Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.8 KB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TRA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 62 38 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THƯ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận án

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY



MỤC LỤC
Chương 1
1.1.
1.2.
1.3.
Chương 2
2.1.
2.2.

2.3.
Chương 3
3.1.
3.2.
3.3.
Chương 4

4.1.
4.2.
4.3.

MỞ ĐẦU
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án

1
10
10

13
21

Những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra nhà nước
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thủ tục hành chính
trong hoạt động thanh tra nhà nước
Vị trí, cấu trúc, nguyên tắc của thủ tục hành chính và chủ
thể tiến hành thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra
nhà nước
Các yếu tố bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra nhà nước
Thực trạng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh
tra nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước
Thực tiễn áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động
thanh tra nhà nước
Đánh giá việc áp dụng thủ tục hành chính trong hoạt động
thanh tra nhà nước

27

Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt Nam
hiện nay
Nhu cầu hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động
thanh tra nhà nước
Các quan điểm hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước

Các giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

27
37

53
61
61
92
110
121

121
127
131
149
151


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thủ tục hành chính theo cách hiểu chung nhất, đó là trình tự - cách thức giải
quyết công việc cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong hoạt động thanh tra nhà
nước, thủ tục hành chính được coi là một bảo đảm pháp lý, để các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật thanh tra thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Được coi là một chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước, thanh tra có
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lý; hoàn thiện

cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; bảo đảm pháp chế và kỷ luật nhà nước, bảo
vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Trong quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra
cũng như nhiều hoạt động quản lý nhà nước khác, đặc biệt là các hoạt động quản
lý có liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, để bảo đảm các trình
tự, thủ tục thực hiện một cách chặt chẽ, có trật tự, đòi hỏi việc xây dựng và thực
hiện các quy định pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra phải
được coi trọng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của thủ tục hành chính, ngay từ Pháp lệnh
Thanh tra năm 1990, tuy quy định đơn giản, Pháp lệnh đã bắt đầu đề cập đến
các quy định về thủ tục thanh tra và không ngừng được cải cách, hoàn thiện qua
phát triển của pháp luật thanh tra sau này. Trong bối cảnh cải cách toàn diện
nền hành chính, vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra
được xem xét, xác định, cụ thể trên cơ sở thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 và hiện nay là Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Trong quá trình cải cách hành
chính, từ Luật Thanh tra năm 2004 đến Luật Thanh tra năm 2010, thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra đã có những điều chỉnh, theo hướng vừa bảo
đảm tính chủ động của cơ quan, người tiến hành hoạt động thanh tra, vừa bảo
đảm tính pháp chế chặt chẽ. Đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam, việc cải cách thủ tục thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước
được sử dụng đúng đắn, hợp pháp, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, cũng như giúp cơ quan, tổ chức cá nhân
là đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện

1


đúng các quy định của pháp luật.
Trong 5 năm qua, từ năm 2011 - 2016, toàn ngành Thanh tra đã triển khai

39.742 cuộc thanh tra hành chính và trên 834.640 cuộc thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính
sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến
nghị thu hồi 124.125 tỷ đồng, 19.744 ha đất; lập biên bản, ban hành 989.519
quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 30.549 tỷ đồng; xử lý
khác hơn 60.542 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 6.934 tập thể, 22.700 cá
nhân; chuyển cơ quan điều tra 313 vụ, 365 đối tượng.
Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (số liệu trong thanh tra hành chính):
Toàn ngành đã tiến hành 15.930 cuộc tại 33.185 đơn vị (riêng tính từ năm 2013
đến nay đã tiến hành 9.332 cuộc tại 21.354 đơn vị, phát hiện 2.109 đơn vị vi
phạm, kiến nghị xử lý 1.447 tổ chức, 1.101 cá nhân) [90].
Năm 2017, toàn ngành Thanh tra đã triển khai trên 7.500 cuộc thanh tra
hành chính và 237.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra
phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 67.700 tỷ đồng, gần 17.600 ha đất; kiến nghị
thu hồi ngân sách nhà nước 43.300 tỷ đồng và 4.900 ha đất; đề nghị cơ quan có
thẩm quyền xem xét xử lý 6.232 tỷ đồng và 3.018 ha đất; ban hành 148.000
quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2.924 tỷ đồng; kiến nghị xử lý
hành chính gần 2.100 tập thể và cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ
việc, 192 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật
trên nghiều lĩnh vực. Công tác giám sát, thẩm định và xử lý về thanh tra luôn
được chú trọng. Toàn ngành đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện gần 3.600 kết
luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 856 tỷ đồng (đạt
63%), 4.126 ha đất, xử lý 971 tập thể, trên 4.200 cá nhân, chuyển cơ quan chức
năng khởi tố 16 vụ, 29 đối tượng. [91].
Các cuộc thanh tra nói trên, dù là thanh tra hành chính hay thanh tra
chuyên ngành, thanh tra theo kế hoạch có trước, thanh tra thường xuyên hay
thanh tra đột xuất, đều tiến hành theo thủ tục hành chính được pháp luật quy
định. Trong thời gian kể trên, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành

các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng định hướng và kế hoạch

