Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 210 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR

V LC AN

QUảN Lý BồI DƯỡNG CáN Bộ, CÔNG CHứC
ở CáC TRƯờNG CHíNH TRị TỉNH TRÊN CƠ Sở
ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

H NI 2018

MC LC
M U

5


Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức
1.2. Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức
trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN


2.1. Đặc trưng của bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.2. Vai trò, nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục và bồi dưỡng cán bộ, công chức
2.3. Tiếp cận quản lý và quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức
trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng cán bộ, công
chức trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1. Khái quát về các trường chính trị tỉnh
3.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng
3.3. Thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
3.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các
trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin
Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
4.1. Yêu cầu quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
4.2. Hệ thống biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các
trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của biện pháp
5.2. Thử nghiệm một số biện pháp
5.3. Kết luận sau khảo nghiệm và thử nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

12
12
17
28
31
31
38
49
61
69
69
71
75
87

112
112
114
140
140
146
158
160
163
164
173



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ sở vật chất
Đại học quốc gia

Điểm trung bình
Giáo dục đại học
Giáo dục và Đào tạo
Internet, công nghệ thông tin và
truyền thông
Khoa học, công nghệ
Khoa học, công nghệ
Kinh tế - xã hội
Máy tính điện tử
Nghị quyết/trung ương
Nghiên cứu sinh
Phó giáo sư, tiến sĩ
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Quản lý giáo dục
Xã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắt
CBQL
CNTT
CNH,HĐH
CSVC
ĐHQG
ĐTB
GDĐH
GD&ĐT
ICT
KH, CN
KH, CN
KT-XH

MTĐT
NQ/TW
NCS
PGS,TS
PPDH
PTDH
QLGD
XHCN


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ĐỒ
TT

Tên bảng,
biểu đồ

Bảng 2.2.
1

Bảng 2.3.
2

Bảng 2.4.
3

Bảng 2.5.
4

Bảng 2.6.
5


Bảng 2.7.
6

Bảng 2.8.
7

Bảng 2.9.
8
9
10
11
12
13

Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Biểu đồ 2.1.

14

Nội dung

Kết quả khảo sát thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công
chức tại một số trường chính trị các tỉnh phía Bắc
trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát về xây dựng, thực hiện mục

tiêu, chương trình và kế hoạch bồi dưỡng cán bộ,
công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình
độ CNTT cho cán bộ QLGD, giảng viên và chỉ đạo
thiết kế nội dung dạy học có ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát công tác tuyển sinh và thực
hiện chương trình nội dung bồi dưỡng cán bộ,
công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát hoạt động chỉ đạo thực hiện các
hình thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy
học trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát thực trạng tự bồi dưỡng của cán
bộ, công chức và đảm bảo các điều kiện cơ sở
vật chất, thiết bị kỹ thuật CNTT phục vụ các
khóa bồi dưỡng.
Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra, giám sát và
đánh giá kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức
trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát các yếu tố tác động đến quản lý
bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở ứng
dụng CNTT
Khảo sát đánh giá tính cần thiết của các biện
pháp đề xuất
Khảo sát đánh giá tính khả thi của các biện pháp
đề xuất
So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp
Tổng hợp kết quả học tập các nhóm ở hai cơ sở
thử nghiệm
Tổng hợp điểm số đánh giá kết quả dạy và học

sau thử nghiệm
Thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức tại một
số trường chính trị các tỉnh phía Bắc trên cơ sở
ứng dụng CNTT

Trang

78

93

96

100

104

107

111

114
149
151
153
159
162

79



Biểu đồ 2.2.
15

Biểu đồ 2.3.
16

Biểu đồ 2.4.
17

Biểu đồ 2.5.
18

Biểu đồ 2.6.
19

Biểu đồ 2.7.
20

Biểu đồ 2.8.
21

Biểu đồ 2.9.
22

Biểu đồ 2.10.
23

Biểu đồ 2.11.
24


25

Biểu đồ 2.12.
Biểu đồ 2.13.

26

Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên và học viên
về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ QLGD,
giảng viên trong bồi dưỡng cán bộ, công chức
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về chuẩn bị bồi dưỡng cán bộ, công
chức trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về ứng dụng CNTT trong lựa chọn đầu
vào bồi dưỡng cán bộ, công chức
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công
chức trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và học
viên về hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương pháp
dạy học trên cơ sở hỗ trợ của CNTT
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về Giảng viên và học viên sử dụng
các tài liệu, cơ sở dữ liệu, giáo trình dạy và
học trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về Học viên thực hiện nội dung học
tập và bài kiểm tra, đánh giá kết quả trên cơ sở

ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về ứng dụng CNTT trong đảm bảo các
điều kiện thi, xét tốt nghiệp, cấp phát, văn bằng,
chứng chỉ và theo dõi tình hình học viên sau khi
tốt nghiệp
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và học
viên về trình độ năng lực ứng dụng CNTT của cán
bộ QLGD trong bồi dưỡng cán bộ, công chức
Kết quả khảo sát cán bộ QLGD, giảng viên và
học viên về trình độ năng lực ứng dụng CNTT
của giảng viên trong giảng dạy và chỉ đạo,
hướng dẫn học viên học tập
Thực trạng xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng
cán bộ, công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT
Thực trạng tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ
CNTT cho cán bộ QLGD, giảng viên và chỉ đạo
thiết kế nội dung dạy học có ứng dụng CNTT

81

81

82

83

84

85


85

86

88

88
94

97


27

28

29

30

31
32
33
34
35
36
37
38
39

40

Biểu đồ 2.14. Thực trạng tuyển sinh và thực hiện chương trình
nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở
ứng dụng CNTT.
Biểu đồ 2.15. Thực trạng hoạt động chỉ đạo thực hiện các hình
thức tổ chức và đổi mới phương pháp dạy học
trên cơ sở ứng dụng CNTT.
Biểu đồ 2.16. thực trạng tự bồi dưỡng của cán bộ, công chức
và đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị
kỹ thuật CNTT phục vụ các khóa bồi dưỡng.
Biểu đồ 2.17. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh
giá kết quả bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ
sở ứng dụng CNTT
Biểu đồ 2.18. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý hoạt
động bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở
ứng dụng CNTT
Biểu đồ 4.1. Tính cần thiết của các biện pháp
Biểu đồ 4.2 . Tính khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 4.3: Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp
Biểu đồ 4.4. Kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC ở cơ sở
thử nghiệm 1
Biểu đồ 4.5. Kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC ở cơ sở
thử nghiệm 2
Biểu đồ 4.6. Kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC ở cơ sở
thử nghiệm 1
Biểu đồ 4.7. Kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC ở cơ sở
thử nghiệm 2
Biểu đồ 4.8. So sánh kết quả học tập của nhóm TN ở cơ sở 1

trước (TTN) và sau thử nghiệm (STN)
Biểu đồ 4.8. So sánh kết quả học tập của nhóm TN ở cơ sở 2
trước (TTN) và sau thử nghiệm (STN)

