Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 4 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.77 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG


Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 –
4/2014"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2010 - 2014


Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG

Tên đề tài:
"ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI


HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 –
4/2014"



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Qúy Ly


Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn em đã có cơ hội
học hỏi, có thêm nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến
nay em đã hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và
đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Nguyễn Quý Ly.
Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập và làm đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu,

tìm hiểu nhưng do thời gian, kinh nghiệm, kiến thức và năng lực còn hạn chế
nên đề tài tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hữu Lũng, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Sinh viên





Nguyễn Thị Mai Phương


DANH MỤC VIẾT TẮT
GCN Giấy chứng nhận
GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSH Quyền sở hữu
ĐKĐĐ Đăng ký đất đai
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
CP Chính phủ
QĐ Quyết định
ĐKTK Đăng ký thống kê
CV-ĐC Công văn của Tổng cục địa chính
CT-TTg Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
TT-TCĐC Thông tư của Tổng cục Địa chính

NĐ Nghị định
BTC Bộ Tài chính
CV-NN Công văn – Nhà nước
TTLT Thông tư liên tịch
NQ-UBTVQH11 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội 11
BTP Bộ Tư pháp
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BXD Bộ Xây dựng
STT Số thứ tự
ĐVT Đơn vị tính


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 43
Bảng 4.2. Tổng hợp một số loại vật nuôi chính qua các năm của huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn 44
Bảng 4.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2013 47
Bảng 4.4. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng51
Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2011 53
Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2012 54
Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2013 54
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất theo dự án 46 xã năm 2013 55
Bảng 4.9. Thống kê việc cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2013 57
Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 1/2014 60
Bảng 4.11. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 2/2014 61
Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 3/2014 61
Bảng 4.13. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 4/2014 62
Bảng 4.14. Kết quả cấp GCNQSD đất ở từ tháng 1 đến tháng 4/2014 63


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Yêu cầu. 2
1.4. Ý nghĩa. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học. 3
2.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất. 3
2.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai. 6
2.1.3. Đăng ký quyền sử dụng đất. 7
2.2. Cơ sở pháp lý. 8
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đăng ký cấp giấy chứng
nhận. 8
2.2.2. Một số quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận. 18
2.3. Cơ sở thực tiễn. 26
2.3.1. Tình hình công tác cấp GCNQSD đất của cả nước. 26
2.3.2. Tình hình công tác cấp GCNQSD đất của tỉnh Lạng Sơn. 27
2.3.3. Tình hình công tác cấp GCNQSD đất của huyện Hữu Lũng. 29
Phần 3: 36
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 37
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. 37
3.3. Nội dung nghiên cứu. 37

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn em đã có cơ hội

học hỏi, có thêm nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế quý báu, đến
nay em đã hoàn thành tốt đề tài của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và
đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Nguyễn Quý Ly.
Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực tập và làm đề tài, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu,
tìm hiểu nhưng do thời gian, kinh nghiệm, kiến thức và năng lực còn hạn chế
nên đề tài tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hữu Lũng, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Sinh viên





Nguyễn Thị Mai Phương

1

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong

sản xuất nông - lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho
chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược
phát triển nền kinh tế nói chung. Nó là môi trường sống, là cơ sở tiến hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với con người đất đai cũng có vị trí
vô cùng quan trọng, con người không thể tồn tại nếu không có đất đai, mọi
hoạt động đi lại, sống và làm việc đều gắn với đất đai. Và hiện nay đất đai
từng bước được sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và trở
thành nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển đô thị, kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng
không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nội dung quan
trọng, vừa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, vừa giúp
nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, đồng thời đưa ra quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp. Việc đẩy mạnh hoàn thiện công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương còn yếu kém, chưa
đáp ứng nhanh cho người sử dụng đất, thủ tục hành chính còn rườm rà. Do
đó, người sử dụng đất chưa thể yên tâm đầu tư, khai thác tiềm năng đất đai,
cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Trong những năm gần đây nhu cầu về đất đai trên địa bàn huyện liên
tục tăng, qua các năm đã làm cho quỹ đất có nhiều biến động. Trong khi đó
vấn đề quản lý đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế và công tác này
vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhận thức được vai trò của công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất, em đã thực hiện đề tài: “ Đánh giá kết quả công tác cấp
GCNQSD đất tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 -
4/2014”.
2


