Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề trắc nghiệm và tự luận vật lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.98 KB, 4 trang )

Kiểm tra vật lí 9 kì 2 – 45 phút –bài số 1
Học sinh…………………………………….lớp…………………… ĐỀ 1
Câu 1: Hãy ghép mỗi phần a,b,c,d,e với một phần 1,2,3,4,5 để được một câu có nội dung đúng?
a, Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia
tới khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường
trong suốt khác nhau thì
b, Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì
c, Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì
d, Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia
tới khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường thì
e, Khi góc tới bằng 0 thì

1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới
2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn
góc phản xạ bằng góc tới.
3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
4. góc khúc xạ bằng 0, tia sáng không bị gẫy
khúc khi truyền qua 2 môi trường.
5. bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục
đi vào môi trường trong suốt thứ 2. Góc khúc xạ
không bằng góc tới.

Đáp án ………………………………………………………………………………………
Câu 2: Trường hợp nào sau đây tia sáng truyền tới mắt ta là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá đang bơi trong chậu nước.

D. Khi ta xem chiếu phim.



Câu 3 : Một con cá đang bơi trong bể cá có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một người ngắm con cá
qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá tới mắt người đó đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ ?
A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. Không lần nào

Câu 4 : Chiếu tia sáng từ không khí vào thủy tinh với góc tới bằng 400 góc khúc xạ là
A. 450

B. 500

C. 400

D. 300

Câu 5 : Hãy ghép mỗi phần a,b,c,d,e với 1 phần 1,2,3,4,5 để có một câu có nội dung đúng ?
a, Thấu kính hội tụ là thấu kính có
b, Một vật đặt trước TKHT ở ngoài khoảng tiêu cự
c, Một vật đặt trước TKHT ở trong khoảng tiêu cự
d, Một vật đặt rất xa TKHT
e, Ảnh ảo tạo bởi TKHT
f, Thấu kính phân kì là thấu kính có
g, Một vật đặt trước TKPK

1, cho ảnh thật, ngược chiều với vật.

2, cùng chiều và lớn hơn vật
3, phần rìa mỏng hơn phần giữa
4, phần rìa dày hơn phàn giữa
5, cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật
6, cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật
7, cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính đúng
bằng một khoảng tiêu cự
Đáp án…………………………………………………………………………………………..
Câu 6 : Hãy điền nội dung còn thiếu
a, Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT là :
1


1. Tia tới đi qua quang tâm cho tia ló………………………………………………………………..
2. Tia tới………………………………………cho tia ló đi qua tiêu điểm F’ sau thấu kính.
3. Tia tới đi qua tiêu điểm F trước thấu kính cho tia ló…………………………………………….
b, Ảnh của vật qua TKHT có những tính chất gì ?
1. Vật sáng nằm tại tiêu điểm F cho ảnh……………………………………………………………….
2. Vật sáng nằm rất xa thấu kính cho ảnh………………………………………………………………
3. Vật nằm tại điểm C hay d = 2f cho ảnh……………………………………………………………..
c, Đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK
1. Tia tới…………………………………..cho tia ló tiếp tục đi thẳng.
2. Tia tới song song với trục chính của thấu kính cho tia ló………………………………………
d, Một vật đặt trước TKPK cho ảnh………………………………………………………………
Câu 7 : Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một TKHT, chùm tia ló sẽ
A. là chùm phân kì có đường kéo dài hội tụ tại tiêu điểm F.
B. song song với trục chính.
C. hội tụ tại một điểm là tiêu điểm F’sau thấu kính.
D. hội tụ tại một điểm là tiêu điểm F trước thấu kính.
Câu 8 : Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một TKPK chùm tia ló sẽ

A. song song với trục chính.
C. hội tụ tại tiêu điểm F.

B. hội tụ tại tiêu điểm F’.
D. là chùm phân kì có đường kéo dài hội tụ tại tiêu điểm F.

Câu 9 : Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là :
A. Ảnh thật , cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 10 : Dùng máy ảnh để chụp ảnh một vật cao 80cm, đặt cách máy 2m. Ảnh trên màn hứng ảnh
cao 2cm. Hãy tính khoảng cách từ ảnh tới vật kính lúc chụp ảnh ?
2


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 11 : Trong trường hợ nào dưới đây mắt không phải điều tiết :
A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.

C. Nhìn vật ở trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.

D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.

Câu 12 : Bạn An quan sát một cột điện cao 8m, cách chỗn đứng 25 cm, cho rằng màng lưới cách thể
thủy tinh 2c. Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt ?
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
Câu 13 : Một người có khả năng nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 40cm. Hỏi người đó có mắc
tật gì không ? nếu có thì khắc phục như thế nào ?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 14 : Trên giá đỡ của một cái kính có ghi 2,5X. Kí hiệu đó có ý nghĩa gì ? thấu kính trên là thấu
kính gì ?có tiêu cự bao nhiêu ?
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………...
Câu 15 : Trong số 4 nguồn sáng sau đây, nguồn nào không phát ra ánh sáng trắng ?
A. Bóng đèn pin đang sáng.

B. Bóng đèn ống thông dụng.

C. Một đén LED

D. Một ngôi sao

Câu 16:Nhúng một tấm kính màu lục vào một bình nước màu đỏ rồi nhìn tấm kính qua thành ngoài
của bình ta sẽ thấy nó có màu………………………………………………………………………...
Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây ánh sáng sẽ không bị phân tích
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một tấm ghi đĩa CD.
D. Chiếu tia sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
Câu 18: Trộn 3 ánh sáng màu nào sẽ thu được ánh sáng trắng?
3


A. Đỏ, vàng , tím


B. Xanh, hồng ,cam

C. Đỏ, lục, lam

D. Cam, tràm, tím

Câu 19: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
A. Tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.

B. Tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.

C. Tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.

D. Chỉ gây ra tác dụng sinh học.

Câu 20:Ta nhận biết được trực tiếp một vật có nhiệt năng khi vật có khả năng
A. làm tăng thể tích vật khác.

B. làm nóng một vật khác

C. sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động. D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 21: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
A. Đứng yên

B. Chuyển động

C. Phát sáng

D. Đổi màu


Câu 22: Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 23: Có những cách nào để sản xuất điện năng?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………..
Câu 24: Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao
phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A.Tăng 2 lần

B. Tăng 4 lần

C. Giảm 2 lần

D. không đổi

Câu 25: Viết công thức tính công suất hao phí khi truyền tải điện năng đi xa.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 26: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế hiệu điện thế xoay chiều 2000V, hỏi hai
đầu cuôn thứ cấp thu được hiệu điên thế xoay chiều là bao nhiêu biết n 1 = 500, n2 = 100?
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 27: Có 30 điện trở R = 30Ω . Hỏi điện trở tương đương là bao nhiêu nếu:
a, các điện trở mắc nối tiếp?…………………………………………………………………………
b, các điện trở mắc song song ?……………………………………………………………………
4




×