Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

phong cach ngon ngu nghe thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.85 KB, 10 trang )

Tiết 84 :

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức: Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
- Kĩ năng: + Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật: các biện pháp
nghệ thuật và hiệu quả sử dụng chúng.
+ Bước đầu sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt hiệu quả nghệ thuật khi nói,
nhất là khi viết: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng.
- Thái độ, tư tưởng: có ý thức tôn trọng, yêu quí, giữ gìn và phát huy sự giàu đẹp
của tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng ( lớp 10 cơ
bản tập 2, NXB giáo dục, 2013)
- Phương pháp: Phương pháp thông báo - giải thích, phân tích ngữ liệu, đàm
thoại gợi mở.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định nề nếp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cu: (4 phút)


Câu hỏi: Em hãy trình bày những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt?
Trả lời: Có 2 yêu cầu cơ bản:
- Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
+ Về ngữ âm và chữ viết, cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần viết
đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.
+ Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc
điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
+ Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn dạt


đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn nữa, các câu trong
đoạn văn và văn bản cần dược liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc
thống nhât.
+ Về phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn
mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Sử dụng hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao:
Sử dụng tiếng Việt một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương
thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ
thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
3. Bài mới:
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc
nhất của con người mà nó còn là chất liệu chính để xây dựng nên những hình
tượng nghệ thuật trong văn chương nói chung; tạo nên hơi thở, sức sống cho một
tác phẩm văn học nói riêng. Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Phong cách của nó có
những đặc trưng cơ bản gì mà lại có sức mạnh kì diệu đến vậy? Cơ sở nào giúp ta
phân biệt nó với các phong cách ngôn ngữ khác? Câu trả lời nằm trong bài học
hôm nay mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.


Hoạt động của giáo viên

Hoạt động

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

của học sinh
Hoạt động 1:


I . Tìm hiểu chung về ngôn

chung về ngôn ngữ nghệ thuật.

Tìm hiểu

ngữ nghệ thuật

GV đưa ra 2 ngữ liệu ( sử dụng bảng phụ), chung về ngôn

1. Ngôn ngữ nghệ thuật là gì?

yêu cầu học sinh theo dõi và trả lời câu

ngữ nghệ

Tìm hiểu ngữ liệu:

hỏi

thuật.

Ngữ liệu:
1) Theo từ điển tiếng Việt: Tre ( danh từ)

HS tìm hiểu

chỉ loại cây nhỏ, cao, thân cứng, rỗng ở các

ngữ liệu và trả


gióng, đặc ở mấu, mọc thành bụi, thường

lời câu hỏi.

dùng để làm nhà và đan lát.
2) Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi.
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu…
( Tre Việt Nam _ Nguyễn Duy).
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử

Nhận xét:

dụng trong 2 ngữ liệu trên?

- Đối tượng miêu tả: Cây tre

GV gợi ý cho học sinh trả lời bằng miệng
rồi sau đó tổng kết.
Em hãy cho biết:

- Ngôn ngữ miêu tả:
- HS trả lời

+ Đối tượng được miêu tả trong 2 ngữ liệu


+ Ngữ liệu 1: Ngôn ngữ mang

này là gì?

tính khoa học, chính xác, trung


+ Từ ngữ nào trong ngữ liệu 1 được dùng
để miêu tả đặc điểm, tính chất của đối

tính và đơn nghĩa
- HS trả lời

tượng? Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả?

+ Ngữ liệu 2: Ngôn ngữ giàu
sức gợi tả về hình ảnh, giàu sức

+ Từ ngữ nào được dùng để miêu tả đặc
điểm tính chất của đối tượng trong ngữ liệu

biểu cảm, đa nghĩa.
- HS trả lời

2? Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả?
- HS trả lời

 Ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn


- Vậy theo em hiểu ngôn ngữ nghệ thuật là

ngữ văn chương, ngôn ngữ văn

ngôn ngữ như thế nào?

học) là ngôn ngữ gợi hình, gợi
cảm được dùng trong văn bản
nghệ thuật.
2. Phạm vi sử dụng
- Ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu

Câu hỏi: Em hãy cho biết:

- HS trả lời

được sử dụng trong các văn bản

- Ngôn ngữ nghệ thuật thường được sử dụng

nghệ thuật.

ở đâu? Cho ví dụ minh họa.

