Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.2 KB, 9 trang )

Câu 6: Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh
* Nêu khái niệm:
- Yêu nước: Lòng yêu nước là 1 nguyên tắc đạo đức và chính trị, 1 tình cảm xã hội mà nội dung là tình
yêu và lòng thành kính đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, ý chí bảo vệ
quyền lợi của đất nước.
- CNYN: là hệ thống lý thuyết, thế giới quan, nhân sinh quan được cả cộng đồng áp dụng. CNYN là sự
phát triển cao của tinh thần yêu nước, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thành tố tình cảm, lí trí và hành
động yêu nước của cả 1 cộng đồng dân tộc.
a) Bối cảnh lịch sử:
- Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ, xã hộ Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Nhân dân bị bóc lột, đời sống lầm than, đói khổ
+ Nông nghiệp: cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, mở rộng đồn điền, thuê lao động giá rẻ, độc quyền
về muối và sắt, sưu cao thuế nặng, đê điều không được tu bổ, nạn mất mùa, hạn hán xảy ra thường
xuyên…
+ Công thương nghiệp trì trệ kém phát triển, Pháp độc quyền về xuất nhập khẩu, hàng hóa khan hiếm,
giá cả đắt đỏ.
- Nhiều phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp bị thất bại. Hai khuynh hướng chính là theo ngọn cờ
phong kiến như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nông dân của Hoàng Hoa Thám, theo khuynh hướng
dân chủ tư sản như cuộc khởi nghĩa, cải cách của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều bị Pháp đàn áp
và thất bại nặng nề => đặt ra yêu cầu cần có con đường cứu nước mới.
b) Truyền thống quê hương, gia đình và phẩm chất cá nhân:
- Quê hương: làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi có truyền thống yêu nước
và nơi vang danh những anh hùng trong lich sử chống giặc ngoại xâm như: Đặng Thai Mai, Phan Bội
Châu,… Con người nơi đây đôn hậu, chất phác và đoàn kết trong công cuộc kháng chiến. Là nơi đi đầu
trong những phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Gia đình: sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học. Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc- một nhà nho
yêu nước sâu sắc, thương dân, lao động cần cù và ý chí vượt qua khó khăn Bên cạnh đó thì tư tưởng lấy
dân làm gốc và cách giáo dục của cụ đã có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành tư tưởng yêu nước của
Hồ Chí Minh sau này. Điển hình như, trong bối cảnh đất nước bị chia cắt làm 2 trường phái nho giáo và
tây học với 2 quan điểm khác nhau ,cùng đó là chữ Tây bị tẩy chay thì cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan điểm
khác: Muốn chống pháp thì phải hiểu Pháp ,muốn hiểu thì phải hoc tiếng kẻ thù. Cho nên, cụ đã tạo điều


kiện cho con mình học tiếng Pháp .Riêng Người được cha tạo cho 4 lần học tiếng Pháp .Nhờ có tiếng
Pháp nên trong thời gian ở Phan Thiết Người ngoài thời gian đi dạy còn có thời gian tìm đọc những cuốn
sách quya trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông như Vonte, Rutxô, Môngtetxkio…hiểu thêm về các nước


