Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích đánh gia role reg 670 bảo vệ máy phát nhà máy thủy điện đồng nai 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.88 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN ANH TUẤN

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ RƠLE REG 670 BẢO VỆ
MÁY PHÁT NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Điện
Mã số

: 60.52.02.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Phản biện 1: PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT

Phản biện 2: TS. BẠCH QUỐC KHÁNH

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào
ngày 03 tháng 03 năm 2018.


* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 nối vào lưới điện quốc gia qua 02
đường dây 220KV và truyền tải công suất 180MW từ nhà máy tới trạm
500KV ĐăkNông
Đây là nhà máy có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn
điện cho lưới điện khu vực miền nam, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi nhu cầu phụ tải ngày càng phát triển. Do đó yêu cầu nhà máy phải
vận hành an toàn liên tục tin cậy để đảm bảo cung cấp nguồn cho phụ
tải.
Hiện nay hệ thống rơle bảo vệ được trang bị để đảm bảo an toàn
trong quá trình vận hành tổ máy. Vì Vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và
trang bị kiến thức lý thuyết và ứng dụng các thiết bị rơle số là cần thiết
sẽ mang lại hiệu quả ứng dụng cao và an toàn tin cậy khi vận hành hệ
thống bảo vệ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu kiểm tra khả năng đáp ứng của các chức năng rơle
bảo vệ đang sử dụng tại nhà máy Đồng Nai 3;
Nghiên cứu và kiểm tra các giá trị seting đáp ứng yêu cầu trong
bảo vệ máy phát nhà máy Đồng Nai 3.
Đánh giá mức độ làm việc an toàn, tin cậy của hệ thống đang sử
dụng và mức độ vận hành máy phát khi có sự cố bên trong và bên
ngoài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cấu trúc phần cứng và phần mềm của rơ le kỹ thuật
số đang sử dụng: REG670 của hãng ABB.
Nghiên cứu, kiểm tra giá trị cài đặt của hệ thống bảo vệ đang cài
đặt;
Khả năng đáp ứng vận hành của máy phát khi có sự cố;
Phạm vi nghiên cứu:


2
Hệ thống rơ le bảo vệ nhà máy Đồng Nai 3 bao gồm rơ le kỹ
thuật số: REG670.
Tính toán kiểm tra các chức năng cơ bản của rơle bảo vệ máy
phát.
Sự cố cắt tải 1 đường dây Đồng Nai 3 – Đắk Nông và khả năng
vận hành máy phát.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu về rơ le REG670, nghiên cứu giá trị setting
các chức năng cơ bản do trung tâm điều độ HTĐ A0, A3 cung cấp để
cài đặt. Kết hợp tính toán kiểm tra một số chức năng cơ bản.
Sử dụng số liệu thực tế sửa chữa bảo dưỡng thiết bị của đơn vị
thí nghiệm hiệu chỉnh để kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra làm việc của các chức năng qua phần mềm giao tiếp rơ
le PCM 600.
5. Bố cục luận văn.
Chương 1: Tổng quan về rơ le REG 670 bảo vệ máy phát nhà
máy Đồng nai 3
Chương 2: Đánh giá khả năng làm việc của rơ le REG bảo vệ
Đồng nai 3 hiện nay.
Chương 3: Thử nghiệm kiểm tra làm việc của các chức năng với

phần mềm giao tiếp rơle pcm 600
Chương 4: Đánh giá khả năng vận hành máy phát khi có sự cố
bên trong và bên ngoài
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RƠLE REG 670 BẢO VỆ MÁY PHÁT
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ROLE REG 670
REG670 do hãng chế tạo ABB sản xuất, được sử dụng để bảo
vệ, giám sát hoạt động của máy phát điện. Đây là một thiết bị điện tử
thông minh đáp ứng được sự đòi hỏi cao về độ tin cậy. Ngoài ra


