Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ đàn ghi ta của lor ca (thanh thảo) cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.81 KB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN
BÀI THƠ ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
(THANH THẢO) CHO HỌC SINH THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ Văn

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội II, đặc biệt là TS.Bùi Minh Đức đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡtơi trong q trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ và học sinh trƣờng THPT Bình
Sơn – Sơng Lơ – Vĩnh Phúc đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến
hành công việc khảo sát thực tế để nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Rút ngắn khoảng cách tiếp
nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo – Tiến sĩ
Bùi Minh Đức. Khóa luận này khơng trùng khớp với các bài viết và cơng
trình nghiên cứu khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ĐHSP: Đại học sƣ phạm
2. ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
3. GV: Giáo viên
4. GS: Giáo sƣ
5. HS: Học sinh
6. Nxb:Nhà xuất bản
7. PGS.TS: Phó giáo sƣ. Tiến sĩ
8. TBN: Tây Ban Nha
9. THPT: Trung học phổ thông
10. TS: Tiến sĩ
11. SGK: Sách giáo khoa
12. SGV: Sách giáo viên


MỤC LỤC

Trang
MỞĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn............................................................. 6
1.1.Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Tiếp nhận văn học .................................................................................. 6
1.1.2. Khoảng cách tiếp nhận ........................................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn… ..................................................................................... 11
1.2.1. Những điểm khó trong tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ....... 11
1.2.2. Thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của học sinh THPT ..13
Chƣơng 2. Biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT ............................................ 18
2.1 Bồi dƣỡng vốn sống cho học sinh…. ......................................................... 18
2.2 Bổ trợ kiến thức về tác giả ......................................................................... 21
2.3. Bổ trợ kiến thức về tác phẩm ................................................................... 25
2.3.1 Chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực và thơ Thanh Thảo .............................. 25
2.3.2 Lorca và mạch nguồn cảm hứng của thi phẩm ...................................... 30
2.4 Bổ trợ kinh nghiệm đọc – hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ............... 38


Chƣơng 3. Giáo án thực nghiệm ................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo lí thuyết tiếp nhận văn học, khoảng cách tiếp nhận là yếu tố rất
quan trọng để xác nhận những giá trị thẩm mĩ của một tác phẩm nghệ thuật.
Trong thực tế, nhiều tác phẩm văn học tuy có giá trị nhƣng vƣợt tầm đón
nhận của độc giả nên gây ra nhiều khó khăn khi tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu một
tác phẩm thật sự có giá trị thì trƣớc sau nó vẫn tồn tại và khoảng cách tiếp
nhận sẽ dần dần đƣợc rút ngắn theo hƣớng nâng tầm đón nhận của độc giả
tiếp cận gần với tầm đón nhận của tác phẩm.
Từ năm 2008, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) chính
thức đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 1. Cho
đến nay nó vẫn thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu
văn học, giáo viên và học sinh bởi “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một bài thơ
hay, độc đáo về cả phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên
việc giảng dạy và tiếp nhận bài thơ này đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn, trở
ngại do khoảng cách tiếp nhận với học sinh THPT còn khá xa.
Mỗi một tác phẩm văn học đều có thể tạo ra nhiều cách thức cảm thụ
khác nhau, đặc biệt là những bài thơ lạ và đa nghĩa nhƣ “Đàn ghi ta củaLorca” của nhà thơ Thanh Thảo. Đã có rất nhiều cách tiếp cận đƣợc đề ra, tuy
nhiên sẽ không thể hiểu đƣợc thi phẩm nếu bạn đọc khơng có những hiểu biết
nhất định về nhân vật Lor-ca, về không gian văn hóa Tây Ban Nha, phong
cách thơ Thanh Thảo và bút pháp thơ tƣơng trƣng siêu thực. Những kiến thức
phông nền ấy cộng thêm việc bồi dƣỡng vốn sống cần thiết sẽ giúp nâng tầm
đón nhận của học sinh THPT gần với tầm đón nhận của tác phẩm.

1


Xuất phát từ đặc trƣng của lí thuyết tiếp nhận và thực trạng tiếp nhận

bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, tôi quyết định chọn đề tài “Rút ngắn
khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) cho
học sinh THPT”với mong muốn cung cấp những kiến thức, kĩ năng cần thiết
để nâng tầm đón nhận của học sinh, rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo).
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) đƣợc đƣa vào
Chƣơng trình SGK Ngữ Văn 12, tập 1, đã có rất nhiều bài viết, cơng trình
nghiên cứu xoay quanh tác phẩm mới lạ, độc đáo này.
PSG. TS Phan Huy Dũng ở chuyên mục Văn học và Nhà trƣờng trên
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12/2008 có tiêu đề “Đàn ghi ta của Lor-ca
dưới góc nhìn liên văn bản” đề cập đến lí thuyết liên văn bản của mỗi tác
phẩm văn chƣơng. Tác giả cho rằng: mỗi văn bản cụ thể đều có rất nhiều văn
bản khác làm nền cho nó, muốn giải mã văn bản chính thức khơng thể khơng
tìm đến những văn bản đó dựa trên sự chỉ dẫn của các từ ngữ, hình ảnh, câu
thơ trong tác phẩm văn chƣơng. Muốn giải mã bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” cần đến kiến thức liên văn bản.
Trong sách Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình SGK lớp 12 môn Ngữ
Văn – Nxb Giáo dục/2008, PGS. TS Lê Ngun Cẩn có bài viết “Để hiểu
thêm một sốhình tượng thơ trong bài“Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh
Thảo” với mục đích giúp giáo viên THPT nắm đƣợc đơi chút về các quan
niệm mỹ học của chủ nghĩa siêu thực và tƣợng trƣng để có thể cảm nhận bài
thơ của Thanh Thảo dễ dàng hơn. Đây là một gợi mở mang tính định hƣớng
cơ bản trong q trình soạn giảng thi phẩm cho giáo viên.