khác. Đây là cơ sở quan trọng giúp Hồ Chí Minh chọn lựa con đường ra đi tìm đường cứu nước của mình
Mẹ là bà Hoàng Thị Loan- một người phụ nữ nhân hậu, đảm đang, biết hy sinh cho gia đình ,cho chồng
cho con ,vượt qua gian khổ ,sống chan hòa với mọi người
- Phẩm chất cá nhân: có tư chất thông minh, có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê
phán tinh tường và sáng suốt. Bên cạnh đó, ở Người còn có sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri
thức phong phú của thời đại, tinh hoa văn hóa của dân tộc và dân tộc cùng với những kinh nghiệm đấu
tranh của phong trào cách mạng trên thế giới. Đặc biệt, ở Người có một tấm lòng yêu nước sâu sắc, một
chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân, thương những người cùng
khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì đọc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng
bào. Người là một ngừoi sống giản dị và luôn tin vào nhân dân “lấy dân làm gốc”
c) Tiền đề tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh
- Thứ nhất là giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là sự hình thành suốt 4000 năm lịch sử dựng nước
và giữ nước: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; bên cạnh đó
là tinh thần nhân nghĩa truyền thống đoàn kết tương thân tương ái; không những thế còn là một dân tộc
gan góc, có truyền thống lạc quan, yêu đời và trọng hiền tài; Và là một dân tộc cần cù, thông minh, sáng
tạo trong lao động và sản xuất là những yếu tố tạo nên giá trị mang đậm bản sắc con người Việt Nam .
- Thứ hai là tinh hoa văn hóa của nhân loại: Bao gồm tư tưởng văn hóa phương Đông và tư tưởng văn
hóa phương Tây. Về tư tưởng văn hóa phương Đông gồm nho giáo và phật giáo. Trong đạo nho giáo Hồ
Chí Minh tiếp thu những triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, triết lý nhân sinh, tu
nhân dưỡng tính như thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách… trong tư tưởng của Phật
giáo thì Người tiếp thu quan điểm tiến bộ của Phật giáo. Ngoài ra Người còn chịu ảnh hưởng của tư
tưởng Lão, Trang, Mặc tử… Người tiếp thu sâu sắc tư tưởng vị tha, bác ái và đặc biệt là chủ nghĩa Tam
Dân của Tôn Trung Sơn đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Về tư tưởng văn
hóa phương Tây thì ngay từ nhỏ Người đã sớm làm quen với văn hóa Pháp lúc còn học ở trường tiểu
học, lúc này Người đã muốn tìm hiểu về Văn hóa Pháp, cách mạng Pháp 1789. Đặc biệt trong 30 năm

bôn ba ở nước ngoài Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động ở Châu Âu và phương Tây, do đó Hồ Chí Minh có
điều kiện tiếp thu văn hóa phương Tây.
Có thể nói, Người đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại. Đó là sự kết hợp giao
thoa giữa hai nền văn hóa p.Đông và p.Tây. Sự tiếp thu có chọn lọc, có sự kế thừa và phát triển phù hợp
với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện đất nước lúc bấy giờ.
- Thứ ba: Chủ nghĩa Mác- Lê Nin là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận tư tưởng yêu
nước Hồ Chí Minh. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin đã giúp Hồ Chí
Minh tiếp thu và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của những giá trị truyền thống dân
tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo ra tư tưởng của riệng mình. Do đó chủ nghĩa Mác- Lê
Nin là nguồn gốc tư tưởng lý luận trực tiếp hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh và quyết định
bản chất Hồ Chí Minh.
d) Nội dung tư tưởng yêu nước hồ Chí Minh


- Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là luôn gắn chặt yêu nước với thương dân, phấn đấu vì hạnh phúc của
nhân dân và luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân.
Sinh thời, dẫu bận trăm công ngàn việc, với cương vị Chủ tịch Ðảng, Chủ tịch nước, song Người vẫn luôn
dành thì giờ động viên, thăm hỏi, tìm hiểu về đời sống, tâm tư, chia sẻ tình cảm với mọi tầng lớp nhân
dân. Người đã hy sinh cả cuộc đời mình với một tâm nguyện “đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành”.
Người luôn luôn tin vào sức mạnh của nhân dân. Ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt,
Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước".
- Yêu nước là đứng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, xây dựng đất nước
theo khuynh hướng của chủ nghĩa cộng sản.
+ Lớn lên trung cảnh nước mất nhà tan, Người chứng kiến nhiều cảnh bóc lột tàn ác của thực dân Pháp
và các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân bị đàn áp dã man. Từ đó, Người nhận ra được bản chất của
bọn thực dân. Người trăn trở con đường cứu nước và học hỏi từ bậc tiền bối như Phan Bội Châu và Phan

