Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận Tìm hiểu quan niệm về sống thử của sinh viên trường đh nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.09 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................2
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................2

1.2

MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN KHẢO SÁT...........................................................2

1.3

PHẠM VI KHẢO SÁT....................................................................................3

1.4 CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ SỬ DỤNG
PHÂN TÍCH..............................................................................................................3
1.4.1 Cấu trúc bảng câu hỏi....................................................................................3
1.4.2 Các đại lượng thống kê sử dụng phân tích....................................................3
1.5 CÁCH THỨC CHỌN MẪU................................................................................4
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT........................................................................5
2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................................5
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................12
3.1 KẾT LUẬN........................................................................................................12
3.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................13
PHỤ LỤC................................................................................................................... 12

1


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU


1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những thực trạng trong xã hội hiện nay là tình hình sinh viên thanh niên

chung sống với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng mà báo chí trong nước gọi là
"sống thử". Một bộ phận các bạn sinh viên cho rằng " sổng thử không có gì là xấu xa
cả nhất là đổi với những đôi bạn đã xác định sẽ gắn bó vơi nhau cả đời ” nhưng các
bạn không nhận thức cũng như kiểm soát hết được tác hại của nó đối với cuộc sống
sau này của mình cũng như việc học tập hiện tại. Sống thử giờ đây đã không còn xa lạ
đối với các bạn trẻ và nó dần bị cải hóa thành một hiện tượng mà được cho là hết sức
bình thường trong xã hội theo quan niệm của các sinh viên khi đang đứng trên giảng
đường đại học và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đánh giá từ phía xã hội.
Vấn đề này đã và đang trở thành một vấn nạn gai góc cho các nhà luân lý, đạo đức,
giáo dục, và cho cả các phụ huynh. Vậy đứng trước trào lưu sống thử của giới trẻ hiện
nay, quan niệm của sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành như thế nào? Vậy sống
thử là gì? Nó có tác hại và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại và sau này
của các bạn trẻ? Nhằm tìm hiểu những vấn đề đó cũng như những thái độ, quan niệm,
suy nghĩ và hành động của các bạn sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành , tôi đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu quan niệm về sống thử của sinh viên trường ĐH
Nguyễn Tất Thành” để đưa vào bài tiểu luận của mình nhằm thấy rõ được thực tiễn
quan niệm sống của các bạn sinh viên trong tình yêu cũng như nhằm nghiên cứu
nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên .
1.2 MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN KHẢO SÁT
Đề tài này nhằm thu thập ý kiến và quan điểm của sinh trường ĐH Nguyễn Tất
Thành
Phân tích các kết quả nhằm xem xét các nguyên nhân, thực trạng cũng như
nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế hiện tượng tiêu cực này .

2



1.3 PHẠM VI KHẢO SÁT
Không gian: Thực hiện khảo các sinh viên đang theo học năm 1 và năm 2 học
tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành Thời gian: Tiến hành khảo sát từ 15/08/2016 đến
15/09/2016
1.4 CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ SỬ
DỤNG PHÂN TÍCH
1.4.1 Cấu trúc bảng câu hỏi
Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 2 phần chính: (trình bày cụ thể ở phần phụ lục)
Phần 1 là Thông tin chung: Về giới tính và năm học của đáp viên tham gia khảo
sát
Phần 2 là Nội dung khảo sát: Các câu hỏi khảo sát về quan niệm với tình trạng
sống thử trước hôn nhân hiện nay của sinh viên như thế nào
1.4.2 Các đại lượng thống kê sử dụng phân tích
Các số liệu sơ cấp: thu thập số liệu thực tế tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành sử
dụng phiếu khảo sát để hỏi.
Các số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp từ các báo cáo, tài liệu của bộ
giáo dục, các thông tin trên báo chí, internet và các nghiên cứu trước đây.
Phương pháp toán học thống kê được sử dụng để phân tích và xử lý các số liệu
thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Quá trình xử lý số liệu, bài tiểu luận đã sử
dụng phần mềm MS Excel để tính các tham số thống kê sau:
n

