Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

luận văn kế toán Báo cáo TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP TM&DV TÂN THÀNH HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.53 KB, 21 trang )

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI &
DỊCH VỤ TÂN THÀNH HƯNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP TM&DV Tân
Thành Hưng
Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, được thành lập ngày 01 tháng 11
năm 2004, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và qui định hiện hành của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua gần 9 năm, công ty bước đầu
gặp không ít khó khăn trong công cuộc cạnh tranh trên nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực hợp tác và phát triển của Ban giám đốc cùng
toàn thể cán bộ nhân viên, đến nay công ty đã có được chỗ đứng nhất định
trong thị trường thương mại Việt Nam.
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Tân Thành Hưng
Tên giao dịch: Tan Thanh Hung Service and Trading Joint Stock Company
Trụ sở chính: Xóm 8B, Xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0101572490
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của công ty
1.2.1. Chức năng. nhiệm vụ
Công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng là doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ,
có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu do Nhà nước đề ra, sản xuất kinh
doanh theo đúng mục đích, đúng ngành nghề đã đăng kí.
- Tuân thủ đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh
doanh
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước và các cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao
động, vệ sinh an toàn lao động. bảo vệ môi trường.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 1 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy


1.2.2 Các ngành nghề hoạt động kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động của công ty khá đa dạng, bao gồm:
• Mua bán đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng gia đình
• Môi giới thương mại
• Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh
• Bán ô tô xe máy, phụ tùng, kim loại và quặng kim loại, hóa chất ( trừ loại Nhà
nước cấm) cao su, tre, nứa, gỗ chế biến. Bán hàng nông, lâm sản nguyên liệu
( trừ loại Nhà nước cấm) và động vật sống, gạo thực phẩm, đồ uống, thuốc lá,
thuốc lào
• Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách
• Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ lưu trú ngắn ngày
• Bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty
Công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng chọn mô hình tổ chức quản lý trực
tuyến. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (phụ lục số 01)
• Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong mọi hoạt động của công ty. Quản lý và điều hành công
việc hàng ngày của công ty theo định hướng và chủ trương của Hội đồng quản
trị. Có quyền quyết định cao nhất về các vấn đề trên cơ sở quy định của pháp
luật và của công ty.
• Phó tổng giám đốc Là người giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện một số
phần việc do Tổng giám đốc ủy quyền.Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
về tính tuân thủ pháp luật trong việc điều hành những phần công việc được
phân công ủy quyền.ủy quyền.
• Phòng hành chính – nhân sự: có chức năng cơ bản là quản lý và thực hiện
công tác hành chính – văn thư, công tác BHXH và nhân sự. Lưu trữ hồ sơ, văn
bản, con dấu. Quản lý hồ sơ nhân sự, sổ BHXH của nhân viên toàn công ty
• Phòng tài chính – kế toán: Quản lý và thực hiện công tác tài chính, kế toán
của doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm tra và lên báo cáo tài chính theo qui định.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 2 MSV: 09D00784N

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Hạch toán kế toán và thanh quyết toán tài chính với mọi hoạt động SXKD của
công ty.
• Phòng xuất – nhập khẩu: Quản lý và thực hiện công tác xuất nhập khẩu hàng
hóa của công ty. Đàm phán, thương thảo và lập hợp đồng nhập khẩu.
• Các đơn vị trực tiếp kinh doanh (Là các phòng kinh doanh, chi nhánh,
Văn phòng đại diện của công ty) Quản lý và tổ chức-thực hiên công tác kinh
doanh hàng hóa của công ty. Nghiên cứu thị trường, khai thác mở rộng, chăm
sóc và phát triển thị trường. Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
• Bộ phận Kho hàng hóa : Có chức năng quản lý hàng hóa và thực hiện công
tác Nhập-Xuất hàng hóa của công ty.
1.4.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
của công ty
Kể từ khi thành lập công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng đã khẳng định vị thế
của mình trên thị trường, tạo lòng tin và uy tín nơi khách hàng. Mặc dù gặp
nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay. Cụ thể hoạt
động kinh doanh của công ty trong năm 2011 và 2012 được thể hiện qua ( phụ
lục số 03)
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy:
- Doanh thu năm 2012 giảm 13,62% so với năm 2011. Bên cạnh đó doanh thu
thuần cũng giảm tương đương ở mức 13,64%
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng mạnh ở mức 645,15% so với
năm 2011. Doanh thu này chủ yếu do tăng tiền gửi vào ngân hàng không kỳ
hạn.
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2012 tăng 191,05% so với năm 2011. Tỷ lệ
này tăng chủ yếu do tăng chi phí chuyển tiền, lãi vay ngắn hạn.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 3 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 25,07% so với năm 2011. Tỷ lệ
này tăng do chi phí lương, khấu hao tăng bộ phận văn phòng, công cụ dụng

