Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Luận văn TÌM HIỂU về KINH DOANH ẩm THỰC TRONG RESORT PANDANUS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 42 trang )

ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ KINH DOANH ẨM THỰC TRONG
RESORT PANDANUS
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................1
Phần 1. Lời mở đầu..........................................................................3
Phần 2. Phụ lục................................................................................4
Phần 3. Nội dung.............................................................................6
1. Tổng quan về Resort và quản trị kinh doanh ẩm thực trong
Resort............................................................................................6
1.1 Khái quát về resort...............................................................6
1.2. Các loại hình resort.............................................................7
1.3. Sự khác biệt giữa resort và khách sạn..............................11
Bảng 1: Khác biệt giữa khách sạn và khu nghỉ dưỡng................12
1.4. Các dịch vụ giải trí và dịch vụ bổ sung đặc trưng.............13
2. Quản trị Resort........................................................................16
2.1 Cơ cấu và bộ máy tổ chức..................................................16
2.2 Quản trị nhân sự.................................................................17
2.3 Các loại hình kinh doanh....................................................19
Bảng 2.2: Các loại phòng của Resort Pandanus..........................19
3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ẩm thực trong Resort
Pandanus....................................................................................27
3.1 Giới thiệu về Resort Pandanus...........................................27
3.2 Hệ thống các nhà hàng và bar trong resort Pandanus.......28

1


3.3 Các bước thực hiện qui trình phục vụ của bộ phận ẩm thực
trong resort Pandanus..............................................................30
3.4 Trang thiết bị cho qui trình phục vụ nhà hàng trong Resort
Pandanus..................................................................................33


Bảng 2.4 : Trang thiết bị..............................................................33
3.5 Các thuận lợi và khó khăn của bộ phận ẩm thực trong
Resort Pandanus.......................................................................35
4. Một số ý kiến đóng góp...........................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................37

2


Phần 1. Lời mở đầu
Trong nền kinh tế phát triển ngày nay du lịch đã trở thành nền kinh tế mũi
nhọn đối với mọi quốc gia, cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới ngành du lịch
Việt Nam đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là sau khi gia nhập vào tổ
chức thương mại Thế Giới WTO. Vì thế trong thời gian gần đây ngành du lịch Việt
Nam đã có những bước đột phá. Mũi Né là nơi thuận lợi để phát triển ngành du lịch
đặc biệt là có bãi biển đẹp nhất được mệnh danh là “ Một trong những bãi biển đẹp
nhất hành tinh”. Đứng trước lợi thế này trong thời buổi kinh tế hiện nay rất nhiều
nhà hàng của các khu Resort tại Mũi Né với quy mô lớn nhỏ khác nhau được xây
dựng lên ngày càng nhiều để cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du lịch
, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới nền kinh tế Việt Nam cũng phát
triển không kém nên đòi hỏi mỗi Resort phải có nhà hàng đầy đủ món ăn và còn
phải có nhiều dịch vụ, có chất lượng phục vụ tốt nhất để đảm bảo nhu cầu ngày
càng cao của du khách .Vì vậy em đã chọn đề tài: Tìm hiểu về kinh doanh ẩm thực
trong Resort Pandanus”.
Chuyến đi thực tế chính là cái nhìn chân thực và tổng quan về việc kinh
doanh nhà hàng của Resort Pandanus, giúp cho em có thêm nhiều kinh nghiệm và
hiểu biết thêm về nhà hàng.

3



Phần 2. Phụ lục

4


5


6


Phần 3. Nội dung
1. Tổng quan về Resort và quản trị kinh doanh ẩm thực
trong Resort
1.1 Khái quát về resort
Trong những năm gần đây số lượng khách sạn đã tăng lên nhanh chóng nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động du lịch. Bên cạnh các khách sạn thương mại
hình thức các khách sạn nghỉ dưỡng ( resort hay hotel resort) cũng đã bắt đầu xuất
hiện góp phần đa dạng hoá các loại hình cơ sở lưu trú. Hiện nay chưa có định nghĩa
thống nhất về resort và chưa xây dựng được tiêu chuẩn xếp hạng riêng dành cho
resort nên công tác quản lí thống kê còn gặp nhiều khó khăn.
Tác giả Bảo Trâm trong bài viết của mình về resort trên báo Du Lịch Việt
Nam số ra tháng 9/2006 cho rằng resort là một thuật ngữ tiếng Anh chỉ một mô hình
du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp và thư giãn đa dạng, gắn liền với cảnh quan
thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên không bị phá vỡ khi các
nhà đầu tư xây dựng resort, trái lại nó được chấm phá, tô điểm thêm bởi kiến trúc
hài hoà của khu resort. Trong resort có nhiều tiện nghi và các cơ sở vật chất kĩ thuật.
Định nghĩa được coi là chung nhất về resort là: resort là loại hình khách sạn
được xây dựng độc lập thành khối hay thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du

lịch, bungalow, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ
dưỡng, giải trí, tham quan du lịch.
Trong trang Web: http://en. Wikipedia.org thì resort được định nghĩa là khu
nghỉ dưỡng và khu nghỉ mát. Khu nghỉ dưỡng là một nơi sử dụng cho thư giãn hoặc
giải trí. Con người có xu hướng tìm ra một nơi nghỉ dưỡng cho những ngày lễ hoặc
kì nghỉ. Thông thường một khu nghỉ dưỡng thường được đi bởi một công ty đơn lẻ
mà họ cố gắng chuẩn bị đầy đủ mọi thứ hoặc hầu hết những người đi nghỉ tại đó
mong muốn trong thời gian đi nghỉ tại đó có đồ ăn, đồ uống, chổ ở, thể thao, giải trí
và mua sắm; Khu nghỉ mát dùng để chỉ một nhóm hay quần thể các khu du lịch làm
nơi nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí. Các dịch vụ này được triển khai trên một khuôn