- Trung bình cộng: X = f1 x1  f 2 x2  f3 x3  ........ f n xn 
 i 1
n

fi xi
n


Trong đó : n = f1 + f2 + f3 + ......... + fn
f: là tần suất của xi
n: là kích thước tập hợp mẫu
- Phương pháp tính điểm trung bình: I = t/n.
Trong đó:

t: tổng điểm
n: Số người được thống kê

3


1.5 CÁCH THỨC CHỌN MẪU
Sử dụng nghiên cứu định lượng để thống kê thu thập ý kiến của sinh viên trong
trường.
Xét về cách phỏng vấn thì phương pháp phỏng vấn trực tiếp khá phù hợp, vì đối
tượng là sinh viên đang học tại trường. Lựa chọn thời điểm phỏng vấn thường là giờ
nghĩ giải lao giữa buổi học.
Các bước thu thập:
- Xây dựng bộ câu hỏi
- Phỏng vấn trực tiếp sinh viên
- Đánh giá theo bộ câu hỏi đã được thiết kế trước
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất thuận tiện:
Đối tượng nghiên cứu là: Nam và nữ
Đang theo học năm 1 và năm 2 trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Số lượng: 40 người (20 người học năm 1, 20 người học năm 2)

4



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Đối tượng khảo sát ở đây là 40 người gồm nam và nữ sinh học trường ĐH
Nguyễn Tất Thành. Trong đó nam giới có 21 người tham gia khảo sát chiếm 53%, nữ
giới có 19 người chiếm 48%
Biểu đồ 2.1: Đối tượng khảo sát

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Đối với nhóm nam (21 người) tỷ lệ học sinh năm 1 (57%) tham gia khảo sát
nhiều hơn so với học sinh năm 2 (43%). Nhóm nữ (19 người) tỷ lệ học sinh năm 2
(58%) nhiều hơn so với năm 1 (42%).
Biểu đồ 2.2: Đối tượng sinh viên

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Có 20% đáp viên hiện đang sống cùng gia đình, có 38% hiện đang ở trọ và 43%
sống ở ký túc xá.

5


Biểu đồ 2.3: Nơi sống hiện tại

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
50% các bạn sinh viên quan tâm và rất quan tâm đến vấn đề sống thử, bên cạnh
vẫn còn nhiều ý kiến chiếm đến 23% cho rằng họ không quan tâm đến vấn đề này. Đây
là điều đáng lo ngại, khoảng 50% sinh viên tham gia khảo sát thấy bình thường và
không quan tâm đến vấn đề sống thử. Có thể hiện tượng này đã quá phổ biến nên mọi
người cho rằng điều đó là bình thường.
Biểu đồ 2.4 : Mức độ quan tâm về vấn đề sống thử:


Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát, tìm hiểu trên thực tế, có thể thấy phần lớn sinh viên
trường ĐH Nguyễn Tất Thành có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề sống thử. Khi đề
cập đến vấn đề này thì có tới 93% sinh viên hiểu rõ sống thử là gì? Và đều đồng ý với
cách hiểu “ sống thử là việc hai người khác giới chung sống với nhau như vợ chồng
trước hôn nhân”.Tuy nhiên,vẫn còn 8% sinh viên chưa có khái niệm về sống thử, hoặc
là có ý kiến khác về sống thử nhưng con số này là rất ít.
6


Biểu đồ 2.5 : Hiểu về khái niệm sống thử của sinh viên:

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Nhìn chung đa số sinh viên nắm đuợc cơ bản khái niệm “sống thử” và khẳng
định được rằng mặc dù “sống thử” không có sự ràng buộc về pháp lý nhưng cũng
không phải là một hành vi vi phạm pháp luật (75%), còn lại 25% nghĩ rằng sống thử là
hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên qua số liệu thống kê trên chúng ta thấy rằng vẫn
tồn tại một bộ phận nhỏ các bạn chưa có sự hiểu biết rõ ràng, các bạn cần phải nhìn
nhận đúng hơn về vấn đề này. Con số không nhỏ đó chủ yếu tồn tại ở sinh viên năm
nhất và năm hai điều đó chứng tỏ so với sinh viên khóa trước, sinh viên năm nhất và
năm hai có nhận thức mờ nhạt về hiện tuợng xã hội này.
Biểu đồ 2.6 : Sống thử có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Có tới 45% sinh viên không đồng ý với sống thử. Bởi vì, theo đa số các bạn cho
rằng sống thử có ảnh hưởng tiêu cực và rất tiêu cực như phân tâm trong học tập. Còn
lại phần lớn 55% các bạn sinh viên đồng ý với sống thử vì các bạn có suy nghĩ thoáng
hơn trong chuyện nay.
7



