Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ TIỂU DỰ ÁN: KÈ BẢO VỆ SÔNG CẢ ĐOẠN QUA XÃ ĐỈNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.44 KB, 82 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
**********************************

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TÁI ĐỊNH CƯ

TIỂU DỰ ÁN: KÈ BẢO VỆ SÔNG CẢ ĐOẠN QUA XÃ
ĐỈNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN
DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI (WB5/VN-HAZ)
Nghệ An, 5/2014


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
****************************

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
TÁI ĐỊNH CƯ

TIỂU DỰ ÁN: KÈ BẢO VỆ SÔNG CẢ ĐOẠN QUA XÃ
ĐỈNH SƠN, HUYỆN ANH SƠN
DỰ ÁN: QUẢN LÝ THIÊN TAI WB5/VN-HAZ
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN

BAN QUẢN LÝ NGHÀNH NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH NGHỆ AN


CÔNG TY CP TƯ VẤN & THẨM ĐỊNH
MÔI TRƯỜNG VINACONTROL

PHÓ GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

Trần Vĩnh Thắng

Mai Thái An

Nghệ An, 5/2014


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

Tỷ giá chuyển đổi tiền tệ
Một dollar Mỹ = Đồng Việt Nam (VND)
1 USD
= 21.780 VND
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAH

=

Người bị ảnh hưởng

CARB


=

Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

UBND

=

Ủy ban Nhân dân

DMS

=

Khảo sát đo đạc chi tiết

DOF

=

Sở Tài chính

DONRE

=

Sở Tài nguyên và Môi trường

DPC


=

Uỷ ban nhân dân huyện

EA

=

Cơ quan chủ quản

FHH

=

Hộ gia đình có chủ hộ là phụ nữ

GoVN

=

Chính phủ Việt Nam

HH

=

Hộ gia đình

IMO


=

Tổ chức giám sát độc lập

EOL

=

Kiểm đếm thiệt hại

GCNQSD

=

Giấy chứng nhận quyền sử dụng (đất)

MOLISA

=

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

NGO

=

Tổ chức phi chính phủ

PPC


=

Uỷ ban nhân dân tỉnh

RCS

=

Điều tra giá thay thế

RPF

=

Khung chính sách tái định cư

RT

=

Tổ công tác tái định cư

RAP

=

Kế hoạch hành động Tái định cư

CSHT


=

Cơ sở hạ tầng

Bộ NN & PTNT

=

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CPMU

=

Ban Quản lý Dự án Trung ương

PPMU

=

Ban Quản lý Dự án Tỉnh

NHTG

=

Ngân Hàng Thế Giới

i



Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

CHÚ Ý
(i) Năm tài chính của chính phủ Việt Nam kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm. Năm tài chính trước năm dương lịch biểu thị năm trong đó năm tài chính
kết thúc, ví dụ năm tài chính 2000 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2000.
(ii) Trong báo cáo này, “$” nghĩa là đồng đô la Mỹ.
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
Tác động dự án

tức là bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi
đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực được lựa chọn
hợp pháp hoặc khu vực được bảo tồn. Những người bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất
trồng trọt/chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các
phương tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họcó thể mất
quyền sở hữu, quyền cư trú, hoặc các quyền sử dụng do thu
hồi đất hay hạn chế tiếp cận.

Người
hưởng

bị

ảnh -

tức là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh
hưởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất

và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà Ngân hang
tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài
sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu
nhập hay những phương tiện sinh kế, cho dù người bị ảnh
hưởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài
ra, người bị ảnh hưởng là người có sinh kế bị ảnh hưởng
một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp
cận các khu vực được chọn hợp pháp và các khu vực được
bảo vệ.

Ngày khóa sổ

-

là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình
chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư. Những người bị
ảnh hưởng và các cộng đồng địa phương sẽ được thông báo
về ngày khóa sổ kiểm kê của từng hợp phần dự án, và bất
kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày này sẽ không được
quyền nhận đền bù và hỗ trợ từ dự án.

Tính hợp lệ

-

tức là bất kỳ ai mà tại ngày khóa sổ kiểm kê đã ở trên diện
tích đất bị ảnh hưởng bởi dự án, các tiểu hợp phần của dự
án, hoặc những phần khác của tiểu dự án khác, và có: (i) mức
sống bị ảnh hưởng tiêu cực, (ii) các quyền, quyền sở hữu,
hay tuyên bố về quyền đối với bất kỳ diện tích đất nào

ii


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

(đất nông nghiệp, đất chăn thả gia súc, hay rừng), nhà ở
hoặc công trình kiến trúc (để ở hay vì mục đích thương mại,
tạm thời hay vĩnh viễn), hoặc (iii) các tài sản sản xuất
như kinh doanh, việc làm, nơi làm việc, cư trú, hoặc nơi
sống, hoặc (iv) việc tiếp cận tài sản bị ảnh hưởng bất lợi (ví
dụ, quyền đánh bắt cá).
Đơn vị tính quyền lợi

là cá nhân hay hộ gia đình, cộng đồng hay tổ chức hợp lệ để
nhận bồi thường hay các lợi ích về phục hồi.

Chi phí (giá) thay thế

là phương pháp định giá tài sản, giúp xác định khoản tiền phù
hợp để thay thế cho những tài sản đã mất và chi trả cho các
chi phí giao dịch. Đối với đất nông nghiệp, đó là giá trị thị
trường tại thời điểm trước dự án hoặc tại thời điểm thực hiện
bồi thường, tùy theo mức nào cao hơn, của đất có tiềm năng
sản xuất tương đương hoặc có giá trị sử dụng tương đương
nằm trong khu vực gần diện tích đất bị ảnh hưởng, cộng
thêm chi phí chuẩn bị đất để đất có mức giá trị tương tự
như mức của đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi phí
đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với đất ở các khu
vực đô thị, đó là giá trị thị trường của đất tại thời điểm thực

hiện bồi thường, có cùng diện tích và mục đích sử dụng, với
các công trình hạ tầng và dịch vụ tương đương hoặc tốt hơn,
và nằm gần mảnh đất bị ảnh hưởng, cộng thêm bất kỳ chi
phí đăng ký hay thuế chuyển nhượng nào. Đối với nhà ở và
các công trình kiến trúc khác, đó là giá thị trường của
nguyên vật liệu để xây nhà/công trình thay thế với một
diện tích và tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự hay tốt hơn nhà ở
hay công trình bị ảnh hưởng, hoặc để sửa chữa một phần của
nhà/công trình bị ảnh hưởng, cộng thêm chi phí nhân
công và nhà thầu, cộng thêm chi phí đăng ký và thuế chuyển
nhượng nếu có. Trong quá trình xác định giá thay thế, không
được tính khấu hao tài sản và giá trị của những nguyên vật
liệu có thể tận dụng được cũng như không khấu trừ giá trị
của những lợi ích có được từ dự án. Khi luật trong nước
không đáp ứng được tiêu chuẩn về đền bù với toàn bộ
giá thay thế, thì cần bổ sung thêm các biện pháp khác nhằm
đáp ứng tiêu chuẩn về giá thay thế. Khi áp dụng phương pháp
định giá này, không được khấu hao giá trị của nhà/công trình
iii


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

và tài sản. Đối với những thiệt hại mà không dễ định giá trị
hay đền bù bằng tiền (ví dụ, sự tiếp cận các dịch vụ công
cộng, khách hàng, và nhà cung cấp; hay sự tiếp cận trong
đánh bắt cá, chăn thả gia súc, hay các khu vực rừng), thì cần
tạo ra sự tiếp cận tới các nguồn tài nguyên tương đương và
chấp nhận được về mặt văn hóa và các cơ hội tạo thu nhập.

