Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo chí công dân lịch sử ra đời và phát triển Tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.17 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Giờ đây, với sự sinh sôi nảy nở của Facebook, Twitter, My Space…,
báo chí công dân ngày càng sôi động, hấp dẫn hơn. Thông tin, hình ảnh trên
các mạng xã hội này không còn đơn thuần là để sẻ chia với nhau mà rất nhiều
trong số ấy chính là thông tin báo chí. Những mong mỗi công dân tiếp tục là
một nhà báo để cùng thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng. Một thiết chế xã hội
lành mạnh, an toàn và tiến bộ; một cuộc sống hiện đại, văn minh và nhân ái…
chính là đích ngắm mà báo chí và những công dân làm báo luôn mong mỏi,
hướng đến.
Các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Facebook, My Space, Flickr và
thậm chí những chiếc điện thoại cũng đang trở thành phương tiện truyền tải
thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Internet và điện thoại di động đang thay đổi
nhiều nghề nghiệp cũng như cách thức thu thập, chia sẻ thông tin, từ đó, nó
cũng thay đổi cách sống của con người. Và một khái niệm mới ra đời: “Báo
chí công dân”. Trên một số trang cá nhântrong thời gian này chính là nơi để
trút bỏ nỗi bực dọc. Ảnh xấu, ảnh đẹp, đủ mọi loại ảnh về thảm cảnh hỏa
hoạn (trường hợp ở khu công nghiệp Trà Nóc - Cần Thơ hồi tháng 3/2017),
ngập lụt (liên tục xảy ra vào đầu mùa mưa ở Sài Gòn)…, đều được đưa ngay
lên blog, trang cá nhân, diễn đàn của mình. Trên các diễn đàn teen, thường
ngày vốn chỉ quan tâm những vấn đề "sốc" của giới trẻ, thì giờ cũng cập nhật
những thông tin về mưa lũ, nắng nóng, tệ nạn xã hội… Lượng người truy cập
vào các chủ đề đạt ở mức khá cao, không thua kém gì những vấn đề “nóng
bỏng”. Điều đặc biệt là những hình ảnh và video clip từ mạng báo chí công
dân, thì báo chí truyền thống không thể nào có được. Bởi lực lượng báo chí
chính thống ít ỏi, không thể có mặt khắp nơi xảy ra sự kiện, trong khi cư dân
mạng thì cứ thấy hình ảnh nào lạ mắt là quay phim, chụp ảnh bằng điện thoại
di động, máy tính bảng hoặc máy ảnh có wifi rồi đưa ngay lên mạng, mà
không phải chờ đợi qua sự kiểm duyệt. Nhờ vậy mà người xem mới có được


những thước phim thật xúc động như chiếc xe ô tô 4 chỗ từ từ trôi theo dòng


nước, một người phụ nữ quậy tưng trên chuyến bay, một phụ nữ ở Hà Nội giả
danh nhà báo xúc phạm cảnh sát giao thông…


NỘI DUNG
1. Khái niệm
Khái niệm “báo chí công dân” (citizen journalism) được cho là xuất
hiện lần đầu tiên ở Mỹ cách đây 11 năm trong cuốn sách We the media
(Chúng tôi là truyền thông) của Dan Gillmore, xuất bản năm 2003 với tiêu đề
“Chúng tôi là truyền thông: Báo chí của nhân dân và vì nhân dân” với nhận
định rất nổi tiếng: “Tin tức không còn là bài giảng mà là một cuộc đối thoại”.
Giống với cơ sở lập luận để xây dựng từ điển trực tuyến Wikipedia, lập luận
của Gillmore là “kiến thức và sự hiểu biết của mọi người vượt xa hiểu biết
của mỗi người về bất cứ lĩnh vực nào”.
Với báo chí công dân, tờ báo trở thành phương tiện kêu gọi mọi người
dân bình thường tham gia đóng góp ý kiến, đưa tin, bình luận. Nhờ đó, tờ báo
trở nên sống động hơn, tính tương tác giữa tờ báo và công chúng cao hơn và
tiếng thơm ấy sẽ giúp tờ báo lan tỏa rộng, ngày càng có thêm nhiều thông tín
viên, thêm nhiều độc giả.
Theo đó, khái niệm nhà báo công dân được hiểu là những người không
được đào tạo chuyên nghiệp về báo chí và không gắn bó thực sự với bất cứ
một cơ quan truyền thông nào. Họ đơn giản là những người phát hiện ra
những thông tin đáng giá và đưa tin về nó.
Trên thế giới, cách đưa tin của nhiều hãng thông tấn và tờ báo về các sự
kiện lớn trong vòng 10 năm qua cho thấy họ tận dụng rất tốt “nguồn tin công
dân”. Thực tế, không tòa soạn nào đủ nhân lực có thể nắm bắt toàn bộ diễn
biến mới ở khắp nơi trên thế giới. Họ phải dựa vào tai mắt của bạn đọc. Còn
bạn đọc thì cũng không còn thụ động chờ báo in, đài phát nữa mà đã cùng làm
báo với các tòa soạn. Trong vụ đánh bom khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, không
phải báo, đài nào cũng có những đoạn video hay hình ảnh vào thời điểm máy



