Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.99 KB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo tổng hợp về đề tài “ Đánh giá hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô và các cán bộ tại
UBND xã Phú Sơn nơi thực tập. Người đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đó là cô TS. Nguyễn Thị Hải Ninh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo xã Phú Sơn và các cán bộ, nhân
viên văn phòng UBND xã, cán bộ địa chính đã tạo mọi điều kiện thuận và giúp
đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực hiện đề tài khóa luận tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Quản lý đất đai & Phát
triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tiếp xúc với thực tế để bản
thaanh học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt đề
tài khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô và sự giúp đỡ tận
tình của các cán bộ địa phương, song tôi nhận thấy bản thân còn nhiều thiếu sót
và kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo này sẽ chưa được đầy đủ và còn nhiều
thiếu sót. Vì vậy rất mong các thầy cô giáo xem xét và đóng góp ý kiến để đề tà
khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày……tháng……năm 2017
Sinh viên

Hoàng Thúy Lan


MỤC LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu



Viết đầy đủ

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Học sinh


NTM

Nông thôn mới

STT

Số thứ tự

UBND

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá với mỗi quốc gia, là
điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất. Trong
tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền
chặt chẽ với nhau. Đất đại trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con
người dựa vào đó để tạo ra những sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì
không có bất cứ ngành sản xuất nào cũng không có bất kỳ một quá trình hoạt
động sản xuất nào diễn ra cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người.
Đất đai tác động đến mọi ngành mọi lĩnh vực từ công nghiệp, dịch vụ đến
ngành chủ yếu dựa vào đất đai là nông nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới
đều phải xây dựng nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp và Việt Nam cũng vậy.

Việt Nam được biết đến là nước có nền nông nghiệp phát triển và nông nghiệp là
ngành chủ yếu góp phần phát triển kinh tế ở Việt Nam từ xa xưa đến nay. Tuy
nhiên hiện tại Việt Nam đang trên con đường phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản
trở thành nước công nghiệp nhưng về cơ bản thì Việt Nam không thể tách rời
khỏi nền nông nghiệp mà cốt lõi chính là “công nghiệp hóa nông nghiệp”. từ
những thập niên 90 của thế kỷ XX nhờ tập trung vào sản xuất nông nghiệp mà
Việt Nam đã thoát đói và trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới chỉ sau
Thái Lan. Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa với sự phát triển mạnh
của công nghệ ngành nông nghiệp đang chịu những tác động không nhỏ.
Phú Sơn là xã vùng bán sơn địa của huyện Tĩnh Gia, có vị trí cách trung
tâm huyện lỵ cách thị trấn Tĩnh Gia gần 20 km về phía Tây Bắc, cách thành phố
Thanh Hóa 40 km về phía Nam. Có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi
núi,sông suối chia cắt thành nhiều dạng, giao thông đi lại khó khăn. Xã có 6
thôn, dân cư phân bố không đồng đều, có thôn nằm cách xa trung tâm hành
chính xã. Do vị trí địa lý không thuận lợi nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát
triển của dân sinh, sinh hoạt đời sống và sản xuất, nhất là việc kiến thiết đồng


ruộng, thâm canh cây trồng và quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước
về an ninh trật tự, an toàn xã hội của địa phương. Vì vậy mà hiện nay tình hình
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã vẫn chưa thực sự có hiệu quả va khai thác
hết tiềm năng của đất đai mang lại cuộc sống ổn định cho người dân. Tìm kiếm
các loại mô hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp, mang
lại lợi nhuận cao cho người dân, cải thiện đời sống an sinh xã hội đang là vẫn đề
cấp thiết đặt ra cho xã Phú Sơn. Xuất phát từ những lý do trên và là một công
dân của địa phương tôi quyết định nghiên cứu về đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa” thông qua sự cho phép của Viện Quản lý đất đai và Phát triển
nông thôn – Trường Đại học Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của TS.
Nguyễn Thị Hải Ninh.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng
đất nông nghiệp chủ yếu tại xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, từ đó
đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chủ yếu tại xã Phú Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Phạm vi về nội dung: Đề tài điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại
hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã Phú Sơn, trong đó tập
trung chủ yếu vào các mô hình sản xuất cây trồng hàng năm, không nghiên cứu
loại hình cây lâu năm, loại hình chăn nuôi, loại hình trồng trọt kết hợp chăn
nuôi.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Phú Sơn, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu, khảo sát số liệu chủ yếu tập
trung vào các năm từ 2013 đến 2016, số liệu điều tra, thu thập đánh giá hiệu quả
kinh tế một số loại hình sử dụng đất tại xã Phú Sơn trong năm 2017.

PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm

Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2013: “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc


dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy
định của Chính phủ”.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp. Đặc điểm của đất sản xuất nông nghiệp là được tiến hành trên
phạm vi không gian rộng lớn, mang tính chất khu vực rõ rệt và có tính thời vụ.
Khái niệm sử dụng đất:
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
giữa con người với đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về
mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục
tiêu sử dụng hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm mục đích đạt tới lợi
ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt
động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định việc sử
dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào tính tự nhiên của đất đai.
Loại hình sử dụng đất
Là sự phân nhỏ của sử dung đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp,
chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ,
rừng, khu giải trí, động vật…
Tuy nhiên nếu chỉ xem việc sử dụng đất qua các loại hình sử dụng đất
chính thì chưa đủ, sẽ có những câu hỏi như sau được đặt ra cho quá trình đánh
giá đất.
Những loại cây trồng hoặc giống những giống cây gì sẽ được trồng? Điều
này rất quan trọng vì mỗi loài, giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện đất đai

khác nhau.


Các loại phân bón được dùng đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại
cây trồng chưa? Đôi khi việc sử dung phân bón không hợp lý còn làm giảm
dưỡng chất của đất hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó.
Để trả lời được những vấn đề trên cần phải có những mô tả chi tiết hơn
trong việc sử dụng đất và ta có thể nói như sau: loại hình đặc biệt của sử dụng
đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm quy
trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư
vật tư kỹ thuật và các đặc thù về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn
thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Không phải tất cả các thuộc tính trên
đều được đề cập đến như nhau trong các dự án đánh giá đất mà lựa chọn các
thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của địa
phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu của mỗi dự án đánh giá
đất khác.
Kiểu sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất là một dạng sử dụng đất được mô tả chi tiết hơn so với
loại hinh sử dụng đất. Kiểu sử dụng đất thưc ra không phải đơn vị phân loại rõ
ràng trong sử dụng đất. Nhưng nó chỉ ra một sự sử dụng đất xác định thấp hơn
loại hình sử dụng đất và được xem như một đơn vị đất đai có khả năng đo vẽ
bản đồ, trong đó hệ thống biện pháp kỹ thuật được áp dụng , nó có thể tính toán
được đầu vào và đầu ra. Do đó, kiểu sử dụng đất được xem là một trong những
đối tượng hay đơn vị nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
Mô hình sử dụng đất
Mô hình kinh tế sử dụng đất chính là hệ thống sản xuất trên đất nông
nghiệp gồm các yếu tố như loai đất, cây trồng, vât nuôi được bố trí sản xuất một
cách hợp lý.
Mô hình sản xuất cho thu nhập cao tức là những mô hình đã bố trí được sản
xuất hợp lý để có được hiệu quả kinh tế cao nhất, đây là mô hình trên cơ sở thực