2


Cùng với ý kiến của PGS. TS Lê Nguyên Cẩn về việc tiếp nhận bài
thơ xếp vào loại “khó đọc” này, TS Nguyễn Phƣợng – đồng tác giả SGK Ngữ
Văn 12 nâng cao có bài “Vài suy nghĩ về việc đọc hiểu bài thơ Đàn ghi ta của

Lor-ca” – Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 7/2008. Tác giả đề cập một số vấn
đề cần lƣu ý trong quá trình đọc – hiểu bài thơ nhƣ sau: 1 – Cần có kiến thức
mỹ học về thơ hiện đại mang màu sắc siêu thực; 2 – Cần nắm những nét cơ
bản về thơ Thanh Thảo; 3 – Cách chia bố cục bài thơ; 4 – Hệ thống hình ảnh
trong bài thơ; 5 - Yếu tố âm nhạc trong thơ.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Thơ tượng trưng, siêu thực với việc đọc
hiểu văn bản Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo” – chuyên ngành
phƣơng pháp dạy học Ngữ Văn – trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 (2009)
của sinh viên Bùi Thị Thùy, tác giả khóa luận cũng đề cập đến vấn đề dạy học
bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” cần bám vào những kiến thức những kiến
thức về thơ tƣợng trƣng siêu thực để giúp học sinh đọc – hiểu văn bản.
Ngoài ra, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” còn nhận đƣợc rất nhiều
những ý kiến, lời cảm nhận và phẩm bình.Trên báo Văn học và Tuổi trẻ số
10/2010, thầy giáo Cát Văn – giáo viên THPT Hà Nội Amsterdam có bài viết
“Đàn ghi ta củaLor-ca, một khúc tri âm”. Tác giả chỉ ra nguồn cảm hứng và
động lực để Thanh Thảo viết bài thơ: Khúc tri âm Lor-ca đã đƣợc Thanh Thảo
thể hiện bằng một hình thức độc đáo. Đọc bài thơ, ta có cảm xúc nhƣ đƣợc
nghe một bản giao hƣởng với hai bè: bè cao thánh thót và bè trầm bi tráng,
cuối cùng là sự giao thoa giữa hai bè,…
Trong bài viết “Định hướng học sinh cảm nhận hình tượng Lor-ca
trong bàiĐàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)”, Tạp chí Giáo chức số 57
(1/2012), TS. Bùi Minh Đức đã đƣa ra một cách đọc hiểu bám theo những
suy nghiệm của Thanh Thảo về Lor-ca: chân dung một ngƣời nghệ sĩ có số

3


phận mong manh, một dũng khí giàu khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ
thuật, một kị sĩ văn chƣơng đơn độc, một ca sĩ dân gian tự do, một tử sĩ đau
thƣơng và Lor-ca – linh hồn bất tử.

Bên cạnh đó cịn là sự hƣởng ứng nhiệt tình của các nhà nghiên cứu
trong ngành, các giáo viên tâm huyết trên hành trình khám phá những hƣớng
khai thác bài thơ cũng nhƣ tìm cách đƣa tác phẩm đến gần hơn với học sinh.
Có thể kể đến những gợi ý hƣớng dẫn thiết kế bài giảng của Sách giáo viên
Ngữ Văn 12 (tập 1) – ban cơ bản và nâng cao – Nxb Giáo dục/2008; cuốn
sách Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12 –
Nxb Giáo dục/2010; Bộ sách chuyên đề dạy – học Ngữ Văn 12 – Nxb Giáo
dục/2008 của TS Lê Thị Hƣờng; …Và rất nhiều những bài phân tích, bình
giảng, hƣớng dẫn đọc – hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”, những cơng
trình nghiên cứu liên quan khác.
Những cơng trình nghiên cứu, bài viết trên chủ yếu đƣa ra những cách
thức tiếp cận, đọc – hiểu, phân tích, cắt nghĩa tác phẩm. Đứng từ góc độ tiếp
nhận văn học, tơi nhận thấy rằng, vấn đề về tầm tiếp nhận và khoảng cách tiếp
nhận tác phẩm có ảnh hƣởng rất lớn trong quá trình đọc - hiểu văn bản của
học sinh cũng nhƣ quyết định giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Quan tâm đến vấn
đề tiếp nhận của học sinh cũng là một hình thức trả học sinh về đúng vai trị
của một bạn đọc văn chƣơng đích thực. Chính vì vậy, đề tài “Rút ngắn
khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) cho
học sinh THPT” tôi chọn nghiên cứu là một mong muốn rút ngắn khoảng
cách tiếp nhận bài thơ cho học sinh, để thi phẩm sống đúng với giá trị của nó.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ
“Đànghi ta của Lor-ca” cho học sinh THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng
dạy học bài thơ này.
4