bay đâm vào tòa tháp đôi… Và nhiều người dân đã cung cấp các bức ảnh đắt
giá ấy cho báo chí.
Cung cấp thông tin là đã làm một phần việc của người làm báo. Chưa
hết, công dân còn thể hiện trách nhiệm cao hơn, đó là tự phối kiểm để thông
tin được chính xác, thậm chí tự vào cuộc điều tra rồi cung cấp cho báo chí.
Đây chính là đề tài, là nguồn dữ liệu cơ bản để nhà báo tiếp tục nhiệm vụ của
mình: làm sáng tỏ vụ việc. Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, “mô hình” làm báo
kiểu này đã hình thành và diễn tiến hết sức sinh động hằng ngày, hằng giờ,
nhất là khi báo điện tử bùng nổ dữ dội, tầm ảnh hưởng rộng và có sự tương
tác rất cao với mọi giai tầng trong xã hội.
Thật khó có thể kể hết những trường hợp bạn đọc gọi điện thoại đến
báo, trao đổi rất lâu về một vấn đề đang gây bức xúc và họ muốn cung cấp
thêm thông tin để báo phản ánh cho tới ngọn tới nguồn; những người dân
nghèo đến tòa soạn, trên tay là từng chồng hồ sơ mà họ đã dày công thu thập
về một vụ tiêu cực, đề nghị báo điều tra làm rõ; và cả hàng triệu độc giả
thường xuyên gửi ý kiến (comment) sau mỗi bài báo để bày tỏ quan điểm của
mình hoặc báo tin thêm. Đã rất nhiều lần, với những đề tài thích hợp, các ý
kiến bạn đọc đã được chọn đăng hoặc từ thông tin bạn đọc, nhiều bài báo đã
ra đời, gây tiếng vang trong xã hội, có hiệu ứng nhất định. Vậy, mỗi công dân
đã là một nhà báo!
2. Lịch sử ra đời và phát triển của “Báo chí công dân”
2.1.1. Lịch sử ra đời
Internet và điện thoại di động đang thay đổi nhiều nghề nghiệp cũng
như cách thức thu thập, chia sẻ thông tin, từ đó, nó cũng thay đổi cách sống
của con người.
Xuất hiện ở Mỹ vào đầu những năm 1990, ý tưởng cốt lõi trong triết lý
và hệ thống giá trị của báo chí công dân (citizen journalism) là niềm tin cho



