Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

luận văn thạc sĩ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh kiên giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.06 KB, 115 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa, đó một hiện tượng xã hội có tính kế thừa, tính bền vững và luôn
tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, trong sự
vận động đó, văn hóa lại không để mất đi cái cốt lõi của văn hóa mà trong đó,
những giá trị văn hóa truyền thống - bản sắc dân tộc, đóng một vai trò chi phối.
Điều này khẳng định văn hóa mỗi dân tộc thể hiện hệ giá trị văn hóa của dân tộc
đó, định hướng cho sự lựa chọn trong những hành động của con người, cá nhân và
cộng đồng. Vì vậy mà trong giai đoạn ngày nay, từ những nguyên thủ quốc gia cho
đến các nhà nghiên cứu lí luận trên thế giới đều thừa nhận văn hóa, những giá trị
của văn hóa truyền thống làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thực sự là một
động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội; là yếu tố nối liền quá khứ
với hiện tại, đem lại cơ sở để chúng ta có thể nhận thức về bản thân mình và thời
đại mình.
Với Việt Nam, một đất nước được hình thành và có bề dài lịch sử hàng ngàn
năm, đã trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, xã hội. Trong điều kiện
sinh sống với tự nhiên khắc nghiệt và luôn phải chống chọi với những kẻ thù hung
mạnh, muốn tồn tại và phát triển, dân tộc ta không còn cách nào khác là phải phát
huy nội lực của mình, đoàn kết gắn bó nhau, dũng cảm cùng nhau đương đầu với
khó khăn, gian khổ. Trong những thử thách gay go của lịch sử, những giá trị
truyền thống, những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã dần được hình thành và
phát triển theo thời gian, được gìn giữ và phát huy giá trị, được truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác, nó là chuẩn giá trị chung của cộng đồng, xã hội; là bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên, những giá trị truyền thống cũng không phải là nhất thành bất
biến, mà nó cũng vận động, biến đổi theo sự vận động và biến đổi cùa dòng chảy
của lịch sử, xã hội. Khi lịch sử, xã hội bước sang trang mới thì những giá trị truyền
thống ấy lại cũng được gạn lọc, thẩm định lại và điều chỉnh cho phù hợp điều kiện
thực tế của đời sống xã hội. Qua đó, những cái gì đã được qua một lần nữa chắc


lọc, thẩm định sẽ mang tính bền vững hơn, giá trị sâu sắc hơn, và đồng thời với nó,


2
những giá trị mới được hình thành cũng góp vào, hình thành nên hệ thống giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc ngày càng phong phú hơn, đặc sắc hơn.
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có những biến động rất lớn, mà một trong
những biến động đó là xu thế toàn cầu hóa. Đây là một xu thế tất yếu, khách quan
và không một quốc gia nào đứng ngoài, không tham gia hội nhập nếu không muốn
bị tục hậu, bởi theo xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sẽ đem đến cho các nước
cơ hội tận dụng lợi thế của mình và phát triển nhanh hơn. Không đứng ngoài dòng
chảy của hội nhập quốc tế, nước ta cũng đang hội nhập và ngày càng sâu rộng với
thế giới trên tất cả các mặt để phát triển.
Nhưng vấn đề là, sự tác động bởi mặt trái toàn cầu hóa khi hội nhập quốc tế
là không hề nhỏ. Một trong những vấn đề thách thức đáng lo ngại nhất khi hội
nhập ngày càng sâu rộng là nguy cơ của sự phá vỡ những giá trị văn hóa truyền
thống vốn có từ lâu đời của dân tộc, tức là đánh mất nền tảng xã hội của dân tộc
mình; làm cho nền văn hóa dân tộc này có thể bị đồng hóa, tan chảy thành cái
bóng của văn hóa của dân tộc khác. Thế nên, ngày nay, văn hóa và những giá trị
văn hóa truyền thống được xem như là “chứng minh thư” cho mỗi quốc gia dân
tộc, mà nếu mất nó cũng đồng nghĩa với sự tiêu biến chính mình, chứ chưa nói gì
đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Chính vì vậy mà trong đường lối lãnh đạo của mình, Đảng và Nhà nước ta
đã đặt văn hóa - vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị lên vị trí chiến lược, đảm bảo
cho việc “hòa nhập chứ không hòa tan”, hội nhập để phát triển chứ không vì tăng
trưởng kinh tế bằng mọi giá. Cho nên vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống đang được đặc ra, và làm thế nào vừa phát huy giá trị tích cực, lọc bỏ
mặt hạn chế của văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế dưới sự tác
động của toàn cầu hóa là vấn đề và cần phải có một nghiên cứu thấu đáo, toàn
diện, nó vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài.

Việt Nam, đất nước chúng ta có đến 54 dân tộc anh em, được phân bố rộng
khắp chiều dài đất nước, suốt từ Bắc, Trung, Nam; đồng bằng, trung du, miền núi.
Với điều kiện địa lí của từng vùng, miền khác nhau dẫn đến hình thành văn hóa
vùng, miền với một số đặc trưng khác nhau, mà chính điều này cũng đã góp phần


3
tạo nên sự phong phú, đa dạng về nét văn hóa truyền thống, có tính bền vững nhưng
không kém giá trị về mặt giáo dục, định hướng con người, so thời đại.
Kiên Giang, là một tỉnh miền Tây Nam bộ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, là mảnh đất gần cuối trời tây của Tổ quốc. Cũng như địa phương khác, Kiên
Giang cũng có góp phần tương xứng vào sự phong phú, làm tăng thêm sự đa dạng
bản sắc văn hóa Việt với những nét đặc trưng và những cái riêng của mình. Tuy
nhiên, với lịch sử - xã hội và điều kiện thực tế của mình, Kiên Giang cũng còn
những hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa truyền
thống trong xu thế hội nhập. Chưa tận dụng và phát huy tốt mặt giá trị cũng như gạn
bỏ những mặt hạn chế của văn hóa, lịch sử truyền thống, để văn hóa thật sự là nền
tảng cho quá trình phát triển xã hội của địa phương.
Với những lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua thực tế ở tỉnh Kiên
Giang hiện nay” - là vấn đề cần thiết cả về mặc lí luận và thực tiễn, có ý nghĩa hiện
tại và lâu dài, nhất là riêng đối với Kiên Giang cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đây, khi đất nước còn chưa độc lập, vai trò của văn hóa đối với xã
hội đã được Bác Hồ đề cập đến trong Đề cương văn hóa 1943. Đến khi kinh tế đất
nước bắt đầu đổi mới và có sự tăng trưởng và hội nhập, thì đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về vấn đề văn hóa và sự phát triển, như Trần Ngọc Hiên (1994), “Văn
hóa và phát triển-từ góc nhìn Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Hoàng
Trinh (1996), “Vấn đề văn hóa và sự phát triển”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Phạm Văn Đồng (1998), “Văn hóa và đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

Đặng Hữu Toàn (1999), “Vai trò của văn hóa trong sự phát triển lâu bền theo
hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, số 2/1999. Hay vấn đề
văn hóa được viết dưới góc độ triết học như Vũ Đức Khiêu (2000), “Văn hóa với
tư cách một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc”, Tạp
chí Triết học, số 6/2000; Nguyễn Huy Hoàng (2002), “Văn hóa trong nhận thức
duy vật lịch sử của C.Mác,” NXB Văn hóa thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội.
Với các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về
văn hóa và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội và con người. Đồng thời cũng


