ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
----------o0o----------
LƢU HỒNG SƠN
ĐÀO UYÊN MINH Ở VIỆT NAM
– NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN
Chuyên ngành: Lýluận Văn học
Mãsố: 62.22.32.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
TP.HCM - năm 2018
Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
Trƣờng Khoa học Xãhội và Nhân văn TP.HCM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Phức
2. PGS.TS. Trần LêHoa Tranh
Phản biện 1:………………………………………………
Phản biện 2:………………………………………………
Phản biện 3:…………………………………………………
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại:
…………………………………………………………………………………………..
vào hồi………….. giờ………… ngày…………. tháng……………. năm……….
Cóthể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
0.1. .Lýdo chọn đề tài ...................................................................................1
0.2. .Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 1
0.3. .Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................1
0.4. .Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................1
0.5. .Những đóng góp của luận án .................................................................2
0.6. .Cấu trúc luận án ....................................................................................2
0.7. .Một số quy cách trình bày luận án ........................................................3
Chƣơng 1: Nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới vàở Việt Nam ....3
1.1. Tình hình nghiên cứu tiếp nhận Đào Uyên Minh trên thế giới .............3
1.1.1. Trong thế giới Hoa ngữ ..................................................................3
1.1.2. Tại Hàn Quốc vàNhật Bản ............................................................. 4
1.1.3. Trong thế giới Anh ngữ ................................................................. .4
1.1.4. Tại Đức, Pháp, Nga .........................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu Đào Uyên Minh tại Việt Nam ............................ 5
1.2.1. Tì
nh hình nghiên cứu Đào Uyên Minh của các học giả Việt Nam
trong nƣớc .......................................................................................5
1.2.2. Tì
nh hình nghiên cứu Đào Uyên Minh của các học giả Việt Nam
tại nƣớc ngoài .................................................................................5
Tiểu kết ......................................................................................................... 5
Chƣơng 2: Lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz ...........................6
2.1. Khái quát chung ......................................................................................7
2.1.1. Bối cảnh ra đời ................................................................................7
2.1.2. Cơ sở lýluận ...................................................................................7
2.1.3. Những đặc điểm lýluận chủ yếu ....................................................7
2.2. Hai khuynh hƣớng lýluận .....................................................................7
2.2.1. Lýthuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss .................................... 7
2.2.1.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật ..............................................7
2.2.1.2. Những luận điểm cơ bản.......................................................... 7
2.2.1.2.1. Ngƣời đọc làm nên lịch sử văn học ...................................7
2.2.1.2.2. Kinh nghiệm thẩm mỹ làvấn đề trung tâm .......................8
2.2.1.2.3. Giải thích học văn học .......................................................8
2.2.1.2.4. Lịch sử văn học là quá trình giao lƣu ................................8
2.2.2. Lýthuyết tiếp nhận của Wolfgang Iser ...........................................8
2.2.2.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật .............................................9
2.2.2.2. Các luận điểm cơ bản .............................................................. 9
2.2.2.2.1. Hành động đọc ...................................................................9
2.2.2.2.2. Hành động hƣ cấu ............................................................10
Tiểu kết .......................................................................................................10
Chƣơng 3: Những tiếp xúc đầu tiên của văn nhân Việt Nam với Đào
Uyên Minh ..............................................................................11
3.1. Khảo sát qua sử liệu .............................................................................12
3.1.1. Sử liệu về khoa cử ........................................................................12
3.1.2. Sử liệu về việc truyền nhập kinh Phật ..........................................12
3.2. Khảo sát qua văn liệu ...........................................................................12
3.2.1. Văn liệu - Tác phẩm .....................................................................12
3.2.2. Văn liệu - Thƣ mục tác phẩm, Tuyển bản ....................................12
3.2.3. Văn liệu - Thi luận ........................................................................13
Tiểu kết .......................................................................................................13
Chƣơng 4: Đào Uyên Minh với nhân sinh quan và tinh thần nghệ
thuật của văn nhân Việt Nam ................................................14
4.1. Đào Uyên Minh và nhân sinh quan của văn nhân Việt Nam ..............14
4.1.1. Nhân sinh quan của Đào Uyên Minh ............................................14
4.1.1.1. Hoa Cúc vànhân sinh quan của văn nhân Việt Nam ............15
4.1.1.2. Đào nguyên vànhân sinh quan của văn nhân Việt Nam ........15
4.2. Đào Uyên Minh và tinh thần nghệ thuật của văn nhân Việt Nam .......16
4.2.1. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh ...................................16
4.2.2. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh trong sự tiếp nhận của
văn nhân Việt Nam .......................................................................16
4.2.2.1. Thời Lý- Trần - Hồ ...............................................................16
4.2.2.2. Thời Lê- Mạc - Lê Trung Hƣng ...........................................16
4.2.2.2.1. Khảo sát trên phƣơng diện sáng tác.................................16
4.2.2.2.2. Khảo sát trên phƣơng diện thi luận .................................16
4.2.2.3. Thời Tây Sơn - Nguyễn .........................................................17
4.2.2.3.1. Khảo sát trên phƣơng diện sáng tác ................................17
4.2.2.3.2. Khảo sát trên phƣơng diện thi luận....... ..........................17
Tiểu kết ....................................................................................................... 18
KẾT LUẬN .........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đào Uyên Minh (352-427) làmột trong những tác gia lớn nhất của văn học
cổ điển Trung Quốc, ảnh hƣởng của ông bao trùm lịch sử văn học trung đại
Đơng Á trên cả hai bình diện: nhân sinh quan và sáng tác, quan niệm nghệ
thuật. Ở Việt Nam, Đào Uyên Minh xuất hiện từ thời kỳ đầu của nền văn học
viết vàduy trìảnh hƣởng của mình trong suốt nghìn năm lịch sử văn học trung
đại. Ông đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam vàquan niệm
nhân sinh của văn nhân Việt Nam.Vìvậy Đào Un Minh khơng chỉ là một
hiện tƣợng văn học đặc biệt, màcịn làmột hiện tƣợng văn hóa thực sự quan
trọng cần đƣợc nghiên cứu lýgiải, thế nhƣng thực tế cho đến nay vẫn chƣa xuất
hiện một cơng trình quy mô nào nghiên cứu về quan hệ giữa Đào Uyên Minh
và văn học Việt Nam. Đề tài này ra đời mong muốn góp một phần vào việc bổ
khuyết ấy.
0.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu tập trung của luận án là quá trì
nh tiếp nhận Đào
Uyên Minh trong văn học trung đại Việt Nam. Cùng với bình diện vĩ mô theo
lịch đại, luận án đồng thời kết hợp với nghiên cứu vi mô, chúývào một số vấn
đề đặc biệt: Thời điểm và con đƣờng Đào Uyên Minh du nhập Việt Nam; mối
liên hệ giữa Đào Uyên Minh và nhân sinh quan của văn nhân Việt Nam thông
qua khảo sát sâu hai biểu tƣợng “hoa cúc” và “Đào nguyên”; mối liên hệ giữa
Đào Uyên Minh và quan niệm nghệ thuật của các văn nhân Việt Nam thông
qua nghiên cứu những ýkiến đánh giá về văn học cóliên hệ trực tiếp hoặc gián
tiếp với Đào Uyên Minh.
0.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi vấn đề về lý luận: Luận án giới thiệu lý thuyết tiếp nhận trƣờng
phái Konstanz (Đức) dựa vào những cơng trình thu thập đƣợc vàchọn lọc ra,
phần quan trọng trong đó là các tài liệu do ngƣời Trung Quốc dịch và các
nghiên cứu về trƣờng phái Konstanz ở Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng: Luận án nghiên cứu tiếp nhận Đào Uyên
Minh trong văn học Việt Nam từ thời Lý đến thời Nguyễn cuối thế kỷ XIX trên
các vấn đề cụ thể: Những giao lƣu tiếp xúc đầu tiên của văn nhân Việt Nam với
Đào Uyên Minh, quan hệ biện chứng giữa văn nhân Việt Nam thời trung đại và
Đào Uyên Minh thể hiện trên bình diện nhân sinh quan và quan niệm nghệ
thuật, thực tiễn sáng tác.
0.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp chính để luận án tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra là lý
thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz (Đức). Trong đó chủ yếu làmột số điểm
phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu nhƣ lý luận về “tính lịch sử của văn học”,
“tầm đón đợi”, “kinh nghiệm thẩm mỹ”, “giải thích học văn học”, “giao lƣu
2
văn học” của Hans Robert Jauss; lý luận về “hành động đọc”, “hành động hƣ
cấu” của Wolfgang Iser.
Bởi lýluận của W. Iser còn chƣa đƣợc giời thiệu vàứng dụng vào nghiên
cứu nhiều ở Việt Nam, nên ở đây chúng tôi đặc biệt nỗ lực giới thiệu thêm và
vận dụng một số quan điểm, thành tựu lý luận của vào nghiên cứu cũng nhƣ
giải thí
ch qtrình tiếp xúc, giao lƣu giữa văn nhân Việt Nam với Đào Uyên
Minh, thông qua hệ văn bản tác phẩm (sáng tác và phê bình). Một điều xin
đƣợc lƣu ý là, chúng tôi cố gắng ứng dụng những gợi ý lý luận có tính hiện
thực dễ ứng dụng vào nghiên cứu thực tế của Iser nhƣ quá trình xử lý văn bản,
mối quan hệ hai chiều giữa văn bản và độc giả, đồng thời tránh những vấn đề
có tính trừu tƣợng cao vàkhó ứng dụng thực tế nhƣ “Kết cấu vẫy gọi”, “Độc
giả hàm ẩn” của ông.
Ngoài ra, luận án cũng đồng thời kết hợp vận dụng một số phƣơng pháp,
cách tiếp cận khác để bổ sung, hỗ trợ cho phƣơng pháp chính, theo từng vấn đề
cụ thể, nhƣ: hệ thống, thực chứng, kýhiệu – biểu tƣợng, so sánh, văn bản học.