Châu Trinh… Tuy rất khâm phục nhưng Người không tán thành chủ trương cứu nước của những người đi
trước.
+ Ngày 5/6/1911 Người trên chuyến tàu Amiral Latouche Tréville với tên giọi là Văn Ba làm phụ
bếp đã xuất dương ra đi tìm đường cứu nước
+ Tháng 7 đến tháng 12/1911, Người đi qua nhiều nước nhưng Người chọn điểm đến đầu tiên là nước
Pháp vì Người nghĩ muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu được bản chất của kẻ thù. Ở đây, Người nhìn
thấy được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển về kinh tế nhưng đối lập đó là nhân dân lao
động bị bóc lột dã man. Người nhận ra rằng, ở đâu nhân dân lao động cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc
cũng là thù. Vì vậy mà Người đánh giá rằng, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng chưa triệt để, chưa giải
phóng được phần lớn người dân lao động khỏi cảnh lầm than. Đây là bước chuyển trong suy nghĩ của
Người để sau này Người tìm ra con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
+ Giữa tháng 7/1920 Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin.
Lập tức mọi vấn đề mà Người trăn trở từ lâu đã hiện diện trước mắt mình: vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Từ đó Người đã lựa chọn con đường vô sản là con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Từ
đây đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh chuyển từ chủ nghĩa yêu nước
truyền thống sang chủ nghĩa vô sản.
+ Năm 1930, tại Hương Cảng- Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội Nghị hợp nhất ba tổ chức cộng
sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thành lập chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam. Từ nay cách mạng
Việt Nam đã đi theo một con đường mới đó là con đường vô sản. Thông qua “Chính cương vắn tắt”;


“Điều lệ tóm tắt”; “Sách lược vắn tắt” hợp thành “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng” đã nêu rõ
được con đường cách mạng Việt Nam.
+ Sau khi cuộc tổng tuyển cử thành công, ngày 21/1/1946, khi kí giả, phóng viên hỏi Bác về vấn đề cách
mạng và những đổi mới đất nước, Bác trả lời “Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”.
+ "Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước", ngày 17/7/1966, Người khẳng định: "Không có gì quý hơn
độc lập, tự do".
+ Ngày 19/12/1946, thay mặt Trung ương Ðảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi

toàn quốc kháng chiến”: "...Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ... Hễ là người Việt thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc"

- Yêu nước gắn với lòng khát khao tự do, hòa bình
Trước tình hình khó khăn của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để tránh chiến tranh,
tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, thực hiện thêm bạn bớt thù, với sách lược mềm dẻo nhưng
vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập, tự do.
Chủ trương "hòa để tiến" theo tư tưởng của Người được thể hiện ở Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 đã
ký giữa Việt và Pháp. Với phương pháp tư tưởng "dĩ nhu xử cương, dĩ bất biến ứng vạn biến", Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đưa nước ta thoát khỏi tình thế hiểm nghèo "ngàn cân treo sợi tóc" và kéo dài được thời
gian hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, chuẩn bị kháng chiến.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước chân chính và gắn liền với đoàn kết trong nước
và quốc tế

Chủ nghĩa yêu nước chân chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền và thông qua những giá trị công
lý được cả thế giới thừa nhận. Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, giải phóng dân tộc phải dựa
trên cơ sở của lẽ phải, lương tri và công lý. Công lý là cơ sở để vận động các lực lượng quốc tế ủng hộ
nền độc lập của Việt, để nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc cách mạng chính nghĩa của nhân dân
Việt Nam.
Trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân Việt
Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tôn trọng sự thực và công lý”. Trong Ðiện gửi nhân dân
Pháp nhân ngày 19/12/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích với nhân dân Pháp về tính chính nghĩa của
kháng chiến bảo vệ nền độc lập: “Dân tộc chúng tôi đã chiến đấu "không chút sờn lòng, không điều ân


hận" vì chúng tôi chiến đấu cho tự do, cho độc lập và đối với nhân dân Pháp chúng tôi không thù hằn gì.
Chúng tôi đã tỏ rằng chân lý, công lý, lịch sử và tương lai ở về phe chúng tôi”.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, nhiệt huyết của mình, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây
dựng, vun đắp cho tình hữu nghị, hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân các nước theo tinh thần “bốn

phương vô sản đều là anh em”. Trong nước, Bác đã nêu ra một nguyên lý nổi tiếng:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.

