Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 104 trang )

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH






DƢƠNG TIẾN VỮNG




ẢNH HƢỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
M
M
ã
ã


s
s



:
:


6
6
0
0


-
-


3
3
1
1


-
-
1
1
0
0









L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C



S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
I
I
N
N
H
H


T
T











Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS-TS. Đỗ Quang Quý






Thái Nguyên, năm 2011

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực.

Ngƣời thực hiện


Dương Tiến Vững

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp với đề tài “Ảnh hƣởng của đô thị hoá đến
hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ,

tỉnh Thái Nguyên”. Tôi xin trân trọng bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy
cô giáo và đặc biệt là thầy cô giáo trong khoa, những ngƣời đã tận tình dạy
bảo giúp đỡ và định hƣớng cho tôi trong qúa trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo huyện, các phòng, ban ngành UBND
huyện Đồng Hỷ, lãnh đạo các xã cùng với nhân dân huyện Đồng Hỷ đã cung cấp
những số liệu cần thiết giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đến thầy giáo PGS.TS Đỗ Quang
Quý, ngƣời đã định hƣớng chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các tập thể, cá nhân, bạn bè và ngƣời
thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình
học tập và nghiên cứu.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn


Dương Tiến Vững



Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Bảng danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng biểu vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Bố cục của Luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 30
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 30
1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 30
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32
Chƣơng 2: THƢ̣ C TRẠ NG ĐÔ THỊ HÓ A ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠ I HUYỆN ĐỒNG HỶ 36
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ: 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 39
2.1.3. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hiệu quả kinh tế
sử dụng đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 53

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2. Thực trạng quá trình ĐTH và ảnh hƣởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử
dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ 56
2.2.1. Thực trạng quá trình ĐTH tại huyện Đồng Hỷ 56
2.2.2. Thực trạng ảnh hƣởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Đồng Hỷ 69

2.2.3. Đánh giá chung ảnh hƣởng của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp nói chung
và tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 76
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ 80
3.1. Định hƣớng phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 80
3.1.1. Cơ sở của định hƣớng 80
3.1.2. Định hƣớng phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 84
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trong
quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 85
3.2.1. Giải pháp chung 85
3.2.2. Giải pháp cụ thể 86
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 92
Phiếu phỏng vấn hộ nông dân 94

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

v
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTH
Đô thị hóa
CNH
Công nghiệp hóa
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thông
QH&TKNN

Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
KCN
Khu công nghiệp
GTSX
Giá trị sản xuất
VLXD
Vật liệu xây dựng
CN
Công nghiệp
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
DL, TM, KS
Du lịch, thƣơng mại, khách sạn
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
GDTX
Giáo dục thƣờng xuyên
TDTT
Thể dục thể thao
VHTT
Văn hóa thể thao
CN-XD
Công nghiệp – Xây dựng
TBKHKT

Tiến bộ khoa học kỹ thuật
KH & ĐT
Kế hoạch và đầu tƣ


Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số tiêu chí phân loại đô thị 5
Bảng 2.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp cá thể trên địa bàn 40
Bảng 2.2. Thực trạng phát triển ngành nông, lâm thủy sản 44
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm thủy sản 47
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 48
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu nông nghiệp huyện Đồng Hỷ 49
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản 50
Bảng 2.7. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu lao động 57
Bảng 2.8. Thực trạng lao động huyện Đồng Hỷ 58
Bảng 2.9. Biến động quy mô dân số, lao động của huyện 59
Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Hỷ 61
Bảng 2.11. Diễn biến diện tích năng suất sản lƣợng một số cây trồng, vật nuôi 63
Bảng 2.12. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 68
Bảng 2.13. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 69
Bảng 2.14. Nguồn lực của hộ điều tra 70
Bảng 2.15. Diện tích một số cây trồng chính của các hộ điều tra 72
Bảng 2.16. Mức đầu tƣ và hiệu quả kinh tế tính trên 1 sào của một số cây trồng chính 72
Bảng 2.17. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm 73
Bảng 2.18. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp đối với thu nhập của hộ 75

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 81
Bảng 3.2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Đồng Hỷ
đến năm 2015 82



Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang tiến hành đô thị hóa (ĐTH) trên một quy mô rất rộng lớn,
và với một tốc độ khá nhanh, đến 2010 đã có 755 đô thị. Năm 2000, tỷ lệ dân
cƣ đô thị toàn quốc là 22,3% thì năm 2010 là 34%. Tính đến cuối tháng
9/2010, Việt Nam đã có 254 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó 171
khu đã đi vào hoạt động và có mặt tại 57 tỉnh, thành trong cả nƣớc với trên
6.000 dự án đầu tƣ trong, ngoài nƣớc, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần
lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực
lƣợng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân.
ĐTH là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đƣờng phát triển. Đây là
trung tâm công nghiệp, xây dựng; dịch vụ; văn hoá; y tế; giáo dục; thể dục,
thể thao Từ ngày 2/7/2009, phân loại đô thị tiến hành theo Nghị định số
42/2009/NĐ-CP ban hành ngày 7/5/2009.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công
nghiệp hóa (CNH), ĐTH phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này hầu hết tập trung vào vấn đề về bảo vệ môi trƣờng
nói chung cho các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hƣởng đến số
lƣợng đất chỉ mang tính thống kê, ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất hầu nhƣ
chƣa có, ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất mới chỉ mang tính điểm ở xung quanh