7


viên địa lí không quá rộng lớn. Trong một khu nghỉ mát thường có các khách sạn,
nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, bãi biển, hồ tắm, khu thể thao, vườn trẻ.
1.2. Các loại hình resort
1.2.1. Resort trên núi
Dân thị thành mỗi ngày phải hít vào bao nhiêu là khí thải độc hại, bụi bặm.
Khi có dịp họ cũng muốn tìm về nơi có không khí trong lành, không ồn ào. Có
người chuyên sống ở đồng bằng muốn thay đổi môi trường nên họ chọn miền núi
non để nghỉ dưỡng. Đây là những khách nghỉ dưỡng thực sự, họ có thể chỉ cần cảnh
quan lạ, đẹp, ẩm thực độc đáo, lạ miệng và sự chăm sóc ân cần. Ví dụ, không ít
người ở đồng bằng thích lên Đà Lạt để tận hưởng khí hậu mát lạnh của vùng cao độ
1500m.
Nhưng cũng có các khách trẻ, thích tìm hiểu về một môi trường xa lạ. Họ
cũng thích hoạt động, thể tháo (leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cỡi
ngựa...) và thưởng thức ẩm thực miền rừng núi. Đối tượng khách này dành nhiều
thời gian cho hoạt động ngoài trời, trong khuôn viên hoặc ngoài khuôn viên của khu
nghỉ dưỡng. Vì vậy, chúng ta cần có sản phẩm, dịch vụ thích hợp. Điều cần lưu ý là

các cơ sở dịch vụ không gần nhau quá, đồng thời các khu sinh hoạt vui chơi phải có
khoảng cách nhất định đối với khu vực phòng nghỉ và sân chơi đông người càng
cách ly càng tốt. Ví dụ, ở khu nghỉ dưỡng rừng Madagui (Lâm Đồng) có nơi cho
học sinh cắm trại, đốt lửa trại và sinh hoạt cộng đồng sổi nổi nhưng không làm
phiền khách khác nhờ khỏang cách. Ngoài ra, còn có những dịch vụ giải trí cho cá
nhân như bắn súng, cỡi ngựa. Cũng có sản phấm dành cho khách thích sưu tẩm, học
hỏi như khu rừng với các loai cây nhiệt đới, các loại thảo mộc đặc trưng của miền
Đông Nam Bộ (cây Kơ-nia hay cây Cầy). Còn có suối để bơi bè vượt ghềnh luyện
tính tự chủ, có hang động để khám phá, cỏ những khối (lá to dành cho những khách
muốn trổ tài điêu khắc, có rừng để khách tập đánh trận giả.
Khu nghỉ dưỡng có nhiều nhà bếp và nền bếp khác nhau phục vụ nhiều loại
hình ẩm thực từ thực dơn thông thường cho đến thực đơn đặc sản như “cá suối, rau

8


rừng”, chưa kể đến thức ăn nhanh cho giới trẻ, hay thực đơn ăn kiêng cho người lớn
tuổi.
Trong các khu nghĩ dưỡng miền núi, nơi có sự hiện diện các dân tộc ít người,
chắc chắn phái có những nét văn hóa ấy. qua các hoa văn trang trí, cảnh vật bài trí,
thực đơn đặc sản và sản vật địa phương được bày bán. Nhà rông ở Tây Nguyên,
gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận, hay các cột trang trí nhà mồ (Pukamani), các tranh vẽ
trên vỏ cây tại các khu nghỉ dưỡng ờ nước Úc. Các dụng cụ đánh bắt cá làm bằng
gỗ, sợi thương thây trang trí ở các khu nghỉ dương ở Indonesia. Khu nghỉ dương cần
xâv dựng các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu các tài nguyên văn hóa, các nét
sinh hoạt độc đáo này cho khách.1
1.2.2. Resort ở sông, hồ
Khu nghỉ dưỡng ở sông, hồ. Điều cần thiết là cảnh quan đẹp, không khí trong
lành, hạ tầng giao thông thuận lợi. Điều cần có nữa là tầm nhìn rộng thoáng, mặt hồ
hoặc sông phái rộng (tố cho phép mội số hoạt (lộng thê thao nước như trượt nước,

