Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 212 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ BÌNH DƯƠNG

BÁO CÁO
KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN,
NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2016
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bình Dương, tháng 11 năm 2017
1


2


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản năm 2016; Căn cứ phương án Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 ban hành kèm theo Quyết định
số 334/QĐ-BKHĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư. Bình Dương cùng các địa phương trong cả nước đã
thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cuộc
Tổng điều tra trên địa bàn được phân công quản lý.
Cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thuỷ sản năm
2016 nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ
sản và nông thôn để phục vụ việc đánh giá thực trạng, phân tích xu
hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển khu vực nông
nghiệp, nông thôn và cải thiện mức sống dân cư nông thôn trên phạm vi
cả nước cũng như của từng địa phương; phục vụ việc đánh giá kết quả
thực hiện một số nội dung trong các chương trình mục tiêu quốc gia về


công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông
thôn mới; xây dựng cơ sở dữ liệu của khu vực nông nghiệp và nông thôn,
phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và làm dàn chọn mẫu cho một
số cuộc điều tra định kỳ của các năm tiếp theo.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cuộc Tổng điều tra Nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tập trung vào những trọng tâm
sau đây:
Một là, thu thập các thông tin về sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản: số đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; quy mô sản
xuất; tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; đánh
giá kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại…
3


Hai là, thu thập các thông tin về nông thôn: Thực trạng và sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng và những chuyển biến
về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; vệ sinh môi trường nông
thôn; thông tin phản ánh một số nội dung trong kết quả thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới…
Ba là, thu thập thông tin về cư dân nông thôn: điều kiện sống của
cư dân nông thôn; tích lũy và khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn,
khả năng tiếp cận tín dụng của cư dân nông thôn; đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; vai trò phụ nữ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản,...
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 là
một cuộc điều tra có quy mô lớn, nội dung phức tạp liên quan đến
137.031 đơn vị điều tra (bao gồm: 135.659 hộ điều tra ở nông thôn và hộ
có hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ở thành thị; 423 hộ
mẫu; 901 trang trại; 48 UBND xã).

Để tổ chức thành công cuộc Tổng điều tra, Ban chỉ đạo Tổng điều
tra các cấp tỉnh Bình Dương đã huy động hơn 1.225 điều tra viên, tổ
trưởng, giám sát viên các cấp tham gia.
Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác Tổng điều tra, tuy gặp
không ít khó khăn, song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ
đạo Tổng điều tra Trung ương, của Cấp uỷ, Chính quyền các cấp, với
tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên tham gia; với sự đồng tình
ủng hộ của nhân dân, của các đối tượng điều tra, cuộc Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 trên địa bàn Tỉnh đã hoàn thành
các nội dung, đạt được mục tiêu đề ra.
Trên cơ sở kết quả tổng hợp số liệu chính thức từ cuộc Tổng điều
tra, đồng thời kết hợp với số liệu sản xuất nông lâm thuỷ sản hàng năm
của Tỉnh và những thông tin thống kê từ kết quả một số cuộc điều tra
4


chuyên đề; Cục Thống kê Bình Dương biên soạn cuốn sách: “Báo cáo kết
quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của
Tỉnh Bình Dương”.
Nội dung cuốn sách gồm có:
- Lời nói đầu.
- Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình.
- Phần I: Tổng quan tình hình kinh tế-xã hội nông thôn và sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Tỉnh Bình Dương qua kết quả
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp năm 2016.
- Phần II: Các bảng số liệu về kết quả Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016.
Trong quá trình biên soạn, với lượng thông tin lớn, phạm vi rộng,
nên không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Việc đánh giá, phân
tích chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các ngành, các cấp. Ban biên

soạn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Vụ Thống kê Nông lâm
thuỷ sản - Tổng cục Thống kê và các Ngành, các cấp, để lần biên soạn
sau được tốt hơn.