Những hỗ trợ bổ sung này là riêng biệt, không phải là các hỗ
trợ tái định cư sẽ được cung cấp.
Tái định cư

-

theo thuật ngữ của Ngân hàng, tái định cư bao hàm tất cả
những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc
thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp
đền bù và sửa chữa. Tái định cư không hạn chế ở sự di dời
về mặt vật chất. Tái định cư có thể, tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công
trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự
di dời về mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của
những người bị ảnh hưởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là
phục hồi) thu nhập và mức sống.

Nhóm dễ bị tổn thương

là các nhóm đối tượng đặc biệt có khả năng phải chịu tác
động không tương xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn
nữa do tác động của tái định cư, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ
hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có
người phụ thuộc, (ii) người tàn tật (không còn khả năng lao
động), người già không nơi nương tựa, (iii) người nghèo theo
tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) người không có đất đai, và
(vi) người dân tộc thiểu số.

iv



Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................i
ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ.............................................................................ii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH......................................................................viii
TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ...............ix
1. GIỚI THIỆU.................................................................................................1
1.1.

Dự án Quản lý Thiên tai VN-Haz/WB5..............................................1

1.2.

Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh
4

1.3.

Các biện pháp thực hiện để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi............8

1.4.

Các mục tiêu của Kế hoạch Hành động Tái định cư............................9

Sơn”

2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TIỂU DỰ ÁN.......................................................11

2.1.

Công tác ước tính thiệt hại................................................................11

2.2.

Các tác động của Tiểu dự án..............................................................11

2.2.1. Tổng hợp các tác động của Tiểu dự án..........................................11
2.2.2. Ảnh hưởng đến hộ gia đình...........................................................13
2.2.3. Ảnh hưởng đến nhà ở và các công trình phụ.................................14
2.2.4. Ảnh hưởng đến đất đai..................................................................14
2.2.5. Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu..................................................16
2.2.6. Ảnh hưởng phải di chuyển và tái định cư......................................16
2.2.7. Ảnh hưởng đến đất sản xuất kinh doanh.......................................16
2.2.8. Ảnh hưởng đến mồ mả..................................................................16
2.2.9. Ảnh hưởng tới các di sản văn hóa, lịch sử, công trình công cộng..16
2.2.10. Nhóm hộ bị ảnh hưởng nặng.......................................................16
2.2.11. Các tác động khác........................................................................17
3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI........................................18
3.1.

Thông tin về kinh tế - xã hội của khu vực bị ảnh hưởng...................18

3.2.

Đặc điểm chính của các hộ bị ảnh hưởng..........................................20

4. KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI BỊ ẢNH
HƯỞNG 22

v


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

4.1.

Các văn bản pháp lý về thu hồi đất và tái định cư.............................22

4.1.1. Luật và các quy định của chính phủ Việt Nam..............................23
4.1.2. Chính sách về tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới.........25
4.1.3. Những khác biệt chính giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và
Ngân hàng Thế giới..............................................................................................26
4.2.

Chính sách đền bù.............................................................................28

4.2.1. Những nguyên tắc chung...............................................................28
4.2.2. Quyền và quyền lợi được bồi thường............................................29
4.2.3. Quyền lợi về đền bù và tái định cư................................................30
4.3.

Chiến lược đền bù và tái định cư.......................................................36

4.3.1. Thủ tục chi trả đền bù và các khoản hỗ trợ....................................36
4.3.2. Nhóm dễ bị tổn thương..................................................................36
4.3.3. Chiến lược giới..............................................................................37
5. PHỔ BIẾN THÔNG TIN VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.......................38
5.1.


Chính sách về phổ biến thông tin (OP/BP 17.50) của Ngân hàng Thế
38

5.2.

Phổ biến thông tin.............................................................................38

giới

5.2.1. Trong quá trình chuẩn bị RAP.......................................................39
5.2.2. Phổ biến thông tin trong quá trình thực hiện kế hoạch hành động tái
định cư
40
5.3.

Tham vấn cộng đồng.........................................................................40

5.3.1. Trong quá trình chuẩn bị RAP.......................................................40
5.3.2. Trong quá trình thực hiện RAP......................................................42
5.4.

Điều tra khảo sát giá thay thế............................................................42

5.4.1. Mục tiêu và quy mô công việc.......................................................42
5.4.2. Nguyên tắc giá thay thế.................................................................43
5.4.3. Tổ chức và phương pháp luận.......................................................44
5.4.4. Kết quả khảo sát............................................................................45
5.4.5. Kết luận.........................................................................................48
6. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI.................................................................................48

vi


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

6.1.

Các yêu cầu của Ngân hàng Thế giới................................................48

6.2.

Cơ chế giải quyết khiếu nại...............................................................49

7. THIẾT LẬP TỔ CHỨC..............................................................................50
7.1.

Trách nhiệm của chủ dự án...............................................................50

7.2.

Trách nhiệm của các Ủy ban (PC).....................................................50

7.3.

Trách nhiệm của Ban tái định cư.......................................................52

8. GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ........................................................................53
8.1.


Giám sát nội bộ.................................................................................53

8.2.

Giám sát độc lập................................................................................54

9. NGÂN SÁCH VÀ CÁC CHI PHÍ ƯỚC TÍNH...........................................57
9.1.

Nguồn ngân sách cho các hoạt động.................................................57

9.2.

Ước tính chi phí đền bù và hỗ trợ......................................................57

9.2.1. Đền bù theo giá thay thế................................................................57
9.2.2. Ước tính chi phí đền bù.................................................................58
9.2.3. Chi phí hỗ trợ và các khoản chi phí khác.......................................59
9.3.

Chi phí tổ chức thực hiện và chi phí dự phòng..................................60

9.4.

Tổng chi phí......................................................................................60

10.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN......................................................................61


10.1.

Các bước triển khai...........................................................................61

10.2.

Cập nhật RAP...................................................................................65

10.3.