trạng đất đai và dưới tác động của các điều kiện tự nhiên kinh tế, sản xuất, về
các loại mô hình sản xuất cũng như việc đầu tư các yếu tố sản xuất hợp lý do
được thu nhập cao nhất.
Hệ thống sử dụng đất
Là sư kết hợp giữa đơn vị đất đai và loai hình sử dụng đất. Như vậy mỗi
một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất
đai. Hợp phần đất đai của loại hình sử dụng đất là các đặc tính của các đơn vị
đất đai ( ví dụ như thời vụ cây trồng, độ dốc, thành phần cơ giới đất). Hợp phần
sử dụng đất của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất bởi các
thuộc tính. Các đặc tính của các đơn vị đất đai và của các loại hình sử dụng đất
đai đều ảnh hưởng đến tính thích hợp của đất đai.
Trong đánh giá đất, hệ thống sử dụng đất là một phần của hệ thống canh
tác, còn hệ thống canh tác lại là một phần của hệ thống khu vực. Môt hệ thống
canh tác của từ hai đơn vị đất đai và hai loại hình sử dụng đất có thể cho tới ba
hệ thống sử dụng đất khác nhau. Thực tế cho thấy, hệ thống canh tác của mỗi
vùng ảnh hưởng đáng kể đến các hệ thống sử dụng đất như nguồn lao động, hoạt
động khuyến nông, phương thúc canh tác, vốn đầu tư sản xuất.
2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
- Đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp
- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng có quy luật
phát sinh, phát triển độc lập với ý muốn của con người có sự kết hợp với kinh tế
và kỹ thuật.
- Trong sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ: thời gian sản xuất không
ăn khớp với thời gian lao động.
- Tiến hành trên không gian rộng và chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.



2.1.3. Nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Trên thực tế, đất đai ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của con người và sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện
rủi ro bất thường làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất thường không ổn định. Vì
vậy, muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về đất đai, đảm bảo một nền sản xuất
ổn định chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Khi đề cập đến hiệu quả của đất đai, lao động, vốn, phân bón… thông
thường chúng ta hay nói đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực
đó. Vậy hiệu quả kinh tế là gì?
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu
quả về mặ kỹ thuật và hiệu quả về mặt phân bổ.
Cả hai yếu tố về mặt hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử
dụng các nguồn lực trong sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa các giá trị
sản xuất thu được cao hơn với chi phí đầu vào ít hơn. Nếu đạt được một trong
các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều cần chứ chưa phải
là điều kiện đủ chỉ khi nào đạt được cả hai chiều tiêu về mặt kỹ thuật và phân bổ
thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. Hiêu quả kinh tế thể hiện mục
đích của người sản xuất làm cho lợi nhuận tối đa.
Theo C.Mác thì quy luật đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật
tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành
sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí
trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích cả hoạt động sản
xuất vật chất trong thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan có cần xem xét cả về phần



so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai
đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là “với một diên tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng
của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về mặt vật chất và lao động
thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội”.
2.1.3.2. Ý nghĩ của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng được lợi nhuận từ đó làm cơ sở
để nhà sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm thu nhập của người lao động ngày càng
tăng, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Đây
chính là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề của xã hội.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp
có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp thì
một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực, cụ thể là đối với
nguồn đất đai có hạn thì yêu cầu đặt ra cho người sử dụng đất, người sản xuất là
làm sao tạo ra cho được số lượng nông sản có chất lượng cao nhất, người sản
xuất có cơ hội tích lũy được nguồn vốn tập trung vào tái sản xuất mở rộng. Nâng
cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy nhiên ở các địa vị
khác nhau thì có những quan điểm khác nhau. Đối với người sản xuất thì tăng
hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dùng thì tăng hiệu quả chính
là viêc họ được sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành ngày càng
thấp. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cả xã hội có điều kiên thuận lợi hơn, lợi ích của
người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được tăng lên.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Đất là vấn đề trọng tâm của
xã hội, nâng cao hiệu quả giúp cho xã hội có lợi hơn, người sản xuất và người
tiêu dùng để có lợi nên họ đều quan tâm chú ý.
2.1.3.3. Công thức tổng quát về hiệu quả kinh tế



