Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VỀ DINH DƯỠNG ÁP DỤNG ĐỂ NĂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.83 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thịt heo hữu cơ hiện nay đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Mỗi
con heo hữu cơ thường phải nuôi 8 – 9 tháng mới được xuất chuồng, cao gấp hai lần
thời gian của heo nuôi cám công nghiệp do đó giá thành cũng cao gấp đôi, đổi lại nỗi
lo về chất độc hại hay chất tạo nạc được giảm xuống nhiều lần.
Do được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường hoàn toàn tự nhiên. Heo cho
ăn bằng những thức ăn hoàn toàn tự nhiên: cám gạo, cám ngô, rau, củ… mà không sử
dụng bất kì loại hooc-môn tăng trọng, tăng trưởng, chất tạo nạc, hay các sản phẩm
biến đổi gen nào khác nên thịt heo hữu cơ hàm lượng dinh dưỡng cao và có vị ngon,
chắc thịt, thơm ngon hơn bất kì loại thịt nào khác, giàu protein và các nguyên tố vi
lượng: vitamin và khoáng chất…. đảm bảo mọi tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm và thịt heo sạch.
Bởi vậy thịt heo hữu cơ đang là xu hướng của không chỉ người tiêu dùng Việt
Nam mà còn trên thế giới, vì vậy việc áp dụng chăn nuôi heo the1o phương thức mới
này là rất cần thiết và hứa hẹn sex đem lại được nhiều lợi nhuận cho người chăn nuôi.

1


MỤC LỤC
1.

Đặc điểm giải phẩu vá sinh lý tiêu hóa lợn.......................................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ tiêu hóa lợn......................................................................................................3
1.1.1. Miệng........................................................................................................................................ 3
1.1.2. Hầu và thực quản...................................................................................................................... 4
1.1.3. Dạ dày....................................................................................................................................... 4
1.1.4. Ruột.......................................................................................................................................... 5
1.1.5. Các tuyến tiêu hóa.................................................................................................................... 6
1.2. Sinh lý tiêu hóa ở lợn.............................................................................................................................7
1.2.1. Tiêu hóa ở miệng...................................................................................................................... 7


1.2.2. Tiêu hóa cơ học......................................................................................................................... 7
1.2.3. Tiêu hóa hóa học...................................................................................................................... 8
1.2.4. Tiêu hóa ở dạ dày..................................................................................................................... 8
1.2.5. Tiêu hóa ở ruột non................................................................................................................ 10

1.

Đặc điểm tiêu hóa ở lợn................................................................................................................ 13
1.1.
Lợn con.........................................................................................................................................13
1.1.1.
Tiêu hoá ở miệng............................................................................................................... 13
1.1.2.
Tiêu hoá ở dạ dày.............................................................................................................. 13
1.1.3.
Tiêu hoá ở ruột.................................................................................................................. 14
1.1.4.
Sự phát triển về sinh lý và hoá sinh của ống tiêu hoá........................................................14
1.1.5.
Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng..............................................................................15
1.1.6.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hoá...........................................15
1.1.7.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng.................................................................................................. 16
1.1.8.
Cách cho ăn........................................................................................................................ 16
1.2.
Lợn lớn.........................................................................................................................................16
1.2.1.
Quá trình tiêu hoá.............................................................................................................. 16

1.2.3.
Khả năng tiêu hoá.............................................................................................................. 17

2.

3.

4.

Một số tiến bộ kỹ thuật khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi...................................17
2.1.

Xây dựng khẩu phần...................................................................................................................17

2.2.

Chế biến thức ăn..........................................................................................................................19

2.3.

Kỹ thuật cho ăn............................................................................................................................20

Thành tựu ở Việt Nam và thế giới................................................................................................. 21
3.1.

Việt Nam......................................................................................................................................21

3.2.

Thế giới........................................................................................................................................24


Kết luận........................................................................................................................................ 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 26

2


1. Đặc điểm giải phẩu vá sinh lý tiêu hóa lợn
1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ tiêu hóa lợn
1.1.1. Miệng
Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía
trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là
màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng.
- Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh môi có lông xúc
giác. De và ngựa có môi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn.
- Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và tọa nên thành bên của xoang
miệng. Má đẩy thức ăn và giữa hai mặt răng khi nhai.
- Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên) và
xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên. Cấu tạo là mô sợi bị sừng
hóa. Ở chính giữa có đường sọc dọc, hai bên là 15 – 20 gờ ngang. Vòm khẩu cái làm
điểm tựa cho lưỡi khi nuốt.
- Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc
khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và họng hay yết hầu ở phía
sau. Màng này hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đường lên
mũi khi nuốt.
- Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm
dưới. Lưỡi chia làm hai phần và ba mặt:
+ Gốc lưỡi ở phía sau được gắn chặt vào xương lưỡi trước yết hầu. + Thân và đỉnh
lưỡi ở phía trước có thể cử động tự do.

+ Mặt lưng lưỡi (ở trên) phủ bởi niêm mạc có 4 loại gai: gai hính sợi để xúc giác, gai
hình nấm, gai hình đài và gai hình lá làm nhiệm vụ vị giác.
+ Hai bên mặt lưỡi trơn nhẵn có cá gai nhọn là nơi đổ ra của các ống dẫ của tuyến
nước bọt dưới lưỡi.
+ Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều
hướng khác nhau khó tách rời.
+ Tác dụng: lưỡi uốn cong lên sát khẩu cái khi nuốt, lấy thức ăn (ở trâu bò), vận
động khi kêu, rống (tương tự phát âm ở người).
- Răng: là bộ phận cứng nhất trong xoang miệng dùng để cắt, xé và nghiền nát thức
ăn. Tùy theo chức phận có thể chia làm 3 loại răng:
+ Răng cửa (C) mỏng dẹt, có một chân răng để cắt, cắn thức ăn, lợn có 12 răng cửa.
+ Răng nanh (N) hình tháp, chắc khỏe, nhọn, dùng để xé thức ăn, lợn có 4 răng
nanh.
+ Răng hàm: Chia thành răng hàm trước (HT) 16 răng và răng hàm sau (HS) 12
răng, to hơn hai loại răng trên, có 2 – 3 chân răng cắm vào trong xương hàm. Răng
hàm để nhai nghiền nát thức ăn.
Hình thái và cấu tạo răng: mỗi răng chia làm 3 phần: vành, cổ và chân răng.
+ Vành răng là phần trắng nhô ra ngoài xương hàm.
+ Cổ răng là phần tiếp giáp xương hàm được lợi ôm lấy chân răng (rễ răng) cắm vào
trong xương hàm, bên trong chứa tủy răng.
+ Răng được cấu tạo bởi: ngà răng giống như xương chắc. Men răng cứng nhất bao
bọc bằng ngà răng làm răng trắng bóng. Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai
răng. Tủy răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu, thần kinh. Công thức
răng trưởng thành ở một số loài gia súc: Người ta biểu diễn số lượng răng dưới dạng
3


một phân số trong đó tử số là 1/2 số răng của hàm trên, mẫu số là 1/2 số răng của hàm
dưới.
Răng sữa: con vật sau khi đẻ ra đã mọc răng gọi là răng sữa. Thường chỉ có răng

cửa và răng hàm trước. Sau đó mới mọc tiếp răng nanh, răng hàm trước, gần đến tuổi
trưởng thành mọc nốt răng hàm sau.
1.1.2. Hầu và thực quản
Hầu là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực
quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa
đường tiêu hóa và đường hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh
quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản. Ngoài ra từ yết hầu còn có hai lỗ thông
lên xoang nhĩ (bên trong màng nhĩ tai) nhờ hai ống nhĩ hầu.
Thực quản là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Trường hợp vật ợ lên nhai
lại hoặc bị nôn thức ăn lại đi từ dạ dày qua thực quản lên miệng. Thực quản chia làm
3 đoạn: cổ, ngực và bụng.
- Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 22
phía trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song
song bên trái khí quản.
- Đoạn ngực: vào lồng ngực lại đi lên khí quản, giữa hai lá phổi.
- Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái
đổ vào đầu trái dạ dày.
- Cơ thực quản: lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc. Ở lợn, đoạn cổ và
ngực là cơ vân, đoạn bụng là cơ trơn.