5


VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, được Trung ương
xác định là một trong những tỉnh, thành phố nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng nai, phía Bắc giáp tỉnh
Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần giáp thành phố Hồ
Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần giáp tỉnh
Đồng Nai. Bình Dương nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của
dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp
dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của Tỉnh ở vào tọa
độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ Bắc và từ 106o-20’ đến
106o25’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên 2.694,64km2, chiếm khoảng
0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ. Dân
số trung bình năm 2016 là 1.995,8 ngàn người, mật độ dân số 741
người/km2.
Đất đai Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc
xuống Nam, nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác
nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng
phẳng, vùng thung lũng bãi bồi; Có một số núi thấp, như núi Châu Thới ở
thị xã Dĩ An, núi Cậu ở huyện Dầu Tiếng và một số đồi thấp. Phân loại
về chất đất rất đa dạng và phong phú về chủng loại: Đất xám có diện tích
khoảng 200.000 ha phân bố trên các huyện, thị, thành phố: Thủ Dầu Một,
Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An. Đất nâu vàng có khoảng 35.206 ha nằm

trên các vùng đồi thấp, thuộc các huyện, thị, thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ
An, Thuận An. Đất phù sa Glây nằm ở phía bắc huyện Bắc Tân Uyên,
Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, thị xã Bến Cát và Tân Uyên.
Khí hậu ở Bình Dương chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa, nắng
nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao; trong năm chia thành hai mùa rõ rệt:
6


mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến
cuối tháng 10 (dương lịch). Nhiệt độ trung bình từ 27oC – 28oC. Vào mùa
nắng, độ ẩm trung bình từ 82% – 86%, cao nhất là 96% vào tháng 10 và
thấp nhất là 70% vào tháng 02. Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ
1.881 – 2.484mm.
Mực nước các con sông chảy qua Tỉnh thay đổi theo mùa: mùa
mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 10 (dương lịch) và mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các
địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai là con sông lớn
nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm
Đồng) dài 635 km, chảy qua địa phận Bình Dương ở huyện Bắc Tân
Uyên và thị xã Tân Uyên, có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền
nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho
nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối,
chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng
dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất
nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các
sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc
hợp thành từ độ cao 1000 mét, có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn
có đá ngầm và nhiều thác ghềnh không thuận tiện cho việc giao thông
đường thủy.

Hệ thống giao thông đường bộ có đường quốc lộ 13, con đường
chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy
suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và
nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường
có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Về giao thông đường
thủy do nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn nên Bình Dương

7


có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
Hơn nữa, Bình Dương lại là một Tỉnh nằm trong vùng phát triển
kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá
nhanh; Tổng sản phẩm trong Tỉnh bình quân thời kỳ 2011 – 2016 tăng
8,8%, trong đó ngành Nông lâm thuỷ sản tăng 3,4%; Nhiều năm qua kinh
tế nông nghiệp tăng trưởng ổn định; thời kỳ 2011 – 2016 bình quân mỗi
năm giá trị sản xuất tăng 3,7%, các loại sản phẩm chủ yếu đều tăng khá,
cơ sở hạ tầng nông thôn nông nghiệp được củng cố, đời sống dân cư
nông thôn ngày càng được cải thiện…Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bố trí lại lao động, sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên, xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện
là một yêu cầu cấp thiết; Phát triển nông thôn phải gắn bó chặt chẽ với
sản xuất nông nghiệp, phát huy nội lực, huy động mạnh mẽ mọi nguồn
lực sẵn có trong dân, kết hợp hài hoà giữa công nghệ hiện đại với công
nghệ truyền thống…vì mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kết quả Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm
2016 sẽ là bức tranh phản ánh tổng quát về qui mô kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tay nghề,

việc làm, lao động, cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn…

8


MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu

3

Vị trí địa lý – Đặc điểm tình hình

6

Phần I

11

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP,
LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN TỈNH BÌNH DƯƠNG
QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA NĂM 2016
A. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn .

12

B. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.


31

Phần II

53

CÁC BẢNG SỐ LIỆU

55

PHỤ LỤC
1. Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2016.