Kế hoạch thực hiện............................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................68
PHỤ LỤC..........................................................................................................69

vii


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 1.1 Tuyến công trình kè Đỉnh Sơn..............................................................6
Bảng 1- 1: Các thông số thiết kế các hạng mục công trình Kè Đỉnh Sơn............7
Bảng 1- 2: Các hạng mục kinh phí......................................................................8
Bảng 2.1 Thống kê các diện tích đất chiếm dụng..............................................15
Bảng 2.2: Thống kê các loại cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng.............................16
Bảng 2.3 Thống kê tỉ lệ mất đất của các hộ BAH..............................................17
Hình 2.1 Biểu đồ tỉ lệ các hộ BAH theo phần trăm mất đất...............................17
Bảng 4.1 Những khác biệt giữa chính sách của Việt Nam về tái định cư và

Chính sách tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới............................................26
Bảng 4.2 Ma trận quyền lợi...............................................................................31
Bảng 8.1 Các chỉ số giám sát nội bộ..................................................................53
Bảng 8.2 Các chỉ số báo cáo giám sát độc lập...................................................56
Bảng 9.1 Tổng hợp kinh phí đền bù của tiểu dự án...........................................58
Bảng 9.2 Chi phí hỗ trợ.....................................................................................60
Bảng 10.1 Kế hoạch thực hiện...........................................................................66

viii


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

TÓM TẮT NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI ĐỊNH CƯ
1.
Mục tiêu của Tiểu dự án: Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”, thuộc Hợp phần 4 của Dự án Quản lý Thiên tai VN-Haz/WB5,
được thực hiện nhằm mục tiêu ngăn chặn sạt lở bờ sông, hạn chế thiệt hại do thiên tai;
bảo vệ tính mạng, tài sản cho 6.734 người dân và 2.276,01 ha đất canh tác hàng năm
của nhân dân đang sinh sống trong khu vực xã Đỉnh Sơn; bảo vệ đường Quốc lộ 7 và
một số công trình hạ tầng cơ sở trong khu vực. Đồng thời, tuyến kè cũng sẽ góp phần
cải thiện cảnh quan môi sinh cho khu vực bờ sông Cả, tạo thành một hành lang bảo vệ,
an toàn, môi trường trong sạch, kết hợp phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, văn hóa,
du lịch và tạo đà phát triển kinh tế vùng núi phía Tây Nghệ An.
2.
Phạm vi tác động: Bên cạnh những tác động tích cực về phòng tránh và giảm
thiểu thiên tai, bảo vệ đất đai, tài sản và con người, việc thực hiện xây dựng tuyến kè
Đỉnh Sơn tiềm tàng một số tác động tiêu cực liên quan đến Tái định cư, nảy sinh từ
quá trình chiếm dụng đất phục vụ thi công công trình. Tiểu dự án đòi hỏi thu hồi tổng

cộng 36,858 m2 đất vĩnh viễn và tạm thời, tác động đến 63 hộ gia đình vừa mất đất và
tài sản trên đất, 15 hộ gia đình chỉ ảnh hưởng cây trồng và 01 UBND. Trong đó:
-

Về chiếm dụng vĩnh viễn: tổng diện tích chiếm dụng vĩnh viễn là 23.859 m 2,
trong đó: (i) đất thủy hệ là 21.441 m 2;(ii) đất vườn 1.064 m2 của 43 hộ; (iii) đất
trồng cây hàng năm 1.177 m 2 của 20 hộ; (iv) Đất trồng cây lâu năm 177 m 2 của
01 UBND xã Đỉnh Sơn và 4 hộ ảnh hưởng mất cây trồng.

-

Về chiếm dụng tạm thời: tổng diện tích thu hồi tạm thời là 12.999 m 2, bao gồm:
(i) đất vườn 1301 m2 của 43 hộ; (ii) đất trồng cây hàng năm 1151m 2 của 20 hộ;
(iii) đất trồng cây lâu năm là 10547 m2 01 UBND xã Đỉnh Sơn và 11 hộ ảnh
hưởng mất cây trồng.

-

Về tài sản trên đất: Có 78 hộ mất cây trồng trên đất, bao gồm chủ yếu tre, xoan,
bạch đàn,tram, chuối, ngô lai (trong đó có 15 hộ chỉ mất cây không mất đất)

-

Về công trình công cộng: không có công trình xây dựng trên đất nào bị ảnh
hưởng.

-

Không có hộ nào bị ảnh hưởng đến nhà cửa hay phải di dời đi nơi khác,


-

Có 02 hộ BAH là hộ nghèo theo tiêu chí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
cả 02 hộ đều thuộc thôn 32 xã Đỉnh Sơn.

-

Có 06 hộ BAH là Phụ nữ làm chủ hộ thuộc thôn 32 và thoon1 xã Đỉnh Sơn.

-

Không có hộ nào BAH nặng (phải di dời hoặc mất trên 20%, hoặc 10% đối với
hộ dễ bị tổn thương, tổng diện tích đất sản xuất).

-

100% những người bị ảnh hưởng bởi Tiểu dự án là người dân tộc Kinh. Trong
phạm vi thực hiện Tiểu dự án không có người dân tộc thiểu số BAH.
ix


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

-

Việc thực hiện TDA không ảnh hưởng đến khu vực thượng lưu và hạ lưu của
sông Cả do công trình kè bảo vệ bờ sông được thiết kế với giải pháp công trình
là làm kè mái nhằm ổn định dòng chủ lưu và thế sông, không tác động đến dòng
chảy và chế độ thủy văn của hệ thống sông Cả.


3.
Các tác động tiêu cực tiềm tàng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể giảm
thiểu. Nhìn chung, khi áp dụng các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thích hợp, các
tác động tiêu cực trở nên không đáng kể so với các tác động tích cực về phòng tránh
thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và người dân khu vực xã Đỉnh
Sơn.
4.
Đặc điểm chính của những người bị ảnh hưởng: 92,3% các hộ bị ảnh hưởng
(72/78) có chủ hộ là nam giới; 7,7% các hộ ảnh hưởng (6/78) có chủ hộ là nữ. Nhóm
chủ hộ nằm trong độ tuổi lao động (20-55 tuổi) chiếm 89,7% (70/78 hộ). Tất cả các hộ
BAH đều có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.
5.
Thu nhập bình quân của những hộ BAH dao động trong khoảng 2,5 đến 7,5
triệu đồng/hộ/tháng. Trong đó, số hộ BAH đạt mức thu nhập hàng tháng trong khoảng
2,5 ÷ 4,5 triệu đồng/hộ/tháng là 62 hộ (chiếm 79,5%); các hộ có thu nhập bình quân
hàng tháng từ 4,5 ÷ 6 triệu đồng/nhân khẩu là 10 hộ chiếm 12,8%; và chỉ có 6 hộ đạt
mức thu nhập trên 6 triệu đồng/hộ/tháng chiếm tỷ lệ 7,7%.
6.
Chính sách pháp lý: Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án
được xác định dựa trên các quy định và luật hiện hành của chính phủ Việt Nam và
chính sách của NHTG. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bên vay và NHTG về
các quy định, chính sách, trình tự thì chính sách của NHTG sẽ được áp dụng, phù hợp
với Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, quy định “trong trường hợp điều ước quốc tế về
ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước
quốc tế” (Điều 2, Mục 5).
7.
Quyền lợi của người bị ảnh hưởng: Các quyền lợi cho người BAH từ dự án
được xây dựng và trình bày trong kế hoạch TĐC (chi tiết trình bày trong Bảng Ma trận