Hình 1: Cấu tạo tổng quát vùng ngực và vùng bụng ở lợn.
1.1.3. Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa, dạ dày lợn là dạ dày đơn.
* Vị trí, hình thái dạ dày lợn
- Dạ dày giống một túi hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và
gan, trước khối ruột hơi lệch về bên trái bụng trong khoảng xương sườn số 6 – 12. Dạ
dày có hai đầu, hai cạnh và hai mặt.
4



- Đầu trái dạ dày tiếp nhận thực quản đổ vào qua lỗ thượng vị. Ở đó có lớp cơ
vòng.. Ở lợn lớp cơ này mềm hơn, mở ra dễ dàng nên con vật nôn được.
- Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị.
- Cạnh bên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau
gan) và mặt sau cơ hoành.
- Cạnh dưới cong, dài hơn có màng nối lớn gắn chặt vào dưới thành bụng.
* Cấu tạo dạ dày lợn
Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng: là màng sợi tổ chức liên kết.
- Lớp giữa: có 3 lớp cơ trơn: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và có dọc ở ngoài.
- Lớp trong: là niêm mạc chia làm 4 khu vực phân biệt rõ:
+ Khu thực quản: màu trắng thô bao quanh lỗ thượng vị, niêm mạc không có
tuyến tiết dịch.
+ Khu thượng vị: màu xám tro, niêm mạc có tuyến tiết dịch nhầy muxin.
+ Khu thân vị: màu hồng, niêm mạc có tuyến thân vị tiết dịch vị chứa các men
tiêu hóa như pepxinogen.
+ Khu hạ vị: màu vàng do dịch mật từ tá tràng trào lên. Có tuyến hạ tiết ra HCH
(axit HCl dưới dạng i-on).
1.1.4. Ruột
* Ruột non
Là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi manh
tràng. Ruột non lợn dài từ 10 – 12m, đường kính 1 – 2cm.
Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:
- Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 – 1.5m thường bẻ cong hình
chữ S (lợn, ngựa). Trên niêm mạc tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật chủ và ống dẫn tụy.
- Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày
sát lõm hông trái ở lợn.
- Hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già. Nó lồi vào bên
trong lòng manh tràng gọi là van hồi – manh tràng.
- Hình thái ruột non có 2 đường cong:

+ Đường cong lớn tròn, trơn, tự do.
+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào. Đây là màng sợi tổ chức liên kết
có lẫn mỡ, là nơi cho mạch máu thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi 24 vào ruột
để nuôi dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan.
Trên màng treo ruột còn có rất nhiều hạch bạch huyết kết thành chuỗi dày đặc có
nhiệm vụ ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh không cho vào máu hoặc hấp thu và
giữ lại những vật lạ độc hại không cho vào cơ thể.
- Cấu tạo ruột non:
Ngoài là lớp màng sợi tổ chức liên kết rất mỏng.
Giữa là lớp cơ trơn vòng trong, dọc ngoài.
Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện tích bề
mặt tiếp xúc với thức ăn.
Biểu mô phủ niêm mạc cấu tạo từ các tế bào có vi nhung tạo thành những lông
nhung hình ngón tay để tăng diện tích tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
5


Dưới lớp biểu mô có tuyến ruột tiết dịch ruột chứa các men tiêu hóa: proteaza,
lipaza, amilaza… đổ ra bề mặt biểu mô hòa vào thức ăn. Ở đoạn tá tràng ngoài tuyến
ruột non còn có thêm tuyến tá tràng.
Trên thành ruột, nhất là đoạn không tràng có nhiều nang bạch huyết tập trung thành
từng đám gọi là mảng payer, là nơi sản sinh bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn có lẫn
trong thức ăn.
* Ruột già
Ruột già ngắn hơn ruột non nhưng đường kính to hơn ruột non và chia làm 3
đoạn:
- Manh tràng: giống một cái ống dài 35 – 50cm tùy loài gia súc, một đầu to là gốc
manh tràng, ở đó tiếp nhận hồi tràng đổ vào (qua van hồi – manh tràng) và là nơi xuất
phát của kết tràng. Phần giữa là thân, đầu kia thon nhỏ là đỉnh. Ở lợn manh tràng nằm
từ lõm hông trái xuống bụng bên trái.

- Kết tràng: Ở lợn kết tràng cuộn lại thành 3 – 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước
manh tràng, bên trái bụng.
- Trực tràng: Là đoạn ngắn nối liền kết tràng đi từ cửa xoang chậu đến hậu môn,
trong xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng
đái, niệu đạo (ở con đực).
- Cấu tạo ở ruột già: Ngoài là lớp màng sợi, giữa là lớp cơ trơn nhưng cơ vòng và
cơ dọc sắp xếp không đều nên tạo thành những khoanh nối tiếp nhau. Niêm mạc ruột
già không có gấp nếp dọc, không có lông nhung nhưng có nhiều nang bạch huyết.
1.1.5. Các tuyến tiêu hóa
1.1.5.1. Tuyến nước bọt
Ngoài các tuyến ở thành ống tiêu hóa đã trình bày, gan, tụy, tuyến nước bọt là các
cơ quan tiết dịch tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Lợn có 3 đôi tuyến nước bọt
đều ở vùng đầu tiết ra nước bọt theo các ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức
ăn.
- Tuyến dưới tai: là tuyến hình tháp lộn ngược màu vàng nhạt nằm dưới tai và dọc
theo cạnh sau nhánh đứng xương hàm dưới. Tuyến có cấu tạo hình chùm nho. Ống
dẫn từ đầu dưới tuyến vòng qua góc hàm ra ngoài đổ ra trên niêm mạc má ngang với
răng hàm trên thứ thứ 4.
- Tuyến dưới hàm: nằm dưới tuyến dưới tai, kéo dài theo nhánh nằm ngang hàm
dưới về trước. Ống dẫn đổ nước bọt vào xoang miệng ở sau các răng cửa hàm dưới.
- Tuyến dưới lưỡi: nhỏ hơn hai tuyến trên, gồm hai thùy nằm chồng lên nhau ở
dưới thân lưỡi. Thùy trên có 15 ống dẫn đổ ra hai hàng gai thịt ở mặt bên của lưỡi.
Thùy dưới có ống dẫn đổ ra ở sau các răng cửa hàm dưới.
1.1.5.2. Gan
Là tuyến lớn nhất trong cơ thể, hình trăng khuyết nằm ngang sau cơ hoành, trước
dạ dày. Ở lợn, gan nằm ngang bên phải khoảng xương sườn 7 – 13, bên trái từ xương
sườn 8 – 10.
* Hình thái của gan có hai mặt và hai cạnh:
- Mặt trước cong lồi theo chiều cong cơ hoành.
- Mặt sau sát dạ dày, có phần lõm là rốn gan, ở đó có dây chằng gan – dạ dày,

động mạch gan, tĩnh mạch cửa và thần kinh đi vào gan, các hạch lâm ba và ống dẫn
mật.
- Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ sau và thực quản đi qua.
6


- Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ chia gan thành nhiều thùy. Ở lợn, chó gan chia
làm 6 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa phải, thùy phải và thùy
phụ. Túi mật nằm sau thùy giữa phải.
* Cấu tạo gan:
Mặt ngoài gan được bao bọc bởi màng sợi rất mỏng. Màng này chui vào trong
tạo thành các vách ngăn phân chia các thùy, tiểu thùy.
Mô gan màu đỏ nâu, mềm, cấu tạo nên các tiểu thùy hình đa giác. Trong mỗi tiểu
thùy các tế bào gan sắp xếp thành các cột hình nan hoa xe đạp, xen kẽ là các tế bào có
tác dụng thực bào diệt khuẩn. Chính giữa tiểu thùy có ống mật và tĩnh mạch. Nơi 3 –
4 tiểu thùy gan tiếp giáp nhau tạo thành khe hở gọi là quãng cửa, ở đó có các động
mạch, tĩnh mạch và ống mật gian thùy và thần kinh.
* Chức năng:
Các tế bào gan tiết ra mật theo các ống mật đổ vào túi mật, từ đó theo ống mật
chủ đổ vào tá tràng góp phần tiêu hóa mỡ.
Gan khử độc, tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ thể.
Chất độc, vi khuẩn có lẫn trong thức ăn theo tĩnh mạch cửa vào gan ở đó được tế
bào gan khử độc. Tế bào kupfer thực bào và tiêu tan vi khuẩn.
Gan là nơi tích trữ đường glucose dưới dạng glycogen.
Gan sinh ra heparin làm máu không đông. Thời kỳ bào thai gan là cơ quan tạo
huyết (sinh hồng cầu).
1.1.5.3. Tuyến tụy
Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá
tràng (chữ S hoặc U).
Mặt ngoài là mạng sợi mỏng bao bọc, trong là các mô tuyến hình chùm nho tiết ra

dịch tụy theo ống dẫn tụy đổ ra niêm mạc tá tràng.
Chức năng: tuyến tụy tuy nhỏ song rất quan trọng với 2 chức năng:
- Phần ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để phân giải thức
ăn.
- Phần nội tiết: các tế bào của đảo tụy (nằm xen giữa các chùm túi tuyến) tiết ra
hai hocmon quan trọng:
+ Tế bào anpha tiết ra glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan
thành đường glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào.
+ Tế bào beta tiết insulin thúc đẩy tổng hợp glucose (hấp thụ từ ruột vào máu)
thành glycogen để tích trữ ở gan. Vì thế nếu thiếu hocmon này người hoặc vật mắc
bệnh tiểu đường.
1.2. Sinh lý tiêu hóa ở lợn
1.2.1. Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa là quá trình xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức ăn,
biến đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu.
1.2.2. Tiêu hóa cơ học
Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nuốt.
- Lợn dùng mõm cứng (hàm trên) cày dũi đất tìm kiếm thức ăn, dùng hàm dưới,
lưỡi đưa thức ăn vào miệng.
- Ở lợn: nhai là sự vận động lên xuống của hàm dưới, còn hàm trên đưa qua lại
sang phải và sang trái.
7


