Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESIA) TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC KHE SÂN - TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 177 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
==============================

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP VIỆT NAM (WB8)

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESIA)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC KHE SÂN
- TỈNH NGHỆ AN

NGHỆ AN, 6/2015

iii


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
==============================

DỰ ÁN SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP VIỆT Nam (WB8)

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESIA)
TIỂU DỰ ÁN: SỬA CHỮA, NÂNG CẤP HỒ CHỨA NƯỚC KHE SÂN
- TỈNH NGHỆ AN

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

NGHỆ AN, 6/2015


iv


MỤC LỤC
PHẦN I. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................IV
TÓM TẮT.........................................................................................................................................1
PHẦN II. GIỚI THIỆU...................................................................................................................5
II.1 Phương pháp..............................................................................................................................5
II.1.1 Phương pháp đánh giá tác động môi trường.....................................................................5
II.1.2 Phương pháp đánh giá xã hội............................................................................................5
II.2 Đơn vị tư vấn..............................................................................................................................7
PHẦN III. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN...................................................................................................8
III.1 Tổng quan về tiểu dự án.........................................................................................................8
Mục tiêu thực hiện TDA:...........................................................................................................8
Chủ đầu tư:.................................................................................................................................8
Tổng vốn đầu tư:........................................................................................................................8
Địa điểm thực hiện thực hiện tiểu dự án:...................................................................................8
III.2 Các hạng mục chủ yếu của TDA.........................................................................................10
II.2.1 Hiện trạng và khối lượng, quy mô các hạng mục của công trình và biện pháp thi công 10
III.2.2 Khối lượng thi công xây dựng các hạng mục và vận chuyển vật liệu xây dựng...........11
III.2.3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công..............................................................12
III.3 Tiến độ thực hiện...................................................................................................................13
PHẦN IV. KHUNG CHÍNH SÁCH, THỂ CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH...................................14
IV.1 Các chính sách quốc gia về an toàn xã hội và môi trường...............................................14
IV.1.1 Môi trường.....................................................................................................................14
IV.1.2 Các quy định về an toàn đập..........................................................................................17
IV.1.3 Việc thu hồi đất..............................................................................................................17
IV.1.4 Người dân tộc bản địa/dân tộc thiểu số..........................................................................19
IV.2 Những ảnh hưởng của chính sách quốc gia và quy định về các dự án được đề xuất...19
IV.3 Chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới.......................................................................20

IV.4 Ý nghĩa của chính sách an toàn của WB đối với các dự án được đề xuất......................20
PHẦN V. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG NỀN KHU VỰC TDA........................23
V.1 Môi trường tự nhiên................................................................................................................23
V.1.1 Đặc điểm địa lý đập Khe Sân..........................................................................................23
V.1.2 Khí hậu, thủy văn.............................................................................................................23
V.1.3 Đặc điểm địa hình............................................................................................................26
V.1.4 Đặc điểm địa chất............................................................................................................26
V.1.5 Môi trường nước..............................................................................................................27
V.1.6 Môi trường không khí......................................................................................................29
V.1.7 Môi trường đất.................................................................................................................30
V.2 Môi trường sinh học.................................................................................................................31
V.2.1 Quần thể thực vật.............................................................................................................31
V.2.2 Quần thể động vật............................................................................................................31
V.3 Môi trường kinh tế-xã hội và văn hóa...................................................................................31
V.3.1 Dân số..............................................................................................................................31
v


V.3.2 Kinh tế- xã hội.................................................................................................................31
V.3.3 Văn hóa - xã hội...............................................................................................................33
V.3.4 Các dịch vụ, xã hội khác:.................................................................................................34
V.3.5 Dân tộc thiểu số...............................................................................................................36
PHẦN VI. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG............................................................................................37
VI.1 Kết quả sàng lọc tác động môi trường, xã hội...................................................................37
VI.1.1 Sàng lọc tác động môi trường, xã hội............................................................................37
VI.1.2 Sàng lọc dân tộc thiểu số...............................................................................................37
VI.1.3 Tái định cư.....................................................................................................................37
VI.2 Tác động môi trường, xã hội................................................................................................37
VI.2.1 Tác động trong giai đoạn chuẩn bị.................................................................................38
VI.2.2 Tác động trong giai đoạn thi công.................................................................................38

VI.2.3 Tác động trong giai đoạn vận hành................................................................................47
VI.3 Các tác động đáng kể cần giải quyết...................................................................................48
PHẦN VII. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ.....................................................50
VII.1 Không có phương án thay thế.............................................................................................50
VII.1.1 Các hạng mục công trình hiện có của TDA.................................................................50
VII.1.2 Vấn đề an toàn của hồ, đập...........................................................................................51
VII.1.3 Thực trạng quản lý, vận hành của hồ chứa...................................................................51
VII.2 Phương án thực hiện tiểu dự án.........................................................................................52
VII.2.1 Sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình..............................................................52
VII.2.2 Nâng cao độ an toàn trong vận hành hồ chứa..............................................................52
PHẦN VIII. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI (ESMP).............................53
VIII.1 Mục tiêu quản lý môi trường, xã hội (ESMP)................................................................53
VIII.2 Các biện pháp giảm thiểu..................................................................................................53
VIII.2.1 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị....................................................53
VIII.2.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công.....................................................56
VIII.2.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn vận hành...................................................63
VIII.2.4 Khuyến nghị nhằm nâng cao lợi ích và tác động tích cực..........................................64
VIII.2.5 Kế hoạch quản lý môi trường, xã hội (ESMP)............................................................65
VIII.2.6 Ước tính kinh phí các biện pháp giảm thiểu...............................................................68
VIII.3 Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMoP).........................................................71
VII.2.1 Giám sát môi trường.....................................................................................................71
VIII.3.2 Chương trình giám sát xã hội......................................................................................72
VIII.3.3 Chi phí ước tính cho giám sát MT&XH.....................................................................72
VIII.3.4 Tăng cường năng lực và đào tạo về quản lý môi trường.............................................75
VIII.3.5 Yêu cầu báo cáo giám sát............................................................................................76
VIII.4 Tổ chức thực hiện ESMP...................................................................................................77
VIII.4.1 Cơ quan và trách nhiệm..............................................................................................77
VIII.4.2 Đánh giá thực trạng quản lý môi trường và xã hội và năng lực quản lý đập..............78
VIII.4.3 Các chương trình đào tạo nâng cao năng lực và kiến thức về bảo vệ MTXH............78
VIII.5 Đánh giá nhu cầu phát triển cộng đồng...........................................................................79

PHẦN IX. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN...................80
IX.1 Mục tiêu tham vấn cộng đồng..............................................................................................80
vi