4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo.
- Các biện pháp sƣ phạm

5. Phạm vi nghiên cứu
- Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” và những vấn đề liên quan
- Học sinh ban C, D khối 12 trƣờng THPT Bình Sơn – huyện Sông Lô
– tỉnh Vĩnh Phúc
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phƣơng pháp khảo sát, thực nghiệm
7.Bố cục khóa luận
Ngồi các phần Mục lục , Thƣ mục viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
tham khảo, nội dung của khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi
ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh THPT
Chƣơng 3. Giáo án thực nghiệm

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tiếp nhận văn học
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Tiếp nhận văn học là quá trình
chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ
cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ
thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn
tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch”[4,tr.325]. Tiếp
nhận là một hoạt động sáng tạo, nó làm cho tác phẩm khơng đứng yên mà

luôn lớn lên, phong phú thêm. Một cách khái qt nhất có thể xác định tiếp
nhận văn chƣơng chính là quá trình biến “văn bản văn chƣơng” vốn là sản
phẩm sáng tạo tinh thần của nhà văn thành “tác phẩm văn chƣơng” đúng
nghĩa trong tâm trí ngƣời đọc.Về thực chất, tiếp nhận văn học chính là một
cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa ngƣời đọc và độc giả qua tác phẩm. Nó
địi hỏi ngƣời đọc hịa mình vào tác phẩm văn học, rung động với nó, lắng
nghe tiếng nói của tác giả, thƣởng thức cái hay, cái đẹp, tài năng của ngƣời
nghệ sĩ sáng tạo, bằng trí tƣởng tƣợng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, bằng
cả tâm hồn mình. Ngƣời đọc khám phá ý nghĩa của từng câu, từng chữ, cảm
nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tƣợng nhân vật, làm cho tác phẩm từ
một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, cuốn hút. Nhƣ vậy,
tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực trong tâm trí ngƣời đọc, nhằm biến
văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
Lí thuyết tiếp nhận hiện đại thừa nhận tác phẩm văn chƣơng là một loại
hàng hóa đặc biệt. Đó là một loại hàng hóa tinh thần do nhà văn sáng tạo nên
6


nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con ngƣời trong xã hội. Nó có những
“thƣớc đo chất lƣợng” và “giá trị tiêu dùng” rất khác nhau giữa mọi ngƣời.
Do tác phẩm văn chƣơng đƣợc xem nhƣ một hàng hóa nên tiếp nhận văn
chƣơng vƣợt ra ngồi tính cá thể riêng biệt, nó mang tính xã hội cao. Lí thuyết
tiếp nhận văn chƣơng hiện đại cũng xác định đƣợc bạn đọc là tầng lớp cơng
chúng rộng rãi, có nhu cầu và sở thích khác nhau.Trong khi đó, tác phẩm văn
chƣơng lại mang tính đa nghĩa nên mỗi ngƣời đứng ở các góc độ khác nhau sẽ
khám phá, phát hiện ra những điểm khác nhau. Do vậy, chân trời tự do cho
việc tiếp cận sẽ đƣợc mở ra. Ngƣời đọc đa dạng dẫn đến sự đa dạng trong tiếp
nhận văn học. Tùy theo trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm, nghề nghiệp,…mà
bạn đọc có sự tiếp nhận khác nhau trong cùng một tác phẩm. Lí luận văn học
hiện đại gọi đó là tầm đón nhận của độc giả.

Tầm đón nhậncó thể coi là một trong những yếu tố khởi điểm của
tiếpnhận văn chƣơng.Tầm đón nhận có ngƣời gọi là “tầm đón đợi” hay “chân
trời đón đợi” là một trong những khái niệm then chốt của lí thuyết tiếp nhận
văn chƣơng hiện đại. Với tƣ cách là chủ thể tiếp nhận đối với bất cứ loại tác
phẩm văn học nào, ngƣời đọc không bao giờ là một tờ giấy trắng thụ động,
mà vốn có một “tầm đónnhận” đƣợc hình thành một cách tổng hợp bởi nhiều
yếu tố. Theo GS. Phƣơng Lựu trong cuốn Giáo trình Lí luận văn học, tập
1:“Tầm đón nhận trước hết là do thực tiễn đời sống và sự giáo dưỡng văn
hóa, đã hình thành nên ở người đọc từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ
thái độ chính trị đến khuynh hướng tình cảm và hứng thú thẩm mỹ,…rồi nghề
nghiệp, tuổi tác, giới tính,…”[11, tr.349].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng trong cơng trình nghiên cứu
“Đọc và tiếp nhận văn chương” cũng đã xác định: “Tầm đón nhận bao gồm
cả những hiểu biết về các hình thức biểu hiện văn học khác nhau, những kinh
nghiệm nghệ thuật được lưu truyền và những tri thức khác có liên quan đến

7


văn học, để một lúc nào đó những trữ lượng sẽ biến thành hiện thực tinh thần
khi người đọc gặp những tác phẩm tương ứng. Tầm đón nhận của bạn đọc
bao gồm cả những khát vọng về đạo đức và nhất là tư tưởng nghệ thuật, lí
tưởng và hành động thẩm mĩ, đơi lúc nó tác động trở lại tác giả để quy định
trước ý nghĩa của văn bản tác phẩm tương lai” [5, tr.114]. Ngoài ra, nhà
nghiên cứu Phạm Quang Trung trong bài viết “Văn chương,đọc và viết” đã
đƣa ra quan điểm về “tầm đón nhận”, đó là “những nhu cầu và trình độ
thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú, lí tưởng của mỗi người
đọc”. Bài viết cũng đã dẫn ra quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Dân, “tầm đón nhận là trình độ kiến thức văn hóa – văn học của cơng
chúng”.

