Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.75 KB, 185 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận
-------------------------được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy cô giáo
bộ môn Quản lý đất đai và Viện Quản lý đất đai & PTNT – Trường Đại học
Lâm nghiệp.
Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ
chu đáo, nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Bích là người trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của UBND xã An Thịnh, huyện Lương Tài,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận của tối đã hoàn
ĐÁNH
GIÁ
ẢNHnỗ
HƯỞNG
CỦAdoCHÍNH
ĐIỀN
thành,
mặc dù
cố gắng
lực hết mình
thời gianSÁCH
và kinhDỒN


nghiệm
còn hạn
ĐỔI
ĐẾN HIỆU
QUẢ
SỬ DỤNG
chế
nênTHỬA
đề tài không
tránh khỏi
những
thiếu sótĐẤT
nhấtNÔNG
định. VìNGHIỆP
vậy, tôi rất
mong
đượcTHỊNH,
ý kiến đóng
góp của
các quý TÀI,
thầy cô
và các
bạn NINH
để đề tài
TẠInhận
XÃ AN
HUYỆN
LƯƠNG
TỈNH
BẮC

của tôi được hoàn thiện hơn.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÂT ĐAI
báu đó!
MÃ SỐ: 403
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Mã sinh viên: 1354032751
Lớp: 58F - QLDD
Khóa học: 2014 - 2017

Hà Nội – 2017
i

Đỗ Thị Hoa



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy cô giáo
bộ môn Quản lý đất đai và Viện Quản lý đất đai & PTNT – Trường Đại học
Lâm nghiệp.
Ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ
chu đáo, nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Bích là người trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi của UBND xã An Thịnh, huyện Lương Tài,

tỉnh Bắc Ninh.
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận của tối đã hoàn
thành, mặc dù cố gắng nỗ lực hết mình do thời gian và kinh nghiệm còn hạn
chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý thầy cô và các bạn để đề tài
của tôi được hoàn thiện hơn.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý
báu đó!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Hoa

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................v
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU........................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................3
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP..............3
2.2. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT........................5

2.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA..................6

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................9
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..........................................................................9
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................................................9
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................9
3.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................9
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................9

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................11
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ AN THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH
BẮC NINH........................................................................................................11
4.2. ĐIỀU KIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ AN THỊNH, HUYỆN LƯƠNG
TÀI, TỈNH BẮC NINH.....................................................................................13
4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN THỊNH,
HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH.......................................................17
4.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI
XÃ AN THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH............................19


4.5. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN
THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH.........................................26
4.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SAU CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA.............................................35

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................39
5.1. KẾT LUẬN................................................................................................39
5.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................41


v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu.....................................................................11


DANH MỤC BẢNG
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 của xã An Thịnh...........17
Bảng 4.2. Biến động đất đai xã An Thịnh giai đoạn 2005 – 2010..........................18
Bảng 4.3. Biến động đất nông nghiệp tại xã trước và sau DĐĐT..........................23
Bảng 4.4. Kết quả trước DĐĐT tại xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
.............................................................................................................................. 24
Bảng 4.5. Kết quả sau DĐĐT tại xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. 25
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại xã An Thịnh...............27
trước DĐĐT và sau DĐĐT...................................................................................27
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất tại xã An Thịnh trước
DĐĐT...................................................................................................................30
Biểu đồ 4.8. Hiệu quả đồng vốn của một số LUT trước và sau DĐĐT tại xã An
Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh................................................................31
Bảng 4.9. Hiệu quả năng suất lao động trước và sau khi DĐĐT...........................32
Bảng 4.10. Mức đầu tư lao động của một số LUT trước DĐĐT và sau DĐĐT.....32
tại xã An Thịnh......................................................................................................32
Biểu đồ 4.12. Công lao động của các LUT............................................................33
trước và sau DĐĐT tại xã An Thịnh......................................................................33
Biểu đồ 4.13. Kết quả đầu tư cho lao động của các LUT.....................................33
trước và sau DĐĐT tại xã An Thịnh......................................................................33
Biểu đồ 4.14. Cơ cấu mức độ chấp nhận tham gia DĐĐT của cátc hộ điều tra.....34


vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH
CP
CSHT
CT
DĐĐT
FAO
GO
HĐND
HTX
IC
KHKT
LLSX
NNP
PTNN
SXNN
TDTT
TTg
TW
UBND
VA