cụ…
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm 22,85% so với năm
2011. Tỷ lệ này giảm do các chi phí tăng lên trong khi doanh thu giảm
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Năm 2012 giảm 22,85% so với năm 2011,
tương đương với mức giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh do không
phát sinh chi phí khác.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 4 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
PHẦN 2
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP TM & DV TÂN THÀNH HƯNG
2.1. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung ( Phụ lục số
02 )
Nhiệm vụ của từng kế toán trong công ty
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế toàn
công ty và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh:
+Theo dõi nhập xuất tồn hàng hóa của Công ty.
+Xác định giá vốn hàng bán và chi phí có liên quan.
+Xác định kết quả bán hàng và lợi nhuận doanh thu của doanh nghiệp
Kế toán tiền mặt công nợ:
+ Theo dõi công nợ cá nhân trong nội bộ đầy đủ kịp thời
+ Viết phiếu thu chi đồng thời phản ánh tình hình biến động vốn bằng tiền và
các công nợ của Công ty
Kế toán thanh toán TSCĐ:
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 5 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
+ Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản trong công ty và tính khấu hao TSCĐ

theo định kỳ
+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa TSCĐ và dự toán chi phí
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ:
+ Hàng ngày chấm công cho nhân viên đồng thời theo dõi các khoản tiền phát
sinh trong Công ty
+ Cuối tháng trả lương cho công nhân viên và tính toán các khoản trích theo
lương để nộp lên nơi quản lý
Kế toán thuế
+ Theo dõi các khoản thuế phát sinh tại công ty.
+ Hạch toán, vào sổ các khoản thuế phải nộp
Kế toán nhập khẩu:
+ Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu hàng hoá và theo dõi hoá
đơn chứng từ xuất nhập hàng hoá đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hoá và hệ
thống kho hàng.
2.1.2. Các chính sách kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC.
• Hình thức kế toán: áp dụng hình thức “Nhật ký chung” (Phụ lục số 04)
• Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
• Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng
• Phương pháp chuyển đổi tiền khác: Theo tỷ giá thực tế
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
• Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng
• Trị giá thực tế hàng xuất kho: bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
• Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 6 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
2.2. Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành
kế toán chủ yếu tại công ty:
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền

2.2.1.1. Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu (Mẫu số 01-TT)
- Phiếu chi (Mẫu số 02-TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 04-TT)
2.2.1.2. Tài khoản sử dụng
TK 111 ”Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” và các tài khoản liên quan
khác như TK 131, TK 152, TK 211
2.2.1.3. Phương pháp kế toán
VD: Ngày 20/10: Phiếu thu tiền mặt số 04 về khoản tiền do Siêu thị Huy Hùng
thanh toán nợ 22.000.000 đồng (HĐ số 2215)
Căn cứ vào phiếu thu (Phụ lục số 05) kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 22.000.000đ
Có TK 131 (Huy Hùng): 22.000.000đ
VD: Ngày 23/10 Công ty mua nồi điện Happy Cook nhập kho hết 35.080.000đ
giá chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Công ty thanh toán bằng tiền mặt (HĐ
2372 ngày 23/10)
Căn cứ vào phiếu chi (Phụ lục số 06) căn cứ vào Sổ chi tiết (Phụ lục số 07) kế
toán định khoản:
Nợ TK 156: 35.080.000đ
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 7 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Nợ TK 1331: 3.508.000đ
Có TK 111: 38.588.000đ
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
VD: Ngày 24/10 công ty rút ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền
150.000.000 đồng. Đã nhận giấy báo Nợ của ngân hàng
Căn cứ vào giấy báo nợ của Ngân hàng (Phụ lục số 08) kế toán định khoản:
Nợ TK 111: 150.000.000đ
Có TK 112 (Techcombank): 150.000.000đ
2.2.2. Kế toán tài sản cố định