2


phê duyệt. Qua thanh tra, ngành thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp
luật, đồng thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản
lý, trong ban hành chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được
tăng cường, tập trung vào những vấn đề bức xúc mà dư luận đang quan tâm, kết
quả hoạt động thanh tra tăng cao trên nhiều lĩnh vực. Thanh tra Chính phủ đã
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra, trong đó, đã quan
tâm làm việc với các bộ, ngành, địa phương; ban hành nhiều kế hoạch, văn bản
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác thanh tra. Gắn
việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình trong xu thế chung của công cuộc
cải cách hành chính nhà nước, trong đó có cải cách thủ tục hành chính trong
thanh tra.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch thanh tra ở một số đơn vị còn chậm,
lúng túng; việc xây dựng kế hoạch và phương pháp, cách thức tiến hành thanh
tra ở một số cuộc thanh tra chưa khoa học; các thủ tục trong thanh tra còn hạn
chế cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng; nhiều thủ tục còn rườm rà, thiếu tính
khả thi và khó khăn trong quá trình áp dụng, do tính chất của các cuộc thanh tra,
nhiều thủ tục còn vướng về thời hạn tiến hành, chế tài ràng buộc trách nhiệm của
các bên tham gia quan hệ pháp luật thanh tra chưa được quy định cụ thể; nhiều
cuộc thanh tra còn kéo dài thời gian, chưa đảm bảo yêu cầu công khai, minh
bạch... ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra nói riêng và hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý nhà nước
về thanh tra vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hiệu quả thanh tra trách nhiệm còn
thấp. Có nhiều nguyên nhân của các hạn chế kể trên, như một số địa phương, bộ
ngành chỉ đạo, điều hành công tác thanh tra còn thiếu quyết liệt, chưa sâu sát;
trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, tinh thần

trách nhiệm chưa cao, có một số trường hợp vi phạm, tiêu cực; sự phối hợp, kết
hợp trong công tác thanh tra có lúc chưa chặt chẽ...còn phải kể đến nguyên nhân
rất quan trọng là một số quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh tra
còn thiếu, hoặc bộc lộ những hạn chế, khó khăn trong quá trình áp dụng. Trong
đó, phải kể đến những hạn chế trong thủ tục thanh tra với tư cách là bảo đảm
pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động thanh
tra, xét cả trên phương diện thể chế và tổ chức thực hiện thể chế.
Từ những trình bày trên đây, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý

3


luận và thực tiễn về thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
thanh tra, bảo đảm thực hiện mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra, hoàn
thiện pháp luật thủ tục thanh tra, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính hiện
nay, là hết sức cần thiết. Theo đó, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề “Thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
án tiến sĩ luật học. Đề tài được thực hiện với mong muốn góp phần vào việc hoàn
thiện thủ tục hành chính đối với hoạt động thanh tra, gắn với quá trình thực hiện
Chương trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay trong Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở nước ta, góp phần vào
việc bảo đảm pháp chế, cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong
một lĩnh vực bảo vệ pháp luật quan trọng của đời sống pháp lý xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý
luận về thủ tục hành chính và thực tiễn thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh
tra nhà nước nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong bối cảnh

cải cách hành chính nhà nước hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Theo mục đích trên đây, Luận án có các nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hóa, phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận của thủ tục hành
chính nói chung và thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước nói riêng.
Hai là, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính
trong hoạt động thanh tra, thực tiễn của thủ tục hành chính trong hoạt động thanh
tra nhà nước ở nước ta, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế
trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước,
cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế.
Ba là, trên cơ sở nhận thức lý luận và phân tích và đánh giá thực trạng thủ
tục hành chính trong hoạt động thanh tra ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất các
giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, từ giải pháp
chung mang tính định hướng, đến những giải pháp hoàn thiện pháp luật cụ thể,
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra ở nước ta trong xu thế chung về cải