101

105

108

112

115
151
153
154
160
160
162
163
164
164


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong giáo dục và đào tạo, ứng dụng CNTT và truyền thông được sử
dụng vào tất cả các hoạt động đào tạo, giảng dạy cũng như quản lý, hiệu quả

rõ rệt là chất lượng đào tạo tăng lên cả về cả mặt lý thuyết và thực hành. Việc
ứng dụng CNTT và truyền thông, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra ở Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc tới giáo
dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, đang tạo ra những
thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục trên toàn thế giới.
Nhận thức rõ điều đó, trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục (giải
pháp đột phá) của chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011-2020
ghi rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục ở các cấp” [11-7]; và trong giải pháp đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục cũng ghi
rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học...đến năm
2020 có 100% giảng viên đại học, cao đẳng và giáo viên giáo dục nghề
nghiệp có khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học”[11-8].
Gần đây nhất là Nghị quyết 29, hội nghị BCHTW lần thứ 8 khóa XI đã chỉ rõ:
“Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học...Phát huy vai
trò của CNTT và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý
nhà nước về giáo dục” [16-8,11].
Luật Cán bộ, Công chức được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày
13/11/2008 đã quy định rõ về cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nước
ta, đồng thời xác định rõ việc “Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức có
trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công
chức” [36]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách
hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước đã đặt ra
yêu cầu: “đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt
ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính” [14,11].


6

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ thuộc nhiều vào chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng họ; cùng với tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kết
hợp với luân chuyển để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức về phẩm chất,
năng lực thực tiễn. Đặc thù trong bồi dưỡng cán bộ công chức, họ là những
người vừa thường xuyên học tập nâng cao trình độ, vừa phải đảm nhiệm công
việc; vì vậy việc học tập trung dài ngày và trong giờ hành chính là hết sức khó
khăn, do đó ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng, dạy và học là hết sức cần thiết.
Trường chính trị các tỉnh, thành có vai trò quan trọng trong bồi dưỡng
cán bộ, công chức trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này về
năng lực, phẩm chất. Vì nhiều lý do, việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT
trong bồi dưỡng cán bộ, công chức còn hạn chế và gặp khó khăn, làm hạn chế
chất lượng bồi dưỡng; do vậy quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các tỉnh
trên cơ sở ứng dụng CNTT trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu.
Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ
sở ứng dụng CNTT có chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn bộc lộ không ít
nhược điểm ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức của nhà
trường. Nguyên nhân chủ yếu của nhược điểm là do khâu quản lý bồi dưỡng
cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT còn
nhiều hạn chế, bất cập trong xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào bồi
dưỡng; việc bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ, giảng viên chưa
thường xuyên; tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng dựa trên CNTT chưa hiệu quả,
nhất là khâu đổi mới phương pháp dạy và học; các điều kiện vật chất, kỹ thuật
và hệ thống học liệu phục vụ bồi dưỡng còn chưa đảm bảo; công tác kiểm tra,
giám sát và đánh giá kết quả chưa thường xuyên, chặt chẽ…
Để khắc phục những hạn chế trong quản lý bồi dưỡng cán bộ, công
chức trên cơ sở ứng dụng CNTT, những năm qua đã có một số công trình
nghiên cứu dưới dạng luận văn, luận án, bài báo, bài tham luận hội thảo khoa
học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách hệ thống, chuyên sâu về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các

trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT. Từ những lý do trên, tác giả


7
lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT ” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản
lý giáo dục, với mong muốn đưa ra những biện pháp nhằm phát huy tối đa hiệu
quả của CNTT trong quản lý quá trình cũng như hoạt động bồi dưỡng cán bộ,
công chức ở các trường chính trị tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ này
ở nước ta, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý
bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng
CNTT, luận án hướng tới mục đích đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng cán
bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà
nước, đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận quản lý bồi dưỡng cán bộ công chức ở các trường
chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Khảo sát, phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng bồi dưỡng cán bộ,
công chức và quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh
trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.
Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin; và khảo nghiệm và thử
nghiệm biện pháp để kiểm chứng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường

chính trị tỉnh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ
sở ứng dụng CNTT.


8
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động
bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng
CNTT, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các cơ quan hành chính của đất nước.
Về địa bàn nghiên cứu: Trường chính trị tỉnh của một số tỉnh phía Bắc
như: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Thanh hóa, Lào Cai.
Về thời gian và các số liệu phục vụ nghiên cứu: từ 2014 đến nay.
3.4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh
trên cơ sở ứng dụng CNTT phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, trong đó khâu quản lý
có vai trò trọng yếu; do đó nếu chủ thể quản lý có trách nhiệm cao, kế hoạch
bồi dưỡng được quy trình hóa; cán bộ, giảng viên có kỹ năng ứng dụng
CNTT; và được ứng dụng hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng, nhất là đổi
mới phương pháp dạy học, với các điều kiện đảm bảo CSVC, thiết bị kỹ
thuật, hệ thống học liệu và kiểm soát...thì hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công
chức ở các trường chính trị tỉnh tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu
cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án thực hiện trên cơ sở quán triệt phép biện chứng duy vật của
triết học Mác-Lênin, quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng

cộng sản Việt Nam về giáo dục, quản lý giáo dục; đồng thời quán triệt và vận
dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống-cấu trúc, lịch sử-lô gic và quan điểm
thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài; Cụ thể như sau:
Tiếp cận hệ thống: mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong hệ thống và là
bộ phận của hệ thống lớn hơn, luôn tác động qua lại và chi phối lẫn nhau tùy
thuộc vào mối quan hệ giữa chúng. Do đó, tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu
luận án cần xem xét quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính


9
trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT là một bộ phận của công tác đào tạo, nhất là
mối quan hệ giữa các chủ thể và biện pháp quản lý trong sự tương tác lẫn nhau.
Tiếp cận lịch sử - lôgic: Trong quản lý, chủ thể luôn phải tự đổi mới cho
phù hợp đối tượng quản lý cụ thể; và kế thừa kinh nghiệm, giá trị truyền thống
tốt đẹp và phát triển các thành tựu trong quá khứ. Để quản lý bồi dưỡng cán
bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT thực sự
có hiệu quả, cần xác định phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu. Các
biện pháp đề xuất diễn ra theo trật tự, đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ, lô gích giữa
quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa lý luận và thực tiễn. Hiệu quả quản lý thể
hiện ở đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước qua bồi dưỡng có chất
lượng hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, khu vực và trên thế giới.
Tiếp cận chức năng: Theo cách này, việc bồi dưỡng cán bộ, công chức
ở các trường chính trị tỉnh được nhìn như tổng thể gồm nhiều bộ phận cấu
thành, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, với những chức năng được xác định
hợp thành một chỉnh thể. Khi các bộ phận trong nhà trường thực hiện nhiệm
vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức đúng chức năng sẽ tạo nên sự thống nhất và
ổn định; tuy nhiên quản lý theo chức năng dễ dẫn đến xu hướng bảo thủ,
không có sự đột biến để tạo bước nhảy vọt phát triển.
Tiếp cận thực tiễn: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên tiếp cận
thực tiễn lý luận và thực trạng vấn đề nghiên cứu, nhằm tăng độ tin cậy của

các nhận định, đánh giá và đề xuất biện pháp vận dụng thực tiễn trong nội
dung luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu liên
quan đến chủ đề nghiên cứu đang có trong và ngoài nước.
Nghiên cứu các văn bản về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các
trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT; và nghiên cứu hệ thống các
sách, báo, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài.


10
4.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát, thu thập thông tin về quản
lý hoạt động và quá trình bồi dưỡng cán bộ, công chức có ứng dụng CNTT ở
trường chính trị tỉnh của một số tỉnh phía Bắc.
Phương pháp điều tra: sử dụng các mẫu phiếu điều tra để khảo sát, thu
thập thông tin đánh giá của cán bộ QLGD, giảng viên và học viên một số tỉnh
phía Bắc về thực trạng bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực trạng quản lý bồi
dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng
CNTT và tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Thông qua tổng hợp kết quả khảo sát giúp NCS có cơ sở đánh giá thực
trạng, đề xuất biện pháp và kết luận về tính hiệu quả của các biện pháp (số
lượng người khảo sát trình bày cụ thể ở tiết 3.2 và tiểu tiết 5.1.1).
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: tổ chức tọa đàm, trao đổi ý kiến trực tiếp
với cán bộ quản lý, giảng viên các trường chính trị của một số tỉnh phía Bắc.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu, khái quát và phân tích
các bản tổng kết kinh nghiệm bồi dưỡng cán bộ, công chức và quản lý bồi
dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường chính trị
của một số tỉnh phía Bắc.

Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: nhằm kiểm chứng tính khả thi
và tính thực tiễn của các biện pháp đề xuất.
4.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: xin ý kiến của các chuyên gia giáo
dục và quản lý giáo dục về quản lý ứng dụng CNTT và truyền thông trong
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về lý luận, thực tiễn.
Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng công thức tính điểm
trung bình để xử lý số liệu thu thập từ khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm; và
công thức Specman để tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi.


11
5. Đóng góp mới của luận án
Đề tài luận án làm rõ luận cứ khoa học về quản lý bồi dưỡng cán bộ,
công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT như: khái quát hóa đặc trưng bồi
dưỡng cán bộ, công chức; vai trò, nội dung ứng dụng CNTT và quản lý bồi
dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT; đánh giá làm rõ thực
trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính
trị trên cơ sở ứng dụng CNTT; biện pháp đề xuất có tính khả thi và hiệu quả
trong quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị trên cơ sở
ứng dụng CNTT; sản phẩm nghiên cứu có thể làm tài liệu nghiên cứu, vận
dụng cho các nhà quản lý, giảng viên ở các trường chính trị tỉnh nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án hệ thống hóa và làm phong phú, sâu sắc hơn lý luận quản lý bồi
dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT; đưa ra cơ sở khoa học
của các biện pháp quản lý ở trường chính trị tỉnh, góp phần nâng cao chất
lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở ứng dụng CNTT trong các cơ
quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu luận án làm nổi bật thực trạng vấn đề nghiên cứu;
xây dựng các biện pháp có tính khả thi, giúp chủ thể quản lý có tác động
phù hợp thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
các trường chính trị tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT; có thể áp dụng kết quả
nghiên cứu cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức trong các cơ quan,
tổ chức của nước ta hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu
liên qua đến đề tài , Phần nội dung có 5 chương, 16 tiết; Kết luận, Danh mục
các công trình của tác giả đã công bố , Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.