Quyền lợi) tương ứng với các ảnh hưởng được xác định trong quá trình điều tra ước
tính thiệt hại và khảo sát kinh tế xã hội. Các quyền lợi này sẽ được cập nhật, khi cần
thiết, sau khi thực hiện kiểm đếm chi tiết và tham vấn với các hộ BAH, để đảm bảo
rằng các thiệt hại sẽ được đền bù thỏa đáng, mức sống của người BAH ít nhất được
phục hồi, hoặc cải thiện.
8.
Phổ biến thông tin, tham vấn cộng đồng và giải quyết khiếu nại: : Trong
quá trình chuẩn bị báo cáo TĐC, Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Nghệ An phối hợp cùng với đơn vị Tư vấn TĐC đã tổ chức các buổi họp
tham vấn cộng đồng, trực tiếp tham vấn các hộ bị ảnh hưởng tại khu vực họ sinh sống.
x


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

Tư vấn đã phổ biến các chính sách của dự án, đồng thời, các phương án lựa chọn về
đền bù, hỗ trợ TĐC và phục hồi thu nhập đã được thảo luận trong quá trình tham vấn
các hộ BAH. Những vấn đề liên quan, các đề xuất của hộ BAH đã được tiếp nhận và
đưa vào kế hoạch TĐC. Cơ chế khiếu nại sẽ được thiết kế để đảm bảo rằng mọi thắc
mắc, khiếu nại của hộ BAH sẽ được giải quyết thỏa đáng và kịp thời. Sau khi bản Dự
thảo Kế hoạch hành động tái định cư hoàn thành, Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp cùng với đơn vị tư vấn đã tiến hành tham
vấn cộng đồng bị ảnh hưởng về các nội dung sẽ thực hiện trong RAP. Người BAH sẽ
được biết về quyền lợi của họ qua thông báo và các văn bản trong quá trình tham vấn,
khảo sát. Các thông tin chính trong bản dự thảo RAP đã được thông báo đến tất cả
người BAH và các đơn vị quan tâm.
9.
Tổ chức thực hiện: Bộ NN&PTNT (MARD) - cơ quan chủ quản và BQLTW
các dự án thủy lợi (CPO) sẽ đảm bảo điều phối cho việc thực hiện RAP. Bộ NN &

PTNT sẽ phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An và chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Nghệ An để đảm bảo rằng việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện đúng
như các quy định trong bản Kế hoạch Hành động Tái định cư này. Hội đồng bồi
thường giải phóng mặt bằng của huyện Anh Sơn sẽ được thành lập với đại diện của
chính quyền địa phương xã Đỉnh Sơn, các đơn vị chức năng của tỉnh Nghệ An và các
hộ BAH để giám sát quá trình thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
phục vụ cho việc xây dựng tuyến kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn. Trong quá
trình thực hiện TĐC, cơ quan giám sát độc lập sẽ giám sát việc thực hiện để đảm bảo
bồi thường, hỗ trợ đúng với RAP đã được duyệt.
10.
Chiến lược đền bù và tái định cư: Không có hộ nào trong vùng TDA bắt buộc
phải di dời đến nơi tái định cư mới vì vậy yêu cầu thực hiện chiến lược tái định cư là
không cần thiết.
11.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Tổng kinh phí ước tính cho việc
đền bù và hỗ trợ Tái định cư của Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn” là 753.674.000 VNĐ, tương đương với USD 35.804 USD bao
gồm (i) kinh phí đền bù: 206.503.000 VNĐ, (ii) kinh phí hỗ trợ: 465.221.000 VNĐ,
(iii) kinh phí tổ thực hiện 13.434.000 VNĐ; và (iv) kinh phí dự phòng: 68.516.000
VNĐ.

xi


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

1. GIỚI THIỆU
1.


Dự án Quản lý Thiên tai VN-Haz/WB5

12.
Mục tiêu của Dự án là Tăng cường khả năng phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ
thiên tai ở các cấp. Củng cố năng lực và thể chế quản lý thiên tai để sẵn sàng ứng phó
với các rủi ro thiên tai, nâng cao khả năng dự báo thời tiết và năng lực cảnh báo sớm
nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai cho các tỉnh được lựa chọn ở Việt
Nam.
13.

Nhiệm vụ của Dự án Quản lý thiên tai
-

Tăng cường khả năng của các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai của quốc gia,
của tỉnh và của địa phương để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro, do
đó giảm tổn thất về người, tài sản và giảm sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế.
Cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm để thu thập, xử lý và phổ
biến thông tin, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể triển khai hành động kịp thời và
hiệu quả hơn, nhằm giảm nhẹ các thiệt hại thiên tai và đáp ứng được các điều kiện thời
tiết một cách thông thường hơn.
Hỗ trợ thực hiện chương trình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình nhằm giảm nhẹ các rủi ro do thiên tai
(lũ, lụt, bão) ở các vùng ưu tiên cao, thông qua việc bố trí các biện pháp công trình
hiệu quả và thông qua các hoạt động can thiệp quy mô nhỏ do các cộng đồng bị tổn
thương nhận thức được và thực hiện.
Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Dự án, quản lý môi trường, xã hội trong
công tác quản lý thiên tai tổng hợp.
14.

Dự án bao gồm các hợp phần sau đây:

 Hợp phần 1: Tăng cường năng lực cho các tổ chức Quản lý rủi ro thiên tai
(“QLRRTT”), hệ thống thông tin và quy hoạch

(a) Tăng cường thể chế QLRRTT: tăng cường năng lực của các tổ chức QLRRTT,
bao gồm: (i) xúc tiến các cuộc họp phối hợp giữa các Bộ, đối thoại chính sách và cơ
chế chia sẻ kiến thức, (ii) thành lập trung tâm quản lý thiên tai tỉnh tại 8 tỉnh Dự án cho
những tỉnh mà các trung tâm theo kiểu này chưa được thành lập và (iii) cung cấp hỗ
trợ kỹ thuật cho các cơ quan nhà nước của Bên vay ở các cấp độ khác nhau.
(b) Cải tiến hệ thống thông tin quản lý rủi ro thiên tai:nâng cao năng lực, hài hòa
hóa, phối hợp và chia sẻ cơ sở dữ liệu và thông tin QLRRTT, bao gồm: (i) cập nhật và
hài hòa hoas các cơ sở dữ liệu QLRRTT hiện hành và hệ thống thông tin, (ii) tiến hành
kiểm kê các hồ chứa quy mô nhỏ và trung bình ở các tỉnh dự án, các tiêu chuẩn an
toàn, hướng dẫn an toàn, và quy trình hoạt động; (iii) triển khai phần mềm cho việc
quản lý các hồ chứa được sử dụng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh và (iv) cung cấp hỗ trợ

1


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

kỹ thuật về việc sử dụng của các cơ sở dữ liệu và phần mềm và thực hiện các hướng
dẫn an toàn.
(c) Hỗ trợ lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai với quy hoạch lưu vực: lồng ghép quản
lý rủi ro thiên tai vào quy hoạch lưu vực gồm: (i) cung cấp hỗ trợ cho việc thu thập dữ
liệu và đánh giá mức độ ảnh hưởng, rủi ro và tính tổn thương ở quy mô lưu vực; (ii) hỗ
trợ xác định khu vực dễ bị tổn thương, và các biện pháp công trình và phi công trình
có thể để giảm thiểu rủi ro thiên tai và (iii) xây dựng năng lực trong việc sử dụng các
mô hình thủy văn và hệ thống thông tin địa lý cho các cán bộ quản lý rủi ro thiên tai tại
cấp tỉnh.