- Ngoài ra, nó còn được sử dụng

GV nhận xét và bổ sung bằng cách đưa ví

trong lời ăn, tiếng nói hằng


dụ cụ thể, sinh động.

ngày và trong những văn bản

+ Gớm, chậm như rùa ấy!... Hôm nào

thuộc phong cách ngôn ngữ

cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt

khác.

bầu!..
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học. chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của
ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu.
(Tuyên ngôn độc lập _ Hồ ChíMinh )

- HS trả lời


3. Phân loại: Gồm 3 loại:
Câu hỏi: Ngôn ngữ nghệ thuật được phân

- Ngôn ngữ thơ: ca dao, hò vè,

thành những loại nào? Cho ví dụ ( kể tên


các thể thơ…

các tác phẩm đã học thuộc các loại ngôn

- Ngôn ngữ tự sự: truyện, kí, tùy

ngữ trên).

bút, phóng sự…

GV nói:

- Ngôn ngữ sân khấu: kịch,

Cơ sở phân loại:

chèo, tuồng…

+ Thơ, hò vè, ca dao… có đặc điểm chung
là giàu hình ảnh, nhạc điệu..
+ Truyện, kí, phóng sự, tùy bút…có đặc
điểm là ngôn ngữ thường ngày, gần gũi, sử
dụng biện pháp miêu tả, trần thuật.
+ Kịch, chèo, tuồng… có đặc điểm cá thể
hóa, nhân vật dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ
để thể hiện cá tính, tâm trạng của mình.
GV bổ sung ví dụ minh họa
+ Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
( Tự tình - Hồ Xuân Hương)

+ Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng
hớn, cái mặt thì đen mà rất cơn cơn, hai
mắt gườm gườm trông gớm chết!
( Chí Phèo _ Nam Cao)
+ Này thầy tiểu ơi!
Thầy như táo rụng sân đình,
Em như gái dở đi rình của chua.
( Kịch Thị Màu lên chùa)

Câu hỏi: - Ngôn ngữ nghệ thuật có những
chức năng nào?
4. Chức năng


GV cho học sinh theo theo dõi ví dụ SGK

- Chức năng thông tin: cung cấp

Trong đầm gì đẹp bằng sen

những thông tin cơ bản về đối

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh

tượng được nói đến.
- HS trả lời

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
( Ca dao)

- Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật thể
hiện như thế nào trong bài ca dao?

- HS trả lời

GV gợi ý
+ Đoạn ca dao cung cấp những thông tin gì
về cây sen? Những thông tin đó khẳng định

- HS trả lời

điều gì?
+ Từ hình ảnh cây sen còn giúp em liên hệ
đến đối tượng nào?

- HS trả lời
- Chức năng thẩm mĩ: biểu

+ Điều đó có tác động như thế nào tới tình

hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi

cảm, nhận thức của em?

dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở
người nghe, người đọc.
5. Đặc điểm của ngôn ngữ
nghệ thuật
- Được tổ chức, xếp đặt, lựa


Câu hỏi: Ngôn ngữ nghệ thuật có gì khác

chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ

với ngôn ngữ tự nhiên?

thông thường.
- Giàu giá trị nghệ thuật – thẩm
mĩ.


Hoạt động 2: Tìm hiểu phong cách ngôn

Hoạt động 2:

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ

ngữ nghệ thuật.

Tìm hiểu

thuật

GV thông báo khái niệm phong cách ngôn

phong cách

Phong cách ngôn ngữ nghệ

ngữ nghệ thuật.


ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách mang
thuật

những đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ nghệ thuật.
1.Tính hình tượng
a) Khái niệm:

Để tìm hiểu tính hình tượng, GV đưa ra

- HS tìm hiểu

Tính hình tượng là khả năng

khái niệm bằng phương pháp thông báo –

ngữ liệu và trả

ngôn ngữ có thể tái hiện hiện

giải thích.

lời câu hỏi.

thực, làm xuất hiện ở người đọc
những hình ảnh, màu sắc,
đường nét, biểu tượng…được
nói đến trong văn bản nghệ
thuật.


GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ minh

Phân tích ví dụ minh họa:

họa ( Sử dụng phương pháp đàm thoại
gợi mở, kết hợp sử dụng bảng phụ) .