rằng báo chí có một nghĩa vụ đối với đời sống công cộng. Khái niệm “báo chí
công dân” lần đầu tiên được đưa ra trong cuốn sách của Dan Gillmore xuất
bản năm 2003 với tiêu đề “Chúng tôi là truyền thông: Báo chí của nhân dân
và vì nhân dân” với nhận định rất nổi tiếng: “Tin tức không còn là bài giảng
mà là một cuộc đối thoại”.
Giống với cơ sở lập luận để xây dựng từ điển trực tuyến Wikipedia, lập
luận của Gillmore là “kiến thức và sự hiểu biết của mọi người vượt xa hiểu
biết của mỗi người về bất cứ lĩnh vực nào”. Jan Schaffer, Giám đốc điều hành
Trung tâm báo chí công dân PEW, viết: “Chúng ta thấy rằng khi báo chí cung
cấp phương tiện hành động cho độc giả, độc giả sẽ hành động”.
Quảng cáo là một nguồn thu quan trọng của báo chí, thậm chí với nhiều
tờ báo, nguồn thu này còn lớn hơn cả lợi nhuận từ bán báo. Lý do chính dẫn
tới việc doanh số báo in đang sụt giảm và nhiều tờ báo phải đóng cửa trong
thời gian qua chính là việc kinh tế khó khăn kéo theo nhu cầu quảng cáo của
các doanh nghiệp sụt xuống mức thấp chưa từng thấy, do đó nguồn lợi nhuận
của báo chí hẳn nhiên sẽ giảm sút. Làm sao để báo chí vẫn tồn tại và độc lập
hơn về tài chính trong khi vẫn bám sát tính báo của mình là một câu hỏi khó
đối với nhiều người.
Chính vì vậy mà nảy sinh ý tưởng người dân tự góp tiền để thuê một
nhà báo điều tra và viết bài về một vấn đề họ quan tâm. Ví dụ nếu người dân
có nghi ngờ về một doanh nghiệp trong vùng làm ăn phi pháp, xả nước thải
gây ô nhiễm môi trường, họ sẽ cùng góp tiền, mỗi người một ít và thuê một
nhà báo để viết bài về doanh nghiệp đó. Sản phẩm cuối cùng - bài báo - sẽ trở
thành tài sản chung của các chủ bút - người dân. Ý tưởng này sẽ cho phép tạo
ra đột biến là đưa người dân, những người trước nay chỉ là độc giả gián tiếp,
nay sẽ là người trực tiếp tham gia công tác báo chí mà cụ thể là việc cung cấp
kinh phí và đề tài. Đây là điểm khác biệt so với những ý tưởng tương tự trước
đó về “báo chí công dân”.



Đi theo hướng tiếp cận này, người dân - những người sở hữu bài báo sẽ là người toàn quyền quyết định nhà báo nào sẽ được chọn lựa, phương án
nào sẽ được thực thi để viết bài. Ở phía ngược lại, nhà báo cũng có quyền
quyết định có thể nhận viết bài hay không. Ví dụ dự định quyên góp khoảng 5
triệu đồng để viết một bài báo, song người dân chỉ góp được một nửa số này,
nhà báo hoàn toàn có thể từ chối hay tiếp tục công việc dù tiền thù lao không
như dự định. Nếu anh ta từ chối, khoản tiền sẽ được hoàn trả cho mọi người.
Điều đó có nghĩa là đưa chính những người dân trở thành chủ bút cho những
tin tức báo chí mà họ quan tâm.
Nhiều nhà báo cho rằng tin tức thường thiên về mặt tiêu cực. Nhà báo
cảm thấy không thích làm tin tích cực. Trên thực tế, viết mặt tích cực không
có giá trị bằng viết mặt tiêu cực. Thật vậy, nhà báo thích viết tiêu cực hơn bởi
nghĩ như thế mới là nhà báo. Nhà báo công dân lại tìm cách cho thấy cả mặt
tích cực lẫn tiêu cực, cả cái làm được lẫn cái chưa làm được. Nhà báo công
dân đưa ra những giải pháp thành công ở nơi khác để cho các cộng đồng tham
khảo học tập.
Tờ “Tin tức Savannah Morning” (Mỹ) cho rằng sẽ không mang lại lợi
ích nào cả cho các ngôi trường yếu kém nếu vẫn viết như trước đây về những
kết quả học tập đáng “giật mình” của những học sinh nghèo, về số học sinh
bỏ học, những lời than phiền của cha mẹ học sinh đối với nhà trường và
những lời phàn nàn của nhà trường đối với chính phủ...
Thay vì làm như vậy, tờ báo này thành lập một nhóm công dân hành
động để trao đổi với các chuyên gia, nhân viên nhà trường, phụ huynh, học
sinh; các công dân này cùng nhà báo tham quan các mô hình trường điển hình
trên khắp nước Mỹ; các công dân viết bài cho tờ báo đề xuất những việc có
thể thực hiện cho thị trấn của mình; nhóm hành động xây dựng một kế hoạch
hành động và đăng lên tờ báo. Sau khi dự án báo chí này kết thúc, các công