12
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Các quốc gia trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng của nguồn
tài nguyên nhân lực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Với vai trò là người thực thi công vụ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ công,
đội ngũ công chức là lực lượng quan trọng, tham mưu hoạch định chính sách
cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác quản lý
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn là một vấn đề quan trọng
được ưu tiên ở nhiều quốc gia. Ở một số nước Châu Á theo kết quả khảo cứu
của chúng tôi bao gồm: Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…có các công
trình nghiên cứu về quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và cán bộ,
công chức như:
“Quản lý đào tạo cán bộ, công chức trong các tình huống thực tế cuộc
sống” (Training staff in real-life scenarios) năm 2013 của Suki Lor - Sigapore,

(The Sunday Times, 28 July 2013, Pg 20) [96].
“Quản lý phát triển nguồn nhân lực ở Châu Á và các nước Thái Bình
Dương trong thế kỉ 21, thách thức về tổ chức và tuyển dụng” (Human
resource development in Asia and the Pacific in the 21st century. Issues and
challenges for employers and their organizations) của Tan, ILO, Geneva [97].
“Quản lý đào tạo và phát triển kỹ năng ở các nước Đông Á: So sánh và
bài học cho các nước đang phát triển” (Trainingand skills development in the
East Asian newlyindustrialized countries: A comparison and lessons for
eveloping countries) của Tzannatos, Z and Johnes, in Journal of Vocational
Education and Training (1997), vol.49, no.3, pp.431–54 [99].
Từ các tài liệu, kết quả các công trình nghiên cứu trên cho thấy, công tác
quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước Châu Á như Singapore,
Hàn Quốc, Trung Quốc…các chương trình nội dung đào tạo chủ yếu được
xây dựng dựa vào vị trí việc làm của từng công chức để đào tạo, bồi dưỡng
nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức, góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia trên.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu các công trình trên cũng cho thấy, công tác
quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức khá linh hoạt, song vẫn theo đúng
nguyên tắc: công khai, công bằng, cạnh tranh, chọn được người giỏi; lý luận


13
gắn với thực tế, học tập gắn liền với ứng dụng, coi trọng hiệu quả thiết thực,
không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng rèn
luyện năng lực thực hành của cán bộ, công chức trong thực tiễn, coi đây là
một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất cán bộ, công chức đó là trình
độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tự lập.
Đối với các nước phương tây, nhất là Mỹ từ năm 1980 nhà xã hội học
người Mỹ Leonard Nadle đã đưa ra sơ đồ diễn tả mối quan hệ và nhiệm vụ
của công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Theo ông thì quản lý

nguồn nhân lực phải gồm 3 nhiệm vụ chính như sau: Một là, phát triển nguồn
nhân lực (gồm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, nghiên cứu, phục vụ);
Hai là, sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá,
đãi ngộ, kế hoạch sức lao động); Ba là, môi trường nguồn nhân lực (gồm mở
rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy mô làm việc, phát triển tổ chức)...Kết
quả nghiên cứu đó cách đây hơn 30 năm đã mở ra các hướng nghiên cứu khác
cho công tác nghiên cứu về quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các
quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bên cạch đó, tác giả Paul Hersey và Ken Blanc Harsey (1990) trong
cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” [88] đã đề cập đến cách tiếp cận ứng dụng các
khoa học về hành vi; xem đó là những công cụ quan trọng giúp nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động. Công trình này cung cấp một cách
khá hoàn thiện và đầy đủ thông tin về quản lý nguồn lực trên cơ sở trình bày
bao quát, sâu rộng, chuyên sâu những nội dung cơ bản của quản lý nguồn nhân
lực, đi từ khoa học hành vi tới các phương pháp lãnh đạo cụ thể như:
Một là, lãnh đạo theo tình huống;
Hai là, xây dựng các mối quan hệ hiệu quả;
Ba là, tổ chức nhóm hành động;
Bốn là, hoạch định mục tiêu, kế hoạch,
Năm là, đưa ra quyết định hợp lý...
Các vấn đề trên được triển khai rõ ràng về mặt khoa học, cùng với các
khảo sát thực tiễn cụ thể, sống động có tính điển hình cao, từ đó mới có thể có
phương pháp lãnh đạo hiệu quả.
Ngoài ra, về quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, công
chức trong bộ máy hành chính còn có các công trình như: “Đào tạo và phát
triển” (Training and Development) năm1995 của Diane Arthur (Managing
Human Resources in Small & Mid-Sized Companies. AMACOM Div


14

American Mgmt Assn. ISBN) [84]; “Tuyển dụng và đào tạo” (Employee
Development & Training Unit) năm 2000 của Cheryl Huddleston, trường Đại
học California, San Francisco [82]; “Vấn đề cơ bản trong hệ thống giáo dục
hỗ trợ phát triển nhân viên bang assachusetts” (the Massachusetts Adult Basic
Education staff development support system) [92]; Sổ tay phát triển chương
trình, mô hình phát triển nhân viên ở Massachusetts; "Phát triển nhân viên và
quá trình thay đổi (Staff Development and Change Process) năm 1994, một
nghiên cứu của Southwest Educational Development Laboratory [93].
Những công trình nghiên cứu trên nhằm thay đổi phương thức quản lý,
phát triển, đào tạo các nhân viên hành chính của các bang ở Mỹ. Vào năm
1998, Sandra Weiss, chủ tịch của Hội đồng Khoa học hệ thống các trường đại
học Mỹ gửi thư cho các giảng viên của trường đại học California đề nghị thảo
luận về việc kết nối các môn học với nhau, nhằm tạo điều kiện cho người học
có thể theo học một chương trình đào tạo được cấp bằng bởi nhiều trường
hoặc nhiều khoa trong một trường. Bà Weiss cho việc kết nối các khóa học
với nhau là quan trọng "Chúng ta đang ở trong một thời đại mà mỗi trường
đại học là thành viên của một cộng đồng chuyên môn lớn hơn - làng chuyên
môn toàn cầu"(Agre, 1999) [90]; CNTT có thể giúp các trường đại học làm
được điều này.
Như vậy, kết quả nghiên cứu các công trình trên cho thấy, Hoa Kỳ và các
nước ở Châu Á đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các chương trình đào tạo
phù hợp với nhu cầu của công chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
Phương pháp đào tạo khá phong phú cùng với việc sử dụng các thiết bị kỹ
thuật giúp người học có thể thấy trước vấn đề thay vì chỉ biết những gì đã có.
Tuy nhiên công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước nếu
có sự can thiệp của CNTT sẽ đạt hiệu quả hơn, chính điều đó đã đặt ra cho
các nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước và quản lý công tác này
dựa trên các thành tựu của CNTT có cơ hội phát triển.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

Những năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn sâu
trong các lĩnh vực công tác của các ngành như nghiên cứu bồi dưỡng theo
chức danh; gắn kết đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
và công chức, viên chức chuyên môn, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ. Cụ thể