1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu về công tác cấp GCNQSD đất ở tại huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.
- Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSD đất ở của huyện.
- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp GCNQSD
đất của huyện.
- Đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn đọng về công tác cấp
GCNQSD đất.
1.3. Yêu cầu.
- Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên quan.
- Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phải có độ tin cậy, chính
xác, phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận trên
địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu điều tra thu thập được phải được phân tích, đánh giá một cách
khách quan đúng pháp luật.
- Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi liên quan đến quản lý, sử
dụng đất và cấp giấy chứng nhận.
1.4. Ý nghĩa.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Giúp sinh viên vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời là cơ hội học hỏi và rút ra được nhiều
kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế trong công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đưa ra kiến nghị và đề xuất với các cấp có
thẩm quyền các giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và đẩy nhanh
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trả kết quả cho dân đúng
thời hạn.



3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học.
2.1.1. Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống và sản xuất.
a. Khái niệm đất đai.
Đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những giá trị
theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này, đất đai thường gắn với
một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện tích đất đai
khi có sự chuyển quyền sở hữu. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho
rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của
một tổng thể vật chất.
Một khoanh đất là một diện tích cụ thể của bề mặt đất, xét về mặt địa lý
có những đặc tính tương đối ổn định hoặc những tính chất biến đổi theo chu
kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển theo chiều thẳng đứng về phía trên và
phía dưới của phần mặt đất này, bao gồm các đặc tính của phần không khí,
thổ nhưỡng, địa chất, thuỷ văn, động thực vật sống trên đó và tất cả những kết
quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người, ở chừng mực mà
những đặc tính đó ảnh hưởng rõ tới khả năng sử dụng khoanh đất này trước
mắt và trong tương lai.
Theo quan điểm đó, đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái
đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới
bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng, dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ,
sông, suối, đầm lầy, ), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập
đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt
động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, xây dựng hồ
chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )
b. Những chức năng chủ yếu của đất đai.
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới
tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng

30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta đã thừa nhận, đối với con
người đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây :
4

Chức năng môi trường sống
Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua
việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn
cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
Chức năng sản xuất
Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người
qua quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm
sinh vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia
súc, gia cầm và các loại thuỷ hải sản.
Chức năng cân bằng sinh thái
Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành
một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng
lượng phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu.
Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước
Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động
mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước
rất to lớn.
Chức năng dự trữ
Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử
dụng của con người.
Chức năng không gian sự sống
Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay
đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử
Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá
của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá

khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
5

Chức năng vật mang sự sống
Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản
xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau
của hệ sinh thái tự nhiên.
c. Vai trò của đất đai đối với đời sống sản xuất xã hội.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Điều đó đã được khẳng định trong luật đất đai.
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và
đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng
đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền
tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào.
Các Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung
cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể.
Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã
khẳng định: "Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất
và giá trị tiêu thụ”. Như William Petti đã nói - Lao động chỉ là cha của của cải
vật chất, còn đất là mẹ".
Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng
như không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất
hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như
một vật thể lịch sử - tự nhiên.
Phương thức và mục tiêu sử dụng đất cũng rất đa dạng, có thể chia
thành 3 nhóm mục đích sau đây :

- Dùng đất đai để làm nơi sinh sống, cơ sở sản xuất và môi trường hoạt
động.
6

- Lấy tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn nhu
cầu sinh tồn và phát triển.
- Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc
hưởng thụ tinh thần.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con
người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất,
đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ cao hơn,
công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn.
Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh tồn và
phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp ứng
nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Kinh tế - Xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm
cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng.
Những sai lầm (có ý thức hoặc vô ý thức) của con người trong quá trình sử
dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm huỷ hoại môi
trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ chức sử
dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên quan
trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng
của sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng,
nhiều tầng nấc để truyền lại lâu dài cho các thế hệ mai sau.
2.1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai.
* Khái niệm.
- Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó,
trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
- Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về

đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 luật đất đai 2003. Nhà nước
đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các
đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có
7

thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng
đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất
hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ
hoang hoá.
* Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai.
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển
kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ
đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế , xã hội và đất
nước; bảo đảm sử dung đúng mục đích, tiết kiệm, đật hiệu quả cao. Giúp cho
Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện
pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn
bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế
- xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai
như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư Nhà nước kích thích
các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm
đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu
kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.3. Đăng ký quyền sử dụng đất.
Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước
thực hiện đối với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
(gọi chung là người sử dụng đất); là việc ghi nhận quyền sử dụng đất đối với
một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ
8

pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất; đồng thời chính thức
xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; làm cơ sở để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt toàn bộ quỹ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng đất.
Đăng ký sử dụng đất có hai loại là: đăng ký sử dụng đất lần đầu và
đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.
- Đăng ký đất đai lần đầu: được thực hiện lần đầu tiên trên phạm vi cả
nước, để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký biến động đất đai: được tổ chức thực hiện ngay sau khi đăng
ký đất đai ban đầu cho những trường hợp có biến động và có nhu cầu thay đổi
những nội dung thông tin của thửa đất và chủ sử dụng đất.
2.2. Cơ sở pháp lý.
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đăng ký cấp giấy
chứng nhận.
Trong thời kỳ Mỹ Ngụy tạm chiếm Miền Nam, khi Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thành công, thì Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
thành lập và đã ban hành các văn bản pháp luật về thống nhất quản lý đất đai,
các văn bản về ruộng đất trước đây đều bị bãi bỏ. Tháng 11/1953, Hội nghị
ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh
cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng
đất nhằm xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện triệt để

khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định ba
hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Tháng 4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Năm 1976, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã
thực hiện kiểm kê, thống kê đất đai trong cả nước. Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 169/QĐ-CP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó.
9

Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời
khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
chung nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm…”
Công tác cấp GCNQSDĐ được tiến hành thông qua các văn bản pháp
luật sau:
- Ngày 01/07/1980, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra
Quyết định số 201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cương
công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.
- Ngày 10/11/1980, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị
299/TTg về việc triển khai đo đạc, giải thửa, phân hạng đất và công tác thống
kê ruộng đất.
- Ngày 05/11/1981, Tổng cục Quản lý Ruộng đất ban hành Quyết định
số 56/ĐKTK quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước,
quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đât.
Đến năm 1988, trên cơ sở Hiến pháp 1980, Luật Đất đai đầu tiên ra đời.
Việc cấp GCN QSDĐ được ghi vào luật Đất đai và trở thành một trong 7 nội
dung của quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác đăng ký đất đai vẫn được
thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 299/TTg năm 1980. Đến năm 1989 Tổng cục
Địa chính đã ban hành Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc
cấp GCNQSDĐ và Thông tư số 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực

hiện Quyết định này. Quy định đã tạo ra sự biến đổi lớn về chất cho hệ thống
đăng ký đất đai của Việt Nam.
Kể từ khi Luật đất đai 1988 có hiệu lực nhìn chung công tác quản lý đất
đai dần đi vào nề nếp, ổn đinh. Trong giai đoạn này công tác cấp GCNQSDĐ
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được quan tâm thực
hiện ở nhiều địa phương.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ,
tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời…
đều thuộc sở hữu toàn dân”. Đây là cơ sở vững chắc cho sự ra đời của Luật
10

đất đai năm 1993 được thông qua ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó là Luật sửa
đổi bổ sung một số Điều của Luật đất đai được Quốc hội khóa IX thông qua
ngày 02/12/1998 và Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/06/2001.
Từ trước năm 1993 Nhà nước đã có những hệ thống văn bản pháp luật
về đất đai để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Đến khi Luật
Đất đai năm 1993 ra đời ngày 14/07/1993 đã đánh dấu một mốc quan trọng về
sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọng
như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm nghiệp được
giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được
hưởng các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp
quyền sử dụng đất…
Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003, để phù hợp với tinh
thần sửa đổi chính sách đất đai, Nhà nước ta và các cơ quan liên quan đã ban
hành một hệ thống văn bản bao gồm:
- Công văn 434/CV-ĐC do Tổng cục Địa chính đã xây dựng và ban
hành hệ thống sổ sách địa chính mới vào tháng 07/1993 để áp dụng tạm thời
thay thế cho các mẫu quy định tại Quyết định năm 56/TCĐC năm 1981.
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử đụng đất ổn định lâu dài vào mục

đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở đô thị. Cùng ngày, Chính phủ ban hành nghị định 61/CP về việc
bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
- Công văn 1427/CV-ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn xử lý một số vấn đề cấp GCN QSDĐ.
- Chỉ thị 245/CT-TTg ngày 22/04/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý sử dụng đất của các tổ
chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

DANH MỤC VIẾT TẮT
GCN Giấy chứng nhận
GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QSH Quyền sở hữu
ĐKĐĐ Đăng ký đất đai
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
CP Chính phủ
QĐ Quyết định
ĐKTK Đăng ký thống kê
CV-ĐC Công văn của Tổng cục địa chính
CT-TTg Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
TT-TCĐC Thông tư của Tổng cục Địa chính
NĐ Nghị định
BTC Bộ Tài chính
CV-NN Công văn – Nhà nước
TTLT Thông tư liên tịch
NQ-UBTVQH11 Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội 11
BTP Bộ Tư pháp

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BXD Bộ Xây dựng
STT Số thứ tự
ĐVT Đơn vị tính

12

- Thông tư số 1990/2001/ĐKĐĐ, cấp GCN QSDĐ – TCĐC ngày
30/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn các thủ tục cấp GCN QSDĐ
thay thế cho thông tư 346/TT –TĐC ngày 16/03/1998.
Tuy nhiên, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, quá trình thực hiện Luật Đất
đai 1993 xuất hiện nhiều vấn đề bất cập và không thể đáp ứng được cho công
tác quản lý và sử dụng đất. Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, ngày
26/11/2003 Quốc hội kháo XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Đất đai và có
hiệu lực ngày 01/07/2004 và quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu” và nêu lên 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai trong đó nội dung cấp GCNQSDĐ là một nội dung quan trọng được tái
khẳng định.
Đến nay, cùng với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003 thì quốc hội
cũng đã sửa đổi bổ sung một số vấn đề tại Luật Đất Đai sửa đổi bổ sung 2009
và nhiều văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến
địa phương ban hành để làm cơ sở cho việc thực hiện cấp GCN. Cụ thể:
Các văn bản do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có quy
định về việc cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành vào
ngày 01/07/2004, trong đó quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về
GCN; các trường hợp được cấp GCN, thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp
GCN; trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để cấp GCN hoặc
chỉnh lý biến động về sử dụng đất trên GCN.
- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về
nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách
cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định điều kiện
cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các
chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11.
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
13

01/07/1991 có người Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia làm cơ sở
xác định đối tượng cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành có quy định về cấp GCN và các vấn đề liên quan gồm:
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/-5/2003 sửa đổi bổ sung một
số Điều của Nghị định 176/1999/NĐ-CP.
- Nghị đinh 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003, trong đó có quy định
về thuế thu nhập đối với tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất.
- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai Luật Đất đai 2003; trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy
mạnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCN trong năm 2005.
- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về
việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 164/2003/NĐ-CP.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003; trong đó quy định cụ thể những
quy định trong Luật Đất đai.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất, trong đó quy định cụ thể hóa trong Luật Đất đai về việc thu
tiền sử dụng đất khi cấp GCN.
- Nghị định 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ về việc

hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của
Quốc hội và Nghị quyết số 775/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường
hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991.
- Nghị đinh 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu
tiền thuể đất, trong đó quy định cụ thể hóa Luật Đất Đai về việc thu tiền thuê
đất khi cấp GCN.
14

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/012006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
và nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành
công ty cổ phần. Trong đó sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền
sử dụng đất khi cấp GCN, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành
Luật Đất đai; trong đó chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản
việc cấp GCN trong năm 2006.
- Nghị quyết số 23/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về một số giải pháp
nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê
theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ, trong
đó quy định việc thu tiền sử dụng đất không bán nhà ở cho người đang thuê.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ
tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp

GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành Trung ương ban hành
quy định về cấp GCN cùng các vấn đề liên quan gồm:
- Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký
và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất.
- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về cấp GCN QSDĐ.
15

- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng ĐK QSDĐ và tổ chứ phát
triển quỹ đất.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-
CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai 2003.
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn việc luân chuyển
hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005
thay thế Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003.
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/07/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng
đất đai sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc
doanh. Trong đó có hướng dẫn việc rà soát, cấp GCN cho các nông, lâm

trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
- Thông tư số 95/2005/TT-BXD ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Thông tư số 19/2005/TT-BXD ngày 01/12/2005 của Bộ xây dựng
hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày
10/10/2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTCQH
ngày 02/04/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối
với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính
sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày
01/07/1991

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn 43
Bảng 4.2. Tổng hợp một số loại vật nuôi chính qua các năm của huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn 44
Bảng 4.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm năm 2013 47
Bảng 4.4. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Hữu Lũng51
Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2011 53
Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2012 54
Bảng 4.7. Kết quả cấp GCNQSD đất năm 2013 54
Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSD đất theo dự án 46 xã năm 2013 55
Bảng 4.9. Thống kê việc cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2011 – 2013 57
Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 1/2014 60
Bảng 4.11. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 2/2014 61
Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 3/2014 61
Bảng 4.13. Kết quả cấp GCNQSD đất tháng 4/2014 62
Bảng 4.14. Kết quả cấp GCNQSD đất ở từ tháng 1 đến tháng 4/2014 63

17

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Các văn bản thuộc thẩm quyền của UBND huyện Hữu Lũng ban hành
quy định về cấp GCN cùng các vấn đề liên quan gồm:
- Quyết định số 2225/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của Chủ tịch UBND
huyện Hữu Lũng Quy định trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với
việc tách thửa, hợp thửa đất thuộc thẩm quyền UBND huyện Hữu Lũng;
- Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của Chủ tịch UBND
huyện Hữu Lũng Quy định trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền UBND huyện Hữu Lũng.
- Quyết định số 2217/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Chủ tịch UBND
huyện Hữu Lũng Quy định trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với
việc Đăng ký biến động quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền UBND huyện
Hữu Lũng;
- Quyết định số 2233/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 của Chủ tịch UBND
huyện Hữu Lũng Quy định trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với
việc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền
UBND huyện Hữu Lũng;
- Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 của Chủ tịch UBND
huyện Hữu Lũng Quy định trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với
việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc thẩm quyền UBND huyện Hữu Lũng;
- Quyết định số 2234/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng Quy định về thủ tục, trình tự thực hiện
cơ chế một cửa đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền
UBND huyện Hữu Lũng;
- Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 4 tháng 4 năm 2013 của Chủ

tịch Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng Quy định về thủ tục, trình tự thực hiện
18

cơ chế một cửa đối với việc Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thuộc thẩm quyền UBND huyện Hữu Lũng;
- Quyết định số 5287/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng Quy định về thủ tục, trình tự thực hiện
cơ chế một cửa đối với việc gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp; hộ gia đình, cá
nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê đất nông
nghiệp thuộc thẩm quyền UBND huyện Hữu Lũng.
- Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 28/02/2013 về việc cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
2.2.2. Một số quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận.
2.2.2.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang tồn tại bốn loại như sau:
Loại thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật
đất đai năm 1988 do Tổng cục địa chính phát hành theo mẫu quy định tại
quyết định 201/QĐ/ĐK ngày14/07/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất để
cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn có màu đỏ.
Loại thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở tại đô thị do Bộ Xây Dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định
số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ và theo Luật đất đai 1993. Giấy
chứng nhận có hai màu: màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và màu xanh lưu
tại Sở địa chính trực thuộc.
Loại thứ ba: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo các quy
định của Luật đất đai 2003, mẫu giấy theo quyết định số 24/2004/QĐ-
BTNMT ngày 01/11/2004 và quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày

21/07/2006 sửa đổi quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT. Giấy chứng nhận có
hai màu: màu đỏ giao cho chủ sử dụng đất, màu trắng lưu tại phòng Tài
Nguyên Môi Trường.

×