một số khu công nghiệp cũ, làng nghề và một số vùng nông nghiệp thâm canh
cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã đƣợc xây dựng đem lại
hiệu quả kinh tế cao, nhƣng vốn đầu tƣ lớn, khó áp dụng trên diện rộng, đặc
biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi. Những
nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích
hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình CNH-ĐTH nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích, tăng
năng suất và chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cho tiêu
dùng trong nƣớc và xuất khẩu vẫn còn khá ít và thiếu tính liên ngành.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Việt Nam có qui mô đất canh tác/ngƣời vào loại thấp nhất thế giới. Nƣớc
ta có 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,4 triệu ha đƣợc đầu tƣ thủy lợi
hoàn chỉnh. Từ 1/7/2004 đến năm 2009 (số liệu thống kê của Tổng cục Quản
lý đất đai) đã thu hồi gần 750.000 ha đất (hơn 80% là đất nông nghiệp), để
thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tƣ. Bình quân hàng năm hơn 10.000 ha đất
nông nghiệp bị thu hồi, trên 50% là diện tích đất canh tác trồng lúa, sản lƣợng
lƣơng thực giảm dần. Chính phủ đã có Nghị quyết 63/NQ-CP về đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia với mục tiêu đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8
triệu ha để có sản lƣợng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng
trong nƣớc và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm.
Kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình CNH-
ĐTH, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng, đặc
biệt là vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất
nông nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà
còn tạo ra sự phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần
xây dựng vùng kinh tế phát triển bền vững.
Năm 2010, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc công

nhận là đô thị loại I. Các huyện, thị xã thuộc tỉnh quá trình ĐTH cũng diễn ra
nhanh chóng, thể hiện sự phát triển ngày càng cao về kinh tế - xã hội của địa
phƣơng. Quá trình đó đã tạo điều kiện thay đổi cơ cấu ngành kinh tế và hỗ trợ
thúc đẩy các ngành hoạt động có hiệu quả hơn, trong đó có ngành nông
nghiệp. Đặc biệt là khu vực vùng ven đô thị, khu giáp ranh với trung tâm
huyện. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, các mô hình, với
công nghệ khoa học tiên tiến đƣợc áp dụng vào sản xuất ngày một mở rộng đáp
ứng nhu cầu thị trƣờng. Tuy nhiên, ĐTH cùng với CNH đã làm cho diện tích đất
nông nghiệp ngày càng giảm, có những tác động tới phƣơng thức sản xuất mà
ngƣời nông dân áp dụng, và nhiều tác động tích cực, tiêu cực khác.
Để bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, tạo sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn nhanh, ổn định và bền vững, đặc biệt là sự phát
triển nông nghiệp, nông thôn huyện Đồng Hỷ, góp phần tích cực cho sự phát
triển toàn diện của tỉnh Thái Nguyên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hƣởng
của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hƣởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình ĐTH; hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp;
- Phân tích, đánh giá thực trạng ĐTH trên địa bàn huyện Đồng Hỷ;
- Nghiên cứu ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu

quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
- Tìm ra một số giải pháp nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả kinh tế sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Thực trạng và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ
- Những ảnh hƣởng tích cực, tiêu cực của quá trình ĐTH đến hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đồng Hỷ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu ảnh hƣởng của quá trình ĐTH đến hiệu quả
kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu năm 2005-2010; số liệu
điều tra thực tế năm 2010.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, Luận văn đƣợc kết cấu thành
ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng ĐTH ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình ĐTH tại huyện Đồng Hỷ.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Lý luận chung về đô thị và ĐTH

a, Đô thị:
- Có nhiều quan điểm khác nhau về đô thị, nhƣng theo phƣơng diện
chung nhất thì đô thị là một không gian cƣ trú của cộng đồng ngƣời sống tập
trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Hà Ngọc
Trạc 1995, từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam, NXB Hà Nội).
- Theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009, của Chính phủ, đô thị
có chức năng: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc
gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng
trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc hoặc
một vùng lãnh thổ nhất định [10].
- Cũng theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP, đô thị phải đảm bảo theo các
tiêu chí sau:
+ Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn ngƣời trở lên.
+ Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng
loại đô thị và đƣợc tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng
tập trung của thị trấn.
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đƣợc tính trong phạm vi ranh giới nội
thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng
số lao động.
+ Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã
hội và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
Đối với khu vực nội thành, nội thị phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và
có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng
bộ mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trƣờng và phát triển đô thị
bền vững.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