Nhƣ vậy, dù có thể hiểu theo những cách có khác biệt đơi chút, nhƣng
chung quy lại, ta đều ý thức đƣợc tầm đón nhận là một tổ hợp các thành tố
tinh thần gồm kiến thức, đạo đức, văn hóa, kinh nghiệm, thẩm mĩ,…mà mỗi
bạn đọc coi đó nhƣ là hành trang văn hóa riêng có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả tiếp nhận trên hành trình khám phá mỗi tác phẩm.
Thực tế, sự ra đời và phát triển của lí thuyết tiếp nhận đã có một đóng
góp quan trọng trong hệ thống tri thức lí luận nghệ thuật, lí luận văn học nói
chung và lí luận giảng dạy văn học nói riêng. Dạy học văn trong nhà trƣờng
là một quá trình tiếp nhận đặc biệt, nhƣng vẫn khơng nằm ngồi những quy
luật tiếp nhận chung. Nắm vững và vận dụng những thành tựu của lí thuyết
tiếp nhận để soi chiếu vào quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng, thiết nghĩ
là hồn toàn cần thiết.
1.2. Khoảng cách tiếp nhận văn học
Khoảng cách tiếp nhận (rezeptionsdistanz) là cách gọi của GS.
Nguyễn Thanh Hùng trong cơng trình “Đọc và tiếp nhận văn chương”. Đây

8


là một trong hàng loạt khái niệm phái sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau
từ khái niệm “tầm đón nhận” nói trên.
Khoảng cách tiếp nhậncó thể hiểu là sự khác biệt giữa tầm đón nhận
của tác giả (qua tác phẩm) với tầm đón nhận của ngƣời đọc.Khi tầm đón nhận
của độc giả bắt gặp tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) ta gọi đó là
“đồng nhất tiếp nhận”.Giá trị đích thực của một tác phẩm văn chƣơng vốn
liên quan mật thiết tới hai khái niệm “khoảng cách tiếp nhận” và “đồng nhất
tiếp nhận”, nhìn cả dƣới góc độ đồng đại hay lịch đại.
Nguyên nhân của hiện tƣởng khoảng cách bắt nguồn trƣớc hết từ chính
đặc trƣng của sáng tạo văn học của tác phẩm văn chƣơng. Chính tính đa nghĩa
của tác phẩm tạo ra những cảm nhận khơng giống nhau của bạn đọc. Đó là lí

do dẫn đến việc dù am hiểu truyền thống văn hóa, văn học, am hiểu đặc trƣng
thể loại, thi pháp,…thì khoảng cách vẫn là một sự thật tất yếu.Khoảng cách
tiếp nhận đƣợc tạo nên bởi những khoảng cách về không gian và độ lùi thời
gian. Sự khác biệt và thay đổi của đời sống xã hội, của nền văn hóa trong
những không gian, thời gian khác nhau,…sẽ đem đến những cảm nhận không
giống nhau ở từng bạn đọc.
Khoảng cách tiếpnhậnkhông chỉ chịu chi phối bởi bề rộng của không
gian và chiều dài của thời gian mà nó cịn trở thành một thƣớc đo giá trị của
tác phẩm. Nguyễn Thanh Hùng cho rằng: “Lí thuyết tiếp nhận ln đặt vấn đề
khuyến khích sự đồng nhất thẩm mĩ trong đông đảo bạn đọc” [5, tr.113]. Ơng
cịn tỏ ý muốn :“Theo chiều dài thời gian đi tới tương lai của quá trình tiếp
nhận thì những khoảngcách thẩm mĩ sẽ được thu hẹp lại và sự đồng nhất
thẩm mĩ sẽ được mở rộng hơn để tiếp nhận văn học thực sự là sự tiếp nhận
một đối tượng thẩm mĩ chứ không phải sự tiếp nhận chủ thể tiếp nhận [5,
tr.115]. Sự mong muốn đó thể hiện niềm kì vọng của ơng vào sự nghiệp giáo
dục, nhằm nâng cao trình độ thẩm mĩ, để đến lúc nào đó khoảng cách cách

9


nhận giữa ngƣời viết và ngƣời đọc đƣợc rút ngắn, khi đó ngƣời đọc sẽ tiếp
nhận văn chƣơng một cách phù hợp nhƣ là những “đối tƣợng thẩm mĩ” để
không còn sự chênh lệch quá lớn nhƣ hiện nay.
Xét ở một góc độ khác, khoảng cách tiếp nhận khơng chỉ là một yếu tố
cần phải khắc phục và loại bỏ, là yếu tố “hạn chế tầm nhìn” của độc giả mà
đồng thời nó lại chính là sự kích thích, “vẫy gọi” huyền bí đối với tƣ duy nghệ
thuật của ngƣời đọc, buộc họ phải nâng cao tầm đón nhận để tìm lấy đáp số
đang cịn khuất lấp hoặc thậm chí còn là vấn đề bỏ ngỏ đang đợi độc giả xây
dựng lời giải và đáp số của riêng mình. Đó chính là vai trị đồng sáng tạo của
độc giả trong quá trình tiếp nhận.

