Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.68 KB, 16 trang )

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017- 2018
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần:
- Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 3 điểm
- Phần 2: Nghị luận văn học: 7 điểm
B. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Về kĩ năng trả lời câu hỏi:
a. Xác định nội dung chính và phong cách ngôn ngữ, dạng biểu đạt của văn bản
(kiểu văn bản, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận…); hiểu ý nghĩa của văn
bản, tên văn bản.
* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó các từ ngữ
nào được lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì? Xác định được nội dung rồi
thì đặt tên cho văn bản.
b. Gọi tên các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng.
* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này, các em cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ
vựng như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
thậm xưng,… và các biện pháp tu từ cú pháp như lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu
hỏi tu từ, đảo ngữ, đối,…
c. Từ một vấn đề của văn bản, viết một đoạn văn liên hệ
* Lưu ý: Đối với dạng câu hỏi này các em cần rèn luyện lĩ năng viết một đoạn văn có
hình thức và nội dung theo đúng yêu cầu của người ra đề
Gợi ý tham khảo:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan
thì nghĩ đến cây cối sẽ được xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng
ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích
cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm, nhưng chung cuộc sẽ chiến
thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt,
phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa
chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức


giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn
được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập
có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất
mát.
1


Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực,
“nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc
quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình,
học tập và làm việc hết mình, dù ngày mai trời có sập.”
(Trích Tư duy tích cực – Tony Buổi sáng, Cuốn Trên đường băng, Nxb Trẻ, trg 37)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ tương phản được sử dụng trong đoạn
trích? (1 điểm)
Câu 3. Viết gọn 5- 7 dòng nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: (1 điểm)
“Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực,
nguy (problem) sẽ được họ biến thành cơ (opportunity)”
* Đáp án:
Câu 1: PCNN chính luận.
Câu 2:
Từ ngữ biểu hiện: Người tiêu cực – người tích cực.
Tác dụng:
+ nhấn mạnh hiệu quả của thái độ sống tích cực:nhìn nhận lạc quan, luôn tiến về phía
trước.
+ Biết lựa chọn lối sống tích cực.
Câu 3:
- Giải thích:
Nguy –là biến cố, bất trắc, nguy cơ; Cơ – cơ hội, là trãi nghiệm tốt, là bài học quý báu.
- Bình luận:

+ Thái độ của người tích cực trước nguy – biến cố: bình tĩnh vượt qua, tin tưởng vào
năng lực bản thân; nhìn thấy trong “nguy” – là bài học tốt, là cơ hội mới qua việc phân
tích từ rủi ro; ý thức học hỏi từ tất cả các biến cố đã có...
+ Tư duy tích cực tạo nên quan điểm sống và nhìn nhận tích cực.
+ Phê phán những người chỉ biết than vãn, chỉ trích những không bắt tay hành động để
thay đổi.
PHẦN II: LÀM VĂN
1/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh cần ôn lại:
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích, đánh giá một nhận
định hay một vấn đề của tác phẩm văn học.
- Nắm kỹ năng xử lis đề, không đơn thuần là thuộc lòng nội dung văn bản.
- Biết cách kết hợp các thao tác lập luận.

2


Gợi ý tham khảo:
Cảm nhận vào tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ trong đoạn 1 tác phẩm “Bình Ngô đại
cáo” của Nguyễn Trãi.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những tác phẩm
dưới đây:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trƣơng Hán Siêu
1.Nội dung:
- Bài phú thể hiện lòng yêu nước ,niềm tự hào dân tộc: tự hào về truyền thống yêu nước
(qua việc ngợi ca các chiến công trên sông Bạch Đằng); tự hào về truyền thống đạo lí
nhân nghĩa (qua việc ngợi ca đức lớn của nhân tài, của vua Trần và cũng là đức lớn của
dân tộc)
2.Nghệ thuật:
- Lời văn biền ngẫu.