- Nuốt: thức ăn sau khi nghiền nát và trộn với nước bọt được nuốt thẳng xuống thực
quản, rồi vào dạ dày. Nuốt là một phản xạ phức tạp có sự phối hợp của 3 bộ phận:
màng khẩu cái, cơ yết hầu, sụn tiểu thiệt của thanh quản. Đầu tiên thức ăn sau khi nhai
lại được lưỡi nâng lên áp sát vòm khẩu cái và mặt trên gốc lưỡi. Khi nuốt màng khẩu
cái uốn cong lên trên, về phía sau để đóng kín đường lên mũi và ngừng thở.
Sụn tiểu thiệt uốn cong về phía sau đóng kín đường thanh quản và không cho thức

ăn rơi xuống. Cơ yết hầu co rút đẩy thức ăn rơi xuống thực quản. Động tác nuốt là
hoạt động theo ý muốn đưa thức ăn từ miệng đến yết hầu. Khi thức ăn đến yết hầu để
xuống thực quản lại là hoạt động không theo ý muốn và là phản xạ có điều kiện.
1.2.3. Tiêu hóa hóa học
- Đặc điểm tuyến nước bọt:
Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi lợn ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết ít hơn. Số
lượng và tính chất nước bọt: phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính chất của thức
ăn.
Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn. Lợn một ngày đêm tiết ra 15lít,
ngựa 40lít, trâu bò 60lít.
- Vai trò của nước bọt:
Tính chất, thành phần hóa học:
Nước bọt là dịch trong, không màu, tỷ trọng bằng 1.002 – 1.009, có độ pH khác
nhau tùy từng loại gia súc, ở lợn pH = 7,32.
Nước bọt chứa 99% là nước, chỉ có 1% là chất khô gồm: chất nhày muxin, men
phân giải tinh bột như amilaza, maltaza; một số chất vô cơ như muối clorua, sulphat,
cacbonat của Na, K, Mg, Ca.
Tác dụng của nước bọt:
Tẩm ướt làm mềm thức ăn, dễ nuốt.
Làm trơn và bảo vệ xoang miệng.
Phân giải tinh bột chín thành đường mantose, từ đường mantose thành glucose
Men amilaza
Tinh bột chín

Mantose + dextin
Mantaza

Mantose

Glucose


Các men amilaza, mantaza chỉ có trong nước bọt của người, chó, lợn phân giải
một lượng nhỏ tinh bột (cơm, cháo, khoai…)
Tác dụng diệt khuẩn: do chất lizozim có tác dụng chống lại hoạt động của vi
khuẩn.
Nước bọt hòa tan một số chất trong thức ăn như: đường, muối khi có chất bẩn,
bùn đất, vật lạ… nước bọt tiết nhiều hơn để tẩy rửa.
Ở những loài vật tuyến mồ hôi ít phát triển (trâu, chó, cừu…) thì nước bọt tiết ra
được bốc hơi giúp quá trình tỏa nhiệt.
1.2.4. Tiêu hóa ở dạ dày
1.2.4.1. Tiêu hóa cơ học
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học.
8


Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn và thấm
đều vào dịch vị do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến. Sau đó
nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị (lớp cơ vòng bao
quanh lỗ hạ vị). Van này đóng mở có điều kiện chủ yếu do sự thay đổi độ pH môi
trường xung quanh lỗ hạ vị. Cụ thể như sau:
Khi thức ăn xuống dạ dày kích thích niêm mạc tiết dịch. Vài giọt axit HCl (do khu
hạ vị tiết ra) qua lỗ hạ vị xuống tá tràng làm độ pH ở đây giảm đi kích thích làm đóng
van hạ vị. Sau đó do dịch ruột, dịch tụy, dịch mật đổ vào tá tràng, trung hòa lượng axit
vừa rơi xuống và làm tăng pH. Nhờ đó van hạ vị lại được mở ra. Lúc đó dạ dày co
bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.
Khi thức ăn xuống đến tá tràng có kèm theo một lượng axit nhất định gây giảm độ
pH lại kích thích làm đóng van hạ vị. Cứ như vậy quá trình diễn ra tuần tự và liên tục
cho đến khi thức ăn được chuyển hết từ dạ dày xuống tá tràng.
1.2.4.2. Tiêu hóa hóa học
Bản chất tiêu hóa hóa học ở dạ dày là sự tác động của các chất hóa học trong dịch

vị, do các tuyến của dạ dày tiết ra với các chất từ dạng phức tạp trong thức ăn nhằm
biến đổi chúng thành chất đơn giản hơn, đưa xuống ruột để cơ thể có thể hấp thụ
được.
- Thành phần, tính chất lý – hóa học của dịch vị:
Dịch vị là chất lỏng trong suốt, có tính axit (ở bò pH = 2.17; ở chó pH = 1.5 –
2.0; lợn pH = 2.5 – 3.0). Trong dịch vị có 99.5% là nước, 0.5% là vật chất khô gồm:
axit hidrocloric (HCl) dưới dạng H+Cl; chất khoáng NaCl, CaCl2 , Ca3(PO4)2; các
enzyme (men) pepxinogen, pepxin, lipaza, chất nhày muxin.
- Tác dụng của HCl:
Axit HCl do tuyến hạ vị tiết ra có các chức năng sau:
Hoạt hóa enzyme pepxinogen thành pepxin.
Giúp đóng mở van hạ vị.
Giúp bài tiết dịch tụy, dịch ruột.
Diệt vi khuẩn có lẫn trong thức ăn.
- Tác dụng của các enzyme:
Trong dịch vị men pepxin đầu tiên dưới dạng pepxinogen, dưới tác dụng hoạt
hóa của H+ Cl- biến thành pepxin. Pepxin phân giải protein thành các polypeptit.
H+ClPepxinogen

Pepxin
Pepxin

Protein

Polypeptit

Chymozin (enzyme ngưng kết sữa) chỉ có ở vật non đang bú sữa. Enzym này có tác
dụng ngưng kết casein và ion Ca++ có trong sữa thành các cục đông để men pepxin
tác dụng phân giải.
+ Cơ chế điều hòa tiết dịch vị:

Dịch vị được tiết ra do thần kinh điều khiển dưới dạng các cung phản xạ có điều
kiện và phản xạ không điều kiện.
9


Phản xạ không điều kiện: khi thức ăn xuống dạ dày chạm vào lớp niêm mạc sẽ
kích thích các tuyến của niêm mạc tiết dịch.
Phản xạ có điều kiện: đây là sự tiết dịch xảy ra khi chưa có thức ăn tác động vào
niêm mạc dạ dày. Cụ thể là khi ngửi thấy mùi thức ăn, nhìn thấy thức ăn hoặc tiếng va
đập của dụng cụ cho ăn thì dịch vị tiết ra. Trong trường hợp này, dịch vị tiết ra sẽ chứa
một lượng enzym tiêu hóa nhiều hơn. Trong chăn nuôi gia súc tập trung người ta đặc
biệt chú ý thành lập loại phản xạ này để làm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu của vật
nuôi.
Kết quả tiêu hóa ở dạ dày đơn:
Sau khi chịu tác động cơ học, hóa học, thức ăn trong dạ dày được biến thành
chất lỏng gọi là nhũ trấp. Nhũ trấp có chứa:
Nước, khoáng, vitamin.
Gluxit: gồm mantose và các gluxit chưa tiêu hóa.
Lipit: gồm một ít glyxerin, axit béo và lipit chưa tiêu hóa.
Protein: gồm polypeptit và protein chưa tiêu hóa.
Như vậy, thức ăn ở dạ dày chưa được tiêu hóa hoàn toàn (vì chưa bị phân giải
triệt để). Nó được chuyển xuống ruột non để tiếp tục bị phân giải và hấp thụ.
1.2.5. Tiêu hóa ở ruột non
1.2.5.1. Tiêu hóa cơ học
Vách ruột non được cấu tạo bởi cơ vòng trong, cơ dọc ở ngoài. Sự co rút của hai
lớp này tạo điều kiện vận động hình sin gọi là nhu động giống như sóng lan truyền
trên mặt nước. Nhu động làm thức ăn nhỏ ra, trộn đều với dịch ruột, dịch tụy, dịch mật
và đi dần suốt chiều dài của ruột từ trước ra sau.
1.2.5.2. Tiêu hóa hóa học
Thức ăn (chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày) xuống ruột non dưới tác động của