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Chính phủ
Cơ sở hạ tầng
Chỉ thị
Dồn điền đổi thửa

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Giá trị sản xuất
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Chi phí trung gian
Khoa học kỹ thuật
Lực lượng sản xuất
Đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Thể dục thể thao
Thủ tướng chính phủ
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện không thể thiếu
trong quá trình phát triển, bởi lẽ đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở
không gian mọi quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường
sống.
Số liệu thống kê năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên cả nước khoảng
33,1 triệu ha. Theo mục đích sử dụng, đất được phân thành 3 nhóm chính:
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, diện
tích nhóm đất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) ước khoảng 26,8 triệu ha,

chiếm khoảng 81% diện tích đất tự nhiên cả nước [2]. Tuy nhiên, manh mún
đất đai rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con số ước tính,
toàn quốc có khoảng 75 triệu mảnh, trung bình một hộ nông dân có khoảng
7-8 mảnh [24]. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của
phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều
nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai, ví dụ
như Kenya, Tanzania, Rwanda [23]. Sự quá manh mún của ruộng đất là rào
cản cho việc áp dụng máy móc vào đồng ruộng [13]
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển nhiều chính sách và văn bản luật trong lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn, đặc biệt liên quan đến sử dụng đất đai đã ra đời. Những chính
sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là Luật Đất đai sửa,
đổi bổ sung năm 1998 và 2001; Luật Đất đai mới năm 2003; Nghị định
64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong phân bố
đất rừng và đất nông nghiệp.
Trong quá trình sử dụng đất, Đảng và Nhà nước cũng như người sử
dụng đất nhận thấy nhiều bất cập, hạn chế, nhất là việc áp dụng các biện
pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Từ hạn chế trên Chính phủ đã ban
hành Chỉ thực số 10/1998/CT – TTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 và Chỉ thị
số 18/1999/CT– TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999, khuyến khích nông dân,
Chính quyền địa phương các cấp xây dựng phương án chuyển đổi đất từ thửa


nhỏ manh mún dồn thành những thửa lớn thuận tiện cho việc sản xuất nông
nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị trên, Tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số
162/2009/QĐ – UBND ngày 21 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc Phê duyệt Đề án “ Dồn điền đổi thửa” trên địa bàn Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2011; Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 18 tháng 8 năm
2010 của UBND huyện Lương Tài về thực hiện công tác “Dồn điền đổi

thửa” trên địa bàn huyện; Quyết định số 20/QĐ – UBND ngày 24 tháng 9
năm 2010 của UBND xã An Thịnh về việc thành lập Ban chỉ đạo “Dồn điền
đổi thửa” xã An Thịnh năm 2010.
Để đánh giá thực trạng công tác Dồn điền đổi thửa mang lại cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất lợi ích như thế nào? Công tác dồn điền đổi thửa
đem lại hiệu quả sử như thế nào trong sử dụng đất phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp? Trước những vấn đề, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá ảnh hưởng của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp tại xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã An Thịnh,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Đánh giá ảnh hưởng của chính sách “Dồn điền đổi thửa” đến hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã An Thịnh,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm sử dụng đất
2.1.1.1. Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của
một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội và kỹ thuật xác định [6]
2.1.1.2. Kiểu sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất là một loại sử dụng riêng biệt trong sử dụng đất đai và
được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính có liên quan
đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất đai [6]
2.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn
vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao
nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất. Đó là phản ánh
kết quả quá trình đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng,
thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
thị trường xã hội với hiệu quả cao[1].
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là trên một đơn vị nông
nghiệp nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí
bỏ ra là ít nhất, mức độ ảnh hưởng đến môi trường là ít nhất [6]
2.1.3. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một sự tất yếu của mọi nền sản
xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất
lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [10]
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.


Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí
bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét
cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xẻ mối quan hệ
chặt chẽ giữa hai đại lượng đó [20]
Như vậy, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt
hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện
vật và giá trị đều tính đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông

nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì
khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế.
2.1.3.2. Hiệu quả xã hội
Theo [18] hiệu quả xã hội trong sử dụng đất được xác định bằng khả
năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả xã hội có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế thể hiện ở
mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm với mức thu nhập mà
người lao động chấp nhận, bền vững trong địa bàn và các vùng lân cận.
Trình độ dân trí của người dân được thể hiện ở nhận thức và mức độ
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp và các ngành
nghề khác để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mức độ phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người dân.Bảo
tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống. Đảm bảo an ninh quốc
phòng, ổn định chính trị và an ninh lương thực.
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
Để đánh giá một phương thức sản xuất nào đó là tiến bộ, đi đôi với việc
xem xét hiệu quả kinh tế còn phải đánh giá chung về hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất bảo vệ
môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái
(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [3]
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh
học môi trường [9]


2.2. ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Về đất nông nghiệp theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước
và thế giới cho rằng: Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích sử dụng vào

mục đích sản xuất nông nghiệp [27]. Đất nông nghiệp bao gồm đất canh tác,
vườn cây ăn trái (thông dụng ở châu Âu), đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ
tự nhiên cho chăn thả gia súc [29]
Tại Việt Nam, định nghĩa về đất nông nghiệp được quy định theo Luật
đất đai năm 2003 đất nông nghiệp được hiểu là loại đất có các đặc tính sử
dung giống nhau phục vụ cho mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp ví dụ như
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng….phân loại đất nông
nghiệp còn được thể hiện chi tiết hơn tại điều 10, Luật đất đai năm 2013.
Đất nông nghiệp (NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên
cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác.
2.2.2. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất
Theo [1] cho rằng sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều
hòa mối quan hệ giữa người – đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác và môi trường, đảm bảo sử dụng đất hợp hợp lý về không gian,
phân phối cơ cấu đất đai hiệu quả, giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp.
Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tức là phân diện tích đất được
bố trí phù hợp với kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng suất cho cây trồng, duy
trì độ phì của đất.
Theo [6] cho rằng nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là đất
nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao, được
quản lý và sử dụng một cách bền vững.
Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả
của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất
thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi


phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất. Muốn nâng

cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực
phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản
cho xuất khẩu [7].
2.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
2.3.1. Khái niệm dồn điền đổi thửa
Dồn điền đổi thửa là quá trình trao đổi các thửa đất của các hộ nhằm
mục đích giảm số thửa đất của một nông hộ và tăng diện tích bình quân của
một thửa đất,nhưng tổng diện tích đất của hộ có thể không thay đổi. Mục
đích của hình thức này là nhằm khắc phục tình trạng manh mún và phân tán
đất đai, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Hình thức
này diễn ra chủ yếu ở miền Bắc, nơi tình trạng manh mún cao nhất cả nước
do quá trình phân bổ ruộng đất theo quan điểm chia đều ruộng đất tốt-xấu;
xa-gần; cao-thấp cho các hộ gia đình
Theo [21] Khái niệm dồn điền đổi thửa (Group of land trong tiếng Anh
và Remenbrement desteres trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các
thửa ruộng nhỏ. Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành
ô thửa lớn, sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún,
phân tán ruộng đất, tổ chức thiết kế lại đồng ruộng. Hệ thống thủy lợi, giao
thông nội đồng; nâng cao hệ số sử dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất
theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh tế hộ và trang trại, củng cố
quan hệ sản xuất, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [4]
2.3.2. Cơ sở lý luận để thực hiện dồn điền đổi thửa
Cải cách ruộng đất ở Việt Nam năm 1954 và 1993 mang lại nhiều kết
quả đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Ước tính có khoảng từ 75 đến 100
triệu mảnh ruộng ở Việt Nam [12] tính trung bình một hộ có từ 7 đến 8
mảnh. Hầu hết người nông dân đều thích sự manh mún này vì họ có thể
giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa sản xuất và có thế tiếp cận nhiều mảnh
đất với chất lượng khác nhau.
Nghị quyết 10-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý

kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là “Khoán 10”) đã giúp Việt Nam từ nước nhập