*Phân loại TSCĐ tại công ty:
- TSCĐ hữu hình gồm có: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải, thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý
- TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng phần mềm
2.2.2.1 Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ)
- Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ)
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành (Mẫu số 03-TSCĐ)
- Thẻ TSCĐ
- Phiếu chi
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 8 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng
TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” và các tài khoản liên quan khác như: TK
214, TK 133, TK 811
2.2.2.3. Phương pháp kế toán
*Kế toán tăng TSCĐ
Tăng do mua sắm. Dựa vào các chứng từ liên quan kế toán xác định nguyên giá
TSCĐ và lập biên bản giao nhận TSCĐ
VD: Ngày 12/10 công ty mua 01 máy vi tính để bàn trị giá 18.750.000 chưa
bao gồm thuế GTGT 10% công ty đã thanh toán hết bằng tiền mặt. Đã nhận
HĐ GTGT (Phụ lục số 09) kế toán định khoản:
Nợ TK 211: 18.750.000đ
Nợ TK 1332: 1.875.000đ
Có TK 111: 20.625.000đ
*Kế toán giảm TSCĐ
TSCĐ hữu hình của công ty có thể giảm do công ty đã khấu hao hết giá trị tài
sản nên công ty bán và thanh lý
VD: Ngày 05/10 công ty nhượng bán một máy hút ẩm nguyên giá 18.000.000đ

khấu hao lũy kế là 8.500.000đ. Chi phí nhượng bán hết 500.000đ chưa bao gồm
thuế VAT 10% được thanh toán bằng tiền mặt. Tiền nhượng bán công ty thu
bằng chuyển khoản 6.600.000đ đã bao gồm thuế GTGT 10% kế toán định
khoản như sau:
Nợ TK 214: 8.500.000đ
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 9 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Nợ TK 811: 9.500.000đ
Có TK 211: 18.000.000đ
Phản ánh doanh thu nhượng bán:
Nợ TK 112: 6.600.000đ
Có TK 711: 6.000.000đ
Có TK 3331: 600.000đ
Đồng thời phản ánh chi phí nhượng bán;
Nợ TK 811: 500.000đ
Nợ TK 1331: 50.000đ
Có TK 111: 550.000đ
2.2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng
chấm công thêm giờ, bảng tính lương cùng các chứng từ khác tiến hành
phân loại và tổng hợp tiền lương trả theo đối tượng sử dụng lao động và tiến
hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định. Theo chế dộ hiện hành
hàng tháng kế toán trích lập 32.5% trên tiền lương thực tế, trong đó LĐ chịu
9.5% còn công ty chịu 23%. Cụ thể như Phụ lục số 10
2.2.3.1. Chứng từ sử dụng
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi, bảng thanh toán
BHXH
2.2.3.2 Tài khoản sử dụng
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 10 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy

TK 334: Phải trả CB,CNV
TK 338: Phải trả, phải nộp khác.(TK cấp2: TK 3382, TK 3383, TK 3384,
TK3389)
2.2.3.3 Phương pháp kế toán
- Cách tính lương theo thời gian:
Lương thời gian của
CN trong tháng
=
Trong đó:
+ Lương tối thiểu: Tiền lương theo chế độ mà Nhà nước qui định, hiện
nay là 1.050.000đ
+ Hệ số lương: Căn cứ vào trình độ và thời gian công tác của mỗi người
mà có hệ số lương khác nhau.
+ 26: Là số ngày công trong tháng ( tuần làm 48 giờ,tháng làm 26 ngày
công)
VD: Cuối tháng 10/2012 tính lương của Trưởng phòng Nguyễn Hoàng
Nam (Phụ lục số 11) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
Căn cứ vào bảng thanh toán lương kế toán hạch toán
BT1/ Nợ TK 627: 7.260.000
Có TK 334: 7.260.000
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
BT2/ Nợ TK 627: 1.669.800 ( =7.260.000 x 23%)
Có TK 338: 1.669.800
TK 3382: 145.200 ( =7.260.000 x 2%)
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 11 MSV: 09D00784N
Lương
tối thiểu
Số ngày
công thực tế
Hệ số