các enzyme chứa trong dịch mật, dịch tụy, dịch ruột sẽ bị phân giải hoàn toàn thành
các chất đơn giản nhất để hấp thu qua biểu mô niêm mạc ruột, vào máu đi nuôi cơ thể.
* Dịch mật
+ Thành phần cấu tạo của dịch mật:
Mật do tế bào gan sinh ra liên tục được tích trữ trong túi mật, theo ống dẫn
mật đổ vào tá tràng 10 – 15 phút trước khi ăn. Ở ngựa, chuột, lạc đà, bồ câu không có
túi mật thì theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng.
Dịch mật hơi nhớt, vị đắng, màu vàng sẫm ở gia súc ăn cỏ, vàng xanh ở gia
súc ăn thịt do sắc tố mật tạo nên. Dịch mật có độ pH = 7.5; chứa 90% nước, 10% chất
khô quan trọng (muối mật, axit mật).
+ Tác dụng: mật tuy không chứa enzyme tiêu hóa song có vai trò quan trọng vì:
Kích thích ruột nhu động.
Trung hòa axit trong thức ăn từ dạ dày xuống.
Cắt mỡ thành các hạt nhỏ (nhũ tương hóa mỡ) để men lipaza tác động có hiệu
quả.
Làm tăng tác dụng của các enzyme tiêu hóa lipaza, amilaza, proteaza.
Axit mật có khả năng hấp thu trên bề mặt những hạt mỡ nhỏ. Khi cơ thể hấp
thụ axit mật thì hấp thụ luôn các hạt mỡ đó.
Axit mật + axit béo tạo phức chất tan giúp cho việc hấp thụ axit béo ở ruột
được dễ dàng.
Mật giúp hấp thu vitamin hòa tan trong dầu.
10


+ Lượng mật tiết ra trong một ngày đêm ở lợn là 2.4 – 3.8lít.
* Dịch tụy
- Thành phần, tính chất và tác dụng của dịch tụy:
+ Dịch tụy là chất lỏng, trong suốt không màu tỉ trọng: 1.008 – 1.010 độ pH có
tính kiềm nhẹ. Dịch tụy có chứa 90% nước, 10% chất khô gồm các muối vô cơ: NaCl,
CaCl2, Na2HPO4 trong đó NaHCO3 chiếm nhiều nhất.

Chất hữu cơ: các enzyme như tripxin, chymotripxin, saccaroza, lipaza.
- Tác dụng của các enzyme dịch tụy:
Enzym tiêu hóa protein:
Enterokinaza
Tripxinogen
Tripxin
Tripxin
Protein

polypeptit

Aminoaxit

Men tripxin được tiết dưới dạng tripxinogen, dưới tác dụng hoạt hóa của enzyme
enterokinaza do dịch ruột tiết ra thành tripxin hoạt động, phân giải protein thành
polypeptit cuối cùng thành aminoaxit. Đây là enzyme rất mạnh và chủ yếu của dịch
tụy để phân giải protein.
Enzyme chymotripxin: có tác dụng như tripxin nhưng yếu hơn. Lúc đầu ở dạng
chymotripxinogen không hoạt động, nhờ tripxin hoạt hóa thành chymotripxin hoạt
động.
Tripxin
Chymotripxinogen
Chymotripxin
Chymotripxin
Protein

Polypeptit + Amino axit

+ Enzym polypeptidaza phân giải polypeptit thành các amino axit. Polypeptidaza
Polypeptit amino axit

+ Enzym tiêu hóa gluxit: Các enzyme phân giải tinh bột, đường thành đường đơn
theo sơ đồ sau:
Amilaza, H2O
Tinh bột
mantose
Maltaza, H2O
Mantose

2 Glucose
Lactaza, H2O

Lactose

Glucose + Galactose

Saccaraza, H2O
Saccarose
+ Enzym tiêu hóa lipit: lipaza
Lipaza, H2O
11

Glucose + Fructose


Lipit

Glixerin + axit béo

Các enzyme phân giải đường, tinh bột và lipit của dịch tụy mạnh hơn nhiều lần so
với các enzyme này có trong nước bọt và dịch dạ dày.

* Dịch ruột
- Thành phần, tính chất và tác dụng của dịch ruột.
Dịch ruột do hai loại tuyến ở niêm mạc ruột tiết ra đó là tuyến tá tràng, chỉ có ở
niêm mạc tá tràng và tuyến ruột phân bố ở niêm mạc toàn bộ ruột non.
Dịch ruột là chất lỏng nhớt, không màu, pH = 8.2 – 8.7. Trong dịch ruột chứa 99%
là nước, 1% là chất khô gồm có: muối vô cơ, các cholesterol và protein của dịch ruột
chủ yếu là các enzyme.
Hỗn hợp dịch ruột với thức ăn tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡng chất. Lượng
này khác nhau tùy thuộc vào ruột non của gia súc.
- Tác dụng tiêu hóa của các enzym dịch ruột:
+ Các enzyme tiêu hóa protein và axit nucleic
Gồm các enzym sau: erepxin, aminopetidaza, dipeptidaza, enterokinaza, nucleaza,
nucleotidaza. Các enzyme này phân giải các chất theo các sơ đồ phản ứng sau:
Dipeptidaza
Dipeptit

2 Amino axit
Prolilaza

Peptit

Amino axit + prolin
Nucleaza

Axit nucleic

Nucleotit

Nucleotidaza
Nucleotit


Nucleosit
Nuclesidaza

Nucleosit

Kiềm(primidin)+pentose+ H3PO4

+ Enzym enterikinaza hoạt hóa tripxinogen
tripxin hoạt động.
+ Enzym tiêu hóa lipit:
Gồm có lipaza, photpholipaza, cholesterol – esteraza
Lipaza
Lipit
Glyxerin + Axit béo
+ Enzyme tiêu hóa gluxit (tinh bột và đường)
Gồm các enzyme giống như trong dịch tụy: amilaza, mantaza, lactaza,
saccaraza…
- Chất nhày muxin: chất này ở dạ dày do tuyến thượng vị, ở ruột do tế bào hình
đài của biểu mô ruột tiết ra và được bao phủ hoàn toàn bề mặt niêm mạc dạ dày và
ruột để bảo vệ, chống lại tác dụng phân giải của HCl trong dạ dày và các men tiêu hóa
protein.
12


- Kết quả tiêu hóa ở ruột non
Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hóa hoàn toàn biến thành những chất
đơn giản nhất. Những chất này tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡng chất chứa các
đường đơn như glucose, galactose, các amino axit (sản phẩm phân giải protein),
glyxerin và axit béo (sản phẩm phân giải lipit), nước, một số muối khoáng và

vitamin… sẵn sàng được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu để đi nuôi cơ thể.
1.2.5.3. Quá trình hấp thu
* Cơ quan hấp thu
Suốt chiều dài ống tiêu hóa chỉ có 3 cơ quan hấp thu là dạ dày, ruột non và ruột
già.
- Dạ dày: dạ dày lợn chỉ hấp thu nước, rượu là chủ yếu, một ít đường glucose và
khoáng, lý do vì chất nhày muxin phủ kín niêm mạc dạ dày.
- Ruột non: là cơ quan hấp thu chủ yếu của cơ thể vì:
Niêm mạc có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích tiêu hóa, hấp thu.
Niêm mạc tạo thành các lông nhung được phủ bởi tế bào biểu mô có vi nhung
tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu lên hàng trăm lần.
Chính giữa lông nhung có động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dễ dàng
tiếp nhận các chất từ tế bào biểu mô thấm vào.
- Ruột già: ruột già hấp thu được nước, muối khoáng, glucose.
* Đường vận chuyển chất dinh dưỡng
- Tĩnh mạch giữa lông nhung hấp thu và vận chuyển nước, khoáng, vitamin tan
trong nước, đường đơn, amino axit, 30% axit béo và glyxerin.
- Ống bạch huyết giữa lông nhung hấp thu vitamin tan trong dầu, 70% axit béo
và glyxerin.
- Các tĩnh mạch giữa lông nhung thu chất dinh dưỡng tập trung lại thành các tĩnh
mạch ruột, ở dạ dày thành tĩnh mạch dạ dày, các tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch cửa
vào gan để được lọc sạch, khử độc, tiêu diệt vi khuẩn rồi đổ vào tĩnh mạch chủ sau về
tim đi nuôi cơ thể. Đường bạch huyết cuối cùng đổ về tim.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu
Quá trình tiêu hóa, hấp thu ở gia súc chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe của con vật: vật khỏe mạnh, không có tổn thương bệnh lý
đường tiêu hóa sẽ tiêu hóa, hấp thu tốt.
- Chất lượng thức ăn và kỹ thuật chế biến tốt.
- Thành lập các phản xạ có điều kiện khi cho ăn sẽ tăng tính thèm ăn, kích thích tiết
dịch.