khẩu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Tuy
nhiên, đến nay “Khoán 10” đã bộc lộ những hạn chế nhất định khi đất nước
bước vào công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Khảo sát của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp cho thấy 100%
số hộ nông dân cho rằng ruộng đất manh mún đã gây cản trở cho sản xuất.
[21]. Tuy nhiên, cùng với Khoán 10 chưa có luật tương ứng dẫn đến một số
quyền sử dụng đất như cho hoặc thừa kế chưa được luật pháp hóa và thừa
nhận [26].
Để giảm tình trạng manh mún đất đai, có hai phương pháp phổ biển:
tích tụ đất đai và tập trung đất đai [22], tích tụ và tập trung đất đai sẽ tạo ra
một khu vực cạnh tranh trong nông nghiệp bằng cách tận dụng các lợi thế
của sản xuất trên quy mô lớn và khắc phục hạn chế do manh mún đất đai.
Thêm vào đó, tích tụ và tập trung đất đai khuyến khích hình thành vùng
chuyên môn hóa sản xuất và dễ dàng thực hiện các chính sách cho ngành
nông nghiệp.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều chính sách giảm thiểu manh mún
đất đai điển hình là Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 27/09/1993 về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài với
mục đích sản xuất nông nghiệp theo phương châm có tốt, có xấu, có gần, có
xa. Điều này đã làm cho số thửa ruộng tăng lên đáng kể.
Hình thành cơ chế cho quá trình tích tụ và tập trung đất khi cho phép
người sử dụng đất được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất (Điều 61, Luật đất đai, 2003), Điều 78 - Nghị định
43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa”.
Dồn điền đổi thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là

hai trong nhiều chính sách đất đai được thi hành nhằm giúp người nông dân
canh tác hiệu quả hơn trên cùng một diện tích đất nông nghiệp.
Thực hiện Chỉ thị số 18/1999/CT– TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999,
khuyến khích nông dân, Chính quyền địa phương các cấp xây dựng phương
án chuyển đổi đất từ thửa nhỏ manh mún dồn thành những thửa lớn thuận


tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, Tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số
162/2009/QĐ – UBND ngày 21 tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc
Ninh về việc Phê duyệt Đề án “ Dồn điền đổi thửa” trên địa bàn Bắc Ninh
giai đoạn 2009 – 2011; Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 18 tháng 8 năm
2010 của UBND huyện Lương Tài về thực hiện công tác “Dồn điền đổi
thửa” trên địa bàn huyện; Quyết định số 20/QĐ – UBND ngày 24 tháng 9
năm 2010 của UBND xã An Thịnh về việc thành lập Ban chỉ đạo “Dồn điền
đổi thửa” xã An Thịnh năm 2010.


PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu công tác DĐĐT tại xã An Thịnh, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Địa điểm nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại 3 thôn: An
Trụ, Thanh Hà, Cường Tráng.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thời gian cứu công tác DĐĐT trước năm 2009 và sau DĐĐT năm 2016
nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp.
Thời gian thực hiện đề tài từ 13/02/2017 – 13/5/2017.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã An Thịnh, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Đánh giá thực trạng quá trình dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã An
Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đánh giá tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến hiệu quả kinh
tế sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn xã An Thịnh, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
3.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chính sách dồn điền đổi thửa, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
các hộ gia đình, cá nhân xã An Thịnh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thư cấp: Thu thập các số liệu sẵn tại phòng Thống kê
huyện Lương Tài.


+ Các số liệu về tình hình quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất, biến
động đất đai các năm của xã thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lương Tài và tại xã điều tra.
+ Các số liệu về quá trình dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp của xã
điều tra thu thập tại Phòng Thống kê của huyện, phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện và từ cán bộ địa chính xã cung cấp.
Nguồn số liệu sơ cấp: Phỏng vấn bằng bảng hỏi sử dụng bộ câu hỏi đã
xây dựng phù hợp với khu vực nghiên cứu, bộ phiếu điều tra cho từng đối
tượng cụ thể như sau:


Cán bộ quản lý chuyên ngành: quản lý đất đai, cán bộ quản lý
ngành nông nghiệp tại xã.




Các chủ hộ nông dân người tham gia vào quá trình dồn điền đổi
thửa.