bay lượn, thuyền buồm... Nhưng cũng cần những nét sông dộng trên hồ. Ví dụ như
klui nghỉ dương ơ các cù lao trên dòng Cứu Long, sự nhộn nhịp cua ghe thuyền là
những hình ánh khiên khách nhớ mãi. Cũng cần trang bị phương tiện cho khách
tham quan ngoài khu nghỉ dưỡng, khách có thể tự bơi thuyền vào trong các xẻo,
rạch. Khách có trong tầm tay các loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái. Nghĩa là
khu nghỉ dưỡng phải phôi hợp, tận dụng những sản phẩm của địa phương, bên ngoài
khuôn viên. Biết khai thác nguyên liệu của địa phương, chế biến thành sản phẩm ẩm
thực mang dấu ấn vung, miền, sẽ khiến khách nhớ mãi. cần khai thác tiềm năng du
lịch địa phương, biến nó trở thành sản phẩm liên kết của khu nghỉ dưỡng.
1.2.3. Resort biển và khu du lịch biển
Khu nghỉ dưỡng biển, như ở Phan Thiết, Nha Trang tuv nhiên không phải nơi
nào có biển đều có thể xây dựng khu Resort. Điều kiện cần là bãi biển phải thích
hợp cho tám biên, thế thao nước, không có đá ngầm hay nguồn ô nhiễm, hay bãi
bùn, khí hậu ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to, gió lớn. Ví dụ: các khu
1 ThS Sơn Hồng Đức, Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng – lý luận và thực tiễn, NXB Phương Đông, 2012

9


nghỉ dưỡng biển ở Bắc Đới Hà (Hoa Bắc) vắng khách vào mùa Đông, trong lúc ớ
Bác Hải (tỉnh Quáng Tâv) hoạt động cả bốn mùa, chí có những khoáng thơi gian
ngắn tạm ngưng do gió, bão. Theo cách gọi của người dân Nam bộ, khi di nghỉ
dưỡng họ gọi là di “dôi gió".2
1.2.4. Resort phức hợp (Mega resort hay Resort complex)
Vì nhu cầu của khách hàng chọn gói integrated travel là hạn chế di chuyển,
thụ hưởng tối đa nên một khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải đảm bảo được các
yếu tố then chốt sau:
- Về điều kiện tự nhiên: khuôn viên của khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải
tọa lạc trên mặt bằng rộng, an toàn về thổ nhưỡng, hiếm khi có thiên tai, thường ở
các vị trí đắc địa (gần biển, rừng, núi…); khí hậu ôn hòa, ổn định, phù hợp với mọi

lứa tuổi
- Về cơ sở hạ tầng: khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp đúng chuẩn phải là một
quần thể bao gồm cáp treo, bến thuyền, bãi đỗ xe, nhà chờ, resort/ khách
sạn, phòng hội nghị, bãi tắm, hồ bơi, phòng gym, spa, bar,club, khu ăn uống, khu
hút thuốc, khu vui chơi, sân golf, sòng bạc, trung tâm mua sắm, nhà hát, bảo
tàng, công viên… được bố trí đẹp mắt, hợp lý, chan hòa với thiên nhiên.
- Về cơ sở vật chất: các vật liệu được sử dụng xây dựng, trang trí, sử dụng cho
toàn bộ khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải ở mức độ cao cấp, thân thiện với môi
trường, đạt chuẩn từ 4 đến 5 sao, có nhiều mức độ khác nhau để du khách chọn lựa
- Về dịch vụ: các dịch vụ ở khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp phải hướng tới
sự hài lòng ở mức độ cao nhất của du khách, thể hiện ở chất lượng phòng ở, chất
lượng cảnh quan, chất lượng ẩm thực, chất lượng dịch vụ đón tiễn, chất lượng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, chất lượng nhân viên phục vụ; có sự chăm sóc
cẩn trọng đối với các khách hàng đặc biệt (trẻ em, người khuyết tật)… Để làm được
điều này, các khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cần có đội ngũ quản lý, chuyên viên,
nhân viên giỏi nghề, tận tâm và không ngừng nâng cao nghiệp vụ cũng như lắng
nghe ý kiến khách hàng.3
2 ThS Sơn Hồng Đức, Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng – lý luận và thực tiễn, NXB Phương Đông, 2012

3 Th.S. Đào Thị Diễm Trang (ĐHKHXH&NV TP.HCM) MỘT SỐ KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG PHỨC
10


1.2.5. Resort chuyên đề
Khu nghỉ dưỡng chuyên đề như khu nghi dưỡng mùa Đông với sản phẩm
chủ dạo là Núi, Tuyết và mùa Đông. Tài nguyên chính ở đây là tuyết, sườn núi để
phục vụ cho các phương tiện thể thao: xâv đường trượt, hệ thống phòng vé an toàn,
xe cáp treo chở khách lên đầu bãi trượt. Ngoài ra con phải tuyển dụng các huấn
luyện viên, nhân viên cứu hộ. Đây là loại hình khu nghỉ dưỡng phục vụ dối tượng
phần lớn là thanh niên và trung niên ham thích thể thao (với các loại hình như ski,

