Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH LIÊM – TỈNH HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.08 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH LIÊM –
TỈNH HÀ NAM

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 403

Giáo viên hướng dẫn

: TS Xuân Thị Thu Thảo

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Hải

Mã sinh viên

: 1354032707

Lớp

: K58F – QLĐĐ

Khoá học


: 2013 - 2017

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện khóa luận tốt nghiệp là nội dung cần thiết và hết sức quan trọng
đối với mỗi sinh viên. Đó là khoảng thời gian sinh viên được tiếp cận với thực
tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường
vào thực tế.
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được những sự giúp đỡ tận tình của tập thể cá nhân trong và ngoài trường.
Nhân dịp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám
hiệu, trường Đại học Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Quy
hoạch và Quản lý đất đai, những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em
trong những năm tháng học tập tại trường. Đặc biệt hơn em xin chân thành cảm
ơn TS. Xuân Thị Thu Thảo, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, anh, chị công tác tại Phòng
Tài nguyên & Môi trường, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà
Nam đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận: “Đánh giá kết
quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm,
tỉnh Hà Nam”.
Do thời gian làm khóa luận tốt nghiệp có hạn, kiến thức và kinh nghiệm
của bản thân còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và tất cả các bạn sinh viên để khoá luận
này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2017
Sinh viên


Nguyễn Ngọc Hải

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
1.2.1. Mục tiêu khái quát.......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................4
2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT..........4
2.1.1. Khái quát về quản lý nhà nước về đất đai...................................................4
2.1.2. Khái nhiệm về quyền sử dụng đất...............................................................5
2.1.3. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....................................6
2.1.4. Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..........................................6
2.1.5. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................7
2.1.6. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...........................8
2.1.7. Thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.......................9
2.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT......................................................................10
2.2.1.Các văn bản được ban hành trước 1/7/2004...............................................10
2.2.2. Các văn bản được ban hành từ 1/7/2004 - 1/7/2014..................................11

2.2.3. Các văn bản được ban hành từ 1/7/2014 đến nay......................................12
2.3.1. Tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới........14
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam...............15
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..............................................19
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu:................................................................................19
3.1.2. Thời gian nghiên cứu:................................................................................19
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................19
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................19
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................19
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..........................................19

ii


3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu..................................................20
3.4.4. Phương pháp chuyên gia...........................................................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................21
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI HUYỆN THANH
LIÊM, TỈNH HÀ NAM
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................................23
4.2.2. Tình hình biến động đất đai tại huyện Thanh Liêm..................................27
4.3. TRÌNH TỰ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
HUYỆN THANH LIÊM.......................................................................................1
4.3.1 Trình tự cấp mới GCN QSDĐ......................................................................1
4.4. KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM...........................................................6
4.4.1. Khái quát công tác cấp GCNQSĐ tại huyện Thanh Liêm từ năm 20122016.......................................................................................................................6
4.4.2.Các trường hợp chưa cấp GCNQSDĐ cho chủ sử dụng đất năm 2016....13
4.4.3. Ý kiến của hộ dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại

huyện Thanh Liêm...............................................................................................14
4.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THANH LIÊM.......18
4.5.1. Thuận lợi...................................................................................................18
4.5.2. Khó khăn...................................................................................................19
4.6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CÔNG TÁC CẤP GIẤY
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GÓP PHẦN NÂNG CAO KẾT
QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN
THANH LIÊM....................................................................................................19
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................21
5.1. KẾT LUẬN..................................................................................................21
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CP

Chính phủ


CQ

Cơ quan

DT

Diện tích

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KLTN

Khoá luận tốt nghiệp

KD PNN

Kinh doanh phi nông nghiệp




Nghị định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất



Quyết định

VPĐKĐĐ

Văn phòng đăng ký đất đai

TT

Thông tư

TNMT

Tài nguyên Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm năm 2016.................................25
Bảng 4.2: Biến động sử dụng đất từ năm 2005-2016 tại huyện Thanh Liêm.................1
Bảng 4.3: Kết quả cấp GCN QSDĐ huyện Thanh Liêm đến năm 2016.........................9
Bảng 4.4: Kết quả cấp GCN theo các loại đất huyện Thanh Liêm...............................10
Bảng 4.5: Kết quả cấp đổi, cấp lại GCN QSDĐ tại huyện Thanh Liêm......................12
Bảng 4.6: Kết quả thống kê lý do các hộ chưa được cấp GCNQSDĐ.........................13
tại huyện Thanh Liêm..................................................................................................13
Bảng 4.7: Thông tin chung về các hộ điều tra tại huyện Thanh Liêm
Bảng 4.8: Kết quả đánh giá của các hộ đã cấp GCN về tình hình cấp GCNQSDĐ tại
huyện Thanh Liêm