- Hình tượng nghệ thuật: Nhân vật khách và các bô lão.
- Ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm.
3.Phân tích hình tượng khách:
- Khách là sự phân thân của chính tác giả.
- Là một con người có tâm hồn phóng khoáng: Khách dạo chơi không chỉ để ngắm cảnh
mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước.
- Trước cảnh đó, với tâm hồn phong phú nhạy cảm, tác giả vừa vui, tự hào vừa buồn
đau, nuối tiếc.
+Vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng, tự hào trước dòng sông đã từng ghi bao
chiến tích.
+Buồn đau, nối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, dòng
thời gian làm mờ bao dấu vết.
4.Các bô lão.
- Là hình ảnh tập thể, có thể là những người dân địa phương, có thể là tác giả hư cấu.
- Các bô lão kể với khách các chiến tích trên sông Bạch Đằng. Kể với giọng đầy tự hào,
nhiệt huyết.
- Sau lời kể là lời suy ngẫm, bình luận về chiến thắng của quân ta.
5.Lời ca của khách và chủ: ca ngợi chiến công lịch sử của dòng sông Bạch Đằng, chủ
khẳng định chân lí “bất nghĩa thì tiêu vong”, khách ca ngợi sự anh minh của “hai vị
thánh quân”.

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ.

3


Nguyễn Trãi.
I.Tác giả:
1.Những nét chính về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi. (hs xem lại bài giảng).Cần
nhấn mạnh Nguyễn Trãi : Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài , hiếm có,

danh nhân văn hóa thế giới.
Một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong chế độ PK Việt Nam.
2.Sự nghiệp văn học:
- Các tác phẩm chính (sgk)
- Giá trị:
+Nội dung:Lí tưởng độc lập dân tộc và lí tưởng nhân nghĩa;vẻ đẹp tâm hồn người anh
hùng vĩ đại và con người bình dân.
+Nghệ thuật:kết tinh và mở đường cho sự phát triển văn học.
II.Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh ra đời:Sau chiến thắng giặc Minh (1427)Nguyễn Trãi thay Lê Lợi tổng kết
toàn diện cuộc kháng chiến và tuyên bố nền độc lập dân tộc thế kỉ XV.
2.Nội dung:
a.Luận đề chính nghĩa:
- Tư tưởng nhân nghĩa.Trừ tham tàn ,bạo ngược,chống xâm lược,bảo vệ cuộc sống bình
yên của nhân dân.
- Khẳng định chủ quyền dân tộc:có phong tục tập quán,có nền văn hóa lâu đời.
b.Bản cáo trạng đanh thép tội ác giặc Minh.
- Vạch trần âm mưu xâm lược.
- Tố cáo mạnh mẽ những tội ác diệt chủng,chủ trương cai trị thâm độc.Tội ác của giặc
“trúc Lam Sơn không ghi hết tội/Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” Lời văn khi uất
hận trào sôi,khi cảm thương tha thiết.
c. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh.
-Hình tượng người anh hùng Lê Lợi trong buổi đầu dựng nghiệp:Nghĩa quân gặp nhiều
khó khăn (thiếu nhân tài,thiếu quân,thiếu lương)nhưng với ý chí quyết tâm của toàn dân
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua khó khăn ,gian khổ và chiến thắng kẻ thù.
- Quá trình phản công thắng lợi :chiến thắng của ta và thất bại thảm hại,nhục nhã của
địch.
d.Lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
3.Nghệ thuật:
-Là áng văn chính luận chặt chẽ, đanh thép . Lời tuyên cáo đạt đến trình độ mẫu mực.

TỰA " TRÍCH DIỄM THI TẬP "
- Hoàng Đức Lƣơng 1. "Tựa" có nghĩa là gì ?
- " Tựa " (tự) là bài viết thường đặt ở đầu sách do chính tác giả hoặc người khác viết
nhằm giới thiệu rõ hơn về cuốn sách : động cơ, mục đích sáng tác, kết cấu, bố cục, nội
dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả hoặc là những nhận xét đánh giá, phê bình hay
cảm nhận của người đọc.
- Bài tựa thường được viết theo thể văn nghị luận có kết hợp của các yếu tố của ba kiểu