4
đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội với
nền kinh tế mở trong giai đoạn mới.
Tiếp đó, trong thời kỳ đối mới và hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu
hóa đặc giá trị văn hóa truyền thống trước những thách thức mới. Do đó, đã có
những hội thảo, những đề tài nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này, như: Nguyễn
Trọng Chuẩn (2001): “Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức
của toàn cầu hóa”, Hà Nội 2001; Nguyễn Tài Thư: “Khả năng phát triển của giá trị
truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa”, Hà Nội, 2001; Lê Ngọc Anh:
“Sự chuyển đổi giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa”, Hà Nội,
2001; Lê Hữu Nghĩa-Lê Ngọc Tòng (2004), “Toàn cầu hóa-những vấn đề lí luận
và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các bài viết nêu trên tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hóa và những
thách thức cũng như cơ hội khi hội nhập quốc tế với việc giữ gìn tồn và phát huy
những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giữ gìn giá trị truyền thống đó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Với các công trình như: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý
đồng chủ biên (2001), “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, đã phản ánh rõ những
nét cơ bản về giá trị truyền thống được thể hiện trong mối quan hệ giữa văn hóa

truyền thống với sự phát triển, và cũng nhấn mạnh yếu tố nội sinh của văn hóa
trong hội nhập.
Và trong những năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý
như đề tài khoa học cấp Nhà nước do GS.TS Ngô Đức Thịnh làm chủ biên (2010),
“Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập”,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; GS, TS. Dương Phú Hiệp (2010), “Tác động của
toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam”, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, đã nêu khái quát những lí thuyết bàn về phát triển văn hóa và
con người trong bối cảnh toàn cầu hóa; PGS, TS. Nguyễn Chí Bền chủ biên
(2010), “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, phát họa nên bức tranh toàn cảnh về văn hóa Việt Nam và dòng
chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện đại, và đề cập đến hiện trạng và những tác động


5
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với các thành tố của nền văn hóa dân tộc;
GS, TS Dương Phú Hiệp chủ biên (2010), “Nghiên cứu văn hóa và con người Việt
Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội nêu lên những vấn đề về văn hóa
và con người Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, về quan hệ
giữa phát triển văn hóa và phát triển con người, những mô hình văn hóa trong việc
kế thừa và phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay và cách tiếp cận triết học về văn
hóa.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có nhiều công trình, bày viết khác nghiên
cứu về vấn đề này. Với các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu là xét về mặt văn
hóa nói chung, bao gồm nhiều mặc của vấn đề về văn hóa; hoặc tập trung phân
tích làm rõ những yếu tố tích cực, tiêu cực của toàn cầu hóa và xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế đối với nước ta trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội; hoặc
nêu lên sự biến đổi của giá trị truyền thống trước tác động của toàn cầu hóa. Như
vậy, do khuôn khổ hoặc mục đích riêng mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách có hệ thống về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị

văn hóa truyền thống trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế; chưa dành sự chú
trọng thỏa đáng cho sự biến động của giá trị văn hóa truyền thống nói riêng, nhất
là với đặc thù văn hóa vùng, miền - vốn có điều kiện địa lí-tự nhiên khác nhau mà
đã hình thành nên phong tục, tập quán, ý chí, tư tưởng, tình cảm,…khác nhau.
Trước tình hình trên, yêu cầu đặc ra là phải nghiên cứu sâu hơn vấn đề này,
bởi đây là vấn đề có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của dân tộc trong xu thế
hội nhập. Đặc biệt là như với một số giá trị văn hóa truyền thống cơ bản như: giá trị
truyền thống yêu nước; giá trị truyền thống nhân văn; giá trị truyền thống đoàn kết;…
là những truyền thống luôn giữ nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, và
qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, luôn cần được quan tâm, chọn lọc, bảo tồn và
phát huy hơn nữa ở giá trị tích cực.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Với quan điểm của triết học Mác-Lênin, mục đích của luận văn là góp phần
làm rõ vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối
cảnh hội nhâp quốc tế qua thực tế ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Để đạt mục đích
trên, luận văn có nhiệm vụ sau:


6
- Trên cơ sở lí luận chung, phân tích, làm rõ vai trò của bảo tồn văn hóa
truyền thống đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời khẳng định tính khách
quan của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội
nhập quốc tế theo tiến trình phát triển của mỗi dân tộc.
- Làm rõ thực trạng tình hình và một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát
huy một số giá trị văn hóa truyền thống trong điều kiện phát triển kinh tế, xây
dựng và nâng cao các mặc đời sống xã hội bởi sự tác động tính hai mặt của giá trị
văn hóa truyền thống trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế ở Kiên Giang
hiện nay.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư

tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Nhà nước về vấn đề giữ gìn và phát huy giá
trị, bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh nước ta đang hội nhập quốc tế, dưới tác
động của toàn cầu hóa và điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Đồng thời, trên cơ sở
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà lí luận trong thời gian gần đây về những
vấn đề tương đồng với vấn đề luận văn đề cập.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử (Mác-Lênin) để phân tích, lí giải làm rõ các vấn đề, trong
đó thông qua kết hợp dùng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp,
so sánh… nhằm đạt tốt nhất mục đích của đề tài đặc ra.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu giá trị của văn hóa và việc bảo tồn văn hóa truyền
thống dưới góc độ triết học, tức là nghiên cứu một cách chỉnh thể và khái quát giá
trị của văn hóa, từ đó xem xét sự tác động có tính hai mặt của văn hóa truyền
thống trong tiến trình hội nhập quốc tế, chứ không đi sâu giải quyết những vấn đề
cụ thể khác có liên quan của toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, vấn đề văn hóa là sự bao quát rộng lớn, bao trùm tất cà các lĩnh
vực của đời sống xã hội, nên trong luận văn này chỉ nghiên cứu trong phạm vi của
một số giá trị văn hóa truyền thống cơ bản là: giá trị văn hóa yêu nước; giá trị
truyền thống nhân văn; giá trị truyền thống đoàn kết trong điều kiện phát triển kinh


7
tế, xây dựng và nâng cao các mặc đời sống xã hội qua thực tế của địa phương Kiên
Giang từ đổi mới đến nay.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ và có hệ thống, toàn diện về vai trò, giá trị của
văn hóa truyền thống trong hệ giá trị văn hóa của Việt Nam qua phân tích tính tích
cực cũng như hạn chế của bối cảnh hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa; từ
đó có giải pháp định hướng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống quan thực tế ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.

7. Ý nghĩa của luận văn
Là tài liệu tham khảo mang tính toàn diện về lí luận và thực tiễn cho địa
phương Kiên Giang trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện việc bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng
kinh tế hài hòa với phát triển văn hóa – xã hội ở địa phương.
Làm đề cương bài giảng về văn hóa truyền thống, về tác động của xu thế
toàn cầu hóa trong bối hội nhập quốc tế đối với sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã
hội ở trường chính trị của địa phương, hoặc bài nói chuyên về chính trị-văn hóa
trong hệ thống ngành tuyên truyền của Đảng ở địa phương.
8. Kết cấu luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 02
chương và 06 tiết.