Tiếp nhận văn học trong nhà trƣờng cũng nằm trong quy luật tiếp nhận
nói chung. Dạy học tác phẩm văn chƣơng thực chất cũng là quá trình giáo
viên tổ chức hƣớng dẫn học sinh tiếp nhận văn học. Soi chiếu những khái
niệm trên vào quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng, rõ
ràng chúng ta luôn luôn định hƣớng, dẫn dắt bạn đọc học sinh với mong muốn
giúp học sinh vƣợt qua những khoảng cách tiếp nhận để đạt tới sự đồng nhất
tiếp nhận. Điều này hoàn toàn phù hợp với khát vọng khám phá nghệ thuật
của độc giả muôn đời và thống nhất với quan điểm của lí thuyết tiếp nhận.Vai
trị và cũng là nghệ thuật sƣ phạm của ngƣời giáo viên dạy văn là làm thế nào
duy trì giới hạn đồng nhất và khoảng cách tiếp nhận giữa học sinh và tác giả,
tác phẩm một cách hợp lí nhất. Làm đƣợc điều đó cũng có nghĩa là giáo viên
đã trả lại vai trò là bạn đọc sáng tạo cho học sinh, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi
mới phƣơng pháp dạy học văn hiện nay. Việc làm này càng có ý nghĩa quan
trọng đối với những tác phẩm văn học trong nhà trƣờng hiện nay vẫn đƣợc
đánh giá là khó dạy và khó học.

10


2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Những điểm khó trong tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca"
Tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng thực chất là một quá trình giao tiếp, sự
giao tiếp giữa tác giả với ngƣời tiếp nhận.Bao giờ ngƣời viết cũng mong
muốn ngƣời đọc hiểu mình, cảm nhận những điều mình gửi gắm, kí thác.Song
trong cuộc giao tiếp thơng qua tác phẩm ấy, bên cạnh tính khách quan cần
đảm bảo thì ngƣời đọc cịn gặp mn vàn khó khăn, cản trở khi tiếp nhận.Với
sự mới lạ về nội dung và sự “bí ẩn” trong hình thức biểu hiện, bài thơ “Đàn
ghi ta của Lor-ca” đã gây không ít khó khăn cho độc giả trong q trình tiếp
nhận, đặc biệt đối với độc giả là học sinh THPT.
Thứ nhất, về hình thức, bài thơ đƣợc viết dƣới một hình thức hồn tồn

mới mẻ, mang phong cách thơ tƣợng trƣng, siêu thực. Hiện nay, thơ trữ tình
có xu hƣớng tƣợng trƣng, siêu thực chƣa đƣợc đƣa nhiều vào chƣơng trình
Ngữ văn THPT. Chính vì vậy, học sinh rất lung túng khi tiếp cận bài thơ
này.Việc tìm ra hƣớng tiếp cận một cách hiệu quả đối với thể loại thơ này còn
nhiều ý kiến chƣa thống nhất. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời dạy và ngƣời học
cần hiểu đƣợc tận gốc bản chất của chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực là nhƣ
thế nào, nó có đặc trƣng gì và từ đó mới có thể khám phá đƣợc những tầng
nghĩa ẩn chứa dƣới lớp ngơn từ, hình ảnh của bài thơ. Thanh Thảo là nhà thơ
có ảnh hƣởng sâu sắc chủ nghĩa tƣợng trƣng, siêu thực, khơng chỉ tiếp thu,
ơng cịn đổi mới và sáng tạo, cách tân, tạo nên một phong cách rất riêng biệt.
Thanh Thảo cũng là một tác giả mới trong chƣơng trình Ngữ văn THPT. Mới
ở giọng thơ, mới ở cách thức tƣ duy qua hệ thống thi ảnh đậm chất suy
tƣởng.Những hiểu biết về thơ Thanh Thảo đối với học sinh là rất hạn chế. Do
đó, các em càng bỡ ngỡ hơn khi bắt gặp một bài thơ viết theo lối tự do biến
thể, không dấu câu, khơng viết hoa đầu dịng, các hình ảnh thơ lạ lẫm (áo
chồng đỏ gắt, vầng trăng chếnh chống, n ngựa mỏi mịn, óa chồng bê

11


bết đỏ, lá bùa cô gái Di gan, ghi ta màu bạc,…) hay sự kết hợp lạ lùng “giọt
nước mắt vầng trăng”,…Ở đây, ngoài khâu “trung gian phiên dịch” của phần
chú thích trong sách giáo khoa hoặc những lời giải thích của thầy cơ cịn cần
một vốn văn hóa nhất định để có thể hiểu và cảm nhận.
Thứ hai, về nội dung văn bản, bài thơ là tiếng lòng tri ân của Thanh
Thảo đối với nghệ sĩ thiên tài Lor-ca ngƣời Tây Ban Nha. Trong quá trình tiếp
nhận, ngƣời đọc phải vƣợt qua hàng rào khoảng cách về thời gian và khơng
gian lịch sử. Những khó khăn do sự khác biệt về hồn cảnh lịch sử, tâm lí của
mỗi thời đại sẽ khiến bạn đọc khó hiểu với những gì tác phẩm đề cập. Lor-ca
là ai? Vì sao tác giả lại viết về con ngƣời ấy? Đối với vốn sống, tầm hiểu biết