e) Đặc điểm của tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh.
- Một là quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh trải qua các giai đoạn từ thấp tới cao,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện để trở thành nhà tư tưởng thực sự và quá trình ấy gắn chặt hữu cơ
với từng bối cảnh lịch sử và xã hội .
- Hai là từ khi ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba đủ nước làm đủ nghề để
tìm ra con đường cứu nước. Như vậy, tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh gđ 1890- 1930 và cả sau này
hình thành bằng con đường tự học hỏi, tự rèn luyện trong cuộc sống cũng như hoạt động cách mạng.
- Ba là sự hình thành tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh là cả một quá trình kết hợp lý luận với thực tiễn,
xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở của thực tiễn và góp phần soi sáng, chỉ đạo thực tiễn, thể hiện
một tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo hiếm có

- Bốn là quá trình hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là quá trình tiếp biến tinh
hoa trí tuệ của nhân loại và dân tộc, từ thấp đến cao, từ truyền thống đến hiện đại, từ cách mạng tới
khoa học, từ dân tộc đến quốc tế, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội.
- Năm là chủ nghĩa Mác- Lê Nin đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng yêu
nước của Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong giai đoạn 1920- 1930.
- Sáu là sự hình thành và phát triển của tư tưởng yêu nước Hồ Chí Minh theo một mục đích nhất quán là
làm sao cho nước nàh được độc lập, cho mọi người được hưởng tự do, hạnh phúc.
f) Bài học lịch sử:
- Muốn đánh thắng kẻ thù thì phải tìm hiểu kẻ thù của mình là ai? Phải biết được bản chất của nó thì mới
thắng được.
- Trong công cuộc cách mạng cũng như xây dựng nhà nước thì phải lấy nhân dân làm gốc.


- Trong quá trình tiếp nhận tư tưởng mới thì phải có sự kế thừa, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh đất
nước.

- Phát huy được sức mạnh đoàn kết của dân tộc, không phân biệt đẳng cấp tôn giáo, nghề nghiệp bởi họ
cũng là công dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu của đất nước.
- Chủ nghĩa yêu nước dân tộc không phải là chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi, ích kỉ mà là yêu nước chân
chính, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc khác.
- Tư tưởng yêu nước của HCM là một tư tưởng mang tính thời đại, nhân văn sâu sắc. Nó giúp giáo dục
lòng yêu nước, thương nòi, phát huy cao độ tình thần yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, tư tưởng yêu
nước HCM còn kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại kết hợp với những giá trị truyền thống của
dân tộc. Đây là nét đặc sắc trong tư tưởng của Người, xứng đáng để thế hệ sau học tập và noi theo.

Câu 7: Vai trò của CNYN Việt Nam trong lịch sử dân tộc.
* Nêu khái niệm:
- Yêu nước: Lòng yêu nước là 1 nguyên tắc đạo đức và chính trị, 1 tình cảm xã hội mà nội dung là tình
yêu và lòng thành kính đối với Tổ quốc, lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của dân tộc, ý chí bảo vệ
quyền lợi của đất nước.
- CNYN: là hệ thống lý thuyết, thế giới quan, nhân sinh quan được cả cộng đồng áp dụng. CNYN là sự
phát triển cao của tinh thần yêu nước, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thành tố tình cảm, lí trí và hành
động yêu nước của cả 1 cộng đồng dân tộc.


a) CNYN VN là giá trị hàng đầu của dân tộc (tự phân tích)
CNYN là sản phẩm tinh thần cao nhất của dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành từ rất sớm và
song song với quá trình dựng nước và giữ nước. Đây là tư tưởng tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn
mực đạo đức cao nhất của dân tộc.
Nói đến vấn đề này, Hồ Chí Minh có câu: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý
báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”.
Yêu nước là một thứ tình yêu giản dị thiêng liêng như yêu mẹ , cái thứ tình yêu tự do phơi phới như cánh
diều , nhưng có lúc nó nồng nàn , mãnh liệt hơn tất cả các thứ tình yêu khác …nó có thể làm một Trần
Bình Trọng kiêu hãnh : “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” nó có thể làm một hội