3
REG670 còn có khả năng phối hợp với nhau trong quá trình làm việc
để tạo một hệ thống bảo vệ dự phòng chắc chắn.
REG670 luôn tương thính với những yêu cầu bảo vệ của hầu
hết các nhà máy, trạm biến áp và đường dây truyền tải.
REG670 được giao tiếp với máy tính cài đặt thông qua phần
mềm PCM600 hoặc có thể cài đặt các chức năng và thông số của bảo
vệ thông qua hệ thống bàn phím trên relay.
1.2. CẤU TẠO RƠLE REG 670
Bao gồm phần cứng và giao diện người máy
Phần cứng gồm
Modul phản hồi tổng hợp UBM:
Modul nguồn cấp PSM
Modul số NUM:
1.3. CÁCH KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI RƠLE REG 670.
 Kết nối máy tính cài đặt với relay giúp ta kiểm tra, thay đổi
thông số cài đặt cũng như tải những dữ liệu cần thiết khi phân tích,
đánh giá sự cố.

1.4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Thông qua việc tìm hiểu chức năng, cấu tạo và cách kết nối
với rơle qua phần mềm PCM 600 giúp hiểu rõ hơn về cấu hình và
nguyên lý của các rơle bảo vệ
Nắm rõ chức năng, cấu tạo giúp người vận hành làm chủ các
cảnh báo bất thường trên rơle cũng như nhiệm vụ của rơle
Cách kết nối phải theo 01 trình tự nhất định các bước thì mới
thực hiện kết nối được
Trong quá trình kết nối yêu cầu phải lưu ý lưu, sao các bộ dữ
liệu các chức năng bảo vệ cẩn thận, khoa học tránh nhầm lẫn.
Việc nắm bắt cấu hình giúp người vận hành truy cập nhanh và
chính xác các thông tin khi có sự cố và tình trạng làm việc bình thường
của rơle


4
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA RƠ LE REG 670
BẢO VỆ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 HIỆN NAY
2.1. SƠ ĐỒ BẢO VỆ TỔ MÁY

Hình 2.1 .Sơ đồ bảo vệ tổ máy
2.2. SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI MẠCH DÒNG ÁP BẢO VỆ
Tại các relay REG670 tín hiệu dòng áp được đưa vào 2 modul
đầu vào là TRM1 và TRM2.
Đấu nối mạch dòng, áp tại relay REG670 đặt tại tủ bảo vệ
RJ1A.
Đấu nối mạch dòng, áp tại modul TRM1



5

Hình 2.2: Đấu nối mạch dòng, áp tại modul TRM1
2.3. CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ CỦA MÁY PHÁT ĐỒNG NAI 3
2.3.1 Tủ RJ1A
2.3.1.1. Chức năng 87G (bảo vệ so lệch dọc máy phát)
Nguyên lý bảo vệ
- Ngắn mạch giữa các cuộn dây của stator thường gây nên dòng
rất lớn, khi xảy ra ngắn mạch thường gây nên hỏng cách điện,cuộn dây
và lõi stator. Vì vậy khi xảy ra sự cố ngắn mạch giữa các cuộn dây
trong stator thì cần được loại trừ nhanh nhất.
Sơ đồ nguyên lý
- Vị trí Vùng bảo vệ so lệch máy phát là vùng được bảo vệ giữa
2 CT, CT phía sau trung tính máy phát và CT phía sau máy cắt đầu cực

 Nguyên lý tác động của bảo vệ.


6
 Khi có ngắn mạch trong vùng

Idiff_L1 2.IL1n lớn hơn nhiều so với dòng hãm nên bảo vệ sẽ
tác động.
 Khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ
Idiff_L1 = IKCB (dòng điện không cân bằng chạy trong
CT) nhỏ hơn nhiều so với dòng điện hãm nên bảo vệ không tác động.
 Tính toán cài đặt dòng so lệch
 Tính toán dòng khởi động nhỏ nhất: idmin để tránh dòng
không cân bằng do CT máy phát
- IdMin = Kre1 x Ier.n x IG.N = 1.5 x 0.02 x 3881.5 = 116.445A

- Krel: là hệ số cân bằng = 1,5
- (xem hình 3.1).
Bước 2: Kết nối dây nối đất đến vị trí nối đất của hợp bộ thử
nghiệm CMC 256plus.