15
có các công trình như: Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2007), do Nguyễn Ngọc
Vân Chủ nhiệm đề tài: “Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức hành chính theo nhu cầu công việc” [71]. Trong công trình nghiên cứu
này các tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc, trên cơ sở
đó đề xuất hệ thống giải pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
hành chính đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế ở
nước ta. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hơn bức tranh thực trạng chỉ
đạo quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo
nhu cầu công việc và phương hướng giải quyết những bất cập của công tác
này trong thực tiễn, tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức hành chính trong thời kỳ mới của đất nước.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ (2009), chủ nhiệm đề tài, Vũ Văn Thiệp: “Căn
cứ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá
chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước”[56].
Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã khái quát hệ thống hóa
cơ sở lý luận của hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; nhất là làm rõ bức tranh thực
trạng về xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Trên cơ sở khoa học đó các
tác giả đã đề xuất những giải pháp phù hợp với đặc thù của hoạt động kiểm
tra, đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà

nước, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong
thời kỳ hội nhập quốc tế của đất nước.
Đề tài luận án tiến sĩ của Nguyễn Trung Kiên (2011): “Cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở và giải pháp
thực hiện” [31] Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu công trình này tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đào tạo bồi
dưỡng cán bộ cấp cơ sở; trên cơ sở làm rõ các nội dung quản lý, tác giả đã
khảo sát, đánh giá làm rõ bức tranh thực trạng công tác quản lý đào tạo bồi
dưỡng cán bộ cấp cơ sở tại một số địa phương, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp cơ
sở, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ này ở nước ta. Kết quả công trình
nghiên cứu của tác giả đã tạo cơ sở lý luận cho NCS kế thừa, phát triển trong


16
nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị tỉnh
dựa trên ứng dụng CNTT trong thời kỳ mới của đất nước.
Đề tài luận án tiến sĩ của Ngô Thành Can (2012): “Cải cách quy trình
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công
vụ”, [9] Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Trong nghiên cứu công trình này tác
giả đã làm rõ cơ sở lý luận về quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
nhất là đã làm rõ bức tranh thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ tại một số địa phương,
trên cơ sở đó đề xuất biện pháp cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ này ở nước ta.
Kết quả công trình nghiên cứu của tác giả đã tạo cơ sở lý luận để NCS kế thừa,
phát triển trong nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị tỉnh dựa trên ứng dụng CNTT trong thời kỳ mới của đất nước.
Ngoài các đề tài cấp Bộ và luận án tiến sĩ trên, hướng nghiên cứu về đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong thời gian qua còn

phải kể đến các công trình như: “Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
hành chính ở Bộ Nội Vụ” của Lê Văn Phương (Học viện hành chính) [45];
“Đào tạo, bồi dưỡng công chức để nâng cao năng lực thực thi” của Lê Thị
Vân Hạnh (2013) [23]; “Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công chức trong
nền công vụ ở một số nước ASEAN” Nguyễn Thu Hương, Viện Khoa học tổ
chức nhà nước (2014) [26]; “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng đội ngũ
giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức – Bộ Nội vụ đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới” năm 2014 của Nguyễn Tiến Đạo [20]...
Trong các đề tài kể trên, phần lớn đề cập đến hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở các địa phương khác nhau; do mỗi đề tài
nghiên cứu những nét đặc thù riêng, nên khó áp dụng đại trà với mỗi loại hình
và địa phương; tuy nhiên kết quả nghiên cứu các đề tài trên đã tạo những gợi
ý, định hướng về lý luận để tác giả luận án kế thừa, phát triển trong xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài: quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường
chính trị tỉnh dựa trên ứng dụng CNTT trong thời kỳ mới của đất nước.
Tóm lại, các đề tài công trình nghiên cứu trong nước về đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đã làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng, yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức hiện nay; từ đó có cơ sở khoa học trong đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan


17
hành chính nhà nước. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức và quản lý hoạt động này ở nước ta nếu có sự ứng dụng CNTT...sẽ đạt
hiệu quả hơn. Chính điều đó đã đặt ra cho các nghiên cứu về ứng dụng CNTT
trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và quản lý hoạt
động này dựa trên các thành tựu của CNTT có cơ hội phát triển; tạo cơ sở nền
tảng cho nghiên cứu ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
các trường chính trị tỉnh hiện nay.

1.2. Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức trên
cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Việc phát triển nhanh chóng của CNTT, nhiều trường đại học trên thế
giới đã sử dụng máy tính, mạng máy tính, kết hợp việc sử dụng phần mềm thí
nghiệm trên màn hình máy tính để hỗ trợ quá trình đào tạo công chức. Việc
nghiên cứu ứng dụng CNTT trong đào tạo, bồi dưỡng công chức khởi đầu từ
những phần mềm đơn lẻ và tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cụ thể. Với
sự phát triển của mạng Internet, xu hướng xây dựng các khóa học đào tạo, bồi
dưỡng trên Internet đã và đang được các nước hết sức quan tâm; cụ thể như:
* Ở Hoa kỳ và các nước Tây Âu:
Các nước có nền giáo dục phát triển luôn quan tâm đưa ứng dụng CNTT
vào GD&ĐT như: Mỹ, Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...
Để xây dựng được hệ thống này các nước đã trải qua quá trình nghiên cứu và
phát triển lâu dài, xây dựng các chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT
vào lĩnh vực giáo dục, quản lý đào tạo. Họ coi đây là vấn đề then chốt của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để CNH-HĐH hóa đất nước,
thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các nước này đã có những
quan tâm thích đáng đến ứng dụng CNTT trong QLGD và đào tạo, cụ thể:
Một số công trình nghiên cứu như: “Giáo dục chuyên nghiệp và nhu cầu
của ngành công nghiệp: Tổng quan các nghiên cứu của Đức, Pháp, Nhật Bản,
Mỹ và Anh” (Educational provision, educational attainment and the needs of
industry: A review of the research for Germany, France, Japan, the USA and
Britain) năm 1993 của Green và A and Steedman, National Institute of
Economic and Social Research, London [81].
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Theo số liệu
thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training