nghị Diên Hồng bừng bừng lửa hận ,nó có thể làm một thiếu niên Trần Quốc Toản bóp nát quả cam rồi
phất cao lá cờ thêu sáu chữ vàng và nó có thể làm máu nhuộm biển khơi trong cuộc hải chiến 35 năm về
trước.
Bài học về lòng yêu nước là bài học người ta được dạy từ lúc trẻ thơ cho đến lúc trưởng thành …Ta học
nó một cách hồn nhiên như không hề phải học, nó cứ nhỏ từng giọt ngọt ngào vào lòng ta từ những điều
tốt đẹp, bình dị chung quanh và nó nở thành những đóa hoa rực rỡ dưới ánh mặt trời , thành ngọn lửa
bùng lên trong đêm tối.
b) Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại. (tự phân tích, lấy
dẫn chứng thông qua các cuộc kháng chiến)
Cũng như các hiện tượng khác trong lịch sử, CNYNVN không phải tự nhiên mà có. Nó là sản
phẩm của quá trình lịch sử lâu dài, từ những tư tưởng tình cảm ban đầu phát triển thành một ý thức sâu
sắc, toàn diện rồi đi đến CNYN.
Trong nội dung của CNYN VN thì nội dung chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc đã trở
thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong lịch sử VN. Nó trở thành triết lí XH và nhân sinh hàng đầu của dân
tộc.
Dẫn chứng: ……………………………………………………………………
c) Là động lực to lớn để nhân dân ta vượt qua khó khăn.
Lịch sử Việt Nam đã thể hiện sức mạnh lớn lao của CNYN, tinh thần dân tộc chân chính trong
cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua hơn 4000 năm hình thành và xây dựng đất nước,
nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn như phòng chống thiên tai, trị thủy và phải đương đầu với nhiều thế
lực hùng mạnh có ý định xâm lược nước ta, biến nhân dân ta thành nô lệ. Hơn 1000 năm Bắc Thuộc,
nhân dân ta vừa phải bị bóc lột về kinh tế, vừa phải đấu tranh chống đông hóa. Nhờ có CNYN mà nhân
dân ta vượt qua khó khăn, đấu tranh chống ách đô hộ thành công, mở ra trang mới cho lịch sử dân tộc.
Tuy đất nước yên bình, “núi sống bờ cõi đã chia” nhưng nước ta lại phải liên tục đương đầu với lũ giặc


hung tàn phương Bắc luôn tìm cách xâm chiếm. Nhờ vào tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá của dân tộc mà
Lý Thường Kiệt thắng Tống trên sông Như Nguyệt, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Mông Nguyên trên
sông Bạch Đằng, Lê lợi kháng chiến chống quân Minh trong mười Năm khởi nghĩa Lam Sơn, Quang Trung
đánh tan quân Thanh xâm lược…ghi dấu chiến công hiển hách vào trang sử nước nhà.

Đến thời hiện đại, nước ta phải trải qua hơn 20 năm trường kì kháng chiến chống bọn thực dân
Pháp Mỹ- hai cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự lúc bấy giờ. Pháp và Mỹ có vũ khí hiện đại, có kinh tế
mạnh nhưng bọn chúng không hiểu nhân dân Việt Nam, không biết được nhân dân Việt Nam “thà hi sinh
tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Nhân dân ta đã lập nên
chiến công như chiến Dịch Biên giới 1950, Chiến dịch Hòa Bình 1952, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954,
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972… Có sự thành công trên là do nước ta có bề dày văn hóa
và truyền thống yêu nước lâu đời. Đó là động lực nội sinh của dân tộc, nó tạo nên sức mạnh vô địch
trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã ghi
lại những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựng nước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ
quốc mình”.
Tóm lại có thể đánh giá rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị chung, thiêng liêng của toàn dân tộc,
là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng của mỗi người. Nó là nguồn lực không bao giờ cạn trong
suốt chiều dài lịch sử đất nước và là đặc trưng, tính cách tiêu biểu của con người Việt Nam.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành
trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh
hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là đã vận dụng và phát triển sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin phù
hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
1-Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: ” Dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng
đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc Việt Nam đã hình thành và củng cố, tạo thành một
truyền thống bền vững. Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con
người Việt Nam, làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự
sống còn và phát triển của dân tộc. Nó là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng

cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự
phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên
truyền thống yêu nườc, đoàn kết của dân tộc. Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước
và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử
nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ


quốc của ông cha ta. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt
Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.



×