LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên ngoại tỉnh ra Hà Nội học tập điều làm em băn khoăn
ngay từ lần đầu tiên cho đến mãi sau này: Đấy là những người hành khất
hay nói rõ hơn là người ăn xin, ở Hà Nội con số này không phải nhỏ,
trong đó khoảng 90%, có khi còn hơn thế nữa, là đồng hương với em.
Nguồn nhân lực, phải rồi nhân tố quan trọng và quyết định sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, xảy ra thực trạng đáng buồn này trong tương lai
rồi Thanh Hoá sẽ ra sao?
Vậy mà chỉ 2 kỳ dành cho môn kinh tế chính trị, có lẽ thời gian
quá ít nhưng cùng với sự tận tâm dạy bảo của các thầy, em đã có thể tự
giải thích được phần nào những thắc mắc đó, trong bài tiểu luận kinh tế
"nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hoá"này, em xin mạnh dạn đưa ra những
suy nghĩ và hiểu biết của mình .
NỘI DUNG
I.nguồn nhân lực
1.Khái niệm về nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực về con người
Theo giáo trình kinh tế phát triển cuả trường đại học kinh tế quốc
dân:"Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi theo quy định
của luật pháp đang có việc làm và chưa có việc làm nhưng có khả năng
tham gia lao động", biểu hiện trên 2 mặt:
∗ Số lượng: Là tổng số những người trong độ tuổi lao động( theo bộ
luật lao động nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi ).
∗ Chất lượng: Là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động,
chất lượng nguồn nhân lực không chỉ phản ánh trình độ phát triển kinh
tế, mà còn phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội.
Trong nghị quyết đại hội X nêu rõ cần thiết phải:"Phát triển mạnh
nguồn lực con người việt nam với yêu cầu ngày càng cao nhằm đảm bảo
cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước".
2.Phân loại nguồn nhân lực
a) Nguồn nhân lực sẵn có: Là bao gồm toàn bộ những người trong độ
tuổi lao động và có khả năng lao động ( không kể đến những người trên
độ tuổi lao động mà vẫn tham gia hoạt động kinh tế, hay những người
khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh )
b) Nguồn nhân lực dự trữ: Chênh lệch giữa nguồn lực sẵn có trong dân
cư và nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế là nguồn nhân lực dự
trữ.
3.Vai trò
Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động rất quan trọng, con
người không phải lao động với hai bàn tay không, mà lao động với các
công cụ như: dao, búa, cày, cuốc, máy móc... Công cụ càng tinh xảo bao
nhiêu thì lao động của con người càng có hiệu quả, sức khống chế của
con người với thiên nhiên, cuộc sống ngày càng mạnh mẽ bấy nhiêu, tuy
nhiên nếu không kết hợp với lao động của con người thì những công cụ
ấy chỉ là một đống vật chất chết. Hơn nữa, trong những nguồn lực chính
quyết định sự phát triển của một đất nước bao gồm : nguồn lực con
người, đất đai, trí tuệ, tài nguyên, truyền thống( văn hoá, lịch sử), nguồn
lực về con người được xem là quan trọng nhất, với yếu tố hàng đầu là trí
tuệ, chất xám, nguồn nhân lực có ưu thế nỗi bật ở chỗ nó không bị cạn
kiệt, nếu biết bồi dưỡng, khai thác hợp lý, các nguồn lực khác dù nhiều
đến đâu cũng có giới hạn và chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp được với
nguồn lực con người một cách có hiệu quả. Khi chất lượng lao động cao
sẽ làm tăng năng suất lao động , nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất, dẫn đến giá thành hạ.
II.Có một nguồn nhân lực dồi dào, vậy tỉnh thanh hoá đã
phát huy hết vai trò chưa? tại sao?
Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào( hơn 1,8 triệu người)
nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao, lao động trong ngành nông
nghiệp chiếm 81,32% song trang thiết bị khoa học kỹ thuật còn thiếu
thốn, hiện tượng "nông nhàn" ở các huyện, xã vẫn chưa được giải quyết,
tài nguyên thiên nhiên tuy đa dạng nhưng không nhiều, khó khai thác,
thiếu vốn kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu điều này làm cho việc phát
huy thế mạnh về nguồn nhân lực ở Thanh Hoá hạn chế rất nhiều, cần phải
đánh giá lại nguồn nhân lực hiện có nhằm tìm ra chính sách đào tạo, sử
dụng hợp lý.