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Thanh liêm...........................................22
Hình 4.2: Sơ đồ trình tự cấp mới GCN..........................................................................2
Hình 4.3. Sơ đồ trình tự cấp đổi, cấp lại GCN...............................................................4

v


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nền tảng cho sự sống và mọi hoạt
động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Đất đai tham gia vào hoạt
động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất

nước nhưng nó lại có diện tích hạn chế, có tính cố định về vị trí. Chính vì đất đai
cố định, chúng ta không thể nào di chuyển đất đai theo ý muốn, chính vị trí cố
định này đã quyết định tính chất vật lý, hoá học, sinh thái của đất đai. Tính hạn
chế của đất đai yêu cầu con người sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và phát huy
hết tiềm năng của đất đai. Những năm gần đây do chính sách mở cửa kinh tế,
quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước ngày càng nhanh và mạnh
đã nảy sinh không ít vấn đề liên quan đến đất đai: tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng
sai mục đích…. ngày càng tăng và nghiêm trọng. Do đó vấn đề về quản lý đất
đai ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Để khắc phục tình trạng nêu trên thì công tác tổ chức kê khai đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một công việc rất cần thiết, là
một trong 15 nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai. Trong đó, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai bởi “GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp
giữa nhà nước và người sử dụng đất”. Việc cấp GCNQSDĐ không những đảm
bảo sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người
sử dụng. Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đai được sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Trên thực tế, công tác cấp GCNQSDĐ ở nước ta đã được triển khai từ lâu,
song tiến độ thực hiện còn chậm, không đồng đều ở các khu vực, hiệu quả công
việc chưa cao, tình trạng quản lý chưa tốt… do vậy kết quả cấp GCNQSDĐ còn
thấp. Thanh Liêm cũng không nằm ngoài thực tế chung đó. Mặc dù thời gian
qua được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành song công tác đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính còn nhiều
hạn chế khó khăn do nhiều nguyên nhân tác động.
1


Thanh Liêm là một huyện nằm phía Tây Nam của tỉnh Hà Nam. Kinh tế

của huyện trong những năm gần đây đang có những bước phát triển đáng kể.
Bên cạnh đó, Thanh Liêm lại là địa bàn có trữ lượng tài nguyên khoáng sản chủ
yếu của tỉnh Hà Nam như đá vôi, sét và các loại đá khác phục vụ sản xuất xi
măng, các công trình xây dựng. Vì thế mà Thanh Liêm đã thu hút được nhiều
nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế hoạt động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
kinh tế thì nhu cầu về đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội, các công trình phúc lợi phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu về đất ở tăng
cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo áp lực ngày
càng lớn lên đất đai. Nhu cầu bức xúc đặt ra là phải nhanh chóng xác lập các căn
cứ pháp lý, khoa học để điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ có diễn biến tiêu
cực và phát huy các yếu tố tích cực, làm cơ sở cho việc sử dụng đất, phân bổ
hợp lý, sử dụng tiết kiệm cho hiệu quả cao, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc
thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất...trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Vì thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trở nên rất quan trọng, là căn cứ pháp lý để người dân sử dụng mảnh đất của mình.
Công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu
nhất định song vẫn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục.
Từ thực tế trên, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu khái quát
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam để xác định những thuận lợi và khó khăn để từ đó đề
xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế, hoàn thiện công tác cấp
GCNQSDĐ tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Thanh Liêm,
tỉnh Hà Nam.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong công tác cấp GCNQSDĐ tại
huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.