5

+ Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị đƣợc duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các
tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống
tinh thần của dân cƣ đô thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu
biểu và phù hợp với môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên.
- Đô thị đƣợc phân ra làm 5 loại theo bảng dƣới đây:
Bảng 1.1. Một số tiêu chí phân loại đô thị
Loại
đô thị
Chức
năng
trung tâm
Dân số (ngƣời)
Lao động phi
nông nghiệp(%)
Hạ tầng cơ sở
Mật độ dân số
(ngƣời/km2)
Đặc
biệt
Quốc gia
Từ 5 triệu trở
lên
Từ 90% trở lên
Cơ bản đồng
bộ, hoàn chỉnh

1
Quốc
gia/liên

tỉnh
Từ 500 nghìn
trở lên; Từ > 1
triệu ngƣời nếu
đô thị trực thuộc
TW)
Từ 85% trở lên
Nhiều mặt đầu
tƣ XD đồng bộ
và cơ bản hoàn
chỉnh
Từ 10.000 trở
lên; Từ > 12.000
nếu đô thị trực
thuộc TW)
2
Liên
tỉnh/Quốc
gia (1 số
lĩnh vực)
Từ 300 nghìn
trở lên; Từ >
800 nghìn ngƣời
nếu đô thị trực
thuộc TW)
Từ 80% trở lên
Nhiều mặt đầu
tƣ XD đồng bộ
và cơ bản hoàn
chỉnh

Từ 8.000 trở lên;
Từ > 10.000 nếu
đô thị trực thuộc
TW)
3
Tỉnh/liên
tỉnh (1 số
lĩnh vực)
Từ 150 nghìn
trở lên
Từ 75% trở lên
Từng mặt đồng
bộ và hoàn
chỉnh
Từ 6.000 trở lên
4
Tỉnh/liên
huyện
Từ 50 nghìn trở
lên
Từ 70% trở lên
Từng mặt đồng
bộ và hoàn
chỉnh
Từ 4.000 trở lên
5
Huyện/liên

Từ 4.000 trở lên
Từ 65% trở lên

Đã hoặc đang
đƣợc xây dựng
chƣa đồng bộ
và hoàn chỉnh
Từ 2.000 trở lên
(Nguồn: Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009-Chính phủ)
+ Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
+ Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ƣơng có các quận
nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I,
loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phƣờng nội thành và các xã ngoại thành.
+ Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội
thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

6
+ Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phƣờng nội thị và các xã ngoại thị.
+ Đô thị thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cƣ nông thôn.
b, Đô thị hóa
ĐTH là hiện tƣợng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về mặt
kinh tế - xã hội, văn hoá, không gian, môi trƣờng sâu sắc gắn liền với những
tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề
nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cƣ vào trung tâm
các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn
hoá, nâng cao mức sống ngƣời dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức
giao tiếp xã hội
ĐTH phát triển trên cơ sở phát triển công nghiệp hoá, của cách mạng khoa
học kỹ thuật, của dịch vụ, của nông nghiệp và của sự tiến bộ xã hội, trong đó công

nghiệp hoá và khoa học - kỹ thuật là những cơ sở tiên quyết. Chính vì thế sự phát
triển của ĐTH diễn ra cũng khác nhau về thời gian, tốc độ và quy mô giữa các
nƣớc trên thế giới, giữa các vùng lãnh thổ trong phạm vi một quốc gia[4].
- Quá trình ĐTH diễn ra theo 2 xu hƣớng:
+ ĐTH tập trung (ĐTH “hƣớng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn
lực tƣ bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập
trung cao độ, những thành phố toàn cầu nhƣ Tokyo, Seoul, Điều này sẽ dẫn
đến xu hƣớng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là
nơi thu hút vốn đầu tƣ, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các khu
vực vẫn chỉ là nông thôn thì sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra
sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái.
+ ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hƣớng dịch chuyển đầu tƣ và hoạt
động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo
nên hiệu ứng lan toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh
công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công
nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hƣớng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các
hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh
doanh, thƣơng mại, dịch vụ. Xu hƣớng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo
điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn[5].

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

7
1.1.1.2. Lý luận Đất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
a, Đất nông nghiệp:
* Theo luật đất đai 2003, đất đai đƣợc phân thành các nhóm đất:
- Đất phi nông nghiệp
- Đất nông nghiệp
- Đất chƣa sử dụng
Trong đó, đất nông nghiệp đƣợc chia thành các phân nhóm sau:

+ Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa; đất đồng cỏ
dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
+ Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất
rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng
trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên
cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở
ƣơm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để
chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất
nông nghiệp.
* Đặc điểm của đất nông nghiệp
- Đất đai đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất quan trọng cơ bản cho sản xuất
nông nghiệp, bởi vì nó vừa là tƣ liệu lao động vừa là đối tƣợng lao động trong
quá trình sản xuất. Đất đai là tƣ liệu lao động bởi vì nếu đƣợc sử dụng hợp lý
thì không những không bị hao mòn nhƣ các tƣ liệu sản xuất khác mà còn
đƣợc tái tạo, độ phì nhiêu của đất đƣợc tăng lên và đất ngày càng màu mỡ.
Đất đai là đối tƣợng lao động vì đất đai là nơi con ngƣời thực hiện các tác
động vào cây trồng để tạo ra sản phẩm. Sự tác động của con ngƣời vào môi

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

8
trƣờng đất đai bằng các biện pháp tiên tiến sẽ làm cho đất đai ngày càng
phong phú, màu mỡ.

- Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn, thuộc nhóm tài nguyên khan
hiếm bởi vì vỏ trái đất có giới hạn, ¾ diện tích vỏ trái đất là nƣớc, còn ¼ diện
tích còn lại là diện tích đất liền và núi đá. Ngoài ra đối với mỗi vùng, mỗi
quốc gia có sự giới hạn về đất sản xuất do trình độ canh tác, thời tiết, khí hậu,
địa hình quy định, nhiều nơi do diện tích bị giới hạn nên việc mở rộng quy mô
là rất khó khăn. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp chúng ta phải sử dụng đất
đai một cách đầy đủ và hợp lý.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lƣợng không đồng đều giữa các vùng,
miền. Điều này gắn liền với điều kiện tự nhiên của từng vùng: Điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, quá trình hình thành đất khác nhau, do đó bố
trí sản xuất nông nghiệp hợp lý sẽ đem lại thu nhập cao cho các vùng.
- Đất nông nghiệp nếu đƣợc sử dụng hợp lý thì độ phì nhiêu không
ngừng tăng lên, các loại tƣ liệu khác trong quá trình sản xuất thƣờng bị hao
mòn và giảm dần giá trị theo thời gian, còn đất đai không những không bị hao
mòn mà còn tăng dần giá trị của sản phẩm nếu chúng ta biết sử dụng và khai
thác hợp lý. Đặc điểm này của đất đai xuất phát từ đất đai có độ phì nhiêu tự
nhiên cao.
b, Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp:
- Hiệu quả là kết quả đƣợc so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu vào.
Kết quả thu đƣợc sau khi trừ đi các khoản chi phí càng cao, thể hiện hiệu quả
càng lớn và ngƣợc lại.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là năng suất đất đai, năng
suất cây trồng trên một đơn vị diện tích. Giá trị kinh tế - xã hội mang lại trên
một đơn vị diện tích; hệ số sử dụng đất đai, đó là các chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả,
và đạt hiệu quả cao là năng suất cây trồng, giá trị sản xuất trên một đơn vị
diện tích; hệ số sử dụng đất phải ngày càng nâng cao.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


9
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, tức là phải nâng
cao độ phì nhiêu của đất, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, con
ngƣời có trình độ và rất nhiều yếu tố khác để nâng cao năng suất cây trồng,
vật nuôi, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích.
- Sử dụng đất nông nghiệp phải nắm bắt đƣợc phải gắn với quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của địa phƣơng, điều kiện tự nhiên,
lợi thế của khu vực và từng địa phƣơng. Nắm đƣợc đặc điểm của ngành sản
xuất nông nghiệp, từ đó có quyết định phát triển nông nghiệp của từng vùng,
từng địa phƣơng đúng đắn và đạt hiệu quả cao [5].
c, Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Vai trò của sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển
cuả xã hội loài ngƣời. Cuộc cách mạng công nghiệp ra đời và phát triển mạnh
mẽ, mạc dù vậy, nông nghiệp vẫn là một trong hai ngành sản xuất vật chất rất
quan trọng, bởi những đóng góp sau đây:
+ Nông nghiệp sản xuất và cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống.
+ Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công
nghiệp chế biến.
+ Nông nghiệp cung cấp hàng hoá xuất khẩu.
+ Nông nghiệp nông thôn là nguồn cung cấp sức lao động cho các ngành
kinh tế khác.
+ Nông nghiệp nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá
và dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
+ Nông nghiệp còn có vai tác dụng giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế đặc biệt, khác với công nghiệp và
ngành kinh tế khác ở lĩnh vực sản xuất, đầu tƣ và lƣu thông hàng hoá. Việc

xem xét và phân tích các đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là rất cần
thiết để phát triển đúng đắn nền nông nghiệp. Ngành sản xuất nông nghiệp có
các đặc điểm sau:

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

10
+ Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật
+ Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế.
+ Nông nghiệp đƣợc phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn, phức tạp
và mang tính khu vực rõ rệt.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao.
+ Nông nghiệp Việt Nam phát triển từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang
sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trƣờng.
+ Nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp nhiệt đới, á nhiệt đới ẩm,
có pha trộn khí hậu ôn đới [11].
1.1.1.3. Tác động của ĐTH đến hiệu qửa sử dụng đất nông nghiệp
a, Tác động của ĐTH nói chung
Quá trình ĐTH là quá trình phát triển tất yếu, bên cạnh những mặt tích
cực là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế xã hội nhanh để cải thiện chất lƣợng cuộc
sống của con ngƣời, tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề khác cần quan
tâm: sự gia tăng mật độ dân số và phƣơng tiện giao thông, đất đai bị suy giảm
về số lƣợng và chất lƣợng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn, các
chất thải ngày càng gia tăng về chủng loại lẫn số lƣợng, ô nhiễm môi trƣờng
từ đó cũng gia tăng nếu không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý
tốt các chất thải.
- Mặt tích cực:
Một là, ĐTH thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ
thƣờng đạt hiệu quả cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số
tƣơng đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ

lớn do các doanh nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên
một không gian đô thị nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt
tới độ tăng trƣởng cao thì nó sẽ gây ra hiệu ứng lan toả kích thích mạnh tới
tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc.
Hai là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH,
HĐH. Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hƣớng giảm
tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực
công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng, ĐTH góp