của học sinh THPT, Lor-ca quả thực là một cái tên xa lạ. Bài thơ viết về
ngƣời nghệ sĩ Tây Ba Nha, những thi liệu trong bài thơ có liên quan mật thiết
tới vùng đất ấy, mà nếu ta khơng có một vốn văn hóa nhất định thì sẽ rất khó
để lí giải đƣợc những hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo đó. Bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca” viết về nhân vật F.G.Lorca ngƣời Tây Ban Nha. F.G.Lorca là
một thiên tài thi ca không chỉ của riêng đất nƣớc Tây Ban Nha, mà còn của
thế giới, đặc biệt sau cái chết thảm khốc của ông vào ngày 19/08/1936.Nhƣng
với hầu hết giáo viên và học sinh THPT ở Việt Nam, ông là một nhà thơ rất
mới lạ cả về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách nghệ thuật. Vì vậy, khi
F.G.Lorca lại là nhân vật của một tác phẩm văn chƣơng trong chƣơng trình
dạy học, giáo viên và học sinh lúng túng trong tiếp nhận, và hầu nhƣ phụ
thuộc hoàn toàn vào lƣợng kiến thức trong SGK, SGV để khai thác, tìm hiểu
bài thơ mơt cách chung chung, sơ sài, hiểu lệch,…Nếu nhƣ tìm hiểu thêm thì
khi đứng trƣớc nguồn thông tin khổng lồ, giáo viên và học sinh rất khó chắt
lọc những gì cần thiết và chuẩn xác, phù hợp để giải mã bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca”.

12


Từ thực tiễn cho thấy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là một tác
phẩm mới, đƣợc đánh giá là một trong những văn bản “hai khó”: khó học, khó
dạy. Trƣớc thực tế ấy, việc dạy và học bài thơ là một thử thách thực sự đối
với giáo viên và học sinh lớp 12.Thử thách ấy đã đƣợc đặt ra nhiều năm, tuy
nhiên đến giờ nó vẫn là một dấu hỏi cho những thế hệ giáo viên và học sinh
THPT trên con đƣờng chinh phục tác phẩm.
2.2. Thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của học sinh
THPT
Để tìm hiểu thực trạng tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
(Thanh Thảo), tôi đã tiến hành khảo sát thực tế việc dạy và học bài thơ này ở

một số lớp 12 trƣờng THPT Bình Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
Phƣơng pháp điều tra tôi sử sụng là đƣa ra phiếu câu hỏi trắc nghiệm để trƣng
cầu ý kiến của học sinh.
Đối tƣợng khảo sát: Học sinh các lớp 12 chuyên ban khối C, D trƣờng
THPT Bình Sơn – Sơng Lơ – Vĩnh Phúc.
Thời gian tiến hành: Ngày 19/04/2014
Số phiếu phát ra: 94 phiếu
Số phiếu thu lại: 94 phiếu
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trang tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta
của Lor-ca”, tìm ra những khó khăn thực tế để từ đó đi đến biện pháp giải
quyết những khó khăn trong việc tiếp nhận bài thơ.
Phiếu khảo sát thực tế có nội dung nhƣ sau:
KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC TIẾP NHẬN BÀI THƠ “ĐÀN GHI TA
CỦALOR-CA” CỦA KHỐI 12 TRƢỜNG THPT BÌNH SƠN – SÔNG LÔ –
VĨNH PHÚC
Họ và tên:...............................................lớp:.................

13


1. Em đã đƣợc học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo
chƣa?
A. Đã học
B. Chƣa học
2. Em thấy bài thơ này dễ học hay khó học?
A. Dễ
B. Bình thƣờng
C. Tƣơng đối khó
D. Khó
E. Rất khó

3. Theo em, bài thơ này khó ở điểm nào?
A. Nội dung (đề tài, chủ đề, cảm hứng…)
B. Hình thức (thể loại, ngơn ngữ, hình tƣợng, chi tiết,…)
C. Cả hai phƣơng án trên
4. Theo em, có những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn khi
học bài thơ này? Khoanh vào các phƣơng án em cho là đúng.
A. Bồi dƣỡng thêm vốn văn hóa (văn hóa Tây Ban Nha, âm
nhạc, kinh nghiệm cảm thụ thơ ca…)
B. Bổ sung những kiến thức về tác giả và tác phẩm.
C. Đọc thêm các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm
D. Tổ chức tiết học ngoại khóa tìm hiểu về bài thơ và những
vấn đề xung quanh theo từng chuyên đề
E. Ý kiến khác: …………...............…
*Kết quả khảo sát thực tế
Qua khảo sát thực tế, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:Phần lớn các em
đánh giá bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” ở mức khó và tƣơng đối khó. Cụ

14


thể là: 35.11% học sinh cho rằng đây là bài thơ tƣơng đối khó; 30.85% học
sinh đánh giá đây là bài thơ khó; 19.15% - rất khó và 14.89% - bình thƣờng.
Với câu hỏi số 2 (điểm khó của bài thơ), 77.66% học sinh cho rằng bài thơ
“Đàn ghi ta của Lor-ca” khó cả về nội dung và hình thức; 14,89% học sinh
chọn phƣơng án khó về hình thức và 7,45% chọn phƣơng án khó về nội dung.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy, bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” đƣợc đƣa vào
chƣơng trình SGK Ngữ văn 12 từ năm 2008 nhƣng cho đến nay nó vẫn là một
thử thách không nhỏ đối với học sinh lớp 12 trong quá trình tiếp nhận. Mặc
dù giáo viên đã đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣng đối với đa số em học
sinh, đây vẫn là một bài thơ khó về cả nội dung và hình thức. Nhiều học sinh