4


văn bản thuyết minh, tự sự, biểu cảm.
2. Vì sao thơ văn của người xưa bị thất truyền ?
Từ những nguyên nhân nêu ra ta thấy tình cảm, tâm trạng gì của tác giả ?
- Có bốn nguyên nhân chủ quan và hai nguyên nhân khách quan dẫn đến tình hình thơ
văn bị thất truyền <HS học các nguyên nhân trong SGK trang 29 - Văn 10 tập 2>
- Tình cảm yêu quý trân trọng, tâm trạng xót xa thương tiếc trước di sản quý báu bị mất
mát, huỷ hoại, lãng quên, đặc biệt là nuối tiếc cho nền văn hoá nước mình khi so sánh
với văn hoá Trung Hoa.
- Người đọc cùng cảm thông và bị thuyết phục trước những lập luận mà tác giả đưa ra.
3. Hoàng Đức Lương đã làm gì để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
- Ra sức sưu tầm, cố công nhặt nhạnh, lượm lặt, ghi chép, bổ sung... những tác phẩm
văn học đương thời sắp xếp tạo tập "trích diễm"
HƢNG ĐẠO ĐẠI VƢƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
<Trích Đại Việt sử ký toàn thƣ > - Ngô Sĩ Liên 1. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ?
- Trần Quốc Tuấn là vị tướng có tài năng mưu lược, có lòng trung quân ái quốc, biết
thương dân, trong dân và lo cho dân.
- Hết lòng trung nghĩa với vua với nước không mảy may tư lợi. Người có tình cảm chân
thành nồng nhiệt thẳng thắn và rất nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
- Khiêm tốn "Kính cẩn giữ tiết làm tôi" tận tình với tướng sĩ, cẩn thận phòng xa việc

hậu sự, tiến cử người tài cho đất nước.
* Ông để lại một tấm gương sáng về đạo làm người, là một vị tướng mẫu mực, tài đức,
không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.
<HS kết hợp trích dẫn dẫn chứng trong văn bản SGK Văn 10 tập 2 trang 42 - 43>.
2. Tính cách nhân vật được khắc hoạ nổi bậc nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ?
- Nhân vật được đặt trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử
thách.
- Những chi tiết đặc sắc, chọn lọc để lại ấn tượng sâu đậm.
- Kể chuyện mạch lạc, khúc chiết, điêu luyện và đạt hiệu quả cao.
3. " Đại Việt sử kí toàn thư" là tác phẩm như thế nào ?
- "Là bộ sử lớn của Việt Nam thời trung đại, gồm 15 quyển. Ghi chép lịch sử từ thời
Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428).
- Là cuốn sử biên niên vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị văn học thể hiện mạnh mẽ
tinh thần Đại Việt.
THÁI SƢ TRẦN THỦ ĐỘ
<Trích Đại Việt sử kí toàn thƣ> - Ngô Sĩ Liên 1. Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?
- Người công minh, đại lượng, có bản lĩnh.
- Chí công vô tư, tôn trong pháp luật, không thiên vị người thân.
- Giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm vào
người thân thích.
- Luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh..

5


* Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư, là vị quan
đầu triều gương mẫu xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy
của nhân dân.
2. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật ?
- Xây dựng những tình huống giàu kịch tính, lựa chọn những chi tiết đắt giá .

- Xung đột dần đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ gây thú vị cho
người đọc.
giả học trong tiểu dẫn SGK>.
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
( Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục) -Nguyễn Dữ1.Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI , xuất thân trong một gia đình khoa bảng,
từng làm quan sau đó ở ẩn
- Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.
2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
- Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết
về các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Đằng sau yếu tố hoang đường là hiện thực đương thời
lúc bấy giờ.
- Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước
Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, quan điểm sống” lánh đục về trong” của lớp
trí thức ẩn dật đương thời.
- Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền
kì “ thiên cổ kì bút” ( Vũ Khâm Lân)
3. Nhân vật Ngô Tử Văn:
- Tử Văn đốt đền vì tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân, vừa
thể hiện sự khảng khái, chính trực vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh
mẽ.
- Có vụ xử kiện ở âm phủ vì hồn tên tướng giặc kiện Tử Văn. Tên họ Thôi giả mạo thổ
thần làm hại dân qua mặt Diêm Vương, các thần ở những đền miếu ăn của đút nên bao
che cho tên họ Thôi “ Những đền miếu gần quanh, vì tham của đút, đều bênh vực cho
nó cả. Qua đó phê phán các phán quan và Diêm Vương chưa làm việc hết trách nhiệm.
- Kết quả xử kiện: “ Ngôi mộ tên tướng giặc thì tự dưng bị bật tung lên, hài cốt tan tành
như cám vậy”. Tử Văn thắng làm chức quan phán sự vì chàng dũng cảm bảo vệ công lí,
chính nghĩa. Một sự thưởng công xứng đáng. Có ý nghĩa noi gương cho người sau.
4. Ngụ ý phê phán:

- Hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt
- Thánh thần quan lại ở cõi âm tham của đút bao che cho kẻ ác. Chính là hình chiếu bất
công trong xã hội đương thời.
5. Nghệ thuật:
- Sử dụng yếu tố thần kì

6


- Nghệ thuật kể chuyện: cách kể chuyện sinh động hấp dẫn, giàu kịch tính.

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƢỜI CHINH PHỤ
(Trích “Chinh phụ ngâm”). Tác giả : Đặng Trần Côn.
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
Đoạn trích “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là một trong những đoạn trích tiêu
biểu về tình cảnh và tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian
chồng ra trận, không tin tức, không rõ ngày về. Đoạn trích từ câu 193 đến câu 216 (bản
chữ Nôm)
1. Tâm trạng người chinh phụ:
- Tả nội tâm qua ngoại hình: Vẻ mặt buồn rầu, không nói nên lời. Soi gương nhìn
khuôn mặt mình mà mắt đẫm lệ.
- Tả qua hành động lặp đi lặp lại: Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại
trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành báo người chồng sắp trở về mà không
nhận được tin tức nào. Cách tả này cho thấy sự tù túng, bế tắc của người chinh phụ.
- Tả ngoại cảnh: Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác.
Đêm đêm nàng thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự
chờ mong đến tiều tụy. Tả đèn chính là tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con
người. Tiếng gà gáy “eo óc” trong đêm càng gợi cảm giác hoang vắng, cô đơn đáng sợ.
Bóng hoè dài ngắn đã bao lần mà tin tức về người chồng vẫn vô vọng.
- Tả hành động diễn ra trong phòng:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mãi
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Tất cả những hành động của người chinh phụ đều muốn “gắng gượng” để thoát khỏi sự
bủa vây của cảm giác cô đơn. Và đặc biệt những nhạc cụ gợi đến sự gắn bó lứa đôi(
“sắt cầm”, “ dây uyên”, “ phím loan”)lại càng làm cho nàng khát khao hơn về hạnh
phúc lứa đôi về sự gắn bó tình nghĩa vợ chồng.
- Tả thiên nhiên:
+ Nỗi nhớ của người chinh phụ được đặt vào một không gian có tầm vóc vũ trụ với các
hình ảnh núi non, trời đất xa xôi:
“Lòng này gửi gió đông có tiện
…Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
+ Thiên nhiên lạnh lẽo với hình ảnh sương gió, mưa, tiếng côn trùng. Tất cả gợi sự cô
đơn, tái tê vì lòng người buồn nhớ sầu đau và khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong
lòng.
* Đoạn trích là nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong cảnh đôi lứa chia lìa.
Đồng thời đề cao hạnh phúc lứa đôi và tố cáo chiến tranh phong kiến đã gây nên bao
cảnh đau khổ cho con người.
2. Sự thành công của bản dịch:
-Vận dụng thành công thể thơ song thất lục bát là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ lục bát

7


của dân tộc và thể thơ thất ngôn của Trung Hoa( một thể thơ giàu nhạc điệu vừa réo rắt
của thơ thất ngôn , vừa có được cái mềm mại, du dương của thể thơ lục bát).
- Sử dụng thành công các từ láy một cách tài hoa( lấy ví dụ sgk)
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm qua hành động, qua ngoại cảnh, không gian , thời gian…
TRAO DUYÊN
( Trích “Truyện Kiều”) - Nguyễn Du
“Trao duyên” thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của