 Hợp phần 2: Tăng cường các Hệ thống Dự báo Thời tiết và Cảnh báo sớm
(a) Hỗ trợ kỹ thuật Phát triển và Thực hiện một Hệ thống Tích hợp Dự báo KTTV
Quốc gia và Cảnh báo Sớm và các Ứng dụng Trực tiếp (End-to-End): cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật đối với thiết kế và các hướng dẫn tổng thể và thực hiện một hệ thống tích hợp
toàn quốc, bao gồm cả việc chuẩn bị kế hoạch thực hiện khí tượng thủy văn ở cấp quốc
gia và khu vực trung tâm và thiết kế của một hệ thống truyền thông toàn quốc, cụ thể
là: (i) phân tích khung thể chế, các yêu cầu năng lực cán bộ và chuẩn bị ý tưởng hoạt
động của các hệ thống cảnh báo sớm và dự báo khí tượng thủy văn; (ii) cung cấp hỗ
trợ kỹ thuật cho việc duy trì và hoạt động của phần cứng và phần mềm dự báo thời tiết
và hệ thống cảnh báo sớm theo các ý niệm hoạt động được triển khai trong khuôn khổ
hạng mục a (i) Phần 2 của dự án; (iii) cung cấp hỗ trợ cho các chi tiết kỹ thuật cho
thiết bị và khả năng hoạt động liên mạng lưới quan trắc và giám sát thực hiện hợp
đồng; (iv) hỗ trợ cho sự phát triểnvà thử nghiệm một mô hình kinh doanh khí tượng
thủy văn bền vững; (v) tăng cường tương tác người dùng, chia sẻ thông tin và dữ liệu
về khí hậu thông qua thành lập một diễn đàn người dùng cấp quốc gia và tổ chức các
khóa học và đào tạo vừa làm vừa học cho các nhà quản lý và (vi) tăng cường các hệ
thống End-to-End thông qua việc đào tạo về cách sử dụng các sản phẩm cảnh báo sớm
cho nhân viên có liên quan và cộng đồng, thành lập ba trung tâm khí tượng thủy văn
vùng, cải thiện sản phẩm và dịch vụ và thông tin liên lạc giữa các dịch vụ khí tượng
thủy văn và người sử dụng, ứng dụng về các công cụ dự báo, triển khai các sản phẩm
phù hợp người sử dụng trong các lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, giao thông vận
tải, năng lượng và quản lý tài nguyên nước.
(b) Tăng cường Mạng lưới Quan trắc và Giám sát KTTV, Phần cứng máy tính và Cơ
sở hạ tầng Thông tin và Công nghệ Thông tin: cung cấp hỗ trợ cho việc thành lập hệ
thống cảnh báo sớm các hiểm họa thiên tai, bao gồm cả việc cung cấp các hỗ trợ cho:
(i) việc cài đặt mạng lưới quan trắc KTTV tự động và hệ thống thông tin liên lạc, và
(ii) các hoạt động xây dựng năng lực có liên quan.

2



Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

(c) Giám sát và Đánh giá: Thiết lập và thực hiện một hệ thống giám sát và đánh giá
cho phần 2 của Dự án.
 Hợp phần 3: Quản lý Rủi ro Thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM)
(a) Tăng cường Thể chế Xã: tăng cường năng lực các bên liên quan cấp xã và các cơ
quan lập kế hoạch và tham gia vào một loạt các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm
cả cung cấp hỗ trợ cho: (i) cải tiến các thủ tục quản lý rủi ro thiên tai và lũ cấp xã; (ii)
xây dựng năng lực cho các nhà lãnh đạo thuộc cơ quan quản lý cộng đồng; (iii) hỗ trợ
phát triển diễn đàn liên xã; (iv) triển khai quy hoạch phục hồi cộng đồng và (v) tăng
cường quan hệ đối tác xã khu vực tư nhân.
(b) Các đầu tư CBDRM: cung cấp hỗ trợ cho các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao
gồm cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện: (i) các biện pháp công trình bao gồm xây
dựng các biện pháp công trình vật lý quy mô nhỏ có khả năng khắc phục thiên tai, như
nhà tránh trú bão đa mục đích hoặc đường sơ tán, và chuẩn bị kế hoạch và thiết kế các
biện pháp phòng chống cũng như kế hoạch vận hành, quản lý và bảo dưỡng của từng
biện pháp công trình và (ii) các biện pháp khác bao gồm tập sơ tán, nâng cao nhận
thức quần chúng, truyền thông và hệ thống cảnh báo sớm, thiết bị liên quan, và hội
thảo có sự tham gia.
 Hợp phần 4: Hỗ trợ Đầu tư Ưu tiên Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai:
15.
Xác định, ưu tiên, và thực hiện các đầu tư QLRRTT chính (các tiểu dự án) trong
bốn lưu vực sông được lựa chọn trong các tỉnh dự án bao gồm phục hồi các đập và hồ
chứa, được lựa chọn để nâng cao tính an toàn, đường và cầu cứu hộ, bảo vệ bờ sông,
cảng tránh trú bão cho tàu thuyền đánh cá.
 Hợp phần 5: Quản lý Dự án
(a) Quản lý dự án: hỗ trợ cho Ban chỉ đạo dự án (PSC), Ban Quản lý Dự án Trung
ương ("CPMO"), Ban Quản lý Dự án của Bộ TN&MT (PMO), Ban Quản lý dự án tỉnh

(PPMU) và các cơ quan thực hiện khác để quản lý, thực hiện và giám sát dự án hiệu
quả.
(b) Giám sát và Đánh giá: hỗ trợ cho việc thành lập và thực hiện hệ thống giám sát
và đánh giá hiệu quả (M&E)
16.

Các tác động của dự án

(a) Các tác động tích cực: Thông qua các hạng mục đầu tư được đề xuất như cải tạo
và nâng cấp các hồ chứa, gia cố các đập, kè sông và các tuyến đê, dự án sẽ mang lại
những lợi ích thiết thực cho quốc gia và cho cộng đồng. Cụ thể là: (i) tăng cường năng
lực quản lý và phòng chống thiên tai cho các cấp, các ngành và cộng đồng; (ii) giảm
rủi ro do mất an toàn các hồ chứa và các tuyến đê; (iii) bảo vệ khoảng 900,000 người
(hơn 210,000 hộ) và 50,000 hecta đất sản xuất không phải chịu lũ lụt và hạn hán hàng
3


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

năm; (iv) giải quyết vấn đề thiếu nước tưới, nước sinh hoạt và cải thiện cuộc sống cho
người dân vùng dự án; (v) cải tạo môi trường sinh thái và giao thông nội vùng, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và tạo cảnh quan môi trường vùng dự án.
(b) Các tác động tiêu cực: Để thực hiện việc nâng cấp và cải tạo các công trình đê,
kè, hồ chứa, đường cứu hộ cứu nạn đã được xây dựng từ lâu và đang xuống cấp
nghiêm trọng, việc thu hồi đất và ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất của các hộ dân thuộc
phạm vi các công trình dự án sẽ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là
nhỏ do việc lựa chọn các công trình và giải pháp thiết kế kỹ thuật thay thế đã tuân thủ
các quy định của dự án nhằm giảm tối đa việc thu hồi đất và tài sản của người dân. Căn
cứ theo kết quả đánh giá sơ bộ (do đội chuẩn bị dự án của Bộ NN&PTNT thực hiện),

ước tính khoảng 3,000 hộ (khoảng 12,900 người) ở khu vực nông thôn sẽ bị ảnh hưởng
bởi các TDA sẽ được thực hiện trong Dự án VN-Haz. Các tác động chủ yếu là thu hồi
đất nông nghiệp, rất ít trường hợp phải tái định cư và bị ảnh hưởng đến kinh doanh do
các tiểu dự án được lựa chọn chỉ khôi phục và nâng cấp các công trình sẵn có đã xuống
cấp.
2.

Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn”

17.
Đoạn sông Cả qua xã Đỉnh Sơn, về mùa kiệt, lưu tốc dòng nước tương đối lớn
và thời gian kéo dài. Mặt khác, địa hình bờ sông đoạn này cong dòng chủ lưu đi sát
vào bờ làm cho cát, cuội, sỏi,… bị rửa trôi tạo thành hàm ếch gây sạt lở bờ sông. Mặt
khác, các thành tạo dọc bờ sông hầu hết là các bồi tích thềm sông, đất có hàm lượng
hạt sét, hạt bột cao, dễ trương nở khi gặp nước. Do sự kết hợp của các điều kiện tự
nhiên này, khu vực bờ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt
là vào mùa lũ, sạt lở gây tổn hại tới đất sản xuất, đất ở và tài sản ven sông, dễ phát sinh
tai nạn gây thiệt hại về người và của. Do đó, việc xây dựng công trình kè bảo vệ đoạn
sông này là rất cần thiết và cấp bách.
18.
Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn” là một
trong bảy (07) Tiểu dự án ưu tiên của tỉnh Nghệ An. Tiểu dự án thuộc Hợp phần 4 - Hỗ
trợ Đầu tư Ưu tiên Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Dự án Quản lý Thiên tai với sự đầu
tư của Ngân hàng Thế giới.
19.

Tiểu dự án được thực hiện nhằm mục tiêu:
-

Phòng, chống sạt lở bờ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn bảo đảm an toàn, ổn

định về tài sản đất đai và tính mạng lâu dài cho dân cư đang sinh sống khu
vực ven sông xã Đỉnh Sơn, góp phần bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở đã
và đang được xây dựng trong khu vực dự án.

-

Tạo cảnh quan môi trường cho khu vực bờ sông Cả, tạo thành một hành
lang bảo vệ, an toàn, môi trường trong sạch, đẹp khu vực bờ sông, kết hợp
4


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch và tạo đà phát triển
kinh tế vùng núi phía tây Nghệ An.
-

Bảo vệ tính mạng, tài sản cho 6,734 người dân và 2,276.01 ha đất tự nhiên,
bảo vệ đường 7 và một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác của xã Đỉnh Sơn khi
mùa mưa bão đến, đảm bảo nhân dân an tâm sản xuất và phát triển kinh tế
cho xã hội, đảm bảo ổn định các hoạt động kinh tế, chính trị xã hội, đạt
được yêu cầu chung của đảng và Nhà nước góp phần phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

20.
Phạm vi công trình: Tuyến công trình kè Đỉnh Sơn có chiều dài L = 1.665 m,
gồm 02 đoạn có điểm đầu tại eo lèn Thượng và điểm cuối tại bờ rào nhà máy đường xã
Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.


5


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn”

Hình GIỚI THIỆU.1 Tuyến công trình kè Đỉnh Sơn
6


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

21.

Các hạng mục công trình:
Bảng 1- : Các thông số thiết kế các hạng mục công trình Kè Đỉnh Sơn

STT
I
1.
2.

Hạng mục công trình

Thiết kế

Tuyến kè
Chiều dài (m)

1.665 (đoạn 1: 536m; đoạn 2: 966m)


Đỉnh kè

Cao trình đỉnh kè +25,0m (riêng đoạn sát đường gia cố
tới cao trình +28,4m
Gồm 1 dầm bêtông cốt thép M200, tiết diện (0,25x0,5)m
Các đoạn từ K0+094,86  K1+167,95; K1+318,42 

3.

Mái kè

K2+369,42 và từ K2+121,82  K2+369,42: Hệ số mái kè
m=1,5, gia cố bằng đá hộc lát khan dày 30cm, dầm bê
tông cốt thép M200 đổ tại chỗ, dưới là lớp dăm lót đá
(2x4) dày 10cm và một lớp vải địa kỹ thuật tiếp giáp với
đất. Các dầm ngang cách nhau 5m tiết diện (0,2x0,4)m,
dầm dọc theo tuyến kè gồm 01 dầm đỉnh tiết diện
(0,25x0,5)m và 01 dầm ở chân mái (tiếp giáp chân kè)
tiết diện (0,25x0,5)m. Dọc tuyến kè cứ 15m làm một
khớp nối bằng bao tải nhựa đường.
Đoạn từ K1+167,95  K1+318,42 hệ số mái m=1,25, gia
cố bằng đá hộc xây khối vữa M100 kích thước
(80x80x30)cm, dầm bê tông cốt thép M200 đổ tại chỗ,
dưới là lớp dăm lót đá (2x4) dày 10cm và một lớp vải địa
kỹ thuật tiếp giáp với đất. Các dầm ngang cách nhau 5m,
tiết diện (0,2x0,4)m, dầm dọc theo tuyến kè gồm 01 dầm
đỉnh tiết diện (0,25x0,5)m và 01 dầm ở chân mái (tiếp
giáp chân kè) tiết diện (0,25x0,5)m. Dọc theo tuyến kè cứ
15m làm một khớp nối bằng bao tải nhựa đường.


4.

Cơ kè

Cao trình cơ kè +20,5m, rộng từ 2 ÷ 8m, kết cấu gồm một
dầm kích thước (bxh)=(0,25x0,5)m bằng bê tông cốt thép
M200 tiếp theo là đá hộc ghép khan dày 30cm, dưới là
lớp đá dăm lót đá (2x4) dày 10cm.

5.

Chân kè

Bằng đá hộc thả rối, phía ngoài bọc rọ thép mạ kẽm, tạo
mái dốc m=2,0

II

Công trình trên tuyến

1.

Bến rửa

Cách 200m dọc tuyến kè bố trí 1 bậc lên xuống, rộng 2m,
kết cấu bằng đá xây vữa M100

2.


Kênh dẫn

Làm mới kênh dẫn cống tiêu tại K0+132,46 mặt cắt hình
7


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”
STT

Hạng mục công trình

Thiết kế
chữ nhật kích thước (bxh)=(0,7x1,2)m kết cấu bằng bê
tông cốt thép mác 200 dày 20cm

III

Đường thi công kết hợp quản lý

1.