0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về mặt lýluận, luận án giới thiệu bổ sung cho nghiên cứu lý thuyết tiếp
nhận tại Việt Nam một số điểm mới về: (1) Bối cảnh ra đời, cơ sở lý luận và
đặc điểm lýluận của trƣờng phái Konstanz màcác học giả trên thế giới đã tổng
kết vàchỉ ra; (2) Giới thiệu một số lý luận, quan điểm trong nghiên cứu tiếp
nhận của H.R. Jauss và W. Iser về tầm đón đợi, kinh nghiệm thẩm mỹ, giải
thích học văn học, giao lƣu văn học, hành động đọc, xử lý văn bản, hƣ cấu
nghệ thuật. Đồng thời chọn lọc ứng dụng một số luận điểm phùhợp vào nghiên
cứu thực tiễn tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học trung đại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận án đặt ra vàgiải quyết một vấn đề thiết yếu nhƣng
chƣa đƣợc chú ý là mối quan hệ giữa Đào Uyên Minh và văn học truyền
thốngViệt Nam. Nghiên cứu quátrình tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Việt Nam sẽ
góp phần hữu ích vào việc lýgiải mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn
học Trung Quốc trên nhiều bình diện quan trọng của việc độc giả Việt Nam đã
tiếp nhận vàxử lý tác giả tác phẩm ngoại lai nhƣ thế nào. Đào Uyên Minh là
một vấn đề học thuật mang tính quốc tế, vìvậy nghiên cứu đề tài này cũng là
một cách thức tốt để tiếp cận và giao lƣu học thuật với thế giới.
0.6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án đƣợc chia thành 4
chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới và ở Việt Nam: Giới
thiệu những thành tựu tiêu biểu trong nghiên cứu Đào Uyên Minh trên thế giới
vàở Việt Nam. Từ đó cho thấy những điểm kế thừa từ các nghiên cứu cũ và
hƣớng đi mới của luận án.
Chương 2. Lýthuyết tiếp nhận trường phái Konstanz: Giới thiệu cơ sở lý
luận của luận án. Phần thứ nhất trình bày một số thông tin về bối cảnh ra đời,
3
quátrình phát triển và đặc điểm lýluận của trƣờng phái Konstanz. Phần thứ hai
giới thiệu những đóng góp, thành tựu lýluận của hai ngƣời sáng lập đồng thời
lànhân vật tiêu biểu trong suốt quátrì
nh phát triển của trƣờng phái Konstanz là
H.R. Jauss và W. Iser, trong đó đặc biệt chú ý đến Iser bởi ông chƣa đƣợc giới
thiệu nhiều ở Việt Nam. Chƣơng này là cơ sở lýluận chính vàcụ thể phục vụ
cho việc triển khai vàlýgiải nghiên cứu ứng dụng thực tế tiếp nhận Đào Uyên
Minh trong văn học Việt Nam thời trung đại ở các chƣơng sau.
Chương 3. Những tiếp xúc đầu tiên của văn nhân Việt Nam với Đào Uyên
Minh: Dựa trên việc khảo sát thực chứng các sử liệu và văn liệu hiện còn, xác
định những độc giả đầu tiên tiếp xúc và đƣa Đào Uyên Minh vào Việt Nam
nhƣ thế nào, thông qua việc khảo sát kỹ lƣỡng thời điểm và con đƣờng Đào
Uyên Minh từ Trung Quốc du nhập nƣớc ta.
Chương 4. Đào Uyên Minh với nhân sinh quan vàtinh thần nghệ thuật của
văn nhân Việt Nam: Trình bày quá trình văn nhân Việt Nam tiếp xúc, giao lƣu
với Đào Uyên Minh và các tác phẩm của ông, thông qua việc nghiên cứu
những dấu vết của Đào Uyên Minh thể hiện trong từng tác giả tác phẩm văn
học Việt Nam cụ thể, trên cả bình diện vĩ mơ là suốt tiến trình thơ ca trung đại
vàtrên bì
nh diện vi mơlànhững điểm nghiên cứu sâu tập trung vào biểu tƣợng
hoa Cúc, Đào nguyên và Thi luận.
0.7. MỘT SỐ QUY CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN ÁN
Phần này nhƣ lời giải thích về một số cách dẫn tên tác giả, tên tài liệu của
tác giả luận án nằm ngoài quy định chung.
Chƣơng 1
NGHIÊN CỨU ĐÀO UYÊN MINH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM
Các cơng trình nghiên cứu về Đào Un Minh trên thế giới tính đến nay đã
có một số lƣợng rất lớn, song ở đây chúng tôi chỉ tập trung điểm lƣợc những
nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến luận án này trong các và tƣ liệu màhiện
chúng tơi thu thập xử lý đƣợc.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÀO UYÊN MINH TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Trong thế giới Hoa ngữ
Số lƣợng cơng trì
nh nghiên cứu Đào Un Minh ở Trung Quốc và Đài
Loan tính từ đầu thế kỷ XX đến nay hiện đã lên đến hàng nghìn khó thống kê
chi tiết, “Đào học” trở thành một ngành nghiên cứu thu hút đƣợc sự quan tâm
của học giới vàphát triển liên tục theo nhiều đƣờng hƣớng phƣơng pháp khác
nhau và đều cónhững thành tựu đáng chú ý. Riêng về các cơng trình tiêu biểu
nghiên cứu Đào theo hƣớng tiếp nhận gần đây ở Trung Quốc, thấy: Lịch sử tiếp
nhận Đào trước thời Nguyên 元前陶渊明接受史 của LýKiếm Phong, Nghiên
cứu tiếp nhận Đào thời Đường 唐代陶渊明接受研究 của Lƣu Trung Văn, Đào
4
Uyên Minh và văn học điền viên sơn thủy cổ điển Hàn Quốc 陶渊明与韩国古
典山水田园文学 của Thôi Hùng Quyền, Nghiên cứu tiếp nhận Đào ở Trung
Quốc và nước ngoài thời hiện đại 中外现代陶渊明接受之研究 của Điền Tấn
Phƣơng, Nghiên cứu Đào trong thế giới Anh ngữ 英语世界的陶渊明研究 của
NgôPhục Sinh. Ở Đài Loan là các cơng trình: Nghiên cứu Đào học thời Tống –
một phân tích về trường hợp lịch sử tiếp nhận văn học 宋代陶學研究: 一個文
學接受史個案的分析 của La TúMỹ, Thi học nhân cảnh của Đào 陶淵明的人
境詩學 của Thái Du. Đài Loan là nơi dịch các nghiên cứu tiêu biểu của nƣớc
ngoài về Đào Uyên Minh sớm hơn Trung Quốc, vídụ: Đào Uyên Minh – thế
tục và siêu tục 陶淵明--世俗と超俗 của Okamura Shigeru (Nhật), Reading
Tao Yuanming của Wendy Swartz (Mỹ).
1.1.2. Tại Hàn Quốc vàNhật Bản
- Tại Hàn: Nghiên cứu Đào Uyên Minh bắt đầu từ thập niên 1950, dịch
thuật từ thập niên 1970. Hiện có ít nhất 4 luận văn thạc sĩ và 4 luận án tiến sĩ
lấy Đào Uyên Minh là đề tài và hàng trăm bài viết liên quan đến Đào Uyên
Minh. Các cơng trì
nh mới nhất: Tì
nh hình tiếp nhận Đào trong thi ca quốc ngữ
Chosoen và đặc trưng lịch sử của nó(Lee Hyo-sang), Tì
nh hình tiếp nhận Đào
trong Hán thi của Sin Heum (Kim Cheon-jun). Đặc điểm chung trong nghiên
cứu Đào ở Hàn Quốc làsự chúýđến phƣơng pháp so sánh.
- Tại Nhật: Nghiên cứu Đào khởi đầu từ thập niên 1950, dịch thuật từ thập
niên 1950, tính đến nay đã có hàng trăm bài viết. Tiêu biểu làcác cơng trì
nh:
Đào Uyên Minh: thế tục vàsiêu tục 陶淵明:世俗と超俗 của Okamura Shigeru,
Đào Uyên Minh: thi nhân của hư cấu 陶 淵 明 : 虚 構 の 詩 人 của Ikkai
Tomoyoshi. Luận văn thạc sĩ làm theo hƣớng tiếp nhận gần đây của ngƣời
Nhật: Nghiên cứu ảnh hưởng của Đào đối với văn học cổ điển Nhật Bản của
Mieko Kodama. Đặc điểm chung trong nghiên cứu Đào ở Nhật là sự chú ý
nghiên cứu mối quan hệ giữa thế tục – siêu tục của Đào, hành động hƣ cấu của
Đào.
1.1.3. Trong thế giới Anh ngữ
Việc dịch thuật Đào Uyên Minh trong thế giới tiếng Anh bắt đầu từ cuối
thế kỷ XIX. Tiêu biểu làcác cơng trình: T’ao the Hermit: Sixty Poems by T’ao
Ch’ien (1952) của William Acker, The Poems of T’ao Ch’ien (1953, toàn tập)
của Lily Pao huchang và Marjorie Sinclair, The Poetry of T’ao Ch’ien của
James Hightower, Tao Yuan-ming 365-427: His Works and Their Meaning
(1983) của Albert Richard Davis, The Selected Poems of T’ao Ch’ien (1993)
của David Hinton.
Hoạt động nghiên cứu Đào trong thế giới tiếng Anh diễn ra từ thập niên
1950. Các cơng trì
nh tiêu biểu: The Fu of T’ao Ch’ien (1954) và Allusion in
T’ao Ch’ien’s Poetry (1971) của Hightower chú ý đến tính kỹ thuật của Đào
Uyên Minh, The Self’s Perfect Mirror: Poetry as Autobiography (1986) của
5
Stephen Owen chú ý đến tính chất tự truyện trong sáng tác của Đào. Gần đây
có nghiên cứu đáng chú ý: Reading Tao Yuanming: Shifting Paradigms of
Historical Reception (427-1900) của Wendy Swartz (2008), The Transport of
Reading: Text and Understanding in the World of Tao Qian (365-427) của
Robert Ashmore (2010); đóng góp quan trọng của các nghiên cứu này làsự chú
ý đến việc kiến tạo Đào Uyên Minh cùng cơ chế kiến tạo đó của các độc giả,
mối quan hệ giữa văn hóa đọc vàgiải thích thời Ngụy Tấn và Đào Uyên Minh.