Các thông tin điều tra chủ yếu liên quan đến đề tài như: quy mô,
tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tình hình đầu tư chi
phí cho sản xuất, số lượng thửa/hộ, năng suất và sản lượng sản
xuất nông nghiệp của hộ, thu nhập trước và sau DĐĐT của hộ
gia đình, cá nhân…

3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: tiến hành mô tả thực trạng DĐĐT đất
nông nghiệp trên địa bàn xã An Thịnh thông qua đối tượng điều tra. Từ đó
thể hiện thông qua các bảng và biểu đồ cụ thể.
Phương pháp thống kê so sánh: tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế, xã
hội, môi trường trước và sau khi thực hiện DĐĐT, từ đó đưa ra kết luận.
3.4.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu thực hiện đảm bảo có diện tích đất
nông nghiệp lớn, hoàn thiện sớm công tác dồn điền đổi thửa, loại hình sử
dụng đất điển hình, đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất trong xã với
tổng số hộ điều tra là 45 hộ thuộc các thôn như: An Trụ, Thanh Hà, Cường
Tráng (mỗi thôn điều tra 15 hộ) xã An Thịnh.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ AN THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI,
TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Vị trí địa lý
Xã An Thịnh là một xã thuộc
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có
tổng diện tích tự nhiên là 1.008,20
ha, có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp xã Cao Đức, xã
Bình Dương, huyện Gia Bình
Phía Nam giáp xã Mỹ Hương,
xã Phú Hòa, huyện Lương Tài

Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Phía Tây giáp xã Phú Hòa (huyện
Phía Đông giáp xã Trung
Lương Tài), xã Bình Dương (huyện Gia
Kênh, huyện Lương Tài
Bình).
4.1.2. Địa hình, địa mạo
4.1.2.1. Địa hình
Xã An Thịnh, huyện Lương Tài nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng
nên tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Thái Bình, mức độ
chênh lệch địa hình không lớn. Do địa hình bằng phẳng nên thích hợp cho
sản xuất nông nghiệp, nhất là gieo trồng các cây lương thực như lúa, ngô,
khoai, đậu tương.
4.1.2.2. Địa mạo
Đặc điểm địa chất của xã mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ
rệt của cấu trúc mỏng, bề dày các thành biến đổi theo quy luật trầm tích từ



Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía
Bắc.
4.1.3. Khí hậu
Với đặc điểm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết
trongnăm chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa biến động thất thường
qua các năm trung bình từ 1.300 mm đến 1.900 mm và thường phân bố
không đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm 65% đến 80% lượng
mưa năm. Nhiệt độ bình quân tháng là 23,4 0C. Tổng số giờ nắng trong năm
dao động từ 1.530 giờ đến 1.776 giờ.
Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thời tiết lạnh và khô hanh.
Nhiệt độ trung bình tháng từ 15 - 220C, lượng mưa/tháng biến động từ
20mm - 56mm. Bình quân một năm có hai đợt rét nhiệt độ dưới 13 0C kéo dài
trên 3 ngày.
Nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắng nhiệt độ trung bình >23 0C, mùa
lạnh nhiệt độ trung bình <200C.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm khoảng 83%, thấp nhất là tháng
12 (77%) và cao nhất vào tháng 3, tháng 4 (86% - 88%).
Nhìn chung điều kiện khí hậu của xã thích hợp với nhiều loại cây trồng,
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lượng mưa phân bố
không đều trong năm, nắng nóng, bão về mùa mưa, lạnh và hạn về mùa khô
để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.
4.1.4. Thủy văn
Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã có sông Bãi Hà, Cầu Đò và Thái
Bình chảy qua, hàng năm lưu lượng nước biến đổi theo mùa lớn gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của xã. Ngoài ra còn có hệ
thống các kênh mương và ao, hồ nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.
4.1.5. Tài nguyên đất

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Ninh năm 2003
cho thấy đất đai của xã An Thịnh nói riêng và huyện Lương Tài nói chung


được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái
Bình và sông Hồng, một số diện tích được hình thành tại chỗ (đất ngập úng;
đất bạc màu trên phù sa cổ). Nhóm đất của xã là:
Đất phù sa glây của hệ thống sông Thái Bình được hình thành trên sản
phẩm phù sa của hệ thống sông Thái Bình, nằm trong đê, địa hình vàn, vàn
thấp.Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám hoặc xám
nâu, các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám xanh. Thành phần cơ giới đất
từ trung bình đến nặng hoặc sét. Phản ứng của đất chua pH KCL: 4,0 – 4,5;
mùn ở tầng đất mặt khá 1,5 – 2%, lân tổng số nghèo <0,05%, lân dễ tiêu
nghèo <2mg/100g đất, kali tổng số rất nghèo <0,1%, kali dễ tiêu cũng rất
nghèo <5mg/100g đất, nhựa cation kiềm trao đổi thấp. Loại đất này nhìn
chung có độ phì trung bình, chủ yếu được sử dụng để trồng 2 lúa.
Để đảm bảo tăng năng suất lúa cần tăng cường bón các loại phân hữu
cơ. Nên bón vôi cải tạo độ chua, bón các loại phân vô cơ phải cân đối, chú
trọng bón lân và kali.
Nhìn chung, đất đai của xã có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại
cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả có thể
ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
4.1.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Hiện nay nguồn nước mặt cung cấp cho nhân dân
trong xã để sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước mưa và nước sông Bãi Hà,
Cầu Đò và Thái Bình.
Nguồn nước ngầm: Qua điều tra khảo sát cho thấy trữ lượng nước của
xã khá phong phú, mực nước ngầm không quá sâu trung bình khoảng 3 – 6
m, chất lượng nước tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Trong tương lai cần có biện pháp sử dụng cho hợp lý, tiết kiệm có hiệu