13
Bước 3: Kết nối dây từ nguồn điện 220VAC đến đầu vào nguồn
nuôi của hợp bộ thử nghiệm CMC 256plus.
Bước 4: Đấu nối dây dẫn mạch dòng,áp từ vị trí 1, 2, 3, N của
cửa phát dòng điện ra, tương ứng đến các đầu vào pha A, B, C, N mạch
dòng,áp của rơ le.
Bước 5: Từ cửa tín hiệu đầu vào nhị phân vị trí số 1, đấu 2 dây
vào tiếp điểm đầu ra khởi động hoặc tác động của rơ le.
Bước 6: Bât nguồn máy đo, kết nối máy tính với máy đo, khởi
động phần mềm điều khiển máy đo:Test Universe Start Page 2.41 SR1
vào mục Quick CMC hiện ra giao diện như 0.
Bước 7: Cài đặt giá trị cho rơ le và tiến hành cho mức tải/điểm
đo đầu tiên như sau:
 Đưa giá trị dòng điện, điện áp ban đầu vào rơ le vào pha A,
 Đưa giá trị dòng điện, điện áp kết thúc vào.
 Chờ đến khi rơ le tác động, đèn báo mục Trip sáng. Thời gian
tác động hoặc khởi động xác lập hiển thị ở mục Trip.
 Ghi số liệu thời gian đo được lại.
Bước 8: Lặp lại bước 7 đối với giá trị nhập vào Pha B, Pha C.
3.2. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ VỚI
PHẦN MỀM PCM 600
 Thử nghiệm các chức năng của tủ RJ1A.
- Hợp bộ thử nghiệm: CMC 256.
- Sai số cho phép: ± 5% so với giá trị đặt, tính toán.

 Bảo vệ dưới điện áp (27)
- Bảo vệ quá điện áp (59)
- Bảo vệ quá tần số, kém tần số (81H, L):
 Chức năng 81H
- Chức năng 81L
- Bảo vệ quá kích từ (24G) :
- Bảo vệ công suất ngược: (32)
 Bảo vệ mất kích từ (40)


14
- Bảo vệ trở kháng thấp (21)
- Bảo vệ 27/50 (50AE)
- Bảo vệ dòng điện thứ tự nghịch: (46)
 Bảo vệ quá tải máy phát: (49G)
- Bảo vệ so lệch máy phát: (87G)
- Bảo vệ lấy tín hiệu từ BAT LV CT 5000/1A và G NEUTRAL
SIDE CT 5000/1A ,
- Thử đo lường BAT LV CT 5000/1A
Giá trị hiển thị (A)
Giá trị bơm
Giá trị tính
(A)
Pha A
Pha B
Pha C
toán(A)
0
0
0

5005 240
4993 120
4995 0
1

Sai số (%)
0,1

-0,1
-0,14
- Quy ước:
+Tín hiệu từ BAT LV CT 5000/1A: I1
+G NEUTRAL SIDE CT 5000/1A: I2
- Thử IdMin:
87G: IdMin
Thử 3 pha Thử pha A
Thử pha B
phía I1
I tác động (A)
0,157
0,157
0,157
I tính toán (A)
0,155
Sai số % I
1,29
Thời gian tác
0,04
động(s)
Thời gian cài

0
đặt t(s)

5000

Thử pha C
0,157


15
87G:
Thử pha A
Thử pha B
Thử pha C
IdMin phía Thử 3 pha
I2
I tác động
0,157
0,157
0,157
0,157
(A)
I tính toán
0,155
(A)
Sai số % I
1,29
Thời gian
0,036
tác động (s)

Thời gian
0
cài đặt t (s)
-Thử độ dốc bộ phận 2 (30%):
87G: Bơm I1
Ghi
cố định,
Thử 3 pha Thử pha A Thử pha B Thử pha C chú
Thay đổi I2
I 1 bơm(A)
1,55
1,55
1,55
1,55
I2 tác
1,045
1,045
1,045
1,045
động(A)
Bơm
I2 tính toán
góc
1,046
1,046
1,046
1,046
(A)
lệch
pha 2

