Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIÁO án dự THI GIÁO VIÊN GIỎI cấp TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.36 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
Tên người dạy: Nguyễn Hoàng Vinh
Lớp: 5 – 6 tuổi A1 Trung tâm
Chủ đề: Gia đình
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Tên bài: Tách gộp 7 đối tượng thành 2 phần.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tách gộp 7 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau.
- Biết đặt số tương ứng cho mỗi nhóm.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đếm, so sánh hai nhóm đối tượng, tạo nhóm trong phạm vi 7.
- Rèn kĩ năng tách gộp 7 đối tượng thành 2 phần.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tham gia hoạt động tích cực.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Mô hình ngôi nhà bé My và cửa hàng bách hóa bán các loại đồ dùng trong gia
đình (Thìa, bát, bàn, ghế).
- Thẻ số từ 1 – 7
- Lô tô cái bát (7 cái bát)
- 7 hạt Lạc.
- Lô tô cái ấm và cái thìa (mỗi loại 7 cái)
- Tranh gắn số tương ứng với cách tách 3 – 4 và 2 – 5 (chơi trò chơi)
* Đồ dùng của trẻ:
- Rổ đồ chơi có:
+ Thẻ số từ 1 – 7
+ Lô tô cái bát (7 cái bát)



+ Tranh 7 cái ấm, 7 đôi đũa, 7 cái cốc, 7 cái ghế, 7 cái bàn, 7 cái thìa.
- Bảng cho trẻ tách các đối tượng.
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Các con ơi, chúng mình vừa hát bài hát gì? Bái hát có nhắc đến những ai? Gia
đình có bố, mẹ và con là gia đình gì? Các con thấy mọi người trong gia đình như
nào với nhau?
- Các con ơi, các con phải biết yêu thương, quý trọng những người thân trong
gia đình, ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ để ông bà, bố mẹ vui lòng nhé.
- Hôm nay gia đình bạn My chuyển về nhà mới để ở đấy, chúng mình cùng đi
thăm nhà mới của bạn My nào.
2. Hoạt động 2: Nội dung
* Luyện đếm các nhóm có số lượng 7:
- Đến nhà bạn My rồi. Chúng mình thấy nhà bạn My có những ai? Gia đình có
ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là gia đình gì? Chúng mình cùng đếm xem nhà bạn
My có mấy người nhé? 7 người tương ứng với số mấy? cô mời 1 bạn giỏi tìm
cho cô thẻ số 7 đặt vào nào.
- Nhà bạn My mới chuyển về nhà mới nên trong nhà còn thiếu rất nhiều loại đồ
dùng đấy, may sao ngay bên cạnh nhà bạn My là cửa hàng bách hóa, bạn My và
mẹ đã cùng nhau đi mua thêm 1 số đồ dùng về đấy. Chúng mình cùng xem nhà
bạn My mua những đồ dùng gì nhé.
- Các con hãy nhìn xem cửa hàng có bán những đồ dùng gì?
- Hãy cùng cô đếm xem có mấy cái bàn nào? 4 cái bàn tương ứng với số mấy?
bạn nào giúp cô chọn số đặt vào.
- Cùng cô đếm số thìa nhé. 5 cái thìa tương ứng số mấy? phải đặt thẻ số mấy
vào?
- Các con hãy đếm xem có bao nhiêu cái bát? 6 cái bát tương ứng số mấy? Bạn
nào đặt số tương ứng giúp cô?



