Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học xây dựng thư viện số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.47 KB, 5 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học: "Xây dựng thư viện số
Học viện Báo chí và Tuyên truyền bằng phần mềm
Dspace"
Thứ ba 08/10/2013 15:31

Sau đây là tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học: "Xây dựng thư viện số Học
viện Báo chí và Tuyên truyền bằng phần mềm Dspace", do ThS. Vũ Thị Hồng
Luyến làm chủ nhiệm, được Hội đồng nghiệm thu tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đánh giá đạt xuất sắc.

ThS. Vũ Thị Hồng Luyến chủ nhiệm đề tài
Thư viện là kho tri thức của xã hội, đền đài của văn hoá và sự uyên thâm. Được hình thành trong
thời kỳ nông nghiệp, thư viện đã trải nghiệm qua một cuộc hồi sinh với việc phát minh ngành in
trong thời kỳ Phục hưng, và thực sự bắt đầu khởi sắc khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng
phát với hàng loạt những phát minh cơ giới hoá quy trình in ấn.
Lịch sử thư viện đã trải qua hơn 25 thế kỷ. Hình ảnh thư viện của thời xa xưa được hình dung
như là một cơ sở vững chắc trong đó chứa hàng ngàn phiến đá khổng lồ được khắc chữ thường được gọi là "rừng bia". Qua nhiều năm cùng với sự tiến hoá của nhân loại, con người
càng tiến bộ trong nhận thức và thư viện ngày càng được phát triển. Giai đoạn quản lý tư liệu đã
trải qua một thời gian dài theo sự phát triển đó. Đã đến lúc thư viện chú trọng đến việc xem
người sử dụng là trung tâm và nhấn mạnh đến việc trao đổi thông tin. Đồng thời cũng để đáp
ứng yêu cầu thông tin ngày càng gia tăng. Giai đoạn quản lý thông tin được xem như bắt đầu. Và
chúng ta sẽ nhận thức được rằng để xây dựng thư viện số là ta đã bắt đầu bước qua một giai
đoạn phát triển mới của thư viện: Giai đoạn quản lý tri thức.
Cuộc cách mạng thông tin không những cung cấp năng lực công nghệ hướng đến thư viện số,
mà còn đáp ứng nhu cầu về lưu trữ, tổ chức, và truy cập thông tin. Nếu thông tin là tiền tệ trong
nền kinh tế tri thức, thư viện số sẽ là ngân hàng, nơi được đầu tư. Quả vậy, Goethe – Đại thi hào
Đức đã từng nói: đến thư viện giống như đi vào một nơi phô hiện sự giàu sang tột đỉnh, ở đó lãi
suất hậu hĩnh đang được thanh toán một cách thầm lặng.
Bên cạnh đó là sự chuyển dịch mạnh mẽ của nguồn tài liệu in sang tài liệu số. Hầu hết các tạp
chí khoa học và nghiên cứu, ấn phẩm nhiều kỳ, sách, âm nhạc và phim ảnh, tất cả những nội
dung điện tử đều có xu hướng xuất bản dưới dạng tài liệu số. Đặc biệt, những ấn phẩm nhiều kỳ


là dạng tài liệu hướng tới phân phối dưới dạng số sớm nhất. Các bản thảo, hình ảnh, và nhiều tài
liệu nghiên cứu có tính lịch sử khác đang và sẽ được hưởng lợi ích từ các dự án số hóa hàng
loạt khối lượng lớn trong những thập kỷ tới. Bất kể có những rào cản pháp lý, Google dường như
đang trên đường hoàn thành những dự án số hóa hàng triệu đầu sách từ những thư viện lớn
nhất thế giới. Nhiều dự án số hóa khối lượng lớn khác đang diễn ra cũng sẽ đóng góp vào nỗ lực