4


cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ
tục hành chính trong hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước,
bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và Thanh tra sở; khi các cơ quan này trực tiếp tiến hành thủ tục
thanh tra, cụ thể qua việc sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong mối quan
hệ với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cũng
như việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này trong quá

trình tiến hành một cuộc thanh tra.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước là
một lĩnh vực rất rộng, bao gồm cả các thủ tục bên ngoài tác động vào hoạt động
của các cơ quan thanh tra nhà nước và trình tự, thủ tục bên trong, khi các cơ
quan thanh tra thực hiện hoạt động thanh tra, thủ tục thanh tra của cơ quan thanh
tra nhà nước và của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành.... Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, cũng như định
hướng phát triển ngành thanh tra, đặc biệt với tính chất, đối tượng, hình thức và
nội dung của các thủ tục thanh tra này có sự khác nhau. Do vậy, trong phạm vi của
luận án này, đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu là các thủ tục hành chính bên
trong, được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra nhà nước, (không bao gồm thủ tục
hành chính của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành) trong quá trình tiến hành một cuộc thanh tra, bao gồm các thủ tục được
thực hiện trong các giai đoạn cụ thể của quá trình thanh tra (giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn tiến hành và giai đoạn kết thúc cuộc thanh tra), trong mối quan hệ giữa
cơ quan thanh tra nhà nước với đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan, nhằm thực hiện mục đích hoạt động thanh tra nhà nước.
- Về không gian, thời gian:
Về không gian: Luận án giới hạn ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.

5


Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn từ
năm 2010 (khi Luật Thanh tra năm 2010 được ban hành) đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:

Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật, về vai trò của việc thanh tra,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước, về dân chủ, bảo đảm, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, về đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra,
về cải cách hành chính nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được Luận án sử dụng là: Phương
pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so
sánh, phương pháp lịch sử cụ thể... Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong
tất cả các Chương của luận án. Cụ thể là các phương pháp này được sử dụng trong
việc phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu để
từ đó đánh giá các thành tựu, cũng như các vấn đề pháp lý tồn tại xung quanh thủ
tục hành chính trong hoạt động thanh tra (Chương 1); phương pháp này còn được
sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu và phân tích các hiện tượng, các quan
điểm về thủ tục hành chính, về cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra, các quy định và thực tiễn cải cách thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra; khái quát lại để phân tích, đánh giá vị trí, vai trò, những yếu tố
bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, làm cơ sở để đánh
giá thực trạng áp dụng các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước
(Chương 2, Chương 3); được sử dụng để phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
nhằm rút ra các kết luận và kiến nghị phù hợp, nhằm tiếp tục cải cách và hoàn thiện
các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà
nước (Chương 4).
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong tổng thể các Chương, các
mục của luận án nhằm làm cho cấu trúc cũng như nội dung, từng vấn đề trong
luận án hợp thành một chỉnh thể, có bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế
thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục đích, yêu cầu đã được


6


xác định cho luận án.
- Phương pháp luật học so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng
tại Chương 2 của luận án. Cụ thể là được vận dụng trong việc tham khảo các quan
điểm trong việc xác định khái niệm Thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành
chính và thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Tại Chương 3, tác giả có sử
dụng triệt để phương pháp này để so sánh, đánh giá sự phát triển của pháp luật
thanh tra, khi quy định và thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra
qua các thời kỳ, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của ngành thanh tra Việt
Nam. Ngoài ra, tại Chương 4 của luận án, tác giả cũng sử dụng phương pháp này,
để so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc đổi mới, cải
cách thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với truyền thống lịch sử,
văn hóa chính trị - pháp lý của dân tộc, cũng như với điều kiện thực tế của đất
nước trong giai đoạn hiện nay.
- Về cách tiếp cận đề tài:
Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên
cứu đã được công bố trước đề tài này, trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ
nhất có thể, đối với các công trình khoa học có liên quan đến thủ tục hành chính,
cải cách thủ tục hành chính và thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.
Bên cạnh việc nghiên cứu trực tiếp các quy định pháp luật về thủ tục hành
chính và thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, luận án sẽ tập trung ưu
tiên hướng nghiên cứu vào thực tiễn thực hiện các quy định về thủ tục hành
chính trong hoạt động thanh tra ở nước ta từ trước đến nay, gắn trong bối cảnh
phát triển chung của xã hội; đánh giá những thuận lợi, khó khăn cùng với những
ưu điểm, hạn chế của pháp luật và thực tiễn tiến hành thủ tục thanh tra, để đề
xuất các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cuộc thanh tra,
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trong lĩnh vực thanh tra, hầu hết các công trình nghiên cứu chú trọng
nghiên cứu về thanh tra nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý, gắn
với công tác quản lý của các cấp, các ngành, đến vấn đề tổ chức bộ máy quản lý,
nhân sự và việc vận dụng các quy định của pháp luật trong việc nghiên cứu ban
hành kết luận, thực hiện các kết luận thanh tra…Thủ tục thanh tra dù là một phần