8

NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TOÀN
CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Các khái niệm văn hóa, truyền thống, giá trị và giá trị văn hóa
truyền thống
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa truyền thống
Hiện nay có nhiều định nghĩa cho khái niệm văn hóa truyền thống, nhưng
theo quan điểm của chúng tôi, nhận thấy rằng sẽ dễ dàng tiếp cận vấn đề hơn khi
tách rời khái niệm trên thành hai khái niệm văn hóa và truyền thống.
Khi nói đến khái niệm văn hóa, thì cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác
nhau về định nghĩa văn hóa do xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau. Ở phương Đông,
từ ngữ “văn hóa” đã xuất hiện từ rất sớm, từ thời Tây Hán (thế kỷ II trước công
nguyên) ở Trung Quốc. Lưu Hương đã viết trong bài “Chi vũ” sách Thuyết Uyển:

“thánh nhân cai trị thiên hạ, trước hết dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm khi
dùng vũ lực thì không khuất phục nổi, văn hóa không sửa đổi được, cuối cùng sẽ bị
suy kiệt” [28, tr 09]. Vậy, từ văn hóa ở đây được hiểu là một cách thức, một thiết chế
để điều hành xã hội, dùng “văn trị” tức là dùng cái hay, cái đẹp, cái tốt để giáo dục,
cảm hóa con người. Cho đến thế kỷ XX thì ở Việt Nam, trong một nghị quyết chuyên
đề của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội.
Ở phương Tây, từ ngữ “văn hóa” xuất hiện từ thời Cổ đại, bắt nguồn từ chữ
latinh Cultara, nghĩa là gieo cấy, vun trồng, về sau được vận dụng và chuyển thành
“vun trồng trí tuệ”. Như thế, cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng từ “Cultara” là chăm
nom, giáo dục con người về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đến thế kỷ
XIX thuật ngữ “văn hóa” mới được các nhà nhân học phương Tây sử dụng như một
danh từ chính chức. Đến thế kỷ XX thì khái niệm văn hóa đã thay đổi theo sự thay
đổi của lịch sử và sự vận động của xã hội. Tại hội nghị quốc tế ở Mêhicô năm 1982
do UNESCO chủ trì, người ta đã đưa ra hơn 200 định nghĩa về văn hóa, và cho đến
nay thì có tài liệu cho là có tới cả 1000 khía cạnh nói đến bản chất của văn hóa. Điều
này đủ cho văn hóa là một khái niệm có nội dung vô cùng sâu rộng, phong phú và


9
phức tạp, được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng hầu hết đều thống nhất
rằng, văn hóa ra đời trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại với tư cách một sản
phẩm của hoạt động sống, hoạt động lao động sản xuất của con người. Nghĩa là, văn
hóa không phải là cái mà con người tự nhiên có được, mà là cái con người chỉ có thể
tiếp nhận được khi phải trải qua một quá trình giáo dục (cả tự phát lẫn tự giác) lâu dài;
là toàn bộ những giá trị do con người tạo ra trong quá trình lao động của mình trên cả
hai lĩnh vực là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Và đấy là theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu dưới góc độ chính trị học.
Theo A.B. Taylor xem văn hóa như một “phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cũng như mọi khả năng và thói quen

khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu được” [dẫn theo 13, tr.142].
Còn E.X. Marcarian thì : “mỗi biểu hiện đặc thù của hoạt động người đều tương ứng
với hệ thống phương tiện siêu sinh học thực hiện hoạt động đó…khái quát hóa phương
thức hoạt động đặc thù của con người được nhận thức như là văn hóa” [dẫn theo 23,
tr.21]. Xét về góc độ lịch sử, E.Sepir khẳng định rằng văn hóa có tình kế thừa. Ông
viết: “văn hóa là tổ hợp các phương thức hoạt động và tín niệm cấu thành bộ khung của
cuộc sống chúng ta, được kế thừa theo con đường xã hội” [35, tr.294]
Theo UNESCO, văn hóa được bộc lộ ra một cách khá đầy đủ và toàn diện về
bản chất, vì theo quan niệm của tổ chức này thì văn hóa không những là yếu tố nội sinh
của sự phát triển, mà còn là mục tiêu, động lực và là hệ điều chỉnh cho sự phát triển xã
hội: Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn
ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt
động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thị hiếu
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của
mình”.
Tuy mỗi định nghĩa được nêu trên đều hàm chứa những khía cạnh quan trọng,
những đặc trưng của văn hóa, nhưng cách tiếp cận lại từ khía cạnh khác nhau, góc độ
khác nhau. Do đó, để hiểu một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, cần phải nghiên cứu cách
tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy và chủ nghĩa duy vật lịch
sử.


10
Xuất phát từ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen nhìn nhận văn hóa là sản phẩm của lịch sử, là kết
quả hoạt động cải tạo thực tiễn của nhiều thế hệ người tạo ra; trình độ phát triển văn
hóa phụ thuộc vào trình độ khám phá, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản
thân mình. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã cho rằng có thể xem xét lịch
sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử thành lịch sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy
nhiên hai mặt này không thể tách rời nhau. Chừng nào mà loài người còn tồn tại thì lịch

sử của họ và lịch sử tự nhiên quy định lẫn nhau. Do đó, văn hóa chỉ có thể gắn liền với
con người và xã hội loài người. Bản thân văn hóa chẳng có ý nghĩa gì cả nếu nó nằm
ngoài con người và xã hội loài người. Và C.Mác còn cho rằng con người là “một thực
thể song trùng” thống nhất giữa “cái tự nhiên” và “cái xã hội”, trong đó, “tự nhiên là
thân thể vô cơ của con người”. Thế giới các đồ vật do con người tạo nên từ công cụ sản
xuất, đường xá, nhà cửa, máy móc, phương tiên giao thông, đến các thiết chế và tổ
chức xã hội, nhà nước, luật pháp, ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật,….chính là thân thể vô
cơ của con người, bởi vì tất cả những đồ vật được tạo ra đó đều là sản phấm lấy từ chất
liệu của tự nhiên. Chỉ nhờ những thân thể vô cơ ấy mới hình thành nên ý thức và cảm
xúc, hình thành nên nhân cách, làm cho con người trở thành NGƯỜI thật sự. Những
cái quy định bản chất của con người-cái tạo nên sự khác biệt về chất có “tính tộc loài”
để phân biệt con người với động vật chính là ở chổ con người với tính cách là một
‘thực thể xã hội”. Vì lẽ đó, C.Mác khẳng định: “trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [31, tr.11].
Chúng ta đều thừa nhận rằng, nếu như hoạt động của loài vật là hoạt động bản
năng, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên thì hoạt động của con người là hoạt động tự
giác nhằm nắm bắt sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo ra bản thân mình với tư cách là
người, đó đồng thời cũng là sáng tạo ra “thiên nhiên thứ hai” của chính mình. “Thiên
nhiên thứ hai” ấy không gì khác hơn, đó chính là văn hóa. Cho nên nói bản chất của
con người là “nhào nặng vật chất theo quy luật cái đẹp”, và đó chính là năng lực bản
chất đặc thù đặc biệt chỉ có ở con người, gắn với hoạt động của con người. Do vậy, có
thể nói, sự thể hiện, phát huy những năng lực bản chất người, đó là văn hóa. Như vậy,
xét đến cùng, văn hóa có nguồn gốc từ lao động. Mọi hoạt động sáng tạo của con người
nhằm biến đổi xã hội bao giờ cũng bắt đầu từ lao động, mà văn hóa thường gắn liền với


11
sự sáng tạo và năng lực của con người trong đời sống xã hội. Cho nên những sản phẩm
làm ra trong quá trình lao động đó không chỉ thuần túy là và phục vụ cho nhu cầu vật
chất hàng ngày của con người, mà còn có ý nghĩa rất lớn và giá trị về mặt tinh thần.