Biểu đồ 2.7 : Đồng ý với việc sống thử hay không

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Qua thực trạng trên chúng ta có thể rút ra được nguyên nhân của việc sinh viên
sống thử .Như các bạn biết đấy hiện nay tình trạng sống thử rất phổ biến ở các trường
đại học . Nguyên nhân chính : do nhu cầu sinh lí của mỗi sinh viên hay do tính “tò
mò” nên dẫn đến tình trạng, trong tổng số 40 phiếu được phát ra khi điều tra thi có tới
27 phiếu ( chiếm tỉ lệ 68) cho rằng nguyên nhân của việc sống thử là do nhu cầu tình
cảm và thỏa mãn sự tò mò của bản thân
63% cho rằng nguyên nhân sống thử vì thích theo xu hướng hiện đại, phóng
thoáng hơn ngày xưa.
Thứ ba : vì cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm và không có sự quản lý sát
sao của bố mẹ, có 40% sinh viên đồng ý với lí do này.
Với tỷ lệ bằng nhau là 15 với lí do: vì như thế sẽ tiết kiệm được một khoản tiền
chi tiêu thường ngày trong sinh hoạt và muốn có người thương luôn luôn bên cạnh tiện
cho việc chăm sóc lẫn nhau.
Biểu đồ 2.8: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử

8


Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Đa phần 62% sinh viên cho rằng mặt tích cực của sống thử là giúp hai người có
thể hểu nhau nhiều hơn, bên cạnh đó 49% cho rằng việc sống thử sẽ không rắc rối như
kết hôn, không bị chi phối bới pháp luật cũng là điểm tích cực. Giúp họ chuẩn bị tinh
thần trước khi kết hôn, xem đối phương có hợp với mình hay không chiếm đến 41%.
Có 23% cho rằng lợi ích của sống thử là có người chăm sóc quan tâm bên cạnh mình
và gắn kết tình yêu chặt chẽ hơn.

Biểu đồ 2.9: Mặt tích cực của sống thử

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Hệ quả của tình trạng sống thử theo ý kiến của sinh viên tham gia khảo sát
nhiều nhất là 43% cho rằng ảnh hường nặng nề đến tâm lý, tình cảm sau khi chia tay
của cả nam và nữ. Có thể thấy, trong sống thử nhiều ý kiến cho rằng bạn nữ chịu thiệt
thòi nhưng bên cạnh đó thì các bạn nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định về
tương lai phía trước của mình nếu như hai người đổ vỡ. Một bạn nam đã từng sống thử
sẽ khó có thể nhận được sự chấp nhận của một người bạn nữ khác. Cho dù lúc đầu
chưa biết nhưng sau một thời gian thì các bạn nữ này cũng sẽ rời xa, đơn giản là vì họ
không chấp nhận một người đã từng sống thử. Khi bị cự tuyệt vì có một quá khứ
không đẹp thì thường dẫn đến tâm lý chán nản, buông thả... dễ dẫn đến những tệ nạn
xã hội khác.
Có 33 % người cho rằng gây ra những tổn thương về tinh thần sau khi trót tin
tưởng vào những lời hứa hẹn ngọt ngào của con trai, nhiều bạn gái rơi vào tình trạng
hoang mang tột độ khi chàng "trở mặt", cao chạy xa bay còn mình thì đau đớn với
những hậu quả về tổn thương về tình cảm các bạn gái có xu hướng mất niềm tin vào
9


đàn ông. Và không ít bạn gái trở nên bất cần, buông xuôi và sa vào lối sống bừa bãi
sau khi “chẳng còn gì nữa để mất”. Đó không phải là cá tính, không phải là phong
cách, mà đó là nguy cơ hủy hoại tương lai.
Có 28% ý kiến cho rằng không còn hào hứng sau kết hôn, vì đã trải qua hết mọi
chuyện vui buồn, hiểu rõ được tính cách, điểm xấu , tốt của nhau, biết được sống
chung là như thế nào, đa phần sẽ cảm thấy trai sạn, mất hết hứng thú sau khi kết hôn.
Ý kiến cho rằng hệ quả của sống thử hay gặp phải là việc mang thai ngoài ý
muốn, đó không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi ám ảnh dai dẳng về tinh thần.
Không còn cách nào khác là phải bỏ cái thai cứ ngày càng lớn dần lên trong bụng. Đó
là sự lựa chọn cuối cùng và là tất yếu của nhiều bạn trẻ đã vội “sống thử”, vội “cho” để