2


- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ, góp
phần nâng cao kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi địa giới huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016
- Phạm vi nội dung: Công tác cấp mới, cấp đổi GCN QSDĐ cho hộ gia
đình, cá nhân.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái quát về quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là một lĩnh vực quản lý của nhà
nước, do đó được hiểu là hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có
thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp
tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất đai.
Mục đích của quản lý nhà nước về đất đai là sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả
và bền vững, bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan sinh
thái trên phạm vi cả nước và trên từng địa phương.
Nói một cách khác “Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là sự tác
động có tổ chức, là sự điều chỉnh bằng quyền lực của cơ quan hành chính nhà
nước đối với các hành vi hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nươc, tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý sử dụng đất đai do các cơ quan có tư

cách pháp nhân công pháp trong hệ thống hành pháp và quản lý hành chính nhà
nước tiến hành bằng những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm sử dụng
đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ở mỗi địa phương và trên cả
nước”. Để một hệ thống quản lý đất đai tốt phải đảm bảo được các mục tiêu sau:
- Trên cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nhằm tạo cơ
sở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu nhà nước về đất đai (cho thuê đất, thu hồi đất,
hướng dẫn, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất...), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, góp phần giải
quyết mọi tranh chấp đất đai tạo cơ sở vững chắc cho việc tính thuế đất và thuế
bất động sản.
- Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản bao gồm cả hệ thống
thế chấp quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu bất động sản.
- Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng, thống kê,
kiểm kê đất. Nhà nước nắm chắc số lượng và chất lượng đất đai nhằm:
+ Tạo cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý.
+ Giúp nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai.
+ Phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ổn
định an ninh chính trị.
4


+ Hỗ trợ quản lý tốt môi trường nhằm phát triển bền vững.
Như vậy, Quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người
sử dụng đất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sở hữu và sử dụng
đất góp phần ổn định xã hội, an ninh chính trị và có tác dụng thúc đẩy phát triển
kinh tế.
2.1.2. Khái nhiệm về quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất là quyền khai thác công dụng tính năng của đất và
hưởng những lợi ích từ việc khai thác đó. Đất đai là tài sản đặc biệt. Nhà nước
giao đất, cho thuê một phần đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng

thực chất Nhà nước giao, cho thuê QSDĐ. Người sử dụng đất có nghĩa vụ đối
với Nhà nước và tuân thủ những quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất là một dạng quyền tài sản, trong đó quy định người sử
dụng đất sẽ được hưởng các quyền của người sử dụng đất phù hợp với hình thức
sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014
quy định về quyền sử dụng đất và giá trị quyền sử dụng đất như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.”
“Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình
thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”.
Đồng thời Luật cũng đưa ra các khái niệm về giá trị quyền sử dụng đất
như sau:
“Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một
đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch
về quyền sử dụng đất.
Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối
với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định”.
Như vậy, mặc dù Luật có quy định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu nhưng vẫn cho các đối tượng được giao đất, cho thuê đất
được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được quyền chuyển quyền sử dụng
đất đối với phần diện tích được giao tương ứng với các nghĩa vụ đã thực hiện
với Nhà nước. Vì vậy quyền sử dụng đất là quyền của các tổ chức, hộ gia đình,
5


cá nhân, được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá QSDĐ để sử dụng vào
các mục đích theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác

gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
(Khoản 16, Điều 3, Luật đất đai 2013)
Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng
không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng đất cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân.... Chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là GCN QSDĐ. Vì vậy,
theo quy định của pháp luật đất đai, GCN QSDĐ là một trong những nội dung
của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một quyền đầu tiên
mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tất cả chủ sử dụng đất
hợp pháp, theo một mẫu thống nhất cả nước đối với mọi loại đất theo Luật Đất
Đai 2013. GCN QSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
2.1.4. Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a. Đối với người sử dụng:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp
pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện để đất đai tham gia vào
thị trường bất động sản.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để người sử dụng đất thực
hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước đặc biệt là nghĩa vụ tài chính như: nộp thuế
trước bạ, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân... người sử dụng đất phải sử
dụng đất đúng mục đích, diện tích... đã ghi trong GCNQSDĐ.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là điều kiện để người sử dụng đất
được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng
đất.
b. Đối với nhà nước:
6



