1.6

Nhà sàn cổ người Tày

Hình 1.7

Bàn thờ tổ tiên dân tộc Tày

Hình 1.8

Nhà sàn người Tày ở Bắc Kạn

Hình 1.9

Nhà sàn người Tày ở Bắc Kạn

Hình 1.10

Cấu trúc mặt bằng sinh hoạt nhà sàn Tày ở Chợ Đồn(Bắc Kạn)


Hình 1.11

Cấu trúc mặt bằng sinh hoạt loại đặt bàn thờ giữa nhà

Hình 1.12

Bàn thờ ở gian tiếp giáp bên ngoài gian giữa nhà

Hình 1.13

Bàn thờ để ở gian trong cùng

Hình 1.14

Mặt bằng sinh hoạt chia theo chiều dọc, bàn thờ sát vách

Hình 1.15

Cấu tạo mái nhà sàn người Tày

Hình 1.16

Cấu tạo mái nhà sàn người Tày

Hình 1.17

Cấu tạo mái nhà sàn người Tày



Hình 1.18

Kèo nhà sàn người Tày

Hình 1.19

Xuyên nhà sàn người Tày

Hình 1.20

Xuyên nhà sàn người Tày

Hình 1.21

Cấu tạo sàn nhà sàn người Tày

Hình 1.22

Vì kèo 3 cột

Hình 1.23

Vì kèo 3 cột biến thể thành 2 cột

Hình 1.24

Vì kèo 5 cột

Hình 1.25


Vì kèo 5 cột biến thể thành 4 cột

Hình 1.26

Vì kèo 7 cột

Hình 1.27

Vì kèo 3 cột biến thể

Hình 1.28

Vì kèo 7 cột biến thể 4 cột

Hình 1.29

Vì kèo 4 cột biến thể

Hình 1.30

Vì kèo 7 cột biến thể 6 cột

Hình 1.31

Cấu tạo thang nhà sàn người Tày

Hình 1.32

Cấu tạo thang nhà sàn người Tày


Hình 1.33

Dựng khung nhà sàn người Tày

Hình 1.34

Dựng khung nhà sàn người Tày

Hình 1..35

Nhà sàn người Tày

Hình 1.36

Trang trí nội thất nhà sàn dân tộc Tày


Hình 1.37

Nhà sàn người Tày dùng với mục đích du lịch

Hình 3.1

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 2.1

Những ngôi nhà cổ hình nấm nhìn từ trên cao

Hình 2.2


Người dân làng cổ luôn đối mặt với khó khăn trong sinh hoạt

Hình 2.3

Làng cổ Đường Lâm

Hình 3.2

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.3

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.4

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.5

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.6

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.7

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)


Hình 3.8

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)

Hình 3.9

Nhà sàn người Tày bản Noọng huyện Ba Bể (Bắc Kạn)


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Nhà ở là một phương tiện phục vụ đời sống của con người mà bất cứ
dân tộc nào, ở đâu cũng có. Nó có chức năng che nắng mưa, chống thú rừng,
bảo vệ cho nhóm người cùng huyết thống (gia đình). Nhà ở còn là một loại tài
sản đặc biệt của tập thể người cùng sống trong đó, do chính bàn tay họ làm ra
hoặc mua bán trao đổi. Tùy theo điều kiện thiên nhiên và xã hội của từng
vùng khác nhau mà nhà ở cũng có những nét đặc trưng riêng của nó. Nét
riêng biệt của mỗi ngôi nhà thể hiện những yếu tố văn hóa, thể hiện trình độ
kỹ thuật và tính thẩm mỹ của chủ nhân.
Xã Phúc Lộc Huyện Ba Bể là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất có
địa hình phức tạp và có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt ảnh hưởng lớn đến nếp
sống sinh hoạt của các tộc người và hình thành nên những loại hình kiến trúc mang
đậm tính địa phương phong phú mà nhà sàn của người Tày là một trong những loại
hình nhà ở mang đậm tính văn hóa, hình thành dựa trên phong tục tập quán và lối
sống của người dân tộc Tày, 1 trong những dân tộc thiểu số chiếm số đông ở tỉnh
Bắc Kạn, theo con số thông kê thì Bắc Kạn có khoảng 155.510 người Tày, chiếm
54% dân số của tỉnh.