quả.
4.2. ĐIỀU KIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ AN THỊNH, HUYỆN
LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
4.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
4.2.1.1. Dân số


Đến năm 2009, dân số xã có 9.381 người, với trên 3.000 hộ. Trong
những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được
thực hiện khá tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã 0,98%. Mật độ dân số
trung bình của xã là khoảng 930 người/km2, cao hơn so với mật độ dân số
chung là 980 người/km2 của huyện.
4.2.1.2. Lao động, việc làm và thu nhập
Lực lượng lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao động nông nghiệp,
chưa được qua đào tạo nhiều. Với công tác khuyến nông – khuyến lâm trong
những năm qua đã mở được một số lớp tập huấn Khoa học kỹ thuật với đông
đảo nhân dân tham gia, góp phần nâng cao chất lượng lao động. Trong
những năm qua với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và mạnh theo
hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
đã tạp ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn
xã.
Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã được Đảng ủy
và các chi bộ, các ban ngành, đoàn thể hết sức quan tâm và bằng nhiều giải
pháp tích cực tạo việc làm tại chỗ, hỗ trợ nông dân vay vốn thông qua các dự
án, các chính sách xã hội, tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân, đầu tư
vật tư nông nghiệp theo cơ chế trả chậm, nhằm tạo điều kiện cho người
nghèo có điều kiện sản xuất tăng thu nhập.
Trong những năm qua tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh. Thu nhập bình
quân theo đầu người ngày càng được cải thiện.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng

4.2.2.1. Giao thông
Trên địa bàn xã có đường bộ và đường thủy do vậy việc đầu tư cho giao
thông thủy lợi có nhiều thuận lợi.
Tuyến đường TL 281 chạy qua địa bàn xã song chất lượng đường đã
xuống cấp, hiện đang được tỉnh đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng. Đường
trong khu dân cư đã được bê tông hóa.
Tuyến đê sông Thái Bình, sông Bãi Hà, Cầu Đò chạy qua xã có nhiều
thuận lợi khai thác cho các phương tiện vận tải thủy tương đối lớn.


Sau dồn điền đổi thửa hệ thống giao thông nội đồng tương đối hoàn
chỉnh giúp cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
4.2.2.2. Thủy lợi
Mạng lưới thủy lợi của xã phát triển khá tốt với hệ thống các kênh
chính và mạng lưới kênh mương nhỏ rất phát triển. Cùng các trạm bơm điện,
đây là hệ thống thủy lợi quan trọng nhất là điều tiết nước cho diện tích đất
canh tác của xã.
Hàng năm chính quyền xã thường xuyên chỉ đạo công tác nạo vét, nâng
cấp kênh mương và đầu tư cho việc cứng hóa nhằm phát huy tốt hiệu quả
tưới tiêu của các công trình thủy lợi.
4.2.2.3. Cơ sở giáo dục – đào tạo
Công tác chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trong những năm qua luôn là
mục tiêu chính và được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, công tác giáo dục
đào tạo luôn được Đảng bộ, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo. Việc dạy và
học thường xuyên được cải tiến, chất lượng dạy và học đạt được kết quả tốt.
Các trường đảm bảo việc dạy và học đúng kế hoạch.
Toàn xã đã có trường học ở 3 cấp THCS, Tiểu học và Mầm non đảm
bảo cho việc học tập của học sinh trong xã.
Hàng năm tỉ lệ học sinh tốt nghiệp của các nhà trường đạt trên 97%.
Không có học sinh bỏ học, tỉ lệ phổ cập đúng độ tuổi đạt trên 100%.

