Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 19 trang )


MỞ ĐẦU
Là một đất nước có trên 70% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam là
một trong số ít các nước trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, cùng với sự hội nhập cùng nền kinh tế thế giới,
kinh thế nông nghiệp dần thoát khỏi việc sản xuất manh mún và nhỏ lẻ. Như
vậy, để Hiện đại hóa ngành nông nghiệp, việc phát triển nguồn nhân lực trở
nên hết sức quan trọng, để nền kinh tế nông nghiệp bền vững và hiện đại,
chúng ta cần một lực lượng lao động có chuyên môn, biết ứng dụng khoa học
kĩ thuật hiện đại.

Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt,
điều đókhông tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo. Công tác này đã
và đang ở đâu? Để trả lời một phần câu hỏi lớn này - Bài tiểu luận
“ Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp
Việt Nam”
sẽ đề cập tới vấn đề nguồn nhân lực nông nghiệp và một số đề xuất cho công
cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp hiện nay

NỘI DUNG


PHẦN I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐỀN
NGUỒN NHÂN LỰC.

1. Nguồn nhân lực
Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực:
- Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề,
là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế
hoặc tiềm năngđể phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
- Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác


kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm
những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của
Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55
tuổi).Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân
lực haynguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ.
Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc
và người trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người
thất nghiệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người
trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động.

2. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu là:
- Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn lực con người cho nông nghiệp
bao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động dự trữ cho nông
nghiệp.
- Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con người cho nông thôn bao
gồm lực lượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự
trữ sẽ phục vụ cho nông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn. Nguồn nhân lực


này bao gồm cả số lượng lao động sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị
và của khu vực đô thị cung cấp cho nông thôn.

3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân
lực cho nông nghiệp.
Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình
trang bị kiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để
họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định. Đào tạo gồm đào tạo
kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp”.
Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt

động nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng
nhiệm vụ của mình.
Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển. Theo nghĩa
rộng: phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức
được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự
thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Theo nghĩa hẹp: phát triển
là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người
lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những
định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của
họ (giáo trình QTNL).
Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng
kiến thức, kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ
hoàn thành công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ
(theo giáo trình KTLĐ)
Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá
trị cho con người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể
chất. Phát triển nguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con
người, làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và
phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát
triển kinh tế-xã hội.


Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 : Đào
tạonguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “Tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân
để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao
kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở.
Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển
nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông

thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”. Đây là một chủ
trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.

PHẦN II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY


1. Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay

 Quy mô và cơ cấu
Biểu đồ 1: Lực lượng lao động phân theo nông thôn và thành thị
40000

61

35000

60.5

30000

60
59.5

25000

59

20000


58.5

15000

58

10000

57.5

5000

Thành Thị
Nông Thôn
Tỷ lệ LĐNT/tổngLĐ

57

0

56.5
20

09

20

10

20


11

20

12

20

13

20

14

20

15


Bộ

20

16

( Nguồn Tổng cục thống kê)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy được rằng, số lượng lao động nông thôn
giai đoạn 2009-2014 tăng chậm dần nhưng số lượng tuyệt đối vẫn tăng, giai
đoạn 2014-2016 có giảm nhẹ nhưng không đáng kể . Tỷ lệ tăng lao động

nông thôn năm 2009 là 1.03% đến năm 2016, tỷ lệ lao động nông thôn
giảm 0.03%. Tỷ lệ lao động nông thôn so với tổng lao động Việt Nam tăng
mạnh ở giai đoạn 2009-2014, đặc biệt là giai đoạn 2012-2013. Đến năm
2014-2016, tỷ lệ lao động nông thôn so với tổng lao động có xu hướng
giảm nhẹ, xong vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với lao động thành thị.
Nhìn chung, lượng lao động nông thôn khá lớn, chủ yếu là làm nông
nghiệp và chiếm số lực chủ yếu lực lượng lao động Việt Nam. Do đó, việc
sử dụng hiệu quả nguồn lực nông nghiệp nông thôn quyết định sự phát triển
kinh tế Việt Nam.