taboggan, ...) Thông thường các khu nghỉ dưỡng này chỉ hoạt động trong mùa Đông
và đầu mùa Xuân khi tuyết còn dày. Trước đây, họ chấp nhận hoạt động theo mùa
vụ nhưng giờ đây họ tìm cách kéo dài mùa hoạt động bằng nhiều cách. Có nơi trang
bị máy tạo tuyết và phun tuyết, nhờ đó có thể kéo dài thêm vài tuần cho đến khi
nhiệt độ lên cao. Có nơi tìm cách đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để cung cấp những
dịch vụ khác như phòng họp đa năng, phương tiện nghe nhìn và qua các chiến dịch
Marketing sẽ mời gọi được các đoàn du lịch Mice. Có nơi cải tiến và tăng cường
trang thiết bị, nhân lực thích hợp để ưở thành “Khu nghỉ dưỡng - Bệnh viện”, nhưng
cũng có khu nghỉ dưỡng sẵn sàng đóng cửa vào mùa thấp điểm.
1.2.5. Resort ẩn cư
Loại hình “Hide away” (Nơi ẩn cư). Loại hình này chưa xuất hiện ở Việt
Nam với đầy đủ các đặc trưng cần có. Loại resort này thường được xây dựng ở
vùng rừng núi xa xôi. Khách đến đây thường thuộc cốc đốì tượng sau:
- Có người đến để tĩnh tâm, xa lánh cuộc sống hàng ngày một thời gian,
quăng đi các lo toan hầu “xả stress”. Họ thích sống thoải mái, không bị gò bó như
những lúc đang làm việc. Họ sống trong bầu không khí “No shoes, no news” tức là
“không giày, không tin tức”. Thường thấy ở các xứ công nghiệp hóa cao, nơi có
nhiều người bị “stress”.
- Cũng có khách đi tìm nơi thanh tịnh để lấy một quyết định quan trọng cho
cuộc đời hay cho công việc. Mục đích là tìm nơi họ không bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố gây nhiễu.
HỢP Ở VIỆT NAM, Bài tham luận hội thảo, 1- 2015

11


- Cũng có khách đi tìm một nơi có đủ điều kiện để tập bỏ một thói quen có
hại, ví dụ như bài bạc, hút thuốc hay ma túy. Qua quảng cáo, họ được biết các nơi
này có các chuyên gia có khả năng giúp họ đạt mục đích.
Vì địa bàn dừng chân và đối tượng khách đặc biệt như thế, nên ngoài các sản

phẩm và dịch vụ thông thường cần phải có thêm: dịch vụ y tế (tư vấn, chữa trị, sơ
cấp cứu), chuyên gia tâm lý học, chuyên gia về thiền định, yoga. Chắc chắn không
thể thiếu các kỹ thuật viên mát-xa, các chuyên gia về dinh dưỡng. Ở đây bán phòng
theo chế độ "Full Board" bao gồm bốn bữa ăn trong ngày, bao gồm cả trong tiền
phòng vì khách không tìm được hàng quán bên ngoài
Về cơ sở vật chất, chắc chắn phải có các cơ sở cho giải trí và liệu pháp tâm
lý như đường mòn đi dạo với nhiều cây xanh, sân golf, sân quần vợt, hồ bơi, bể tắm
có Jacuzzi và spa có trang thiết bị và hóa chất để thực hiện, có thủy liệu pháp,
hương liệu pháp. Các chuyên gia về dinh dưỡng hướng dẫn khách sử dụng các thực
đơn thích nghi với từng trường hop, ví dụ ngưòi đang thời kỳ giảm béo không thể
ăn như mọi người.4
1.3. Sự khác biệt giữa resort và khách sạn
Mô hình “Resort” mới du nhập vào nước ta từ thập niên 1990 của thế kỷ 20,
cho nên còn mới lạ đối với nhiều nhà đầu tư trong nước. Chúng ta thường thấy hiện
tượng bên ngoài có thể đó là một kiến trúc bên bờ biển, nhưng bản chất không có gì
là “Khu nghỉ dưỡng” cả, vì sản phẩm ở đây không khác gì ở một khách sạn. Thực ra
một khu “nghỉ dưỡng” có thể được xây dựng ở bất cứ nơi nào, ngoại trừ trong thành
phố", hoặc gần thành phố" với sự ô nhiễm môi trường vốn là đặc trưng của khu
đông dân cư. Do đó có thể có khu nghỉ dưỡng biển, khu nghỉ dưỡng núi, khu nghỉ
dưỡng rừng, khi nghỉ dưỡng đồng bằng hay hải đảo... Vì ngoài các sản phẩm giống
như ở khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải có hai sản phẩm sau, mới được xem là điều
kiện cần và đủ: dó là cảnh quan tự nhiên và bầu không khí trong lành.
Để thấy rõ phần nào sự khác biệt giữa “Khách sạn” và “Khu nghỉ dưỡng”, xin hệ
thống hóa như sau: 5
4 ThS Sơn Hồng Đức, Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng – lý luận và thực tiễn, NXB Phương Đông, 2012
5 ThS Sơn Hồng Đức, Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng – lý luận và thực tiễn, NXB Phương Đông, 2012

12



Bảng 1: Khác biệt giữa khách sạn và khu nghỉ dưỡng
TT
1

2

K H Á C H SẠ N
Phong cách thiết k ế của

RESORT
Phong cách thiết kế của Resort. chỉ xây

khách sạn dầy, tận dụng

dựng từ 40 đến 50 % diện tích mặt bằng,

mặt bằng cho kinh doanh,

phần còn lại-dành cho cây xanh, bãi cỏ, ao,

hệ số xây dựng cao so với

hồ, suối, dường di dạo bãi biển, sinh hoạt

diện tích, dất dai vốn

ngoài trời. Ngoài nhà khối nhiều phòng

không rộng lắm, thường


(nhưng tối đa ba tầng), còn lại là loại hình

xây cao tầng (trừ ở loại

villa trệt hay bungalovv xen lẫn sân, vườn.

hình Motel và T-ravelodge).