1.1.4. Tại Đức, Pháp, Nga
Đức, Pháp, Nga là những quốc gia có lịch sử nghiên cứu Hán học lâu đời,
tuy vậy chúng tơi khơng tìm thấy các nghiên cứu về Đào. Chỉ thấy một số
thông tin về Tau Yuean Ming: Leben und Dichtung (Đào Uyên Minh: cuộc đời
và thi ca) của Anna Bernhardi và Erwin von Zach (1912), Das Motiv der Wolke
in der Dichtung Tao Yuanmings của Maria Rohrer (1992) tìm hiều chủ đề ẩn cƣ
trong sáng tác của Đào qua hinh ành motip Mây Mây. Đào Uyên Minh lần đầu
tiên xuất hiện qua bản tiếng Pháp năm 1948, gần hơn thấy bài Esquisse d’une
poetique des nuages (Phác họa một áng mây thơ mộng, 1994), Jean Pierre
Diény đã đi ngƣợc lại dòng thơ ca Trung Quốc, tái lập lại một cách khái qt
lịch trình vàtính phức hợp đa nghĩa của hình ảnh Mây. Ngƣời có nhiều thành
tựu đáng chú ý trong nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Nga là Eydlin với các tập:
Thơ trữ tình Đào Uyên Minh (1964), luận án tiến sĩ Đào Uyên Minh và thơ ca
(1969), Đào Uyên Minh thi ca tập (1972). tìm hiểu quan niệm của Đào Uyên
Minh đối với tự nhiên và thái độ của ông Đào đối với vấn đề sinh tử vàchỉ ra
tính phức tạp trong thế giới quan của Đào Uyên.
1.2. NGHIÊN CỨU ĐÀO UYÊN MINH Ở VIỆT NAM
Phần này gồm 2 tiểu mục:
1.2.1. Tì
nh hì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh của các học giả Việt Nam
trong nƣớc
1.1.2. Tì
nh hì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh của các học giả Việt Nam
tại nƣớc ngoài
Kết quả khảo sát từ cả hai phạm vi ở trên cho thấy, việc dịch thuật vàgiới
thiệu Đào Uyên Minh ở Việt Nam bắt đầu từ thập niên 1920 trên báo Nam
Phong. Tuy nhiên, nhìn chung đến nay chúng ta vẫn chƣa một tuyển tập dịch
tác phẩm nào của Đào Un Minh, cũng nhƣ chƣa có một cơng trình nghiên
cứu nào về ơng đƣợc cơng bố chính thức qua hình thức xuất bản. Về dịch thuật:
Chỉ mới khoảng 15% tác phẩm của Đào đƣợc dịch công bố trong các bộ văn
học sử, tuyển tập cổ văn cổ thi Trung Quốc. Về nghiên cứu: Trong các luận văn
luận án mới dừng lại ở việc so sánh đối chiếu với một số tác gia Việt Nam nhƣ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến giới hạn trong một ít phƣơng diện và
một hai bài giới thiệu, nghiên cứu đăng tải trên mạng hoặc tạp chíí
t phổ biến.
Tiểu kết Chƣơng 1
6
Từ những tổng quan tình hì
nh nghiên cứu Đào Uyên Minh trong và ngồi
nƣớc trên, chúng tơi tạm rút ra một số vấn đề nhƣ sau:
Thứ nhất, đến giữa thế kỷ XX, Đào Uyên Minh và tác phẩm của ông đã trở
thành một đối tƣợng nghiên cứu mang tính quốc tế, đƣợc các học giả phƣơng
Đông và phƣơng Tây không ngừng quan tâm, hiện tại vẫn liên tục có những
phát hiện, thành tựu mới.
Thứ hai, ở quốc gia có tƣ cách là nguồn tiếp nhận nhƣ Trung Quốc, việc
nghiên cứu Đào tính đến nay rất phong phú, đa dạng, một số cơng trình đã ứng
dụng lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz vào nghiên cứu. Nhƣng đáng
chú ý làcác nghiên cứu này cũng chỉ mới dừng lại chủ yếu ở gợi ý của H.R.
Jauss về “tầm đón nhận”.
Thứ ba, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở các quốc gia khác trong vùng
văn hóa chữ Hán nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đạt đƣợc nhiều kết quả quan
trọng về văn bản, giải thích, ảnh hƣởng. Việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở
Nhật Bản có nhiều điểm đáng chú ý, bởi các học giả Nhật đã đƣa ra đƣợc
những quan điểm và phƣơng pháp tiếp cận Đào Uyên Minh mới, tạo nên một
xu hƣớng chung khá nổi bật nhƣ là “trƣờng phái Nhật” trong Đào học, là
nghiên cứu sâu vào “tính hƣ cấu” trong cả con ngƣời vànghệ thuật sáng tác của
Đào Uyên Minh.
Thứ tư, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở các quốc gia Âu, Mỹ cũng đạt
đƣợc nhiều thành tựu đáng kể cả về phƣơng diện dịch thuật, chú giải lẫn
phƣơng diện nghiên cứu chuyên sâu với nhiều cách tiếp cận mới mẻ, khám phá
nhiều khía cạnh, giátrị của Đào Uyên Minh. Trong số này, Mỹ là nƣớc cólịch
sử nghiên cứu Đào Uyên Minh muộn nhất nhƣng hiện tại đang có nhiều đóng
góp đáng chú ý, nhất làvề phƣơng diện nghiên cứu văn bản cũng nhƣ phƣơng
diện nghiên cứu độc giả.
Thứ năm, việc nghiên cứu Đào Uyên Minh ở Việt Nam so với tất cả quốc
gia khác kể trên, đều cómột khoảng cách rất lớn. Cho đến nay, việc nghiên cứu
Đào Uyên Minh ở nƣớc ta mới chỉ ở bƣớc khởi đầu.
Đề tài này kế thừa thành quả của các nhànghiên cứu đi trƣớc, trên cơ sở
đó, nỗ lực tìm kiếm một phƣơng hƣớng mới trong nghiên cứu Đào Uyên Minh
ở Việt Nam trên một số gợi ýtừ lýthuyết tiếp nhận Konstanz Đức. Từ đó góp
phần chỉ ra những đặc điểm cũng nhƣ phát hiện, đóng góp của độc giả Việt
Nam đối với việc tiếp nhận Đào Uyên Minh.
Chƣơng 2
LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN TRƢỜNG PHÁI KONSTANZ
Lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz ra đời cuối thập niên 1960 tại
đại học Konstanz ở Tây Đức do các nhànghiên cứu, giáo sƣ đại học nhƣ H.R.
Jauss và W. Iser sáng lập. Sau đó trƣờng phái này nhanh chóng lan truyền
khắp nơi trên thế giới, tạo thành “cơn sốt” ở phƣơng Tây trong thập niên 1970
7
vàtừ thập niên 1980 đến nay vẫn gây ảnh hƣởng không nhỏ đến nghiên cứu
văn học trên thế giới, trong đó Việt Nam.
Sở dĩ lý thuyết tiếp nhận Konstanz đƣợc giới khoa học văn chƣơng quan
tâm nhƣ vậy, bởi nó đƣợc xem làmột mơ hình, phƣơng pháp nghiên cứu văn
học mới, có giátrị về cả phƣơng diện lý luận lẫn phƣơng diện thực tiễn ứng
dụng.
2.1. Bối cảnh ra đời, cơ sở lýluận và đặc điểm lýluận
2.1.1. Bối cảnh ra đời
Sự khủng khoảng về phƣơng pháp nghiên cứu văn học, sự phát triển mạnh mẽ
của sáng tác văn học nghệ thuật hiện đại vào giai đoạn giữa thế kỷ XX khiến
các nhànghiên cứu phải nỗ lực tìm kiếm một mơ hình nghiên cứu mới. Các
nhà Konstanz đã đề xuất mơhình nghiên cứu văn học lấy ngƣời đọc làm nền
tảng, hình thành lýthuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz.
2.1.2. Cơ sở lýluận
Lý thuyết của trƣờng phái Konstanz dựa trên sự phêphán, kế thừa, tổng hợp
lýthuyết, quan điểm của nhiều trƣờng phái khác, tiêu biểu là: Chủ nghĩa hình
thức Nga, Hiện tƣợng học, Chủ nghĩa Cấu trúc, Giải thí
ch học, Xãhội học văn
học, lýluận giao lƣu, Nhân học,.... Trong đó quan trọng nhất làGiải thích học
(của Gadamer) vàHiện tƣợng học (của Ingarden).
2.1.3. Những đặc điểm lýluận chủ yếu
Thứ nhất, Konstanz cho rằng hoạt động đọc, trình độ tiếp nhận của ngƣời
đọc cótác dụng mang tính quyết định đối với việc xác định ý nghĩa, giá trị và
vị trítrong lịch sử văn học của tác phẩm. Thứ hai, vấn đề “tiếp nhận” đóng vai
trị trung tâm của lý luận Konstanz. Thứ ba, trong quá trình tiếp nhận
Konstanz đề cao vai trị mang tính quyết định của độc giả, nhƣng vẫn lƣu ý
đến sự chế ƣớc từ phía văn bản tác phẩm.
2.2. Hai khuynh hƣớng lýluận
2.2.1. Lýthuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss
2.2.1.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật
Jauss làchuyên gia về văn học Pháp, là ngƣời lập thuyết cho trƣờng phái
tiếp nhận Konstanz. Ông tập trung nghiên cứu tính lịch sử của văn học. Tác
phẩm tiêu biểu: Was heißt und zu welchem Ende studiert man Literaturgeschichte? thành Literaturges-chichte als Provokation der Literaturwissen-schaft
(Lịch sử văn học nhƣ là sự thách thức khoa học văn học, 1967-1970),
Ästhetische Erfahrung und literarische Hermeneutik (Kinh nghiệm thẩm mỹ
vàgiải thích học văn học, 1977 -1982).
2.2.1.2. Những luận điểm cơ bản của Jauss
2.2.1.2.1. Người đọc làm nên lịch sử văn học. Jauss cho rằng dựa vào
nghiên cứu độc giả làcách tốt nhất để kiến tạo mơhình nghiên cứu mới. Theo
ơng, tính lịch sử của văn học không phải đƣợc quyết định bởi sự sắp xếp các
sự thực văn học đối với “quá khứ thần thánh”, mà đƣợc quyết định bởi kinh
8
nghiệm vốn cócủa độc giả đối với tác phẩm văn học. Nghĩa là, Jauss dựa vào
tầm đón đợi của độc giả vàsự thay đổi khái niệm này để miêu tả lịch sử văn
học theo lịch sử tiếp nhận. Tại đây, khái niệm “tầm đón đợi” đã đƣợc Jauss
dẫn dụng vàthơng qua khái niệm này nối kết tác giả, tác phẩm và độc giả lại
với nhau, đồng thời nối kết diễn biến của văn học với diễn tiến xãhội.