Thuý Kiều, qua đó thấy được cái nhìn nhân đạo của Nguyễn Du.
1. Kiều đứng trước một quyết định đau đớn nhất của cuộc đời là trao duyên cho em
gái – một điều khó nói, một chuyện vô cùng tế nhị:
- Dùng lời lẽ: “Cậy em….chịu lời”( chú ý từ “cậy”, “chịu lời”) " sự doan trang tế nhị
của Kiều khi thuyết phục Thuý Vân
- Cử chỉ: “ Ngồi lên….thưa”
+ “Lạy” về đức hi sinh của Thuý Vân vì rồi đây nàng phải “ lấy người yêu chị làm
chồng”
+ “Thưa”: trân trọng hàm ơn đức hi sinh ấy.
- Kiều kể về hoàn cảnh của mình: “ Kể từ khi gặp….
… hai bề vẹn hai”
- Dùng từ ngữ có sức tác động mạnh: “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương
mòn”, “ngậm cười chín suối” để tăng sức thuyết phục Thuý Vân.
* Kiều là một cô gái khéo léo thông minh khi dùng lí lẽ và dựa vào tình nghĩa chị em để
Thuý Vân nhận lời.
2. Kiều trao kỉ vật cho Thuý Vân
- Kỉ vật: “Chiếc thoa với bức tờ mây”
“ Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
" Gợi cho nàng nỗi đau đớn xót xa khi nhớ lại đêm thề nguyền thiêng liêng dưới ánh
trăng.
- Lời lẽ: “ Duyên ….chung”" tình cảm nàng dành cho Kim Trọng vẫn sâu sắc như nồng
nàn( vì cái”duyên” nhờ Vân giữ, nhưng “tình” thì không thể trao).
* Trao duyên cho em mà Kiều vật lộn, giằng xé với chính mình vì những kỷ niệm ấy có
sức sống mãnh liệt trong lòng nàng.
3. Tình yêu tan vỡ, Kiều đau đớn tuyệt vọng:
- Nàng nghĩ đến cái chết oan nghiệt thể hiện qua từ ngữ và hình ảnh:
+ “Trông ra…
Thấy hiu hiu…về”
+ “Hồn”, “dạ đài”, “thác oan”…
- Nàng thấy cuộc đời trở nên trống trãi vô nghĩa khi ý thức về thực tại phũ phàng nói

với Vân mà hoá ra:
+ Nàng như nói với chính mình để gợi kỉ niệm tình yêu:
“Hồn càng ….
…trúc mai”

8


“Bây giờ trâm ….
…muôn vàn ái ân”
+ Nàng như nói với chính Kim Trọng:
“ Trăm nghìn….
….lỡ làng”
+ Đau đớn,tuyệt vọng đến rã rời thân xác, Kiều oán hận số phận và chỉ còn nghĩ đến cái
chết. Nhưng rồi nàng tự nhận tất cả những lỗi lầm về mìnhlà đã phụ “người tình
chung”:
“ Ôi…,
…từ đây”
* Cái tình của Thuý Kiều với chàng Kim sâu sắc cao thượng là vì thế.
* Trước nỗi đau thương xót thân phận của người con gái, ta thấy được vẻ đẹp của tình
cao thượng, của đức hi sinh, của lòng vị tha trong nhân vật Thuý Kiều.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG
( Trích “ Truyện Kiều” ) Nguyễn Du
“ Chí khí anh hùng” là đoạn trích thể hiện ứơc mơ đầy lãng mạn của Nguyễn Du về lí
tưởng anh hùng và về hình mẫu người anh hùng với những phẩm chất phi thường trên
nhiều phương diện. Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật hoà quện vào nhau càng
làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Từ Hải, đồng thời là thái độ trân
trọng, ngợi ca của tác giả đối với nhân vật của mình.
1. Một con người có phẩm chất và chí khí phi thường:

- Hiện lên qua việc dùng từ ngữ và cách nói tượng trưng:
+ Cách nói tượng trưng: “lòng bốn phương”( chí nguyện lập công danh sự nghiệp
hướng ra bốn phương của trời đất), “mặt phi thường”( chỉ tính chất khác thường, xuất
chúng của người anh hùng), tác giả đã tái hiện tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh
hùng.
+ Các từ ngữ: “ trượng phu”(người đàn ông có chí khí hoài bão lớn), “thoắt”( hành
động dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong tính cách của Từ Hải)…. Thể hiện thái độ trân
trọng và kính phục của tác giả đối với nhân vật của mình.
- Qua cuộc chia tay với Thuý Kiều:
+ Tư thế sẵn sàng: “ Thanh,… rong”
+ Ngôn ngữ đối thoại: “Từ rằng: Tâm phúc….
…thường tình”.
+ Hành động : “ Quyết lời….
…dặm khơi”
" Người anh hùng đã không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lý tưởng cao
cả. Dù
bị đặt vào tình thế một bên là hạnh phúc riêng tư và lý tưởng sống.
- Qua thái độ tự tin:
+ Tin vào tương lai rạng rỡ: “ Bao giờ…