Ví dụ: đánh kẻng khi ăn, ăn tinh trước, thô sau. Kết hợp cho ăn và uống nước đầy
đủ. Ăn đúng giờ, đúng bữa, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
1. Đặc điểm tiêu hóa ở lợn
1.1. Lợn con
Lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh. Song những tuần đầu bị hạn chế do chức
năng cơ quan tiêu hoá chưa thành thục.
1.1.1. Tiêu hoá ở miệng
Lợn mới sinh những ngày đầu hoạt tính amilaza nước bọt cao. Tách mẹ sớm,
hoạt tính amilaza nước bọt cao nhất ở ngày thứ 14, còn lợn con do mẹ nuôi phải đến
ngày thứ 21. Nước bọt ở tuyến mang tai chứa 0,6 – 2,26% vật chất khô. Khả năng tiêu
hoá 16 – 500 đơn vị vongemut, pH = 7,6 – 8,1. Tuỳ lượng thức ăn, lượng nước bọt tiết
13


khác nhau. Thức ăn có phản ứng axit yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn
lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy, cần lưu ý không cho lợn con ăn thức ăn
lỏng.
Lượng nước bọt thay đổi tùy theo số lần cho ăn, chất lượng thức ăn. Ăn chỉ một
loại thức ăn kéo dài sẽ làm tăng nhiệm vụ cho một tuyến, gây ức chế, lợn ít thèm ăn.
Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn đổi bữa thì cả hai tuyến hoạt động, không gây ức
chế, lợn con sẽ thèm ăn, tiết nước bọt liên tục, giúp tiêu hóa tốt thức ăn.
1.1.2. Tiêu hoá ở dạ dày
Lợn con đạt 10 ngày tuổi có dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt 0,
2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít, sau đó tăng chậm, đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít.
Dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của dung tích dạ dày, tăng mạnh nhất
ở 3 – 4 tháng tuổi, sau đó kém hơn. Lượng dịch vị biến đổi tuỳ theo tuổi và ngày đêm
như sau: Lợn con ngày 31%, đêm 69% .
Lợn con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm lợn mẹ nhiều sữa,
kích thích sự tiết dịch vị ở lợn con. Khi cai sữa, lượng dịch vị của lợn con tiết ra ngày
đêm gần bằng nhau.

Độ axit của dịch vị lợn con thấp nên hoạt hoá pepxinogen kém, diệt khuẩn kém.
Axit clohydric tự do xuất hiện ở 25 – 30 ngày tuổi và diệt khuẩn rõ nhất ở 40 – 50
ngày tuổi.
Trong tháng tuổi đầu, dạ dày hầu như không tiêu hoá protein thực vật.
Sữa rời khỏi dạ dày sau 1 – 1,3 giờ. Trộn dịch vị với sữa tỷ lệ 1:5, sau 5 – 6 giây
sữa đông vón lại: sữa được tiêu hoá hoàn toàn.
Hệ số tiêu hóa thức ăn hạt cũng cao, đạt 73 – 86%.
Số lượng, chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra
nhiều, tiêu hoá cao. Ban đêm tiêu hoá cao hơn ban ngày. Ban ngày sự tiết dịch vị lại
nhiều hơn. Thêm 3g pepxin và 500ml axit clohydric 0,4% vào thức ăn cho lợn 3 – 4
tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và tăng sức tiêu hoá.
Những axit chính trong dạ dày là axit lactic, axetic, propionic, còn axit butiric thì
ít hơn. Axit lactic có liên quan đến vi khuẩn lactic. Lợn con 60 ngày tuổi có vi khuẩn
lactic nhiều hơn ở lợn 120 ngày tuổi. Vi khuẩn lactic giảm khi cân bằng dinh dưỡng
hoàn toàn và tăng khi cân bằng dinh dưỡng không hoàn toàn. Trực trùng E.coli cũng
giảm khi cân bằng dinh dưỡng hoàn toàn.
1.1.3. Tiêu hoá ở ruột
Lợn sơ sinh có dung tích ruột non 100ml, 20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt
6 lít, 12 tháng đạt 20 lít.
Ruột già của lợn sơ sinh có dung tích 40 – 50ml, 20 ngày đạt 100ml, tháng thứ 3
khoảng 2,1 lít, tháng thứ 4 đạt 7 lít, tháng thứ 7 lên tới 11 – 12 lít.
Tiêu hoá ở ruột nhờ tuyến tụy. Enzym tripxin trong dịch tụy thuỷ phân protein
thành axit amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết đã có tripxin. Thai càng lớn, hoạt
tính enzym tripxin càng cao và khi mới đẻ hoạt tính rất cao. Lợn con 20 ngày tuổi,
dịch tụy có sức tiêu hoá 6 – 8mm Metl/24 giờ, sau đó giảm theo tuổi nhưng số lượng
lại tăng, 7 – 81ít/ngày ở lợn 7 tháng tuổi. Độ kiềm của dịch tụy tăng theo tuổi và
cường độ tiết. Hoạt tính enzym amila đạt 1000 – 8000 đơn vị vongemut và giảm theo
tuổi. Người ta nhận thấy bệnh thiếu máu lợn con không ảnh hưởng đến hoạt tính các
enzym, trừ enzym manta.
14



Các enzym tiêu hoá trong dịch ruột lợn con gồm: amino peptida, dipeptida,
enterokina, lipa và amila.
Trong một ngày đêm, lợn con một tháng tuổi tiết dịch từ 1,2 – 1,7 lít, 3 – 5 tháng
có từ 6 – 9 lít dịch.
Lượng dịch tiêu hoá phụ thuộc vào tuổi và tính chất khẩu phần thức ăn. Lợn con
một tháng rười đến 2 tháng tuổi, lượng dịch ngày đêm tăng đáng kể nếu tăng thức ăn
thô xanh vào khẩu phần.
1.1.4. Sự phát triển về sinh lý và hoá sinh của ống tiêu hoá
Độ pH chứa trong dạ dày tăng sau khi cai sữa một cách từ từ; trong khi đó pH ở
ruột thay đổi rẩt ít. Độ pH ở dạ dày biến động từ 2,7 – 5,4; ở ruột non từ 5,8 – 6,9 và ở
ruột già từ 5,4 – 6,4.
Lưu ý khi thay thế sữa mẹ bằng một chế độ thức ăn, lợn con sẽ có những rối loạn
về tiêu hoá do thiếu một số enzym cần thiết. Phải bổ sung lượng protein động vật cần
thiết, vì với protein thực vật thì các loại enzym tiêu hoá tác động ít hơn so với protein
động vật. Cai sữa 5 tuần tuổi thì lợn con sử dụng được protein thực vật tương đối dễ
dàng.
Trong thời kỳ bú sữa, enzym pepxin hoạt động kém. Tiêu hoá protein của sữa
nhờ enzym tripxin của tụy.
Nếu cai sữa 2 tuần tuổi, lợn con sử dụng rất ít hoặc không sử dụng được gluxit
do thiếu enzym amila tụy và manta ruột. Amila nước bọt đạt cao nhất khi lợn con 2 –
3 tuần tuổi, sau đó giảm 50%. Amila tụy lúc đầu kém, sau tăng mạnh từ tuần thứ 3 đến
tuần thứ 5. Đó là thời điểm thuận lợi để cai sữa sớm vì nó thích ứng với sinh lý lợn
con với chế độ ăn mới. Ở lợn con 2 tuần tuổi, enzym manta hoạt tính thấp, sau đó tăng
dần đạt tới đa ở 4 – 5 tuần tuổi.
Đối với xacaro, sau 2 tuần tuổi lợn con mới tiêu thụ được, trước đó dịch tiêu hoá
không có enzym xacara hoặc hoạt tính của nó thấp.
Riêng enzym lacta, hoạt tính giảm dần qua các lứa tuổi. Đó là trở ngại khi sử
dụng chế độ ăn cần có nhièu enzym lacta.