Nhà sàn người dân tộc Tày mang nét văn hóa đặc trưng riêng khác với các
dân tộc khác như dân tộc Giarai, Êđê, Tày, Thái, v.v. Người Tày có truyền thống
văn hoá rất đặc sắc, đặc trưng, rõ nét và ít bị hoà lẫn với tộc người khác. Nhà sàn là
một trong những thành tố của văn hóa vật chất, là nơi thể hiện của văn hóa người
Tày, là nơi có những nét riêng truyền thống và bản sắc riêng của tộc người. Nhà sàn
của người Tày mang một giá trị truyền thống quý giá, được các thế hệ truyền lại cho
nhau, gìn giữ như một niềm tự hào.


2

Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng nhà ở của đồng bào các dân
tộc thiểu số nói chung đã dần chuyển sang các loại nhà hiện đại. Đặc biệt ở
các vùng thấp, gần thành thị thì xu hướng này càng nhanh chóng. Đối với
người Tày, tình trạng đó càng xày ra mạnh mẽ và ở mọi lúc mọi nơi do vậy đề
tài “Bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn của dân tộc Tày ở huyện Ba Bể
tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết và cấp bách, mang tính thực tiễn để góp phần bảo
tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số
nói chung và của dân tộc Tày nói riêng và tạo lập nền tảng cho việc bảo tồn,
tôn vinh các di sản vật thể của nước ta.
* Mục đích của đề tài.
- Xác định đặc điểm kiến trúc và ý nghĩa của nhà sàn sàn trong đời
sống dân tộc Tày
- Đánh giá giá trị bản sắc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày
- Đề xuất phương án bảo tồn và giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của nhà sàn đối với đời sống của dân tộc Tày.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Giá trị và bản sắc Nhà sàn dân tộc Tày
- Phạm vi nghiên cứu: xã Phúc Lộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
* Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.


3

* Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu về giá trị kiến trúc của nhà sàn truyền thống dân tộc Tày.
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, kinh tế, văn hóa, xã hội,
phong tục tập quán tác động đến hình thái, kỹ thuật, vật liệu xây dựng, đánh
giá được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị khoa học, nghiên cứu quá trình
phát triển và đánh giá thực trạng phát triển nhà sàn của dân tộc Tày tại tỉnh
Bắc Kạn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
- Định hướng phát triển và định hướng bảo tồn, phát huy và đưa ra giải
pháp định hướng áp dụng cho việc phát triển nhà sàn truyền thống dân tộc
Tày.
* Một số khái niệm.
 Khái niệm bảo tồn:
- Bảo tồn là tất cả các tiến trình chăm sóc một địa điểm nhằm giữ lại
đặc trưng di sản của địa điểm đó, nó bao gồm bảo dưỡng, bảo quản, phục chế,
tu bổ, xây dựng lại và thích ứng với điều kiện mới và thường xuyên.
- Bảo tồn di sản kiên trúc: giữ gìn các hoạt động xây dựng của con
người còn lại đến ngày nay ở dạng đơn lẻ, các quần thể kiến trúc hoặc đô thị.
 Di sản văn hóa: là sản phẩm vật chất và tinh thần do con người hoặc
thiên nhiên tạo ra trong quá khứ có giá trị về lịch sử, văn hóa hiện đang tồn
tại. Di sản văn hóa làm phong phú hơn cuộc sống. Di sản văn hóa gồm di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
 Di sản văn hóa vật thể: là dấu tích vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa

vật thể bao gồm di vật, hiện vật lịch sử, các công trình hay địa điểm có dấu
tích cũ cả địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử điển hình.


4

 Di sản văn hóa phi vật thể: là giá trị lịch sử, văn hóa thuộc lĩnh vực
sáng tạo tinh thần của thời đại trước truyền lại cho thời đại sau: ngôn ngữ,
phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, ẩm thực,…
 Di tích lịch sử văn hóa: là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương,
mỗi dân tộc, mỗi đất nước, ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền
thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của
mỗi quốc gia.
* Cấu trúc luận văn.
Luận văn có cấu trúc như sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm 3 chương
+ Chương 1: Tổng quan kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày
tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
+ Chương 2: Cơ sở khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc nhà
sàn truyền thống của dân tộc Tày tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
+ Chương 3: Phương án, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc
của nhà sàn.
- Phần kết luận