9


… nghi gia”.
+ Khẳng định sự thành công là tất yếu: “ Đành rằng….
…vội gì”.
" Lời hẹn ước ngắn ngọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với khí phách anh hùng của một
tướng quân uy vũ.
2.Thi pháp tả người anh hùng:
- Hình tượng người anh hùng vừa có tính ước lệ vừa mang tầm vóc của con người vũ

trụ( dẫn chứng từ cách dùng từ ngữ cho đến hình ảnh…)
- Kiểu mẫu người anh hùng vốn đã là nhân vật truyền thống của văn học trung đại( qua
suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát…)
" Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng, tác giả đã khắc hoạ thành công
một khuôn mẫu người anh hùng vốn đã thành truyền thống của văn học trung đại.
III. MỘT SỐ ĐỀ GỢI Ý
* Đề 1:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dƣới:
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”
(Phạm Công Trứ)
Câu 1: Xác định các phong cách ngôn ngữ trích đoạn trên?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ:
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
Câu 3: Theo anh (chị) tác giả muốn gởi gắm thông điệp gì qua đoạn trích trên?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

10



Cảm nhận của anh chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức
Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ.
* Đáp án đề 1:
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung
Phong cách nghệ thuật
Đọc 1
hiểu 2
- Hai câu thơ có nội dung:

Điểm
1.0 điểm
1.0 điểm

- Sự vô tâm, vô tình của “em”
- Tâm trạng đau xót, nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi”
trước sự thay đổi của “em”.
3

Hoàn cảnh sống, môi trường sống thay đổi có thể làm cho con 1.0 điểm
người đổi thay. Đặc biệt là sống trong “chốn lao xao”, con
người ta sẽ dễ dàng quên đi những giá trị, những tình cảm tốt
đẹp

Làm Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục 30.5 điểm
văn phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh chị về nhân vật 0.5 điểm
Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của

Nguyễn Dữ
HS được tự do bày tỏ lựa chọn hình thức lập luận để trình bày suy 6.0 điểm
nghĩ của cá nhân, tuy nhiên, phải sử dụng ngữ liệu từ Chuyện chức
Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
0.5 điểm
Sau đây chỉ là gợi ý về các bước cơ bản:
1 Lêi giíi thiÖu cña t¸c gi¶
4.5 điểm
- Giíi thiÖu nh©n vËt trực tiếp, ngắn gọn, cụ thể
- T¹o Ên tưîng næi bËt vÒ tinh cách của nhân vật.
2 Hành động đốt đền
* Nguyªn nh©n ®èt ®Òn:
* Cách làm:
* Ý nghĩa của hành động đốt đền:
+ Thể hiện sự khảng khái, cương trực và dũng cảm vì dân trừ hại.
+ Tử Văn là người giàu bản lĩnh, không khoan nhượng trong cuộc

11


đấu tranh với cái ác.
- Gặp hồn ma Bách hộ họ Thôi : tin ở việc mình làm, sẵn sàng đồi
đầu với kẻ ác
-Cuộc gặp gỡ với Thổ Công: hỏi rõ nội tình và quyết tâm trừ ác,
bảo vệ Thổ thần nước Việt
3 Vụ xử án ở Minh ti (Âm phủ) :
- Nguyên nhân
- Tình cảnh Tử Văn
- Thái độ Tử Văn
+ Không hề khiếp sợ