- Có mấy cái ghế đây? Chúng mình cùng đếm nào? 7 cái ghế tương ứng với số
mấy? Mời 1 bạn chọn thẻ số tương ứng đặt vào nào.
- Sau khi mua sắm ở cửa hàng bách hóa, nhà bạn My đã đầy đủ các loại đồ dùng
rồi, và cũng đã đến giờ gia đình bạn My dùng bữa trưa rồi. Mẹ của bạn My đã
chuẩn bị rất nhiều các món ăn ngon cho bữa trưa, và đang chuẩn bị dọn cơm ăn,
chúng mình cùng xem bạn My giúp đỡ mẹ việc gì nhé.
- Cô mời các con lấy rổ đồ chơi, bảng và về tổ ngồi nào.
* Dạy trẻ tách gộp 7 đối tượng thành hai phần:
- Các con thấy trong rổ đồ chơi của mình có gì?
- Các con biết không nhà bạn My có bảy người nên mẹ bạn My đã phải chuẩn bị
7 cái bát để ăn cơm đấy (Cô xếp 7cái bát ra, mời trẻ xếp bát trong rổ ra bảng). 7
cái bát tương ứng số mấy? (Cô đặt thẻ số 7 vào, mời trẻ đặt thẻ số tương ứng)
+ Cách tách 1 - 6:
- Mẹ đang dọn bát thì My chạy đến và nói: “Mẹ ơi, con cũng muốn giúp đỡ mẹ
sắp bát mẹ ạ”
- Con ngoan quá, đây con cầm giúp mẹ nào (Cô lấy sang cho My 1 cái bát, mời
trẻ chuyển bát sang như cô)
- Bây giờ mẹ còn mấy cái bát? 6 cái bát tương ứng với số mấy? (Cô đặt thẻ số 6
vào, trẻ cũng đặt thẻ vào). Bạn My có mấy cái bát? 1 cái bát tương ứng với số
mấy? (Cô đặt thẻ số 1 vào, trẻ cũng đặt thẻ vào)
=> Cô có cách tách 1 – 6, cô đã chụp lại hình cách tách thứ nhất cho chúng mình
quan sát rồi đấy.
- Thế nhưng hình như bạn My chưa hài lòng, bạn nói với mẹ: “Không đâu, sao
mẹ cho con cầm ít thế ạ, con muốn giúp mẹ nhiều cơ” vừa nói bạn My vừa trả
lại cho mẹ cái bát mẹ vừa đưa cho My đấy. (Cô cất thẻ số 1 đi, trẻ cất thẻ đi)
- Vậy bây giờ mẹ lại có mấy cái bát rồi? chúng mình cùng đếm nhé. 7 cái bát
tương ứng với số mấy? (Cô đổi thẻ số 7, trẻ đổi thẻ)
+ Cách tách 2 – 5:
- Mẹ nói với My: “vậy con hãy giúp mẹ cầm nhiều bát hơn nhé” (Mẹ đưa cho

My 2 cái bát, trẻ chuyển sang bên 2 cái bát)


- Các con hãy đếm xem bây giờ mẹ còn bao nhiêu cái bát? 5 cái bát tương ứng
với số mấy? (Cô thay thẻ số 5 vào, trẻ thay thẻ)
- Bạn My có mấy cái bát? 2 cái bát tương ứng với số mấy? ( Cô đặt thẻ số 2 vào,
mời trẻ đặt thẻ)
=> Cô có cách tách 2 – 5, cô đã chụp lại cách tách thứ hai lại cho chúng mình
quan sát rồi đấy.
- Nhưng My vẫn chưa vui, bạn My nói vói mẹ “mẹ ơi, mẹ cho con cầm nhiều
bát hơn giúp mẹ đi, cầm 2 cái bát vẫn ít mẹ ạ” vừa nói bạn My vừa đưa lại 2 cái
bát cho mẹ (Cô cất thẻ số 2 đi, trẻ cất thẻ)
- Bây giờ mẹ lại có mấy cái bát các con nhỉ? Cùng đếm nào? 7 cái bát phải dặt
tương ứng số mấy? (Cô thay thẻ số 7 vào, mời trẻ thay thẻ)
- Thấy con gái muốn giúp mẹ cầm nhiều hơn, mẹ lại đưa thêm bát cho My. (Mẹ
đưa cho My 3 cái bát, mời trẻ chuyển sang 3 cái bát)
- Các con hãy xem bây giờ mẹ còn bao nhiêu cái bát? 4 cái bát tương ứng với số
mấy? (Cô thay thẻ số 4 vào, trẻ thay thẻ)
- Bạn My có mấy cái bát? 3 cái bát tương ứng với số mấy? ( Cô đặt thẻ số 3 vào,
trẻ đặt thẻ vào)
=> Cô có cách tách 3 – 4, cô đã chụp lại cách tách thứ ba lại cho chúng mình
quan sát rồi đấy.
- Mẹ và My đang chuyển bát thì có khách vào thăm nhà, mẹ đã nhờ My cầm nốt
số bát của mẹ để mẹ ra mở cửa cho khách đấy. Bây giờ mẹ còn mấy cái bát? Bạn
My có mấy cái bát?
- Bạn My đã giúp mẹ cầm bát ra bàn và chia bát rất giỏi đấy. Chúng mình thấy
bạn My có đáng khen không nào?
=> Cô khái quát: Để tách 7 đối tượng thành 2 phần cô có 3 cách tách:
- Cách tách thứ nhất là cách tách 1-6 (Cô chỉ vào bức tranh chụp cách tách 1 – 6)
- Cách tách thứ 2 là cách tách 2-5 (Cô chỉ vào bức tranh chụp cách tách 2 – 5)