Tất cả các hệ thống chỉ tiêu đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa đầu vào và
đầu ra của quá trình sản xuất, vì vậy công thức tổng quát của hiệu quả sẽ là:
Công thức 1: Hiệu quả = kết quả thu được – chi phí bỏ ra
Hay
H=Q–C
Trong đó: H: hiệu quả, Q: kết quả thu được, C: chi phí
Khi so sánh dùng số tuyệt đối để so sánh là cần thiết, tuy nhiên để xác định
được điểm hiệu quả cao nhất là bao nhiêu hay ở điểm nào là rất khó khăn. Ưu
điểm của chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta biết được hiệu quả của các mức đầu tư,
hay không phản ánh được hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Chỉ tiêu này tính cho toàn bộ quá trình sản xuất thì được tổng hiệu quả kinh
tế, chẳng hạn tổng giá trị tăng, tổng thu nhâp hỗn hợp hay tổng lãi ròng thu
được. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra như
tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động hoặc chi phí một yếu tố đầu vào
cụ thể nào đó.
Tóm lại, đối với chỉ tiêu tuyệt đối không biết được mức độ của hiệu quả khi
so sánh, muốn đầy đủ thường kết hợp với chỉ tiêu tương đối.
Công thức 2: Hiệu quả = kết quả thu được/ chi phí bỏ ra
Hay
H = Q/C
Chỉ tiêu này áp dụng khá phổ biến, giúp chúng ta biết được mức độ của
hiệu quả. Khi hiệu quả đạt giá trị lớn nhất nghĩa là khi đó chi phí là nhỏ nhất với
kết quả thu được cố định, hoặc chi phí ở mức cố định còn kết quả thu được ở
mức lớn nhất.
Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Từ
công thức chung này, ta có thể tính được các chỉ tiêu tỷ suất như: Tỷ suất giá trị
sản xuất tính theo tổng chi phí trung gian hay chi phí một yếu tố đầu vào cụ thể
nào đó. Ngoài ra khi so sánh hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thâm canh người ta

thường tính hiệu quả chênh lệch kết quả thu được và chênh lệch chi phí bỏ ra khi
đó người ta dùng công thức thứ ba.
Công thức 3:
Hiệu quả = chênh lệch kết quả thu được/chênh lệch chi phí bỏ ra.
Hay
H = ΔQ/ΔC
Trong đó: ΔQ là chênh lệch kết quả thu được, ΔC là chênh lệch chi phí bỏ ra.


Chỉ tiêu này cho biết mức độ hiệu quả của việc đầu tư thêm hay tăng thêm
chi phí. Nó thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư theo
chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Công thức 4:
Hiệu quả = chênh lêch kết quả thu được – chênh lệch chi phí bỏ ra
Hay
H = ΔQ – ΔC
Cần xác định chênh lệch kết quả sản xuất thu được và chênh lệch chỉ phí
bỏ ra tương tự như công thức 3, công thức 4 xác định ΔQ, ΔC theo thời gian
hay theo đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó, ở đây cũng có nhiều chỉ
tiêu xác định cụ thể, tùy từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ
tiêu cho phù hợp.
Công thức 3 phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm 1 đơn vị yếu
tố đầu vào nào đó cho sản xuất.
Công thức 4 phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một lượng
yếu tố đầu vào nào đó. Nhóm chỉ tiêu này thường được dùng để xác định hiệu
quả kinh tế của sự đầu tư thêm hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nguyên tắc chung là kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh mức
tuyệt đối và mức tương đối để đảm bảo tính chặt chẽ đúng, đủ trong đánh giá
hiệu quả kinh tế.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Nhân tố tự nhiên trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa
hình, thổ nhưỡng, thủy văn… Là những yếu tố quyết định lựa chọn cây trồng,
thiết kế đồng ruộng, định hướng đầu tư thâm canh, đặc điểm tự nhiên đó của đất
nông nghiệp cũng chi phối tình hình kinh tế của quá trình sử dụng khi cùng trình
độ khai thác đầu tư nhưng kết quả và hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Rõ ràng,
các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức các phương thức sử
dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế trong thực


tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế của vùng
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Nhóm nhân tố về kỹ thuật canh tác
Các biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người và đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình xuất
để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên
của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử
dụng đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra.
Tuy nhiên việc ứng dụng trong canh tác còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ
đầu tư các cơ sở kinh tế, hạ tầng trong nông nghiệp. Đây là những tác động thể
hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi
trường. Theo “Frank allis và Douglass C.nanh”, ở các nước phát triển khi có tác
động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thủy lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng
đặt ra yêu cầu mới đối với việc tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công
nghệ sản xuất tiến bộ là một bảo đảm vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng
trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ XXI, trong nông nghiệp nước ta quy trình kỹ
thuật có thể đóng góp 30% vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩ quan trọng trong

quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Nhóm nhân tố kinh tế tổ chức
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp bao gồm các mặt sau:
• Công tác phân vùng, quy hoạch đến bố trí sản xuất:
Xu hướng hiện nay là thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào
điều kiện tự nhiên như khí hậu, độ cao tuyệt đối, độ dốc địa hình, tính chất thổ
nhưỡng và khả năng thích hợp của đất, nguồn nước và thực vật, dựa trên cơ sở
phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển
công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế pháp
luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đó là cơ sở phát triển hệ thống cây trồng,
vật nuôi và khai thác đất một cách hợp lý đầy đủ. Đồng thời tạo điều kiện thuận


lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiện đại hóa
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
• Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức
khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, hộ
gia đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ được phát triển trong môi trường kinh
tế - xã hội thuận lợi, do đó có nhiều lợi thế trong sản xuất kinh doanh. Vì thế,
phát huy thế mạnh của loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất là
cần thiết. Điều đó đặt ra yêu cầu thực hiện đa dạng hóa các hình thức hợp tác
trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức phù hợp và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa các hình thức đó.
• Trình độ năng lực của các chủ thể.
Năng lực của các chủ thể kinh doanh thể hiện ở bốn vấn đề sau:
Trình độ khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh.
Khả năng về vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các chủ
thể, đây là điều kiện đầu tiên để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông

nghiệp.
Khả năng đối phó với điều kiện thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh
và quan hệ đối ngoại, xã giao.
Ở nước ta hiện nay, ruộng đất giao cho các hộ gia đình và hộ gia đình trở
thành chủ thể trực tiếp sử dụng ruộng đất. Do vậy, việc nâng cao năng lực kinh
doanh cho các hộ đóng vai trò quyết định đến việc tổ chức sử dụng đất canh tác
theo hướng sản xuất hàng hóa và hiệu quả kinh tế của nó.
- Nhóm nhân tố điều kiện xã hội

Hệ thống thị trường và sự hình thành thì trường quyền sử dụng đất
nông nghiệp với việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
Thị trường có thể coi là một công cụ xã hội có khả năng và được sử dụng
vào việc hoàn tất nhiều mục đích mang tính xã hội nhưng cũng từ thị trường cần
đặt ra vai trò của các Chính phủ trong việc xem xét, phân phối lợi ích, kết hợp
giữa các mục tiêu hiệu quả sản xuất với mục tiêu xã hội.
Đặc biệt, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp
đến việc quy hoạch, phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp trong cơ chế quản lý


kinh tế hiện nay, hơn nữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa cao dẫn tới
sức ép xã hội về đất đai.

Quan hệ xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp:
Với luật đất đai năm 2013, đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho các chủ thể
có quyền tự chủ trong sử dụng đất nông nghiệp, tuy nhiên để tạo điều kiện sử
dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao nhà nước cần tạo ra môi trường và
cơ chế quản lý nhằm thực hiện tập trung hóa đất đai thuận lợi và từ đó thúc đẩy
xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nước ta.

Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư

phát triển sản xuất nông nghiệp của nhà nước và tác động đến hiệu quả kinh tế
sử dụng đất nông nghiệp như:
Chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; Chính
sách đầu tư xây dựng hệ thống dịch vụ sản xuất và kết cấu hạ tầng; Chính sách
bảo hộ của nhà nước đối với nông nghiệp; Chính sách tạo việc làm, phân công
lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn và chính sách dân số; Chính sách
khuyến khích và đầu tư.

Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp và trình độ dân trí
của nhân dân cũng có tác động đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
Do đó, trong quá trình sản xuất phải biết lựa chọn những yếu tố tích cực và hạn
chế những yếu tố tiêu cực để đẩy mạnh quá trình sử dụng đất canh tác có hiệu
quả cao.