- GCNQSDĐ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất
nhằm mục đích bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Như vậy, GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất
đai hợp pháp của người sử dụng đất. Thông qua công tác cấp GCNQSDĐ Nhà
nước xác lập mối quan hệ hợp pháp với Nhà nước với tư cách chủ sở hữu đất đai
với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao sử dụng đất. Công
tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai.
Từ đó, Nhà nước sẽ thực hiện việc phân phối lại đất theo quy hoạch, kế
hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng
từ các chủ thể khác nhau. Vì vậy, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ( Nguyễn Thị Minh Thu,
2016).
2.1.5. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât là chứng thư pháp lý công nhận quyền lợi
của người sử dụng đất. Do đó để được cấp giấy chứng nhận người sử dụng đất
phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có một trong các loại
giấy tờ sau đây thì được cấp Giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất;
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hienj chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên tròn sổ đăng ký ruộng đất, sổ đại chính trước ngày
15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với

đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
7


- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ
cấp cho người sử dụng đất;
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo
giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan,
nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh
chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản
công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo
quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành
mà chưa được cấp GCN thì được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu,

am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của
Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.1.6. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc quy định đối tượng được cấp GCNQSDĐ được thể hiện tại Điều 99
Luật đất đai 2013 như sau:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101, 102
của Luật này.
8


- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai
2013 có hiệu lực thi hành.
- Người được chuyển đổi , nhận chuyển nhượng, được thừa kế,nhận tặng
cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận
quyền sử dụng đất khi sử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp
đất đai; theo bản án của cơ quan hoặc quyết định cùa Tòa án nhân dân, quyết
định thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại , tố cáo về đất
đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản gắn liền với đất ;
- Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người
mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc

các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp
nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2.1.7. Thẩm quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện bởi 2 cơ quan là UBND tỉnh, UBND
huyện theo đúng quy định của pháp luật cho các đối tượng cụ thể. Do đó việc
quy định thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được thể hiện tại Điều 105, Luật đất đai
2013 như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.
9


3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
4. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên
và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.1.Các văn bản được ban hành trước 1/7/2004
Nhằm thực hiện các nội dung quản lý về đất đai, đáp ứng theo quy định của
Hiến pháp, từ sau năm 1975 đến nay, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã
ban hành một số văn bản để cụ thể hóa yêu cầu về quản lý và sử dụng đất. Công tác
đăng kí đất đai và cấp GCNQSDĐ được phát triển qua các thời kỳ sau:
- Chỉ thị số 299/CT-TT ngày 10/11/1980 của thủ tướng chính phủ về
công tác đo đạc, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất.
- Hiến pháp năm 1980 ra đời quy định: “Đất đai được sở hữu toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý”.
- Hiến pháp năm 1988, Luật đất đai đầu tiên ra đời. Việc đăng kí, cấp
GCNQSDĐ và lập hồ sơ địa chính trở thành 1 trong 7 nội dung của quản lý nhà
nước về đất đai. Công tác đăng ký đất đai vẫn được triển khai thực hiện theo tinh
thần chỉ thị số 299/CT-TT, tổng cục địa chính đã ban hành quyết định
201/ĐKTK ngày 14/07/1989 hướng dẫn thực hiện nghị quyết này. Quy định này
đã tạo ra sự biến đổi lớn về chất cho hệ thống đăng ký đất đai của Việt Nam.
Luật đất đai năm 1993 ra đời ngày 14/07/1993 đã đánh dấu một mốc quan
trọng khẳng định đất đai có giá trị, các hộ gia đình, cá nhân, người sử dụng đất
được cấp GCNQSDĐ được hưởng các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho
thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp.
Cùng với luật đất đai năm 1993, nhiều văn bản, quy phạm pháp luật đất đai
được ban hành phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai cụ thể như:
10


- Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 60/NĐ-CP ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở đô thị.
- Chỉ thị 10/1998/CT-TT của thủ tướng chính phủ ngày 20/02/1998 về

đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCNQSDĐ nông nghiệp.
- Thông tư 1990/2001/TT-TC ĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký, cấp GCNQSDĐ.
2.2.2. Các văn bản được ban hành từ 1/7/2004 - 1/7/2014
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày
26/10/2003 và được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công
bố và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc thi
hành Luật đất đai.
- Nghị định 84/2004/NĐ-CP: xử lý trường hợp thay đổi diện tích đo đạc
hiện trạng so với giấy tờ chứng nhận.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP: nguyên tắc cấp GCN, việc đính chính, thu
hồi GCN đã cấp.
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành về mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất khi cấp GCN.
- Thông tư số 01/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu
tiền thuê đất, trong đó có quy định thu tiền thuê đất khi cấp GCN.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2016 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN, việc
11



xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất,
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu công nghệ cao.
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của
liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT.
- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 ban hành quy
định về GCNQSDĐ.
- Nghị đính số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 hướng dẫn về việc
lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 17/20009/TT-BTN&MT ngày 21/10/2009 của Bộ TN&MT quy
định về giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 20/TT-BTN&MT ngày 22/10/2010 của Bộ TN&MT quy định
bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/05/2011 quy định sửa đổi bổ
sung một số nội dung có liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai
2.2.3. Các văn bản được ban hành từ 1/7/2014 đến nay
Khi Luật Đất đai 2013 ra đời đã có rất nhiều đổi mới so với Luật đất đai
2003. Luật đất đai sửa đổi được thông qua ngày 29/11/2013, được Chủ tịch nước
ký Lệnh số 22/2013/L-CTN về việc công bố Luật ngày 09/12/2013 và chính thức
có hiệu lực vào ngày 01/07/2014. Luật đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều,
tăng 7 chương và 66 điểm so với Luật đất đai năm 2003, đã thể chế hóa đúng và đầy
đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19/NQ-TƯ Hội nghị lần

thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết được những
tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.
12


Trên cơ sơ quy định của Luật đất đai 2013 thì Nhà nước đã ban hành các
nghị định, thông tư trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giá đất,
thu lệ phí… Cụ thể là:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ về giá đất.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
-Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
-Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về Hồ sơ địa chính.
-Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về Bản đồ địa chính.
-Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT Quy định về hồ sơ, trình
tự, thủ tục, tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai
của người sử dụng.
- Thông tư 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Hiệu
lực 01/1/2017)
-Nghị định 135/2016/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của cái Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu
tiền mặt nước.
-Nghị định 01/2017/NĐ-CO quy định, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có

vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 nếu đã ở ổn định trên đất đó thì
vẫn sẽ được cấp sổ đỏ.
2.3. TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới
2.3.1.1. Tại Pháp

13


Hầu hết đất đai Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được
hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương. Đó là
hệ thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đất đai). Nhờ hệ thống này
mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng,
thường xuyên và phù hợp, đồng thời cũng có thể cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác đến từng khu vực, thửa đất.
Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mà họ tiến hành quản lý đất đai bằng dữ liệu đã được tin học hoá và tư
liệu trên giấy, bao gồm: các chứng thư bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra,
mỗi chủ sử dụng đất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực
chính xác của các dữ liệu địa chính đối với bất kì bất động sản nào cần đăng ký
(Lê Hương Giang, 2016).
2.3.1.2. Tại My
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý. Hiện nay họ đã hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Nước Mỹ đã xây dựng hệ thống
thông tin đất đai ở dạng số qua đó có thể cập nhật các thông tin biến động đất
đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác đăng ký, cấp
GCN ở Mỹ hoàn thiện sớm cũng là một lợi thế để thị trường bất động sản ở Mỹ
phát triển ổn định (Lê Hương Giang, 2016).