 Xu thế cơ cấu ngành nông nghiệp trong những năm gần đây

Biểu đồ 2: Lao động và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân phối
theo ngành kinh tế giai đoạn 2009-2016
60000

60

50000

50

40000

40

30000

30


20000

20

10000

10

0

TỔNG SỐ
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
cơ cấu

0
20

09

20

10

20

11

20


12

20

13

20

14

20

15


bộ

20

16

Đơn vị : nghìn người
( Nguồn Tổng cục thống kê)
Nhìn chung cả giai đoạn 2009-2016, Số lao động ngành nông nghiệp
giảm. Đến năm 2016, ngành nông nghiệp có 22,03 triệu lao động, chiếm
41,9% tổng số lao động có việc làm của nền kinh tế; ngành công nghiệp có
11,58 triệu lao động, chiếm 21,78%; ngành dịch vụ có 17,56 triệu lao động,
chiếm 33,03%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ (năm
2016 giảm 1,17 điểm phần trăm so với năm 2015, nhanh hơn mức bình quân

trong cả giai đoạn 2009-2016, gần 1 điểm phần trăm/năm).
Trong giai đoạn 2009-2016, trung bình mỗi năm lao động trong ngành
nông nghiệp giảm 43 nghìn người. Điều này cho thấy tốc độ thu hút lao động


khỏi nông nghiệp của khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ) vẫn còn chậm, mặc dầu đã có dấu hiệu tích cực ở một số năm gần
đây.
Về quy mô, lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm
xuống, từ 23,94 triệu người năm 2009 lên 22,3 triệu người năm 2016. Về cơ
cấu nông nghiệp cũng giảm, đến năm 2016,lao động nông nghiệp chiếm
45,19% trong tổng lao động có việc làm cả nước.



Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
Bảng 1 Năng suất lao động phân theo các ngành kinh tế
giai đoạn 2009-2016*
2009

Tổng
37.9
số
Nông,
lâm
nghiệp, 14.1
thủy
sản

2010


2011

2012

2013

2014

2015

2016

44

55.2

63.1

68.7

74.4

79.4

84.5

16.5

22.3


25.6

26.4

26.8

30.6

32.9

*Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành bình quân 1 lao động 15 tuổi
trở lên đang làm việc
Đơn vị : triệu đồng/ người.
( Nguồn Tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy năng suất lao động trong ngành
nông nghiệp có xu hướng tăng qua các năm, năm 2009 từ 14,1 triệu đồng/
người tăng gấp 2,3 lên lần 32,9 triệu đồng vào năm 2016. Song các chuyên
gia đánh giá năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt thấp. Việt
Nam có gần 16 triệu hộ nông thôn. Dù được coi là “cường quốc” xuất khẩu


nông sản, nhưng năng suất lao động nông nghiệp đang rất thấp. Cụ thể, với
ngành trồng trọt chỉ đạt 204.000 đồng/ngày công, chăn nuôi 228.000 đồng và
thủy sản 275.000 đồng/ngày công.

 Nhu cầu nguồn nhân lực cho nông nghiệp
Theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn

a) Giai đoạn 2011 - 2015
Trong 5 năm, từ 2011 - 2015, thực hiện đào tạo cho Ngành tổng số
682.750 người các cấp trình độ từ sơ cấp đến tiến sỹ, trong đó: lĩnh vực
lâm nghiệp: 68.000 người, nông nghiệp: 412.750 người, thủy lợi:
123.000 người, thủy sản: 79.000 người. Bình quân hàng năm đào tạo
136.550 người, cụ thể như sau:
Bình quân mỗi năm đào tạo 300 tiến sỹ (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp:
40 tiến sỹ/năm, nông nghiệp: 130 tiến sỹ/năm, thủy sản: 50 tiến
sỹ/năm, thủy lợi: 80 tiến sỹ/năm); đào tạo 2.720 thạc sỹ/năm (trong đó
lĩnh vực lâm nghiệp: 260 thạc sỹ/năm, nông nghiệp: 1.680 thạc
sỹ/năm, thủy lợi: 480 thạc sỹ/năm, thủy sản: 300 thạc sỹ/năm); đào tạo
14.480 kỹ sư/năm (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp: 1.780 kỹ sư/năm,
nông nghiệp: 11.390 kỹ sư/năm, thủy lợi: 3.250 kỹ sư/năm, thủy sản:
2.060 kỹ sư/năm); đào tạo 26.500 người trình độ cao đẳng, cao đẳng
nghề/năm (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp: 2.540 người/năm, nông
nghiệp: 16.270 người/năm, thủy lợi: 4.650 người/năm, thủy sản: 2.950
người/năm); đào tạo 35.350 người trình độ trung cấp chuyên nghiệp,
trung cấp nghề/năm (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp: 3.390 người/năm,
nông nghiệp: 21.840 người/năm, thủy lợi: 6.200 người/năm, thủy sản:
3.920 người/năm); đào tạo 57.200 nhân viên kỹ thuật trình độ sơ
cấp/năm (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp: 5.500 người/năm, nông
nghiệp: 35.250 người/năm, thủy lợi: 10.070 người/năm, thủy sản:
6.380 người/năm).
b) Giai đoạn 2016 - 2020