Tên phòng, bungalovv thường đặt tên theo

Phòng gọi theo số thứ tự.
Triết lý điều hành: Áp

các loài hoa, trái, chim .
Coi trọng việc thúc đẩy sáng tạo ở người

dụng máy móc các quy

quản lý trung gian các cấp. Chỉ xây dựng

trình dã lập ra, ít chịu

một “khung quản lý ” chung nhưng rộng rãi,

thay đổi, xem việc tuân

để cho cấp dưới “linh hoạt”

thủ quy trình là tiêu chí
3


“Khuôn vàng thước ngọc”
Về sản phẩm: Khách

Resort vừa cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn

sạn cung cấp chủ yếu dịch

uống, nhưng phải có các hoạt dộng vui chơi,

vụ lưu trú, ăn uống. Có

giải trí để khách không phải đi ra ngoài tìm

nhiều nơi không có dịch vụ

các thú vui. Lại còn phải có các loại hình

vui chơi giải trí, để việc này

sinh hoạt (Anim ation) như đốt lửa trại,

cho khách tự lo và ra ngoài.

bóng chuyền trên bãi biển, bơi thuyền, câu

Một số nơi có dịch vụ vui

cá và những trò vui nhộn khác. Chăm lo cho


chơi giải trí nhưng rất giới

khách từ lúc thức dậy đến khi di ngủ.

hạn về nội dung (Karaoke,
4

Bar, Massage, ...).
Khách ở khách sạn gần

Resort xây dựng m ột chính sách dối xử có

như sẵn sàng chấp nhận

“cung bậc”, theo nguyên tắc “Value for

một cung cách phục vu

money" (sản phẩm tương thích với số tiền

13


thống nhất, từ người ở

bỏ ra). Người thuê loại hình lưu trú “Villa”

phòng Suite (cao cấp) đến

có “người phục vụ riêng” (Butler). Còn


người ở phòng Standard.

người thuê phòng thường biết rằng không
được dịch vụ ấy. Khách thuê Villa làm thủ
tục nhận phòng tại Villa, còn khách thuê
phòng thì làm thủ tục ngay quầy Tiếp Tân.
Villa, Bangalow có sự tách biệt về không
gian, cách biệt về mọi dịch vụ. Điển hình là
việc giới thiệu “Danh sách rượu” cũng cho
thấy diều này. Khách thường được giới
thiệu “Wine list”, còn khách Villa dược giới
thiệu "Special Wine list"

1.4. Các dịch vụ giải trí và dịch vụ bổ sung đặc trưng
1.3.1. Sức khỏe: Spa/ bể bơi/ tắm bùn/ gym/ yoga/ thiền
Spa: theo các tài liệu của tác giả phương Tây 6, chính việc khách đến tắm tại
“Spa” đã cho ra đời loại hình lưu trú gọi là Resort có kèm các cuộc vui chơi giải trí,
và cả “Casino”. Ngày nay, “đi Spa” (Spa going) đã trở nên một phong trào trên thê
giới, vp ở Việt Nam loại hình kinh doanh này ngày càng nở rộ, bất chấp có đúng
tiêu chí hay không. Thậm chí, nhiều khu nghỉ dưỡng cũng đặt tên là “X Resort and
Spa” để khẳng định phương hướng hoạt động.
Theo thuyết của nhiều nhà Du lịch học phương Tây 7, một làng ở nước Bỉ có
nguồn suôi khoáng nóng. Nằm tại vùng có tên là “Spa”, nơi mà từ thời kỳ La Mã,
các nhà giàu ở các nơi lân cận thường về đây tắm với tin tưởng rằng sẽ tái tạo sức
khỏe, hoặc chữa được một sô" bệnh của người già, như thấp khớp chẳng hạn. Từ đó
xuất hiện cụm từ “đi Spa”, người ta sử dụng quen đến nỗi từ một địa danh, Spa trở
thành một danh từ chung. Cũng có thuyết cho rằng từ “Spa” xuất phát từ một động
từ La tinh “Spagere”, chỉ'hiện tượng nước phun trào. Dù nguồn gốc ra sao, Spa chữa
6 Robert Christie Mill, “Sđd”.