2.3.1.3. Tại Thái Lan
Thái Lan đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở Thái Lan được chia làm 3 loại:
Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì
được chia bìa đỏ.
Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có gì ấy tờ thì được thì được cấp
gì ấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bìa vàng.
Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng,
cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh
Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ bìa xanh, nếu xác
minh được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trư ờng hợp đó. Và trư ờng

14


hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù
hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ ( Lê Hương Giang, 2016).
2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam
2.3.2.1.Tình hình chung của cả nước
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đến 31/12/2015 cả nước đã cấp được 45,3 triệu
Giấy chứng nhận với tổng diện tích 26,1 triệu ha, đạt 95,2% diện tích các loại
đất đã sử dụng phải cấp GCN; 63/63 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành cấp
GCNQSDĐ (đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp).
Kết quả Giấy chứng nhận các loại đất chính của cả nước như sau:
- Đất ở đô thị: Đã cấp được 5,67 triệu giấy với diện tích 0,18 triệu ha, đạt
96,9% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới
85% (tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%).
- Đất ở nông thôn: Đã cấp được 13,01 triệu giấy với diện tích 0,54 triệu ha
đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh đạt

dưới 85% (tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%).
- Đất chuyên dùng: Đã cấp được 0,28 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha
đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới
85% ( có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum,
TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang).
- Đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp được 20,178 triệu giấy với diện tích
8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%; còn
11 tỉnh đạt dưới 85% (không có tỉnh nào đạt thấp dưới 70%)
- Đất lâm nghiệp cả nước đã cấp được 1,984 triệu giấy với diện tích 13,29
triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12
tỉnh đạt dưới 85%.
Mặc dù kết quả cấp GCN chung các loại đất của cả nước đã hoàn thành chỉ
tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra, tuy nhiện , hiện nay một số
tỉnh còn một số loại đất chưa hoàn thành cơ bản; một số tỉnh còn nhiều loại đất
chưa hoàn thành gồm: Bình Phước, Lào Cai, Đắk Lắc, Kiên Giang, Bình Thuận.
Sau khi dồn điền đổi thửa chưa tiến hành cấp lại giấy chứng nhận, tình
trạng này là do:
15


- Phần lớn các trường hợp còn lại chưa cấp giấy chứng nhận không có giấy
tờ hợp lệ, có nguồn gốp sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai,
chủ yếu do mua bán chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép…
- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận ở một số địa
phương còn chậm, chưa quyết liệt, thường xuyên.
- Các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương còn thiếu cán
bộ chuyên môn với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là các huyện miền núi, trung du.
- Kinh phí đầu tư từ Trung ương và địa phương cho thực hiện đo đạc cấp
giấy chứng nhận chưa đáp ứng nhu cầu.
- Một số quy định hiện hành liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính

khi cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhận còn chưa hợp lý.
- Một số địa phương quy định dừng việc thực hiện hợp đồng giao dịch các
quyền của người sử dụng đất tại UBND cấp xã sang cơ quan chứng thực thực
hiện chưa phù hợp với thực tế (Nguyễn Thị Linh Chi, 2016).
2.3.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số tỉnh.
a. Tỉnh Hải Dương
Nhìn chung trong những năm gần đây được sự quan tâm của Ban lãnh đạo
Sở Tài nguyện và Môi trường, công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính,
đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hải Dương đã được Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện tương đối tốt.
Theo tổng hợp của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương thì công
tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên phạm vi của tỉnh Hải Dương tính
đến ngày 30/10/2016 như sau :
- Đất sản xuất nông nghiệp: Tổng số GCNQSDĐ cấp được là 153247 giấy, trong
đó cấp được nhiều nhất là huyện Tứ Kỳ với 25678 giấy, ít là huyện Bình Giang
với 6890 giấy. Tổng diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ là 43.267,79 (ha),
huyện nhiều nhất là huyện Thanh Hà 7.398,46 ha, ít nhất là huyện Ninh Giang
là 123,43 ha
- Đất Lâm nghiệp: Tổng số GCNQSDĐ cấp được là 378 giấy và cả tỉnh chỉ có
khu vực ở thị Xã Chí Linh có đất lâm nghiệp, diện tích đã cấp GCNQSDĐ là
105,3 ha
- Đất ở nông thôn: Tổng số GCNQSDĐ cấp được là 122768 giấy, trong đó cấp
được nhiều nhất là huyện Gia Lộc với 45798 giấy, ít nhất là huyện Cẩm Giàng
16


với 18459 giấy. Tổng diện tích đất đã được cấp GCNQSDĐ là 28.675,26 ha,
nhiều nhất là huyện Thanh Miện 3.985,23 ha, ít nhất là huyện Nam Sách 245,89
ha
- Đất ở đô thị: Tổng số GCNQSDĐ cấp được là 25989 giấy, trong đó thành phố