Điều này, C.Mác đã khẳng định: “căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người chuyển
thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cấu tạo thì có
thể xét được trình độ chung của con người”. [32, tr.507]. Như vậy, theo quan niệm của
C.Mác thì văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở hình thành và phát triển con
người; trình độ phát triển chung của văn hóa phụ thuộc vào trình độ chinh phục tự
nhiên của con người.
Và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển nguyên lí của triết học
Mác, V.I. Lênin phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa và tiếp cận văn hóa
từ hình thái kinh tế xã hội. Chính Lênin đã đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình
xây dựng nền văn hóa mới, đó là xác định sự nghiệp văn hóa là một bộ phận trong
guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; văn hóa ngoài
mang tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc thì còn mang tính nhân loại. Đây cũng có
thể khẳng định là tính nhân văn cao cả của chủ nghĩa công sản vậy. Lênin còn cho rằng
nền văn hóa vô sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực và bản chất con người,
nên nó phải là sự kế thừa có phê phán các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại để
phát triển lên một tầm cao mới.
Đến Hồ Chí Minh-người học trò xuất sắc của chủ nghĩa Mác-Lênin - anh hùng
giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới thì bản chất văn hóa ở chỗ: “vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chũ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và cá phương phức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [01, tr.18-19].
Cũng cần nói thêm rằng, ở một mức độ nhất định, người ta thường dùng với
nghĩa hẹp hơn, như là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh chính trị, kinh tế. Đồng thời,
văn hóa cũng được hiểu là văn hóa-nghệ thuật xếp cạnh giáo dục, khoa học. Ở nghĩa
này, khi nói đến văn hóa, người ta thường coi văn hóa là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm
hồn con người, gắn liền với giáo dục - đào tạo con người, một cộng đồng người hướng


12

tới những giá trị, những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
mình.
Với nội dung bao hàm sâu rộng của văn hóa, và có nhiều định nghĩa khác
nhau tùy vào góc độ tiếp cận như vậy. Theo quan điểm của chúng tôi, cho rằng:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị phản ánh năng lực và bản chất người do con
người sáng tạo ra trong lao động qua suốt tiến trình phát triển lịch sử-xã hội
trên cả hai lĩnh vực sản xuất vận chất và sản xuất tinh thần.
Với cách hiểu khái niệm văn hóa như trên, chúng ta có thể xác định cấu trúc
của văn hóa ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, văn hóa gắn với sự hiểu biết của phương thức tồn tại người, là sự
thể hiện đầy đủ nhất bản chất của con người trong tất cả mọi hoạt động của con
người bao gồm hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp,…
Văn hóa cũng có mặt trong tất cả các mặt đời sống xã hội như kinh tế, chính trị,
đạo đức, lối sống, pháp luật,…và trong mọi khía cạnh, mọi sự tồn tại của đời sống
tinh thần vô cùng phng phú, đa dạng của lĩnh vực tư duy của con người. Nghĩa là
tất cả những gì có liên quan đến con người với tư cách là con người cá nhân và xã
hội, và liên quan đến mọi cách thức tồn tại của con người đều liên quan đến văn
hóa.
Thứ hai, văn hóa bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã được sáng
tạo ra trong quá trình lao động-hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội của con người.
Đó là cái “thiên nhiên thứ hai” với tư cách là sản phẩm của hoạt động “mang tính
tộc loài” của chính bản thân con người. Như vậy, có thể nói văn hóa là sự phát
triển lực lượng vật chất và tinh thần của con người, là sự thể hiện những lực lượng
đó trong trong lĩnh vực sản xuất vật chất (mà sản phẩm tạo ra được gọi là văn hóa
vật chất) và lĩnh vực sản xuất tinh thần (sản phẩm tạo ra được gọi là văn hóa tinh
thần).
Tuy nhiên cần nhận thức rằng, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương
đối, bởi lẽ cái gọi là “văn hóa vật chất” về thực chất cũng chỉ là cái sự “vật chất
hóa” các giá trị tinh thần, và bản thân các giá trị tinh thần cũng không phải bao giờ
tồn tại một cách thuần túy tinh thần mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng

tồn tại vật chất. Cùng với đó thì còn những giá trị tinh thần tồn tại tiềm tàng dưới


13
dạng “phi vật thể” nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa
trong các lịnh vực đạo đức, giao tiếp, ý thức, ứng xử, lối sống, phong tục, tập
quán…
Với cách tiếp cận ở hai khía cạnh như vậy, sẽ dễ dàng hơn trong nhận thức
về văn hóa và cấu trúc văn hóa, về nội hàm và ngoại diên của văn hóa. Nói đến nội
hàm văn hóa, một điều cần lưu ý là, từ trước và hiện nay, không ít người vẫn
thường dùng từ “văn minh” với tư cách từ đồng nghĩa với “văn hóa”. Trên thực tế,
hai khái niệm đó tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng khác nhau nội hàm. Như
viện sĩ D.Likhachov nhận xét: “đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật
thiết với nhau, song không đồng nhất…” [23, tr.25]. Cơ sở để xác định sự khác
nhau giữa hai khái niệm ấy là căn cứ vào quan điểm triết học của Mác về văn hóa.
Nếu như văn hóa gắn với toàn bộ hoạt động sống của con người, thì văn minh chủ
yếu gắn với một dạng hoạt động cơ bản là cải biến hiện thực.
Thực tế, văn hóa, trong bản chất của nó, thường hướng tới mục đích “nhân
đạo hóa” con người, hướng tới sự phát triển, giải phóng những năng lực bản chất
người nhằm phát triển, hoàn thiện con người, hướng con người đến Chân, Thiện,
Mỹ và hoàn thiện xã hội. Còn văn minh không phải bao giờ cũng đồng nhất với
văn hóa ở tính mục đích. Bởi văn minh, một khi bị hướng tới một cách tự phát
(hoặc tự giác) với mục đích phản nhân đạo thì sẽ tạo ra hiểm họa khó lường đối
với con người, kìm hãm sự phát triển con người và xã hội, như những vấn đề về
phá vỡ môi trường sinh thái, vi phạm thô bạo quy luật tự nhiên, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, chiến tranh,….
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận tính tích cực của văn minh, bởi trong sự
phát triển nối tiếp không ngừng của văn minh, con người ngày càng muốn được
học tập với nhau để gần nhau, giống nhau hơn, để hoàn thiện khả năng hiện tồn
hơn; đồng thời cũng để tương đồng nhau về mức sống và trình độ sống trong xã

hội, để phục vụ mục đích phát triển vì con người. Và đó cũng là lúc mọi thành tựu
của sự sáng tạo, về nguyên tác, đều có thể được truyền bá, phổ biến từ cộng đồng
này sang cộng đồng khác, mặc dù sự khác nhau giữa các cộng đồng có lớn đến
mấy đi nữa. Nghĩa là với văn minh, một cách nhân văn, giữa các cộng đồng, dân
tộc, người ta càng tiếp nhận đầy đủ, nhanh chóng nhiêu thì kết quả mục đích vì sự