này. Tiếp đến là sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin với Web 2.0 và kết quả là Thư
viện 2.0 (Library 2.0) đã đại diện cho những cách suy nghĩ và phương thức làm việc mới. Người
dùng tin, cho dù là sinh viên đại học hay các nhà nghiên cứu, đều có mong muốn ngày càng tăng
về tốc độ và sự sẵn có ngay lập tức khả năng phát hiện, truy cập thông tin tại một điểm duy nhất
tới mọi dịch vụ thông tin tích hợp, khả năng cá nhân hóa dịch vụ, quy trình chuyển giao tài liệu
ngay tới màn hình người dùng. Một thị trường mới cho dịch vụ thư viện và cung cấp thông tin đã
và đang nổi lên, với Google và Amazon là đại diện cho các dịch vụ phát hiện và chuyển giao tài
nguyên này.
Sự dịch chuyển sang tương lai số sẽ liên quan nhiều tới vai trò của thư viện trong tương lai. Ở
một mức độ nào đó, ngoài việc thư viện vẫn mang sứ mệnh phục vụ cộng đồng người dùng thư
viện với tài liệu in, họ sẽ cần phải tổ chức lại dịch vụ của mình thành các bộ sưu tập ngày càng
sẵn có dưới hình thức số. Ở một chừng mực nào đó, thư viện đã cho thấy những sự dịch chuyển
sang dạng tài liệu số này ở nhiều cấp độ khác nhau và ở những phần khác nhau của các bộ sưu
tập thư viện. Khi việc dịch chuyển sang dạng số hoàn thành, thư viện sẽ tiếp tục thực hiện vai trò
của mình trong xã hội thông tin và tri thức ngày nay.
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch chiến lược phát triển của một trường
đại học, đó là việc tăng cường mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thiết thực và hiệu
quả cho công tác quản lý, công tác đào tạo, nghiên cứu hướng tới mục tiêu trở thành trường đại
học tiên tiến đạt chuẩn trong khu vực và trên thế giới.
Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường là tiêu chí quan trọng để đánh giá
mức độ hoàn thành các mục tiêu mà nhà Trường đề ra trong Kế hoạch chiến lược phát triển. Để
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; Trước hết phải tập trung nâng cao năng
lực nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên, tạo cho giảng viên có nhiều thời gian hơn

dành cho nghiên cứu khoa học, nắm bắt những vấn đề mới, sát với thực tiễn khoa học công
nghệ cũng như kinh tế, xã hội đất nước; Tăng cường và khuyến khích giảng viên trẻ nâng cao
trình độ; Hệ thống giáo trình, bài giảng phải từng bước được cập nhật và biên soạn mới để đảm
bảo nội dung chất lượng và phải được thiết kế trên cơ sở áp dụng được những công nghệ hiện
đại trong đào tạo: Hệ thống công nghệ thông tin và dịch vụ thông tin – thư viện nhà trường.
Với việc gia nhập WTO đã làm tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt
Nam. Do đó yêu cầu các cơ sở đào tạo cần phải đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất
lượng, từng bước hội nhập với quốc tế, tạo sự cạnh tranh với các đối tác nước ngoài thì mới tồn
tại và phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, công tác Thông tin – Thư viện ở các trường đại học nói
chung và Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng phải
có sự đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin – tri thức. Giải pháp xây
dựng thư viện số trong thư viện đại học là một bước đi cần thiết để góp phần giải quyết các vấn


đề về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Bởi lẽ thư viện số, mà trong đó
có các bộ sưu tập số, có những đặc tính nổi trội mà dịch vụ thư viện truyền thống chưa có như:
- Thư viện số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng, rộng mở cho tất cả mọi người đều có
thể sử dụng nguồn tài liệu học tập, bởi nó không bị giới hạn về không gian và thời gian. Loại bỏ
khoảng cách tri thức giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các
quốc gia.
- Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu số trong đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu
số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người
dùng, thời gian và vị trí địa lý của người học.
- Tính hiệu quả của các bộ sưu tập số trong thư viện số là tiết kiệm thời gian và kinh phí trong
xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ.
Hơn hết là giúp cho người dùng tin được dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc
trong việc tìm thông tin.
- Thư viện số sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc
biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của nhà trường. Giúp cho người học chủ động

trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu
qua hệ thống mạng, thông tin ở mọi lúc, mọi nơi. Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham
khảo học tập in giấy, thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm
nhiều lựa chọn để phục vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân. Các bộ sưu tập số là lựa chọn tối
ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian,
thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và
thách thức cho ngành Thông tin – Thư viện nói chung và cho thư viện đại học nói riêng trong đó
có Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cần phải có những
đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước. Chúng tôi thiết nghĩ giải pháp xây dựng thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
là một việc làm cần thiết, một động thái tích cực để đổi mới phương pháp phục vụ nhằm góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong Học viện.
Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài "Xây dựng thư viện
số Học viện Báo chí và Tuyên truyền bằng phần mềm Dspace", nhằm tạo ra một phương thức
phục vụ mới, kết hợp với phương thức phục vụ truyền thống để đáp ứng tốt nhu cầu của bạn đọc
trong việc khai thác, tìm kiếm tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
được chia làm 3 chương
CHƯƠNG 1: THƯ VIỆN SỐ: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Chức năng, dịch vụ và mô hình thư viện số
1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển thư viện số
1.2. Các yếu tố cấu thành thư viện số
1.2.1. Hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị
1.2.2. Phần mềm quản lý thư viện số
1.2.3. Tài nguyên thông tin số

1.2.4. Nguồn nhân lực trong thư viện số
1.3. Giới thiệu một số phần mềm nguồn mở thư viện số tiêu biểu
1.3.1. Phần mềm DSpace
1.3.2. Phần mềm Greenstone
1.3.3. Phần mềm Omeka
1.3.4. Phần mềm gặt hái metadata: dlbox
1.4. Tình hình xây dựng và phát triển thư viện số trên thế giới và Việt Nam hiện nay
1.4.1. Tình hình xây dựng và phát triển thư viện số trên thế giới
1.4.2. Tình hình xây dựng và phát triển thư viện số tại Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN
BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BẰNG PHẦN MỀM DSPACE
2.1. Tổng quan về phần mềm DSpace
2.1.1. Giới thiệu
2.1.2. Cấu trúc và nền tảng công nghệ của DSpace
2.1.3. Metadata (siêu dữ liệu) và dòng công việc trong DSpace
2.1.4. Giao diện người dùng
2.1.5. Đặc điểm, tính năng nổi bật của DSpace
2.2. Cài đặt và cấu hình phần mềm DSpace xây dựng Thư viện số Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
2.2.1. Cài đặt phần mềm Dspace trên máy chủ Thư viện


2.2.2. Cấu hình cho hệ thống phần mềm Dspace
2.3. Chỉnh sửa giao diện và cấu trúc trang Thư viện số
2.3.1. Tạo logo và sửa banner trang web
2.3.2. Cấu trúc trang Thư viện số
2.4. Số hóa tài liệu xây dựng kho tài nguyên thông tin số
2.4.1. Mục tiêu và lợi ích
2.4.2. Nội dung cơ bản

2.4.3. Quy mô
2.4.4. Trang thiết bị và phần mềm cần thiết cho công tác số hóa
2.4.5. Quy trình số hóa tài liệu
2.4.6. Vấn đề bản quyền tài liệu số hóa
2.5. Quản lý và hướng dẫn sử dụng Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY
DỰNG THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BẰNG PHẦN
MỀM DSPACE
3.1. Phương hướng
3.1.1. Giai đoạn 1
3.1.2. Giai đoạn 2
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3.2.2. Đối với Trung tâm Thông tin-Tư liệu-Thư viện
3.3. Giải pháp hoàn thiện xây dựng Thư viện số
3.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện số
3.3.2. Xây dựng kho tài nguyên thông tin số
3.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại và phần mềm thư
viện số
3.3.4. Hướng dẫn và đào tạo người dùng tin


Học viện Báo chí & Tuyên truyền



×