1.1.5. Khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
Sản phẩm đầu tiên của quá trình tiêu hoá là dạng polime hữu cơ. Chúng vào riềm
bàn chải có nhiều vi nhung mao (200 triệu/mm² bề mặt màng nhầy) ở lợn sơ sinh và
tăng hàng trăm lần ở lợn trưởng thành, các enzym tiến hành thuỷ phân chất dinh
dưỡng thành sản phẩm cuối cùng, qua các lỗ hẹp (0,02 micro) giữa các vi nhung mao.
Vi sinh vật không chui qua được các lỗ hẹp. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa ở màng tiến
hành gần như vô khuẩn.
Ở lợn sơ sinh, quá trình hấp thu immunoglobulin và những tiểu phần protein
khác của sữa mẹ bằng con đường chủ động chọn lọc hoặc bằng ẩm bào, Nhờ đó
immunoglobulin ngay những giờ đầu sau khi đẻ, đã tăng trong máu lợn con (từ 3,5 – 4
– 6 – 7%). Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu không gây nguy hiểm
với lợn con vì trong thời gian này lợn không hình thành kháng thể bản thân và protein
đối với chúng không phải là kháng nguyên.
Sự thành thục về miễn dịch học của lợn con xuất hiện sau một tháng tuổi. Ở độ
tuổi này, khả năng các hợp chất đại phân tử thấm qua màng ruột lợn con hầu như bị
ngừng hoàn toàn. Tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày và
ruột non. Trong một ngày đêm, dạ dày lợn con phân giải 45% gluxit, 50% protein, 20
15


– 25% đường, cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường, 87% protein,
chỉ còn không quá 10 – 15% ở ruột già.
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hoá
Các loại thức ăn Thức ăn nhiều nước làm giảm khả năng tiết nước bọt. Pha loãng
thức ăn tỷ lệ 1:3 ở dạng cháo thì tuyến nước bọt hầu như không tiết.
Ăn cám gạo kích thích tiết nhiều dịch vị hơn với độ axit của dịch vị cũng cao
hơn so với ăn khoai sắn.
Thức ăn rang thơm, ủ men sẽ tăng sự tiết dịch vị.
Thức ăn sống làm dịch tụy và dịch ruột tiêt nhiêu dịch vị, hoạt lực enzym cũng
cao hơn so với cho ăn thức ăn chín.

1.1.7. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng
Khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ làm cơ quan tiêu hoá hoạt động căng thẳng,
giảm đồng hoá thức ăn.
Khẩu phần thiếu protein sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, thải nhiều
nitơ theo dịch tiêu hoá, liên quan đên sự tăng lượng nitơ trao đổi theo phân, dẫn đến
lợn con bị thiếu protein.
So sánh khi tăng protein trong khẩu phần từ thấp (14% đối với lợn 3 – 5 tháng
tuổi, 12% đối với lợn 5 – 6 tháng tuổi) lên cao (20% với lợn 3 – 4 tháng tuổi, 18% với
lợn 5 – 6 tháng tuổi), cho thấy ở mức protein 20%, hoạt lực proteaza ở dịch vị, dịch
tụy, nhũ chấp ruột nồng độ các dạng nitơ trong nhũ chấp ruột đều cao hơn, sử dụng
nitơ nhiều hơn, lợn tăng trọng tốt hơn.
1.1.8. Cách cho ăn
Lợn con ăn nhiều bữa trong ngày (5 bữa so với 3 bữa) thì dịch vị tăng 79,43%,
dịch tụy tăng 35,2%.
Ăn khô so với ăn ướt làm tăng nhũ chấp trong 1 ngày đêm (tính trên 1kg thức ăn
ăn vào) là 32% và dịch tiêu hoá tăng 12%.
Ăn đặc thì hàm lượng các dạng nitơ trong nhũ chấp cao, sử dụng nitơ ở ống tiêu
hoá nhiều hơn so với ăn loãng.
Đinh Huỳnh và ctv (1999) đã nghiên cứu giữa hai phương pháp cho lợn con Ỉ
pha theo mẹ tập ăn sớm từ 30 – 60 ngày cai sữa bằng thức ăn chín đã làm tăng mức
chi phí cho thức ăn 1kg tăng trọng với ăn sống 43,60%.
1.2.Lợn lớn
Lợn là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao gồm miệng, thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của lợn
với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80-85% tùy từng loại thức ăn.
1.2.1. Quá trình tiêu hoá
Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn
với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là
nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hoá tinh bột, tuy nhiên
thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng,

thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày. Độ pH của nước
bọt khoảng 7,3.
Dạ dày: Dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là
nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước
với enzym pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi
trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hoá protein và sản
16


phẩm là polypeptit và ít axit amin. Khả năng tiết dịch vị của lợn lớn ban ngày là 62%,
đêm là 38%.
Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 – 20 mét. Thức ăn sau khi được tiêu
hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy –
thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch
tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn
mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp cho
việc tiều hoá protein, men lipase giúp cho tiêu hoá mỡ và men diastase giúp tiêu hoá
carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase,
saccharose và lactase để tiêu hoá carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất
dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề
mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh tràng
có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi,
đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K , B. . .
1.2.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở lợn
Tiêu hoá thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường tiêu hoá
như protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hoá có thể diễn ra
theo các quá trình: (1) Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đường
tiêu hoá để nghiền nhỏ thức ăn; (2) Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các
men tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hoá ; (3) Quá trình vi sinh vật: Là quá trình

tiêu hoá nhờ bacteria và protozoa.
1.2.3. Khả năng tiêu hoá
Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng
không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở lợn
phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái sinh lý, thành phần thức
ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn. Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì vậy
lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế.
2. Một số tiến bộ kỹ thuật khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi
2.1. Xây dựng khẩu phần
Khi xây dựng một khẩu phần ăn, tất cả các nhà dinh dưỡng đều chú ý đến chi phí,
nguyên liệu và chất dinh dưỡng. Thậm chí còn nhiều vấn đề phát sinh hơn nữa khi
phải xây dựng một khẩu phần ăn không có kháng sinh.
Các thảo luận liên quan đến khẩu phần không chứa kháng sinh luôn tập trung vào
việc tìm sự thay thế. Trong khi đó, các nghiên cứu và các bằng chứng thực nghiệm chỉ
ra rằng chưa có một ‘phụ gia’ đơn lẻ nào có thể bảo vệ thú và cho năng suất tương tự
như các chất kích thích tăng trưởng truyền thống.
Khi nhìn vào giao diện chính của bất kỳ chương trình tổ hợp công thức thức ăn
nào, các nhà dinh dưỡng luôn chú ý đến ba yếu tố: chi phí, nguyên liệu và chất dinh
dưỡng. Chi phí thường quan trọng hơn nếu thức ăn dùng để bán, hoặc khi tái thiết lập
để đưa chi phí xuống ở mức ‘hợp lý’ hơn. Như vậy, ba yếu tố này sẽ được giải quyết
theo thứ tự sau (Bảng 1).
Bảng 1. Các yếu tố chính trong khẩu phần không kháng sinh cho heo con.
Chi phí
Nguyên liệu
Chất dinh dưỡng
Thức ăn đắt tiền

Ngũ cốc, whey, đậu
17


Protein


nành
Giảm lợi nhuận

Xơ chức năng



Giá so với chất lượng
Globulin miễn dịch
Natri
Chi phí
Kháng sinh (và các chất kháng khuẩn khác, ở đây tất cả đều được gọi chung là
kháng sinh) rất rẻ. Vì giá rẻ nên chúng trở nên phổ biến, nhưng kể từ khi không được
phép sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, bất kỳ sự lựa chọn thay thế nào cũng rất đắt
đỏ. Trên thực tế, giải pháp thay thế càng hiệu quả thì sẽ càng đắt tiền, cho đến khi các
sản phẩm tương tự được sản xuất để cạnh tranh và bán trên thị trường. Hiện nay, các
sản phẩm đơn lẻ hay hỗn hợp các chất phụ gia vẫn chưa chứng minh được hiệu quả
tương tự như kháng sinh, do đó các giải pháp thay thế vẫn sẽ khá đắt trong tương lai
gần.
Vì vậy, các nhà sản xuất và người dùng khẩu phần không kháng sinh phải mua và
bán những khẩu phần này với giá cao hơn so với giá trước đó. Ở nơi thị trường vẫn
cho phép sử dụng kháng sinh, khẩu phần không kháng sinh có thể được bán ở mức
thấp hơn để kiến tạo một thị trường tiềm năng. Trong trường hợp khác, chẳng hạn như
các nước EU, khẩu phần không kháng sinh của heo con được giữ ở mức vừa phải do
sự cạnh tranh khốc liệt, việc miễn cưỡng mua thức ăn đắt tiền cho heo con, và sự ưa
chuộng khẩu phần ít phức tạp do khủng hoảng kinh tế lan rộng. Tuy nhiên, chất lượng
cũng bị ảnh hưởng khi khẩu phần được cung cấp với giá thấp.