14
phát triển con người ở cộng đồng, dân tộc ấy nhanh chóng bấy nhiêu, nguyên do
bởi văn minh thể hiện trình độ phát triển nhất định trong một giai đoạn nhất định
nào đó. Và tất nhiên, văn minh chỉ có giá trị nhất trong trong một thời gian tùy
mục đích yêu cầu của nội dung phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng người.
Song, với văn hóa thì khác.
Bởi khi nói đến văn hóa, người ta thường chú ý đến đặc trưng, bản sắc của
từng cộng đồng, cái được bảo tồn, được giữ gìn trong và thông qua các nất thang,
sự thăng trầm của lịch sử mỗi công đồng; văn hóa mang tính lịch sử lâu đời nhưng
vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững về giá trị. Điều này có nghĩa là, khác với
văn minh, văn hóa có xu hướng tiếp thu nhưng có chon lọc những cái là phù hợp
với lịch sử xã hội của cộng đồng, dân tộc và giữ lại được nét độc đáo, cái bản sắc
riêng phù hợp của cộng đồng, dân tộc mình sẽ có giá trị trường tồn. Cũng thế mà
ngày nay, các quốc gia phát triển đều có xu hướng truyền bá văn hóa mình ra thế
giới nhưng rất kỷ càng, chọn lọc khắc khe trong tiếp nhận văn hóa của quốc gia,
dân tộc khác. Bở lẽ văn hóa được nảy sinh trên cơ sở kinh tế, do cơ sở kinh tế
quyết định nhưng văn háo cũng là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa tiến bộ
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Đối với khái niệm truyền thống, khi nói tới truyền thống của một dân tộc, ta
có thể hiểu rằng đó là một hệ thống chuẩn mực giá trị riêng có của mỗi dân tộc và
không hoàn toàn giống nhau. Nhưng một giá trị nào đó khi đã được xã hội chấp
nhận thì sẽ trở thành cơ sở để hình thành nên truyền thống của chính dân tộc đó.
Nói đến truyền thống, người ta nghĩ ngay đến những thói quen được lặp đi lặp lại

nhiều lần và truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, đến nay thì vẫn còn có
nhiều định nghĩa khác nhau về khai niệm này.
Trong ngôn ngữ phương Tây, từ truyền thống bắt nguồn từ chữ La tinh
tradition, có nghĩa là “giao, chuyển giao”. Định nghĩa của Bách khoa thư Pháp,
thì: “Truyền thống theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực
hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng,
hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu
hình và tấm gương” [14, tr.10]


15
Truyền thống, Từ điển Bách khoa Xô viết định nghĩa: “đó là những yếu tố
của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong
các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được
thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục
tập quán và lối sống…Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội” [22, tr.11]
Còn theo chúng tôi nhận thấy rằng, truyền thống là những gì thuộc về tư
tưởng, tình cảm, ý chí, tập quán, phong tục, cách ứng xử, quy tắc đạo đức, luật
lệ… của một cộng đồng người được hình thành trong điều kiện lịch sử nhất
định, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đã qua sự thẩm định của
xã hội được mọi người mặc nhiên tự nguyện thừa nhận.
Như vậy, có thể nói, truyền thống của một dân tộc là phức hợp những tư
tưởng, tình cảm, lối sống, quy tắc, chuẩn mực, thói quen…của một công đồng
người đã được hình thành trong lịch sử, trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, được mọi người trong cộng đồng mặc nhiên thừa nhận bởi
tính di tồn, tính ổn định, tính đặc trưng của nó. Theo suốt tiến trình tồn tại và phát
triển của mình, từ buổi đầu sơ khai, con người đã quan hệ với thiên nhiên và xã
hội, và trong suốt quá trình đó đã tích lũy những kinh nghiệm trong sản xuất, trong
sinh hoạt hàng ngày và cả trong chiến đấu, nhằm phục vụ lại tốt hơn cho đời sống

của mình. Từ đó, những kinh nghiệm quý được giữ lại đã dần dần ăn sâu vào tư
tưởng, tâm lí của con người và vì thế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
trở thành truyền thống. Tuy nhiên, những thuộc tính này chỉ mang tính tương đối,
nghĩa là không phải bất biến. Bởi, truyền thống là một bộ phận của ý thức xã hội
nên truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũng không phải con
người tự muốn lựa chọn cho mình thế nào cũng được, mà nó được hình thành,
được quy định bởi điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội mà dân tộc đó trải qua. C.Mác
đã khẳng định rằng
cả một kiến trúc thượng tầng những cảm giác, những ảo tưởng, những lối
suy nghĩ và quan niệm sống khác nhau và độc đáo đã mọc lên trên những
hình thức khác nhau, trên các điều kiện sinh hoạt xã hội. Toàn thể giai cấp
tạo ra và hình thành nên tất cả những cái đó trên cơ sở những điều kiện


16
vật chất của mình và trên những quan hệ xã hội tương ứng. Một cá nhân,
qua truyền thống hoặc qua giáo dục mà tiếp thu được những tình cảm và
quan điểm ấy… [29, tr.179-180]
Do tồn tại xã hội luôn vận động, biến đổi nên những truyền thống được hình
thành trên nền cơ sở hạ tầng xã hội cũng không thể nhất thành bất biến. Vì nếu
truyền thống luôn biến đổi thì nó không còn được gọi là truyền thống nữa, nhưng
chính trong sự vận động biến đổi ấy, truyền thống giữ lại những yếu tố cốt lõi bên
trong nó. Nên nói truyền thống là một trong những yếu tố bền vững, khó thay đổi
nhất trong ý thức xã hội, dù tồn tại xã hội đã thay đổi.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng, chính tính ổn định và bảo thủ của truyền thống
mà trong mỗi thời kỳ, thời điểm nhất định, thì truyền thống bao giờ cũng mang
tính hai mặt, mặt giá trị và mặt phản giá trị.
Thực tế nhận thấy rằng, có những truyền thông tích cực sẽ tạo ra sức mạnh
cho dân tộc, lại có những truyến thống tiêu cực cản trở sự phát triển của dân tộc.
Đồng thời, có những truyền thống trước đây có giá trị tích cực nhưng khi điều kiện

lịch sử-xã hội thay đổi thì không còn giá trị nữa, và thậm chí là cản trở nhưng để
loại bỏ nó đi thì thật không dễ dàng. Vấn đề này, C.Mác đã viết: “truyền thống của
tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống”
[29, tr.178]. Nghĩa là cho dù thực tiễn đã có nhiều thay đổi, nhưng các thế hệ đi
sau vẫn rập khuôn, không thoát khỏi cái bóng của thế hệ cha ông đi trước, ràng
buộc bởi nếp nghĩa, cách làm của họ một cách máy móc. Đây chính là mầm mống
của sự trì trệ, bảo thủ, cản trở sự phát triển của xã hội. Nên để truyền thống của
mỗi dân tộc tồn tại và phát triển, cần giữ lại cái cốt lõi, cái nền giá trị là bản chất,
còn thì cần được đổi mới, bổ sung cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới, sự phát
triển mới của xã hội.
Ở mặt thứ nhất, mặt giá trị, đó là truyền thống có vị trí rất quan trọng trong
quá trình phát triển của mỗi dân tộc, là một điều kiện thiết yếu của quá trình duy trì
và phát triển của đời sống xã hội. Truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì
quý giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cự vận động đi lên của cộng
đồng, dân tộc, là chỗ dựa tích cực về mặt tinh thần không thể thiếu cho con đường
phát triển, đi lên của xã hội. Vì vậy mà, có thể khẳng định, giải pháp truyền thống