204

2. Một số khái niệm.

207

9


10


PHẦN I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP,
LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN TỈNH BÌNH

DƯƠNG QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
NĂM 2016

11


A. Tình hình kinh tế - xã hội nông thôn
I. Quy mô khu vực nông thôn
Trãi qua 5 năm, trên địa bàn Tỉnh qui mô khu vực nông thôn đã có
sự thay đổi do thay đổi đơn vị hành chính, nếu Tổng điều tra năm 2011
toàn tỉnh có 60 xã thì đến năm 2016 toàn Tỉnh chỉ còn 48 xã, giảm 12 xã
và 288 thôn, giảm 75 thôn, giảm 20,7% so với số thôn của năm 2011.
Cũng theo số liệu Tổng điều tra năm 2016, toàn tỉnh có 122,6 ngàn hộ
nông thôn, với 267,6 ngàn người trong độ tuổi lao động; giảm 17,2% về
số hộ, giảm 15,1% về lao động so với kỳ Tổng điều tra năm 2011.
II. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
1. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường nông thôn
được tăng cường
1.1. Phát triển mạng lưới điện
Một trong những nội dung quan trọng hàng đầu của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là điện khí hoá. Trong những
năm qua, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo các Cấp, các Ngành triển khai chương
trình điện khí hóa nông thôn và đạt kết quả tốt, có bước phát triển mới;
phát triển nhanh mạng lưới điện ở nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi để
điện khí hoá nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư
nông thôn.
Theo số liệu Tổng điều tra năm 2016, 100% số xã của Tỉnh đã
được phủ mạng lưới điện quốc gia và 288 thôn (ấp) (thuộc các xã vùng
nông thôn) có điện, đạt 100%.

Tỷ lệ thôn (ấp) có điện lưới Quốc gia năm 2016 là 100%.
Như vậy, về cơ bản Tỉnh đã đạt mục tiêu đề ra trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm 2011-2016.
Nếu so sánh giữa 2 kỳ Tổng điều tra 2011 và 2016 cho thấy, tỷ lệ hộ
12


nông thôn sử dụng điện đã tăng qua các năm: năm 2011 là 99,7% và năm
2016 là 99,99%, đây là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành nghề dịch vụ nông thôn, góp phần
cải thiện đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của dân cư trên địa bàn
Tỉnh nói chung và dân cư nông thôn nói riêng.

1.2. Hệ thống giao thông nông thôn có nhiều khởi sắc cả về
số lượng và chất lượng ở đường xã, đường liên thôn (ấp) và đường
nội đồng.
Các kết quả chủ yếu về mạng lưới giao thông nông thôn:
Tiếp tục thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng
làm", hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển về số lượng và nâng
cấp về chất lượng, góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu hút
các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn, việc làm, giảm nghèo
và giải quyết được nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác.
Đến 01/7/2016, 100% xã đã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã.
Chất lượng đường nông thôn cũng được nâng cấp với tốc độ khá
nhanh. 100% đường đến UBND xã đã được nhựa, bê tông hoá.
Đáng chú ý là hệ thống giao thông đến các thôn (ấp) được chú
trọng phát triển mạnh với 100% số thôn (ấp) có đường ô tô đi đến được.
Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ
sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của cư dân nông thôn, xây
dựng nông thôn mới.

1.3. Hệ thống thuỷ lợi được chú trọng xây dựng mới và nâng
cấp sửa chữa
Thực hiện chủ trương đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông thôn, nông nghiệp, địa phương đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và
nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm
13


nghiệp và thuỷ sản. Nhờ đó thêm nhiều diện tích canh tác được tưới, tiêu
góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Theo kết quả điều tra năm
2016, tỉnh có 12 trạm bơm nước phục vụ sản xuất nông lâm thuỷ sản trên
địa bàn các xã. Đồng thời thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương,
hệ thống kênh mương do xã quản lý cũng được kiên cố hóa trên 84 km,
chiếm 56,4% tổng chiều dài kênh mương; Huyện có chiều dài kênh
mương dài nhất là Bến Cát có 76 km; kế đến là Bắc Tân Uyên có 61 km,
Dầu Tiếng 41 km…
1.4. Hệ thống trường học các cấp ở khu vực nông thôn được
xây dựng mới, nâng cấp và xoá xong tình trạng trường tạm, lớp tạm
Thể hiện cụ thể:
- Có 47 xã có trường mẫu giáo, mầm non, chiếm 97,9% tổng số xã.
- 48 xã có trường tiểu học, đạt 100% tổng số xã; Có 65 trường tiểu
học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
- Có 29 xã có trường Trung học cơ sở, chiếm 60,4% tổng số xã.
- Có 30 trường THCS được xây kiên cố, bán kiên cố.
- Có 12 xã có trường Trung học phổ thông, chiếm 25% tổng số xã;
có 12 trường được xây dựng kiên cố.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục;
hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn Tỉnh từng bước được phát
triển đa dạng về loại hình, ngành nghề đào tạo, được xây dựng mới, nâng
cấp, sửa chữa và đạt được những kết quả cao hơn các thời kỳ trước đó.