IX.2 Tham vấn đánh giá tác động môi trường...........................................................................80
VIII.2.1 Quá trình tham vấn......................................................................................................80
8.2.2 Cam kết của chủ đầu tư...................................................................................................82
IX.3 Tham vấn đánh giá tác động xã hội....................................................................................82
IX.3.1 Đối tượng tham dự:........................................................................................................82
IX.3.2 Nội dung tham vấn:.......................................................................................................82
IX.4 Công bố ESIA.........................................................................................................................83
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................87
PHỤ LỤC........................................................................................................................................89
PHỤ LỤC A - MÔI TRƯỜNG.....................................................................................................89
Phụ lục A1- BẢN VẼ CÔNG TRÌNH.....................................................................................89
Phụ lục A2 – LOẠI BẢN ĐỒ..................................................................................................90
Phụ lục A3 - KHUNG CHÍNH SÁCH, THỂ CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MTXH..................................................................92
Phụ lục A4 – SÀNG LỌC MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI........................................................97
Phụ lục A5 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU........................................................................110
Appendix A6 – BIÊN BẢN HỌP THAM VẤN CỘNG ĐỒNG............................................118
Phụ lục A7- ẢNH HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH................................................................141
PHỤ LỤC B –XÃ HỘI................................................................................................................145
Phụ lục B1-PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI.......................................145
Phụ lục B2-KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.......................................146
Phụ lục B3-KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM
GIA.........................................................................................................................................148
Phụ lục B4- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI....................................................................150

Phụ lục B5- MÔ TẢ HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI............................................153
Phụ lụcB6- MÔ TẢ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THỰC HIỆN BAO GỒM TỔ CHỨC, THỂ
CHẾ VÀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ...................................................................156
Phụ lục B7- QUY TRÌNH PHÁT HIỆN CỔ VẬT................................................................163
Phụ lục B8- ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ KHẨN CẤP (EPP).......164

vii


MỤC LỤC BẢNG
BẢNG A.1.DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH.................................7
BẢNG A.1.THÔNG SỐ HIỆN TRẠNG VÀ SAU KHI THI CÔNG HỒ CHỨA KHE SÂN
...........................................................................................................................................................10
BẢNG A.1.TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU THI CÔNG.......................11
BẢNG A.2.QUY MÔ, KHẢ NĂNG VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.......12
BẢNG A.1.DANH MỤC MÁY MÓC SỬ DỤNG.......................................................................12
BẢNG A.1.DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG.............................................................................13
BẢNG A.1.CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG TRUNG BÌNH THÁNG TRẠM KHÍ
TƯỢNG QUỲNH LƯU.................................................................................................................24
BẢNG A.2.PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY THỦY VĂN NĂM CỦA LƯU VỰC KHE SÂN
(ĐƠN VỊ: M3/S)..............................................................................................................................24
BẢNG A.1.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT.........................................................27
BẢNG A.5.CÁC MẪU NƯỚC NGẦM ĐƯỢC LẤY Ở CÁC VỊ TRÍ NHƯ SAU:...............29
BẢNG A.1.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGẦM......................................................29
BẢNG A.7.CÁC MẪU KHÔNG KHÍ ĐƯỢC LẤY Ở CÁC VỊ TRÍ NHƯ SAU:.................29
BẢNG A.1.KẾT QUẢ QUAN TRẮC HIỆN TRƯỜNG YẾU TỐ VẬT LÝ...........................30
BẢNG A.2.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ HÓA HỌC.......................................30
BẢNG A.1.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT........................................................................30
BẢNG A.1.TỔNG HỢP THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN KT-XH XÃ QUỲNH
THẮNG............................................................................................................................................32

BẢNG A.1.SỐ NHÂN KHẨU BÌNH QUÂN HỘ GIA ĐÌNH...................................................35
BẢNG A.2.CÁC NHÓM THU NHẬP PHÂN THEO GIỚI (%).............................................35
BẢNG A.1.TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CỦA TDA TRONG GIAI
ĐOẠN CHUẨN BỊ..........................................................................................................................38
BẢNG A.1.TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG...............................................................................................................................................38
BẢNG A.2.DIỆN TÍCH ĐẤT THU HỒI VĨNH VIỄN, TẠM THỜI CỦA TIỂU DỰ ÁN...39
BẢNG A.3.THỐNG KÊ CÁC LOẠI CÂY CỐI, HOA MÀU BỊ ẢNH HƯỞNG..................40
BẢNG A.4.TẢI LƯỢNG THẢI TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT GIAI ĐOẠN THI
CÔNG...............................................................................................................................................40
BẢNG A.5.HỆ SỐ KHUYẾCH TÁN BỤI TRONG KHÔNG KHÍ THEO PHƯƠNG Z....43
BẢNG A.6.NỒNG ĐỘ BỤI TRONG KHÔNG KHÍ.................................................................43
BẢNG A.7.NỒNG ĐỘ BỤI TRONG KHÔNG KHÍ DO VẬN CHUYỂN SẮT VÀ THÉP. 43
BẢNG A.8.HỆ SỐ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI XE...............................44
BẢNG A.9.TẢI LƯỢNG KHÍ THẢI PHÁT SINH DO VẬN CHUYỂN TẠI HỒ KHE SÂN
...........................................................................................................................................................44
BẢNG A.10.NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI ƯỚC TÍNH PHÁT SINH (THEO LÝ THUYẾT)DO
QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN.......................................................................................................45
BẢNG A.11.TIẾNG ỒN TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN VÀ MÁY MÓC XÂY
DỰNG...............................................................................................................................................45

viii


BẢNG A.12.CÁC TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN CÓ MỨC ỒN CAO ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ
CON NGƯỜI...................................................................................................................................46
BẢNG A.1.CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH........................................47
BẢNG A.1.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ...............53
BẢNG A.2.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỤ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỀN BÙ VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG...................................................................................54

BẢNG A.1.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG..............56
BẢNG A.2.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CỤ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
XÂY DỰNG.....................................................................................................................................59
BẢNG A.1.CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH.............63
BẢNG A.1.KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI..............................................65
BẢNG A.1.ƯỚC TÍNH KINH PHÍ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU..................................68
BẢNG A.1.GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG........................................................71
BẢNG A.1.GIÁM SÁT XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG...................................72
BẢNG A.2.GIÁM SÁT XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH...................................72
BẢNG A.1.CHI PHÍ ƯỚC TÍNH CHO GIÁM SÁT MTXH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG...............................................................................................................................................72
BẢNG A.2. CHI PHÍ ƯỚC TÍNH CHO GIÁM SÁT MTXH TRONG GIAI ĐOẠN VẬN
HÀNH...............................................................................................................................................73
BẢNG A.1.CHI PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO VÀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC........75
BẢNG A.2.TÓM TÁT CHI PHÍ CHO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI...............75
BẢNG A.1.CÁC LOẠI BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI.....................76
BẢNG A.1.VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM THỰ HIỆNESMP...............................................77

ix


MỤC LỤC HÌNH
HÌNH 1.1VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HỒ KHE SÂN.................................................................................9
HÌNH 1.1BÌNH ĐỒ TỔNG THỂ TDA VÀ VỊ TRÍ MỎ ĐẤT KHAI THÁC.....................11
HÌNH 1.1VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC MẶT.............................................................................28
HÌNH 4.2 TRỤC ĐƯỜNG CHÍNH CỦA XÃ QUỲNH THẮNG.........................................32
HÌNH 1.1HIỆN TRẠNG MẶT VÀ THAN ĐẬP....................................................................50
HÌNH 1.2HIỆN TRẠNG TRÀN XẢ LŨ.................................................................................50
HÌNH 1.3THÁP CỐNG VÀ KÊNH HẠ LƯU CỐNG...........................................................51
HÌNH 1.4ĐƯỜNG QUẢN LÝ HIỆN TẠI...............................................................................51


iii


PHẦN I........DANH MỤC CÁC TỪ
VIẾT TẮT
BTNMT
BQLDA
BQLTDA
TDA
BTCT
BVMT
CPO
DARD
IMC
WUAs
ĐTM
KT- XH
ESIA
ESMP
ESMoP
ESMF
TVGS
TQM
GSCĐ
NĐ-CP