Trong 5 năm, từ 2016 - 2020, thực hiện đào tạo cho Ngành tổng số
556.800 người các cấp trình độ từ sơ cấp đến tiến sỹ, trong đó: lĩnh vực
lâm nghiệp: 65.300 người, nông nghiệp: 320.200 người, thủy lợi:
70.300 người, thủy sản: 101.000 người. Bình quân hàng năm thực hiện

đào tạo 111.355 người, cụ thể như sau:
Bình quân mỗi năm đào tạo 185 tiến sỹ (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp:
35 tiến sỹ/năm, nông nghiệp: 60 tiến sỹ/năm, thủy lợi: 50 tiến sỹ/năm,
thủy sản: 40 tiến sỹ/năm); đào tạo 2.520 thạc sỹ (trong đó lĩnh vực lâm
nghiệp: 260 thạc sỹ/năm, nông nghiệp: 1.500 thạc sỹ/năm, thủy lợi:
410 thạc sỹ/năm, thủy sản 350 thạc sỹ/năm); đào tạo 18.000 kỹ sư
(trong đó lĩnh vực lâm nghiệp: 1.940 kỹ sư/năm, nông nghiệp: 10.330
kỹ sư/năm, thủy lợi: 3.080 kỹ sư/năm, thủy sản: 2.650 kỹ sư/năm); đào
tạo 25.125 cử nhân trình độ cao đẳng (trong đó lĩnh vực lâm nghiệp:
2.595, nông nghiệp: 14.900, thủy lợi: 4.100, thủy sản: 3.530); đào tạo
28.550 kỹ thuật viên trình độ trung cấp (trong đó: lĩnh vực lâm nghiệp:
3.240, nông nghiệp: 15.760, thủy lợi: 5.130, thủy sản: 4.420); đào tạo
36.975 nhân viên kỹ thuật viên trình độ sơ cấp (trong đó: lâm nghiệp:
4.210, nông nghiệp: 20.355, thủy lợi: 6.670, thủy sản: 5.740)

2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam
2.1. Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông
nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo.
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong
những năm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm. Ở đây ta
cũng cần phân biệt rõ, nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn không chỉ
nằm trong số đối tượng là nông dân. Đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh
vực kinh tế, quản lý. Vì nông thôn chứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn


hoá, xã hội, sản xuất và kinh doanh (nông lâm ngư ngiệp, công nghiệp,
thương mại, dịch vụ).
Xét về nguồn nhân lực cho nông thôn: Nông thôn Việt Nam cũng như
nông thôn của các nước đang phát triển, trong đó chứa đựng toàn bộ các lĩnh