+ Một mực kêu oan, đòi được minh xét công khai
-> Tính cách ngay thẳng, cương trực
- Trƣớc điện Diêm Vƣơng:
+ Không hề nhụt chí
+ Tự tin giãi bày sự thật
+ Lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường
+ Sẵn sàng chịu tội nếu nói càn
- Đối mặt với tên Bách hộ họ Thôi :
+ Kiên quyết đấu tranh cho chân lí
+ Đòi đưa ra nhân chứng khiến tên Bách Hộ lập lờ nhận tội
- Kết quả:
- Tử Văn đã thắng kiện:
+ Được sống lại
+ Được ban thưởng: xôi, lợn
+ Thổ thần nước Việt: được trả lại đền, được phục hồi danh dự
4. Ý nghĩa Tử Văn đƣợc tiến cử làm phán sự đền Tản Viên:
+ Chức quan thực hiện công lý.
+ Là sự thưởng công xứng đáng cho người chính trực, dũng cảm
+ Khích lệ mọi người noi gương, chống lại cái xấu, cái ác
+ Thể hiện sự bất tử hóa khát vọng chính nghĩa, công lí của con
người
5. Lời bình của tác giả:
Hướng đến ca ngợi kẻ sĩ : Phải cứng cỏi, cương trực, có dũng khí;
Phải chống cái xấu, cái ác để bảo vệ công lí -> sẽ được nhận phần
thưởng xứng đáng
6. Nhận xét
Hình tượng nhân vật Tử Văn đại diện cho chính nghĩa trong cuộc
đấu trí cam go, không khoan nhượng với gian tà. Chức phán sự là
một "phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng
đáng.

Bài làm có sáng tạo trong cách thức trình bày hoặc có cách nhìn mới 1.0 điểm
mẻ, thuyết phục về nội dung tư tưởng.
* Đề 2:

12


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía
trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho
người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái
chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau,
mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho
người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của hai câu in đậm trong văn bản trên.
Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong
cuộc đời?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

13


Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập
thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.


14


Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ Văn, Lớp 10, Tập 2)

*. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1:
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2:
Ý nghĩa của hai câu: cuộc đời luôn tồn tại những nghịch lý đầy ý nghĩa: thông thường
người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe
dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ
già bước từng bước run rẩy trên đường. Đó là điều kì diệu của điểm tựa tin thần.
Câu 3:
Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi
con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …
II. Làm văn (7 điểm)
Yêu cầu chung:
Học sinh hiểu vấn đề cần nghị luận, có ý thức bám sát làm rõ vấn đề. Biết vận dụng
các thao tác lập luận, dùng từ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc và hình ảnh.
Yêu cầu riêng:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học (0,5 điểm): bài làm rõ ba phần: mở
bài, thân bài, kết bài. Phần thân bài phải có chuyển ý, tách ý rõ ràng, hợp lí.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): cảm nhận đoạn 2 (Tác phẩm
Bình Ngô đại cáo)
c. Thể hiện vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp (5,0 điểm):

Học sinh thể hiện rõ hiểu biết và quan điểm của mình. Luận điểm được triển khai
theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ. Sử dụng tốt các thao tác lập luận. Biết kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, dẫn chứng tiêu biểu…thể hiện được cảm nhận
riêng, sâu sắc.
- Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật thể hiện qua đoạn trích:

15


+ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh: vạch trần âm mưu xâm lược xảo
trá của chúng; chính sách cai trị của chúng lại càng thâm độc hơn
+ Dưới nanh vuốt của quân thù , người vật cỏ cây đều tan tác
+ Đối lập với tình cảnh người dân vô tội là bộ mặt của kẻ thù xâm lược
- Bình luận, so sánh
+ Yêu nước và căm thù giặc là hai mặt của một vấn đề. Vì yêu nước cho nên mới căm
thù giặc. Ở bài Cáo này, với lòng uất hận dâng trào, Nguyễn Trãi đã thay mặt nhân
dân ta viết nên một bản cáo trạng tội ác kẻ thù. Phản nhân đạo, phản tiến hoá, tội ác
giặc Minh trời không dung đất không tha, thần người căm giận. Chính vì vậy mà bão
tố khởi nghĩa đã nổi lên. Và trước sau, thời nào cũng vậy, toàn thắng ắt về ta.
+ Nếu ở Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn mới có dịp đề cập đến hình tượng quí tộc và
tướng sĩ thì ở bài Cáo, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đặc biệt chú ý quyền sống nhân dân
và thể hiện nó với nguồn cảm hứng mạnh mẽ hùng tráng. Đây là điểm rất đáng quí
trong nội dung bài Cáo và cũng là một bước tiến quan trọng trong quan điểm nhân
dân của văn học quá khứ.
d. Sáng tạo (1,0 điểm): diễn đạt chuẩn, độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…)

--------------HẾT----------------


16



×