7


quan trọng trong pháp luật thanh tra, nhưng hầu như ít được nghiên cứu hoặc chỉ
được đề cập ở một góc độ nào đó. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên
cứu nào, nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc về thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra nhà nước, với tư cách là một bảo đảm pháp lý cho việc thực
hiện quyền công dân và thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.
Vì vậy, đây là điểm mới của luận án. Cụ thể hơn, những điểm mới trong luận án
thể hiện trên những điểm sau:
Về phương diện lý luận, luận án trên cơ sở nhận thức chung về thủ tục
hành chính, luận án nghiên cứu, chỉ ra khái niệm, đặc điểm, vai trò và cấu trúc
của thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước, trên cơ sở lý luận và
thực tiễn của thủ tục hành chính nói chung và nguyên tắc của hoạt động thanh tra
nói riêng Luận án cũng xác định các nguyên tắc của thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra nhà nước và các yếu tố bảo đảm thực hiện thủ tục trong hoạt
động thanh tra nhà nước…
Về thực trạng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, từ nhận thức lý
luận về thủ tục thanh tra, luận án mô tả và phân tích quá trình hình thành và phát
triển của thủ tục thanh tra được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật,
trong các giai đoạn, với những đặc điểm và nét mới trong quá trình đó. Qua đó,
làm rõ xu hướng thay đổi và phát triển của pháp luật về thủ tục hành chính trong
hoạt động thanh tra. Luận án đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu thực trạng thủ tục

hành chính trong hoạt động thanh tra nhà nước ở nước ta hiện nay; trong đó có cả
thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện thủ tục hành chính khi tiến
hành thủ tục thanh tra. Đây là điểm rất mới so với các công trình nghiên cứu lĩnh
vực thanh tra nhà nước hiện nay. Thường các công trình nghiên cứu hoạt động
thanh tra chỉ nghiên cứu hoạt động này trên các góc độ liên quan đến cơ cấu tổ
chức, hoạt động, vị trí vai trò của cơ quan thanh tra hay phẩm chất cán bộ, năng
lực công tác, các hoạt động kỹ năng, nghiệp vụ trong tiến hành thanh tra…
Về các giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra:
Cũng từ chỗ nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các thủ tục
trong hoạt động thanh tra, khi các cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành cuộc
thanh tra, luận án đã đề xuất các giải pháp có tính mới trong lĩnh vực này. Các
giải pháp có tính đồng bộ và hệ thống, liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện
pháp luật và nâng cao chất lượng thực thi pháp luật về thủ tục hành chính trong

8


hoạt động thanh tra nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra
nói riêng và quản lý nhà nước nói chung, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách hành chính nhà nước ở nước ta giai đoạn hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống, tổng thể và
sâu sắc về vấn đề thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra ở nước ta, nhằm
mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và những quan điểm, giải pháp về các mặt
lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao chất
lượng thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra. Các kết quả
nghiên cứu của luận án do đó, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt. Đặc biệt
trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước, trong
đó cải cách thủ tục hành chính đang được coi là một nội dung trọng tâm, là một
bảo đảm cho hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó có thanh tra.

Với những kết quả đạt được, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra. Đặc biệt, nó có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp việc
hoàn thiện pháp luật về thủ tục thanh tra và nâng cao chất lượng của các đoàn
thanh tra, trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay. Đối với các cán bộ, công
chức thực hiện công tác thanh tra, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo
giúp cho họ hoàn thiện nhận thức về thủ tục hành chính, từ đó thực hiện đúng
đắn, hợp pháp hoạt động nghiệp vụ, khi thanh tra các vụ việc được giao, theo thủ
tục luật định.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính trong hoạt động
thanh tra nhà nước
Chương 3. Thực trạng thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra nhà
nước ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong hoạt
động thanh tra nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu về hoạt động, vai trò của
thanh tra, thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, bàn về một số nội dung
về cải cách thanh tra, các quy phạm pháp luật về hoạt động thanh tra với tư cách là
một chế định của Luật hành chính. Cùng với đó, một số bài viết trên các tạp chí,
trang web của nước ngoài về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của cơ quan