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

11
phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất.
Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều lao động đang có xu hƣớng
giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và cho giá trị kinh tế cao
hơn đang đƣợc tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp thì xu hƣớng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành trồng
trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Ba là, cải tạo kết cấu hạ tầng. Xu hƣớng ĐTH tạo ra sự tập trung sản
xuất công nghiệp và thƣơng mại, đòi hỏi phải tập trung dân cƣ, khoa học, văn
hóa và thông tin. Những điều kiện đáp ứng nhu cầu đó là sự phát triển kết cấu
hạ tầng, nhà ở, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cƣ. Do đó
mà hệ thống giao thông vận tải, năng lƣợng, bƣu chính viễn thông và cấp
thoát nƣớc cũng sẽ đƣợc cải tiến về quy mô và chất lƣợng.
Ở nông thôn, việc cải tạo kết cấu hạ tầng đang đƣợc thực hiện với chủ
trƣơng “điện, đƣờng, trƣờng, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp và nâng cao đời sống của ngƣời nông dân.
Bốn là, ĐTH nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Các đô
thị ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và kỹ năng quản lý tổ chức sản
xuất hiện đại, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Trong sản xuất nông nghiệp, quá trình ĐTH cung cấp những cơ sở kỹ
thuật cần thiết cho ngƣời nông dân nhƣ thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới
hóa, sinh học hóa để làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hoá có chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn lƣơng thực, đáp ứng nhu cầu của công
nghiệp chế biến và thị trƣờng trong ngoài nƣớc.
Năm là, ĐTH thúc đẩy mở rộng thị trƣờng Đặc trƣng thứ nhất của đô thị:
là nơi có khả năng cung cấp cho thị trƣờng một nguồn lao động có chất lƣợng
cao, có quy mô lớn, từ đó thu nhập của dân cƣ đô thị tăng tạo nên cầu về hàng tiêu
dùng, kích thích sản xuất phát triển. Đặc trƣng thứ hai: là sự tập trung cƣ dân với
mật độ cao, điều đó tạo ra ở đô thị một thị trƣờng tiêu dùng lớn, phong phú đa
dạng, vì vậy nó có vai trò kích thích sản xuất phát triển một cách toàn diện.
Sáu là, ĐTH góp phần cải thiện đời sống của dân cƣ đô thị và các vùng
lân cận. Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao mà các đô thị có thể

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

12
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho ngƣời dân, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu nhập bình quân ngƣời/tháng tăng
lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cƣ cũng tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn
nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy ĐTH làm mức sống của dân cƣ
đƣợc cải thiện đáng kể, góp phần vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Bảy là, ĐTH cũng đem lại một số tiến bộ về mặt xã hội đó là: nâng tuổi
thọ trung bình, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng,
tăng tỷ lệ dân cƣ dùng nƣớc sạch, phát triển giáo dục, văn hóa,
- Mặt tiêu cực:
Bên cạnh những mặt mạnh của ĐTH nhƣ trên thì ĐTH cũng kéo theo
hàng loạt vấn đề tiêu cực khác, đó là:
Thứ nhất, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình ĐTH nhanh đã
làm cho nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

và đất đô thị tăng lên rất nhanh. Điều này dẫn đến tình trạng nuốt chửng
những diện tích đất nông nghiệp vốn rất cần thiết cho một đô thị nhƣ: sản xuất
lƣơng thực thực phẩm, tạo mảng không gian xanh có vai trò “giải độc” cho
môi trƣờng sống, tạo khu nghỉ ngơi cho thị dân Đồng thời sự suy giảm diện
tích đất nông nghiệp đã ảnh hƣởng không nhỏ tới việc cải thiện mức sống của
nhiều ngƣời dân ở khu vực ngoại ô vì họ trở nên thiếu phƣơng tiện lao động
và kế sinh nhai truyền thống.
Thứ hai, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Quá trình ĐTH nhanh đã làm
cho khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ trong đô thị, giữa nông
thôn và thành thị ngày càng cao.
Thứ ba, gia tăng tình trạng di dân. Chính sự chênh lệch về mức sống,
điều kiện sống, khả năng tìm kiếm việc làm và cơ hội tăng thu nhập đã và
đang đƣợc coi là những nguyên nhân kinh tế quan trọng nhất thúc đẩy một bộ
phận lớn ngƣời dân rời khỏi khu vực nông thôn để di dân tới thành thị. Lực
lƣợng lao động ở nông thôn chỉ còn lại những ngƣời già yếu và trẻ nhỏ, không
đáp ứng đƣợc những công việc nhà nông vất vả. Cơ cấu lao động ở nông thôn
hoàn toàn bị thay đổi theo hƣớng suy kiệt nguồn lực lao động. Đồng thời thị
trƣờng lao động ở thành thị lại bị ứ đọng.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Thứ tƣ, môi trƣờng bị ô nhiễm. Chất lƣợng môi trƣờng đô thị bị suy thoái
khá nặng nề do mật độ dân số tập trung cao, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh
làm phát sinh một lƣợng chất thải, trong đó chất thải gây hại ngày càng gia tăng;
bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trƣờng và tiếng ồn.
Thứ năm, phát sinh các tệ nạn xã hội. Đây chính là mặt trái của đời sống
đô thị hay của cả quá trình ĐTH. Trong khi nhiều khía cạnh tốt đẹp của văn
hóa truyền thống bị mai một, thì lối sống lai căng, không lành mạnh lại đang
ngự trị trong lối sống đô thị hiện nay. Những tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện

nay đều đƣợc phát sinh và phát triển tại các trung tâm đô thị lớn.
Tóm lại, trong công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc thì quá trình ĐTH ngày
càng gia tăng Vậy chúng ta phải làm thế nào để quá trình ĐTH phát triển
lành mạnh và bền vững. Tăng trƣởng kinh tế do quá trình này đem lại phải
đƣợc chú trọng đồng thời việc phát triển văn hóa, lấy việc biến động nguồn
nhân lực con ngƣời làm trọng tâm [5].
b, Tác động của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp:
Quá trình ĐTH tạo ra thị trƣờng tiêu thụ nông sản, thúc đẩy nhanh sự
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các thành tựu
trong chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, hình thành các khu nông nghiệp
công nghệ cao để tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp
truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng nông
nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng nội địa và xuất
khẩu. Từ đó ngày càng sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao đối với đất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, ĐTH có tác động tiêu cực là gia tăng ô nhiễm, ngập
úng, mất đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ
- Một số tác động trực tiếp của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp:
Đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế, đƣợc
ngƣời nông dân sử dụng đất trồng trọt, chăn nuôi trên đó. ĐTH tạo ra các
trung tâm kinh tế của vùng, các dịch vụ phát triển mạnh, ngƣời nông dân có
điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học mới, trong đó có lĩnh vực sản

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

14
xuất nông nghiệp. Dịch vụ cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhƣ:
Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật luôn sẵn sàng đáp ứng cho ngƣời
nông dân ở mức độ cao. Các loại máy nông cụ sản xuất ngày càng nhiều, luôn

đƣợc cải tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng và đƣợc ngƣời
nông dân sử dụng ngày càng nhiều, thay thế sức kéo của súc vật và các lao
động thủ công khác. Hệ thống giao thông nông thôn đƣợc đầu tƣ kiên cố hoá,
kiên cố hoá kênh mƣơng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của
ngƣời dân. Thị trƣờng tín dụng nông thôn phát triển mạnh, với nhiều chính
sách ƣu đãi cho nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, ĐTH làm thay đổi tƣ
duy sản xuất của ngƣời nông dân, từ sản xuất giản đơn sang sản xuất hàng
hoá, tác động đến cách thức lao động sản xuất của ngƣời dân.
Nâng cao hiệu quả ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
năng suất cây trồng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc chuyển dịch theo hƣớng
tích cực. Tăng thu nhập của ngƣời nông dân, nâng cao mức sống cho hộ.
Ngày cành hình thành các khu vực sản xuất chuyên môn theo hƣớng sản
xuất hàng hoá, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.
Diện tích đất đƣợc sử dụng với hệ số cao, độ phì nhiêu của đất đƣợc cải
thiện, nâng cao chất lƣợng đất, tăng năng suất cây trồng.
Ngành công nghiệp phát triển tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho ngƣời
dân tham gia chuyển đổi nghề, hoặc vừa sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động
phi nông nghiệp với mức thu nhập cao hơn so với nông nghiêp, chính vì vậy,
một số diện tích có điều kiện sản xuất khó khăn nhƣ: giao thông không thuận
lợi, khả năng tƣới, tiêu nƣớc hạn chế, đất bạc mầu, đã bị ngƣời dân bỏ hoá.
Nhiều diện tích đất đang trồng trọt, có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, đã
đƣợc ngƣời dân chuyển đổi thành những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chủ
yếu là trang trại chăn nuôi lợn, và gà. So sánh về hiệu quả thì các trang trại
cho thu nhập cao hơn nhiều, điều đó làm cho cuộc sống của nông thôn thay
đổi từng ngày, chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng lên rõ rệt. Đó là sự thay đổi
nhận thức trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời nông dân, thể hiện hiệu quả
của quá trình công nghiệp hoá, ĐTH mang lại cho ngƣời nông dân.