Tuyến đường thi công số 1 L = 800m, kết cấu bằng bê tông cốt thép M250 dày 20cm,
(từ quốc lộ 7 đến tuyến bề rộng mặt đường 2,5m
kè)

2.

02 tuyến đường thi công


Gồm: L1 = 61m; L2 = 114m. Mặt đường rộng 3,5m, lót lớp
đá dăm dày 15cm, lớp bê tông M250 dày 20cm

22.
Tổng mức đầu tư: Tổng chi phí Tiểu dự án được ước tính vào khoảng
47,013,910,000 đồng, với các thành phần được tóm tắt trong Bảng 1.2. dưới dây.
Bảng 1- : Các hạng mục kinh phí
STT

Khoản mục kinh phí

I

Chi phí xây dựng

II

Chi phí Quản lý dự án

III

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

IV

Chi phí khác

36.404.011.000

V


Chi phí đền bù GPMB (tạm tính)

1.500.000.000

VI

Chi phí dự phòng

4.273.992.000

640.049.000
3.558.192.000
637.666.000

Tổng cộng

3.

Kinh phí sau thuế (đồng)

47.013.910.000

Các biện pháp thực hiện để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi

23.
Nhằm mục tiêu giảm thiểu đến mức tối đa các tác động của việc thu hồi đất và
tái định cư, giai đoạn đề xuất và thiết kế cơ sở của Tiểu dự án đã thực hiện các biện
pháp:
-


Công trình phần lớn được thiết kế trên nền đất thuộc phạm vi bờ sông, do
đó, diện tích đất chiếm dụng được giảm thiểu. Diện tích chiếm dụng vĩnh
viễn và tạm thời phục vụ xây dựng các hạng mục công trình được tối thiểu
hóa, chủ yếu bao gồm đất vườn và đất nông nghiệp.

-

Trong quá trình thiết kế, Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Nghệ An cùng với đơn vị tư vấn thiết kế đã thực hiện khảo
sát chi tiết tại khu vực Tiểu dự án, tham vấn chính quyền và cộng đồng địa
phương lựa chọn phương án thiết kế và thi công phù hợp, hạn chế tối đa
những ảnh hưởng không đáng có khi thu hồi đất.

8


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

4.

-

Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế sơ bộ, chủ đầu tư kết hợp với đơn vị tư
vấn thiết kế cùng tiếp tục tham vấn địa phương về các phương án thực hiện.
Trên cơ sở đó, điều chỉnh phương án thực hiện phù hợp với điều kiện thực
tế về tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương.

-


Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An
phối hợp với đơn vị tư vấn lập Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP)
cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội của khu vực
cũng như cụ thể của các hộ BAH. Đồng thời, loại diện tích đất bị thu hồi và
các tài sản trên đất bị ảnh hưởng cũng được thống kê chi tiết. Qua đó, các
tác động từ quá trình thu hồi đất khi triển khai Tiểu dự án được đánh giá chi
tiết và sát với thực tế nhằm đề xuất các biện pháp đền bù, hỗ trợ phù hợp,
thoả đáng

-

Các điều chỉnh về thiết kế kỹ thuật cũng như phương án thi công các hạng
mục công trình sẽ tiếp tục được xem xét trong quá trình thực hiện Tiểu dự
án, nhằm hạn chế tối đa diện tích bị thu hồi vĩnh viễn và tạm thời; giảm
thiểu các tác động tiêu cực tới cộng đồng địa phương khu vực thực hiện
Tiểu dự án.

Các mục tiêu của Kế hoạch Hành động Tái định cư

24.
Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) được xây dựng phù hợp với Khung
chính sách Tái định cư của Dự án (CPMO, 2012) nhằm đáp ứng yêu cầu về chính sách
an toàn xã hội của Ngân hàng Thế giới về Tái định cư bắt buộc (OP/BP 4.12) và các
yêu cầu của Chính phủ Việt Nam. Báo cáo RAP có sự liên kết chặt chẽ với các công cụ
an toàn khác của Tiểu dự án, gồm có Khung Quản lý môi trường Xã hội (EMSF) và
Kế hoạch Quản lý môi trường (EMP). Mục tiêu của RAP bao gồm:

25.


-

Giảm thiểu việc thu hồi đất và tái định cư đến mức thấp nhất

-

Thiết lập và thực hiện các hoạt động Tái định cư cùng với các chương trình
phát triển bền vững, trên cơ sở tham vấn với người BAH, tạo cơ hội cho
nhưng người BAH được chia sẻ các loại ích của TDA.

-

Người BAG được hỗ trợ, cùng với những nỗ lực của họ, để cải thiện, hoặc
ít nhất là khôi phục sinh kế và mức sống của họ như trước Tiểu dự án.

-

Đảm bảo thực hiện bồi thường và hỗ trợ cho tất cả những người BAH, bất
kể số lượng hay mức độ bị tác động. Đặc biệt chú ý đến nhu cầu của các
nhóm dễ bị tổn thương.

Các nội dung chính của RAP bao gồm (nhưng không giới hạn):
-

Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tổng quan khu vực thực hiện
Tiểu dự án
9


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh

Sơn, huyện Anh Sơn”
-

Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của các hộ BAH

-

Tổng hợp và phổ biến các thông tin cơ bản về Dự án, Tiểu dự án và những
tác động tiềm tàng với cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thực
hiện dự án.

-

Phổ biến các chính sách Tái định cư của Ngân hàng Thế giới cũng như các
chính sách đền bù, hỗ trợ khi thu hồi đất của Chính phủ Việt Nam.

-

Khảo sát, thống kê và đánh giá tác động của Tiểu dự án lên khu vực thực
hiện dự án, cụ thể là xã Đỉnh Sơn và các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

-

Phổ biến các chính sách thực hiện và thủ tục khi thu hồi đất, chi trả bồi
thường, hỗ trợ và các thủ tục khiếu nại.

-

Tham vấn và ghi nhận những ý kiến, nguyện vọng của chính quyền địa
phương và các hộ gia đình BAH


-

Thành lập một kế hoạch Tái định cư để đảm bảo quyền lợi và sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào các giai đoạn của Tiểu dự án

-

Dự trù kinh phí thực hiện Tái định cư, bao gồm kinh phí đền bù, các khoản
hỗ trợ, chi phí quản lý và chi phí dự phòng giá phát sinh

-

Xây dựng chương trình giám sát nội bộ và giám sát bên ngoài cho việc thực
hiện Tái định cư

-

Kế hoạch thực hiện và vai trò, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị chức năng
trong quá trình thực hiện Tái định cư.