2.2.1.2.2. Kinh nghiệm thẩm mỹ làvấn đề trung tâm trong nghiên cứu
lịch sử tiếp nhận. Từ diễn giải của Jauss, chúng ta có thể nói rằng, "Kinh
nghiệm thẩm mỹ” là trải nghiệm sinh ra từ sự tác động qua lại giữa chủ thể
với đối tƣợng, nhƣng cách hiểu này mang tính phổ biến, không phải phát hiện
của Jauss. Điều mà Jauss muốn nhấn mạnh trong Kinh nghiệm thẩm mỹ là
tính lịch sử vàmối quan hệ giữa các yếu tố của nó – điều màơng thấy các
nghiên cứu trƣớc chƣa chú ý hoặc nhìn nhận sai lầm. Jauss đƣa ra ba khái
niệm cơ bản độc lập màthống nhất trong Kinh nghiệm thẩm mỹ là: Poiesis,
Aesthesis, Catharsis tƣơng ứng với ba giai đoạn của kinh nghiệm thẩm mỹ là:
sản xuất, tiếp nhận và giao lƣu.
2.2.1.2.3. Giải thí
ch học văn học là một q trình gồm ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất (kinh nghiệm đọc sơ cấp) đƣợc Jauss xác dịnh là giai đoạn
lýgiải trực tiếp trong phạm vi cảm giác thẩm mỹ. Giai đoạn giai đoạn đọc cấp
hai làsự giải thí
ch phản tƣ dựa trên giai đoạn đầu. Nói cách khác kinh nghiệm
đọc sơ cấp trở thành tầm cho việc đọc ở cấp thứ hai vàgiải thích trở thành cơ
sở cho ứng dụng. Giai đoạn thứ ba của kinh nghiệm đọc gần với giải thí
ch triết
học, đề cập đến sự giải thích tác phẩm dựa trên tiền đề ra đời vàlịch sử của tác
phẩm.
Jauss cũng khẳng định ý nghĩa và đặc thù của việc nghiên cứu giải thí
ch
văn học hiện thời khơng những tạo nên sự đối thoại giữa hiện tại vàquákhứ,
đƣa những giải thí
ch mới vào tiến trì
nh lịch sử của việc cụ thể hóa ý nghĩa tác
phẩm, mà cần phải phát triển một kiểu giải thích học văn học mới theo mơ
hình của thần học vàluật học, biết xem trọng cả ba hoạt động tạo nên sự hiểu
biết làhiểu, giải thí
ch vàứng dụng
2.2.1.2.4. Lịch sử văn học là quá trình giao lưu. Lúc này Jauss quan
niệm văn học sử làquátrình bao gồm cả ba yếu tố: tác giả, tác phẩm vàcơng
chúng, đó cũng làqtrình vận động biện chứng giữa sáng tác vàtiếp nhận
thơng qua trung gian giao lƣu văn học. Nhƣ vậy, giao lƣu theo Jauss là một
khâu thuộc về môi giới nhƣng có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giữa
khâu sáng tác vàkhâu tiếp nhận, tạo nên sự vận hành cho lịch sử văn học. Ơng
đã xây dựng mơhình kết cấu giao lƣu trong tiếp nhận văn học gồm 5 lớp: Kết
hợp (associative), Ngƣỡng mộ (admiring), Đồng cảm (sympathetic), Thanh
tẩy (cathartic), Mỉa mai (ironic). Mơ hình này làkết quả từ những khái quát
tổng kết lịch sử tiếp nhận, nó cung cấp một khung lý thuyết nghiên cứu mối
quan hệ giữa độc giả vàtác phẩm.
2.2.2. Lýthuyết tiếp nhận của Wolfgang Ise
9
2.2.2.1. Cuộc đời vàhoạt động học thuật
Iser làchuyên gia về văn học Anh – Mỹ, đồng thời là ngƣời lập thuyết thứ hai
của trƣờng phái Konstanz. Ông quan tâm đến những phản ứng của độc giả và
mối quan hệ biện chứng giữa văn bản – độc giả. Tác phẩm tiêu biểu:
Die Appellstruktur der Texte: Unbestimmtheit als Wirkungsbedingung
literaris-cher Prosa (Kết cấu vẫy gọi của văn bản: Tí
nh bất xác định nhƣ là
điều kiện cho văn xuôi sinh ra hiệu quả, 1970); Der implizite Leser:
Kommunikations formen des Romans von Bunyan bis Beckett (Độc giả hàm
ẩn: Phƣơng thức giao lƣu từ Bunyan đến tiểu thuyết Beckett, 1972); Der Akt
des Lesens. Theorie ästhetischer Wirkung (Hành động đọc: Lýluận phản ứng
thẩm mỹ, 1976), ); Das Fiktive und das Imaginäre. Perspektiven literarischer
Anthropologie (Hƣ cấu và tƣởng tƣợng: ranh giới của nhân học văn học,
1991).
2.2.2.2. Các luận điểm cơ bản
2.2.2.2.1. Hành động đọc
Iser quan niệm: “Chỉ khi đƣợc đọc, văn bản văn học mới sinh ra hiệu quả,
vìvậy miêu tả phản ứng cần đƣợc tiến hành đồng thời với việc phân tí
ch q
trình đọc. Đọc do đó trở thành tiêu điểm của nghiên cứu, bởi nódẫn đến một
chuỗi những hoạt động vừa phụ thuộc vào văn bản vừa dựa vào sự phát huy
những năng lực cơ bản của con ngƣời. Hiệu quả (effect) và phản ứng
(response) không phải là đặc tính của văn bản, cũng khơng phải là đặc tính của
độc giả; văn bản hàm chứa hiệu quả tiềm ẩn trong nó và q trình đọc sẽ khiến
cho hiệu quả tiềm ẩn ấy đƣợc thực hiện. Nhƣ thế nghĩa là Iser muốn nhấn
mạnh rằng, trọng tâm hay đối tƣợng nghiên cứu của ông không phải ở cực văn
bản, cũng khơng phải ở cực độc giả, màchính làsự tiếp xúc, tƣơng tác, giao
lƣu hoặc giao thoa giữa hai cực ấy với nhau, nói cách khác đó là “act to
reading” (hành/hoạt động đọc), vàlýthuyết màIser kiến lập trên cơ sở nghiên
cứu đó đƣợc ơng gọi là “aesthetic response” (phản ứng thẩm mỹ).
Một trong những ý nghĩa quan trọng của lý thuyết tiếp nhận lànó tái lập
lịch sử, quákhứ của văn bản, thơng qua đó ngƣời ngày nay có thể đối thoại,
giao lƣu với ngƣời ngày xƣa. Cho nên có thể nói q trình đọc thực ra cũng là
q trình đối thoại, giao lƣu giữa độc giả vàtác giả, giữa hiện tại vàquákhứ
thông qua văn bản tác phẩm.
Mỗi văn bản đều có ý nghĩa riêng của nódo tác giả kiến tạo, nhƣng qua
hành động đọc tức là khi văn bản tiếp xúc với độc giả, thìý nghĩa đó sẽ thay
đổi, bởi khơng chỉ tác giả hay văn bản có ý hƣớng tí
nh (chủ ý) mà độc giả
cũng có ý hƣớng tính của riêng mình, ý hƣớng tính ấy lại thuộc vào ngữ cảnh
(tình cảm, tri thức). Và chính ý hƣớng chủ quan kia tác động trực tiếp đến việc
xử lý văn bản, tức làkiến tạo lại văn bản theo chủ ý của độc giả cụ thể. Mỗi
ngƣời sẽ cómột cách xử lý văn bản khác nhau, song không phải ai cũng xuất
phát hay căn cứ từ văn bản, mà có khi xuất phát và căn cứ vào một chủ ý,
10
động cơ ngồi văn bản, cịn văn bản chỉ đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện để thực
hiện ý đồ, động cơ ấy.
2.2.2.2.2. Hành động hƣ cấu
Bản chất của văn bản văn học theo Iser không phải chỉ là hƣ cấu vàlàthứ
hƣ cấu đối lập với hiện thực nhƣ ngƣời ta vẫn nghĩ và tin. Vìthế, Iser đề nghị
vứt bỏ quan điểm đối lập hƣ cấu – hiện thực, mà thay vào đó là quan điểm
thống nhất giữa ba nhân tố hiện thực, hƣ cấu và tƣởng tƣợng, ông cho rằng
đây mới là đặc trƣng cơ bản của văn bản, đồng thời cũng là cơ sở tồn tại của
văn bản văn học. Bởi theo Iser, ba nhân tố này có chức năng tác dụng riêng,
nhƣng có sự giao thoa hịa trộn thống nhất để tạo nên văn bản. Iser cho rằng,
trong “bộ ba” kể trên, thì hƣ cấu lànhân tố đóng vai trị quan trọng nhất, bởi
nósiêu việt hiện thực và định hình tƣởng tƣợng.
Trên cơ sở phân tí
ch những đặc tí
nh của văn bản vàvai trò của hƣ cấu
nhƣ thế, Iser đã đƣa đến những kết luận quan trọng trả lời cho vấn đề màông
đặt ra khi nghiên cứu nhân học văn học là: Tại sao con ngƣời lại cần đến văn
học và u thí
ch nó, dù biết nó là thứ hƣ cấu? Đó là: “Hành vi hƣ cấu của
chúng ta đƣa chúng ta đi thật xa khỏi thế giới này cũng nhƣ trạng thái vốn có
của chúng ta, đến một thế giới tƣởng tƣợng”.
Tiểu kết Chƣơng 2
Đóng góp quan trọng nhất của trƣờng phái Konstanz làchuyển trung tâm
chú ý trong nghiên cứu văn học từ tác giả, văn bản sang độc giả, xem ngƣời
tiếp nhận có vai trị mang tí
nh quyết định trong việc tạo nên cuộc đời vàsức
sống, giátrị của văn học. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của nhiều lýthuyết lý
luận triết học, mỹ học, văn nghệ khác, các nhàKonstanz đã xây dựng đƣợc
một hệ thống lý thuyết riêng, có đóng góp mang tính quốc tế về nghiên cứu
văn học, đặc biệt làlýluận về quan hệ giữa văn học vàlịch sử (Jauss), quan hệ
giữa độc giả và văn bản (Iser). Một trong những nguyên nhân quan trọng
khiến lý thuyết tiếp nhận Konstanz tồn tại và phát triển dài lâu, là nhờ chủ
trƣơng liên tục thu nhận thành tựu lýluận của các trƣờng phái khác trên hành
trình để tự làm mới mình của nó.
Với tƣ cách là ngƣời lập thuyết, đồng thời là đại biểu số một trong suốt
lịch sử phát triển của lý thuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz, Jauss đã có
nhiều nỗ lực vàcống hiến cho lý luận văn học Đức nói riêng vàlý luận văn
học hiện đại thế kỷ XX của thế giới nói chung. Trong thời kỳ đầu, Jauss tập
trung nghiên cứu vàchỉ ra tính lịch sử của văn học. Ở đó, ơng cho thấy rõtí
nh
biến đổi liên tục theo qtrì
nh lịch sử vá tác động xãhội trong cách hiểu và
giải thích của ngƣời đọc về tác phẩm. Từ đó đề xuất cách viết lịch sử văn học
mới dựa vào lịch sử tiếp nhận của ngƣời đọc.