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Đó là những mặt tích cực của ĐTH đến hiệu quả sử đụng đất nông
nghiệp, bên cạnh đó ĐTH cũng có những mặt trái của nó, gây ra ảnh hƣởng
sấu cho sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân.
Do mặt trái của cơ chế thị trƣờng, dân trí chƣa cao, quản lý nhà nƣớc về
môi trƣờng chƣa chặt chẽ và thƣờng xuyên. Khói bụi, khí độc hại do sản xuất,
giao thông, sinh hoạt, xây dựng cơ bản, mùi hôi thối của các cống rãnh, kênh
mƣơng tiêu thoát nƣớc, gây ra ô nhiễm không khí.
Các chất thải lỏng, rắn v.v do sản xuất, dịch vụ gây ra không qua xử lý
thải trực tiếp ra sông hồ, cống rãnh gây ô nhiễm mực nƣớc ngầm, không khí,
đặc biệt làm huỷ hoại môi trƣờng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Hệ sinh
thái nông nghiệp thay đổi, do nguồn nƣớc, không khí bị ô nhiễm, sinh ra mất
cân bằng sinh thái, nhiều sâu bệnh hại cho cây trồng phát triển mạnh và nhanh
làm giảm năng suất, hoặc gây ra mất mùa đối với sản xuất nông nghiệp. Khi
đó ngƣời dân lại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn, điều đó lại gây ra ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hƣởng đến sức khẻo của
ngƣời dân nói riêng và xã hội nói chung.
Các chất thải rắn, do công tác thu gom còn hạn chế, và công tác xử lý ở
dạng chôn lấp, nên sau một thời gian bị phân huỷ, ngấm xuống nguồn nƣớc
ngầm, và bị rửa trôi bởi lƣợng nƣớc mƣa, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc
nói chung và nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp nói riêng. Điều đó làm giảm
năng suất cây trồng và gây ra những thách thức mới cho ngƣời nông dân trong
sản xuất nông nghiệp.
- Một số tác động gián tiếp của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất
nông nghiệp:
Công nghiệp hoá, nơi sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống
con ngƣời, là nơi tập trung đông lực lƣợng lao động, các dịch vụ phát triển
nhanh, theo cơ chế thị trƣờng, có cầu sẽ có cung, đáp ứng các nhu cầu cho lực
lƣợng lao động này. Dân cƣ tập trung với mật độ ngày càng cao hơn, là nơi
tiêu thụ lớn sản phẩm nông sản, tạo môi trƣờng thuận lợi, kích thích sản xuất

nông nghiệp phát triển, cả về trồng trọt, chăn nuôi theo nhu cầu của thị
trƣờng, và điều kiện lợi thế của vùng, theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Tạo nên

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

16
sự năng động trong việc quyết định sử dụng diện tích đất nông nghiệp vào
mục đích gì, trồng cây gì, nuôi con gì, với mục tiêu lợi nhuận cao nhất.
ĐTH mở ra nhiều cơ hội việc làm mới đối với lực lƣợng lao động nông
thôn, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị bỏ hoá, do ngƣời nông dân chuyển
sang hoạt động phi nông nghiệp, với thu nhập cao hơn. Điều này, dẫn đến
nhiều diện tích đất nông nghiệp bị ngƣời dân tự ý chuyển mục đích sử dụng,
mà chƣa có sự đồng ý của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. Mặt
khác, nhiều hộ nông dân có cơ hội nhận chuyển nhƣợng, cho thuê đất để hợp
thửa do các thửa manh mún, thành các thửa đất rộng, đáp ứng đƣợc yêu cầu
của cơ giới hoá nông nghiệp, làm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất.
Quá trình công nghiệp hoá, ĐTH thải ra môi trƣờng một lƣợng lớn chất
thải có hại đối với môi trƣờng không khí, môi trƣờng nƣớc. Đặc biệt trong
thời gian gần đây, nhiệt độ của trái đất đang nóng dần lên, thiên tai hạn hán
kéo dài, mƣa lớn gây ra lũ lụt triền miên. Điều đó gây ra hậu quả nghiêm
trọng đối với sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh bùng phát sau các đợt lũ lụt,
gây ra nhiều dịch bệnh cho con ngƣời và cả trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai
khô hạn không có khả năng sản xuất, nguồn nƣớc ngày càng ô nhiễm nặng, dẫn
đến hiệu quả của cây trồng thấp, ngƣời nông dân gặp nhiều khó khăn.
Trình độ ngƣời lao động nông nghiệp đƣợc nâng lên, ngƣời nông dân đƣợc
tiếp cận với những thông tin về công nghệ, về quy trình mới trong sản xuất nông
nghiệp tốt hơn, dần dần thay đổi nhận thức và có tƣ duy mới trong sản xuất nông
nghiệp, giá trị gia tăng từ mảnh ruộng của hộ ngày một cao hơn [5].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Quá trình phát triển đô thị

a. Trên thế giới
Quá trình ĐTH trên thế giới trong thời gian gần đây đang phát triển rất
mạnh mẽ, đặc biệt là ở Châu Á thái bình dƣơng. Nó đã góp phần quan trọng
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Dựa theo cuốn “Phân tích niên giám của châu Á-Thái Bình Dƣơng”, ông
Pietro Gennari, Trƣởng Cơ quan thống kê của ESCAP, cho biết, ĐTH ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dƣơng diễn ra nhanh nhất thế giới trong vòng 15 năm