7 Peter Murphy, “Sđd”.

14


được một số bệnh, từ đó có người lấy riêng từng chữ S-P-A để đặt thành câu “Salus
Per Aquam” (Chăm sóc sức khỏe bằng nước).
Các loại hình Spa hiện nay.
Phát triển qua nhiều thế kỷ, từ thời đế quốc La Mã đến nay, con người thừa
hưởng được các kiến thức, các cách để sử dụng Spa, thậm chí các biến thái của nó.
Việc các khu nghỉ dưỡng có Spa là lẽ đương nhiên. Nó đã xuất hiện từ lâu,
có lúc nó tập trung thành cả một thành phố như ở Vichy, Vittel bên Pháp, với hàng
chục khu nghỉ dưỡng sang trọng khiến cho nền kinh tế địa phương lệ thuộc phần lớn
vào “mùa hoạt động” của các khu nghỉ dưỡng này. Thậm chí, người Pháp còn gọi
Vichy là “Ville d’eau” (Thành phô' của nước).
- Một số khách sạn có nguồn nước, nên xây hồ tắm tập thể, bồn tắm riêng
trong các phòng, các cột hứng nước suối để uống, nên đã trở thành “Hotel Spa”
(Khách sạn Spa). Và ngày nay, một số khách sạn Spa không còn nguồn nước tự
nhiên nữa, có thể tiếp tục kinh doanh với nguồn nước nhân tạo, bằng cách trộn hóa
chất với một liều lượng giống như tự nhiên. Và cũng từ đó, hai anh em người Ý đã
sáng chế ra “Jaccuzzi” (bồn tắm thủy lực) có nước khoáng hay không, hoặc có nước
nóng hay không tùy theo sự lựa chọn của khách. Phần lớn các khách sạn - Spa dành
cho khách lưu ừú, còn khách đến từ bên ngoài khá hạn chế.
- Cũng từ sự kiện ấy ở nhiều thành phố đã xuất hiện các Câu lạc bộ Spa (Spa
Club), cung cấp dịch vụ này cho những ai có nhu cầu. Đi kèm với Spa là có dịch vụ
mát-xa. Và với thế kỷ XX, đã xuất hiện dịch vụ luyện tập thể hình (Fitness center).
- Hiện nay, tư nhân cũng mở cơ sở Spa và Mát-xa với những trang thiết bị rất đắt
tiền.
-


Bể bơi
Tắm bùn
Gym
Yoga
Thiền

1.3.2. Vận chuyển: Xe đạp/ Xe moto/ Xe địa hình/ Cano/ thuyền
-

Xe đạp
Xe moto
15


-

Xe địa hình
Cano
Thuyền

1.3.3. Thể thao: leo núi/ dưới nước/trượt tuyết/ Sân Golf / Quần vợt
1.3.4.Vui chơi, giải trí: công viên nước/ lặn biển/ casino/
1.3.5. Lớp học: nấu ăn/ làm bánh/ làm nón lá/ chèo thuyền thúng
1.3.6. Bàn thông tin các chương trình tham quan du lịch cho các cá nhân và
nhóm
1.3.7. Ngoài trời:BBQ/ gala dinner/ lửa trại/ team building
2. Quản trị Resort
2.1 Cơ cấu và bộ máy tổ chức
-


Giám đốc: là người đứng đầu Resort, có chức năng cao nhất
về quản lý điều hành, có quyền quyết định, bao quát chung mọi
hoạt động của Resort, thường xuyên khảo sát tình hình thực hiện
của các bộ phận trong Resort. giám đốc có nhiệm vụ thường xuyên
phối hợp với phó giám đốc vạch ra các mục tiêu, đề ra các quy
định, chiến luợc kinh doanh, tổ chức các hoạt động quản lý Resort,
16


đôn đốc kiểm tra chất luợng phục vụ, thuờng xuyên theo dõi sự
biến động của thị truờng để bắt kịp với cơ chế thị truờng. Giám đốc
chịu trách nhiệm chung với mọi hoạt động kinh doanh của Resort
trước toàn thể cán bộ công nhân viên trong Resort và trước pháp
luật. Giám đốc là nguời hiểu biết rộng về kinh doanh, ứng phó tốt
với mọi tình huống.
Phó giám đốc: gồm có phó giám đốc kinh doanh và phó
giám đốc hành chính. Phó giám đốc có trách nhiệm phối hợp với
giám đốc trong việc đề ra các quy định cho các bộ phận của mình,
các kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra các phó giám đốc còn có nhiệm vụ
thuờng xuyên kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo các bộ phận thực hiện
tốt công việc đuợc giao, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
công việc của các nhân viên cấp dưới trước giám đốc.
Phòng Kinh Doanh: có chức năng nghiên cứu, điều tra, tìm
hiểu thị truờng khách hàng thông qua hoạt động quảng cáo,
khuếch truơng để giới thiệu sản phẩm của Resort nhằm thu hút
khách hàng, nhiệm vụ của bộ phận marketing là làm các công việc
về bán hàng, đặt phòng và marketing, ngoài ra trợ giúp giám đốc
Resort trong việc xây dựng chiến luợc kinh doanh. Đây là bộ phận
giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý kinh doanh của Resort.
Phòng du lịch: có nhiệm vụ xây dựng chương trình, tour du

lịch phục vụ khách, đặt vé máy bay, vé tàu, thủ tục visa, hộ chiếu,
cho thuê xe du lịch, thực hiện các chức năng lữ hành khác.
Phòng thiết kế: chức năng của bộ phận này là lập kế hoạch
kinh doanh cho Resort, xây dựng, theo dõi, thanh lý các hợp đồng
kinh tế. Cấp phát đầy đủ thực phẩm, vật tư, hàng hoá cho Resort.
Phòng nhân sự: bộ phận này không trực tiếp tham gia vào
hoạt động kinh doanh của Resort mà chỉ giúp đỡ các phòng ban
khác trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo đội ngũ nhân
17