dân cùng ngồi lại và thành lập một quĩ tài trợ phi chính phủ để cải thiện các

trường này.
Cái gì làm nên báo chí công dân? Đó là tờ báo. Tờ báo biết kêu gọi mọi
người dân bình thường tham gia đóng góp ý kiến, hiến kế; tờ báo chứng minh
cho thấy sự hiểu biết hằng ngày của người dân là có giá trị; tờ báo biết phát
triển các nhóm đầu mối - tức các nhóm hành động - giúp người dân tự động
não để cùng góp sức làm sao cho mọi việc trở nên tốt hơn; tờ báo biết khảo
sát những giải pháp khả thi, ứng dụng được cho vấn đề đang phải giải quyết;
tờ báo biết xây dựng cái gọi là “năng lực công dân”, nghĩa là công dân tự
quản, tự đảm nhận và chủ động giải quyết vấn đề.
2.1.2. Đặc điểm của báo chí công dân
Báo chí công dân là loại hình báo chí có sức ảnh hưởng rộng rãi và tính
tương tác cao. Cherian George, một chuyên gia về truyền thông kiểu mới, cho
rằng những sự kiện nhưvụ tấn công Mumbai hay vụ đánh bom London cách
đây mấy năm đã minh chứng cho sức mạnh của “báo chí công dân”. “Nếu
như sự kiện diễn ra với quy mô quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người, sẽ
không một hãng thông tấn nào đủ sức để theo dõi kịp thời cùng lúc mọi diễn
biến từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng với báo chí công dân, không có gì là
không thể”, ông nói.
Báo chí công dân đang trở thành một làn sóng mới. Internet ngày nay
đã thành máu thịt của dân cư mạng và gián tiếp tác động, không nhiều thì ít,
đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống. “Món” phổ thông nhất của đại đa số dân cư
mạng có lẽ là kỹ nghệ giao tiếp và truyền thông. Từ tình trạng tiêu thụ thông
tin một cách thụ động, nay người sử dụng Internet ngày càng được phép tham
gia tương tác và khám phá những khả năng khôn lường. Còn quá sớm để nói
về cái chết của báo chí truyền thống, thế nhưng phải thừa nhận rằng cái gọi là
nền báo chí công dân đang lấn dần quyền lực thứ tư, kể cả theo nghĩa tích cực
lẫn tiêu cực.


Tờ The Orange County Register ở bang California vận dụng kỹ thuật kể

chuyện mới để kể lại câu chuyện của những trẻ em đang sống trong những
khu ổ chuột theo cách thức đối thoại chỉ bằng tiếng nói của những đứa trẻ.
Không hề trích dẫn lời chuyên gia, không “ép” các quan chức nhà nước phải
chường mặt.
Phản ứng từ phía công chúng lại thật bất ngờ: 1.100 người gọi điện đến
tòa soạn bày tỏ sự ủng hộ và tặng 200.000 USD, 50 tấn thực phẩm, 8.000 món
đồ chơi và hàng ngàn giờ lao động tình nguyện. Chính quyền vùng Orange
chi 1 triệu USD cho chương trình nhà ở để đưa gia đình các em rời khỏi khu ổ
chuột lưu động này. Một tổ chức phi chính phủ phát động chiến dịch 5 triệu
USD để ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy trong các gia đình ở khu ổ
chuột.
Ngày 17/2/2008, CNN đã cho ra đời iReport.com, nơi cho phép độc giả
trên khắp thế giới gửi về những hình ảnh và video liên quan đến sự kiện chấn
động mà họ tận mắt chứng kiến. Những thông tin thú vị nhất sẽ được CNN
chọn lọc, kiểm chứng và được phát lại chính thức trên kênh CNN. Đây là một
dự án thành công của CNN được nhiều hãng thông tấn khác “nhái” lại, như iCaught của ABC, uReport của Fox và FirstPerson của MSNBC…
Đây là ví dụ tiêu biểu về báo chí công dân. Bên cạnh đó, trên thế giới
còn có nhiều loại hình báo chí công dân. Trang web Wikipedia cũng là một ví
dụ tiêu biểu về báo chí công dân bởi nội dung của nó hoàn toàn do độc giả
đưa nên. Hiện nay, các blog, các diễn đàn trên mạng cũng là một loại hình của
báo chí công dân. Trên các tờ báo của Việt Nam hiện nay như tuổi trẻ, tiền
phong, thanh niên, vietnamnet. Vnexpress, dân trí cũng đều có mục độc giả
viết hay mục bạn đọc. đó là mục dành riêng cho bạn đọc làm báo để tham gia
xây dựng tờ báo và cũng là để cung cấp thông tin cho độc giả.