18
and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% trường đại học, cao
đẳng đã áp dụng đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khóa học trực tuyến. Theo các
chuyên gia phân tích cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao
đẳng Mỹ đưa ra mô hình Ẹ-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng
năm. E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở
các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có nhiều
công ty thực hiện triển khai E-leaming thay cho phương thức đào tạo truyền
thống và mang lại hiệu quả cao. Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh
mẽ của E-learning nên hàng loạt công ty chuyển sang hướng chuyên nghiên
cứu và xây dựng giải pháp về E-leaming như: Click Learn, Global Learning
Systems, Smart Force...và nhờ kết quả nghiên cứu đó góp phần quan trọng
làm thay đổi phương thức quản lý đào tạo dựa trên hệ thống CNTT.
Năm 1998, Sandra Weiss, chủ tịch Hội đồng Khoa học hệ thống trường
đại học Mỹ đã đề nghị thảo luận về kết nối các môn học lại với nhau dựa trên
thành tựu của CNTT; và ông cho rằng CNTT có thể giúp các trường đại học
làm được điều này để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
* Ở một số nước Châu Á phát triển:
Cộng hòa Ẩn Độ: Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong đào tạo nguồn
nhân lực, có tác giả Sukarita Sarkar, khoa Quản lý trường đại học ICFAI,
Agartaira Ẩn Độ có công trình nghiên cứu:“Vai trò của CNTT và truyền thông
trong giáo dục đại học của thế kỷ XXI”. Nội dung công trình nghiên cứu chỉ
rõ vai trò của CNTT không những quan trọng trong phát triển giáo dục đại
học ở Ấn độ, mà còn đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tếxã hội của quốc gia. Và vấn đề dạy học trực tuyến đã phát triển phổ biến và
được thực hiện mạnh mẽ thông qua hệ thống CNTT. Công cụ này đã giúp cho
nhiều sinh viên gặp khó khăn để đến trường do: việc làm, trách nhiệm gia
đình, vấn đề sức khỏe, về thời gian, thì giáo dục trực tuyến là lựa chọn duy
nhất cho họ. Hệ thống đào tạo trực tuyến này đã thành công trong một số
trường ở Ẩn Độ và các trường đại học khác như: Đại học Phoenix, Đại học

Athabasca (Canada), Đại học Harvard và Đại học Toronto. Tác giả Sukanta
Sarkar nhận thấy, trong những vấn đề phát triển tiềm năng giáo dục,
UNESCO đã đóng một vai trò quan trọng, tiên phong đưa ra sáng kiến để
triển khai, khai thác tiềm năng của CNTT. Tại hội nghị Dakar của UNESCO
về chương trình Giáo dục cho tất cả mọi người do UNESCO tổ chức; Sukanta
Sarkar (2007) đã phát biểu xem việc tích hợp CNTT trong giảng dạy và học


19
tập là vấn đề quan trọng trong đổi mới giáo dục đại học, đồng thời xem CNTT
như là công cụ không thể thiếu trong xã hội tri thức; và nó phải được xem như
là "Một khía cạnh thiết yếu của bộ công cụ văn hóa giảng dạy trong thế kỷ
XXI” [95]. Đồng thời, tác giả lưu ý về bốn vấn đề khi đưa CNTT vào hoạt
động giảng dạy là: Một là, sử dụng công nghệ cần phải xem xét nhu cầu của
người học và vấn đề nội dung; Hai là, không áp đặt hệ thống công nghệ từ
trên xuống dưới mà phải thông qua người dạy và người học; Ba là, áp dụng
nội dung từ các khu vực, quốc gia khác phải tùy cơ ứng biến cho phù hợp với
thực trạng; Bốn là, xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng phải phù hợp với
công nghệ sử dụng. Từ các vấn đề trên cho thấy, trong thực tiễn giáo dục,
CNTT đã thể hiện vai trò mạnh mẽ trong mở rộng hoạt động đào tạo ở các
nước trên thế giới; và nhờ ứng dụng mạnh mẽ ICT đã làm tăng trưởng hệ
thống giáo dục đại học ở Ấn Độ.
Nhóm tác giả Sharmila Devi, Mohammad Rizwaan, Subhash Chander Ấn
Độ (1990), với công trình nghiên cứu: “CNTT và truyền thông cho chất
lượng giáo dục ở Ấn Độ” [91] đã làm rõ các nội dung như:
Một là, ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng giáo dục chính quy và
không chính quy; nó là thành phần không thể thiếu của văn hóa đương đại,
đang lan rộng trên toàn cầu. Ở Ấn Độ, hệ thống giáo dục chính bao gồm 3 bậc
giáo dục: Tiểu học, Trung học, Cao đẳng và Đại học. CNTT được sử dụng
trong tất cả các cấp giáo dục để hỗ trợ giảng dạy tốt hơn và nâng cao chất

lượng giáo dục. Sử dụng đa phương tiện truyền thông trong giáo dục cho kết
quả cao và duy trì sự bền vững, bởi vì con người chỉ nhớ 20% những gì họ
thấy, 40% những gì họ thấy và nghe, nhưng khoảng 75% những gì họ thấy,
nghe và làm đồng thời. Bảng tương tác giúp giảng viên hệ thống bài giảng, hỗ
trợ học tương tác, phát triển các kỹ năng nhận thức của người học. Chính phủ
Ấn Độ đã công bố từ năm 2010 - 2020 là thập kỷ của sự đổi mới mạnh mẽ
giáo dục trên cơ sở ứng dụng CNTT; nhờ đó hệ thống EDUSAT (vệ tinh phục
vụ riêng cho giáo dục) ra đời, được khai thác và rất hữu ích cho người học có
được vị trí trong công ty đa quốc gia danh tiếng. Bài kiểm tra cấp nhà nước,
các hội thảo có thể được thực hiện với sự giúp đỡ của EDUSAT và được
truyền đi khắp các viện nghiên cứu. EDUSAT có thể giúp giảng viên khai thác
tri thức mới nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí của chính phủ. Trong
giáo dục từ xa và giáo dục mở, nhờ có EDUSAT học viên có thể tiếp nhận
thông tin và tài liệu học tập từ bất cứ địa điểm, thời gian nào và tham gia khóa