lương
x
x
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
TK 3383: 1.234.200 (7.260.000 x 17%)
TK 3384: 217.800 (= 7.260.000 x 3%)
TK 3389: 72.600 (= 7.260.000 x 1%)
BT3/ Nợ TK 334: 689.700 (=7.260.000 x 9.5%)
Có TK 338: 689.700
2.2.4 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
a. Kế toán bán hàng:
1.Chứng từ sử dụng:
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
+ Bảng kê nhận tiền và thanh toán hàng ngày
2.Tài khoản sử dụng:
+ TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
+ TK cấp 2: TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hoá”
TK 5112 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ Các TK liên quan như: TK 521, TK 531, TK532…….
+ Sổ kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 511, 521, 531
VD: Ngày 11/10/2012, công ty xuất kho hàng hoá gửi đi cho Siêu thị BigC
Thanh Hóa theo hình thức chuyển hàng. Trị giá hàng hoá thực tế xuất kho là
50.000.000đ, giá bán chưa thuế là 68.000.000đ, VAT 10% , bên mua chưa nhận
được hàng.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 12 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Đến ngày 28/10/2012 công ty nhận được giấy báo của Siêu thị BigC Thanh
Hóa đã nhận được hàng. Siêu thị BigC chấp nhận thanh toán. Kế toán hạch

toán:
Ngày 11/10, kế toán hạch toán:
Nợ TK 157: 50.000.000đ
Có TK 156: 50.000.000đ
Ngày 28/10, khi khách hàng thông báo nhận được hàng:
BT1/ Nợ TK 632: 50.000.000đ
Có 157: 50.000.000đ
BT2/ Nợ TK 131: 74.800.000đ
Có TK 511: 68.000.000đ
Có TK 33311: 6.800.000đ
b. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Cuối tháng sau khi lên được sổ cái các tài khoản, kế toán bán hàng trong kỳ
lỗ hay lãi. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh trong kỳ.
- Kết quả bán hàng tính theo công thức:
1.Tài khoản sử dụng
TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 13 MSV: 09D00784N
Chi phí
quản lý
kinh doanh
Tồng giá
vốn
hàng
bán

Tổng doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ

=
Kết quả từ hoạt
động bán hàng
và cung cấp
dịch vụ
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
TK 421 “ Lợi nhuận chưa phân phối”
2.Chứng từ kế toán sử dụng: Căn cứ vào sổ cái TK 511,632,642 kết chuyển
sang TK 911 để tính lỗ ( lãi) trong tháng, quý, năm.
3.Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Trích số liệu tháng 09/2012 ( phụ lục 12) kế toán xác định kết quả
bán hàng như sau:
- Kết chuyển DTT từ hoạt động bán hàng:
Nợ TK 511: 5.892.225.200đ
Có TK 911 : 5.892.225.200đ
- Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 4.965.070.721đ
Có TK 632: 4.965.070.721đ
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh:
Nợ TK 911: 536.721.800đ
Có TK 642: 536.721.800đ
- Kết quả bán hàng trong tháng 09/2012:
5.892.225.200 – 4.965.070.721 – 536.721.800 = 390.432.679 đ
- Thuế TNDN phải nộp :
390.432.679 x 25% = 97.608.170 đ
Nợ TK 821: 97.608.170 đ
Có TK 333(4): 97.608.170 đ
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 14 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
- Kết chuyển thuế TNDN:

Nợ TK 911: 97.608.170đ
Có TK 821: 97.608.170đ
- Lợi nhuận bán hàng:
390.432.679 – 97.608.170 = 292.824.509
- Kết chuyển lãi từ hoạt động bán hàng trong tháng:
Nợ TK 911: 292.824.509 đ
Có TK 421: 292.824.509 đ
2.2.5 Kế toán thuế
a. Thuế GTGT:
Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị gia tăng của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng.
1.Chứng từ, sổ sách, báo cáo sử dụng:
• Hóa đơn GTGT
• Tờ khai thuế GTGT
• Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa mua vào, bán ra
• Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng, năm
2.Tài khoản sử dụng:
• TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
• TK 3331 “ Thuế GTGT phải nộp”
3.Phương pháp kế toán:
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 15 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Hàng tháng, căn cứ vào các hóa đơn xanh ( hóa đơn bán ra), các hóa đơn đỏ
( hóa đơn mua vào) để kê khai vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế. Lập báo
cáo tình hình sử dụng hóa đơn : số hóa đơn sử dụng, số hóa đơn hủy….hồ sơ
khai thuế GTGT nộp chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo. Nếu tháng
trước bị kê khai thiếu thì kê khai bổ sung nhưng tối đa không quá 6 tháng.
VD: Tờ khai thuế tháng 9/2012 (Phụ lục 13) và giải trình khai bổ sung điều
chỉnh vào cuối năm 2012 (Phụ lục 14)