QCVN
TCVN
TT

TC
UBND
UBMTTQ
HTX
QLKT CTTL

iv

Bộ tài nguyên và môi trường
Ban quản lý dự án
Ban quản lý tiểu dự án
Tiểu dự án
Bê tông cốt thép
Bảo vệ môi trường
Ban quản lý Trung ương các dự án Thủy Lợi
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Công ty Thủy nông
Tổ chức hội dùng nước
Đánh giá tác động môi trường
Kinh tế - xã hội
Đánh giá tác động môi trường và xã hội
Kế hoạch quản lý môi trường, xã hội
Kế hoạch giám sát môi trường, xã hội
Khung quản lý Môi trường, xã hội
Tư vấn giám sát
Tư vấn quản lý môi trường
Ban giám sát Cộng đồng
Nghị định - chính phủ
Quyết định
Quy chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông tư
Tiêu chuẩn
Ủy ban nhân dân
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Hợp tác xã
Quản lý khai thác công trình thủy lợi


TÓM TẮT
1. Tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Sân” là một trong các tiểu dự án
được đề xuất tài trợ bởi Ngân hàng thế giới World Bank – hỗ trợ Dự án sửa chữa và nâng cao
an toàn đập (DRSIP). Mục tiêu của tiểu dự án là: (i) đảm bảo an toàn lâu dài cho đập và hồ
chứa; (ii) đảm bảo an toàn cho 1.800 hộ dân sinh sống trong khu vực hạ lưu của đập và bảo
vệ 650ha đất nông nghiệp và đất tự nhiên, và cơ sở hạ tầng đặc biệt là công trình công cộng,
Tỉnh Lộ 598 xã Quỳnh Thắng-Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; (iii) đảm bảo nguồn nước
tưới ổn định cho 120ha lúa và cung cấp nước sinh hoạt và chăn nuôi (nước ngầm). Đánh giá
tác động môi trường và xã hội này được thực hiện phù hợp với chính sách đánh giá môi
trường của Ngân hàng thế giới và Luật bảo vệ môi trường Việt Nam.

2. Hồ chứa Khe Sân thuộc xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu cách thành phố Nghệ An
80km về phía Nam, được xây dựng năm 1980.. Diện tích lưu vực là 5,2 km 2 với dung tích hồ
chứa là 1,47x10 6m3
 Đập:Là đập đất đồng nhất với cao trình đỉnh đập 46m, chiều dài đỉnh đập 320m, và
chiều rộng đỉnh đập là 2,6 đến 3,0m;
 Tràn: Tràn đất, hình thức tràn tự do, đập rộng, chiều rộng tràn: 23,6m và cao trình
ngưỡng tràn: +44,23m;
 Cống lấy nước: Đường kính ống là 80cm (D80cm) , và cao trình thượng lưu là 33,63
và hạ lưu là 33,05m và
 Đường quản lý kết hợp thi công: Dài 145,8 m, đường đất với bề rộng mặt đường dao

động từ 1-1,5m.

3. Đập hiện tại không đảm bảo an toàn. Trong những năm qua, đập đất đã xuống cấp, mặt
đập nhỏ và ghồ ghề, cao thấp không đều. Đất đắp đập trước đây kém chất lượng và chưa được
xử lý chân đanh chống thấm nền nên hiện tại nước thấm một số vị trí qua thân đập và nền
đập. Bảo vệ mái thượng lưu bằng đá hộc đã bị sạt lở bong tróc hư hỏng nhiều chỗ. Mái hạ lưu
ghép cỏ bị xói lở nhiều, không có thiết bị thoát nước. Mặt khác tràn xả lũ đang là tràn đất nằm
ở vai hữu đập đất đã bị xói lở hư hỏng, đặc biệt là phía tiếp giáp vai đập và hạ lưu tràn. Hiện
tại, không có nhà quản lý cũng như nhân viên được đào tạo để quản lý đập. Hiện cũng không
có quy trình vận hành và kế hoạch phòng chống lũ hoặc kế hoạch phòng ngừa khẩn cấp
(EPP).
4. Hiện có khoảng 1.800 người sinh sống ở hạ lưu hồ chứa, trồng lúa trên diện tích 120ha.
Đường tỉnh lộ 598 chạy qua khu vực dự án và là con đường huyết mạch nối phía tây của tỉnh
Nghệ An với các huyện ven biển. Tình trạng xuống cấp của đập cũng đang đe dọa sự an toàn
của cơ sở hạ tầng cũng như tính mạng và tài sản cộng đồng khu vực hạ lưu. Trong những năm
gần đây, do điều kiện xuống cấp của hồ chứa, lưu lương nước cấp bị giảm, ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển kinh tế của xã Quỳnh Thắng.

1


5. Sửa chữa và nâng cấp các công trình: Đề xuất sửa chữa và nâng cấp các công trình dựa
trên các khuyến nghị của báo cáoĐánh giá an toàn đập đã được thực hiện. Các hạng mục sửa
chữa nâng cấp bao gồm: sửa chữa và nâng cấp thân và nền đập, gia cố tràn xả lũ, xây mới
cống lấy nước (cách cống cũ 12m về phía vai trái đập), xây dựng nhà quản lý nhỏ với diện
tích 90m2, và cải tạo và nâng cấp đường dẫn/quản lý. Kế hoạch chi tiết sửa chữa và nâng cấp
các hạng mục công trình của tiểu dự án và kế hoạch thực hiện đã được chuẩn bị là cơ sở cho
đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) này.

6. Sàng lọc môi trường và xã hội: Dựa trên các sàng lọc môi trường và xã hội, tiểu dự án có

đủ điều kiện để được tài trợ trong khuôn khổ Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập
(DRSIP). Tiểu dự án thuộc loại B theo phân loại của Ngân hàng thế giới. TDA không nằm
trong hay gần bất kỳ khu vực môi trường nhạy cảm nào và không có công trình có giá trị về
lịch sử và văn hóa nào sẽ bị ảnh hưởng bởi việc cải tạo, nâng cấp. Không có người dân tộc
thiểu số sinh sống trong khu vực. Đập được sửa chữa, nâng cấp theo định nghĩa của Ngân
hàng thế giới OP/BP 4.37 là một đập nhỏ.