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

17
qua. Năm 1990, có 33% dân số châu Á - Thái Bình Dƣơng sống ở thành thị,
thì tới nay con số này đã tăng lên 41%.
Quá trình “di cƣ” từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu
vực các nƣớc thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi tỉ
lệ dân cƣ đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006.
Ấn Độ đang và sẽ là nƣớc có tốc độ ĐTH nhanh hàng đầu châu Á. Tại
Ấn Độ, dự tính đến năm 2050 sẽ có hơn 900 triệu ngƣời dân nƣớc Nam Á
này, chiếm khoảng 55% dân số, sinh sống ở khu vực thành thị so với 300 triệu
ngƣời (chiếm 30%) hiện nay. Mặc dù làn sóng di cƣ ra thành thị tăng mạnh,
nhƣng Ấn Độ vẫn sẽ là nƣớc có số dân sống ở nông thôn đông nhất thế giới
trong thời gian tới, vì dân số nƣớc này lên tới hơn một tỷ ngƣời.
Theo các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ, Chính phủ cần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm ngăn chặn làn sóng di cƣ ra đô
thị của các nông gia.
Theo ESCAP, quá trình ĐTH có mặt trái của nó là làm số ngƣời sống
trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng, đồng thời ảnh hƣởng xấu tới
cơ hội của nhiều ngƣời đƣợc tiếp cận nguồn nƣớc sạch và môi trƣờng vệ sinh.
Hiện ở châu Á-Thái Bình Dƣơng, cứ 5 ngƣời dân đô thị thì có 2 ngƣời phải
sống trong các khu ổ chuột.

Chính phủ nhiều nƣớc khá lo ngại trƣớc quá trình ĐTH diễn ra “quá
nóng”, bởi điều này sẽ kéo theo nhiều biến động khó kiểm soát về mặt xã hội.
Nghiên cứu của Chƣơng trình Dân số Liên hợp quốc năm 2005 cho thấy hơn
một nửa các quốc gia nghèo đều trả lời rằng muốn giảm thiểu số lao động từ
nông thôn ra thành thị để hạn chế sự phát triển tại các đô thị. Theo tính toán,
thu nhập trung bình tại các đô thị lớn thƣờng cao hơn 40-50% thu nhập tại
nông thôn. Điều đó khiến các khu đô thị luôn có sức hút lớn với lao động
nông thôn, kéo theo gánh nặng về chỗ ở, lƣơng thực, thực phẩm, chăm sóc
sức khỏe và nhiều vấn đề xã hội khác.
Tại Diễn đàn đô thị thế giới mới đây, Tổng thƣ ký Ban Ki-moon cảnh
báo đô thị đang là khu vực tiêu thụ phần lớn năng lƣợng và cũng là khu vực
tạo ra lƣợng rác thải chủ yếu trên thế giới. Hiện nay, nhiều quốc gia đã thực

Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

18
thi những chính sách nhằm giải tỏa sức nóng cho các đô thị lớn, chẳng hạn
nhƣ Ai Cập đang đầu tƣ xây dựng 20 thành phố mới và tƣơng lai sẽ thêm 45
thành phố nữa để giảm bớt gánh nặng dân số cho Cairo.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Ngân hàng thế giới (WB) lại cho
rằng lo lắng về “sức nóng” của đô thị có phần thái quá. Theo nghiên cứu này,
các thành phố ở nhóm nƣớc thuộc thế giới thứ ba sở dĩ phát triển nhanh và
mạnh nhƣ hiện nay là nhờ thừa hƣởng những thành tựu kinh tế lớn của các
nƣớc đi trƣớc. Do vậy, giải pháp hạ nhiệt phát triển hay giãn ra những khu
vực mới còn thiếu mối liên hệ với thị trƣờng thế giới sẽ không những tốn kém
mà còn chẳng mang lại hiệu quả gì. Nhƣ vậy, nghiên cứu này cũng đã lật lại
một vấn đề trƣớc đây từng gây nhiều tranh cãi, đó là liệu yếu tố về địa lý –
ngƣời dân sống và làm việc ở đâu, liên hệ với các khu vực xung quanh thế
nào – có vai trò quan trọng nhƣ yếu tố tài chính và các chính sách tài khóa
hay không.

b. Ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nƣớc đang phát triển, nên qúa trình ĐTH
phát triển chậm và yếu, chứa đựng những đặc trƣng của ĐTH thấp ở các nƣớc
đang phát triển. ĐTH ở nƣớc ta phát triển chậm, giữa các vùng không đồng
đều. Quá trình ĐTH chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây.
Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nƣớc mới
có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ ĐTH vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số
này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nƣớc có khoảng 700
đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng, 44 thành phố trực thuộc
tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Bƣớc đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị
trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố nhƣ: Cần Thơ, Biên
Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt
Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung
tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao

×