Cũng có rất nhiều những tờ báo, những tạp chí chuyên ngành hầu hết
đều lấy tin bài của những cộng tác viên. Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu về
báo chí công dân hiện nay.
Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì mô hình báo chí

công dân ngày càng được các tờ báo chú trọng phát triển. Đây được xem như
đội ngũ cộng tác viên đông đảo bên cạnh lực lượng phóng viên của tờ báo góp
phần quan trọng vào sự phát triển của tờ báo. Do đó hiện nay, rất nhiều tờ báo
đều chú trọng phát triển lực lượng cộng tác viên rộng rãi trong quần chúng.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay báo chí công dân càng
có điều kiện để phát triển và có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì báo chí công dân cũng có nhiều
mặt tiêu cực. Đó là hiện nay, trên những trang cá nhân, những diễn đàn,
những những blog cá nhân, có nhiều những thông tin không lành mạnh, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận.
Để báo chí công dân góp phần tích cực vào sự phát triển chung của
truyền thông, rất cần những “ nhà báo công dân”, những “tòa soạn báo công
dân” làm việc không chỉ bằng tình yêu, mà còn làm việc bằng trách nhiệm.
Ở Việt Nam, trước khi khái niệm “báo chí công dân” xuất hiện, trên
thực tế, sự tham gia của mọi người dân vào công việc truyền thông của báo
chí truyền thống đã phát triển từ lâu, thông qua các hình thức Hộp thư bạn
đọc, hay sau này là Đường dây nóng. Tuy nhiên, chỉ tới khi các mạng xã hội,
các trang nhật ký điện tử trở thành một phần của đời sống thì “báo chí công
dân” mới thực sự lộ diện như một làn sóng mới.
3. Thực trạng báo chí công dân ở Việt Nam Hiện Nay
Luật Báo chí được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
5/4/2016 (thay thế Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999) và có


hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017. Luật có 6 chương, 61 điều với nhiều
nội dung mới.
So với Luật Báo chí 1999, Luật Báo chí năm 2016 tăng 25 điều, có 32
điều mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung. Không quy định chương quản lý nhà nước
về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí),
chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật Báo chí 1999 thành chương

III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí) trong Luật Báo chí
năm 2016. Luật quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân (chương II), đồng thời quy định về trách nhiệm của cơ
quan báo chí, của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân.
Trước khi Luật Báo chí được thông qua, đây là một nội dung được thảo
luận nhiều nhất vì tự do báo chí, tự do ngôn luận thực tế là một phương diện
thể hiện dân chủ ở nước ta. Đây cũng chính là điểm mới nhất của Luật Báo
chí (sửa đổi, bổ sung) lần này. Khi mà triển khai nội dung quan trọng được
quy định tại điều 14, điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự
do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.
Luật Báo chí 2016 quy định cho công dân được quyền tự do báo chí
như quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản
hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo
chí thực hiện sản phẩm báo chí, in, phát hành báo in. Quyền tự do ngôn luận
trên báo chí được xác định tại Điều 11 Luật Báo chí quy định công dân có các
quyền: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới. Tham gia ý kiến
xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí
đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, và
thành viên của các cơ quan, tổ chức đó cũng như các tổ chức, cá nhân khác.