7. Tác động môi trường và xã hội: Tiểu dự án được thực hiện sẽ đảm bảo nâng cao an toàn
đập, bảo vệ cơ sở hạ tầng, tính mạng và tài sản của người dân khu vực hạ lưu. Việc sửa chữa,
nâng cấp các công trình cũng sẽ đảm bảo tính ổn định và tin cậy trong việc cấp nước tưới cho
650ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản (120ha lúa), và bổ sung nguồn nước ngầm sử dụng
trong sinh hoạt của người dân địa phương vào mùa khô. Tuy nhiên, TDA thực hiện cũng sẽ có
một số tác động tiêu cực về xã hội và môi trường. Các tác động bao gồm: (i) mất đất, cây
trồng và các cây có giá trị kinh tế do thu hồi đất tạm thời phục vụ tiểu dự án; (ii) bị gián đoạn
trong việc cấp nước tưới cho sản xuất trong thời gian sửa chữa, nâng cấp đập, điều này có sẽ
ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng; và, (iii) các tác động tạm thời khác liên quan đến hoạt
động thi công.

8. Khảo sát tại khu vực TDA cho thấy, khoảng 1,42ha đất sẽ bị thu hồi vĩnh viễn phục vụ thi
công tiểu dự án, trong khi đó khoảng 1,0ha đất sẽ bị thu hồi tạm thời để sử dụng trong quá
trình thi công TDA. Một phần đất này hiện tại đang trồng cây lâu năm và cây có giá trị
thương mại, trong khi phần còn lại được bao phủ bởi cây bụi và cây có giá trị kinh tế thấp.
TDA sẽ phải di dời 1 hộ dân (hộ ông Trần Ngọc Giá). Các hộ hiện tại đang sử dụng đất sẽ
được bồi thường và hỗ trợ đầy đủ theo Chính sách tái định cư của Ngân hàng thế giới (OP/BP
4.12) thông qua Kế hoạch hành động tái định cư/Kế hoạch bồi thường.
9. Những tác động ngắn hạn có liên quan đến các hoạt động xây dựng bao gồm: tăng mức
độ ồn trong khu vực xây dựng; tăng ô nhiễm dạnghạt (chủ yếu là bụi) trong khu vực công
trường và các tuyến đường xây dựng; tăng mức độ lắng cặn và độ đục nước hồ chứa và kênh
dẫn nước, làm gián đoạn giao thông; làm hư hại đến các tuyến đường hiện tại do vận chuyển
thiết bị nặng; và, tăng nhẹ các vấn đề về sức khỏe và an toàn cho công nhân và người dân địa

phương do tiếp xúc với các mối nguy hại tại công trường.
10.Các biện pháp giảm thiểu – Kế hoạch quản lý môi trường (ESMP) được xây dựng như là
một phần của Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) nhằm giải quyết những tác
2


động này. Kế hoạch quản lý môi trường đòi hỏi sự chấp nhận/thực hiện bằngcác công cụ an
toàn khác được chuẩn bị cho tiểu dự án như: Kế hoạch hành động tái định cư/Kế hoạch bồi
thường, Kế hoạch tuyền thông, Kế hoạch hành động giới, các thủ tục giải quyết khiếu nại,
Quy trình phát hiện cổ vật, và Quy trình quản lý vật liệu chưa nổ. Biện pháp cụ thể trong kế
hoạch quản lý môi trường và xã hội bao gồm, tham vấn chặt chẽ với các hộ dân bị ảnh hưởng
cho việc lập kế hoạch để tối ưu thời gian của các hoạt động xây dựng nhằm giảm thiểu sự
gián đoạn cấp nước, dọn dẹp và phát quang tại công trường xây dựng để xây dựng một bãi rác
bố trí hợp lý, tưới thường xuyên các tuyến đường trong khu dân cư trong khu vực dự án vào
những ngày khô, chuẩn bị và nộp hồ sơ cho Nhà thầu về Kế hoạch môi trường, sức khỏe và
an toàn lao động riêng của mình cho các công trường xây dựng, kết hợp các biện pháp xây
dựng liên quan và thực tiễn EHS xây dựng tiêu chuẩn của PPEs, cung cấp đầy đủ nước sạch
và vệ sinh cơ sở vật chất tại khu lán trại, kiểm tra sức khỏe của người lao động, lắp đặt hàng
rào và các dấu hiệu cảnh báo ở các khu vực nguy hiểm và quan hệ cộng đồng tốt. Các
KHQLMT & XH cũng yêu cầu phải có Ban Quản lý Đập và chuẩn bị các kế hoạch chuẩn bị
khẩn cấp như đề xuất trong Báo cáo đánh giá an toàn đập.
11. Tổ chức thực hiện: Văn phòng dự án Trung ương (CPO) / PMU chịu trách nhiệm giám
sát tiến độ chung của tiểu dự án, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
đề xuất trong KHQLMT & XH. Chủ đầu tư của tiểu dự án có trách nhiệm đảm bảo rằng đánh
giá tác động của MT&XH (ESIA) được thực hiện hiệu quả. Chủ đầu tư của tiểu dự án sẽ thực
hiện các nhiệm vụ, nhưng không giới hạn như sau: (i) Chỉ định một nhân viên có trình độ để
chịu trách nhiệm cho những hành động liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo thực hiện
có hiệu quả và kịp thời của ESIA; (Ii) Chỉ định một tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và/hoặc
kỹ sư công trường chịu trách nhiệm giám sát thực hiện bảo vệ của nhà thầu như một phần của
hợp đồng xây dựng; (iii) KHQLMT & XH / ECOP, CEOHSP, các tài liệu đấu thầu và hợp

đồng và đảm bảo rằng các nhà thầu nhận thức được những nghĩa vụ của mình; (Iv) Chuẩn bị
báo cáo giám sát để trình CPO/WB. Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các công trình dân
dụng và thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương và cộng đồng về kế hoạch và các
rủi ro liên quan đến các công trình dân dụng xây dựng. Như vậy, nhà thầu có trách nhiệm thực
hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro môi trường gắn liền với các công trình dân dụng của
nó cũng như CEOHSP.
12. Tham vấn cộng đồng: Trong giai đoạn chuẩn bị ESIA, giai đoạn tham vấn với các cộng
đồng địa phương và các cán bộ xã đã được thực hiện. Trong các cuộc tham vấn, các cộng
đồng địa phương bày tỏ sự đồng thuận và hỗ trợ cho việc thực hiện tiểu dự án khi chủ đầu tư
tiểu dự án cam kết thực hiện theo các biện pháp giảm thiểu đã được đề xuất nêu trong ESIA.
Người dân cũng cam kết sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân trên
công trường và giảm xung đột giữa những người dân lao động và của địa phương, giảm thiểu
tai nạn giao thông.
13. Kế hoạch tái định cư Hành động (RAP): Việc xây dựng các tiểu dự án sẽ thu hồi đất và
tài sản trên đất thuộc sở hữu của 03 hộ ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
phục vụ cho xây dựng, trong đó (i) 2,000m 2 đất ở của 01 hộ (ii) 12,200m 2 đất trồng cây lâu
năm của 02 hộ (ii) 10.000m 2 đất thu hồi tạm thời do UBND xã Quỳnh Thắng quản lý. Đất bị
thu hồi: đất bị thu hồi vĩnh viễn: (i)) thu hồi 2000m 2 đất ở của 01 hộ gia đình và (ii)) thu hồi
12,200m2 cây lâu năm của 02 hộ; Đất bị thu hồi tạm thời: thu hồi tạm thời 10.000m 2 do
3