minh chứng tình yêu với người yêu. Có thể bạn trẻ cho rằng, “ráng đau một lát là xong
chuyện”, nhưng sẽ có những chuyện mà cả đời chúng ta không “xong” được, ví như
nhiều bạn trẻ do nạo hút nhiều lần sẽ mãi mãi mất quyền làm mẹ; nhiều bạn gái vì đã
trót “nhắm mắt đưa chân” phá một lần, dễ “dính” lại phải phá nhiều lần. Hơn nữa, tỉ lệ
của các cặp yêu đương có quan hệ tình dục trước hay dễ dẫn đến những mâu thuẫn và
sự nhàm chán. Hậu quả là những bất trắc không đáng có sẽ xảy ra trong cuộc sống hôn
nhân và đó lại là một lộ trình buồn cho các gia đình trẻ. Cuối cùng sự bất hạnh lại phải
đổ lên đầu những đứa con...
Ngoài ra còn 15% người tham gia khảo sát cho rằng không thể trưởng thành
được, vì Khi người nữ tỏ ra quá đảm đang sẽ khiến cho chính người yêu của mình rơi
vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với thói ỉ lại mà tỏ ra thụ động trong công
việc. Đó cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài làm
việc. Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần những cá nhân năng động và sáng tạo để
có những sáng kiến, những ý tưởng mang tính đột phá. Nếu cứ đào tạo ra những cá
nhân thụ động thì xã hội sẽ chỉ ngày càng đi xuống mà thôi.
Việc bất dắc dĩ sảy ra với những chàng trai sẽ trở thành những ông bố trẻ khi
chưa sẵn sàng. Điều này sẽ gây lên tâm lí hoang mang và trở lên bế tắc cũng như
những suy nghĩ “vẩn vơ” khiến chàng mất tập trung và có nhưng biện pháp khó lường

10


Biểu đồ 2.10: Hệ quả của tình trạng sống thử

Nguồn: N=40/ kết quả khảo sát
Bây giờ, ta có thể xem xét và nhìn lại việc “sống thử” và những hệ lụy của nó
kéo theo. Chúng ta có thể thấy hậu quả mà nó mang lại cho hai bên, tuy rằng những lợi
ích của nó về vật chất là có ích nhưng khi đổ vỡ thì dẫn đến tâm lý bị tổn thương và
mất niềm tin vào tình yêu, cuộc sống.


11


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Sống thử là một hiện tượng đang trở nên phổ biến gần đây, đặc biệt là đối với
thế hệ trẻ hiện nay. Đây là hệ quả của sự pháp triển xã hội, nó xẩy ra như một điều tất
yếu phản ánh xã hội. sống thử không hoàn toàn tiêu cực nhưng nó để lại hậu quả xấu
và có ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ trẻ nhất là đối với hôn nhân sau này.
Như đã nói ở phần trên, và quả kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến
sống thử chủ yếu là do sự tò mò, muốn khám phá, họ đến với nhau chủ yếu để thỏa
mãn nhu cầu tình dục và sự thiếu thốn tình cảm. Cùng với đó những ảnh hưởng của
suy nghĩ và lối sống “ Tây hóa ” hiện đang trong giai đoạn chuyển mình và phát triển.
Phụ nữ ngày nay có điều kiện học tập và làm việc thể hiện bản lĩnh của bản thân
không kém phái nam. Từ đó một bộ phận phái nữ đã không còn quan trọng vấn đề
trinh tiết cũng như những hậu quả của nó.
Bên cạnh những tích cực về mặt vật chất thế nhưng không thể phủ nhận được
những hệ quả tiêu cực là rất lớn đối với những cặp đôi sống thử. Không những thế lối
sống được coi là “mốt” này đang làm đảo lộn các chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Trinh tiết, phẩm hạnh của người con gái Việt đã và đang bị coi thường và cho rằng
không quan trọng như trước nữa. Hệ lụy của việc sống thử thì không phải tranh cãi,
sống thử là một thực tế không thể chấm dứt được, điều quan trọng là chúng ta cần phải
tìm ra những giải pháp hạn chế tối đa những hậu quả mà nó gây ra, đặc biệt là đối với
các bạn nữ. Đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình, xã hội nhưng
đây là một vấn đề vẫn còn tồn tại trong giới sinh viên nói chung nên cần phải tích cực
tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức đời sống hơn nữa.
Sau quá trình tìm hiểu, khảo sát tôi có phần nghiêng về quan điểm không nên
sống thử. Mặc dù sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế
nhưng đó cũng không phải là lí do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa chuyện này. Khi
sống thử sẽ có rất nhiều vấn đề không chỉ của bạn nữ . Các bạn nam cũng phải gánh

chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được
tình yêu mà còn cả tương lai phía trước.
12