Chất lượng dạy và học của các nhà trường đạt tương đối tốt, đội ngũ
giáo viên đạt chuẩn, đạt lao động giỏi cấp tỉnh huyện ngày càng nhiều… Các
trường đều đạt trường tiên tiến. Tuy nhiên để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới
thì việc mở rộng, đầu tư cơ sở hạ tầng, chất lượng dạy và học của các nhà
trường là cần thiết.
4.2.2.4. Cơ sở y tế
Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều tiến bộ. Năm 2009, trạm y tế
xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân. Thực
hiên đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng. Tỷ suất sinh thô


năm 2009 là 15,1%, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,98%, tỉ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng còn tương đối cao.
4.2.2.5. Văn hóa , thể dục thể thao
Toàn xã có 7 thôn mới có 5 thôn có nhà văn hóa, song quy mô diện tích
nhà văn hóa còn nhỏ hẹp, cần mở rộng hay quy hoạch mới trong tương lai.
Xã có hệ thống truyền thanh đến các thôn xóm, song trang thiết bị còn
hạn chế nên việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước nhiều khi chưa kịp thờ… Văn hóa thể dục thể thao mặc dù cơ sở vật
chất chưa có và còn thiếu song phong trào văn hóa văn nghệ hoạt động khá
sôi nổi các cuộc thi diễn ra thường xuyên. Phát triển văn hóa theo nếp sống
mới ngày càng được phát huy nhân rộng làng văn hóa, gia đình văn hóa, tổ
chức tập thể tiên tiến suất sắc…
Phong trào thể dục thể thao được phát triển với nhiều hình thức khá
phong phú và đa dạng. Nhiều hoạt động thể dục – thể thao chào mừng Đại
hội TDTT huyện đều được xã tham gia.
4.2.2.6. Năng lượng, bưu chính viễn thông
Hiện nay gần 100% số hộ có điện sinh hoạt và sản xuất, 90% số hộ có
phương tiện nghe nhìn nhưng hệ thống cung cấp điện trên toàn xã vẫn chưa

đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đường dây
vào các xóm chủ yếu là dây có tiết diện nhỏ gây ảnh hưởng không tốt đến
việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện. Trong thời gian tới,
xã cần đầu tư xây dựng mạng lưới điện hoàn chỉnh hơn những trạm hạ thế
hợp lý đảm bảo đúng theo quy hoạch phục vụ tốt đời sống của nhân dân.
Về bưu chính, hiện xã đã có 1 điểm bưu điện văn hóa tại trung tâm xã
và hệ thống các máy điện thoại trong khu dân cư đảm bảo tốt cho công tác
thông tin liên lạc.
4.2.3. Quốc phòng, an ninh
Xã đã thực hiện kế hoạch huyện giao hàng năm về việc tổ chức huấn
luyện cho dân quân tự vệ đều đạt kết quả khá lớn trở lên. Tổ chức bàn giao
và tiễn đưa thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, hoàn thành vượt chỉ
tiêu khám tuyển nghĩa vụ, đạt 100% giao quân hàng năm.


Công tác an ninh có bước chuyển biến tích cực, triển khai tổ chức thực
hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 8 của Bộ chính trị về chiến lược bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới.
Duy trì thực hiện tốt phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, tăng
cường công tác tuyên truyền về phòng chống, tố giác tội phạm.
4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ AN
THỊNH, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong đời sống sản
xuất của con người, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuẩt. Nó
tác động lớn đến sản xuất, đặc biệt là yếu tố quan trọng với công tác khuyến
nông trong việc chọn lựa các vùng đất cho phù hợp với các giống cây trồng.
Theo số liệu thống kê diện tích đất đai 01/01/2010 thì tổng diện tích đất
tự nhiên của xã là 1.008,20 ha.


Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 của xã An Thịnh
(Nguồn: Địa chính xã)

Qua biểu đồ 4.1 cho thấy, diện tích đất lúa nước lớn chiếm 78% tổng
diện tích đất nông nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 15%, diện tích
đất nông nghiệp còn lại và diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại chiếm
3%. Ngoài ra một phần nhỏ diện tích 1% nhân dân trồng cây lâu năm để tăng
thêm thu nhập.


×