26.
Ở thời điểm hiện tại, báo cáo RAP của Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua
xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn” được xây dựng dựa trên các cuộc điều tra, khảo sát thực
tế tại địa bàn xã, cũng như từ các ý kiến tham vấn ghi nhận trực tiếp từ các hộ BAH và
chính quyền địa phương. Sau khi Tiểu dự án được chính thức phê duyệt và đi vào thực
hiện, số liệu chi tiết về các diện tích bị thu hồi và tài sản bị thu hồi sẽ được Hội đồng
Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Anh Sơn thống kê và cập nhật lại vào báo cáo.
Đồng thời, giá thay thế cho các tài sản bị ảnh hưởng cũng sẽ được cập nhật sát với giá
thị trường tại thời điểm thu hồi. Qua đó, báo cáo RAP sẽ có chức năng (i) cung cấp cơ

sở dữ liệu về các chính sách và thủ tục cần thực hiện cũng như kinh phí dự tính cho
các đơn vị chức năng thực hiện Tiểu dự án; và (ii) góp phần minh bạch hóa chương
trình Tái định cư của Tiểu dự án, giảm thiểu nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, khiếu nại
của người dân.
2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TIỂU DỰ ÁN
5.

Công tác ước tính thiệt hại

27.
Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An phối
hợp với đơn vị tư vấn Rap đã tiến hành điều tra ước tính thiệt hại (EOL) dựa trên các
10


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”

bản vẽ và báo cáo về thiết kế cơ sở, quy mô, địa điểm công trình và các phương án thi
công đề xuất, kết hợp với điều tra thực địa. Từ đó, ranh giới thu hồi đất vĩnh viễn và
tạm thời được xác định cụ thể.
28.
Đợt 1: Đợt tham vấn và điều tra thông tin RAP lần 1 được Ban Quản lý ngành
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cùng với đơn vị tư vấn Rap thực
hiện vào tháng 8/2013. Đồng thời, kết hợp với các cán bộ chính quyền địa phương xã
Đỉnh Sơn và đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn Tái định cư Vinacontrol đã tổ chức
điều tra chi tiết về:
-

Diện tích bị thu hồi của mỗi hộ BAH


-

Các loại tài sản trên đất bị ảnh hưởng của từng hộ dân

-

Tình hình kinh tế - xã hội của các hộ BAH

29.
Các tài liệu phục vụ công tác khảo sát bao gồm: các bản vẽ thiết kế công trình
(trắc dọc và trắc ngang công trình), bản đồ địa chính xã và thông tin về phương án thi
công do đơn vị tư vấn thiết kế cung cấp.
30.
Đợt 2: Vào trung tuần tháng 9/2013, Ban Quản lý ngành Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Nghệ An phôi hợi với đơn vị tư vấn lập RAP đã thực hiện đợt
tham vấn và khảo sát lần 2. Số liệu thống kê và tính toán của đợt 1 được trình bày chi
tiết trong bản dự thảo RAP và cung cấp đến địa phương. Phạm vi ảnh hưởng của Tiểu
dự án được xác định lại một lần nữa, cập nhật theo thiết kế mới nhất của các hạng mục
công trình. Đồng thời, các ý kiến của người dân về bản dự thảo RAP cũng được ghi
nhận và cập nhật. Chi tiết về nội dung các cuộc tham vấn được trình bày cụ thể trong
chương 7 của báo cáo.
6.

Các tác động của Tiểu dự án

6.1. Tổng hợp các tác động của Tiểu dự án
31.
Quá trình thực hiện Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh Sơn,
huyện Anh Sơn” tiềm tàng một số tác động cả tích cực và tiêu cực đối với khu vực xã

Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
32.
Các tác động tích cực: Việc xây dựng 2 đoạn kè bảo vệ bờ sông với tổng chiều
dài 1,665 m sẽ có tác dụng ngặn chặn hiện tượng xói lở bờ sông, bảo vệ đất đai và các
công trình trên đất, qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo
vệ các khu dân cư, tính mạng, tài sản và đất canh tác hàng năm của nhân dân đang sinh
sống trong khu vực xã Đỉnh Sơn và góp phần bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở trong
khu vực. Đồng thời, toàn bộ hệ thống công trình với các công trình trên kè và các
tuyến đường thi công, vận hành sẽ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, tạo cơ sở
hạ tầng giao thông và sinh hoạt cộng đồng của khu vực xã.
 Hiệu quả kinh tế
11


Kế hoạch Hành động Tái định cư cho Tiểu dự án “Kè bảo vệ sông Cả đoạn qua xã Đỉnh
Sơn, huyện Anh Sơn”
-

Giữ vững, nâng cao ổn định giải đất này, bảo đảm sự an toàn đường Quốc
lộ 7 là tuyến đường huyết mạch nối liền các huyện Con Cuông, Tương
Dương, Kỳ Sơn.

-

Bảo vệ không cho sạt lở thêm, không làm mất diện tích đất canh tác và bảo
đảm an toàn tính mạng và tài sản của các hộ dân sống ven bờ sông.

-

Ngoài ra còn chủ động đề phòng các thiệt hại không thể lường trước khi các

công trình nằm trong khu vực bị phá hoại bởi thiên tai, đồng thời là tác
nhân bình ổn và là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế từng bước cải
thiện, nâng cao đời sông cho người dân.

 Hiệu quả xã hội
-

Đây là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đất đai hai bên bờ sông Cả khá
màu mỡ. Tuy nhiên từ những năm 90, khu vực thượng lưu sông Cả bị xói lở
mạnh, khối lượng sạt ở bình quân năm lấn sâu và đất nền là 20m gây tổn
thất nặng nề về người và tài sản khiến nhiều hộ dân đã phải di dời khu vực
sinh sống. Do đó công trình được xây dựng làm cho nhân dân an tâm sinh
sống và sản xuất.

-

Khi dự án hoàn thành sẽ góp phần cải tạo cảnh quan môi trường. Kinh tế
phát triển, giảm nhẹ thiên tai, đời sống nhân dân ổn định là tiền đề cho việc
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế của huyện Anh Sơn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

33.
Các tác động tiêu cực tiềm tàng: Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên,
việc thực hiện xây dựng các hạng mục công trình có tiềm tàng một số tác động tiêu
cực, nảy sinh từ quá trình thu hồi đất phục vụ thực hiện Tiểu dự án.
34.
Tiểu dự án đòi hỏi thu hồi tổng cộng 36.858 m2 đất các loại, bao gồm: đất thủy
hệ, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất vườn, tác động đến 78 hộ gia
đình và 01 UBND mất đất và tài sản trên đất. Tất cả 78 hộ BAH đều là người dân xã
Đỉnh Sơn, thuộc các thôn 32, 4, 2, 1. Trong số các diện tích thu hồi:

-

Về chiếm dụng vĩnh viễn: tổng diện tích chiếm dụng vĩnh viễn là 23,859 m 2,
trong đó: (i) đất thủy hệ là 21.441 m 2;(ii) đất vườn 1064 m2 của 43 hộ; (iii) đất
trồng cây hàng năm 1177 m2 của 20 hộ; (iv) Đất trồng cây lâu năm 177 m 2 của
01 UBND xã Đỉnh Sơn và 4 hộ ảnh hưởng mất cây trồng.

-

Về chiếm dụng tạm thời: tổng diện tích thu hồi tạm thời là 12.999 m 2, bao
gồm : (i) đất vườn 1301 m2 của 43 hộ; (ii) đất trồng cây hàng năm 1151m 2 của
20 hộ; (iii) đất trồng cây lâu năm là 10547 m 2 01 UBND xã Đỉnh Sơn và 11 hộ
ảnh hưởng mất cây trồng.

12


×