vực về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Nông thôn không chỉ đòi hỏi nguồn
nhân lực có chất lượng cho nông lâm ngư nghiệp, bởi vì nông thôn không chỉ
có nông nghiệp mà có đầy đủ các ngành thuộc nông nghiệp và dịch vụ. Vì
vậy đòi hỏi cần phải có đầy đủ nhân lực có chất lượng cho cả công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn. Song tâm lý phổ biến của các lao động đã được đào tạo
có chất lượng cao không muốn về nông thôn, họ bám trụ ở đô thị để có cơ hội
việc làm và mức lương cao hơn. Tâm lý đó được tạo ra bởi thực tế khách
quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người
lao động tay nghề cao, các cá nhân ít có cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp
cũng như phát huy được tính năng động sáng tạo; mặt khác là do sự ít đa
dạng về sản xuất và hoạt động kinh doanh, sự không hoàn thiện của sản xuất
dẫn đến việc chỉ dừng lại ở nhu cầu sử dụng lao động chân tay đơn giản,
không có nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật cao và phức tạp, thành ra người
có kiến thức và tay nghề nông thôn trở nên bị thừa một cách bất đắc dĩ.
Xét riêng trong lĩnh vực lao động trong nông lâm ngư nghiệp cũng bị
giới hạn bởi đặc điểm của nông nghiệp nước ta: nhỏ lẻ, manh mún và giản
đơn. Thực tế nông nghiệp nước ta vẫn rất thiếu lao động tay nghề cao cho
phát triển, nhưng sự phát triển nông nghiệp quá chậm lại làm cản trở công tác
đào tạo nghề. Ví dụ đơn giản như để có nhiều người làm cơ khí nông nghiệp
thì nông nghiệp phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị cơ giới; để sử dụng
nhiều máy móc cơ giới thì đồng ruộng phải đủ lớn về quy mô diện tích. Song
ở nước ta ruộng đất manh mún, toàn mảnh nhỏ nên không cần máy móc, từ
đó máy không có nhiều dẫn đến không có người có nhu cầu được đào tạo về
cơ khí nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân các cơ sở đào tạo nghề nông
nghiệp cũng không phát triển được, điều này cũng diễn ra cả trên góc độ đào
tạo tay nghề cũng như đào tạo quản lý cho nông nghiệp, nông thôn.
Xét về đào tạo nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, điều
tương tự cũng xảy ra, nhưng nguyên nhân lại ở khía cạnh khác. Để có đội ngũ
đông đảo lao động có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động thương mại,



dịch vụ thì điều cần là thương mại và dịch vụ phải phát triển. Riêng về dịch
vụ, xuất phát cho sự phát triển là nhu cầu, nhu cầu dịch vụ lại bắt đầu từ sự
phân công và chuyên môn hoá.
Ở nông thôn nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta thì
mức độ chuyên môn hoá còn quá thấp, phần lớn các hộ nông dân còn hoạt
động sản xuất ở dạng tự cung, tự cấp dẫn đến các nhu cầu về dịch vụ thương
mại hàng hoá khó phát triển. Thu nhập thấp của đa số cư dân nông thôn cũng
cản trở dịch vụ phát triển, họ không đủ để chi trả cho các dịch vụ về y tế, giáo
dục, thông tin và bảo hiểm ở mức độ trung bình. Điều này là một phần
nguyên nhân làm cho các ngành dịch vụ này ở nông thôn phát triển chậm, lao
động hoạt động trong lĩnh vực này ở nông thôn cũng có thu nhập không cao
và luôn mong muốn chuyển từ nông thôn về làm việc tại đô thị và chuyển từ
các vùng sâu, vùng xa khó khăn về nơi đồng bằng.
Xu hướng này làm cho nông thôn nói chung và vùng nông thôn miền núi
luôn bị mất đi những người giỏi, mặc dù được quan tâm hơn
trong công tác đào tạo.
Trên đây là những vấn đề nói lên sự khó khăn trong phát triển nguồn nhân
lực cho nông thôn, nông nghiệp; Mặt khác các vấn đề đó cũng thể hiện một
phần sự bất cập cũng như sức ép đối với công tác đào tạo nhân lực cho nông
nhiệp, nông thôn, đó là: trong giai đoạn hiện nay nông thôn, nông nghiệp sự
bổ sung là ít hơn sự mất đi của nguồn nhân lực có tay nghề, năng lực và trình
độ cao, nếu không muốn nói rằng: ở nông thôn, trong nông nghiệp càng đào
tạo thì càng mất đi người giỏi.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông
nghiệp.
Như đã nói ở trên, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào
tạo lao động trong sản xuất, mà cả đào tạo nhân lực cho quản lý; nông thôn
không chỉ cần có nhân lực cho nông nghiệp mà cần cả nhân lực cho công

nghiệp, thương mại và dịch vụ.