UBND xã quản lý để xây dựng. Mất tài sản trên đất: Cây: 11.000 loại cây bao gồm keo, bạch
đàn và thuộc sở hữu của 02 hộ. Công trình: Có 01 hộ gia đình bị ảnh hưởng (ông Phạm Ngọc
Giá) với ngôi nhà của mình và phải di dời. Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho
các tiểu dự án là 2.183.506.000 đồng tương đương với $103.976 USD.
14. Nguy cơ vỡ đập: Nếu đập là bị hỏng, thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân là
không thể tính được vì hiện nay các cơ sở hạ tầng sau đây được bảo vệ bởi các đập Khe Sân:
123,26 km đường vào, 6,8 km của tuyến đường ống, 3 trường học, 1 trung tâm y tế, 1 văn
phòng hành chính, 6 trạm biến áp, đường dây điện 53.6km, có khoảng 1.800 hộ dân trong

vùng hạ lưu ngay sau hồ chứa Khe Sân, sản xuất lúa hơn 650 ha đất và một đường tỉnh
lộ(Đường 598) đi qua khu vực và là đường kết nối phía bắc của tỉnh Nghệ An với huyện
(Quỳnh Lưu).
15. Phân bổ ngân sách: Nguồn vốn ODA và một phần nguồn vốn đối ứng của chinh phủ Việt
Nam sẽ được phân bổ để thực hiện dự án này. Tổng dự toán cho tiểu dự án bao gồm việc thực
hiện ESMP là 42.263.543.000 đồng tương đương với 2,012,000 đô la Mỹ. Chi phí giám sát
môi trường 275.474.000 đồng và 202.204.000 đồng (tương đương 13.117 và 9,629 đôla Mỹ)
cho giai đoạn thi công và vận hành (lần lượt). Dự toán kinh phí cho công tác đào tạo là
28.000.000 (tương đương 1.300 đôla Mỹ).

4


PHẦN II.

GIỚI THIỆU

Tiểu dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Sân” là một trong 12 TDA được
lựa chọn để thực hiện năm đầu trong khuôn khổ dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập
(DRSIP, WB8). DRSIP là dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ nhằm hỗ trợ Chương trình an
toàn đập của chính phủ Việt Nam thông qua việc sửa chữa và nâng cấp các hồ, đập ưu tiên.
Mục tiêu chính của sửa chữa đập là nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng hạ lưu đập và đảm bảo an toàn
đập lâu dài và vận hành có hiệu quả hồ chứa.
Báo cáo đánh giá tác động Môi trường, xã hội này (ESIA) được thực hiện theo Luật
Bảo vệ môi trường của Việt Nam (LEP) và Chính sách đánh giá tác động môi trường của
Ngân hàng thế giới (OP/BP 4.01) và các chính sách có liên quan khác.

II.1 Phương pháp
II.1.1 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
Sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
Thu thập, tổng hợp kết quả các nghiên cứu hiện có liên quan đến dự án; Thu thập và
xử lý các số liệu về điều kiện địa hình, địa chất; Điều kiện khí tượng, thủy văn; Điều kiện
kinh tế - xã hội tại khu vực xây dựng dự án. Phương pháp này được sử dụng để thiết lập điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án.
-Phương pháp khảo sát môi trường thực tế:
Tiến hành khảo sát môi trường thực tế ngoài hiện trường bằng việc lấy mẫu và phân
tích các chỉ tiêu tại phòng thí nghiệm để xác định hiện trạng chất lượng nước mặt, chất lượng
nước ngầm và chất lượng đất tại khu vực dự án và khu vực xung quanh.
Chất lượng không khí được thu thập từ báo cáo môi trường nền của tỉnh Nghệ An
hoặc của các dự án tương tự trong vùng dự án năm 2014.
Chất lượng nước mặt, nước ngầm được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu nước theo TCVN
6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005). Xử lý và bảo quản mẫu nước theo TCVN 6663-14:2000
(ISO 5667-14:1998);
Tiến hành lấy mẫu đã được đưa ra trên sơ đồ lấy mẫu (Vị trí lấy mẫu như trong Phụ
lục A2).Mẫu đất, nước sau khi lấy được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm phân tích đảm
bảo đạt tiêu chuẩn của Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động.
-Phương pháp đánh giá nhanh:
Sử dụng các hệ số ô nhiễm của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập:
Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải.
Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong giai hoạt động xây
dựng và hoạt động của dự án, từ đó đánh giá định lượng và định tính về các tác động ảnh
hưởng đến môi trường.

II.1.2 Phương pháp đánh giá xã hội
Các phương pháp đánh giá tác động xã hội sau đây đã được sử dụng:
5



-Phương pháp điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát thực địa, phỏng vấn người bị
ảnh hưởng (AP), chính quyền địa phương và các đối tượng trong khu vực bị ảnh hưởng
-Phương pháp thu thập tài liệu: Để đánh giá tác động xã hội, tư vấn đã nghiên cứu các
tài liệu sau:


Các chính sách hiện hành của nhà nước và của tỉnh Nghệ An có liên quan đến đầu
tư xây dựng cơ bản, tác động môi trường, xã hội.



Các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế dự án.



Thuyết minh thiết kế dự án: Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Sân, xã Quỳnh
Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.



Các báo cáo chuyên đề, báo cáo môi trường.



Tài liệu khảo sát địa hình, địa chất công trình tại khu vực.



Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của xã xã Quỳnh Thắng, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.




Các số liệu về điều tra, đo đạc về hiện trạng môi trường tại khu vực dự án.



Các bản vẽ thiết kế dự án.



Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An.