20
học đào tạo từ xa của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu; cung cấp cho
người học sách, thông tin liên quan đến kế hoạch, kết quả học tập, học phí và
còn nhiều chức năng khác...Dịch vụ tin nhắn qua điện thoại di động là một
trong những công cụ CNTT có thể được sử dụng cho mục đích thông tin liên
quan đến quá trình thi, có thể dễ dàng gửi đến sinh viên thông qua tin nhắn
SMS của trường đại học, viện nghiên cứu. Hơn nữa, người học ghi danh có
thể được cung cấp tài khoản truy cập và mật khẩu để sử dụng dịch vụ trực
tuyến và các nguồn tài liệu khác nhau; các tài liệu giảng dạy có thể được tải
lên cổng thông tin trường đại học, cung cấp cho người học thay vì in ra giấy.
Hệ thống lệ phí thanh toán trực tuyến cũng có thể được thực hiện trên cổng
thông tin của trường đại học, các viện nghiên cứu...Qua đây cho thấy ưu điểm
của sử dụng các công cụ CNTT sẽ tiết kiệm nhiều so với công việc làm trên
giấy, giúp môi trường giáo dục không tiêu cực; điều này cũng sẽ mang lại tính

minh bạch trong toàn bộ hệ thống hoạt động giáo dục của Ấn Độ.
Hai là, CNTT phát triển nội dung và quản lý: Sự hiện diện của CNTT
trong ngành giáo dục đã thúc đẩy nâng cao chất lượng nội dung; nó được sử
dụng cho lĩnh vực chính của giáo dục là phát triển nội dung và quản lý. Trong
lĩnh vực này, sáng kỉến đã được thực hiện ở các cấp độ nhà nước và Trung
tâm Phát triển nội dung ở Ấn Độ, để tạo ra kho kỹ thuật số phục vụ mục đích
học tập. Những sáng kiến này bao gồm cổng thông tin Sakshat (Sakshat cổng thông tin miễn phí cho giáo dục của Chính phủ Ẩn Độ), Chương hình
học tập Quốc gia được hỗ trợ bởi NPTEL (NPTEL - chương trình quốc gia
nâng cao kỹ thuật học tập trực tuyến miễn phí thông qua CNTT). Bộ Giáo
dục, các trường học, người học thuộc thẩm quyền quản lý đã sử dụng một hệ
thống thông tin quản lý được phát triển toàn diện, hiệu quả trên nền Web. Với
sự giúp đỡ của hệ thống minh bạch này, tất cả mọi người bao gồm công dân,
trường học, văn phòng cấp xã, huyện, khu vực, các cơ quan quản lý có thể
chia sẻ thông tin bằng cách sử dụng hệ thống Web với quyền hạn cho phép.
Thông tin liên quan đến sinh viên, giảng viên và các nhà quản lý có sẵn trực
tuyến thông qua trang web của Tổng cục Giáo dục Ấn Độ, bao gồm thông tin
về tuyển sinh, bảng điểm, giảng viên, hồ sơ, thuyên chuyển, bảng lương...
Qua tổng quan những vấn đề trên cho thấy, thông qua ứng dụng CNTT ở
nhiều nội dung khác nhau trong hệ thống giáo dục Ấn Độ đã nâng cao nhận
thức của các đối tượng liên quan, có tác động tích cực đối với xã hội; đồng


21
thời sử dụng CNTT trong QLGD có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề cần thiết
cho người học, người dạy và hoạt động quản lý đào tạo. Các nội dung liên
quan của giáo dục được thực hiện bằng CNTT sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
toàn bộ chất lượng giáo dục của quốc gia.
Bộ trưởng giáo dục các nước thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác
kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2, họp tại
Singapore ngày 7/4/2000 với chủ đề “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ 21”

[84], nhấn mạnh sử dụng CNTT trong xã hội học tập, với một số vấn đề như:
tầm quan trọng của CNTT trong xã hội học tập; và tiềm năng rộng lớn của
CNTT trong chuẩn bị tương lai cho học sinh, sinh viên cũng như cung cấp cơ
hội học tiếp cho người lớn tuổi. CNTT mang đến sự đổi mới về cách học cho
mọi cấp học, tạo điều kiện hợp tác nghiên cứu khoa học, học từ xa; và thực
hiện phương châm“giáo dục không biên giới”giữa các thành viên APEC. Diễn
đàn hội nghị đã nhận định các thách thức khi đưa CNTT vào giáo dục như:
Xác định các mục đích rõ ràng cho một chương trình CNTT;
Quản lý các nguồn tài nguyên và người sở hữu;
Trang bị cho giáo viên các kỹ năng, tri thức cũng như thái độ quan điểm;
Thiết kế phương tiện đánh giá hiệu quả sử dụng CNTT trong giáo dục;
Nêu chính sách và chương trình nhằm khắc phục sự lạc hậu về văn hóa
số hay “san lấp hố ngăn cách về công nghệ số” (bridge the “digital divide”)
giữa các nước có nền kinh tế khác nhau và giữa các thành viên trong mỗi nền
kinh tế, để tất cả đều có thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ;
Thừa nhận CNTT như là năng lực cốt lõi (acore competency) dành cho
người học trong tương lai, khai thác tiềm năng của CNTT để nâng cao chất
lượng học tập và giảng dạy, khuyến khích học tập suốt đời;
Tăng cường sự đóng góp ý kiến, kinh nghiệm, các cuộc trao đổi, xây
dựng các mạng lưới, chương trình trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm khuyến khích
phát triển hữu hiệu nhất trong áp dụng CNTT vào giáo dục;
Trong cải cách hệ thống QLGD, các vị Bộ trưởng đồng ý rằng: việc giám
sát và đánh giá kết quả sẽ là một phần đặc biệt quan trọng của hệ thống
QLGD, đặc biệt là với các mục tiêu giáo dục mới của thế kỷ XXI, sử dụng dữ
liệu tại các cấp trường học, cấp hệ thống, cấp toàn cục theo một quy trình cải
tiến liên tục sẽ là một phần cốt yếu của hệ thống QLGD chất lượng cao.
Tác giả Sayling Wen, Đài Loan (1990) trong cuốn sách: “CNTT và nền
giáo dục trong tương lai”[89], ông cho rằng: ngày nay đổi mới giáo dục