Trong thời kỳ thứ hai, Jauss quan tâm đến việc tì
m hiểu tính lịch sử của
Kinh nghiệm thẩm mỹ vàquan hệ giữa ba yếu tố: sản xuất – tiếp nhận – giao
11
lƣu. Từ đó, ơng đề xuất mơhình nghiên cứu giao lƣu văn học, xem lịch sử văn
học là quá trình giao lƣu.
Iser đóng một vai trịtiêu biểu trong lýthuyết tiếp nhận Konstanz, những
nghiên cứu về hành động đọc và hành động hƣ cấu của ông tạo nên lý luận
phản ứng thẩm mỹ của độc giả, cùng với lý luận mỹ học tiếp nhận của Jauss
bổ túc cho nhau để củng cố và phát huy giá trị của lý thuyết tiếp nhận
Konstanz. Lýthuyết tiếp nhận của Iser không hề phủ nhận vai tròcủa văn bản,
mà đặt nền tảng trên sự nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc vàtơn trọng vai trịcủa
văn bản trong hoạt động tiếp nhận.
Thời kỳ đầu, lýluận của của Iser tập trung vào việc tìm hiểu quá trình đọc
cũng nhƣ quá trình xử lý văn bản của độc giả. Ở đây khơng chỉ có vấn đề
ngƣời đọc cải tạo văn bản mà đồng thời với nócịn cóvấn đề văn bản cải tạo
ngƣời đọc, tức làmột mối quan hệ hai chiều, một q trình mang tính biện
chứng tác động qua lại lẫn nhau giữa ngƣời tiếp nhận và văn bản. Cũng có
nghĩa là đồng thời với vấn đề độc giả đã đọc văn bản nhƣ thế nào? vàvấn đề
văn bản đã “đọc” (cải biến) độc giả ra sao?
Trong thời kỳ thứ hai, Iser tập trung nghiên cứu nguyên nhân cũng nhƣ
mục đích con ngƣời tìm đến với văn học vàphát hiện ra vai tròquan trọng của
hành động hƣ cấu, tƣởng tƣợng trong vấn đề này. Theo đó, hƣ cấu và tƣởng
tƣợng giúp con ngƣời mở rộng, siêu việt những giới hạn trong hiện thực, tự
sáng tạo nên chính mình vàthế giới, từ đó tìm thấy tự do, thốt khỏi những
trói buộc vàbất mãn ở thực tại.
Mặc dù còn nhiều ý kiến bất đồng và phê phán, nhƣng đến nay lý thuyết
tiếp nhận Konstanz vẫn thể hiện đƣợc vai trò vàgiátrị quan trọng của mình
trong đời sống văn học, trên cả phƣơng diện lý thuyết và phƣơng diện thực
tiễn vận dụng lýthuyết vào nghiên cứu các trƣờng hợp, vấn đề văn học cụ thể.
Đây cũng là những cơ sở lýthuyết, những luận điểm cơ bản màtrong các
chƣơng sau sẽ ứng dụng triển khai vàlý giải các vấn đề cụ thể của luận án:
Các văn nhân Việt Nam đã tiếp xúc với Đào Uyên Minh nhƣ thế nào?, Tại sao
văn nhân Việt Nam lựa chọn và yêu thích Đào Uyên Minh và tác phẩm của
ông?.
Chƣơng 3
NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN CỦA VĂN NHÂN VIỆT NAM
VỚI ĐÀO UYÊN MINHH
Thông qua việc khảo sát các thông tin từ sử liệu cổ (Việt sử lược, An Nam
chí lược, Đại Việt sử ký tồn thư) và văn liệu qua các thời kỳ, chúng tôi chỉ ra
những sự tiếp xúc đầu tiên giữa văn nhân Việt Nam và Đào Uyên Minh thông
qua việc khảo sát vấn đề thời điểm, con đƣờng và phƣơng thức Đào Uyên Minh
du nhập Việt Nam ở giai đoạn đầu. Các kết quả đƣa ra ở đây đều dựa vào
những tài liệu hiện cịn, cóthể kiểm chứng đƣợc.
12
3.1. KHẢO SÁT QUA SỬ LIỆU
3.1.1. Sử liệu về khoa cử
Theo sử liệu về khoa cử, thời gian Đào Uyên Minh xuất hiện ở Việt Nam
vào khoảng thế kỷ VIII thông qua các tác phẩm của ông đƣợc tuyển chọn và
đƣợc đƣa vào bộ “giáo khoa thƣ” Văn tuyển, tài liệu cịn tìm thấy vàphân tích
làbài Bạch vân chiếu xn hải phúcủa Khƣơng Công Phụ. Các sĩ tử Nho giáo
lànhững độc giả Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với Đào, lúc này tác phẩm Đào
đƣợc đọc nhƣ “văn mẫu” luyện bút phục vụ thi cử làchủ yếu.
3.1.2. Sử liệu về việc truyền nhập kinh Phật
Theo sử liệu về việc truyền nhập kinh Phật, Đào Uyên Minh du nhập Việt
Nam muộn nhất vào cuối thế kỷ XIII (năm 1296), qua Đại tạng kinh do vua
Trần Nhân Tông xin nhàNguyên. Nếu căn cứ theo ghi chép của Thiền uyển tập
anh, thì Đào Uyên Minh đƣợc biết đến ở Việt Nam qua ngả đƣờng Phật giáo
chí ít cũng đƣợc đẩy lùi về thế kỷ XI. Lúc này, các Thiền sƣ là những độc giả
cóvai trịquan trọng trong lịch sử tn Đào thời kỳ đầu, nhƣng họ tiếp xúc Đào
gián tiếp thông qua các công án, truyền thuyết liên quan đến Đào nhƣ “ly cúc”,
“Đào nguyên”, “vôhuyền cầm”, “Hổ khêtam tiếu” là chủ yếu, chứ không phải
trực tiếp từ văn bản tác phẩm. Ở đây Đào đƣợc đọc nhƣ những điển tích điển
cố hay biểu tƣợng sâu sắc, đẹp đẽ vàhiệu quả trong việc thuyết pháp hoặc trải
nghiệm giác ngộ.
3.2. KHẢO SÁT QUA VĂN LIỆU
3.2.1. Văn liệu – Tác phẩm
Theo văn liệu tác phẩm, dấu vết Đào Uyên Minh du nhập Việt Nam thông
qua các tác phẩm văn học Phật giáo thể hiện rõtrong chuyện về sƣ Viên Chiếu
thời Lývới hình ảnh “ly hạ trùng dƣơng cúc” (hoa cúc bờ rào tiết Trùng dƣơng)
thế kỷ XI, đƣợc ghi chép lại trong sách Thiền uyển tập anh. Và đến thời Trần,
việc tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học Việt Nam đã thể hiện rõqua hình
ảnh hoa cúc trong các bài thơ vịnh hoa cúc của Đỗ Khắc Chung và Huyền
Quang cuối thế kỷ XIII – đầu thế kỷ XIV. Phân tích văn liệu tác phẩm cũng
cho biết, đến thời Trần các văn nhân Việt Nam đã đƣa Đào Uyên Minh vào
sáng tác cụ thể, nhƣng đến thời Hồ và đầu thời Lêmới thấy rõ khả năng văn
nhân Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với văn bản tác phẩm Đào nhƣ qua điển hình
Nguyễn Phi Khanh vàNguyễn Trãi. Tức làviệc đọc Đào lúc này đã bƣớc vào
giai đoạn cóchọn lọc vàsáng tạo rõràng.
3.2.2. Văn liệu - Thƣ mục tác phẩm, Tuyển bản
Khảo sát văn liệu tuyển bản (Cổ văn hợp tuyển 古文合選 do Vũ Tông
Phan soạn, Lịch đại thi tuyển 歷代詩選 do Nguyễn Miên Thẩm soạn) và thƣ
mục (Bắc thư Nam ấn bản thư mục 北書南印版書目, Tân thư viện thủ sách 新
書院守册, Nội các thủ sách 內閣守册, Nội các thư mục 內閣書目, Tụ Khuê
thư viện tổng mục sách 聚奎書院總目册) cho thấy đến thời Nguyễn, văn bản
13
tác phẩm của Đào Uyên Minh và các tài liệu hỗ trợ, bổ sung cho việc đọc, lý
giải Đào Uyên Minh nhƣ chú, tiên, bình, giải Đào tập rất phổ biến ở Việt Nam.
3.2.3. Văn liệu – Thi luận
Khảo sát văn liệu thi luận cho thấy, chậm nhất là đến thế kỷ XVIII Đào
Uyên Minh đã đƣợc các nhàphêbình Việt Nam chú ý nhƣ một ngƣời có ảnh
hƣởng đáng kể đến tinh thần nghệ thuật cũng nhƣ quan niệm thẩm mỹ của văn
nhân nƣớc ta. Tài liệu khởi đầu cho thi luận Việt Nam có đề cập đến Đào Uyên
Minh hiện chúng tơi tìm đƣợc, là bài Tựa Mỹ đình thi tập của Ngơ Thì Sĩ
(1726-1780).
Tiểu kết Chƣơng 3
Kết quả khảo sát chủ yếu tập trung vào những điểm khởi đầu trên đây cho
thấy việc tiếp nhận Đào Uyên Minh từ thời Lý đến thời Nguyễn đã không
ngừng biến chuyển. Trƣớc thế kỷ X (thời Bắc thuộc), độc giả chủ yếu tiếp nhận
Đào Uyên Minh ở Việt Nam làcác Nho sinh, mục đích tiếp nhận chủ yếu lúc
này là để phục vụ thi cử (vì Đào Uyên Minh và một số tác phẩm của ông đƣợc
xem là “mẫu mực” về thơ ngũ ngôn trong Văn tuyển). Sang thời Lý và đầu thời
Trần, Phật giáo thịnh vƣợng, độc giả chủ yếu tiếp nhận Đào từ tầng lớp Nho sĩ
(trƣớc thế kỷ X) chuyển sang tầng lớp tăng sĩ, Đào Uyên Minh và tác phẩm của
ông lúc này đƣợc tiếp nhận theo tinh thần Phật giáo, tức làchú trọng ý nghĩa
hồi quy bản lai diện mục. Cuối thời Trần, Nho giáo hƣng thịnh, trách nhiệm xã
hội của tríthức đƣợc đề cao, Đào Uyên Minh đƣợc tiếp nhận theo cả hai xu
hƣớng: xuất thế vànhập thế. Đáng chú ý là lúc này tƣ cách văn nhân của Đào
Uyên Minh đã đƣợc chú ý, thơng qua việc hì
nh ảnh hoa cúc trong thơ ơng đã
đƣợc nhìn nhận tiến dần đến hình ảnh thực, nhƣ một đối tƣợng thẩm mỹ thực
sự, khơng cịn là “ảo ảnh” hay nhƣ một phƣơng tiện thuyết pháp thuần túy nữa.