Đồng thời đào tạo phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn việc làm, đào
tạo bổ sung đi đôi với giữ lại nhân tài cho nông thôn, nông nghiệp. Phần này
chúng ta xem xét thực trạng công tác đào tạo, các mặt thuận lợi, khó khăn và
yếu kém của nó. Sau đó kết hợp với các phân tích về thực trạng nguồn lao
động và các xu thế dịch chuyển của lao động ở nông thôn, nông nghiệp để có
các khuyến nghị cho chủ trương và chính sách.
Hiện cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp; 60%
trường TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề về nông lâm
nghiệp. Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản
lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy
nhu cầu về cán bộ được đào tạo qua các trường này là rất lớn, nhưng hầu hết
các trường này lại có sức hấp dẫn thấp, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó
khăn trong các năm qua.
Thực tế công tác đào tạo lại đang diễn ra ngược lại với yêu cầu của nguồn
nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Các ngành về chế biến nông - lâm thuỷ sản, đào tạo lao động cho công nghiệp chế biến, rất cần cho phát triển
nông thôn, đồng thời nhu cầu về nguồn nhân công được đào tạo ở các ngành
này là rất lớn; Nhưng hàng năm các trường tuyển sinh rất khó khăn vì học
sinh cho rằng sau khi tốt nghiệp các trường này phải làm ở nông thôn, ở các
vùng khó khăn nên không thích.
Các ngành về công nghiệp, xây dựng liên quan đến nông nghiệp, nông
thôn mặc dù rất dễ xin việc sau khi đào tạo nhưng cũng không có sức hấp dẫn
như công nghiệp thuỷ điện, xây dựng thuỷ lợi, cơ khí nông nghiêp vv…
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng
lao động tại nông thôn, đào tào nghề nông nghiệp được quan tâm. Hoạt động
dạy nghề đi liền với chuyển đổi ngành nghề được áp dụng cho các địa
phương có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng
như xây dựng đô thị, khu công nghiệp. Nông dân mất đất dều được ưu tiên

đào tạo chuyển đổi ngành nghề với một phần kinh phí do ngân sách nhà nước
cung cấp. Hầu các đơn vị cấp huyện có nông nghiệp nông dân đều có trạm
khuyến nông, đây là đơn vị chuyên công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật
cho nông dân. Việc học nghề cũng được phát triển qua các trung tâm dạy


nghề cấp huyện, thông qua sự phối hợp của các đoàn thể (như Hội Nông dân
Việt Nam) với các tổ chức đào tạo.
Nhìn chung về hình thức thì công tác dạy nghề cho nông dân đã có những
chuyển biến tích cực, nhất là trong một năm qua, kể từ khi có Nghị quyết số
số 414/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14
ngày 23/11/2016 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Song vẫn còn những
tồn tại yếu kém lớn như: Đào tạo theo số lượng, chất lượng đào tạo kém, tổ
chức đào tạo mang tính hình thức, theo phong trào, nông dân không tích cực
tham gia đào tạo nghề vì nhiều chương trình đào tạo không thiết thực…
Trong khi đó các cơ sở đào tạo nghề có cơ sở vật chất
yếu kém, đội ngũ giáo viên thiếu, yếu về chuyên môn, chất lượng thấp cũng
là nguyên nhân làm cho nông dân không tin tưởng vào các chương trình đào
tạo của chính phủ và không tham gia học tập tích cực

III. MỘT SỐ ĐỂ XUẤT PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NÔNG THÔN HIỆN NAY

1. Đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển nhân lực đối với
phát triển bền vững Ngành và đất nước


- Làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng
nhân lực, biến thách thức về nhân lực (số lượng đông, tay nghề thấp,
chưa có tác phong công nghiệp...) thành lợi thế (chủ yếu qua đào tạo),

là nhiệm vụ của toàn Ngành và toàn xã hội.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu
rõ về các chính sách phát triển nhân lực: Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về nhân lực, việc làm, giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho lao
động nông thôn…; vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia đào
tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn để sử dụng với chất
lượng ngày càng cao.