Khẩu phần ăn không chứa kháng sinh tuy đắt tiền nhưng chất lượng cao giúp
giảm thời gian của chu kỳ chăn nuôi. Điều này tốt hơn so với việc sử dụng khẩu phần
ít tốn kém nhưng kéo dài thời gian. Mặc dù thức ăn giá thấp phù hợp trong giai đoạn
kết thúc, nhưng vẫn sẽ tốt hơn nếu chúng ta làm tốt ngay trong giai đoạn đầu tiên, đặc
biệt là giai đoạn sau cai sữa. Vì vậy, tốt nhất nên cho ăn ít mà tốt còn hơn là cung cấp
thức ăn ‘kém chất lượng’.
Nguyên liệu
Đây là yếu tố cần được chú ý nhất, việc tiết kiệm chi phí thường được xếp sau
chất lượng và/ hoặc số lượng nguyên liệu. Giả sử không thay đổi chất lượng nguyên
liệu và vẫn giữ ở mức cao trong thức ăn của heo con, hãy thảo luận về những nguyên
liệu nên được sử dụng khi thức ăn không còn chứa kháng sinh kích thích tăng trưởng.
Đầu tiên, ngũ cốc phải là một hỗn hợp cung cấp đủ năng lượng và xơ chức năng,
nhưng không được có quá nhiều yếu tố kháng dinh dưỡng. Tương tự, hỗn hợp ngô
(hoặc lúa mì chất lượng tốt) với lúa mạch cũng hoạt động rất hiệu quả. Thêm vào hỗn
hợp này yến mạch, đặc biệt là tấm yến mạch đã được chứng minh là có tác dụng hỗ
trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhờ giảm thời gian tiêu hóa và tăng hàm lượng xơ
chức năng giúp tăng vi khuẩn có lợi. Trong một số trường hợp, việc bổ sung
carbohydrase ở mức thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho khẩu phần ăn.
Thứ hai, các sản phẩm từ sữa cần phải được đánh giá lại. Lactose có tính nhuận
tràng tự nhiên và điều này cũng đúng đối với sucrose. Như vậy, hàm lượng đường đơn
phải được giảm xuống, nhưng điều này sẽ làm giảm lượng ăn vào – cần sử dụng đến
các phương thức hỗ trợ để đưa lượng ăn trở lại mức bình thường. Trong hầu hết các
khẩu phần ở EU, đặc biệt là ở Bắc Âu và Đông Âu, khẩu phần ăn giai đoạn 1 sau cai
sữa chứa khoảng 10% hàm lượng lactose và không vượt quá 5% trong khẩu phần giai
đoạn 2, đây được coi là những khẩu phần có hàm lượng lactose cao.
18


Thứ ba, bắt buộc phải có thành phần xơ chức năng. Chất xơ này có nguồn gốc
từ các nguyên liệu như bã rau diếp xoăn, bột carob, bã củ cải đường, bã táo ép, vv. Sự

cân bằng và hàm lượng chính xác của từng nguyên liệu là bí mật thương mại giữa các
nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sở hữu được chúng dĩ nhiên là điều tốt nhất.
Thứ tư, nguồn protein cần phải tinh khiết trong khẩu phần không kháng sinh. Có
nghĩa là chúng phải dễ tiêu hóa và không có nhiều yếu tố kháng dinh dưỡng. Không
nên dùng khô dầu đậu nành, và một số nguồn protein tương tự như khô dầu canola, bã
hạt cải dầu, khô dầu hướng dương, đậu Hà Lan, đậu faba, vv. Protein đậu nành vẫn có
thể được sử dụng dưới dạng đậu nành nguyên dầu ép đùn hoặc protein đậu nành đậm
đặc (concentrated soy protein). Hiện nay bột cá bị hạn chế về mặt giá vì bột cá chất
lượng tốt có giá thành vượt ngoài tầm của hầu hết các công thức thức ăn, trong khi đó
bột cá rẻ không phù hợp với thức ăn chất lượng cao của heo con. Còn nhiều nguồn
protein khác có mặt trên thị trường, tương tự như đạm đậu nành đậm đặc - được coi là
nguồn protein tham khảo cho thức ăn của heo con.
Thứ năm, tăng globulin miễn dịch. Đây là thành phần tốt nhất được sử dụng
trong khẩu phần không kháng sinh, có trong huyết tương động vật hoặc các kháng thể
có nguồn gốc từ trứng. Sản phẩm globulin miễn dịch có nguồn gốc từ trứng tốt hơn, vì
đây là sản phẩm đặc hiệu được thiết kế để chống lại các mầm bệnh ở heo con, trong
khi globulin từ huyết tương động vật phụ thuộc vào nguồn gốc tác nhân gây bệnh mà
vật nuôi tiếp xúc. Không cần phải nói, chi phí sử dụng huyết tương động vật rất cao
vừa để đáp ứng yêu cầu về chất lượng với hàm lượng thích hợp, vừa để tạo ra thức ăn
thành phẩm đáp ứng kỳ vọng của thị trường.
Chất dinh dưỡng
Vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh cần protein để phát triển mạnh. Do
đó, không chỉ tất cả các nguồn protein có trong thức ăn cần có tỷ lệ tiêu hóa cao nhất
có thể, mà tổng protein (thô) trong thức ăn phải được giới hạn trong khoảng 18-19%
hoặc thậm chí ít hơn, trong tất cả các khẩu phần từ khẩu phần ăn dặm cho đến khẩu
phần giai đoạn trọng lượng 20-30 kg. Để đạt được mục tiêu này cần sử dụng các axit
amin tổng hợp, nhưng chú ý không được sử dụng quá 0.5% L-Lysine HCL. Chất xơ,
như đã đề cập bên trên cũng cần phải được tăng lên. Trước đây, 2% xơ thô được xem
là lý tưởng cho thức ăn heo con, nhưng trong khẩu phần không kháng sinh thì hoàn
toàn ngược lại.

Giả sử khẩu phần ăn có chứa hỗn hợp xơ chức năng, thì nên có khoảng 3% xơ
thô, tăng thêm một chút tùy theo độ tuổi của heo, nhưng không bao giờ được vượt quá
4% (phụ thuộc vào độ tuổi, chất lượng thức ăn với việc cân đối chi phí).
Hàm lượng natri nên được giảm xuống còn khoảng 0.3%, giả sử muối cũng có
tính nhuận tràng, tránh việc sử dụng vượt mức whey, bột cá, và huyết tương động vật
cũng mang lại nhiều lợi ích. Ngược lại, nếu không thể giảm hàm lượng natri, có thể sử
dụng bất kỳ nguyên liệu nào có khả năng hấp thụ nước cao.
Năng lượng được đề cập cuối cùng, vì sau khi giải quyết hết các vấn đề ở trên,
khẩu phần thức ăn sẽ tự động chứa ít năng lượng, trừ khi khẩu phần chứa hàm lượng
chất béo/dầu cao. Như vậy, 10 MJ/kg năng lượng thuần được coi là đủ cho khẩu phần
không kháng sinh.
2.2. Chế biến thức ăn

19


Hình 2: Trang trại nuôi heo bằng cám hữa cơ
Quy trình chế biến cám hữu cơ và quy định thành phẩm, để tạo ra những con heo
sạch như sau:
- Ngô được hút vào máy, nghiền nhỏ pha với cám gạo, đậu tương rồi chế với chế
phẩm sinh học M.
- Cám được chế biến cho từng độ tuổi của heo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
tốt nhất.
- Cám thành phẩm phải ẩm, nắm lại được, không có mùi mốc, có mùi vị đặc
trưng, không sử dụng hóa chất.
- Khi kiểm tra con người có thể ăn được.
Đây là quy trình chế biến thức ăn lên men vi sinh nên thức ăn tương đối an toàn
Quy trình xử lý nước:
- Nước giếng khoan được bơn lên bể lắng
- Xử lý sắt và các loại kin loại nặng