Cuối thời Lêvàsuốt thời Nguyễn, Đào Uyên Minh đƣợc văn nhân Việt Nam
tiếp nhận sâu sắc và toàn diện, thể hiện cả trên quan niệm nhân sinh và trên
quan niệm nghệ thuật.
Nhìn một cách tổng quát, Đào Uyên Minh xuất hiện trong văn học Việt
Nam thời kỳ đầu chủ yếu với tƣ cách là một “hiền nhân”, “ẩn giả”, mang đậm
dấu ấn của Phật giáo. Do sự phồn thịnh của Phật giáo, nên sự “gia cơng” hay
Việt hóa Đào Un Minh ở giai đoạn Lý- Trần tập trung trong hoạt động tiếp
nhận Đào Uyên Minh của các tăng nhân, thể hiện nổi bật qua việc diễn giải và
Việt hóa tái sáng tạo ba hình ảnh cơ bản đặc trƣng gắn liền với Đào Uyên Minh
là “Vô huyền cầm”, “Đào nguyên”, “Cúc” và giai thoại “Uyên Minh toàn mi”
theo khuynh hƣớng gắn với triết lýPhật giáo. Hiện tƣợng đặc biệt này chúng ta
sẽ không bắt gặp lại một cách rõ nét trong những giai đoạn tiếp nhận sau của
lịch sử văn học Việt Nam, điều này liên quan đến vai tròcủa Phật giáo trong xã
hội Nho giáo thống trị.
Một điểm lƣu ý quan trọng khác, làviệc tiếp nhận Đào ở Việt Nam không
bắt đầu từ tri thức sơ nguyên bản địa, màngay từ thời kỳ đầu vẫn đƣợc sự “chỉ
14
dẫn”, “định hƣớng”, “chuẩn bị” từ các “độc giả quyền uy” Trung Quốc nhƣ
Tiêu Thống, TôThức, Chu Hi, các Thiền sƣ và từ thơ điền viên thời Đƣờng, từ
sử truyện nhƣ Tống sử, Nam sử, Bất nhập Liên xã chư hiền truyện. Điều này có
tác động quan trọng đến tầm đón nhận cũng nhƣ kinh nghiệm thẩm mỹ của văn
nhân Việt Nam.
Kết quả của chƣơng này sẽ lànền tảng cơ sở cho việc triển khai nghiên
cứu tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học Việt Nam trên những bình diện
rộng hơn, sâu hơn ở chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 4
ĐÀO UYÊN MINH VỚI NHÂN SINH QUAN
VÀ TINH THẦN NGHỆ THUẬT CỦA VĂN NHÂN VIỆT NAM
4.1. ĐÀO UYÊN MINH VÀ NHÂN SINH QUAN CỦA VĂN NHÂN
VIỆT NAM
Nếu nhƣ thời kỳ đầu, văn nhân trí thức Việt Nam chỉ xem Đào Uyên Minh
nhƣ một tác gia văn học cần phải biết cho nhu cầu khoa cử, hoặc nhƣ một hiền
nhân có mối quan hệ đặc biệt với Phật giáo cho nhu cầu thuyết pháp, thìsang
thời kỳ sau, từ cuối thời Trần trở đi, cả tƣ cách văn nhân và tƣ cách hiền nhân
của Đào Uyên Minh đều đƣợc xác nhận và đề cao. Từ đó, nhân sinh quan và
tinh thần nghệ thuật của ơng Đào cũng dần dần đƣợc văn nhân Việt Nam khám
phávàkiến tạo lại trên cơ sở văn hóa và lịch sử mới.
Việc tiếp nhận nhân sinh quan của Đào Uyên Minh thể hiện ở nhiều
phƣơng diện khác nhau trong sáng tác của văn nhân Việt Nam, song chúng tôi
thấy tập trung rõ nhất là thông qua hai biểu tƣợng: hoa Cúc và Đào nguyên.
Đây cũng là hai biểu tƣợng của Đào Uyên Minh đƣợc văn nhân đời sau yêu
thích, lựa chọn, mơphỏng vàphổ biến vìnóchứa đựng chiều sâu triết lý, giátrị
nhân sinh đƣợc nhiều ngƣời đồng cảm. Trong đó, hoa Cúc đƣợc xem làbiểu
tƣợng cho nhân cách của kẻ sĩ, Đào nguyên đƣợc xem là biểu tƣợng cho lý
tƣởng xãhội của kẻ sĩ. Vì vậy ở đây chúng tơi xem xét nhân sinh quan của Đào
Uyên Minh đƣợc các văn nhân Việt Nam thời trung đại tiếp nhận, diễn giải nhƣ
thế nào qua hai biểu tƣợng cơ bản ấy.
4.1.1. Nhân sinh quan của Đào Uyên Minh
Nhân sinh quan của Đào Uyên Minh thể hiện trên hai phƣơng diện. Thứ
nhất làtrong các tác phẩm của ông, thứ hai làtrong những lời đánh giávề ông
của ngƣời đời sau. Vàở phƣơng diện nào cũng thể hiện tính đa dạng phức tạp.
Trong tác phẩm, lúc thì ngƣời ta thấy ơng thể hiện ýchínhập thế kiến công lập
nghiệp mạnh mẽ theo tinh thần nhƣ một Nho sĩ điển hì
nh của thời đại, lúc thì
ngƣời ta thấy ơng u thích cuộc sống tự do phóng khống phi danh lợi nhƣ
một Đạo nhân, lại có khi ngƣời ta thấy ông trầm tƣ về lẽ sinh tử vô thƣờng nhƣ
một tín đồ Phật giáo, lúc ngƣời ta lại thấy ông kiêm dung các tƣ tƣởng nhƣ một
nhàHuyền học. Các nghiên cứu hiện đại tổng kết những giátrị đặc sắc trong
15
nhân sinh quan của Đào Uyên Minh là: (1) Không tơn thờ quyền lực vàtiền
bạc, (2) Khơng tủi hổ vìnghèo túng, (3) Rời chính trƣờng màkhơng qn thế
sự.
4.1.1.1. Hoa Cúc vànhân sinh quan của văn nhân Việt Nam
Nếu xét thông qua biểu tƣợng hoa Cúc, thìgiátrị cuộc sống và con ngƣời
tùy theo hồn cảnh hoặc mục đích lựa chọn, biểu đạt sẽ mang những ý nghĩa
chủ yếu khác nhau. Nguyễn Ức mƣợn cúc để ca ngợi “trinh tâm” của bạn,
Nguyễn Trãi mƣợn “tính thanh” và “tiết muộn” để bày tỏ tâm tƣ, Phạm Tơng
Mại mƣợn để tả cái chíẩn dật của ẩn giả, Nguyễn Bỉnh Khiêm mƣợn để nói
cái chíthanh cao của mình, Võ Trƣờng Toản mƣợn để diễn tả thời gian dâu bể,
Nguyễn Khuyến mƣợn để gửi gắm và bày tỏ “khổ tiết” và “cao khiết trinh
tâm” của mình,…
Đó là xét ở lớp nghĩa xem Cúc nhƣ biểu tƣợng của kẻ sĩ quân tử, ẩn giả.
Nếu xét ở lớp nghĩa xem Cúc nhƣ biểu tƣợng của quê nhà, giấc mộng điền
viên sẽ thấy những biểu hiện cụ thể khác nhau trong một nét nghĩa chung là
nỗi tƣ hƣơng và chí điền viên trong thơ của Trƣơng Hán Siêu, Trần Nguyên
Đán, Nguyễn Trãi, Trịnh Hoài Đức. Ở một tầng nghĩa khác cho thấy, Cúc
trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến thể hiện sự cơ đơn của con ngƣời, cịn
trong thơ Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị, cúc lại có sắc thái “vong quốc
cảm”.
4.1.1.2. Đào nguyên và nhân sinh quan của văn nhân Việt Nam
Nếu xét qua biểu tƣợng Đào nguyên, sẽ thấy đƣợc lý tƣởng xãhội của văn
nhân Việt Nam vàcách thức họ quan niệm, xây dựng xãhội lý tƣởng ấy cụ thể
nhƣ thế nào. Biểu tƣợng Đào nguyên vốn đƣợc các tăng nhân thời LýTrần đặc
biệt chúýsử dụng nhƣ một phƣơng tiện truyền bágiáo lýnhàPhật vừa sâu sắc
vừa có tí
nh thẩm mỹ cao, nhƣng sau đó do sự cƣờng thịnh của Nho giáo với
tinh thần nhập thế mạnh mẽ, biểu tƣợng Đào nguyên không đƣợc các văn nhân
quan tâm tiếp tục sử dụng vàphát triển khiến nó chìm khuất trong một thời
gian khádài, từ thế kỷ XV đến tận thế kỷ XVIII mới tái sinh ở Lư khê vãn của
nhóm Chiêu Anh Các phƣơng nam đất nƣớc, Lan trìkiến văn lục của Vũ Trinh;
rồi trong một số tác phẩm của Ngô Thế Lân, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng,
Trƣơng Quốc Dụng, Nguyễn Đăng Tuyển,...
Tuy nhiên, đó là nhìn nhận chung, cịn nếu chỉ xét về quan hệ giữa biểu
tƣợng Đào nguyên với nhân sinh quan của văn nhân Việt Nam thể hiện cụ thể
trên lý tƣởng xãhội, thìphạm vi tác giả tác phẩm phù hợp cịn hạn hẹp hơn.
Theo đó, Đào nguyên trong Lư khê vãn tƣợng trƣng cho một vùng thắng cảnh,
cịn Đào ngun trong Khán Vu Lai của NgơThế Lân vàSơn thơn của Nguyễn
Du chỉ một làng xóm xa xơi hoang sơ nhƣng n bình vì khơng cóchiến tranh
vàphong ba chính trị. Một đặc điểm chung nổi bật của hì
nh ảnh Đào nguyên ở
Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX làtất cả đều cótí
nh hiện thực rất cao, chỉ một nơi
16
cụ thể rõràng, không mang những nét hƣ cấu nghệ thuật đặc thù nhƣ nguyên
mẫu Đào nguyên của Đào Uyên Minh.