Hải Dương với 17356 giấy, ít hơn là thị xã Chí Linh với 8633 giấy. Tổng diện
dích đất được cấp GCNQSDĐ là 389,90 ha, trong đó thành phố Hải Dương là
296,56 ha, thị xã Chí Linh là 93,34 ha
- Đất chuyên dùng: Tổng số GCNQSDĐ cấp được là 1789 giấy, trong đó thành
phố Hải Dương được cấp nhiều nhất là 436 giấy, huyện Kinh Môn được cấp ít
nhất là 125 giấy. Tổng diện tích được cấp GCNQSDĐ là 3.456,78 ha, nhiều nhất
là thành Phố Hải Dương 1.245,67 ha, ít nhất là huyện Thanh Hà 237,78 ha
- Đất cơ sở tôn giáo cấp được 28 giấy CNQSDĐ với diện tích 34,56 ha
Nhìn chung,kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những
loại đất chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở đã cơ bản hoàn thành việc cấp
Giấy chứng nhận lần đầu, chủ yếu còn tồn tại những trường hợp có vi phạm
Luật đất đai như : tranh chấp, lấn chiếm, làm nhà trên đất nông nghiệp không
xin phép và nay không phù hợp với quy hoạch( Nguyễn Thị Linh Chi ,2016)
b, Tỉnh Phú Thọ
Tính đến ngày 30/9/2016, dự án cấp GCN cho các tổ chức trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành, được Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá
là một trong số ít những tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả giúp cho công
tác quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ, đi vào nền nếp, đồng thời là
nguồn dữ liệu chính để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu cho các tổ
chức. Tổng số GCN đã cấp là 4.525/4.906 GCN cần cấp, với diện tích 822,18
ha, đạt 92,2% tổng số GCN cần cấp cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh. bao gồm:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp được 1.282 GCN, diện tích
271,4 ha;
- Đất có mục đích công cộng cấp được 3.114 GCN, diện tích 479,63 ha;
- Đất cơ sở tôn giáo cấp được 34 GCN, diện tích 16,74 ha;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa cấp được 93 GCN, diện tích 54,41 ha.
Đất nông nghiệp cấp được 294.522 GCN với diện tích 204.093,7 ha, đạt
84%. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp cấp được 254.655 GCN với diện tích
17



76.106,87 ha, đạt 85,5%; đất lâm nghiệp cấp được 29.658 GCN với diện tích
126.778,93 ha, đạt 84%.
Đất phi nông nghiệp cấp được 364.662 GCN với diện tích 16.378,27 ha,
đạt 84% diện tích cần cấp. Trong đó, đất ở nông thôn cấp được 290.624 GCN
với diện tích 7.853ha, đạt 95%; đất ở đô thị cấp được 68.953 GCN với diện tích
1.223,39 ha, đạt 90%; đất chuyên dùng cấp được 4.937 GCN với diện tích
7.235,68, đạt 72%.
Trong đó các huyện, thành, thị có tỷ lệ cấp GCN cao là: Thanh Sơn, Tân
Sơn, Hạ Hòa, Yên Lập, Lâm Thao, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ
(Nguyễn Thị Minh Thu,2016).

18


PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Thanh Liêm - Tỉnh Hà Nam
3.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ năm 2012 đến năm 2016
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam.
- Hiện trạng và biến động đất đai tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Liêm
tỉnh Hà Nam.
- Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

- Thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác cấp GCNQSDĐ, góp phần
nâng cao kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Thanh Liêm,
tỉnh Hà Nam.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra thu thập số
liệu, tài liệu từ các phòng ban của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam ( Phòng
Nông nghiệp huyện, phòng Tài nguyên và môi trường huyện, chi cục thống kê
…) như:
- Điều tra thu thập số liệu về điện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện
Thanh Liêm.
19


×