-Phương pháp điều tra thực địa: Khảo sát thực địa tại xã Quỳnh Thắng. Các chuyên
gia đã phỏng vấn bảng hỏi kết hợp với phương pháp quan sát thực địa và thảo luận nhóm,
phỏng vấn sâu với các cấp lãnh đạo địa phương, đại diện cho nhóm các hộ bị ảnh hưởng
(BAH) và hộ hưởng lợi. Hoạt động này giúp thu thập được các thông tin tổng quan về tình
hình kinh tế - xã hội, các đặc trưng kinh tế - xã hội của người dân/địa phương vùng dự án, làm
cơ sở để đề xuất các giải pháp phù hợp trong giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp và gián
tiếp của dự án.
-Khảo sát kinh tế - xã hội cấp hộ gia đình bằng bảng hỏi định lượng: Tư vấn đã thực
hiện phỏng vấn thu thập thông tin tại từng hộ. Bên cạnh những câu hỏi được thiết kế phương
án trả lời sẵn có, sẽ có những câu hỏi mở để lấy thêm ý kiến, đồng thời phục vụ cho công tác
đánh giá và kiểm chứng mức độ tin cậy của thông tin, xem xét các nhu cầu hỗ trợ, phục hồi
sinh kế và các rủi ro khi buộc phải di dời.
-Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra phỏng vấn dân xung quanh khu vực hồ
Khe Sân, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể xã Quỳnh Thắng và các hộ hưởng lợi.
-Phương pháp thảo luận nhóm (TLN): Tư vấn đã làm việc với cán bộ lãnh đạo xã
Quỳnh Thắng để lên kế hoạch TLN trọng điểm. Tổng số có 3 cuộc thảo luận nhóm với sự
tham gia được chọn từ đại diện các hộ gia đình với các tiêu chí: hộ bị ảnh hưởng (trực tiếp,

gián tiếp), hộ có phụ nữ làm chủ hộ, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người già, tàn tật, gia
đình chính sách...).
-Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA): Tư vấn đã sử dụng
các công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia như lịch mùa vụ, bản đồ, đánh giá nhu
cầu để giúp cho cộng đồng dễ dàng xác định được các vấn đề cần tập trung ưu tiên giải quyết
liên quan tới nâng cao nhận thức về mục tiêu, các tác động tích cực, tiêu cực tiềm tàng của dự
án. Đối tượng tham gia PRA là các hội bị ảnh hưởng và hộ hưởng lợi của dự án.
6


II.2 Đơn vị tư vấn
Liên danh Trung tâm môi trường &phát triển và Viện nước, tưới tiêu & Môi trường.
1. Trung tâm Môi trường và phát triển (CED)
Địa chỉ:

Số 122 - Đường Lê Hồng Phong - TP Vinh - Tỉnh Nghệ An

Tel:

038.3560532/038.3838721

2. Viện Nước tưới tiêu và Môi trường (IWE)
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại/Fax: 04 35634809
Bảng a.1. Danh sách cán bộ tham gia thực hiện chính
TT
1

Họ tên
Dương Thị Kim Thư


2

Hoàng Thị Hoài Thu

3

Phí Thị Hằng

4

Lê Phúc Hiệp

5

Nguyễn Thị Xuân Thủy

6

Ngô Trực Nhã

7
8
9

Nguyễn Nghĩa Ký
Nguyễn Đăng Bằng
Nguyễn Quốc Sơn

10


Bùi Thị Ban Mai

7

Chuyên môn
Chuyên gia kế hoạch
Chuyên gia về giới và
xã hội
Chuyên gia tái định

Chuyên gia phát triển
cộng đồng
Chuyên gia DTTS
Chuyên gia hệ sinh
thái
Chuyên gia thủy lợi
Chuyên gia kinh tế
chuyên gia xã hội
chuyên gia môi
trường

Vị trí đảm nhiệm trong dự án
Đội trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Thành viên
Thành viên
Thành viên


PHẦN III. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN
III.1 Tổng quan về tiểu dự án
Hồ chứa nước Khe Sân được xây dựng từ năm 1980, bằng nguồn vốn của Chính phủ.
Năm 2001, nước tràn qua đỉnh đập và sau đó đập đã được nâng cấp bằng cách sử dụng ngân
sách địa phương. Tuy nhiên, các công trình đầu mối đã bị xuống cấp và hư hỏng làm giảm
năng lực thiết kế tưới tiêu và đe dọa sự an toàn của hạ lưu cơ sở hạ tầng, trang trại và cộng
đồng. Trong 36 năm (1980-2015), các đập đất đã xuống cấp với cao trình mặt đập giảm đáng
kể và không đồng đều. Việc xây dựng các đập này có chất lượng thấp với một rãnh rò rỉ nước
qua thân và chân đập. Lớp bảo vệ đã ở mái thượng lưu đã bị trượt, lớp cỏ trồng mặt hạ lưu đã
bị xói mòn nghiêm trọng
Mục tiêu thực hiện TDA:
• Đảm bảo ổn định và an toàn hồ đập lâu dài;


Bảo đảm an toàn tính mạng của 1.800 người dân, bảo vệ cho 650ha đất tự nhiên;



Cung cấp nguồn nước tưới ổn định cho 120 ha đất sản xuất lúa, và cung cấp nguồn nước
ngầm phục vụ sinh hoạt cho người và đàn gia súc, gia cầm.

Chủ đầu tư:
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An
− Địa chỉ liên hệ: Số 129, đường Lê Hồng Phong, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
− - Đại diện: Ông Hồ Ngọc Sỹ


Chức vụ: Giám đốc

− Thông tin liên lạc: Điện thoại: 0383.835.993
Tổng vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư tiểu dự án: 42.263.543.000 đồng (Bốn mươi hai tỷ, hai trămsáu
mươi ba triệu, năm trăm bốn mươi ba nghìn đồng chẵn) tương đương 2.012.000 đô la Mỹ
(Hai triệu không trăm mười hai nghìn đô la Mỹ).
Địa điểm thực hiện thực hiện tiểu dự án:
Hồ chứa nước Khe Sân thuộc địa phận xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An. Cách Thành phố Vinh 90 km về phía Bắc. Hồ Khe Sân có vị trí địa lý và địa giới hành
chính như sau:


Phía Bắc giáp xã Ngọc Hồi, huyện Nghĩa Đàn;



Phía Nam giáp xã Quỳnh Châu;



Phía Đông giáp xã Tân Thắng;



Phía Tây giáp xã Đồng Hiếu.

Vị trí địa lý của hồ Khe Sân: 105056'35" Đông and 19026'41" Bắc


8


Hình 1.1 Vị trí địa lý hồ Khe Sân

9


III.2 Các hạng mục chủ yếu của TDA
II.2.1 Hiện trạng và khối lượng, quy mô các hạng mục của công trình và biện pháp thi
công
Hiện trạng và khối lượng, quy mô các hạng mục của công trình và biện pháp thi công
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng a.1. Thông số hiện trạng và sau khi thi công hồ chứa Khe Sân
Hạng
mục

Đập

Tràn


Thông số hiện trạng

Thông số:Đập được đắp bằng đất
đồng chất có chiều dài: 320m;
Cao trình đỉnh đập: + 46m; Chiều
rộng mặt đập 2,6 – 3,0m.
Tình trạng:
- Mái thượng lưu (có hệ số độ

dốc m=3) bị sạt lở bong tróc
nhiều chỗ.
- Mái hạ lưu (có hệ số độ dốc
m=2,5) bị sạt lở một số chỗ, chưa
xây dựng tầng lọc áp mái.
Thông số:Tràn tháo lũ chảy tự do
dạng đỉnh rộng, có kết cấu bằng
đất.,cao trình ngưỡng tràn:
xả +44,23m, bề rộng tràn: 23,6m.
Tình trạng:
Tường cánh bằng đá xây bị vỡ
nhiều đoạn, chân tường phía hạ
lưu bị xói;

Nội dung sữa chữa

-Chiều dài là 383m, Cao trình đỉnh đập là 47,2m. Mở
rộng mặt đập 5m theo tiêu chuẩn hiện hành,
Bảo vệ mái thượng lưu bằng BTCT và đá lát, mái hạ
lưu được trồng cỏ và có rãnh thoát nước mái đập,
chân đập.