1.D ân số : Gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và phát triển
nguồn nhân lực. Khi dân số tăng lên thì lực lượng lao động cũng tăng.
Nguồn tài nguyên như đất đai, nước, không khí ...lại có hạn nên số lao
động trên một đơn vị diện tích đất đai ngày một nhiều( đến năm 1999
bình quân đất canh tác chỉ còn ở mức 0,175 ha/người),do đó mặc dù tổng
sản phẩm tăng nhưng sản phẩm bình quân đầu người giảm. Mặt khác,
dân số tăng nhanh không cân đối với sự phát triển kinh tế, giáo dục, y tế,
cơ sở hạ tầng...sẽ gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm,
làm cho chất lượng vốn có của con người giảm xuống hoặc ở mức thấp
hoặc hầu như không cải thiện được, ví dụ như về thể lực( cân nặng, chiều
cao, sức dẻo dai), tỷ kệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi cao, tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi suy dinh dưỡng đang ở mức 34%, tình trạng suy dinh dưỡng của
trẻ em hiện nay tác động xấu đến dự phát triển thể lực, sức khoẻ và hạn
chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiện tại và tương lai.
Đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho năng suất lao động giảm, tổng sản
phẩm quốc dân tăng chậm.
2.T hực trạng trình độ chuyên môn kĩ thuật: Đó là sự hiểu biết,
khả năng thực hành trên lĩnh vực, ngành nghề nào đó của người lao động.
Theo thống kê điều tra lao động -việc làm hàng năm, lực lượng lao động
có chuyên môn kỹ thuật bao gồm: những người đã tốt nghiệp các trường
đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên, những người có bằng sơ cấp, chứng
chỉ nghề và những người tuy chưa qua trường lớp nào nhưng tự tìm hiểu,
tự học, hoặc được truyền nghề, những người có trình độ kỹ thuật là bộ
phận chủ yếu quyết định chất lượng của lực lượng lao động, có khả năng
phát huy tính sáng tạo của con người góp phần tăng năng suất lao động,
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế -xã hội.
Tính chung trong toàn tỉnh, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm
89.84% và lao động chủ yếu là nghề nông- lâm- ngư nghiệp, nhưng số
lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp, học nghề trở lên chỉ chiếm
64.03% trong tổng số lực lượng lao động của cả tỉnh. Theo số liệu điều
tra lao động- việc làm năm 2000, cứ 100 người lao động ở nông thôn, thì
có khoảng 9 người có trình độ sơ cấp, học nghề. Trong đó 7 người có
trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên, còn ở thành thị, cứ 46 người thì có
tới 39 người tương ứng như trên, gấp 5-6 lần so với nông thôn. Mặt khác,
tỷ lệ lao động có trình độ cao lại tập trung nhiều ở ngành giáo dục đào tạo
57.69%, tiếp đến là quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 18.13%, công
nghiệp và xây dựng 8.79%, y tế 8.64%, thương mại dịch vụ 2.79% và
thấp nhất lại là ngành nông- lâm- ngư nghiệp với tỷ lệ 2.64%. Số liệu trên
cho thấy cần phải có cơ chế chính sách và giải pháp khắc phục sự thiếu
hụt về nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao giữa các ngành.
3.T hực trạng đào tạo nguồn nhân lực: Do thiếu quy hoạch, kế
hoạch phát triển đồng bộ, thiếu các giải pháp và chương trình khả thi có
tính liên ngành nên tỉnh Thanh Hoá chưa có tác động tích cực trong việc
điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đã qua đào tạo, phù hợp với yêu cầu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Hiện nay, Thanh
hoá có hơn 80% lao động chưa qua đào tạo, số lao động trong nông
nghiệp lớn mà tỷ lệ thời gian lao động chỉ đạt 69,59%. Lao động trong
các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm
( 8,79%). Điều này thể hiện cơ cấu lao động chuyển đổi chậm. Lực lượng
lao động và cán bộ có tay nghề trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao và ở
những ngành nghề mũi nhọn, cần thiết cho khai thác, phát triển tiềm năng