17
luôn là một giải pháp quan trọng hàng đầu đối với một xã hội cần có sự ổn định để
phát triển. Điều này, Giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: “với truyền thống, con người
xã hội tiếp thu được những thành tựu của người đời trước, rút ngắn lại thời gian,
không phải mò mẫm lại từ đầu. Con người sinh ra trong xã hội, không thể chọn
riêng lấy một cách thức làm ăn. Con người phải đi vào quỹ đạo của lịch sử với
những phương tiện sản xuất, những quan hệ xã hội, những cách thức ăn, ở, đối xử,
suy nghĩa, hành động…đã có sẵn và được truyền lại từ thế hệ trước” [11, tr.36].
Mặc khác, truyền thống cũng là nơi dung dưỡng, “bảo trợ”, làm sống lại
những mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi lịch sử-xã hội đã thay đổi, điều này kìm
hãm sự phát triển của xã hội. Đây là mặt phi giá trị của truyền thống.
Vì thế, khi nói đến truyền thống, cần phân biệt truyền thống tôt đẹp, có giá

trị với những truyền thống lạc hậu, lỗi thời cần loại bỏ, từ đó mới có định hướng
chính xác và bảo tồn, phát huy những truyền thống giá trị, là bản sắc riêng của văn
hóa dân tộc. Vần đề này cần phải có sự nhìn nhận một cách nghiêm túc, bởi sự
sống còn của một truyền thống (tốt đẹp hay không tốt đẹp) là dựa vào yếu tố con
người-những người lựa chọn truyền thống đó, ở từng thời kỳ. Cho nên việc chấp
nhận (bảo tồn) hay phủ nhận một truyền thống không phải là một hành vi mù
quáng hoặc vô tâm, mà là sự lựa chọn có chủ đích của con người. Thực tế, có thể
khắng định rằng, không phải tự truyền thống buộc con người phải lựa chọn nó, mà
chính là giá trị của truyền thống tạo nên sự chọn lấy và bảo tồn của con người. Nên
truyền thống phải được lựa chọn bằng đạo đức của con người giữa sự được và mất.
Như vậy, theo chúng tôi, văn hóa truyền thống là những gì thuộc đời sống
xã hội được hình thành trong điều kiện lịch sử cụ thể, được lưu giữ và truyền
lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, bao gồm vật chất lẫn tinh thần được thẩm
định qua thời gian và được mọi người mặc nhiên thừa nhận ở tính quy chuẩn,
có giá trị mang tính định hướng, giáo dục thẩm mỹ phù hợp sự phát triển của
xã hội
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, giữa truyền thống và truyền thống văn
hóa có mối quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Truyền thống mang trong
nó tính hai mặt. Một mặt, truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá,
là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc, ở góc độ này


18
truyền thống mang những giá trị tích cực, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc
trên con đường đi đến tương lai. Mặt khác, truyền thống còn là nơi dung dưỡng
duy trì, làm sống lại mặt bảo thủ lạc hậu khi điều kiện và hoàn cảnh đã thay đổi.
Mặt này góp phần kìm hãm, níu kéo làm chậm trễ sự phát triển của một quốc gia
dân tộc. Như vậy, văn hóa truyền thống là một bộ phận của truyền thống, là mặt
tích cực, mặt giá trị của truyền thống.
Vì vậy, khi nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những truyền thống đã

được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời, khi xem xét đánh giá truyền
thống và các giá trị văn hóa truyền thống cần phải có quan điểm biện chứng, quan
điểm lịch sử cụ thể nghĩa là phải đặt chúng trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch
sử nhất định của cả quá khứ và hiện tại.
1.1.2. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa truyền thống
Như trên, thì định nghĩa cho khái niệm văn hóa truyền thống đã được nêu
khá rõ. Tuy nhiên, những cái gì được cho là có giá trị trong lĩnh vực văn hóa
truyền thống? Trước tiên, hãy xem thế nào là giá trị.
Khái niệm giá trị xuất hiện từ rất sớm, bắt đấu từ thời kỳ cổ đại, trong triết
học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp,…khi bàn đến cái cao cả, cái chân, cái thiện, cái
mỹ, cái ích trong cuộc sống. Nhưng mãi đến từ nữa sau thế kỷ XIX thì giá trị mới
trở thành một khái niệm trung tâm của giá trị học với tính cách là một khoa học,
(theory of values – tức học thuyết về giá trị).
Giống như tính đa nghĩa của từ Văn hóa, và từ trước đến nay cũng có không
ít định nghĩa về giá trị. Giá trị, khái niệm này có rất nhiều cách tiếp cận, từ góc độ
kinh tế, chính trị, nhận thức, đạo đức, mỹ học,….mỗi góc độ có quan niệm khác
nhau, hay là chưa có sự đồng nhất về mặt ngôn từ.
Nhìn từ góc độ giá trị học, thì giá trị đó là những cái được con người sáng
tạo và sử dụng trong hoạt động của mình.
Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị học, giá trị là giá trị của hàng hóa, là
một trong hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa, lá lượng lao động xã hội kết tinh
trong hàng hóa. Những hàng hóa nào có lượng hao phí lao động xã hội lớn kết tinh
càng lớn thì giá trị của nó càng lớn, và ngược lại. Giá trị được biểu hiện thông qua


19
giá cả khi hàng hóa được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Khi việc trao
đổi được tiến hành ngang giá, hàng hóa nào có giá cả càng cao thì tất nhiên giá trị
của nó càng lớn và ngược lại. Như vậy, trong kinh tế chính trị học, giá trị là giá trị

vật chất, nó chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.
Nhìn từ góc độ nhận thức, tức là chỉ xét trong lĩnh vực nhận thức của con
người, thì giá trị chính là những kết quả thu được thông qua quá trình nhận thức,
phản ánh một cách khách quan, chân thực thế giới tự nhiên và xã hội, được biểu
hiện qua khái niệm, phạm trù, quy luật,…có ý nghĩa tích cực trong việc chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn,
tốt hơn. Nghĩa là nó hướng con người đến cái “Chân”.
Dưới góc độ đạo đức học, giá trị được nhìn nhận trong phạm vi đời sống
đạo đức của con người. Giá trị đọa đức chính là hành vi, thái độ ứng xử được con
người lựa chọn, được đánh giá là có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được
dư luận đồng tình và vì phù hợp với chuẩn đạo đức chung của xã hội trong từng
thời kỳ nhất định, chủ ý là hướng con người vào cái “Thiện”.
Nhìn từ góc độ mỹ học, giá trị ở đây được xem xét trong phạm vi đời sống
thẩm mỹ cùng các quan hệ thẩm mỹ của con người. Giá trị thẩm mỹ đó là những
chuẩn mực thẩm mỹ được nhận thức thông qua các khách thể thẩm mỹ, như cái
đẹp, cái cao cả, cái có ích, cái hài, cái bi,…trong cuộc sống và nghệ thuật, phù hợp
với nhu cầu lành mạnh, thị hiếu thẩm mỹ tích cực, giúp con người đạt được cảm
giác vui sướng, thăng hoa trong sáng tạo, thưởng thức, đánh giá, cảm nhận thẩm
mỹ. Trong đó, cái đẹp chân chính, phù hợp thuần phong mỹ tục xã hội được xem
là giá trị cơ bản, nghĩa là giá trị thầm mỹ là hướng con người đến cái “Mỹ”.
Còn tiếp cận từ góc độ triết học – là cách tiếp cận khái quát nhất nhưng cũng
tối ưu nhất cho xác định nội dung của định nghĩa giá trị. Tuy nhiên cũng có nhiều
quan niệm khác nhau.
Chủ nghĩa quy tâm tiên nghiệm cho rằng giá trị là sự tồn tại của bản chất
tiên nghiệm, những chuẩn mực, lý tưởng tồn tại bên ngoài sự vật, không phục
thuộc vào nhu cầu, ham muốn của con người. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại phủ
nhận yếu tố khách quan của giá trị, coi giá trị là hiện tượng của ý thức, là biểu hiện