Giữ nguyên vị trí tràn,
Sửa chữa, nâng cấp tràn ngưỡng tràn hiện tại lên 30
m, cao trình ngưỡng 45,30 m, chiều rộng đỉnh tràn là
1,2m

- Đường kính ống D80cm, ▼ đáy
cống thượng lưu 33,63m, ▼ đáy
Cống lấy cống hạ lưu 33,05m.

nước
- Đoạn kênh nối tiếp sau cống bị
bồi lấp, nước thường xuyên chảy
tràn lên bờ ruộng gây lãng phí

 Xây mới cách cống cũ 5m (về phía vai phải của
đập)
 Cao trình của cống phía thượng lưu: 35,0m.
 Cao trình của cống phía thượng lưu: 34,9m
 Ống thép Φ500, và được bọc bằng betong M200
 Cửa van đóng mở tại hạ lưu.

Nhà
quản lý

Chưa có

Xây mới nhà quản lý được đặt ở hạ lưu đặt cách bờ tả
đập khoảng 100 m. Hình thức nhà 1 tầng, diện tích sử
dụng 90m2

Đường
thi công
kết hợp
quản lý

Thông số: Đường bê tông, chiều dài 145,8m.
Thông số: Đường đất, chiều dài
Nâng cấp, sửa chữa:
145,8 m. Chiều rộng từ 1-1,5m

Nền đường rộng 5,0m, mặt đường rộng 3,5m, mặt
Tình trạng: Đường dốc, khó đi lại
đường được đổ bê tong (M300 và dầy 22cm). Độ dốc
vào mùa mưa.
dưới <10%

10


III.2.2 Khối lượng thi công xây dựng các hạng mục và vận chuyển vật liệu xây dựng
Bảng a.1. Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu thi công
TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Đất đào

m3

37.789

2

Đào đá


m3

27

3

Đất đắp

m3

59.713

4

Bê tông các loại

m3

2.408

5

Ván khuôn

m2

13.839

6


Thép tròn

kg

59.966

7

Đá các loại

m3

4.830

8

Cát lọc

m3

493

9

Vải lọc TS40 + Bao tải nhựa đường

m2

7.40


10

Gạch xây

m3

70

11

Vữa gia trát

m2

997

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư của TDA]

Hồ Khe Sân

Tuyến đườn quản lý

Mỏ Đất

Hình 1.1 Bình đồ tổng thể TDA và vị trí mỏ đất khai thác

11



Bảng a.2. Quy mô, khả năng về vật liệu xây dựng tại địa phương
Hạng mục
Mỏ đất
Mỏ đá
Bãi thải

Vị trí
Thuộc địa phận xóm 7, xã
Quỳnh Thắng
Đá hộc và đá dăm mua tại
xã Quỳnh Xuân
Thuộc địa phận xóm 7, xã
Quỳnh Thắng

Nơi
cung
cấp vật liệu Thị trấn Cầu Giát
xây dựng
Khu tập kết
vật liệu xây Vai hữu của đập
dựng

Số lượng (trữ lượng
khai thác)
40.000 – 50.000 m3

Khoảng cách vận chuyển,
tuyến đường vận chuyển
Cách chân đường quản lý
khoảng 500m


Đảm bảo đủ khối lượng
Cách công trình 25km
thi công.
Diện tích 1ha, trữ lượng Bãi đất cách đầu đường
15000 m3
quản lý khoảng 400-500m
Đảm bảo đủ khối lượng
thi công.

Khoảng 25km

Diện tích: 1000m2

Cách vị trí đầu tuyến đường
quản lý khoảng 50m (Phía
đỉnh đập)

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư của TDA]
III.2.3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công
Bảng a.1. Danh mục máy móc sử dụng
Tên máy móc sẽ sử dụng

Chức năng

Số lượng

Máy đào
Máy xúc gàu
Máy đầm chân dê

Ô tô tự đổ
Ô tô tưới nước
Ô tô vận tải thùng
Máy ủi loại
Máy lu rung
Máy trộn
Máy đầm dùi
Máy đầm bàn
Cẩu
Thiết bị khoan đá
Máy phát điện
Máy bơm nước
*Tất cả máy móc và thiết bị
đồng với nhà thầu.

Đào móng công trình, vật liệu
Xúc đất
Đầm đập đất, bê tông
Vận chuyển vật liệu xây dựng
Dưỡng ẩm các cấu kiện
Vận chuyển
San ủi mặt bằng thi công
Lu đất
Trộn vật liệu
Đầm chặt đập, bê tông
Đầm bê tông, đập
Cẩu nguyên vật liệu
Khoan đá
Phát điện thi công
Bơm nước

dự kiến là trong điều kiện làm việc tốt như yêu

1
2
2
5
1
5
2
2
3
2
10
1
2
2
2
cầu trong hợp

[Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư của TDA]

12


III.3 Tiến độ thực hiện
Tiến hành thi công toàn bộ công trình trong vòng 10 tháng
Bảng a.1. Dự kiến tiến độ thi công
Hạng mục

Thời gian thi công (2016)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đường thi công nội
tuyến, lán trại, bãi tập
kết vật liệu, công trình
trên đường quản lý,
nhà quản lý.
Cống lấy nước

Đập
đất
(mái
thượng&hạ lưu đập)
Tràn xả lũ
Các hạng mục chủ yếu thi công vào mùa khô, khoảng thời gian giáp vụ nên không ảnh
hưởng nhiều tới việc lấy nước sản xuất. Ngoài ra, khi xây dựng một số hạng mục công trình
như cống lấy nước, xử lý thấm yêu cầu phải hạ mực nước hồ, khi cần nước tưới có thể lấy
nước bằng cách bơm tiếp nước vào kênh.