5

Sơ đồ luận văn


Giới thiệu về dân tộc Tày
Đặc điểm kiến trúc nhà sàn Tày
Tổng quan

Cấu trúc của nhà sàn
Giá trị kiến trúc
Thực trạng phát triển
Cơ sở pháp lý về việc bảo tồn

LÝ DO CHỌN
ĐỀ TÀI

Cơ sở thực tiễn về việc bảo tồn
Cơ sở khoa học

Cơ sở lý thuyết về việc bảo tồn
Bài học kinh nghiệm

Yêu cầu, nguyên tắc
Phương án và giải pháp

Định hướng bảo tồn
Giải pháp phát huy


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


97

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Nhà sàn truyền thống dân tộc Tày là tài sản vô giá mà nền văn hóa dân
tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn đã để lại cho chúng ta. Ngày nay mặc dù về hình thái cư
trú, quy hoạch bản làng không bị thay đổi nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó hình
thức kiến trúc ngôi nhà sàn, mặt bằng sinh hoạt, khuôn viên lại có sự biến đổi,
chuyển hóa sâu sắc làm mất dần nét truyền thống, bản sắc vốn có của dân tộc
Tày.
Chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động nhà sàn người dân tộc Tày đang
dần bị mai một hoặc thay thế bằng các vật liệu hiện đại như sắt thép hay xi
măng. Mặc dù có những yếu tố tích cực nhưng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập và
ảnh hưởng đến không gian sống truyền thống. Đề xuất phương thức tạo một chu
trình khép kín để người dân tự tạo nguồn vật liệu, gia công lắp dựng tại chỗ để
xây dựng nên ngôi nhà ở.
Giữ gìn và phát huy các giá trị trong kiến trúc dân gian dân tộc Tày không
chỉ là bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Tày trong nền văn hóa Việt
Nam mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Chúng ta sẽ không kết hợp giữa cái truyền thống với hiện đại một cách bất hợp lí
mà sẽ là phải thấu hiểu tường tận và sâu sắc những nguồn gốc hình thành nên
kiến trúc truyền thống ở bất cứ đâu, kiến trúc truyền thống cũng được tạo dựng
thông qua điều kiện tự nhiên, khí hậu, tập quán sinh hoạt của con người mà có
được không gian, tỷ lệ và hình thức thích hợp. Đó chính là cái hồn của kiến trúc

dân gian.
Luận văn chỉ là bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu nhà sàn truyền
thống của người dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn. Học viên hy vọng sẽ có điều kiện
khảo sát kỹ hơn, nghiên cứu sâu hơn các địa điểm cư trú của người Tày để có


98

thể góp phần vào công việc nghiên cứu kiến trúc truyền thống dân tộc Tày một
phần không thể thiếu của kho tàng kiến trúc dân gian Việt Nam.
Kiến nghị
Trong xu thế hòa nhập hiện nay, để đảm bảo và nâng cao chất lượng sống
cho đồng bào dân tộc thiểu số các cấp chính quyền nên có những chủ trương,
chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng
cao dân trí, hỗ trọ kinh phí công nghệ, chuyên môn cho người dân.
Các nhà quy hoạch, kiến trúc , nghiên cứu xã hội học cần quan tâm đến
dân tộc Tày nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung giúp đỡ họ trong công cuộc
xây dựng nhà ở nhằm cải thiện và nâng cao đời sống
Từ những định hướng phát triển vùng, chúng ta cần có những khảo sát
nghiên cứu cụ thể ở từng địa điểm để có được cách giữ gìn vầ phát huy tốt nhất
những giá trị của nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Mọi định hướng đưa ra đều
nhằm mục đích bảo đảm sự bền vững không gian sống qua quá trình biến đổi. Ở
những vùng giáp ranh, nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ những yếu tố mới, hiện đại
chúng ta cần quan tâm hơn và cấp thiết hơn. Kết quả nghiên cứu những nơi này
sẽ là cơ sở cho công tác bảo tồn ở những trung tâm lớn của người Tày.
Trên tất cả là việc tuyên truyền cho đồng bào Tày có ý thức về việc gìn
giữ và phát huy những giá trị trong kiến truc dân gian của mình. Đó sẽ là đóng
góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa của các dân tộc Việt Nam./