4.2. ĐÀO UYÊN MINH VÀ TINH THẦN NGHỆ THUẬT CỦA VĂN
NHÂN VIỆT NAM
Phần này chúng tôi khảo sát trên hai bình diện: tiếp nhận Đào Uyên Minh
trên mặt sáng tác cụ thể vàtiếp nhận Đào Uyên Minh trên góc độ lý luận phê
bình (thi luận).
4.2.1. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh
4.2.2. Tinh thần nghệ thuật của Đào Uyên Minh trong sự tiếp nhận
của văn nhân Việt Nam
4.2.2.1. Thời Lý-Trần-Hồ
Thời Lý, Trần, các hình tuợng của Đào Uyên Minh nhƣ Đào nguyên, Vô
huyền cầm, Cúc chủ yếu đƣợc xem nhƣ một loại điển tích, điển cố liên quan
đến Phật giáo mà các Thiền sƣ thƣờng mƣợn để thuyết giáo. Đến cuối thời
Trần, Phật giáo suy yếu, Nho giáo hƣng thịnh, hình ảnh hoa Cúc bắt đầu trở
thành đối tƣợng thẩm mỹ riêng, thành thi liệu trong thơ Huyền Quang, Đỗ
Khắc Chung, Trần Minh Tông,... Lúc này Cúc đã chuyển từ nghĩa tƣợng trƣng
cho cái nghĩa hƣ ảo, vô thƣờng của Phật giáo sang ý nghĩa tƣợng trƣng cho
quênhà, vàtiết tháo của tầng lớp tríthức Nho giáo.
Đến thời Hồ, thơ văn Đào Uyên Minh đã trở thành niềm an ủi vàcảm hứng
sáng tác về đề tài ẩn cƣ cho những ngƣời bất đắc chí trên quan trƣờng, tiêu biểu
nhƣ trƣờng hợp Nguyễn Phi Khanh. Cỏ thế nói, đến Nguyễn Phi Khanh, thơ
điền viên Việt Nam đã định hình rõ và điều này liên quan mật thiết với việc
ông đã tiếp xúc trực tiếp văn bản tác phẩm Đào Uyên Minh.
4.2.2.2. Thời Lê– Mạc – Lê Trung Hƣng
4.2.2.2.1. Khảo sát trên phƣơng diện sáng tác
Đến Nguyễn Trãi đầu thời Lê, việc tiếp nhận Đào Uyên Minh chú ý đến
tinh thần “vong ngơn” trong sáng tác của Đào Un Minh. Ngồi thơ, Nguyễn
Trãi cũng mô phỏng tiểu truyện Đào Uyên Minh viết cho ngoại tổ, để viết
truyện về ơng ngoại mình là Trần Ngun Đán. Thời Mạc, Nguyễn Bỉnh
Khiêm có cơng đƣa hình ảnh “cửa sổ” và thẩm mỹ “vụng dại” từ Đào Uyên
Minh vào văn học Việt Nam. Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, một số
truyện trong Lan Trìkiến văn lục của Vũ Trinh cũng có motif rất gần với Đào
nguyên của Đào Uyên Minh. Điều này có thể do sự phổ biến câu chuyện Đào
nguyên trong dân gian Việt Nam lúc ấy, hoặc truyện Đào nguyên của Đào
Uyên Minh đã đƣợc các văn nhân Việt Nam mƣợn để viết lại thành “chuyện
lạ”, nhƣng chúng có đặc điểm chung là khác với thế giới lý tƣởng nhƣ Đào
nguyên của Đào Uyên Minh.
4.2.2.2. 2. Khảo sát trên phƣơng diện phêbình (thi luận)
Cuối thời Lê, bắt đầu xuất hiện những phát biểu phê bình liên quan đến
Đào Uyên Minh, nhƣ thấy trong Tựa Mỹ Đình thi tập 美亭詩集序 của NgơThì
17
Sĩ, Tựa Hoa trình thi tập 華程詩集序 của Ninh Tốn, Tiểu dẫn Hồng Việt thi
tuyển 皇越詩選 của Bùi Huy Bích.
Trong đó, Ngơ Thì Sĩ chú trọng đề cao tính “trung hậu”, “khảng khái”,
“thanh nhã”; Ninh Tốn đề cao phong cách “phiêu dật 飄逸” của Đào; cịn Bùi
Huy Bích chútrọng đến đặc điểm “xung đạm 冲淡” của Đào.
4.2.2.3. Thời Tây Sơn - Nguyễn
4.2.2.3.1. Khảo sát trên phƣơng diện sáng tác
Thời Nguyễn (thế kỷ XVIII-XIX) loại hình văn học tiêu biểu thể hiện
bƣớc chuyển trong việc tiếp nhận Đào Uyên Minh của văn học Việt Nam là
Hát Nói. Ở đây Đào Uyên Minh cũng chiếm một địa vị quan trọng, các ca
nƣơng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX xem bài hát soạn về ơng nhƣ một “bản
tổ” nằm lịng. Nguyễn Cơng Trứ cùng nhiều tác giả hát nói khác đã chútrọng
khai thác tính hào phóng phong lƣu và tinh thần hƣởng lạc của Đào Uyên
Minh.
Giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX, biểu tƣợng Đào nguyên xuất hiện khánhiều
trong văn học Việt Nam vàcónhững mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến
trong qtrình tiếp nhận Đào Uyên Minh. Nguyễn Du là ngƣời làhòa trộn thế
giới Đào nguyên của ẩn sĩ và thế giới Thiên Thai của tì
nh ái vào nhau, tạo nên
nét mới trong lịch sử tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học Việt Nam. Với
tài hoa độc đáo của mình, Hồ Xuân Hƣơng đã biến Đào nguyên từ ý nghĩa chỉ
cảnh đẹp thiên nhiên sang ý nghĩa chỉ nét đẹp nhục dục của ngƣời phụ nữ,
mang đậm dấu ấn văn hóa phồn thực Đơng Nam Á vốn bị văn hóa Hán áp chế
đẩy xuống “cổ tầng”.
4.2.2.3.2. Khảo sát trên phƣơng diện phêbình (thi luận)
Việc tiếp nhận Đào Uyên Minh trong thi luận Việt Nam thế kỷ XIX có
những bƣớc phát triển rộng rãi vàsâu sắc hơn so với ở thế kỷ XVIII. Trong thi
luận Việt Nam thế kỷ XIX, tuy quan điểm tƣ tƣởng của Nho gia về văn học
nghệ thuật vẫn đƣợc xem làchính thống vàchủ yếu, song khơng có nghĩa là
thuần túy và độc tơn, mà nó đƣợc kết hợp với các dòng phái tƣ tƣởng khác,
nhƣ Đạo gia, để tồn tại vàphát triển. Tiêu biểu làcác bài: Thư gửi Trần Đắc
Anh 與陳得英書 của Nguyễn Văn Siêu, Thuật lại giấc mơ nơi cửa sổ phía
đơng với ơng Vũ Đơng Dương 東窓夢說呈武東暘 của Vũ Duy Thanh, Bài
tựa tự đề cho Tĩnh Phố thi tập 静圃詩集自序 của Miên Trinh.
Trong hì
nh thức bức thƣ gửi cho một tiền bối, Nguyễn Văn Siêu dùng
quan điểm Nho gia để phêphán mạnh mẽ nhân sinh quan của Đào Uyên Minh
và những văn nhân trí thức Việt Nam bắt chƣớc phong cách nghệ thuật của
Đào Uyên Minh trong sáng tác, tuy vậy ông cũng đề cao cái đẹp “hùng tƣ diệu
thú” trong thơ Đào. Trong hình thức “mộng thuyết”, Vũ Duy Thanh đề cao cái
đẹp “hƣ”, “mộng” của Đào trong Nhàn tình phú, Đào hoa nguyên ký. Miên
Trinh dùng hình thức vấn đáp đề cao cái đẹp “tĩnh”, “cổ phác” của Đào.
18
Tiểu kết Chƣơng 4
Khảo sát hoạt động tiếp nhận của các văn nhân Việt Nam đối với Đào
Uyên Minh (bao gồm con ngƣời vàtác phẩm), chúng tôi đều thấy rõvai tròcực
kỳ quan trọng của độc giả. Ngƣời tiếp nhận đã làm thay đổi cấu trúc tác phẩm
của Đào Uyên Minh thông qua việc chọn lựa vàtái kiến tạo các biểu tƣợng,
theo đó, biểu tƣợng Cúc và Đào nguyên đã đƣợc những độc giả đời sau chọn và
xây dựng lại theo nhu cầu của họ, Cúc trở thành tƣợng trƣng tiêu biểu cho giá
trị đạo đức nhân cách, còn Đào nguyên trở thành tƣợng trƣng tiêu biểu cho xã
hội lý tƣởng của tầng lớp văn nhân trí thức. Trong khi, Chim, Mây và Rƣợu –
những hình ảnh đƣợc Đào Uyên Minh nói đến nhiều nhất, tƣợng trƣng cho tinh
thần tự do, thìlại trở thành những hình ảnh ít đƣợc ngƣời tiếp nhận chú ý hơn.
Vậy có thể nói đến sự đảo chiều vị trícủa các biểu tƣợng trong văn bản tác
phẩm của Đào Uyên Minh và trong văn bản tác phẩm của ngƣời tiếp nhận.
Trên đây là nói về q trình các văn nhân Việt Nam đã cải tạo văn bản Đào
Uyên Minh trong thực tiễn tiếp nhận nhƣ thế nào. Ở phƣơng diện ngƣợc lại, tức
quá trình Đào Uyên Minh cùng văn bản tác phẩm của ông làm thay đổi tƣ
tƣởng, quan niệm nhân sinh vàthực tiễn sáng tạo, quan niệm nghệ thuật của
văn nhân Việt Nam ra sao, chúng tôi nhấn mạnh vào hai điểm quan trọng.
Thứ nhất, về phƣơng diện nhân sinh quan, Đào Uyên Minh trở thành một
điểm tựa tinh thần vững chãi và đẹp đẽ cho các văn nhân Việt Nam khi lui về
cuộc sống ẩn dật, hay là nơi an ủi, làchỗ để gửi gắm tì
nh cảm gia viên của các
văn nhân trí thức mải mêvới con đƣờng kiến cơng lập nghiệp cịn cólịng hồi
vọng cố hƣơng, trong đó ít nhiều cũng nhận ra hoặc nhận rõ hơn bản chất của
cuộc sống, nhất làmối quan hệ về thân vàtâm.