Để đảm bảo cho quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí, Luật Báo chí 2016 quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí. Theo đó,
cơ quan báo chí phải đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm
báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, mục đích và không có nội
dung là những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9 và 10 Điều 9 của luật này. Trong trường hợp không đăng, phát phải trả
lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu. Các cơ quan báo chí phải trả lời hoặc yêu

cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo
chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Song song đó, luật
cũng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí,
tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi
để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm
dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Báo
chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
Mạng xã hội đóng một vai trò cực kỳ lớn trong việc phát tán các tin tức,
từ quá trình sản xuất, đưa tin cho đến khi đã xuất bản.
Rất nhiều các câu chuyện ban đầu vốn chỉ là những tin tức tự phát lan
nhanh trên Facebook hoặc Twitter sau đó được đào sâu, phát triển trở thành
những tin tức nổi bật trên báo chí.
Rất nhiều hãng truyền thông tên tuổi đang cố gắng để tận dụng nền
tảng tin tức mới này, tuy nhiên, từ đó cũng có nhiều vấn đề khác phát sinh.
Các hãng truyền thông đang loay hoay trong việc làm sao để có thể cân
bằng được giữa báo chí chuyên nghiệp và báo chí côn dân, đặc biệt là làm sao
để kiểm soát độ tin cậy, tính xác thực của các nguồn tin từ báo chí công dân
và các tin tức được lan truyền trên mạng xã hội.


Một vấn đề khác nữa, mỗi công dân có quan điểm chính trị, tôn giáo và
những định kiến cá nhân khác nhau. Khi họ là những nhà báo không chuyên
nghiệp, họ sẽ không biết cách tiết chế để các yếu tố này không ảnh hưởng đến
tính khách quan, trung thực của thông tin. Đây là một trong những “đe dọa”
rất lớn đối với các tòa soạn khi cân nhắc sử dụng nguồn từ báo chí công dân.
Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các biên tập viên. Ngoài khả
năng xác minh sự thật, họ sẽ phải cân nhắc, định lượng xem những gì các nhà

báo công dân đưa về có phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và quan
điểm của tòa soạn hay không.
Vậy tương lai của mối quan hệ giữa báo chí chuyên nghiệp và báo chí
công dân sẽ ra sao? Đây là một câu hỏi khó trả lời.
Mục tiêu của một nhà báo công dân thường chỉ đơn giản là lan truyền
tiếng nói và câu chuyện gần gũi của họ đến với người khác. Trong khi đó, một
nhà báo chuyên nghiệp thường gắn liền với nhiều quy tắc nghiệp vụ và đạo
đức báo chí để đảm bảo những thông tin đưa ra luôn khách quan và trung thực
nhất.
Vậy, đâu mới là điều quan trọng hơn trong phép so sánh mục tiêu của
hai đối tượng này?
“Trên thực tế, bên nào cũng quan trọng như nhau”, ông O’Hagan nhận
xét.
“Có thể ở thời điểm này, đó là một nhận định táo bạo trong thời điểm
này nhưng tương lai, sự tương tác hai chiều giữa người đọc và tòa soạn là một
trong những yếu tố quan trọng của báo chí”, ông O’Hagan giải thích thêm.
Đối thoại và xác minh thực tế sẽ vẫn là những nhân tố quan trọng nhất
trong mối quan hệ của nhà báo chuyên nghiệp và các nhà báo công dân.
Việt Nam chúng ta giờ đã có hơn 18.000 nhà báo được Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp thẻ. Dân số Việt Nam 92 triệu người thì có tới 48 triệu


người dùng Facebook, mạng xã hội. Vậy có thể coi 48 triệu người đó cũng
chính là những người làm báo nghiệp dư. Mỗi tài khoản Facebook cá nhân
đều là một "tòa soạn" và mỗi người dùng Facebook đều có thể trở thành một
nhà báo công dân, tự do bình luận trên chính tờ báo của mình.
Báo chí chính thống làm thế nào để định hướng đúng khi đất nước có tới 48
triệu người có gì đăng nấy, và tất nhiên sẽ có khi sai, khi đúng. Sai thì đã mấy
ai chịu phạt, chịu trách nhiệm? Còn báo chí chính thống chỉ được phép đưa
đúng. Thậm chí đúng đấy nhưng không phải đã cho đăng lên cả vì còn cân