Sai số % I
-0,09
-0,09
-0,09
-0,09
phía =
Thời gian tác
0,03
1800
động (s)
Thời gian cài
0
đặt t(s)
-Thử độ dốc bộ phận 3(80%):
Ghi chú
87G: Bơm
I1 cố định, Thử 3 pha Thử pha A Thử pha B Thử pha C
Thay đổi I2
I 1 bơm(A)
3,88
3,88
3,88
3,88
Bơm góc


16
I2 tác
lệch pha
1,9

1,9
1,9
1,9
động(A)
2 phía =
1800
I2 tính toán
1,9
1,9
1,9
1,9
(A)
Sai số % I
0
0
0
0
Thời gian tác
0,03
động (s)
Thời gian cài
0
đặt t(s)
- Trip GCB, FCB, Shutdown, Signal: tiếp điểm tác động tốt.
 Bảo vệ so lệch ngang máy phát (51GN)
- Relay SPAJ140C: (K3) Bảo vệ quá tải Rotor
- Thử nghiệm các chức năng của tủ RJ1B
 Bảo vệ dưới điện áp (27)
- Bảo vệ quá điện áp (59)
- Bảo vệ quá tần số, kém tần số (81H, L):

 Chức năng 81L:
- Bảo vệ quá kích từ (24G)
 Bảo vệ trở kháng thấp (21)
 Bảo vệ mất kích từ (40)
- Bảo vệ 27/50
 Bảo vệ công suất ngược: (32)
- Bảo vệ quá tải máy phát: (49G)
- Bảo vệ dòng điện thứ tự nghịch: (46)
- Bảo vệ so lệch ngang máy phát (51GN)
- Bảo vệ chạm đất 0-95% stator (59N) và 95-100% stator (64N):
- Bảo vệ chạm đất Rotor: (64R)
3.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Thông qua việc thực hiện quy trình thử nghiệm giúp người
vận hành nắm bắt làm chủ được các chức năng bảo vệ.
- Việc kiểm tra các thông số đo lường, thử nghiệm tác động
locgic hay thử nghiệm chức năng bảo vệ giúp đánh giá và phát hiện kịp


17
thời sự làm việc không ổn định của thiết bị cũng như không chính xác
của các chức năng bảo vệ từ đó có các phương án thay thế hiệu chỉnh
phù hợp.
- Kết quả thử nghiệm các chức năng bảo vệ cho thấy các chức
năng của Rơ le làm việc chính xác, đảm bảo điều kiện cài đặt ban đầu.
một số các thông số có sai số tuy nhiên giá trị nằm trong giới hạn cho
phép và không ảnh hưởng đến sự làm việc an toàn của thiết bị
- Hệ thống bảo vệ tổ máy đủ điều kiện đưa vào vận hành.
- Các chức năng đã làm việc đúng và tác động theo đúng giá trị
cài đặt ban đầu. Các tín hiệu tác động bảo vệ truyền cắt tốt
- Chức năng 78 không giả lập được do không có đủ bộ thông số

đầu vào của đường dây.
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VẬN HÀNH MÁY PHÁT KHI SỰ CỐ
BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI
4.1. THÔNG SỐ MÁY PHÁT, ĐƯỜNG DÂY
 Nhà máy Đồng Nai 3 gồm 02 tổ máy có tổng công suất
180Mw; điện áp danh định là 15,75KV. Được kết nối với hệ thống điện
quốc gia qua 02 máy biến áp tăng áp 106MVA-15,75/230 KV và phát
lên hệ thống điện quốc gia thông qua đường dây 220KV mạch kép loại
dây AC 400/51 dài 30,6km từ nhà máy Đồng Nai 3 về trạm biến áp
500KV ĐăkNông.
 Thông số Máy Phát:
- Loại : SF90-28/7600
- Hãng : DEC, China
- Công suất định mức: 105,9 MVA (90MW)
- Cos φ:
0,85
- Điện áp định mức:
15,75 kV
- Dòng điện định mức : 3881 A
- Tốc độ quay định mức: 214 vòng/ phút
- Tần số định mức:
50 Hz


18
- Tốc độ quay lồng tốc định mức: 420 vòng/phút
- Công suất Qđm phát ra (Uđm, 0,85): 55,81 MVAR
- Công suất Qđm nhận vào (Uđm, 0,85): 55,81 MVAR
- Tổng tổn thất máy phát: 1720 kW