3.2 KIẾN NGHỊ
Thứ nhất: Phần lớn giới trẻ hiện nay sống thử là do muốn thỏa mãn sự tò mò
về tình dục, chính vì vậy về vấn đề này, tôi cho rằng cần phải thắt chặt hơn nữa trong
việc giảo dục giới tỉnh học đường, để các bạn sinh viên sớm nhận thức đúng đắn và
nghiêm túc hơn về vấn đề này. Chúng ta cần phải xây dựng cho các bạn sinh viên năm
nhất và năm hai một quan niệm đúng đắn, lành mạnh về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc
và mái ấm gia đình trong tương lai của mình. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà
trường, của xã hội mà quan trọng nhất gia đình luôn là yếu tố quyết định . Hiện nay,
tuy phần lớn các bậc phụ huynh đều có những giải pháp giáo dục giới tính cho con
mình song một bộ phận còn né tránh vấn đề giáo dục giới tính vì họ chưa hiểu đươc
tầm quan trọng của vấn đề này. Vì vậy những người cha, người mẹ trước hết cần phải
quan tâm đến con cái, cần phải hiểu được cái con mình cần làm gì, phải tạo cho con
một kiến thức đầy đủ về giới tính. Không nên cấm đoán con cái khi chưa giải thích cho
con rõ rang mọi vấn đề.
Thứ hai: Tổ chức các buổi tọa đàm cho sinh viên bàn về việc sống thử tại
trường.
Thứ ba: Các tổ chức, đoàn thể vào cuộc mạnh mẽ đối với vấn đề sống thử
trong sinh viên, nghiêm cấm việc buôn bán những băng hình, phim ảnh mang tính chất
đồi trụy, ngăn chặn hết mức có thể nhất là trên mạng internet.
Thứ tư: cần phải tăng cường tuyên truyền trên các thông tin đại chúng các vấn
đề về tình yêu, tình dục. Đặc biệt là tác hại nghiêm trọng của việc sống thử, nhất là đối
với những bạn nữ. Vì vậy tăng cường tuyên truyền, thông tin về tác hại của sống thử là
một việc làm vô cùng thiết thực để các bạn trẻ ngày nay cân nhắc trước khi đi đến
quyết định.
Qua đây chúng ta có thể thấy giải pháp tối ưu để hạn chế hiện trạng sống thử

hiện nay và 100% các bạn sinh viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành đều đồng tình với
các giải pháp trên. Qua đó tạo cho giới trẻ những cái nhìn đúng đắn về tình yêu, tình
dục và từ đó có cách ứng xử sao cho phù hợp nhất không ảnh huởng đến tuơng lai của
mình. Tuy nhiên dù có giải pháp naò đi nữa thì quan trọng nhất là tùy thuộc vào ý thức
và bản lĩnh của mỗi nguời, chúng ta cần phải biết nói không với sống thử.

13


PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Tên sinh viên: -------------------------------------------------------------------------------------Điện thoại nhà:----------------------------------- Điện thoại cá nhân: -------------------------Email: -----------------------------------------------------------------------------------------------GIỚI THIỆU
Xin chào chị. Tôi là sinh viên của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, hiện tôi đang tiến
hành Khảo sát tìm hiểu quan niệm về sống thử của sinh viên trường ĐH Nguyễn
Tất Thành. Tôi rất hy vong nhận được sự đóng góp ý kiến của của chị vào nghiên cứu
này thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam đoan các thông tin chị
cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG
Ghi nhận giới tính đáp viên (SA)
Q01

Nam
Nữ

Mã số
1
2

Đường dẫn
Q01


Vui lòng cho biết Anh/Chị đang là sinh viên năm mấy của trường TCKT? (SA)
Q02

Sinh viên năm 1
Sinh viên năm 2
PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Mã số
1
2

Đường dẫn
Q03

Vui lòng cho biết Anh/Chị hiện đang sống tại đâu? (SA)

Q03

Khu nhà trọ

Mã số
1

Ký túc xá

2

Sống cùng gia đình, người thân


3

Khác………………………………..(Ghi rõ)

4

Đường dẫn

Q04

Q04 Vui lòng cho biết mức độ quan tâm của Anh/ Chị về vấn đề sống thử ? (SA)
Mã số