14


Bảng 1: Số xã có trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông chia theo địa phương

Tổng
số


Toàn Tỉnh

Xã có
trường
mẫu giáo/
mầm non
Số


Tỷ lệ
(%)

Xã có
trường
tiểu học
Số


Tỷ lệ

(%)

Xã có
trường
trung học
cơ sở

Xã có
trường
trung học
phổ thông

Số


Số


Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

48

47 97,92

48 100,0


29

60,4

12

25,0

1. Huyện Bàu Bàng

7

7 100,0

7 100,0

6

85,7

1

14,3

2. Huyện Dầu Tiếng

11

11 100,0


11 100,0

9

81,8

3

27,3

3. Huyện Bến Cát

3

3 100,0

3 100,0

1

33,3

1

33,3

4. Huyện Phú Giáo

10


10 100,0

10 100,0

7 70,00

4

40,0

5. Thị xã Tân Uyên

6

5

83,3

6 100,0

4 66,67

-

6. Thị xã Thuận An

1

1 100,0


1 100,0

-

-

10

10 100,0

10 100,0

2

7. Huyện Bắc Tân Uyên

20,0

3

30,0

Theo kết quả điều tra năm 2016, toàn Tỉnh có 47/48 xã có trường
tiểu học, đạt 97,9%; đặt biệt nhiều xã có từ 1 – 2 trường tiểu học cụ thể:
Huyện Bàu Bàng 7 xã, 11 trường, Huyện Dầu Tiếng 11 xã, với 16
trường; thị xã Bến Cát có 3 xã, với số lượng 5 trường; huyện Phú Giáo có
10 xã, với số lượng 15 trường; huyện Bắc Tân Uyên 10 xã, với số lượng
10 trường; thị xã Tân Uyên 6 xã, với số lượng 7 trường; Thuận An 01 xã,
với số lượng 01 trường. Số xã có trường trung học cơ sở (THCS) là 29/48
xã, chiếm tỷ lệ 60,4%; trong đó huyện Bàu Bàng có 6/7 xã chiếm 85,7%;

huyện Dầu Tiếng 9/11 xã, chiếm 81,8%; thị xã Bến Cát 01/3 xã, chiếm
33,3%; huyện Phú Giáo đạt 7/10 xã, chiếm 70%; thị xã Tân Uyên 4/6 xã,
chiếm 66,7%, huyện Bắc Tân Uyên 02/10 xã, chiếm 20%.

15


Cùng với sự phát triển của hệ thống trường học phổ thông tại cấp
xã, các lớp mẫu giáo, nhà trẻ cũng được phát triển, mở rộng. Toàn tỉnh có
47/48 xã có trường mẫu giáo/mầm non, đạt 97,9%; Tổng số thôn (ấp) có
lớp mẫu giáo 67 thôn (ấp); Số thôn (ấp) có nhà trẻ là 65 thôn (ấp). Việc
mở thêm các điểm trường ở các thôn (ấp) đã tạo điều kiện thuận lợi để
học sinh không phải đi học xa, góp phần giảm tình trạng học sinh bỏ học,
nhất là các xã ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trường học được xây dựng kiên
cố ở các trường mẫu giáo/mầm non tăng qua các năm: Nếu như năm
2011 tỷ lệ đó là 30,9%, thì đến năm 2016 tỷ lệ đạt 58%…
Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng, việc xây dựng và nâng
cấp các trường học kiên cố và bán kiên cố, xoá trường, lớp học tạm đạt
kết quả đáng kể. Kết quả 2 kỳ Tổng điều tra cho thấy xu hướng tăng
nhanh về tỷ lệ số trường học xây dựng kiên cố, giảm số trường học bán
kiên cố và nhà tạm ở các cấp học phổ thông ở xã. Tỷ lệ trường học được
xây dựng kiên cố và bán kiên cố ở các cấp học phổ thông năm 2016 theo
các loại trường là: trường tiểu học được xây kiên cố năm 2011 là
45,68%, năm 2016 là 76,92%; tỷ lệ trường THCS được xây kiên cố năm
2011 là 70,0%, năm 2016 là 80,0%…
Như vậy từ kết quả Tổng điều tra năm 2016 cho thấy việc xây
dựng, nâng cấp hệ thống trường học ở các cấp trên địa bàn tỉnh được thực
hiện đồng bộ thể hiện rõ nét sự đồng đều giữa các huyện/thị, các xã và
các cấp học.
1.5. Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh, góp phần

cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân
* Các kết quả chủ yếu về mạng lưới thông tin, văn hóa nông thôn:
- Có 5.407 hộ có máy điện thoại cố định, đạt tỷ lệ 4,4%; có
118.959 hộ có máy điện thoại di động, đạt 97,1%.
- Có 31/48 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, đạt tỷ lệ 64,6%.
16


- Có 24/48 xã có nhà văn hóa xã, tỷ lệ 50,0%.
- Có 14 xã có thư viện xã.
- Có 45 xã có điểm kinh doanh dịch vụ Internet tư nhân, tỷ lệ 93,7%.
- Có 48 xã có tủ sách pháp luật, đạt 100%.
- Có 48 xã có hệ thống loa truyền thanh đến ấp, đạt 100%.
Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc khu vực nông thôn đã được
nâng cấp, hoàn thiện phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản
xuất, mở rộng dịch vụ và giao lưu văn hoá của các cấp, các ngành và hộ
gia đình nông thôn. Tỷ lệ hộ nông thôn có điện thoại di động tăng rất
nhanh trong 5 năm qua, từ 93,1% năm 2011 lên 97,1% năm 2016.
Hệ thống mạng lưới kinh doanh Internet tư nhân ở nông thôn cũng
phát triến. Tỷ lệ xã có điểm kinh doanh Internet tư nhân năm 2016 đạt
93,7% (năm 2011 đạt 54%).
Hệ thống nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn (ấp) tiếp
tục được quan tâm đầu tư xây dựng, cung cấp địa điểm cho nhân dân
trong ấp tham dự hội họp và sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Đến năm
2016, 50% số xã có nhà văn hóa, (năm 2011 đạt 18,3%). Huyện Dầu
Tiếng có tỷ lệ xã có nhà văn hoá cao nhất (đạt 90,9%). 14/48 xã có thư
viện đạt 29,2%. Năm 2016 đã có 48 xã có tủ sách pháp luật, đạt tỷ lệ
100%; có 48 xã có loa truyền thanh đến ấp, đạt tỷ lệ 100%.
Thực tế trên cho thấy, trong những năm gần đây các ngành, các
cấp, nhất là chính quyền cấp xã, đã quan tâm chú trọng xây dựng và phát

triển các cơ sở văn hoá để góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao
đời sống tinh thần của dân cư nông thôn, phù hợp với chủ trương xây
dựng nông thôn mới.
17


1.6. Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được tăng cường khá
toàn diện, thực sự trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu quan
trọng của dân cư nông thôn
* Các kết quả chủ yếu về hệ thống cơ sở y tế nông thôn
- Có 48/48 xã có trạm y tế, đạt tỷ lệ 100%.
- 100% xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
- Có 47 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 97,9%.
- Bình quân mỗi xã có 1 bác sĩ.
- Có 1 bác sĩ/10.000 dân.
- Có 276 thôn (ấp) có cán bộ y tế, tỷ lệ là 95,8%.
- Có 47 xã và 155 thôn (ấp) có cơ sở kinh doanh thuốc tây y, các
tỷ lệ tương ứng là 97,9% và 53,8%.
Hệ thống trạm y tế xã tiếp tục phát triển cả về số lượng cơ sở, trình
độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ cũng như về cơ sở vật chất: 100% số xã
có trạm y tế; 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố;
97,9% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện chính sách đưa bác sĩ về tuyến xã, số lượng bác sĩ
đang làm việc tại các trạm y tế xã tăng nhanh trong những năm gần
đây. Đến thời điểm 01/7/2016 có 45 bác sĩ ở tuyến xã, bình quân 1 xã
có 1 bác sĩ. Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ngày càng
tốt hơn, hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được chú ý mở rộng đến các thôn
(ấp) và hệ thống khám chữa bệnh tư nhân: Đến năm 2016 có 95,8% số
thôn (ấp) có cán bộ y tế ấp và 70,8% số xã có cơ sở khám, chữa bệnh
tư nhân, trong đó huyện/thị có tỷ lệ cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân

cao nhất là: Huyện Dầu Tiếng 72,7%, kế đến Huyện Bàu Bàng 71,4%,
Huyện Phú Giáo 70%, Huyện Tân Uyên 66,7%...
18