nhắc có lợi hay không. Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn là rất
lớn. Hiện nay đa số độc giả vẫn thích đọc báo in với khoảng 1,6 tỉ độc giả của
các nhật báo trên toàn cầu. Các cuộc thăm dò ý kiến liên tục cho thấy độc giả
tin tưởng các hãng tin đã có tiếng và cảnh giác hơn đối với nhật ký mạng và
tư liệu do người dân tạo ra.
Ví dụ, một nghiên cứu về độc giả do một tờ báo tự do Pháp 20 phút tiến
hành cho thấy 2/3 số người được hỏi cho rằng thông tin của các trang tin trực
tuyến “không thể coi là tin tức” và họ nghi ngờ tính “xác thực của chúng”.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn không phải không lo lắng khi ông nêu
rằng: "Báo chí trong thời đại mới gắn chặt với truyền thông số, nhất là trong
cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Nếu chúng ta không tiến kịp, chính báo chí sẽ
đi sau mạng xã hội và nguy cơ tụt hậu với mạng xã hội là một nguy cơ hiện
hữu...".
Nhưng một trong những chức năng của báo chí chính thống là định
hướng dư luận, nên báo chính thống cần được chủ động thông tin, tránh hết
sức đặt mình ở thế bị động một cách không đáng có, ví như một vụ rơi máy
bay hay nổ kho đạn, một yếu nhân qua đời, nhất là những trường hợp đột
ngột, dễ đồn đại linh tinh... Nếu chúng ta không chủ động thông tin, những
đồn thổi sẽ lan truyền trên mạng xã hội cả ngày, cả tuần, đến khi có thông tin
chính thức cả nước đã bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch (nếu có) trên mạng.


Báo chí công dân – tương lai của báo chí
Với sự phát triển nhanh chóng của nhiều loại hình mạng xã hội như
Twitter, Facebook, WordPress…, công chúng có nhiều sự lựa chọn để tiếp cận
thông tin. Không những thế, họ còn là người phổ biến thông tin ra cộng đồng
với tốc độ nhanh nhất. Rất nhiều sự kiện được phản ánh chi tiết, chính xác
qua các diễn đàn, mạng xã hội, blog. Ở đó, công chúng có quyền được nói lên
nhân sinh quan của mình một cách dân chủ.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những luồng tin phản động được trá

hình bởi cụm từ “tự do báo chí” trong công chúng, đặc biệt là cộng đồng sử
dụng Internet. Rất khó để quản lý các nguồn tin trên mạng, và điều đó buộc
các nhà chức năng đôi khi phải sử dụng phương thức “cấm”. Ví dụ như đối
với Facebook, các nhà cung cấp đã lần lượt chặn loại hình này, không chỉ ở
Việt Nam mà còn một số nước trên thế giới, ví dụ như Trung Quốc, Siberia
v..v…


KẾT LUẬN

Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì mô hình báo chí
công dân ngày càng được các tờ báo chú trọng phát triển. Đây được xem như
đội ngũ cộng tác viên đông đảo bên cạnh lực lượng phóng viên của tờ báo góp
phần quan trọng vào sự phát triển của tờ báo. Do đó hiện nay, rất nhiều tờ báo
đều chú trọng phát triển lực lượng cộng tác viên rộng rãi trong quần chúng.
Hơn nữa hiện nay báo chí công dân càng có điều kiện để phát triển và có vai
trò quan trọng trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích
cực thì báo chí công dân cũng có nhiều mặt tiêu cực. Đó là hiện nay, trên
những trang cá nhân, những diễn đàn, những những blog cá nhân, có nhiều
những thông tin không lành mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận.
Để báo chí công dân góp phần tích cực vào sự phát triển chung của
truyền thông, rất cần những “ nhà báo công dân”, những “tòa soạn báo công
dân” làm việc không chỉ bằng tình yêu, mà còn làm việc bằng trách nhiệm.



×