2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của
bộ máy quản lý về phát triển nhân lực của Ngành.
- Có bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập thông tin về cung cầu nhân lực nông nghiệp trên địa bàn cả nước, góp phần cân đối cung
- cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.
- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp với các cấp, các ngành, các địa
phương, các cơ sở đào tạo và các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
- Thực hiện chính sách của Nhà nước và có các chính sách, cơ chế
riêng phù hợp để phát triển nhân lực nông nghiệp.
- Đổi mới cơ chế tổ chức sử dụng cán bộ từ Trung ương đến địa
phương nhằm tạo cơ hội tuyển dụng cán bộ một cách công bằng, minh
bạch và chi phí thấp cho tất cả các đối tượng.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với cán bộ
nhà nước làm việc tại khu vực nông thôn tạo điều kiện ăn ở ổn định
cho cán bộ.


- Mở rộng thị trường lao động kỹ thuật ở nông thôn thông qua các
chính sách đối với cán bộ làm dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn .
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các cơ quan nghiên cứu,
đào tạo, cung cấp dịch vụ kỹ thuật ngoài công lập (trường đại học, viện
nghiên cứu, trung tâm tư vấn...) .

- Hoàn thiện, đổi mới hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong toàn Ngành.

3. Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn
đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế

-

Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề

- Thực hiện chính sách ưu tiên đối với người học nhằm thu hút học sinh,
sinh viên học các ngành, nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên và các cơ
sở đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thôn Thực hiện có hiệu quả
chính sách hiện có của Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên
các cơ sở đào tạo thuộc Ngành, ngoài ra để nâng cao chất lượng hiệu
quả đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn, sẽ đề nghị
Nhà nước cho thực hiện:
- Đổi mới tiếp cận xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã
hội

-

Thực hiện kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo tại 100%
cơ sở đào tạo thuộc Bộ.

4. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực
-

Dự báo nhu cầu vốn



-

Huy động các nguồn vốn đảm bảo cho yêu cầu phát triển nhân lực

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy
động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm
xây dựng một số trường đạt chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế.
- Ủng hộ việc các cơ sở đào tạo nhân lực cho Ngành phối hợp với các
trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế đào tạo nhân lực cho
Ngành.
- Ủng hộ hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên,
giáo viên của Ngành (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại, đào tạo ở
trong và ngoài nước).
- Khuyến khích việc các cơ sở đào tạo hợp tác với các nước có nền
giáo dục, đào tạo, dạy nghề tiên tiến để từng bước tiếp nhận, chuyển
giao công nghệ đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế cho Ngành.

KẾT LUẬN
Đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nhiệp là công việc lớn quan
trọng không thể xem nhẹ trong chiến lược phát triển đất nước nói chung, cho
phát triển nông thôn nói riêng. Tình hình nguồn nhân lực ở nông thôn, nông
nghiệp hiện nay đang tạo ra sức ép cho công tác đào tạo và định hướng chính
sách rất lớn. Giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn và việc làm cho lao
động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực này là điều



kiện cần để đưa đất nước phát triển; gánh nặng đó đặt một phần lớn trong
công tác đào tạo, trong tình hình công tác này còn nhiều bất cập và yếu kém.
Đảng và nhà nước đã đề ra các chủ trương và chính sách mang tính định
hướng chiến lược, song để đẩy mạnh hơn nữa, đạt kết quả cao hơn nữa đòi
hỏi phải có sự hoàn thiện không ngừng các chính sách về cả nội dung lẫn sự
phối hợp. Chính sách cho cho công tác đào tạo này phải kết hợp cân đối giữa
đào tạo kiến thức tay nghề đi đôi với trang bị cho lao động kiến thức xã hội pháp luật, trong đó đào tạo tay nghề không thể đi trước. Một điều không thể
không đề cập, đó là đến lúc mọi khu vực, mọi ngành, mọi thành phần cùng
phải bắt tay phối hợp và chia sẻ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho
nông thôn, nông nghiệp./.

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Biểu đồ 1: Lực lượng lao động phân theo nông thôn và thành thị
Biểu đồ 2: Lao động và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân phối
theo ngành kinh tế giai đoạn 2009-2016
Bảng 1

: Năng suất lao động phân theo các ngành kinh tế


giai đoạn 2009-2016*

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Chiến, Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp Việt Nam.
3. Tổng Cục Thống kê.
4. Nghị quyết số 414/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Nghị

quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016. \
5. PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN
2011 – 2020, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn



×