Thứ hai, về phƣơng diện nghệ thuật, trong thực tiễn sáng tác, Đào Uyên
Minh đã góp phần quan trọng vào việc định hình dịng thơ điền viên ở Việt
Nam vàthẩm mỹ thanh đạm tự nhiên, chủ đề quy ẩn của ông cũng đƣợc nhiều
ngƣời mô phỏng, hƣớng đến. Tính chọn lọc, chủ động của các văn nhân Việt
Nam trong quátrì
nh tiếp nhận Đào Uyên Minh cũng thể hiện khárõ nét trong
quan niệm nghệ thuật (thi luận). Dựa trên quan điểm phê bình Đào Uyên Minh
trong thi luận Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX, chúng tơi thấy cóthể chia thành hai
khuynh hƣớng tiếp nhận Đào Uyên Minh là Nho quan và Đạo quan. Ngơ Thì Sĩ,
Bùi Huy Bích, Nguyễn Văn Siêu đề cao thẩm mỹ mạnh mẽ cứng cáp đƣợc Nho
gia trọng thị, nên chúng tôi xếp vào khuynh hƣớng phê bình thơ Đào theo Nho
quan. Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Miên Trinh đề cao thẩm mỹ hƣ tĩnh, mềm mại
đƣợc Đạo gia trọng thị, nên chúng tôi xếp vào khuynh hƣớng phê bình thơ Đào
theo Đạo quan.
Đƣơng nhiên sự phân chia này cũng chỉ có tí
nh cách tƣơng đối, bởi hai
khuynh hƣớng này không phủ định, đối lập nhau, màbổ sung cho nhau, tạo nên
cái nhìn đa diện, sâu sắc hơn về phong cách Đào. Đào Uyên Minh sở dĩ đƣợc
cả hai phái Nho và Đạo yêu thích, bởi bản thân thơ văn Đào là sự dung hòa tƣ
19
tƣởng, thẩm mỹ Nho gia và Đạo gia có tính lý tƣởng. Thế nên ông đƣợc Ninh
Tốn, Vũ Duy Thanh thích. Trong thơ văn Đào Un Minh, ngƣời ta tìm thấy tƣ
tƣởng an bần lạc đạo, quân tử cố cùng, trung dung, cái đẹp khỏe khoắn cƣơng
kiện của Nho gia; ngƣời ta cũng tìm thấy tƣ tƣởng tiêu dao, du tâm, nhàn tĩnh,
cái đẹp trong lặng xa mờ huyền diệu của Đạo gia. Màtất cả đều đƣợc thể hiện
một cách thật tài tì
nh, tinh tế, điều này lại đƣợc tơ điểm thêm bằng hình ảnh
cao thƣợng về nhân cách của Đào Uyên Minh, khiến cho phong cách nghệ
thuật của Đào Uyên Minh đƣợc Nho, Đạo vàthậm chícả Phật đặt vào hàng lý
tƣởng nhất. Do đó, các nhà phê bình thƣờng nêu Đào Uyên Minh ra nhƣ là kiểu
mẫu cho sự thành công tiêu biểu trong sáng tạo nghệ thuật.
Thi luận Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hƣởng của thi luận Trung
Quốc, nhất làthi luận thời Minh – Thanh, với các thuyết Minh đạo 明道, Mỹ
thứ 美刺, Cách điệu 格調, Tính linh 性靈, Thần vận 神韻 thịnh hành bấy giờ.
Nhƣng qua các bài thi luận liên quan đến Đào Uyên Minh ở trên, chúng ta có
thể thấy đƣợc tính độc đáo, sáng tạo, tinh tế của các nhàphêbình Việt Nam,
đồng thời cũng cho thấy tính độc lập, chủ động của tríthức nƣớc ta trong việc
việc tiếp nhận tƣ tƣởng, quan niệm lýluận phê bình văn học Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu văn học cổ điển Việt Nam cũng nhƣ mối quan hệ giữa
văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc ở nƣớc ta tính từ đầu thế kỷ XX đến
nay đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận và trân trọng, tuy vậy vẫn còn rất
nhiều khoảng trống cần những ngƣời đi sau điền lấp. Đào Uyên Minh vàtác
phẩm của ơng rất quen thuộc với các văn nhân trí thức Việt Nam thời xƣa và
cũng không hề xa lạ với những ngƣời Việt Nam ngày nay có quan tâm đến văn
học nghệ thuật cổ. Ở đây, luận án đặt ra đƣợc vấn đề mới: Nghiên cứu mối
quan hệ giữa Đào Uyên Minh và văn học trung đại Việt Nam theo một số gợi ý
của lýthuyết tiếp nhận trƣờng phái Konstanz, qua đó córút ra đƣợc một số kết
luận.
Trong phần nghiên cứu những giao lƣu tiếp xúc đầu tiên của độc giả Việt
Nam với Đào Uyên Minh, chúng tôi đã thông qua khảo sát vấn đề thời điểm,
phƣơng thức Đào Uyên Minh du nhập nƣớc ta, chỉ ra những đặc điểm trong
việc tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Việt Nam thời kỳ đầu ở những phƣơng diện
diện khác nhau theo tiến trình lịch sử thể hiện qua khoa cử, truyền bá tƣ tƣởng
Phật giáo, sáng tác, phêbình. Cuối cùng làphần chính của luận án nghiên cứu
việc tiếp nhận Đào Uyên Minh trong văn học trung đại Việt Nam trên hai bình
diện: quan niệm nhân sinh vàsáng tác, phêbì
nh. Cóba chủ điểm đƣợc chúng
tôi khảo sát tập trung làbiểu tƣợng hoa Cúc, Đào nguyên và Thi luận nhằm
làm rõ quá trình giao lƣu tiếp xúc của văn nhân Việt Nam với Đào Uyên Minh,
đi từ tiếp nhận thụ động đến chủ động, từ phản ứng một chiều đến phản ứng
đa chiều, từ mô phỏng đến sáng tạo, từ thƣởng thức đến kiến tạo vàcho thấy
20
đây là một qtrì
nh diễn ra liên tục trong tồn bộ lịch sử thơ ca Việt Nam.
Trong đó khơng chỉ cóviệc Đào Uyên Minh làm thay đổi cấu trúc tƣ tƣởng và
hoạt động sáng tác, phêbì
nh của văn nhân Việt Nam, màcịn cóchiều ngƣợc
lại là văn nhân Việt Nam đã làm thay đổi cấu trúc văn bản tác phẩm của Đào
Uyên Minh thông qua sự chọn lọc vàtái kiến tạo trong quátrình tiếp nhận.
Đối chiếu kết quả tiếp nhận Đào Uyên Minh của văn nhân Việt Nam ở giai
đoạn sau (từ thời Lê trở đi) với kết quả tiếp nhận Đào Uyên Minh của văn
nhân Việt Nam thời kỳ đầu (Lý - Trần), thông qua việc quan sát sự chọn lọc
vàphát triển các biểu tƣợng đặc thù, chúng tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt
vàmạnh mẽ theo khuynh hƣớng Nho giáo hóa. Biểu tƣợng “vơ huyền cầm”
(hay “đàn vốn thiếu huyền”, “bất điệu cầm”) mang ý nghĩa huyền vi của Phật
giáo ở thời kỳ đầu gần nhƣ không đƣợc duy trìphát triển mà thay vào đó quay
lại “tố cầm” nhƣ vốn thấy trong tác phẩm Đào Uyên Minh. Biểu tƣợng Đào
nguyên chìm khuất trong thời Lê và đến thời Nguyễn cũng tồn tại khámờ nhạt
theo khuynh hƣớng hiện thực hóa, bình dân hóa. Riêng biểu tƣợng Cúc tồn tại
vàphát triển mạnh mẽ liên tục trong suốt quátrình tiếp nhận Đào Uyên Minh
cũng nhƣ suốt lịch sử thơ ca Việt Nam với nhiều tầng ý nghĩa gắn chặt với
tình cảm cánhân của nhàNho vàhiện thực xãhội, khơng cịn mang nhiều tính
siêu hình nhƣ thời LýTrần.
Nghiên cứu của chúng tơi cũng cho thấy, trong suốt lịch sử văn học cổ
điển Việt Nam, tuy có lúc thăng trầm khác nhau nhƣng Đào Un Minh ln
đƣợc các văn nhân trí thức đón nhận một cách rộng rãi vàsâu sắc, thậm chí
vƣợt lên trên rất nhiều tác gia khác, nếu xét đồng thời trên hai bì
nh diện: thẩm
mỹ nhân sinh vàthẩm mỹ văn học nghệ thuật. Bởi thực tế cho thấy rất hiếm
hoi những tên tuổi cóthể để lại những dấu ấn sâu sắc trong cả tâm hồn lẫn tác
phẩm của văn nhân Việt Nam vàcả văn nhân Đông Á nhiều thế hệ, qua hàng
nghìn năm lịch sử nhƣ Đào Uyên Minh.
Trong quátrình nghiên cứu tiếp nhận Đào Uyên Minh ở Việt Nam, chúng
tôi cịn nhận thấy một điều đáng chú ý khơng những về thực tiễn tiếp nhận, mà
còn ở phƣơng diện lý luận tiếp nhận là, về mặt biểu hiện trên văn bản tác
phẩm cũng nhƣ phê bình cho chúng ta thấy, khẳng định ca ngợi học tập Đào
Uyên Minh là khuynh hƣớng đa số và “trung tâm”, còn phủ nhận bài bác Đào
Uyên Minh là khuynh hƣớng rất thiểu số vàrất “ngoại vi”. Thế nhƣng một số
hélộ từ khuynh hƣớng phủ nhận trong những tài liệu ít phổ biến nhƣ kiểu thƣ
từ và “gia huấn” lại cho phép chúng tôi nghi ngờ mức độ thực tế của khuynh
hƣớng phủ nhận. Vídụ có tính điển hình khácao làbức thƣ Nguyễn Văn Siêu
gửi Trần Đắc Anh hay bài thơ khuyên con của cha Phùng Khắc Khoan.
Rõ ràng, khơng phải lúc nào tính chất của vấn đề cũng đƣợc khẳng định
bằng chỉ số mang tính định lƣợng. Nếu nói rằng tinh thần nhập thế, lịng ham
chuộng cơng danh cũng nhƣ quyền lực và lợi í
ch của con ngƣời là khuynh
hƣớng chủ yếu, còn xuất thế xa lánh danh lợi là khuynh hƣớng thứ yếu (đây là