- Đưa vào bể chứa kín để tránh sự xâm nhập các yếu tố bên ngoài
- Nước được truyền đến tận chuồng vật nuôi
- Hệ thống vòi nước tự động sẽ phun nước khi vật nuôi ngậm vào
Đây là quy trình để đảm bảo nước không bị nhiễm bẩn, tù đọng.
Cán bộ thú y cho biết rất khó để kiểm tra thức ăn vật nuôi thường xuyên tuy
nhiên do trang trại chế sử dụng thức ăn hữu cơ chứa men vi sinh nên cũng tin tưởng
hơn bởi chỉ cần sơ xuất trong một khâu chế biến đều có thể làm hỏng sự lên men của
thức ăn
2.3. Kỹ thuật cho ăn
Thức ăn có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình chăn nuôi heo thịt. Thức ăn giúp
cho con giống phát triển tốt, tùy theo từng giai đoạn phát triển của heo thịt mà cung
cấp khẩu phần hợp lý để đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho heo thịt.
Mức ăn cho heo như sau:
- Trọng lượng heo 20 kg – 30 kg: cho ăn 1,2 – 1,5 kg/con/ ngày.
- Trọng lượng heo 31kg - 60 kg: cho ăn 1,5 – 2,3 kg/con/ngày.
- Trọng lượng heo 61 kg – 100 kg: cho ăn 2,3- 3 kg/con/ngày.
Hàng ngày cho heo ăn thêm từ 1-2 kg rau xanh:
- Cho ăn đúng bữa, ngày 2-3 lần. Việc cung cấp thức ăn cho heo thịt đúng giờ sẽ
có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo cho heo có phản xạ để tăng tiết các dịch tiêu hóa nên
heo sử dụng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
20


- Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi khẩu phần, nên
thay đổi từ từ.
- Nên luôn luôn có nước sạch và cho heo uống nước tự do. Nước là 1 nhu cầu rất
cần thiết cho cơ thể của heo, nước giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các
chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thiếu nước thì sẽ làm hạn chế việc hấp thu các dưỡng
chất, làm cho heo chậm lớn, nhất là trong giai đoạn kết thúc từ 61-100 kg. Vậy ta phải
cung cấp đầy đủ nhu cầu nước cho heo, nguồn nước phải sạch, tốt nhất là sử dụng vòi

nước uống tự động, để cho heo uống tùy theo nhu cầu cơ thể, nếu chưa có vòi uống tự
động thì ta có thể cho heo uống nước sau mỗi bữa ăn như sau:
+ Heo từ 20 –30 kg: 4-5 lít nước / ngày
+ Heo từ 31- 60 kg: 6-7 lít / ngày.
+ Heo từ 61 - 100 kg: 8-10 lít / ngày.
Lưu ý: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn tự trộn không cần nấu chín mà
cho heo ăn sống. Khi nấu chín thức ăn thì 1 số Vitamin có trong thức ăn sẽ mất đi, khi
nuôi với số lượng lớn mà nấu chín thức ăn thì rất tốn công, tốn nhiều chất đốt.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình nuôi lợn sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với tấm, bắp
cho heo ăn sống rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều chất đốt và thời gian. Chỉ cần lưu ý là
thức ăn sống khi cho ăn cần cho 1 ít nước, hơi ẩm để heo không bị bụi cám khi heo
tranh ăn.
3. Thành tựu ở Việt Nam và thế giới
3.1. Việt Nam

Hình 3: Mô hình nuôi heo sạch của anh Võ Duy Sơn (39 tuổi, Quảng Nam) và
Trương Dương Bá Tùng (33 tuổi, Đà Nẵng)
Một số dòng sản phẩm bổ sung khoáng và vitamin để nâng cao hiệu quả chăn nuôi
heo:
21


Hình 3: MHSELL-một sản phẩm bổ sung khoáng của VIPHAVET

22


Hình 4: SEARUP STILL- một sản phẩm bổ sung axitamin và axits béo của
VIPHAVET.
Hình 5: Mix lợn-ngựa-bò

sữa
Phòng bệnh hiệu quả, cung
cấp một cách cân đối các acid
amin, vitamin và muối khoáng
giúp vật nuôi hay ăn, chóng lớn,
giảm stress, chống còi xương và
bại liệt, cung cấp khoáng cho vật
nuôi tiết sữa và nuôi con.

23


3.2. Thế giới
SKIOLD là một chuyên gia về Trạm cho ăn điện tử EFS
ESF là một trong những hệ thống phổ biến nhất trong chăn nuôi heo ở Đan
Mạch. Do đó, một số thử nghiệm đã được thực hiện để xác định cách tốt nhất để sử
dụng hệ thống. Ta có thể có heo nái trong các nhóm thường xuyên hoặc năng động.
Các nhóm thường xuyên thường được hình thành bởi một nhóm hàng tuần và cho tất
cả. Bằng cách này, các cuộc chiến thống trị sẽ chỉ xảy ra một lần trong chu kỳ mang
thai của lợn nái
Các nhóm năng động được hình thành trên cơ sở liên tục, nơi các lợn nái mới
được giới thiệu với các khoảng thời gian cố định. SKIOLD tiếp tục phát triển chiến
lược quản lý EFS với sự hợp tác của Trung tâm Kiến thức nuôi heo Đan Mạch (VSP).
Chìa khóa để thành công với EFS trong các lĩnh vực lợn nái mang thai là thiết lập các
điều kiện thực hành tốt cho lợn cái trẻ trước khi chúng được đặt trong khu vực mang
thai.
SKIOLD đã thiết kế và phát triển một trạm thức ăn điện tử, tạo ra sự khác biệt về
hiệu quả sử dụng thức ăn, sự chăm sóc động vật và dễ sử dụng. Không có cạnh sắc và
góc bên trong trạm thức ăn. Điều này có nghĩa là heo nái có thể di chuyển dễ dàng qua
trạm mà không bị thương tích. Đồng thời, máng nước đã được thiết kế cho phù hợp

với hành vi ăn uống tự nhiên của heo nái.
Trạm thức ăn được xây dựng bằng các tấm thép vững chắc để đảm bảo tuổi thọ.
Nó có cửa kiểm soát không khí và kiểm soát không khí vào máng. Trong phiên bản
mới, sẽ có thêm sự chú trọng vào chăm sóc động vật và sự thân thiện với người sử
dụng

Hình 6: Transponder - Trạm cho ăn điện tử
Hệ thống rửa độc đáo: một hệ thống làm sạch được tích hợp sẽ tự động rửa sạch
máng sau mỗi lần cho ăn. Điều này ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn cũ và đảm bảo
rằng hệ thống cung cấp thức ăn tươi cho heo mỗi lần ăn.
Với hệ thống trạm cho ăn điện tử SKIOLD, bạn có thể quyết định cho thức ăn
khô hoặc thức ăn lỏng trong các trạm ESF. Có thể sử dụng tối đa hai công thức trong
thức ăn khô, điều này cho phép phân biệt phân phối thức ăn và thay đổi công thức
thức ăn tại một thời điểm phù hợp với trại heo nhất. Có một số khả năng cho thiết kế
lượng thức ăn và sự phân phối phù hợp, đảm bảo tính linh hoạt trong cuộc sống hàng
ngày của trại heo.
24


Máy tính ESF là một máy tính công nghiệp mạnh mẽ được sản xuất tại Đan
Mạch, có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt trong chuồng trại, thường không được
cách nhiệt. Máy tính này có tất cả các tiện nghi cần thiết cho máy tính cho ăn hiện đại.
Có nhiều chương trình dựa trên Windows để điều khiển và quản lý từ xa.
Với thiết bị đầu cuối cầm tay, bạn có thể lấy tất cả dữ liệu về heo nái của bạn từ
ở bất cứ đâu. Một máy quét không dây mới được phát triển giúp bạn đọc được các thẻ
từ của heo nái, cho phép truy cập tức thời vào tất cả các dữ liệu có liên quan.

Hình 7: Máy tính ESF
Thiết bị đầu cuối cầm tay có một đầu cắm, có thể được sử dụng để nạp lại thiết
bị đầu cuối hoặc chuyển dữ liệu mới đến cả máy tính cho ăn và chương trình quản lý

trong máy tính của bạn. Sự kết hợp phần cứng và phần mềm mới được phát triển cấu
thành công cụ hoàn hảo cho việc quản lý của ESF cũng như cho ăn lỏng.
4. Kết luận
Trên thế giới thì mô hình chăn nuôi heo sạch đã phát triển rất manh, tuy nhiên thì
ở Việt Nam mô hình nuôi heo sạch vẫn còn chưa phổ biến vì nhiều lý do như: chi phí
đầu tư ban đầu cao, người tiêu dùng vẫn chưa biết đến sản phẩm nhiều, giá bán ra
nuôi bằng phương pháp mới đắt hơn nhiều so với nuôi theo phương pháp cũ.
Bởi vậy trong thời gian tới mong các cơ quan nhà nước can thiệp vào để người
dân hiểu rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng thịt sạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

/> /> /> /> />25


×