viên, đánh giá nhân viên, đãi ngộ nhân sự và quản lý các vấn đề
khác liên quan đến nhân sự. Ngoài ra bộ phận nhân sự còn giúp
giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động
của Resort.
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo duỡng các
trang thiết bị trong Resort và thực hiện chuơng trình bảo dưỡng
thường xuyên hệ thống để phòng ngừa các rắc rối có thể xảy ra
với các trang thiết bị trong Resort và đảm bảo để chúng không bị
hư hỏng.
Bộ phận bảo vệ: chịu trách nhiệm về an ninh cho Resort và
nhân viên trong Resort, đảm bảo không thất thoát tài sản của
Resort, phối hợp xử lý các hiện tuợng vi phạm trong Resort, trông
xe cho nhân viên và khách hàng. Ngoài ra, bộ phận bảo vệ còn có
trách nhiệm khác là chấm công cho nhân viên.
2.2 Quản trị nhân sự
-

Thời gian làm việc: 8 tiếng/ngày


Ca làm việc
Ca sáng
Ca chiều
Ca đêm

Tiếng Anh
Morning
Shift
Afternoon
Shift
Night Shift

Ký hiệu

Từ

Đến

M

06h00

14h15

A

14h00

22h00


N

22h00

06h00 hôm
sau

Ca Hành

Office Shift
O
08h00
16h00
Chính
Ngoài ra còn có các ca E, C tùy theo tình hình thực tế của bộ phận.
Mỗi ca làm việc được nghỉ ăn ca 30 phút, riêng ca sáng có ăn sáng
15 phút.
Nội quy làm việc:

18


 Đồng phục (quần áo, giầy dép, kẹp tóc, bảng tên,…) luôn
phẳng phiu, sạch sẽ, không giẫm lên gót giầy.
 Nam cắt tóc ngắn, nữ búi tóc. Móng tay, móng chân phải cắt
ngắn và sạch sẽ, không màu hoặc đánh bóng màu nhạt, không
trang điểm và đeo trang sức lòe loẹt (chỉ đeo nhẫn cưới, đồng
hồ và hoa tai nhỏ), không sử dụng nước hoa nặng mùi.
 Bí mật Công ty: Những vấn đề liên quan đến Công ty không
được phép thông tin ra ngoài.

 Bí mật tiền lương: Mỗi cá nhân tự biết tiền lương của mình,
không cung cấp thông tin cho người khác.
 Bấm thẻ và kiểm soát khi ra vào ca: Nhân viên ra vào bằng lối
đi dành riêng cho nhân viên. Phải thay đồng phục trước khi
bấm thẻ vào ca, khi ra ca phải bấm thẻ trước khi thay đồng
phục.
 Tự mở túi xách, túi quần, túi áo,… để bảo vệ kiểm tra trước khi
vào ca và khi ra ca.
 Nhân viên không được phép đi đến những khu vực khác không
phải là khu vực làm việc của mình trừ trường hợp được chỉ định
hoặc được phép của cấp trên. Trong giờ làm việc, nếu có việc
phải đi ra ngoài Resrot phải có giấy phép ra cổng được cấp
thẩm quyền phê duyệt.
 Tiền và tài sản cá nhân: Không mang tiền quá 100.000 đồng,
ngoại tệ, điện thoại di động, tài sản cá nhân vào nơi làm việc.
Nếu có phải gởi tại bảo vệ. Vi phạm sẽ bị tịch thu.
 Điện thoại: Không được dùng điện thoại Công ty để nói chuyện
riêng, trừ trường hợp khẩn cấp và phải báo cấp trên trực tiếp
của mình. Không được dùng điện thoại di động cá nhân để nói
chuyện riêng trong khi làm việc.
 Bảng thông tin: Có trách nhiệm theo dõi bảng thông tin để nắm
bắt kịp thời các thay đổi (nếu có), các hoạt động đang diễn ra
trong Công ty.

19


 Thuốc lá: Không mang và hút thuốc lá nơi làm việc, có khu
giành riêng cho việc hút thuốc lá sau khi ăn cơm (bao gồm
trong 30 phút nghỉ giữa ca), tuyệt đối không hút thuốc lá trong

locker và tại nhà ăn nhân viên.
 Xe bus đưa đón nhân viên: Tại các địa điểm Trạm xe buýt Sở Tư
Pháp, Tôn Đức Thắng, Công an PCCC, Công nghệ Thanh Hải,
Trạm thu phí Phú Hài, Ngã tư Bàu Me. Nhân viên có trách nhiệm
bật ghế, vén màn trở lại vị trí cũ trước khi xuống xe.
 Ngủ lại: Đối với nhân viên làm ca A, ngày hôm sau làm ca M có
nhu cầu ngủ lại khu nội trú, Trưởng bộ phận hoặc MOD báo bảo
vệ mới được phép ngủ lại.
 Quy định riêng đối với nữ: Chỉ được mang thai khi có thời gian
làm việc tối thiểu là 24 tháng.
 Vắng mặt theo lịch làm việc đã niêm yết mà không thông báo
hoặc chưa được sự chấp thuận của quản lý trực tiếp sẽ bị xử lý
vi phạm kỷ luật lao động. Mọi thay đổi lịch làm việc phải được
sự đồng ý của Quản lý trực tiếp.
 Tuyệt đối tuân thủ các quy định, quy trình làm việc an toàn vệ
sinh lao động, an toàn PCCC.
2.3 Các loại hình kinh doanh
Dịch vụ lưu trú: Các loại phòng:
Bảng 2.2: Các loại phòng của Resort Pandanus
Các loại
phòng: Stt
1
2
3
4
5
6
Tổng cộng