thanh tra, có thể là cơ sở để luận án tham khảo, trong đó có thể kể đến như:
- This paper was written by Cesar Cordova - Novion, Director, Jacobs and
Associates, and Tarik Sahovic, “Inspections Reforms: Do models exist?”,
Private Sector Development Specialist, the World Bank Group [11]. Báo cáo của
Cesar Cordova - Novion và Tarik Sahovic tại Vụ khí hậu đầu tư thuộc World
Bank Group đăng trên trang web chính thức của Vụ khí hậu đầu tư:
www.wbginvestmentclimate.org
Bài viết này cung cấp một cái nhìn chi tiết liên quan đến tổ chức và sự
vận hành của các cải cách thanh tra; cung cấp cơ sở cho việc phân tích nội dung
của các nguyên tắc và tìm ra các điểm tương đồng trong quá trình đó. Ở một góc
độ nào đó, bài viết cũng bàn về các quy trình, thủ tục thực hiện thẩm quyền của
các cơ quan thanh tra ở một số nước trên thế giới. Bài viết cũng nhằm chuẩn hóa
các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với cải cách thanh tra trong một khuôn
khổ chung, đồng thời đề cập một cách chi tiết tới một số mô hình cải cách thanh
tra trên thế giới.
- Florentin Blanc, why, how and with wath results; Bài viết của Florentin
Blanc, đăng trên trang web của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD,
[12]. Bài viết giới thiệu về các vấn đề cơ bản liên quan đến thanh tra. Đi vào
phân tích cụ thể thực tế việc thanh tra trước cải cách, và một số mô hình thanh
tra không theo khuôn mẫu cụ thể cũng như sự gắn kết giữa trung ương và địa
phương. Cụ thể hơn, tác giả phân tích một số trường hợp về cải cách tổ chức và
hoạt động thanh tra có hiệu quả ở một số nước. Bắt đầu với Mexico vào năm
1995, nhiều nước ở khu vực Trung, Đông Âu và các nước Liên Xô cũ từ cuối

10


thập niên 1990. Trong đó có các cuộc cải cách nổi bật như tại Anh từ năm 2005
và Hà Lan vào năm 2006. Bên cạnh đó là các sáng kiến mới nhất trong cải cách
ở Lithuania vào năm 2010 và Italia kể từ năm 2011. Bài viết đã trình bày một số

kinh nghiệm thú vị và thành công trong thực tế ở một số quốc gia tiên phong
trong cải cách thanh tra được coi là thành công.
+ Javed Sadiq Malik, (2007), The Ombudsmans Role in Good Governance:
Issues & Challenges – Vai trò của thanh tra trong nền quản trị tốt: Thực trạng
và thách thức, bài nghiên cứu của Javed Sadiq Malik Thanh tra viên Liên bang
Pakistan [13]. Trong bài nghiên cứu, Javed Sadiq Malik đã giới thiệu về một số
cơ quan thanh tra trong khu vực Châu Á như Bộ giám sát của Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa, cơ quan thanh tra của Cộng hòa Kyrgyz, Pakistan, Malaixia,
Nhật Bản, Thái Lan và Philippines; những vấn đề liên quan đến vị trí pháp lý, cơ
chế bổ nhiệm công chức thanh tra; chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan
thanh tra, mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan nhà nước khác.
Trong đó, tác giả đề cập sâu đến cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra của
Pakistan, thực trạng hoạt động và những khó khăn, thách thức mà cơ quan thanh
tra phải đối mặt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Clare Lewis, (2001), Coping with changes on all fronts: Reaffirming the
Ombudsmans powers and adapting its actions – Đối phó với những thay đổi trên
các lĩnh vực: Tái khẳng định thẩm quyền của cơ quan thanh tra và thích nghi với
những thay đổi, Bài nghiên cứu của tác giả Clare Lewis, Cơ quan thanh tra Bang
Ontario, Canada, Tham luận tại Hội nghị hiệp hội thanh tra Canada về đối phó
với thay đổi trên các lĩnh vực, tại Quecsbec, tháng 9 năm 2001. Theo tác giả, sự
thay đổi chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức
đối với các cơ quan thanh tra. Với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra
được tổ chức theo mô hình truyền thống (mô hình thanh tra Thụy Điển được
thành lập năm 1809) cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, Tác giả cho
rằng, cơ quan thanh tra là một cơ quan có thể dễ dàng điều chỉnh để thay đổi, nó
là cơ chế đảm bảo cho công lý “mềm”. Tuy nhiên, thay đổi như thế nào? Tác giả
đề xuất cơ quan thanh tra phải tập trung giải quyết những vụ việc quan trọng,
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và loại bỏ những gánh nặng công việc vô
ích. Giải quyết nhanh những vụ việc liên quan đến những vấn đề mang tính hệ


11


Luận án đủ ở file: Luận án full












×