Đường dẫn
14


Hoàn toàn không quan tâm

1

Không quan tâm

2

Bình thường

3

Quan tâm


4

Rất quan tâm

5

Q05

Theo Anh/ Chị khái niệm: "Sống thử" là việc hai người khác giới chung sống
với nhau như vợ chồng trong cùng một phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần
chung? có đúng không? (SA)
Q05
Mã số
Đường dẫn
Đúng
1
Q06
Sai
2
Theo Anh/ Chị "Sống thử" có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? (SA)
Q06



Mã số
1

Không


2

Đường dẫn
Q07

Anh/ Chị có đồng ý với việc "Sống thử" hay không? (SA)
Q07

Đồng ý
Không đồng ý

Mã số
1
2

Đường dẫn
Q08

Theo Anh/ Chị nguyên nhân dẫn tới việc "Sống thử" là gì? (MA)
Vì nhu cầu tình cảm và thỏa mãn sự tò mò của bản
thân
Q08

Mã số
1

Theo xu hướng hiện đại

2


Cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm và không có
sự quản lý sát sao của bố mẹ

3

Tiết kiệm được một khoản tiền chi tiêu thường ngày
trong sinh hoạt

4

Muốn có người thương luôn luôn bên cạnh tiện cho
việc chăm sóc lẫn nhau

5

Khác………………………………..(Ghi rõ)

6

Đường dẫn

Q09

Q09 Theo Anh/ Chị mặt tích cực của "Sống thử" là gì? (MA)
Mã số

Đường dẫn
15



Hiểu nhau nhiều hơn

1

Chuẩn tinh thần trước kết hôn, xem đối phương có
hợp với mình không

2

Không rắc rồi như kết hôn, không bị chi phối bởi
pháp luật

3

Có người chăm sóc, quan tâm bên cạnh

4

Gắn kết tình yêu chặt chẽ hơn

5

Khác………………………………..(Ghi rõ)

6

Q10

Theo Anh/ Chị các hệ quả của việc "Sống thử" là gì? (MA)


Q10

Mang thai ngoài ý muốn

Mã số
1

Tổn thương về tinh thần

2

Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tình cảm sau khi
chia tay

3

Không trưởng thành được

4

Không còn hào hứng sau kết hôn

5

Khác………………………………..(Ghi rõ)

6

Kết thúc


Count
Nơi sống

Đường dẫn

Column N %

Khu nhà trọ

15

37.5%

Ký túc xá

17

42.5%

8

20.0%

40

100.0%

Sống cùng gia đình, người thân
Total


gtdv
Nam
Count
Năm học

Nữ

Column N %

Count

Column N %

Sinh viên năm 1

12

57.1%

8

42.1%

Sinh viên năm 2

9

42.9%

11


57.9%

21

100.0%

19

100.0%

Total

16


Count
Q04

Column N %

Hoàn toàn không quan tâm

2

5.0%

Không quan tâm

7


17.5%

Bình thường

11

27.5%

Quan tâm

14

35.0%

6

15.0%

40

100.0%

Rất quan tâm
Total

Count
Q05

Column N %


Đúng
Sai
Total

37

92.5%

3

7.5%

40

100.0%

Count
Q06

Column N %



10

25.0%

Không


30

75.0%

Total

40

100.0%

Count
Q07

Column N %

Đồng ý

22

55.0%

Không đồng ý

18

45.0%

Total

40


100.0%

Count
$Q08

Vì nhu cầu tình cảm và thỏa mãn sự tò mò của

Column N %
27

67.5%

Theo xu hướng hiện đại

25

62.5%

Cuộc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm và không

16

40.0%

6

15.0%

6


15.0%

40

100.0%

bản thân

có sự quản lý sát sao của bố mẹ
Tiết kiệm được một khoản tiền chi tiêu thường
ngày trong sinh hoạt
Muốn có người thương luôn luôn bên cạnh tiện
cho việc chăm sóc lẫn nhau
Total

17


Count
$Q09

Column N %

Hiểu nhau nhiều hơn

24

61.5%


Chuẩn tinh thần trước kết hôn, xem đối phương

16

41.0%

19

48.7%

Có người chăm sóc, quan tâm bên cạnh

5

12.8%

Gắn kết tình yêu chặt chẽ hơn

4

10.3%

39

100.0%

có hợp với mình không
Không rắc rồi như kết hôn, không bị chi phối bởi
pháp luật


Total

Count
$Q10

Column N %

Mang thai ngoài ý muốn

6

15.0%

Tổn thương về tinh thần

13

32.5%

Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tình cảm sau

17

42.5%

6

15.0%

Không còn hào hứng sau kết hôn


11

27.5%

Total

40

100.0%

khi chia tay
Không trưởng thành được

18



×