- Cấp cách điện : F
 Thông số đường dây:
- Độ dài:
30,6 Km
- Mã Dây:
AC 400
- Dòng định mức:
900 A
- R1:
0,075 Ohm/Km
- X1:
0,413 Ohm/Km
- R0:
0,211 Ohm/Km
- X0:
1,4455 Ohm/Km
4.2. PHÂN TÍCH VẬN HÀNH
 Nhà máy Đồng Nai 3 được nối vào hệ thống thông qua đường
dây 220Kv mạch kép Đồng Nai 3- ĐăkNông. Nên chế độ vận hành phát
công suất của nhà máy Đồng Nai 3 phát ra hầu hết ảnh hưởng đến trào
lưu truyền tải từ phía 220KV lên phía 500KV trạm biến áp 500KV
ĐăkNông; Đồng Thời khi có sự cố trên đoạn đường dây 220KV hay
khu vực trạm 500KV đều có ảnh hưởng đến sự ổn định và vận hành của
02 tổ máy nhà máy Đồng Nai 3 và Lưới truyền tải trong khu vực phía
Nam.
 Để Đánh giá xét các trường hợp:
 Sự cố tổ máy phát: 01 tổ mát phát (tương ứng cắt tải 100%)
 Sự cố 01 mạch đường dây 220Kv Đồng Nai 3 – ĐăkNông.
 Chế độ phụ tải: xét ở chế độ phụ tải cực đại; 02 tổ máy phát
tối đa công suất.

 Đánh giá chế độ ổn định quá độ trên cơ sở phối hợp thực tế
của các rơle bảo vệ trên lưới, đường dây truyền tải và máy phát nhà
máy Đồng Nai 3; Các bảo vệ đường dây 220KV bao gồm 87L, 21 có
truyền cắt theo sơ đồ POTT. Do vậy thời gian tác động các rơle bảo vệ
đối với các sự cố được coi như tức thì . có độ trễ thời gian tùy theo phối
hợp giữa các bảo vệ.


19
4.3. ỨNG DỤNG MÁY CHỤP SÓNG 16 KÊNH WR300-UM-153
 Mô tả thiết bị
- Tên thiết bị: Máy chụp sóng 16 kênh WR300-UM-153.
- Kiểu: WR300-UM-153.
- Nhà chế tạo: Nhật bản
 Quá trình Thực hiện ghi dạng sóng
Để tiến hành ghi dạng sóng ta tiến hành theo các bước sau:
 Bước 1: cấp nguồn cho thiết bị
 Bước 2: đấu nối các đầu vào đo
 Bước 3: tiến hành cài đặt thông số
 Bước 4: nhấn phím START/STOP và tiến hành đọc thông số
dạng sóng. Ta được màn hình sau:

Hình 4.11. Màn hình hiển thị đo lường dạng sóng
(1). Vùng hiển thị chế độ đo: hiển thị chế độ đo hiện hành được
chọn.
(2). Vùng hiển thị ngày/giờ: hiển thị ngày/giờ tại thời điểm đo.
(3). Vùng hiển thị tốc độ in (ghi) biểu đồ.
(4). Hiển thị trạng thái đang làm việc của thiết bị: ví dụ: thiết bị
báo “Awaiting trigger” khi đó thiết bị đang đợi để hiển thị tín hiệu



20
trigger
(5). Vùng giám sát: hiển thị các giá trị tín hiệu đầu vào cho mỗi
kênh.
(6). Vùng hiển thị vị trí: hiển thị các vị trí tín hiệu đầu vào cho
mỗi kênh.
(7). Vùng hiển thị cửa sổ các cài đặt/dạng sóng: hiển thị dạng
sóng của các tín hiệu đo lường
(8). Vùng hiển thị biên độ: hiển thị độ rộng vùng (biên độ) cho
giới hạn đặt.
(9). Giới hạn tỉ lệ dưới: hiển thị giới hạn dưới của tỉ lệ đặt cho
mỗi kênh.
(10). Giới hạn tỉ lệ trên: hiển thị giới hạn trên của tỉ lệ đặt cho
mỗi kênh.
(11). Chú thích kênh: hiển thị chú thích của người sử dụng cho
mỗi kênh.
4.4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM CẮT TẢI 01 MÁY PHÁT
 Sơ đồ thử nghiệm