Các nhóm nhân tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội trên có tác động
qua lại, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh hưởng tới việc tổ chức sử dụng và
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, người ta phải nghiên cứu tổng hợp
các nhân tố từ đó có những đánh giá đúng sự tác động của nó và đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Thế Giới
Trên thế giới hiện nay có khoảng 1,48 triệu ha đất trong đó đất tốt thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen) chiếm 12,6%, còn


lại là đất xấu ( như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất đại nguyên) chiếm
đến 40,5%. Đất canh tác nông nghiệp chiếm 11%. Đất đồng cỏ, chăn thả chiếm
24%. Đất rừng và núi chiếm 31%. Đất khác chiếm 34%. Trong đó 34%. Đất
khác bao gồm đất có khả năng nông nghiệp, đất xây dựng, đất chưa sử dụng. Đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp là 3.200 triệu ha gấp đôi mức đã sử dụng

(1.475 triệu ha), trong đó tỷ lệ đưa vào sử dụng ở các nước phát triển là 70%,
các nước đang phát triển là 30%. Đất đai cho nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và
ngày càng bị thu hẹp. Hiện tượng hoang hóa đe dọa tới 1/3 diện tích trái đất, ảnh
hưởng ít nhất đến 850 triệu người. Bên cạnh hiện tượng hoang hóa thì trái đất
nóng lên băng tan ở hai cực làm cho mực nước biển tăng, nhiễm mặn gây ảnh
hưởng không nhỏ đến cuộc sống và quá trình canh tác của con người.
Ngoài những hiện tượng tự nhiên gây ra thì trên thế giới tình trạng mất đất
nông nghiệp do các siêu đô thị, các khu công nghiệp mọc lên, thế giới có 20 đô
thị lớn, ở Châu Á tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh.
Hiện tượng mất rừng, hiện tượng đất bị nhiễm độc, thoái hóa đang là
nguyên nhân thu hẹp diện tích đất canh tác của con người.
Trước sức ép của các tác động tiêu cực con người cần có những biện pháp
làm hạn chế và ngăn chặn, cải thiện tình trạng của đất. Đẩy mạnh các nghiên
cứu về nông nghiệp, về hiệu quả kinh tế nông nghiệp để vạch ra các hướng đi
cho nông nghiệp ở tương lai. Hiện tại trên thế giới đã đẩy mạnh nghiên cứu và
đạt được không ít các thành tựu về giống cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu
quả kinh tế cao như nghiên cứu của của viện nghiên cứu quốc tế IRRI về giống
và canh tác trên đất lúa.
Trên thế giới hiện nay đang tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống giống
cây trồng vật nuôi có năng suất cao vào sản suất tăng giá trị trên một đơn vị diện
tích trong một năm. Những năm gần đây Hà Lan, Đài Loan đang tập trung áp
dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như người Israel tìm
ra 12 cách để thay đổi nền nông nghiệp như công nghệ tưới nhỏ giọt, kén tồn trữ
lương thực, kiểm soát công trùng theo phương pháp sinh học, chăn nuôi bò sữa


công nghiệp, nông nghiệp trực tuyến, nghiên cứu thành công giống khoai tây
trồng ở những vùng khắc nhiệt…vv
Cụ thể như ở Israel không ngẫu nhiên mà người dân Israel tự hào là một
trong những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Khả năng