22
không còn là một khẩu hiệu, mà là hành động cụ thể; thế giới đã đi vào công
cuộc cải cách giáo dục, với mục tiêu là giáo dục phải trở thành nền tảng căn
bản nhất đối với mọi quốc gia trong thế kỷ XXI, CNTT tạo ra các biến đổi xã
hội một cách sâu sắc, toàn diện, giáo dục cũng không còn nằm ngoài sự tác
động của nó. CNTT đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức dạy, học và quản lý,
vì vậy mọi tổ chức cá nhân giáo dục có thể chọn một cách thức hiệu quả nhất
đối với công việc cụ thể. Trong tác phẩm này tác giả đã đưa vấn đề mà CNTT
hướng đến giáo dục trong một số nội dung sau: Một là, cải tiến các phương
pháp giáo dục dựa trên tri thức: Áp dụng CNTT vào giảng dạy tương tác
nhằm hiện đại hóa phương pháp giáo dục, phát triển mô hình hướng tới người
học để kích thích niềm say mê học tập, đồng thời mô phỏng môi trường thực
tế để người học giảm thời gian trải nghiệm thực tế. Hai là, thay đổi chất lượng
trong giáo dục: Vấn đề “Giáo dục định hướng tri thức” và “Phát triển cân
bằng” được thể hiện trong rất nhiều lý thuyết về giáo dục, có hai lý thuyết
được tranh cãi đó là: Trường phái giáo dục vì vị lợi cho rằng, bất kỳ một cái
gì mà con người học được ở trường sau đó phải được sử dụng tốt trong xã hội,
như thế giáo dục phải thực dụng. Trường phái tiềm năng phát triển nhìn nhận
mục tiêu của giáo dục như một tiềm năng nhân lực phát triển để đáp ứng tốt
cho xã hội, bất chấp giá trị của nó đối với xã hội trong tương lai như thế nào.
Tuy vậy, cả hai lý thuyết này đều được xây dựng dựa trên tiền đề chung,
không có cách nào đạt hoàn toàn được hai vấn đề một lúc; không thể học
những thứ vừa để sử dụng thực tế, vừa để phát triển tiềm năng cùng một lúc;
đây là một trong những vấn đề hạn chế nhất hiện nay nằm ở chương trình giáo
dục, với sự trợ giúp của công cụ CNTT vào đào tạo và có thể điều hòa hai lý
thuyết đó, kết quả giáo dục sẽ được cải thiện hơn. Ba là, từ ‘‘học tập giới hạn
giai đoạn” đến “học tập suốt đời”: Trong thực tế phát triển xã hội hiện nay,
kiến thức học tập trong nhà trường không đủ để đương đầu với cuộc sống, rất
nhiều nghề sẽ không còn tồn tại khi có một sự thay đổi nào đó. Có thể những
vấn đề tập học bị lỗi thời, vì vậy phải thường xuyên học những cái mới để

tránh rủi ro có thể đẩy chúng ta ra khỏi thị trường việc làm. Hệ thống giáo dục
hiện nay phần lớn vẫn được tổ chức theo cách truyền thống, sau một thời gian
nếu người lao động cảm thấy kiến thức được trang bị không đáp ứng yêu cầu
việc làm thì khó có thể xin nghỉ việc để được đi đào tạo. Chính vì những lý do


23
này hệ thống giáo dục phải thay đổi triệt để, tiến tới hoạt động đào tạo theo
mô hình học tập suốt đời, hơn bao giờ hết CNTT có thể giúp thực hiện được
vần đề này.
Qua tài liệu của tác giả Sayling Wen đã cho thấy, một kinh nghiệm quý
báu ở Đài Loan khi các nhà giáo dục ở nước này nhìn nhận giáo dục của Đài
Loan có nhiều vấn đề rất chậm phát triển và thiếu tiếp cận với công nghệ
CNTT vào nhà trường để đổi mới giáo dục; Sau một thời gian quán triệt, tiếp
cận với ứng dụng CNTT triệt để và phù hợp, đúng lộ trình vào các lĩnh vực
giáo dục, đặc biệt là các nhà trường, nền giáo dục Đài Loan đã thu được nhiều
kết quả. Đây cũng chính là những vấn đề mà các nhà QLGD cần nghiên cứu,
học tập để áp dụng vào thực tiễn QLGD nói chung, và hoạt động quản lý đào
tạo nói riêng ở nước ta.
Tác giả Victoria L.Tinio (2001) đã xuất bản tài liệu “CNTT và truyền
thông trong giáo dục”[101]; tài liệu này đã chứng minh rằng, toàn cầu hóa và
những thay đổi của xã hội đang trở thành xu thế phát triển không ngừng. Hiện
nay, mối quan tâm về đào tạo và quản lý đào tạo đang thách thức, đòi hỏi phải
mở rộng cơ hội giáo dục ở các nước đang phát triển. Trong đó ICT được coi là
công cụ tiềm năng mạnh có khả năng tạo ra những thay đổi và cải cách cho
giáo dục. Để sử dụng công cụ ICT một cách hợp lý, giúp tiếp cận trong giáo
dục, tăng cường hỗ trợ, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều hình
thức, mà trong đó có việc giúp quá trình dạy học trở nên năng động, hấp dẫn hơn
với thực tiễn cuộc sống, giúp quá trình QLGD đạt được nhiều hiệu quả mong
muốn. Đó cũng là lý do tác giả Victoria L.Tinio đã xuất bản tài liệu này nhằm

giúp các nhà QLGD hoạch định chính sách giáo dục ở các nước đang phát triển,
xác định các phương hướng cho việc sử dụng ICT một cách hiệu quả và phù hợp
với thực tiễn trong hệ thống giáo dục của quốc gia, được khái quát ở hai vấn đề
cơ bản là: Thứ nhất: Lĩnh hội được những ích lợi tiềm năng của việc sử dụng
ICT trong giáo dục và cách ứng dụng ICT khác nhau đã được sử dụng trong giáo
dục từ trước đến nay. Thứ hai: Có bốn vấn đề cơ bản trong việc sử dụng ICT
trong giáo dục là tính hiệu quả, chi phí, sự hợp lý và tính ổn định...
Từ nghiên cứu quản lý bồi dưỡng cán bộ, công chức dựa trên ứng dụng
CNTT trên thế giới cho thấy đã đạt được những thành tựu đáng kể, gắn liền với
sự phát triển hệ thống đào tạo nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. Cùng với lịch
sử phát triển về lĩnh vực quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dựa trên


×