 Xét Trường hợp cắt tải 01 máy phát tương đương mất tải đột
ngột do sự cố 01 đường dây 220K ĐăkNông
4.4.1. Trường hợp Sa thải tải tại MC 902
 Ứng với trường hợp sự cố trong vùng bảo vệ nội bộ máy phát:
Trường hợp này các bảo vệ bao gồm: 87 G, 21G, 49G, 24G; 64R,

 Với tải là 100% Pđm , Q= 33.5 Mvar


21

-

Các thông số đo được :
Tốc độ lớn nhất ; 153.0% tốc độ định mức
Áp lực trước buồng xoắn lớn nhất : 1.389 Mpa
Dòng kích từ lớn nhất : 989.478A
Điện áp máy phát lớn nhất : 17.22 KV
Thời gian ổn định của tần số : 50s
Thời gian ổn định của điện áp : 40s

Hình 4.7: Cắt tải với 100%Pđm tại MC 271,273
Khi có sự cố trên đường dây. Do dao động trên lưới, ảnh
hưởng đến ,đường dây và máy phát, các bảo vệ sẽ tác động cắt máy cắt
đầu đường dây; tốc độ tổ máy sẽ tăng lên do mất tải, do tải lớn nên tốc
độ vượt định mức cấp 2. Các thông số khác như áp kích từ tăng lên
vượt quá giá trị định mức, tổ máy bị lồng tốc cấp 2.
4.4.3 Trường hợp cắt tải đồng thời cả 02 tổ máy
 Với tải 100%Pđm
Các thông số đo được :
 Tốc độ lớn nhất H1 =173,6 % tốc độ định mức
 Tốc độ lớn nhất H2 =151,7 % tốc độ định mức
 Áp lực trước buồng xoắn lớn nhất : 1.430 Mpa
 Dòng kích từ lớn nhất : 950.86A


22
 Điện áp máy phát lớn nhất : 16,98 KV
 Thời gian ổn định của tần số : 50s
 Thời gian ổn định của điện áp : 30s


Hình 4.8: Cắt tải 100%Pđm 02 tổ máy
 Trường hợp khi sự cố đường dây hay dao động lưới lớn ảnh
hưởng đến cả 02 máy phát thì khi thử nghiệm tác động sự cố cho thấy
cả 02 máy phát khi đang phát đầy tải mà cắt tải đột ngột thì xảy ra lồng
tốc cấp 2 của cả 02 tổ máy. Khi đó các bảo vệ sẽ làm việc để tách tổ
máy ra khỏi lưới. Theo biểu đồ trên khi đó cánh hướng đóng lại nhanh
để hạn chế tốc độ tổ máy. Các bảo vệ phần điện liên quan máy phát
hoạt động đảm bảo tách máy phát khỏi lưới an toàn.
4.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
 Kết quả thử nghiệm khi cắt tải 01 tổ máy tương ứng với cắt
tải đột ngột do sự cố 01 đường dây 220KV đăknông cho thấy thời gian
ổn định của tần số và điện áp nằm trong giới hạn cho phép. Khi sự cố
xảy ra hệ thống vẫn làm việc ổn định. Các máy phát trong các trường
hợp thử nghiệm đều đáp ứng tốt, Đường dây còn lại vẫn làm việc bình
thường.
 Khi xảy ra sự cố dao động lưới, máy phát đáp ứng tốt, các
chức năng bảo vệ tác động cắt máy cắt đường dây. Hoặc máy cắt đầu
cực để đảm bảo tách tổ máy ra khỏi sự cố. Phối hợp trên đường dây