Nhìn chung, hệ thống cơ sở dịch vụ y tế, khám chữa bệnh ở nông
thôn trên địa bàn Tỉnh phát triển đồng đều giữa các xã ở các huyện/thị;
Cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ của tuyến y tế cơ sở tại các xã ở các
huyện/thị được chú trọng phân bố hợp lý từ đó khắc phục được tình trạng
thiếu bác sĩ cũng như cán bộ y tế ở vùng nông thôn, phục vụ kịp thời cho
công tác chăm sóc sức khoẻ người dân ở tuyến cơ sở.
1.7. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã có
bước cải thiện rõ nét
Tính đến 01/7/2016, Tỉnh có 31/48 xã có công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung, đạt tỷ lệ 64,6%, so với năm 2011 tăng 7,9%; Huyện có tỷ
lệ cao là Dầu Tiếng (100%), Phú Giáo (90%), Bến Cát (66,7%),…;
Riêng huyện Bàu Bàng có tỷ lệ thấp nhất 28,6% (nguyên nhân do một số
xã của huyện nằm gần khu công nghiệp nên sử dụng hệ thống nước sinh
hoạt tập trung của các khu vực nói trên).
Các hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn
cũng được nhiều địa phương quan tâm. Tính đến 01/7/2016 toàn Tỉnh có
48 xã có thu gom rác thải sinh hoạt, đạt tỷ lệ 100%, so với năm 2011 tăng
23,3%; Có 260 thôn (ấp) có thu gom rác thải sinh hoạt, đạt tỷ lệ 90,3%;
Trong đó huyện Phú Giáo, Bàu Bàng đạt tỉ lệ cao (Phú Giáo 61 ấp, tỷ lệ
là 95,1%, Bàu Bàng có 43 thôn (ấp), tỷ lệ 88,4%,...).
Kết quả trên cho thấy sự tiến bộ đáng ghi nhận trong chuyển biến
nhận thức và hành động của các cấp, các ngành cũng như các hộ gia đình
ở nông thôn trong công tác bảo vệ môi trường qua việc sử dụng nguồn
nước, xử lý nước thải, nhất là các vùng có khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tập trung, doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi.

1.8. Chợ nông thôn đã được kiên cố và bán kiên cố hoá một bước,
nhưng tỷ lệ chợ trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn còn thấp
Chợ nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền
kinh tế hàng hoá, kích thích trao đổi hàng hoá giữa các huyện, xã và
19


trong nội bộ dân cư trên địa bàn. Năm 2016 toàn tỉnh có 37 xã có chợ,
chiếm 77,1% số xã; Trong đó huyện có chợ nhiều nhất là Dầu Tiếng
có 9 xã có chợ, chiếm 81,8% số xã của huyện.
Số chợ trên địa bàn xã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố cũng
tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
còn rất thấp, kết quả Tổng điều tra năm 2016 cho thấy toàn Tỉnh có 50%
số chợ nông thôn đạt theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng.
1.9. Hệ thống tín dụng nhân dân nông thôn tiếp tục tăng, tạo
điều kiện thuận lợi cho dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ
sản xuất, kinh doanh và đời sống
Để tạo điều kiện cho dân cư nông thôn tham gia các hoạt động tín
dụng, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, trong những năm gần đây,
nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã mở các chi
nhánh tại xã. Đến năm 2016 có 13 xã có chi nhánh ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng hoạt động, chiếm 27,1% tổng số xã. Trong đó
Huyện Dầu Tiếng có 5/11 xã, chiếm 45,4%; huyện Phú Giáo có 4/10 xã,
chiếm 40%.
1.10. Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn là
những điều kiện rất quan trọng quyết định sự thành công của việc
thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Xã là cấp cơ sở có vị trí rất quan trọng trong việc triển khai tổ
chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở khu
vực nông thôn, nông nghiệp. Kết quả Tổng điều tra cho thấy đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực về
độ tuổi và trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Về độ tuổi; thể hiện xu hướng tăng tỷ trọng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã ở nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi, giảm ở nhóm tuổi dưới 30
tuổi, từ 40 đến 50 tuổi và trên 50 tuổi ở 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và
20