20

thái độ chủ quan của con người đối với khách thể mà người đó đang đanh giá. Giá
trị chỉ mang nghĩa mà con người gán ghép, áp đặt vào sự vật mà thôi.
Còn theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, giá trị được thừa nhận có mang bản chất xã
hội, tính lịch sử, tính nhận thức được và tính thực tiễn của giá trị. Xem giá trị là
những hiện tượng xã hội đặc thù và mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng
tạo của quần chúng. Như Giáo sư Vũ Khiêu, thì
dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta quan niệm giá trị là
những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên của lịch sử xã
hội, phục vụ cho lợi ích là hạnh phúc của con người. Giá trị xuất hiện từ
mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng, nghĩa là từ thực tiễn và
chiến đấu của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự đánh
giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm
qua thực tiễn [10, tr.10]
Như vậy, giá trị được xác định từ hai phía, khách thể (bản thân sự vật, với
những phẩm chất khách quan của nó) và chủ thể (sự đánh giá của con người đối
với khách thể đó). Ở đó, về mặc khách thể, giá trị mang tính khách quan, bởi vì
chính những khách thể mang trong mình chúng những thuộc tính có khả năng thỏa
mãn những nhu cầu đa dạng của con người, mang lại lợi ích nhiều mặt cho con
người được chính con người cảm nhân và đánh giá. Còn về mặt chủ thể, đó là sự
đánh giá và giá trị phải được xác định ở những gì khách thể có thể thỏa mãng nhu
cầu tích cực, đem lại sự phát triển, sự tiến bộ, sự tốt đẹo cho con người và xã hội,
hướng con người đến cái “Chân, Thiện, Mỹ”.
Với cách tiếp cận này, thì sự đánh giá của con người luôn mang tính lịch sử
cụ thể. Bởi mỗi thời đại, mỗi cộng đồng xã hội, mỗi dân tộc có những quan niệm
khác nhau về giá trị và cũng có chuẩn mực giá trị khác nhau. Và chính vì vậy,
thang bậc giá trị trong xã hội nói chung cũng vận động, biến đổi. Điều này cũng
phù hợp với lịch sử loài người – là lịch sử của quá trình tìm kiếm, nhận thức không
ngừng các chân giá trị, là lịch sử của quá trình tích lũy, chọn lọc, kế thừa, phát huy
và không ngừng tìm ra những giá trị mới ngày càng phù hợp hơn với sự tiến bộ
của con người và cho sự tiến bộ của xã hội.



21
Với không ít cách tiếp cận như trên, khái niệm giá trị cũng có nhiều định
nghĩa. Ở đây, chúng ta xem qua một vài định nghĩa để rút ra định nghĩa riêng cho
khái niệm này.
Theo Từ điển Bách khoa triết học của Liên Xô, giá trị được hiểu là: “khái
niệm triết học và xã hội học dùng để chỉ, thứ nhất, tầm quan trọng có tính khẳng
định hay phủ định một khách thể nào đó, khác với đặc tính tồn tại và chất lượng
của khách thể này (…), thứ hai, khía cạnh chuẩn mực, mệnh lệnh-đánh giá của các
hiện tượng ý thức xã hội” [25, tr.7]
Theo tác giả Hồ Sỹ Quý,
giá trị là thuật ngữ…dùng để chỉ ý nghĩa văn hóa và xã hội của các hiện
tượng. Về thực chất, toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các
quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên có liên quan, có
thể được thể hiện là các “giá trị khách quan” với tính cách là khách thể
của quan hệ giá trị, nghĩa là, được đánh giá trong khuôn thước của thiện
và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, được phép và cấm kỵ, chính nghĩa
và phi nghĩa,…[22, tr.42]
Từ điển Bách khoa toàn thư Xôviết,
giá trị là sự khẳng định hay phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế
giới chung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm hoặc toàn bộ xã hội
nói chung. Giá trị được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính
tự nhiên, mà là bởi tính cuốn hút (lôi cuốn) của các thuộc tính ấy vào
phạm vi hoạt động sống của con người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu,
các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực và phương thức đánh giá ý nghĩa
nói trên được biểu hiện trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, trong
lý tưởng, tâm thế và mục đích [dẫn theo 27, tr.51-52]
Như vậy, có thể nhận rằng, một hiện tượng nào đó chỉ có giá trị đối với chủ
thể khi nó có tác dụng tích cực đối với chủ thể; nó thỏa mãng được nhu cầu nhất

định của con người. Và bất cứ một sự vật nào cũng là vật mang giá trị, miễn là sự
vật ấy được các thành viên trong xã hội thừa nhận, có vị trí như là nhu cầu thực sự
và lành mạnh. Chính ý nghĩa tích cực này là động cơ kích thích chủ thể hành động.
Theo Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn: “nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt


22
tích cực, mặt chính diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái
đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người nổ
lực hành động và nổ lực vươn tới” [02, tr.16]
Chính vì thế, vì có sự định chế của các nhu cầu và lợi ích của con người như
thế mà giá trị mang tính khách quan, nghĩa là sự tồn tại hay mất đi của một giá trị
nào đó không phụ thuộc vào chủ thể mà phục thuộc vào sự tồn tại hay mất đi của
một nhu cầu nào đó. Điều này là do thực tiễn quy định, bỡi thực tiễn vừa là nơi tạo
ra các giá trị, vừa là nơi mà ở đó các giá trị hình thành và nảy sinh, nên có thể
khẳng định thực tiễn vừa là tiêu chuẩn của chân lý về bản chất của khách thể, vừa
là tiêu chuẩn của chân lý về giá trị của khách thể. Thực tiễn luôn là nơi kiểm
nghiệm tính đúng đắn của lý thuyết và mọi giá trị.
Tuy nhiên, mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng, giá trị còn mang tính chủ
quan. Bởi giá trị là phạm trù mang bản chất người, chỉ có trong xã hội loài người,
sự vật mới có giá trị. Ví dụ, một phong cảnh, một bức tranh, một hành vi được gọi
đẹp hay không phải qua đánh giá mới biết thật sự nó có đẹp hay không, có giá trị
hay không. Vậy thì sự đánh giá đó còn phụ thuộc tính chủ quan – thái độ nhìn
nhận, đánh giá và sự lựa chọn giá trị xã hội của chủ thể-con người. Do đó, giá trị
không những bị chế ước bởi tính chất của khách thể mà còn bị chế ước bởi nhu cầu
của chủ thể. Điều này lí giải vì sao, ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau, quan niệm
của con người về giá trị có sự khác nhau, và nagy trong một thời đại, ở mỗi tập
đoàn người, mỗi giai cấp khác nhau thì quan niệm về giá trị cũng có khác nhau.
Cái được cho là có giá trị ở thời đại này, giai cấp này nhưng rất có thể lại không có
giá trị với thời đại khác, giác cấp khác.

Hình thức biểu hiện giá trị cũng vô cùng phong phú, đa dạng phụ thuộc vào
tính đa dạng trong nhu cầu của con người. Cóa giá trị vật chất, có giá trị tinh thần;
có giá trị chung cho toàn nhân loại, có giá trị riêng của mỗi dân tộc, công đồng hay
cá nhân; có những giá trị lâu bền được giữ gìn, kế thừa qua nhiều thế hệ và ngày
càng được phát huy, có những giá trị tồn tại trong thời điểm rồi mờ dần và mất đi
do hoàn cảnh lịch sử biến đổi, thay thế vào đó là một giá trị mới phù hợp hơn. Cho
nên nói “cái này có giá trị” không có nghĩa là nó bất biến, luôn tồn tại vĩnh viễn
theo thời gian mà nó cũng là theo quy luật vận động phát triển của lịch sử-xã hội.