- Cách tách thứ 3 là cách tách 3-4 (Cô chỉ vào bức tranh chụp cách tách 3 – 4)
- Cô hỏi trẻ có mấy cách tách? Là những cách tách nào (Hỏi 3 – 4 trẻ)
* Cho trẻ tách gộp theo ý thích:


- Bây giờ các con hãy lấy bát trong rổ đồ chơi ra và tách thành 2 phần theo ý
thích của các con nhé và sau khi tách xong các con hãy đặt thẻ số tương ứng vào
nhé.
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ.
- Cô hỏi trẻ cách tách? Hỏi có bạn nào có cách tách giống bạn không? (cô hỏi 3
– 4 trẻ)
* Trò chơi:
+ TC 1: “Tập tầm vông”
-Cách chơi: Cô có 7 hạt lạc, cô chia số hạt lạc ra hai tay, cô sẽ đọc “Tập tầm
vông… tay nào có, tay nào không, đố ai đoán được mỗi tay có mấy hạt lạc?”
nhiệm vụ của các con là đoán xem ở mỗi tay cô có mấy hạt lạc nhé.
- cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
+ TC 2: Thi xem đội nào giỏi
- Cách chơi, luật chơi: Nhà bạn My mới chuyển về nhà mới nên cần dọn dẹp rất
nhiều, bạn My muốn nhờ chúng mình giúp bạn sắp xếp 1 số đồ dùng vào tủ đồ
đấy, chúng mình có đồng ý giúp bạn My không? Để giúp bạn, cô sẽ chia lớp
mình thành 2 đội (đội xanh và đội đỏ). Ở đây cô có 2 loại đồ vật, các con nhìn
xem đó là đồ vật gì? (cho đếm số lượng), nhà bạn My có 2 chiếc tủ để cho chúng
mình xếp 2 loại đồ vật đấy vào đấy, 1 tủ màu xanh (cho đội màu xanh) sẽ cất
những chiếc ấm, 1 tủ màu đỏ (cho đội màu đỏ) xếp những chiếc thìa, dưới 2
chiếc tủ có gắn số ở mỗi ngăn, tương ứng với số lượng đồ vật cần xếp vào trong
ngăn tủ đó (cô cho trẻ xem số ở mỗi ngăn tủ và nói số lượng đồ vật tương ứng
cần đặt vào). Hai đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc, khi cô hô bát đầu, lần lượt từng
bạn từ bạn đầu hàng lên lấy lô tô đồ vật của đội mình gắn vào tủ của đội sao cho
số lượng tương ứng với số ở dưới mỗi ngăn tủ, sau khi bạn đầu hàng gắn xong,

chạy về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo lên (mỗi bạn chỉ gắn 1 lô tô). Đội nào
hoàn thành nhanh và đúng hơn là đội chiến thắng, đội còn lại sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi.


- Số lượng trên ngăn tủ của 2 chiếc tủ tương ứng với 2 ách chia 7 đối tượng ra
thành 2 phần : 2 – 5 và 3 – 4. Còn 1 cách chia 1 – 6 nữa, chiều nay cô sẽ cho lơp
mình chơi tiếp nhé.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Chuyển hoạt động.



×