13


PHẦN IV. KHUNG CHÍNH SÁCH, THỂ CHẾ VÀ CÁC QUI ĐỊNH
IV.1 Các chính sách quốc gia về an toàn xã hội và môi trường
Phần này cung cấp ngắn gọn những chính chác của Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng liên quan tới môi trường và xã hội. Phụ lục 1 sẽ mô tả cụ thể hơn về các chính sách và
quy định này.
IV.1.1 Môi trường
Luật Bảo vệ môi trường (Số 55/2014/QH13) ban hành ngày 23/6/2014 và Thông tư số
18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14 Tháng 2 2015 về Kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường là
khung pháp lý quan trọng để quản lý môi trường ở Việt Nam. Luật Bảo vệ môi trường cung
cấp các quy định pháp luật về hoạt động bảo vệ môi trường; biện pháp và nguồn lực được sử
dụng cho mục đích bảo vệ môi trường; quyền, quyền hạn, nhiệm vụ và nghĩa vụ của cơ quan
quản lý, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhiệm vụ với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Luật Bảo vệ môi trường được áp dụng đối với cơ quan quản lý, các cơ quan công
quyền, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Luật Bảo vệ môi trường
gồm quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết

bảo vệ môi trường. Theo Điều 10, chương II Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong
chuẩn bị các kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập quy hoạch cấp quốc gia về bảo vệ
môi trường.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) chịu trách nhiệm xây dựng các quy trình hoặc chuẩn bị các kế hoạch về bảo vệ
môi trường tại địa phương.
Thêm vào đó, luật cũng chỉ ra để tham khảo thêm, kiểm tra và phê duyệt quy hoạch
bảo vệ môi trường (Điều 11, Chương II) cũng như danh sách các đối tượng cần được đánh giá
môi trường chiến lược được nêu trong phụ lục I và II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày
14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham khảo ý kiến với các Bộ, cơ quan
quản lý và Ủy ban nhân dân các tỉnh, ban hành văn bản và giữ trách nhiệm tư vấn chính thức
cho các cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan trong việc chuẩn bị quy hoạch cấp quốc
gia về bảo vệ môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham khảo ý kiến với các sở, cơ quan quản
lý và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp
huyện) bằng văn bản và giữ trách nhiệm tư vấn chính thức cho các cơ quan quản lý và các tổ
chức có liên quan trong quá trình chuẩn bị quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường được yêu cầu như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng kiểm tra liên ngành và chuẩn bị kế
hoạch cấp quốc gia về bảo vệ môi trường để trình Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích được
chấp thuận cho kế hoạch đó.
14


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt các báo cáo quy hoạch
cấp tỉnh về bảo vệ môi trường sau khi được tư vấn bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm thành lập hội

đồng hoặc tổ chức lựa chọn các tổ chức dịch vụ đánh giá để xem xét báo cáo đánh giá tác
động môi trường của các dự án trong phạm vi thẩm quyền quyết định và phê duyệt, trừ dự án
liên ngành, liên tỉnh
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập hội đồng hoặc tổ chức lựa chọn
các tổ chức dịch vụ đánh giá để xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án
diễn ra trong phạm vi lãnh thổ và chủ thể thẩm quyền quyết định phê duyệt của mình và của
Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Quản lý: Đơn vị là các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu
công nghệ cao theo quy định tại Nghị định 29/2008 / NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ
về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Mục 3 Chương II của Luật BVMT mô tả các yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
Chủ của các dự án quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này cần tự thực hiện hoặc thuê tổ
chức tư vấn để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm theo luật định
cho kết quả kết luận sau khi tiến hành đánh giá. Việc đánh giá tác động môi trường phải được
thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. Kết quả kết luận sau khi tiến hành đánh giá tác
động môi trường phải được thể hiện trong các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Chi phí phát sinh từ việc xây dựng và kiểm tra các báo cáo đánh giá tác động môi
trường được bao gồm trong tổng ngân sách đầu tư chi trả bởi chủ dự án.
Theo Điều 21 của Luật BVMT, tham vấn được yêu cầu trong quá trình đánh giá tác
động môi trường nhằm mục đích hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tham vấn
cần được tập trung giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và con người và
đảm bảo sự phát triển bền vững của dự án. Chủ dự án có nghĩa vụ phải tham khảo ý kiến với
các cơ quan quản lý, tổ chức và cộng đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.
Điều 22 của Luật BVMT mô tả phạm vi của báo cáo ĐTM. Báo cáo sẽ bao gồm: (i)
nguồn gốc của dự án, chủ dự án, và các cấp có thẩm quyền của dự án, phương pháp đánh giá
tác động môi trường; (ii) đánh giá các lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và mọi hoạt
động liên quan đến dự án có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường; (iii) đánh giá hiện
trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực mà dự án được thực hiện, khu vực lân
cận và tính phù hợp của các trang khu công trường được lựa chọn cho dự án; (iv) đánh giá và

dự báo các nguồn phát thải, và các tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng
đồng; (v) đánh giá, dự báo và xác định các biện pháp quản lý rủi ro của dự án gây ra cho môi
trường và sức khỏe cộng đồng; (vi) các biện pháp xử lý chất thải; (vii) các biện pháp để giảm
thiểu các tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; (viii) Kết quả tham vấn;
(ix) chương trình quản lý và giám sát môi trường; (x) dự toán ngân sách cho việc xây dựng
công trình bảo vệ môi trường và các biện pháp được thực hiện để giảm thiểu các tác động môi
trường; và (xi) các phương án áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Điều 23 của Luật BVMT xác định thẩm quyền để xác minh báo cáo ĐTM. Bộ Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm sắp xếp để xác minh các báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án sau đây: (a) Các dự án thuộc quyền quyết định đầu tư của Quốc hội,
15


Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; (b) Các dự án liên ngành, liên tỉnh quy định tại các điểm
b và c khoản 1 Điều 18 của Luật này, bao gồm các thông tin thuộc các dự án bí mật trong lĩnh
vực quốc phòng và an ninh quốc gia; và (c) Dự án do Chính phủ giao thẩm định. Bộ, cơ quan
ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm
quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng quy định tại điểm
b và điểm c khoản 1 Điều này. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của
mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối
tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 26 của Luật BVMT mô tả trách nhiệm của các chủ dự án sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các trách nhiệm bao gồm Khoản 1: Thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Khoản 2: Trường hợp thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu
đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê
duyệt nhưng chưa đến mức phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật này, chủ đầu tư dự án phải giải trình với cơ quan phê
duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trường.
Điều 27 của Luật BVMT giải thích trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án
vào vận hành. Bao gồm – Khoản 1: Tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường theo
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; và Khoản 2: Phải báo cáo cơ
quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kết quả thực hiện các công trình bảo vệ
môi trường phục vụ vận hành dự án đối với dự án lớn, có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường do Chính phủ quy định. Những dự án này chỉ được vận hành sau khi cơ quan phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ
môi trường.
Điều 28 của Luật BVMT đề cập đến trách m nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường. Bao gồm Khoản 1: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả thẩm định và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khoản 2:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường của chủ đầu tư dự án được quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này, cơ quan phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn
thành công trình bảo vệ môi trường của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi
trường phức tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của
dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Điều 13 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP explains điều kiện của tổ chức thực hiện
đánh giá tác động môi trường. Khoản 1: Chủ dự án, tổ chức tư vấn khi thực hiện đánh giá tác
động môi trường phải có đủ các điều kiện dưới đây – (a) Có cán bộ thực hiện đánh giá tác
động môi trường đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này; (b) Có cán bộ chuyên
ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên và(c) Có phòng thí nghiệm, các thiết bị
kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về
môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng
thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng
lực. Khoản 2: Cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên
16



×