Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN ĐỨC KHANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN ĐỨC KHANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
HUYỆN SÔNG LÔ - TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ QUANG QUÝ



THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào. Mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Sông Lô, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Tác giả Luận văn

Nguyễn Đức Khang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau
Đại học – Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên; đặc biệt

là sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS. Đỗ Quang Quý –
Nguyên Trƣởng khoa Kinh tế trƣờng Đại học QLKT và QTKD Thái Nguyên
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin đƣợc cảm ơn tới Lãnh đạo và chuyên viên Phòng
Tài chính - Kế hoạch các huyện Lập Thạch; Tam đảo; Sông Lô, Chi cục thuế,
Kho bạc Nhà nƣớc và Chi cục Thống kê huyện Sông Lô đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Sông Lô, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Tác giả Luận văn

Nguyễn Đức Khang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................... 3
5. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 3
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN ................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về Ngân sách Nhà nƣớc và quản lý Ngân sách huyện ............ 4
1.1.1. Ngân sách Nhà nƣớc ............................................................................... 4
1.1.2. Quản lý Ngân sách cấp huyện ................................................................ 7
1.2. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của một số huyện trong tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 25
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Lập Thạch ................. 25
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu chi NSNN của huyện Tam Đảo ................... 27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý NSNN cho huyện Sông Lô .................... 28
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................. 30
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 30
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

iv

2.2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 30
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 32
2.3.1. Thu Ngân sách nhà nƣớc huyện Sông Lô ............................................. 32
2.3.2. Chi Ngân sách huyện Sông Lô .............................................................. 32
2.3.3. Cân đối thu – chi Ngân sách huyện Sông Lô ........................................ 32

2.3.4. Đánh giá công tác quản lý Ngân sách huyện ........................................ 32
2.3.5. Các chỉ tiêu về Kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề kinh tế của
huyện Sông Lô ................................................................................................ 33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2013...... 34
3.1. Khái quát chung về đặc điểm của huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc
ảnh hƣởng đến công tác quản lý Ngân sách huyện ......................................... 34
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 34
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội huyện Sông Lô ........................................... 36
3.1.3. Khái quát về phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sông Lô ................. 41
3.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô giai đoạn từ
2011 - 2013...................................................................................................... 44
3.2.1. Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách cấp
huyện và Ngân sách xã, thị trấn giai đoạn từ 2011 - 2013.............................. 44
3.2.2. Quy định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa Ngân sách cấp
huyện với Ngân sách xã, thị trấn giai đoạn 2011 - 2013 ................................ 45
3.2.3. Thực trạng công tác quản lý, điều hành Ngân sách huyện Sông Lô
giai đoạn 2011 - 2013 ...................................................................................... 49
3.3. Đánh giá về công tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2011 - 2013............................................................................. 70
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 70
3.3.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 72
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

v

Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN SÔNG LÔ – TỈNH
VĨNH PHÚC .................................................................................................. 78
4.1. Quan điểm định hƣớng ............................................................................. 78
4.1.1. Căn cứ định hƣớng ................................................................................ 78
4.1.2. Những định hƣớng cơ bản..................................................................... 79
4.1.3. Các chỉ tiêu dự kiến............................................................................... 79
4.2. Các giải pháp ............................................................................................ 80
4.2.1. Nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng và lập dự toán Ngân
sách huyện ...................................................................................................... 80
4.2.2. Tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát các khoản thu ngân sách ................. 81
4.2.3. Tạo dựng, khai thác và phát triển nguồn thu mới ................................. 83
4.2.4. Tăng cƣờng đôn đốc, rà soát các nguồn thu; thƣờng xuyên kiểm tra,
giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị ....................................................... 83
4.2.5. Quản lý và sử có hiệu quả các khoản chi Ngân sách nhà nƣớc ............ 84
4.2.6. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý Ngân sách và kế
toán Ngân sách trên địa bàn huyện ................................................................. 86
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách tại
huyện Sông Lô ................................................................................................ 88
4.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................. 88
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................. 88
4.3.3. Đối với UBND huyện Sông Lô ............................................................. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

NQD

Ngoài quốc doanh

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSX, TT

Ngân sách xã, thị trấn

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB


Xây dựng cơ bản

XNQD

Xí nghiệp quốc doanh

GTSX

Giá trị sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn
2011 - 2013 .......................................................................... 37

Bảng 3.2:

Quy mô GTSX các ngành giai đoạn 2011 - 2013 ................. 39

Bảng 3.3:

Tỷ lệ điều tiết nguồn thu cho các cấp ngân sách .................. 47


Bảng 3.4:

Tình hình thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nƣớc giai
đoạn 2011 - 2013 ................................................................. 51

Bảng 3.5:

Cơ cấu nguồn thu Ngân sách huyện giai đoạn 2011 - 2013 .. 55

Bảng 3.6:

Phân cấp nguồn thu giữa các cấp Ngân sách giai đoạn
2011 - 2013 .......................................................................... 56

Bảng 3.7:

Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách huyện giai
đoạn 2011 - 2013 ................................................................. 59

Bảng 3.8:

Cơ cấu chi Ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2013 ............ 65

Bảng 3.9:

Cân đối thực hiện thu chi Ngân sách huyện giai đoạn
2011 – 2013 ......................................................................... 67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Sông Lô năm 2013 .................................. 39
Biểu đồ 3.2: Tổng GTSX giai đoạn 2011 – 2013 ........................................... 40
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thu Ngân sách huyện giai đoạn 2011 - 2013 .................. 56
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ điều tiết nguồn thu trên địa bàn huyện giữa các cấp NS
năm 2013 ..................................................................................... 57
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu chi Ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2013 ..................... 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) là một công cụ chính sách tài chính quan
trọng của một quốc gia, là một khâu trọng yếu trong điều tiết nền kinh tế vĩ
mô nền kinh tế. Hoạt động của NSNN đƣợc thể hiện qua việc huy động, phân
bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, thực hiện công bằng xã hội, từ
đó thúc đẩy nhanh việc phát triển kinh tế. Ngân sách nhà nƣớc bao gồm ngân
sách trung ƣơng và ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trong đó Ngân
sách huyện là một bộ phận cấu thành nên Ngân sách Nhà nƣớc, ra đời, tồn tại
và phát triển cùng với sự tồn tại phát triển của hệ thống Ngân sách Nhà nƣớc.
Ngân sách huyện là cấp ngân sách trung gian giữa cấp Ngân sách Trung

ƣơng, Ngân sách tỉnh, thành phố và Ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn. Vai
trò của Ngân sách huyện là quản lý và phân phối lại nguồn tài chính của địa
phƣơng nhận lại từ Ngân sách cấp trên hoặc từ nguồn thu đƣợc điều tiết theo
quy định phát sinh trên địa bàn, để chính quyền các cấp ở địa phƣơng thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý Kinh tế - Xã
hội, An ninh quốc phòng. Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2002 là cơ sở pháp
lý cơ bản để tổ chức quản lý Ngân sách Nhà nƣớc nói chung và Ngân sách
huyện nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Tăng cƣờng quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, đổi mới công tác quản lý thuchi Ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu Ngân sách và sử dụng ngân sách tiết
kiệm, có hiệu quả hơn, nhằm đạt đƣợc mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân.
Xuất phát từ tình hình thực tế Sông Lô là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh
Phúc, mới đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2009, kinh tế chủ
yếu dựa vào nông nghiệp. Nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế công tác quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

2

lý Ngân sách những năm vừa qua còn nhiều bất cập: thu Ngân sách hàng năm
không đủ chi, chủ yếu phải dựa vào nguồn thu bổ sung từ Ngân sách cấp
tỉnh.v.v. Trƣớc tình hình đó, vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Ngân sách
huyện càng trở nên cấp bách, do vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công
tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô - tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý

Ngân sách Nhà nƣớc huyện Sông Lô đề xuất, đƣa ra một số giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách của huyện phù với điều kiện
phát triển kinh tế -xã hội, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý Ngân sách
cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Ngân sách huyện Sông Lô
trong thời gian từ năm 2011 - 2013.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý Ngân sách tại huyện Sông Lô.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Sông Lô tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Tài liệu tổng quan đƣợc thu thập từ những tài liệu đã
công bố trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay; số liệu đánh giá thực
trạng về ngân sách chủ yếu trong 3 năm từ năm 2011 – 2013.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

3

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý thu – chi
Ngân sách huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu làm rõ những lý luận cơ bản về quản lý Ngân
sách và đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô

(những kết quả đã đạt đƣợc và tồn tại hạn chế trong công tác quản lý Ngân
sách), cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô, góp phần thúc
đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Sông Lô trong thời gian tới.
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hoá, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách huyện
và quản lý Ngân sách huyện trong nền kinh tế thị trƣờng;
- Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng của công tác quản lý Ngân sách huyện
Sông Lô, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Kiến nghị với các cấp, các ngành bổ sung, sửa đổi chính sách chế độ,
nhằm quản lý hiệu quả hơn Ngân sách cấp huyện tại huyện Sông Lô và các
địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng tự trong thời gian tới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về Ngân sách Nhà nƣớc
(NSNN) và quản lý Ngân sách cấp huyện;
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài;
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Sông Lô – tỉnh
Vĩnh Phúc;
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về Ngân sách Nhà nƣớc và quản lý Ngân sách huyện
1.1.1. Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Theo Luật NSNN năm 2002, NSNN đƣợc đề cập nhƣ sau: “NSNN là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc”.[9]
1.1.1.2. Đặc điểm của NSNN [5]
- Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực Kinh tế Chính trị của Nhà nƣớc;
- Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó
thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nƣớc;
- NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nƣớc, luôn chứa đựng những lợi
ích chung, lợi ích công cộng;
- Hoạt động thu - chi của NSNN đƣợc thực hiện theo nguyên tắc không
hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
1.1.1.3. Vai trò của NSNN [5]
a. NSNN điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Ngân sách là nguồn lực tài chính để Nhà nƣớc sản xuất và cung ứng
hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội mà tƣ nhân không muốn hoặc không có
khả năng cung ứng; trong khi đây lại là những hàng hoá, dịch vụ đáp ứng
cho nhu cầu cần thiết của xã hội. Thông qua NSNN, Nhà nƣớc định hƣớng
đầu tƣ, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc cả
về cơ cấu ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

5


NSNN đƣợc sử dụng trong ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát bằng cách giảm chi NSNN, tăng thuế tiêu dùng, khống chế cầu, giảm
thuế đầu tƣ để khuyến khích đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cung.
Sử dụng các công cụ vay nợ nhƣ trái phiếu, tín phiếu kho bạc,… để hút bớt
lƣợng tiền mặt trong lƣu thông nhằm giảm sức ép về giá cả và bù đắp thâm hụt
Ngân sách. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn sử dụng nguồn lực NSNN tạo lập các quỹ
dự trữ về hàng hoá và tài chính nhằm điều hoà cung cầu, bình ổn giá cả.
b. NSNN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
Nền kinh tế thị trƣờng có những ƣu điểm nhất định, nhƣng nó cũng luôn
chứa đựng khuyết tật mà không thể tự sửa chữa; đặc biệt là về mặt xã hội nhƣ:
bất bình đẳng về thu nhập, sự chênh lệch về mức sống, tai tệ nạn xã hội,… Do
đó, Nhà nƣớc phải khắc phục các khuyết tật này của thị trƣờng, đảm bảo phát
triển bền vững. Nhà nƣớc có thể sử dụng NSNN điều chỉnh thu nhập giữa các
tầng lớp dân cƣ, giảm bớt những bất hợp lý trong phân phối, đảm bảo công
bằng và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Nhà nƣớc giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách sử dụng nguồn lực
NSNN đảm bảo cung ứng các dịch vụ, hàng hoá công cộng (giáo dục, y tế,
văn hoá,…); tài trợ cho các chƣơng trình (chƣơng trình giải quyết việc làm,
chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội,…).
Vai trò quan trọng nhất của NSNN về mặt xã hội là từ nguồn thu huy
động đƣợc, NSNN chi đầu tƣ và phân phối thông qua dự toán chi NSNN cho
các ngành và mọi lĩnh vực xã hội, đảm bảo cho Nhà nƣớc thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của mình. NSNN chi phối toàn bộ đời sống Kinh tế - Xã hội từ
tiêu dùng, thu nhập cho đến các vấn đề Kinh tế, xã hội; quan hệ chi tiêu liên
quan đến mọi lĩnh vực nhƣ chi cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, An ninh
quốc phòng, Trật tự an toàn xã hội, chi cho Giáo dục, Y tế, Văn hoá, xoá đói
giảm nghèo, hỗ trợ cho các đối tƣợng chính sách và chi cho nhiệm vụ xã hội
khác,… Những khoản chi này của NSNN thƣờng đƣợc gom thành hai nhóm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full











×