nghiên cứu, sáng tạo và đặc biệt là tính hiệu quả trong việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật là lời giải đáp dễ hiểu. Tuy là nước có diện tích hoang mạc lớn
nhưng nhờ những thành tựu khoa học Isreal đã tiến hành phủ xanh thành công
hoang mạc với nghiên cứu tưới nước bảng hệ thống nhỏ giọt.
Không những ở Israel, Hà Lan có nguồn tài nguyên thiên nhiên về nông
nghiệp thiếu hụt. Với những khó khăn về đất đai như đất ít, trũng, thường xuyên
xảy ra lũ lụt, ngập úng nhưng Hà Lan đã tìm tòi và khẳng định được những lợi
thế của chính mình để phát triển nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Hà Lan
đã dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi,
sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm tiết kiệm đất, nâng cao
hiệu quả trong sản xuất.
Nói chung, trước sự biến đổi thất thường của khí hậu, các vấn đề bất cập về
đất đai, giống loài, ô nhiễm đang đặt ra nhiều thách thức cho mỗi quốc gia, mỗi
tổ chức cá nhân và trên khắp thế giới. Vì vậy cần có những nghiên cứu và ứng
dụng tích cực để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
2.2.2 Việt Nam
Việt Nam được biết đến là nước đi lên từ nông nghiệp và gắn bó sâu sắc
với nên nông nghiệp, theo Tổng Cục thống kê năm 2013 Việt Nam có tổng diện
tích đất nông nghiệp là 262.805 km 2 ( chiếm 79,4%) bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp là 101.511 km2, đất lâm nghiệp là 153,731 km 2, đất nuôi trồng thủy sản
là 7.120 km2.
Việt Nam có 8 vùng kinh tế nông nghiệp gồm: Đồng bằng Sông Hồng,
Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Mỗi vùng đều có những


đặc điểm về địa hình và điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy các loại cây trồng,
vật nuôi cũng rất đa dạng và phong phú.
Những năm gần đây Việt Nam đang phát triển ngành nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, khi trình độ nông nghiệp còn thấp thì chủ yếu tập

trung vào sản xuất lương thực. Ngành nông nghiệp nước ta đang có những
chuyển biến về cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó các sản phẩm mang tính
hàng hóa cao, chất lượng cao đang được đẩy mạnh. Để mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong nông nghiệp Việt Nam đã và đang ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ của thế giới và đẩy mạnh nghiên cứu đưa ra các trang thiết bị, giống
có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của nước ta nhằm nâng cao thu nhập cho
người dân, giải phóng sức lao động và tận dụng tốt nhất nguồn tài nguyên đất.
Hiện nay ở một số địa phương đã tiến hành áp dụng khoa học công nghê và
chuyển đổi thành công cây giống trong sản xuất như ở Hà Tĩnh phong trào
chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, thành lập các mô hình mẫu, bước đầu cho
các hình thức phát triển lâu dài.
Nói chung Việt Nam hiện nay đang từng bước đẩy mạnh các nghiên cứu
cho nông nghiệp và áp dụng các thành tựu tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
- Thực trạng hiệu quả kinh tế một số mô hình sử dụng đất chủ yếu tại xã
Phú Sơn.
- Những thuận lợi khó khăn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế sản xuất nông nghiệp của xã.


- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Phú Sơn.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành chọn 2 thôn: thôn Nam Sơn và thôn Bắc Sơn, đây là hai

thôn có địa hình đặc trưng của xã: thôn Bắc Sơn sản xuất chủ yếu trên đất dốc và
thôn Nam Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra điều kiện tự nhiên dân sinh, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu
qua các Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quốc phòng – An
ninh của xã Phú Sơn; Báo cáo Kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2016 của xã
Phú Sơn; Báo cáo kiểm kê đất đai năm 2014 của xã; Báo cáo thuyết minh tình
hình hình thực hiện nông thôn mới xã Phú Sơn năm 2016.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài điều tra hộ nông dân, mỗi thôn ta tiến hành điều tra 20 hộ gia đình
thông qua phiếu phỏng vấn trực tiếp chủ hộ theo mẫu chuẩn bị sẵn.
Nội dung phỏng vấn về đặc điểm cơ bản của từng hộ, tình hình sử dụng
nguồn lao động của hộ, tình hình đầu tư, giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc,
năng suất, giá cả thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, mức độ thích hợp của
từng loại cây trồng đối với đất, việc áp dụng hay sử dụng các biện pháp khoa
học kỹ thuật tiến bộ của từng hộ nông dân trong xã...
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được tại địa phương nghiên cứu được tổng hợp và xử
lý, tính toán trên phần mềm MS EXCEL.


