Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh phú thọ ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.92 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG QUANG TRỰC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG QUANG TRỰC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS CHU ĐỨC DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
, số liệu sử dụng trong luận văn do Tổng cục Thuế, Cục thuế
tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp
và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của UBND tỉnh, ngành thuế, Sở Tài
nguyên và Môi trường

.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn

Đặng Quang Trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều tập thể, cá nhân. Tôi xin được
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học, cá
trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Chu Đức Dũng.

doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo Cục thuế tỉnh Phú Thọ, Lãnh đạo và cán bộ Phòng Tổng hợp-Nghiệp vụDự toán, lãnh đạo và cán bộ các phòng có liên quan…
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn

Đặng Quang Trực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................... iii
D

........................................................................................... vii

Danh mục các bảng .............................................................................................. viii
Danh mục sơ đồ ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
4. Đóng góp của Luận văn .......................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
KHOÁNG SẢN ......................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................5
1.1.2. Các thành tố cơ bản trong hệ thống quản lý thuế .........................................8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế .................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác
khoáng sản ............................................................................................................. 17
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản .......................... 17
1.2.2. Quan điểm của Đảng về khoáng sản và công nghiệp khoáng sản. ........... 19
1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý thuế đối
với hoạt động khai thác khoáng sản ..................................................................... 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 25
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết ................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 25
2.2.2. Phương pháp thống kê ................................................................................ 26
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ........................................... 26
2.2.4. Phương pháp so sánh .................................................................................. 28
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế ................................................. 28
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 29
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT ................ 29
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thông tin NNT.............................. 29
2.3.3. Chỉ tiêu về thu ngân sách và sản lượng khai thác ...................................... 29
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá về công tác quản lý nợ thuế ........................................... 30
2.3.5. Chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế so với
tổng số doanh nghiệp ............................................................................................ 30
2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ thuế............................ 30
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ THỌ ............................................................................................................ 31
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ ................................................................. 31
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 31
3.1.2. Tình hình Kinh tế - xã hội........................................................................... 31
3.2. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Phú Thọ ............................................................ 33
3.2.1. Khái quát chung .......................................................................................... 33

3.2.2. Tình hình quản lý NNT và kết quả thu ngân sách trên địa bàn ................. 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v

3.2.3. Đặc điểm hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 35
3.3. Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................... 38
3.3.1. Công tác quản lý thông tin NNT ................................................................ 38
3.3.2. Kết quả thu NSNN từ hoạt động khai thác khoáng sản............................. 41
3.3.3. Công tác đăng ký, kê khai và kế toán thuế................................................. 44
3.3.4. Tình hình phân cấp quản lý NNT ............................................................... 48
3.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra NNT .............................................................. 49
3.3.6. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ................................................ 50
3.4. Thành tựu của công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong 5 năm qua ................................................... 52
3.4.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế ................................... 52
3.4.2. Công tác tổ chức cán bộ.............................................................................. 54
3.4.3.Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thuế .................................................... 57
3.4.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý thuế ..................................................................................................... 58
3.4.5. Trình độ dân trí, ý thức tuân thủ pháp luật của NNT ................................ 60
3.4.6. Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp công tác giữa các cơ
quan hữu quan ....................................................................................................... 60
3.4.7. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ....................................... 61
3.5. Những hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý thuế đối với hoạt
động khai thác khoáng sản .................................................................................... 61

3.5.1. Một số tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với hoạt
động khai thác khoáng sản .................................................................................... 61
3.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế ............................................... 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vi

Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................. 70
4.1. Bối cảnh và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với
hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh Phú Thọ từ nay đến năm 2020 .............. 70
4.1.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động khai thác khoáng sản hiện nay trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................................... 70
4.1.2. Định hướng của của Nhà nước về quản lý tài chính đối với hoạt động
khai thác khoáng sản ............................................................................................. 71
4.1.3. Định hướng của UBND tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động khai thác
khoáng sản trên địa bàn......................................................................................... 72
4.1.4. Các mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020
của Ngành thuế Việt Nam..................................................................................... 73
4.2. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối
với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ........................... 74
4.2.1. Phương hướng ............................................................................................. 74
4.2.2. Một số giải pháp.......................................................................................... 75
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................ 79
4.3.1. Đối với HĐND và UBND tỉnh................................................................... 79
4.3.2. Đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ....................................................... 81
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii

STT
1

CBCC

Cán bộ, công chức

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

CQT

4

GTGT

5


HĐND

Hội đồng nhân dân

6

HTKK

Hỗ trợ kê khai

7

MST

Mã số thuế

8

NNT

9

NSNN

Ngân sách nhà nước

10

QLT


Quản lý thuế

11

SXKD

SXKD

12

TNCN

13

TNDN

14

UBND

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Ủy ban nhân dân

/>

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Số lượng NNT từ năm 2008 đến năm 2012 ................................... 34
Bảng 3.2: Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 đến
năm 2012 ......................................................................................... 35
Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng
sản qua các năm .............................................................................. 38
Bảng 3.4: Tổng thu NSNN từ hoạt động khai thác khoáng sản từ năm
2008 đến năm 2012 ......................................................................... 41
Bảng 3.5: Kết quả thu thuế tài nguyên từ năm 2008 đến năm 2012 ............... 42
Bảng 3.6: Kết quả thu Phí bảo vệ môi trường từ năm 2008 -2012 ................. 43
Bảng 3.7: Số thuế nợ của NNT khai thác khoáng sản từ năm 2008 - 2012........ 51
Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năm của cán bộ Cục Thuế
năm 2012 và năm 2013 ................................................................... 57
Bảng 3.9: Chất lượng tuyển dụng qua từng thời kỳ ........................................ 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức của Cục thuế tỉnh Phú Thọ .............................................. 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2007. Sau hơn 5 năm thực hiện, những quy định về công tác quản lý
thuế đã được cụ thể hóa trong Luật và đi vào cuộc sống, góp phần tích cực
cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Luật Quản lý thuế quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch các thủ tục
hành chính thuế nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp
của người nộp thuế (NNT), tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp luật
thuế; quy định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của cơ quan quản lý thuế trong việc phục vụ hỗ trợ NNT và giám sát quá trình
tuân thủ pháp luật thuế; quy định cụ thể trách nhiệm của một số cơ quan, tổ
chức trong việc tham gia công tác quản lý thuế từ đó đã nâng cao vai trò và
trách nhiệm pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào
công tác quản lý thuế.
Việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm
trước pháp luật với những quy định cụ thể về thủ tục hành chính thuế cũng
như việc xử lý vi phạm công minh đã tạo cho NNT có ý thức hơn trong việc
thực hiện trách nhiệm của mình và tuân thủ chính sách pháp luật thuế.
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thường xuyên tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá
nhân thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với Nhà nước; Luôn đẩy mạnh cải cách
hành chính theo nội dung Đề án 30/CP của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn và phù hợp với nội dung cải cách hành chính thuế theo hướng đơn
giản, minh bạch, rõ ràng, công khai, dân chủ; đảm bảo dễ hiểu, dễ làm, tăng
cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhà nước và cộng đồng xã hội, phát hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


2

và kiến nghị loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho NNT. Do đó trong các năm qua số thu ngân sách nhà nước
(NSNN) của tỉnh ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
ổn định đời sống của nhân dân.
Mặc dù hệ thống chính sách thuế của Việt Nam liên tục được sửa đổi,
bổ sung theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai. Chính sách xã hội đã
tách ra khỏi chính sách thuế nhưng mức độ còn khá hạn chế, tính trung lập
của thuế vì vậy chưa cao; một số quy định về thuế chưa theo kịp để điều
chỉnh, bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh, chính sách thuế chưa
thực sự khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tích lũy tăng đầu tư
chiều sâu, cải thiện đời sống và tăng phúc lợi cho người lao động, ...
Công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều đổi mới, đảm bảo theo đúng chính sách, chế độ.
Tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang
diễn ra rất phức tạp, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng
tăng, các khu mỏ đang khai thác hiện nay hầu hết nằm ở vùng núi và trung du
cùng với công nghệ khai thác lạc hậu và chưa hợp lý nên mức độ gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoại về mặt đất, ô nhiễm
nguồn nước, đất canh tác, không khí…, đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch,
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân. Mặt khác số thu
ngân sách từ lĩnh vực này còn thấp so với lượng tài nguyên khai thác, nguồn
thu không đảm bảo cho công tác tái tạo môi trường sau khi khai thác.
Trước những vấn đề đặt ra nêu trên, là người trực tiếp tham gia quản lý
thuế, tiếp cận với NNT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để góp phần hoàn thiện
công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tôi lựa chọn đề tài "Hoàn
thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ" có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn làm

luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế
đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm
2008 đến năm 2012, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
này trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác
quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
- Phân tích các nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng; đánh giá thực
trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với
hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm:
- Quản lý thông tin về NNT;
- Kê khai và kế toán thuế;
- Công tác thanh tra, kiểm tra NNT;
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian:
- Phân tích số liệu thực tế qua các năm và dựa vào các số liệu được điều
tra, khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý
thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở địa phương.
Về thời gian: 5 năm (Từ năm 2008 đến năm 2012 và một vài số liệu
liên quan trong năm 2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

4. Đóng góp của Luận văn
- Ý nghĩa khoa học:
Luật Quản lý thuế có vai trò, vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính
sách thuế hiện hành ở nước ta, nó có phạm vi điều chỉnh rộng, đó là tất cả các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước và đóng góp nguồn
thu lớn cho NSNN. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những luận cứ
khoa học xác thực cho việc hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt
động hai thác khoáng sản nói riêng và công tác quản lý thuế nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý thuế đối với hoạt động
khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để đưa ra những giải pháp góp
phần hoàn thiện quy trình, nội dung, phương pháp quản lý thuế trên địa bàn,
góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần đổi mới chính sách tài chính đối
với hoạt động khai thác khoáng sản với mục tiêu tăng thu cho NSNN; đảm
bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có hoạt

động khai thác khoáng sản.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cám ơn, lời cam đoan và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn được chia ra 4 Chương có các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về Quản lý
Hiện nay còn tồn tại nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Thuật ngữ
quản lý có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độ
nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau như: Kinh tế học, hành chính học,
luật học, xã hội học… đều sử dụng thuật ngữ quản lý với nội dung phù hợp
với đối tượng nghiên cứu của từng chuyên ngành.
Dưới góc độ chung của các chuyên ngành khoa học, “Quản lý là điều
khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào quy luật, định luật

hay nguyên tắc tương ứng để cho một hệ thống hay quá trình ấy vận động
theo ý muốn của người quản lý và nhằm đạt được những mục đích đã định
trước” [ 1, tr.258].
Trong cuốn giải thích thuật ngữ pháp lý Việt Nam có giải thích: “Quản
lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng bị quản lý nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Nó nhằm chỉ một tập hợp các hoạt động cần thiết
phải được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chung” [ 1, tr.258]
Có một số định nghĩa về quản lý được ghi nhận ở một số tài liệu khác:
“Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục
đích đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan” [ 9, tr.61]. Hoặc: “Quản
lý là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy,
điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con
người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục
tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất” [ 10, tr.136]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full











×