99

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đảng cộng sản Việt Nam – Hỏi đáp về các chính sách dân tộc của
Đảng – NXB Sự Thật – Năm 1983
2. Đàm Thị Uyên – Phong tục và tín ngưỡng tôn giáo người Tày ở Cao Bằng
- NXB. Văn hóa dân tộc Hà Nội - Năm 2012.
3. Hà Đình Thành – Văn hóa dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam - NXB. Đại học
quốc gia Hà Nội.
4. Lê Bá Thảo - Việt Nam - Lãnh thổ và Địa lý, Nhà xuất bản Thế giới – Năm
2007
5. Lý Tùng Hiếu - Các vùng văn hóa Việt Nam - NXB. Đại học quốc gia Tp.
HCM - Năm 2011.
6. Ma Ngọc Dung – Nhà sàn truyền thống của người Tày vùng Đông Bắc
Việt Nam – NXB. Thời đại - Năm 2013.
7. Nguyễn Thị Yên – Đời sống tín ngưỡng của người Tày ven biên giới Hạ
Lạng, Cao Bằng - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội - Năm 2010.
8. Nguyễn Khắc Tụng – Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam – Hội khoa
học lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc- Năm 1994.
9. Nguyễn Khắc Tụng – Nhà cửa các dân tộc trung du Bắc Bộ Việt Nam –
NXB. Khoa học Xã hội - Năm 1978
10. Phương Đình, Nguyễn Văn Siêu - Đại Việt địa dư toàn biên – Viện sử học
– Năm 1997
11. Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc- Thông tấn xã Việt Nam phát
hành- Nhà xuất bản văn hóa dân tộc Hà Nội năm 2000.
12. Kiến trúc dân gian truyền thống- Chu Quang Trứ- Nhà xuất bản mỹ thuật
1999.



100

13. Các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam- Vũ Tam Lang- Trường ĐH Kiến
trúc Hà Nội 1986.
14. Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam- Viện nghiên cứu kiến trúc- Nhà
xuất bản xây dựng 1997.
15. Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam- Nguyễn Văn Huy- nhà xuất bản
giáo dục 2001.
16. Môi trường xây dựng- Nguyễn Huy Côn- Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật 1993.
17. Góp phần tìm hiểu bản chất kiễn trúc truyền thống- Nguyễn Đức ThiềmNhà xuất bản xây dựng năm 2000.
18. Vật liệu xây dựng- Phùng Văn Lự, Phan Duy Hữu, Phan Khắc Tri- Nhà
xuất bản giáo dục 1993.
19. Sổ tay tính toán kiến trúc và kĩ thuật- Robert Brown Butler- Nhà xuất bản
xây dựng 1995.
20. Nhà ở dân gian các vùng nông thôn Việt Nam- Hội Kiến trúc sư Việt
Nam2002.
21. Các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa- Hội Dân tộc học Việt Nam-2000.
22. Bản sắc văn hóa Việt Nam- Phan Ngọc- Nhà xuất bản Văn học 2002.
23. Mô hình cấu trúc cộng đồng dân cư nông thôn trong xu thế công nghiệp
hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn-Hội Kiến trúc sư Việt nam 2003.
24. Hội thảo khoa học toàn quốc về phát triển kiến trúc nhiệt đới trong chiến
lược bảo vệ môi trường và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả-Viện Kiến trúc nhiệt đới, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội 2008.
25. Phát triển bền vững, từ quan điểm đến hành động- Hà Huy Thành,
Nguyễn Ngọc Khánh- Nhà xuất bản khoa học xã hội 2009.


101


26. Bộ Xây Dựng – Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn - Báo cáo
điều tra, khảo sát kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc miền núi phía Bắc
và Tây Nguyên, đề xuất bảo tồn và khai thác giá trị kiến trúc nhà ở truyền
thống.
27. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (5/2010), Tài liệu Đại hội đại biểu các
dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.


102

PHỤ LỤC HIỆN TRẠNG
Gia đình ông Lương Văn Pong huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn


103

Mặt đứng chính nhà sàn

Mặt đứng bên nhà sàn


104

Mặt bằng phân chia công năng nhà sàn

Gia đình ông La Quảng Phúc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn



×