23
truyền tải nếu sự cố thoáng qua thì đóng lập lại và hòa lại tổ máy.
Trường hợp tách hẳn 01 đường dây nhưng sự cố chưa ảnh hưởng đến
máy phát. Thì tổ máy vẫn vận hành bình thường và truyền tải công suất
trên xuất tuyến còn lại , tùy theo khả năng đáp ứng. Mức độ sự cố và sự
phối hợp giữa các bảo vệ.
 Kết quả thử nghiệm cắt tải cho thấy khả năng đáp ứng của
máy phát khi làm việc nối lưới đồng thời cho thấy các chức năng bảo
vệ của Rơle REG 670 làm việc tin cậy và ổn định, đảm bảo an toàn cho
tổ máy vận hành khi có các sự cố nội bộ máy phát và các sự cố do ảnh

hưởng từ bên ngoài như dao động lưới hoặc sự cố 01 đường dây truyền
tải 220KV ĐăkNông.
 Khi cắt tải bằng MC đầu cực 902 hoặc 271, 273 thì thời gian
cũng như các thông số, điện áp, tốc độ tổ máy có lệch nhau; Khi cắt tại
MC 902 thì do tổ máy có điều chỉnh tốc độ tự động, nên xét cùng tải
Pmax = 100% thì tốc độ khi cắt tại máy cắt đầu cực ít bị vọt lố hơn so
với khi cắt tại máy cắt 271, 273.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Việc tìm hiểu ứng dụng role REG 670 trong bảo vệ máy phát
nhà máy Đồng Nai 3 là rất cần thiết và thiết thực trong việc làm chủ các
thiết bị kỹ thuật số, đáp ứng được nhu cầu về áp dụng khoa học kỹ thuật
công nghệ trong thời kỳ phát triển công nghiệp mới.
- Luận văn đã nghiên cứu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý làm
việc chung của các rơle bảo vệ máy phát nhà máy Đồng Nai 3
- Áp dụng phần mềm PCM 600 và hợp bộ thử nghiệm đánh giá
kiểm tra thử nghiệm được các giá trị cài đặt và locgic làm việc của các
chức năng bảo vệ máy phát .
- Giúp người vận hành và sửa chữa nắm bắt được quá trình thử
nghiệm một chức năng cơ bản tử đó tiến hành thực nghiệm. Kết quả thử


24
nghiệm trong chương 3 cho thấy sự làm việc tin cậy an toàn của các chức
năng bảo vệ đảm bảo cho tổ máy an toàn khi làm việc nối lưới.
- Sử dụng phần mềm chụp sóng đánh giá được sự làm việc của tổ
máy khi có dao động lưới; cụ thể là sự cố cắt tải đột ngột hay tương ứng
sự cố cắt 01 mạch đường dây truyền tải 220KV. Kết quả thử nghiệm
cho thấy máy phát nhờ có các chức năng bảo vệ cơ bản đã tác động tác.
Khi sự cố xảy ra máy phát có ảnh hưởng xong các kết quả đều nằm

trong giới hạn an toàn. Các chức năng hoạt trong role REG 670 đã đáp
ứng đầy đủ và an toàn đảm bảo cho việc vận hành máy phát chống lại
các dạng sự cố nội bộ và bên ngoài ảnh hưởng đến máy phát.
- Kiến nghị :
- Hạn chế của phần mềm PCM600 Với chức năng 78 là chức
năng bảo vệ tổ máy khi có dao động lưới; tuy nhiên phần mềm PCM
600 chưa thực hiện kiểm tra được. Vì yêu cầu tổ máy phải nối lưới,
đồng thời phải bổ sung thêm các thông số hệ thống lưới thì mới mô
phỏng thử nghiệm kiểm tra được.
- Nghiên cứu sâu hơn nữa về role REG 670 đồng thời thiết kế giả
lập 01 bộ thông số lưới để kiểm tra thử nghiệm chức năng 78, đồng thời
mở rộng mô phỏng thêm trong trường hợp sự cố 01 MBT trạm 500KV
Đăk Nông, sau đó phân tích và đánh giá sự làm việc và đáp ứng của các
tổ máy nhà máy Đồng Nai 3 và hệ thống mạch đường dây truyền tải.
- Mở rộng nghiên cứu phân tích thêm các loại rơle khác làm căn
cứ so sánh với rơle đang sử dụng REG 670 và đánh giá phân tích
mở rộng.



×