đã khơng ngại ngần chia sẻ rằng: “thực sự chúng em khơng hiểu gì cả”. Có lẽ,
do xuất phát từ sự “khó” ấy nên nhiều em khơng nắm bắt đƣợc điều gì từ bài
thơ, dẫn đến khơng có hứng học và cuối cùng là cảm giác “sợ” mỗi khi nhắc
đến. Chính vì vậy nên một số em đã bày tỏ ý kiến thẳng thắn và có phần tiêu
cực khi tơi tiến hành khảo sát: nên giảm tải bài thơ ra khỏi chƣơng trình, cho
vào phần đọc thêm hoặc không nên ra đề thi vào bài thơ “Đàn ghi ta củaLorca”. Đây là một thực trạng đáng buồn, bởi bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là
một bài thơ hay, có giá trị thẩm mĩ cao, đặc biệt bài thơ mang âm hƣởng của
sự sáng tạo, cách tân trong thi ca hiện đại. Nhiều ngƣời đánh giá bài thơ quá
tầm so với lứa tuổi học sinh THPT, nhƣng cá nhân tôi nhận thấy rằng thi
phẩm sẽ khơng cịn là trở ngại nếu học sinh đƣợc trang bị đầy đủ những kiến
thức, kĩ năng và vốn sống cần thiết.
Trong nội dung khảo sát, tôi cũng đề xuất ra những biện pháp để giúp
học sinh khắc phục khó khăn khi học bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Chiếm
tỉ lệ cao nhất là 30,85%, học sinh chọn phƣơng án D (tổ chức tiết học ngoại
khóa tìm hiểu về bài thơ và những vấn đề xung quanh theo từng chuyên đề);
20,21% học sinh chọn phƣơng án A (bồi dƣỡng vốn văn hóa, kinh nghiệm

15


cảm thụ thơ ca,..); 20,21% học sinh chọn phƣơng án C (đọc thêm các bài phân
tích, bình giảng về tác phẩm); 25,71% học sinh chọn tổng hợp tất cả các biện
pháp đề ra. Ngồi ra, nhƣ đã nói bên trên, một số học sinh (3.02%) đƣa ra ý
kiến nên giảm tải bài thơ này vì q khó hiểu.
Sự lựa chọn biện pháp của các em khá đa dạng.Điều đó cho thấy, các
em học sinh đã phần nào nhận thức đƣợc những kiến thức, kĩ năng và vốn
sống của bản thân có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc – hiểu một văn bản
khó nhƣ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Việc bổ trợ thêm những kiến thức văn hóa
phơng nền, kiến thức về tác giả tác phẩm, các kinh nghiệm đọc hiểu,…đối với
các em là điều rất cần thiết. Phần lớn các em lựa chọn biện pháp: Tổ chức tiết

học ngoại khóa tìm hiểu về bài thơ và những vấn đề xung quanh theo từng
chuyên đề cũng cho thấy thực trạng số giờ dạy trên lớp dành cho bài thơ khó
nhƣ “Đàn ghi ta của Lor-ca” còn hạn hẹp, nhu cầu của các em là muốn thêm
những giờ ngoại khóa để có nhiều thời gian tìm hiểu, cảm nhận và chinh phục
những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Thiết nghĩ, đây là một phƣơng án hay,
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của học sinh, các giáo viên có thể linh động thực
hiện nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học tác phẩm văn chƣơng trong nhà
trƣờng phổ thông. Những tiết học ngoại khóa này ngồi việc giúp các em vƣợt
qua những khó khăn trong việc đọc – hiểu văn bản cịn góp phần ni dƣỡng
niềm u thích và hứng khởi đối với văn chƣơng của học sinh.
Bên cạnh việc khảo sát thực trạng tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta của
Lor-ca” của học sinh, tơi cũng có cơ hội trao đổi, xin ý kiến của một số thầy
cô đang giảng dạy bộ mơn Ngữ văn lớp 12, trƣờng THPT Bình Sơn – Sơng
Lơ – Vĩnh Phúc về những khó khăn khi dạy bài thơ này. Các thầy cơ đều có
kinh nghiệm giảng dạy từ 5 năm trở lên.Các thầy cô đều công nhận việc dạy
bài thơ này đến nay vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định. Những khó khăn
ấy xuất phát từ sự khó và lạ của nội dung và hình thức bài thơ. Hơn thế, thời

16


gian tiết học lại q ít, khơng đủ để các thầy cô hƣớng dẫn học sinh làm quen,
hiểu và cảm nhận đƣợc những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Cơ Phạm Thị
Thu Yến – TPHT Bình Sơn cịn nêu ra một trong những khó khăn khiến việc
dạy học khơng đạt hiệu quả cao đó là sự hiểu biết của học sinh khơng đồng
đều.Các thầy cơ cũng đồng tình với những biện pháp cải thiện thực trạng mà
tôi đƣa ra: Nâng tầm đón nhận của học sinh bằng cách trang bị thêm cho học
sinh những kiến thức phông nền của tác phẩm; thêm số tiết dạy hoặc tổ chức
hoạt động ngoại khóa để học sinh tìm hiểu thêm về bài thơ;…
Qua việc khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh ta nhận thấy thực

trạng tiếp nhận bài thơ cịn nhiều vấn đề, cụ thể là những khó khăn cả về phía
giáo viên và học sinh. Khó khăn nổi lên trong đó chính là khoảng cách tiếp
nhận giữa học sinh và văn bản cịn khá xa.Chính vì vậy, tơi quyết định chọn
đề tài Rút ngắn khoảng cách tiếp nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo) cho học sinh THPT với mong muốn cung cấp những kiến
thức, kĩ năng cần thiết để nâng tầm đón nhận của học sinh, rút ngắn khoảng
cách tiếp nhận bài thơ “Đàn ghi ta củaLor-ca” (Thanh Thảo) cho học sinh
THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bài thơ này.