Loại phòng

Standard
Superior
Junior Suite
Bungalow
Family Suite
Excutive Apartment
134

Số
lượng
16
72
6
24
12
4

Tỷ lệ

11.94%
53.73%
4.48%
17.91%
8.96%
2.98%
100%
Nguồn: Phòng kế toán

20



 Nhà hàng Blue Lagoon: Mở cửa 24/24 chuyên phục vụ các món
Âu, Mỹ và Việt Nam.
 Quầy bar Waterfall: Quầy bar rộng mở đón không khí trong
lành, nơi quý khách có thể đánh bida, thưởng thức cocktail,
rượu vang, bia cùng với những món ăn nhẹ.
 Quầy bar Sun Terrace: Nằm cạnh bãi biển thơ mộng, hàng ngày
phục vụ các món ăn nhẹ và cocktail.
 Sàn khiêu vũ “Black & White”: Nhỏ nhưng là một nơi rất hợp để
quý khách có thể cùng nhảy với những bản nhạc sôi động.
 Ban nhạc Fillipino Stardust: Biểu diễn các thể loại nhạc từ Pop
đến R&B. Ban nhạc diễn hằng đêm ở quầy bar Sun Terrace.
 Ban nhạc Chăm: Biểu diễn nhạc cổ truyền và các điệu múa dân
tộc Chăm ở tiền sảnh khi khách check – in và ở tại nhà hàng
Café Blue Lagoon vào buổi tối.
 Phòng họp và tổ chức hội nghị: Pandanus là địa điểm tuyệt vời
để tổ chức các buổi hội thảo, các hoạt động tập thể, các buổi
tối gala thật hoành tráng. Có 3 phòng họp với sức chứa từ 20
đến 120 người, đội ngũ nhân viên banquet với nhiều kinh
nghiệm.

21


STANDARD ROOM

Phòng 2 giường đơn được trang bị minibar, máy lạnh và ấm
đun nước điện.
WiFi miễn phí có trong tất cả các phòng.
Kích thước phòng: 30 m²

Kích thước giường: 2 giường đơn (1m2 &1m2 - 1m4 & 1m)
Tiện nghi phòng:
Két an toàn

Máy sấy tóc

Máy lạnh

Nhà vệ sinh

Bàn làm việc

Khăn

Sàn lát gỗ
Tủ/Phòng
quần áo
Vòi sen

tắm/Ra

Truyền
cáp
trải

TV LED 32"

giường
để


Phòng tắm

Tủ

lạnh

minibar

Dép
Điện thoại

hình

Ấm dun nước
điện
Dịch

vụ

báo

thức
Đồng hồ báo

22


thức

23



SUPERIOR ROOM

Phòng rộng lớn với view nhìn ra biển, đi kèm sàn lát gỗ, két
an toàn điện tử, tủ quần áo và truyền hình cáp màn hình phẳng.
Ngoài ra, phòng còn có minibar và ấm đun nước điện. Phòng tắm
riêng có tiện nghi vòi sen và máy sấy tóc.
WiFi miễn phí có trong tất cả các phòng.
Kích thước phòng: 30 m²
Kích thước giường: 2 giường đơn (1m2 & 1m2)
Tiện nghi phòng:
Phòng nhìn ra biển
Điện thoại
TV màn hình phẳng 32"
Ấm đun nước điện
Ra trải giường

Sàn lát gỗ

Két an toàn

Tủ/Phòng để quần

Máy lạnh

Truyền hình cáp

Dịch vụ báo thức


Bàn làm việc
ào

Bàn làm việc

Vòi sen

Tủ lạnh minibar

Máy sấy tóc

Đồng

Nhà vệ sinh

hồ

thức

báo

Phòng tắm
Khăn tắm

Dép

24


JUNIOR SUITE ROOM


Phòng rộng lớn với view nhìn ra biển, đi kèm sàn lát gỗ, két
an toàn điện tử, tủ quần áo và truyền hình cáp màn hình phẳng.
Ngoài ra, phòng còn có minibar và ấm đun nước điện. Phòng tắm
riêng có tiện nghi vòi sen và máy sấy tóc.
WiFi miễn phí có trong tất cả các phòng.
Kích thước phòng: 30 m²
Kích thước giường: 1 giường đôi 2m
Tiện nghi phòng:
Phòng nhìn ra biển

Bàn làm việc

Sàn lát gỗ

Điện thoại

Két an toàn

Ra trải giường

Truyền hình cáp

Máy lạnh

Tủ/Phòng để quần

TV màn hình phẳng 32"

Tủ lạnh Minibar áo


Dịch vụ báo thức

Dép

Khăn tắm

Đồng

Nhà vệ sinh

thức

Vòi sen
hồ

báo

Ấm đun nước điện
Máy sấy tóc
25


×