3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được dùng để thống kê số
tuyệt đối, số tương đối. Các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực
trạng, đặc điểm của từng loại hình sử dụng đất.
Phương pháp thống kê so sánh: phương pháp này được sử dụng sau khi số
liệu đã được tổng hợp, phân tích để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại hình
sử dụng đất, từ đó lựa chọn loại hình sử dụng đất hiệu quả cao nhất, phù hợp với

điều kiện tự nhiên của địa phương.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá đề tài
Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất
- Giá trị sản xuất: (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong 1 kỳ nhất định và thường là 1 năm.
GO = ∑Qi×Pi (1)
Trong đó: GO: Là giá trị sản xuất, Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá
bán sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí về vật chất thường xuyên dùng
trong quá trình sản xuất, các khoản chi phí về nguyên liệu, giống, phân bón, chi
phí dịch vụ cho sản xuất dùng cho quá trình sản xuất để tạo sản phẩm thường
được tính theo năm hoặc quý.
IC = ∑Cj×Pj (2)
Trong đó: Cj là chi phí đầu tư vào thứ j, Pj là đơn giá đầu vào thứ j
- Giá trị gia tăng (VA) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra
trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích đất.
VA = GO – IC (3)


- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả
công lao động của họ và lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ nhất định.
MI = VA – (A + Th + Lt) (4)
Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định, Th là các loại thuế phải nộp, Lt là
chi phí thuê lao động.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
- Hiệu quả sử dụng vốn
+ Giá tri sản xuất trên một đơn vị tiền tệ (GO/IC) phản ánh một đồng chi
phí trung gian bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị tiền tệ (VA/IC): chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

+ Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị tiền tệ (MI/IC): chỉ tiêu này phản ánh
một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
+ GO/L: chỉ tiêu này phản ánh giá trị sản xuất thu được đối với 1 công lao
động cho một loại hình sử dụng đất nào đó.
+ VA/L: một ngày công lao động tạo ra được bao nhiêu giá trị gia tăng.
+ MI/L: một ngày công lao động tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn.
Hệ thống chỉ tiêu này thường được áp dụng khi tính toán trong các loại
hình sử dụng đất quy mô nhỏ hay các trang trại nhỏ mà không tính được chi phí
lao động mà hộ tự làm cũng như chi phí lao động quản lý của chủ hộ, không
tính được thu nhập thuần túy mà tính được thu hập hỗn hợp.
Đối với người sản xuất kinh doanh có tiềm lực, tiềm năng kinh tế lớn, có
đủ trình độ sản xuất, có trình độ cao trong kinh doanh, người ta sẽ quan tâm tới
3 chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC, MI/IC. Còn đối với những nơi trong điều kiện thiếu


việc làm, thừa lao động thì người ta lại quan tâm đến khả năng sử dụng lao động
nhiều hơn, nó thể hiện qua 3 tiêu chí: GO/L, VA/L, MI/L.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ PHÚ SƠN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Phú Sơn là xã vùng bán sơn địa của huyện Tĩnh Gia, có vị trí cách trung
tâm huyện lỵ cách thị trấn Tĩnh Gia gần 20 km về phía Tây Bắc, cách thành phố
Thanh Hóa 40 km về phía Nam.
- Phía Bắc giáp xã Các Sơn.
- Phía Nam giáp xã Phú Lâm.
- Phía Đông giáp xã Nguyên Bình.

- Phía Tây giáp Huyện Như Thanh.
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Phú Sơn là một xã có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi,sông suối
chia cắt thành nhiều dạng, giao thông đi lại khó khăn. Xã có 6 thôn, dân cư phân
bố không đồng đều, có thôn nằm cách xa trung tâm hành chính xã. Do vị trí địa
lý không thuận lợi nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của dân sinh, sinh
hoạt đời sống và sản xuất, nhất là việc kiến thiết đồng ruộng, thâm canh cây
trồng và quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước về an ninh trật tự, an
toàn xã hội củ địa phương.
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Theo tài liệu của Trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, xã Phú Sơn
nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển tỉnh Thanh Hoá (tiểu vùng Ib) có các đặc
trưng về khí hậu như sau:
- Tổng nhiệt độ năm 8.500 - 8.6000C.


×