17


CHƢƠNG 2
BIỆN PHÁP RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH TIẾP NHẬN BÀI THƠ
“ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA” (THANH THẢO) CHO HỌC SINH
THPT
2.1. Bồi dƣỡng vốn sống cho học sinh
Tiếp nhận văn chƣơng là một cơng cụ mang đầy tính sáng tạo – một sự
“đồng sáng tạo” với tác giả văn bản. Đó cịn là niềm đam mê của những ngƣời
u thích văn chƣơng, say mê tìm tịi, suy nghĩ về cái hay, cái đẹp của một
áng văn, một bài thơ và nó đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣởng thức nghệ thuật,
luôn mang lại cho ngƣời tiếp nhận những khoái cảm thẩm mĩ. Ngồi năng lực
cảm thụ văn chƣơng, ngƣời đọc cần có một vốn sống thực tế phong phú cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là một u cầu, một địi hỏi bức thiết của văn
học, đặc biệt là văn học trong nhà trƣờng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của q trình dạy và học bộ mơn văn.
Vốn sống là kho báu kinh nghiệm quý báu về cuộc sống của một con
ngƣời. Nó đƣợc tích lũy, trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc, biến thành lẽ
sống, thành máu thịt trong tâm hồn, thành quan niệm đối nhân xử thế trong
cuộc sống.Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống.Vì

vậy, một khi có vốn sống thực tế, ngƣời tiếp nhận sẽ có cách hiểu sâu hơn,
cặn kẽ, đứng bản chất và chính xác hơn khi gặp những vấn đề cần tới kiến
thức thực tế cuộc sống. Đối với bộ môn văn trong nhà trƣờng phổ thơng, việc
tích lũy, bồi dƣỡng vốn sống cho học sinh là một việc làm thiết thực giúp quá
trình tiếp nhận và chiếm lĩnh văn chƣơng trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là tiếng lòng tri ân sâu sắc của nhà
thơ Thanh Thảo về ngƣời nghệ sĩ Lor-ca xứ Tây Ban Nha. Bài thơ viết theo
lối tƣợng trƣng siêu thực với rất nhiều những hình ảnh thơ lạ, bí ẩn, đa nghĩa:

18


tiếng đàn, áochồng đỏ gắt, lá bùa, cơ gái Di-gan, vầng trăng, đáy giếng,
đường chỉ tay,...đằng sau những hình ảnh ấy, con ngƣời ấy là cả một khơng
gian văn hóa Tây Ban Nha. Thật khó có thể hiểu hết ý nghĩa sâu sa của bài
thơ nếu nhƣ học sinh không có vốn kiến thức về văn hóa của đất nƣớc Tây
Ban Nha xinh đẹp làm phông nền cho tác phẩm.
Văn hóa Tây Ban Nha đƣợc nhân loại biết đến với những đặc trƣng vơ
cùng riêng biệt và nổi bật.Đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò.
Những biểu tƣợng này vừa sôi động, hào hùng, vừa đắm đuối mê say mang
trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã hình thành nên
một phong cách Tây Ban Nha đặc thù. Khi sáng tạo bài thơ, Thanh Thảo đã
nắm chắc đƣợc những nét văn hóa đã trở thành biểu tƣợng không thể tách rời
trong đời sống Tây Ban Nha đó.Viết về sự sống và cái chết trong khoảnh khắc
thì khơng có biểu tƣợng nào hơn chuyện tấm áo chồng của đấu sĩ đấu bị tót.
Từ một hành động đƣợc xem là biểu tƣợng của lòng dũng cảm, hành động
đấu bò đƣợc nâng lên mức nghệ thuật, trở thành “đạo” của ngƣời Tây Ban
Nha. Ở đó, mỗi cú lƣợn vòng của chú bò kiêu hùng, một cú khẽ lắc ngƣời của
đấu sĩ để tránh cú húc chí mạng từ con bị đang say máu giết chóc…đều đƣợc
ngƣời xem chiêm ngƣỡng nhƣ những vũ điệu nghệ thuật phi phàm, vũ điệu

của thần chết, vũ điệu dƣờng nhƣ chỉ gặp trong những giấc mơ.Hình ảnh đấu
sĩ trở thành biểu tƣợng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha.
Nhƣng không chỉ có thế,Tây Ban Nha cịnlà cội nguồn của cây đàn ghi
ta, nhạc cụ này rất phổ biến và trở thành một món ăn tinh thần khơng thể thiếu
trong văn hóa Tây Ban Nha. Lor-ca cũng là một nghệ sĩ chơi ghi ta xuất sắc.
Tất nhiên, ở đây ta khơng nói đến một cây đàn cụ thể, “Đàn ghi ta của Lorca” chính là thơ của Lor-ca, bản mệnh của Lor-ca. “Không ai chôn cất tiếng
đàn/ tiếngđàn như cỏ mọc hoang”, tiếng đàn ấy chính là biểu tƣợng của thơ
Lor-ca và những đóng góp vĩ đại của ơng cho nhân loại sẽ không bao giờ lụi

19


×