2016, cụ thể như sau: Nhóm tuổi dưới 30 tuổi đạt 2,3% (năm 2011 là
3,8%), nhóm từ 30 đến 40 tuổi đạt 41,6% (năm 2011 là 32,5%), nhóm từ
40 đến dưới 50 tuổi đạt 33,2% (năm 2011 là 37,3%), nhóm từ 50 tuổi trở
lên đạt 22,9% (năm 2011 là 26,3%).
Về trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; cũng tiếp tục tăng
lên qua 5 năm. Kết quả tổng điều tra năm 2016 cho thấy có trên 99,1%
cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học (năm
2011 đạt 96,2%); trình độ trung cấp, cao đẳng đạt 16,4%, đại học là 79%
(năm 2011 trình độ trung cấp, cao đẳng đạt 36,8%, đại học là 53,1%).
Cùng với kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt, trụ sở làm việc của
chính quyền cấp xã cũng được nâng cấp và từng bước hiện đại hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo điều hành được thông suốt,
kịp thời. Theo số liệu điều tra năm 2016, có 100% trụ sở Ủy ban nhân
dân xã được xây dựng kiên cố; 100% trụ sở Ủy ban nhân dân xã có máy
vi tính và máy photocopy; Có 100% trụ sở Ủy ban nhân dân xã có máy vi
tính kết nối mạng Internet.
Bên cạnh các điểm nổi bật nêu trên, cũng còn những tồn tại
nhất định, đó là mặt bằng trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số
cán bộ chủ chốt của xã còn thấp; Số cán bộ chủ chốt chưa qua đào tạo
là 10 người (chiếm 4,7% tổng số; Về trình độ lý luận chính trị: Số cán
bộ chủ chốt chưa qua bồi dưỡng và ở trình độ sơ cấp có 8 người
(chiếm 3,7%); Về trình độ quản lý Nhà nước; Chưa qua lớp bồi dưỡng

là 58 người (chiếm 27,1%); Đây là vấn đề hạn chế trong việc lãnh đạo
quản lý điều hành ở cấp xã, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

21


2. Cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn đã có sự chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đời sống dân cư nông
thôn có nhiều khởi sắc
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn là chính
sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước, trong đó trọng tâm là công nghiệp hóa,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 trong Nghị
quyết Đại hội X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn, giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã
ban hành nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông
thôn. Những kết quả đạt được trong 5 năm 2011 – 2015 về vấn đề quan
trọng này một phần đã được phản ảnh trong kết quả Tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp năm 2016.
* Các kết quả chủ yếu về hộ và ngành nghề ở nông thôn
- Có 122.559 hộ khu vực nông thôn, giảm 17,3% so với năm
2011.
- Có 43.819 hộ nông, lâm & TS, giảm 13.706 hộ (- 3,09%) so với
năm 2011.
- 35,7 % hộ khu vực nông thôn là hộ nông lâm thủy sản (năm
2011 là 38,8%).
- 39,7% hộ khu vực nông thôn là hộ công nghiệp xây dựng (năm

2011 là 38,2%).
- Có 2/7 huyện, thị có tỷ trọng hộ công nghiệp xây dựng và dịch
vụ chiếm trên 60% trong tổng số hộ nông thôn (Thị xã Bến Cát và Thị xã
Tân Uyên).
Tổng số hộ nông thôn ở Bình Dương tại thời điểm 01/7/2016
22


Bảng 2: Hộ nông thôn chia theo ngành nghề và địa phương
Cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính (%)
Tổng
Nông, lâm
Dịch
Hộ
số (hộ) nghiệp và thủy Công nghiệp
và xây dựng
vụ
khác
sản
Toàn tỉnh