Ví dụ 1:

Ví dụ 1

- Thời gian: Buổi chiều tàn

Tiếng trống thu không trên cái chòi của

- Không gian: Phố huyện nhỏ

huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi

- Hình ảnh: cái chòi nhỏ, bầu

buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa

trời, đám mây, dãy tre làng

cháy và những đám mây ánh hồng như hòn

- Âm thanh: Tiếng trống


than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại

- Màu sắc: Đỏ rực, ánh hồng,

và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

đen

( Hai đứa trẻ –Thạch Lam)
Câu hỏi: Tính hình tượng được thể hiện
như thế nào trong ví dụ trên?
(Chú ý ngôn ngữ miêu tả về thời gian,

- Đường nét: Cắt hình trên nền
- HS trả lời

trời
 Buổi chiều tà đượm buồn.


không gian, hình ảnh, âm thanh, màu sắc,
đường nét…)

2. Đặc điểm của tính hình
tượng

Câu hỏi: - Tính hình tượng được tạo nên là

- HS trả lời


- Tính hình tượng được tạo nên

nhờ đâu? Em hãy minh họa trong các ngữ

bởi các biện pháp tu từ: so sánh,

liệu, ví dụ đã được tìm hiểu.

ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa…
- Tính đa nghĩa là kết quả tất
yếu của tính hình tượng:
+ Tính đa nghĩa là khả năng gợi

- Tính đa nghĩa là gì? Nó có đặc điểm gì?

- HS trả lời

nhiều nét nghĩa, nhiều tầng
nghĩa khác nhau trong cùng một
đối tượng được nói đến trong
văn bản nghệ thuật.
+ Tính đa nghĩa gắn bó mật
thiết với tính hàm súc.
Kết luận: Tính hình tượng là
đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
nghệ thuật, là khái niệm chỉ ra
cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và

GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ minh


gợi cảm trong một ngữ cảnh.

họa ( Sử dụng phương pháp đàm thoại

Ví dụ 2:

gợi mở, kết hợp sử dụng bảng phụ)

- Tác giả sử dụng các hình ảnh

Ví dụ 2:

mang tính chất tượng trưng:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

+ Những cánh đồng quê,, trời

Dây thép gai đâm nát trời chiều

chiều: rộng, thoáng đãng, yên

( Đất Nước - Nguyễn Đình Thi)

bình.

Câu hỏi: - Hình ảnh cánh đồng quê, trời

+ Dây thép gai: sự bao bọc, giới


chiều, dây thép gai, thường gợi cho em một - HS trả lời

hạn.

không gian như thế nào?

- Biện pháp nhân hóa kết hợp


- Chảy máu, đâm nát gợi cho em điều gì?
Chúng thường được dùng cho đối tượng

với các động từ mạnh:
- HS trả lời

+ Chảy máu: chết chóc, đau

nào?

thương

- Vậy biện pháp nghệ thuật chính nào được

+ Đâm nát: làm thủng, làm tổn

tác giả sử dụng rất thành công trong 2 câu

- HS trả lời

thơ này?


thương.
- Hai câu thơ sử dụng biện pháp
nghệ thuật hoán dụ:
+ Tái hiện bối cảnh đau thương
của dân tộc trong những năm
tháng chiến đấu ác liệt với bọn
thực dân.
+ Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo
của chúng, phá tan tành “mấy
trăm năm thoáng mộng yên
bình” của đất nước ta.
+ Hun đúc lòng yêu nước căm

HS chép bài

thù giặc.

GV cho bài tập về nhà để HS củng cố kỹ

tập và theo dõi

BÀI TẬP VỀ NHÀ

năng phân tích tính hình tượng

hướng dẫn của

Phân tích tính hình tượng thể


giáo viên để về hiện trong các đoạn thơ sau:
nhà làm.

1)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát
trắng
Bờ cát trắng phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng


Suốt ngàn năm bên sóng.
( Xuân Diệu)
2)
Những buổi chiều ứa máu
Ngổn ngang những vũng bom
( Nguyễn Đình Thi)

4. Củng cố dặn dò :
- Nắm chắc khái niệm ngôn ngữ nghệ thuât, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và
tính hình tượng để vận dụng vào phân tích hiệu quả sử dụng của ngôn ngữ nghệ
thuật trong tác phẩm văn chương.
- Chuẩn bị 2 đặc trưng còn lại (tính truyền cảm, tính cá thể) và phần luyện tập.
D. Rút kinh nghiệm bổ sung
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………
Bình Định, ngày 13 tháng 10 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Giáo sinh thực hiện

Th.S Trần Thị Diệu Nữ

Cao Thị Quỳnh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×