23
Như vậy, quá trnh nghiên cứu, tiếp cận vấn đề qua nhiều góc độ khác nhau
về khái niệm giá trị. Theo quan điểm của chúng tôi, cho rằng giá trị là khái niệm
dùng để chỉ cái làm cơ sở, tiêu chí để con người (cá nhân, cộng đồng, dân tộc)
dựa vào đó xem xét bản thể vật chất (hay tinh thần) mang tính tích cực có khả
năng thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người một cách lành mạnh,
thúc đẩy con người vươn tới cái hữu ích.
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa
truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất
cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản
sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế
hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. Nhà triết học cổ
điển Đức, E. Kant nói: “vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có
một số vật không lấy gì làm thay thế được thì có một giá trị” [28, tr.115]. Ví dụ,
chiếc nhẫn kim cương có một giá, chiếc xe ôtô có một giá, còn tình bạn, lòng yêu
nước, tín ngưỡng,…là những cái vô giá, tức có nghĩa là những giá trị xã hội, giá trị
văn hóa. Vậy thế nào là giá trị văn hóa truyền thống? Để dễ tiếp cận hơn, chúng ta
hãy xem qua thế nào là giá trị truyền thống, (bởi như trên chúng tôi đã trình bày,
văn hóa và văn hóa truyền thống là hai khái niệm tương đồng nhưng không đồng
nhất).

Theo giáo sư Trần Văn Giàu,
truyền thống thì có cái tốt cái xấu; nhưng khi chúng ta nói “giá trị truyền
thống” thì ở đây chỉ có cái tốt mà thôi, bởi vì chỉ có những cái gì tốt đều
được gọi là giá trị; thậm chí, không phải mỗi cái gì tốt đều được gọi là giá
trị, mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cục
cho đạo đức, luân lí, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hướng dẫn
sự hành động, thì mới được mang danh là giá trị truyền thống [10, tr.50]
Như vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là chúng ta chỉ nói đến những
truyền thống nào đã được sự thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chon
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với xã hội trong
những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Thế, cũng có nghĩa là không thể hoàn
toàn đồng nhất giữa truyền thống hoặc giá trị với giá trị truyền thống. Bởi, giá trị


24
truyền thống, trước hết, đó là những truyền thống, nhưng điều phải chú ý là không
phải truyền thống nào cũng có giá trị hoặc luôn mang giá trị với thời gian và đều là
giá trị truyền thống. Khi một giá trị đã trở thành giá trị truyền thống, nghĩa là nói
đến giá trị đó ở khía cạnh có ý nghĩa lâu dài, mang tính bền vững. Từ đó, khi nói
đến giá trị truyền thống, là nói đến những truyền thống có giá trị và lâu dài, vững
bền đã qua sự thẩm định của thực tiễn, và mặc nhiên như là “cái chuẩn” liên kết
của cộng đồng, dân tộc; nối tiếp nhau, từ thế hệ này truyền sang thế hệ khác, là
tinh hoa, là bản sắc văn hóa dân tộc.
Do đó, có thể khẳng định rằng, giá trị truyền thống dân tộc là sự kết tinh
toàn bộ tinh hoa được chắc lọc, cô đúc nên từ những di sản truyền thống trong suốt
quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Chính vì vậy mà không thể
tách rời giá trị truyền thống với văn hóa dân tộc. Giá trị truyền thống là một bộ
phận của văn hóa, là cái cốt lõi làm nên sức mạnh nội sinh của một nền văn hóa; là
do các thế hệ nối tiếp nhau hung đúc nên dần theo suốt dòng chảy lịch sử của mỗi
dân tộc.

Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận các dân tộc cũng không thể lựa chọn cho mình
những giá trị truyền thống theo ý muốn chủ quan của con người, mà những gái trị
truyền thống được hình thành dực trên cơ sở những điều kiện kinh tế, lịch sử, xã
hội của chính mỗi dân tộc trong suốt quá trình phát triển đó. C.Mác: “con người
làm ra lịch sử của chính mình, nhưng không phải làm theo ý muốn tùy tiện của
mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực
tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại” [29, tr.145]. Nghĩa là con
người cũng có quyền lựa chọn cho mình những giá trị truyền thống, nhưng đó là
những cái có giá trị, phù hợp ở hiện tại, có tính ổn định và bền vững, trên cái nền
của quá khứ-lịch sử để lại. Cho nên nói, giá trị truyền thống “có giá trị” chính là ở
tính khách quan trong quá trình hình thành, tồn tại; được lưu giữ, truyền lại mãi do
đã trải qua sự thẩm định gắt gao của thời gian cũng như điều kiện thay đổi của
thời đại.
Mặc khác, giá trị truyền thống còn có một giá trị ở khía cạnh là “tập hợp sức
mạnh” của dân tộc trong mỗi thời đại cho từng thời đại. Trong giá trị truyền thống
dân tộc thì người xưa và người nay đều cơ bản đồng tình, người sau nối chí người


25
trước, phát huy lên, làm giàu mãi. Ở đây, theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “giá trị
truyền thống là một sức mạnh vĩ đại không thể xem thường. Huy động các giá trị
truyền thống để làm cách mạng và kháng chiến hiện đại, là huy động sức mạnh của
mấy mươi thế kỷ tổ tiên ông cha cổ vũ và trợ chiến cho con cháu hoàn thành sự
nghiệp dân tộc” [10, tr.52]. Sở dĩ được như thế-và đấy cũng là cái tạo nên một chất
keo kết dính, huy động được sức mạnh dân tộc-chính là ở chỗ giá trị truyền thống
được hình thành trên cơ sở có cái lõi bất biến đồng thời có phần biến động để có
thể bổ sung, đổi mới cho ngày càng phong phú và phù hợp với đặc trưng, tính chất
thời đại.
Như vậy, từ cách tiếp cận hai mặt như thế, chúng tôi nhận thấy rằng có thể
định nghĩa giá trị văn hóa truyền thống, là tất cả những gì thuộc đời sống vật

chất, tinh thần mang tính tích cực được hình thành trong điều kiện lịch sử cụ
thể và tồn tại qua sự thẫm định của thời gian, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Có giá trị giáo dục, có ý nghĩa định hướng con người trong ứng xử
và hành động nhằm đảm bảo cho yêu cầu thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người mang tính lành mạnh; có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của dân tộc và
là cơ sở nền tảng cho bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi thời
đại.
Chính vì thế mà giá trị văn hóa truyền thống có vị trí vô cùng quan trọng sự
tồn tại và phát triển của một dân tộc, cho nên để tồn tại và phát triển, càng ngày,
mọi dân tộc càng nhận thức được rằng giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc
là tài sản vô giá của chính dân tộc ấy. Cho nên bảo tồn, khai thác và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hiệu quả, phù hợp từng thời kỳ chính là
khai thác giá trị vật chất, tinh thần của lịch sử - xã hội nhằm phát triển xã hội từng
giai đoạn một cách hài hòa, bền vững là một lực chọn hết sức đúng đán và phù hợp
mọi thời đại. Bởi thế, nên cần nhân thức được rằng, khi lịch sử có những biến động
lớn thì mỗi dân tộc không vì thế mà phủ định sạch trơn những giá trị văn hóa
truyền thống đã có từ ngàn xưa hoặc vồ vập văn hóa ngoại, mà cần phải biết chắc
lọc, kế thừa những giá trị của văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình, đồng
thời bổ sung, phát triển làm cho nó trở thành động lực cho tiến trình đi lên của đất
nước.


×