122.559

35,75

39,70

22,05

2,49


Huyện Bàu Bàng

21.747

35,35

38,71

23,74

2,20

Huyện Dầu Tiếng

24.926

60,14

16,48

19,71

3,67

Thị xã Bến Cát

16.611

7,91


67,95

22,18

1,96

Huyện Phú Giáo

17.707

62,52

12,31

22,56

2,61

Thị xã Tân Uyên

24.943

8,27

69,02

20,95

1,76


Thị xã Thuận An

1.924

13,46

45,11

38,98

2,44

14.701

43,75

31,13

22,47

2,65

Huyện Bắc Tân Uyên

- Hộ Nông thôn tăng nhanh ở các huyện là: Dầu Tiếng 24.926 hộ
(tăng 6,8%); huyện Phú Giáo 17.707 hộ (tăng 8,2%); Riêng Thị xã Thuận
An 1.924 hộ đạt 22,6%; thị xã Dĩ An và thành phố Thủ Dầu Một không
có hộ nông thôn (Dĩ An chỉ còn 664 hộ và Thủ Dầu Một chỉ còn 1.979
hộ hoạt động nông lâm thuỷ sản).

Số nhân khẩu ở khu vực nông thôn vào thời điểm điều tra
01/7/2016 là 409.564 người, giảm 17,7% so với kết quả điều tra năm
2011. Như vậy, nhân khẩu khu vực nông thôn ở Bình Dương giảm dần,
nguyên nhân là do có sự thay đổi đơn vị hành chính từ xã chuyển lên
Phường. Trong đó: Huyện Bàu Bàng có 76.734 người (chiếm 18,7%),
huyện Dầu Tiếng có 85.459 người (chiếm 20,9%), Thị xã Bến Cát có
47.884 người (chiếm 11,7% trong tổng số), Phú Giáo có 64.421 người
23


(chiếm 15,2%), Tân Uyên có 74.644 người (chiếm 18,2%), Thị xã Thuận
An có 6.747 người (chiếm 1,6%), huyện Bắc Tân Uyên có 53.675 người
(chiếm 13,1%).
Quy mô nhân khẩu bình quân 1 hộ ở các huyện, thị đều giảm:
huyện Dầu Tiếng từ 3,6 khẩu năm 2011 xuống còn 3,4 khẩu năm 2016,
Thị xã Bến Cát từ 3,1 khẩu năm 2011 xuống còn 2,9 khẩu năm 2016,
huyện Phú Giáo từ 3,8 khẩu năm 2011 xuống còn 3,6 khẩu năm 2016,
Thị xã Tân Uyên từ 3,3 khẩu năm 2011 xuống còn 3 khẩu năm 2016.
Nguyên nhân do xu hướng tách hộ, do chính sách của nhà nước vận động
gia đình sinh ít con để nuôi dạy tốt đã có kết quả tích cực, kinh tế nông
thôn ngày càng phát triển hơn, máy móc đã thay thế con người, người
dân không còn sinh nhiều con để làm việc nhiều như trước.

Về cơ cấu ngành nghề: Kết quả Tổng điều tra cho thấy qua 5
năm 2011 - 2016 cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch
nhanh theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng nhóm hộ Nông lâm thuỷ sản;
tăng tỷ trọng nhóm hộ Công nghiệp xây dựng và dịch vụ: hộ công nghiệp
24



- xây dựng từ 38,2% năm 2011 lên 39,7% năm 2016, hộ dịch vụ từ
21,1% năm 2011 lên 22,1% năm 2016; hộ nông lâm thủy sản từ 38,8%
năm 2011, giảm còn 35,7% vào năm 2016.
Cơ cấu hộ chia theo ngành sản xuất chính (%)

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hộ nông thôn từ nông lâm
thuỷ sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rõ nét nhất thể hiện ở
một số Thị xã như Bến Cát, Tân Uyên. Ở hai thị xã này, số hộ nông lâm
thuỷ sản đều dưới 10% tổng số hộ nông thôn: Bến Cát chiếm 7,9%, Tân
Uyên chiếm 8,3%.
2.2. Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn chuyển dịch
nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ
Năm 2016 số người trong độ tuổi có khả năng lao động ở khu vực
Nông thôn là 245.484 người, giảm 69.810 người (- 22,1%) so với 2011,
nguyên nhân là do có sự thay đổi đơn vị hành chính từ huyện lên thị xã; xã
chuyển lên Phường (chủ yếu ở Thị xã Bến Cát, Tân Uyên và Thuận An).
Tỷ lệ số người trong tuổi lao động có khả năng lao động thực tế có làm
việc trong 12 tháng qua chia theo hoạt động chính năm 2016 như sau: lao
25


×