b. Thuế môn bài:
 Sổ kế toán, báo cáo sử dụng: Tờ khai thuế môn bài
 Tài khoản sử dụng: TK 3338 “ Các loại thuế khác”
Đầu năm, kế toán sẽ phải lập tờ khai thuế môn bài nộp cho cơ quan thuế
chậm nhất là vào ngày 30 tháng 01 của năm đó. Số thuế môn bài mà doanh
nghiệp phải nộp phụ thuộc vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Thuế môn
bài gồm có 4 bậc (Phụ lục 15)
Công ty Cổ phần TM&DV Tân Thành Hưng có số vốn điều lệ là 4.000.000.000
thuộc bậc 3 nên số thuế môn bài công ty phải nộp là 1.500.000đ (Phụ lục
16)
2.2.6 Kế toán nhập khẩu:
 Quy trình quản lý mua hàng nhập khẩu (Phụ lục 17)
 Phương pháp xác định trị giá thực tế hàng nhập khẩu:
Thuế NK = Số lượng hàng hóa ghi trên tờ khai hải quan x Giá tính
thuế x Thuế suất thuế NK Phải nộp
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 16 MSV: 09D00784N
Giảm giá,
chiết khấu
thương mại
hàng NK
Trị giá
mua hàng
NK
Trị giá
thực tế
hàng
nhập
Chi phí
mua hàng
NK

Các
khoản
thuế
không
-
=
-
+
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Thuế GTGT = [ Trị giá hàng NK + Thuế NK phải nộp ] x Thuế suất thuế
GTGT hàng NK phải nộp
2.2.6.1. Chứng từ kế toán sử dụng:
+ Hóa đơn thương mại
+ Vận tải đơn
+ Chứng từ bảo hiểm
+ Bảng kê đóng gói bao bì
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
+ Biên lai thu thuế, tờ khai hải quan, biên bản tổn thất( nếu có) và các
chứng từ khác có liên quan.
2.2.6.2. Tài khoản sử dụng:
+ TK 3333 “ Thuế xuất, nhập khẩu”
+ TK 3333(12) “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
Và các TK khác có liên quan đến nghiệp vụ.
2.2.6.3 Phương pháp kế toán:
Ví dụ: - Ngày 17/11/2012 Công ty nhập lô hàng của công ty Yuriko
International Limited, Japan , có giá CIF Hà Nội là 4800 USD, thuế NK 20%,
thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã được kiểm nhận và nhập kho. Công
ty chưa thanh toán. Tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do NHNN công
bố là 20.210 VNĐ/USD.
- Ngày 25/11 công ty đã dùng tiền gửi bằng ngoại tệ để trả cho công

ty Yuriko, Nhật Bản. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.450 VNĐ/USD, tỷ
giá ghi sổ của TK TGNH ngoại tệ là 20.690 VNĐ/USD.
Kế toán hạch toán nghiệp vụ trên như sau:
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 17 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
+ Ngày 17/11
BT1/ Nợ TK 156 : 116.409.600 đ
Có TK 331 ( Yuriko): 97.008.000đ
Có TK 333(3): 19.401.600 đ
BT2/ Nợ TK 133(1): 11.640.960 đ
Có TK 333(12): 11.640.960 đ
+ Ngày 25/11
Nợ TK 331(Yuriko): 97.008.000 đ
Nợ TK 635: 2.304.000 đ
Có TK 112(2): 99.312.000 đ
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 18 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
PHẦN 3:
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch của bản thân
Qua quá trình thực tập tại công ty CP TM&DV Tân Thành Hưng, được sự
hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sỹ Nguyễn Đăng Huy cùng với sự giúp đỡ của
các anh, chị nhân viên phòng Kế toán công ty và dựa trên những kiến thức đã
được học tại trường, em đã nắm được những nội dung cơ bản về công tác Kế
toán của đơn vị thực tập
Trong quá trình thực tập được vận dụng những lý thuyết học trong nhà trường
vào thực tế làm việc thật hữu ích, em tự nhận thấy học đi đôi với hành thật sự
rất bổ ích, cũng là cơ sở để em hiểu rõ hơn lý thuyết đã học ở trường. Em xin
trình bày tóm tắt những kết quả thu hoạch được qua báo cáo thực tập này.
3.2. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty

3.2.1. Ưu điểm
- Về tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Nhìn chung bộ máy quản lý của
công ty gọn nhẹ, được xây dựng một cách hợp lý, các phòng ban được tổ
chức chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm của công ty.
- Về bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tình hình hoạt
động của công ty. Mô hình kế toán tập trung giúp cho việc quản lý theo dõi
sổ sách được thuận lợi, đảm bảo cho sự thống nhất lãnh đạo, phân công
nhiệm vụ của Ban giám đốc
- Về phương pháp kế toán áp dụng
Hệ thống TK sử dụng hoàn toán thống nhất theo chế độ mới của Bộ Tài
Chính và được mở tài khoản chi tiết theo tình hình hạch toán thực tế của
công ty giúp cho việc đánh giá và tập hợp chính xác hơn.
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 19 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
Hiện nay, công tác Kế toán tại công ty đã có sự hỗ trợ của phần mềm kế
toán INTECSO nên việc ghi chép sổ sách kế toán cũng đơn giản và tiện lợi
hơn rất nhiều.
3.2.2. Tồn tại
• Tồn tại xung quanh việc tổ chức sổ sách kế toán: Việc sử dụng sổ sách kế
toán trong Công ty hiện còn chưa được thống nhất đặc biệt việc mở Sổ cái
cho các tài khoản chi

tiết vào cuối quỹ mà không mở cho các tài khoản tổng
hợp.
• Tồn tại xung quanh việc hạch toán chi phí quản lý của công ty: Một số khoản
chi phí tập hợp trên tài khoản 642 chưa đúng với chế độ hiện hành như :
-Về chi phí tiền lương và trích theo lương của toàn bộ công ty đươc kế
toán tập

trung vào TK 642 nên không tính được các khoản chi phí nhân công

trực

tiếp cho từng bộ phận kinh doanh, dẫn tới việc mất chính xác trong việc
tập hợp chi phí kinh doanh từng bộ phận làm khó xác định được hiệu quả của
từng loại

hình hoạt động của Công ty.
-Với khấu hao cho TSCĐ của Công ty, được hạch toán toàn bộ vào TK
642, như

vậy là chưa hợp lý như khoản khấu hao và sưả chữa xe tại bộ phận
vận chuyển nên

được tính vào chi phí kinh doanh của bộ phận vân chuyển chứ
không phải cho vào

TK 642.
3.3.Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công
ty.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ của anh chị trong
công ty em đã phần nào nắm bắt được ưu nhược điểm của công tác kế toán tại
công ty. Từ đó em xin có

vài ý kiến đóng góp nhằm làm hoàn thiện công tác
hạch toán của Công ty CP TM & DV Tân Thành Hưng.
-Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ : Trong quá
trình tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty hiện nay là chưa
đúng với chế độ kế

toán hiện hành. Đối với chi phí có liên quan đến bộ phân

SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 20 MSV: 09D00784N
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội GVHD: Nguyễn Đăng Huy
bán hàng như chi phí quảng cáo hội họp, công ty không nên hạch toán vào
TK 642 mà nên hạch

toán vào 641 “Chi phí bán hàng”.
-Các khoản khấu hao, sửa chữa TSCĐ của từng bộ phận kinh doanh
trực tiếp,

công ty nên hạch toán vào tài khoản tập hợp chi phí kinh doanh
từng bộ phận cho TK 627 .Còn chi phí trích trước khấu sửa chữa TSCĐ của
bộ phận quản lý chung toàn Công ty nên tập hợp TK 642.
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung | 21 MSV: 09D00784N

×