Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đồ án bài toán định lượng trong phần mềm quản lý C

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.87 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------------------

LÊ ĐÌNH TRUYỀN

GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG SẢN
PHẨM TRONG PHẦN MỀM QUẢN LÝ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bình Định, tháng 4 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--------------------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG SẢN
PHẨM TRONG PHẦN MỀM QUẢN LÝ

SVTH: Lê Đình Truyền
MSSV: 1541011013
Lớp: 15410111
GVHD: ThS. Hoàng Thanh Lâm

Bình Định, tháng 4 năm 2017



LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập và rèn luyện tại trường Trường Đại học Quang Trung,
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý Thầy cô
khoa Công nghệ thông tin đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Từ những kết quả đạt được này, em xin
chân thành cám ơn: Quý thầy cô trường Trường Đại học Quang Trung, đã truyền đạt
cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là thầy ThS. Hoàng
Thanh Lâm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Vì thời gian có hạn, cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên không sao tránh
khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô
để em có điều kiện học hỏi và phấn đấu hơn nữa.
Cuối cùng xin chúc quý Thầy cô Trường Đại học Quang Trung lời chúc sức
khỏe, thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.
Bình Định, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Lê Đình Truyền

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Giải thuật chính cho bài toán định lượng sản phẩm
Hình 3.2 Thuật toán thêm mới dữ liệu
Hình 3.3 Thuật toán sửa dữ liệu
Hình 3.4 Thuật toán xóa dữ liệu


Hình 3.5 Thuật toán tìm kiếm dữ liệu
Hình 3.6 Thuật toán in báo cáo, thống kê

Hình 4.1 Quan hệ định lượng với các bảng khác
Hình 4.2 Bảng danh mục Nguyên liệu
Hình 4.3 Bảng danh mục sản phẩm
Hình 4.4 Giao diện đăng nhập
Hình 4.5 Giao diện chính của chương trình
Hình 4.6 Giao diện form Quản lý định lượng sản phẩm
Hình 4.7 Giao diện form theo dõi chi tiết nguyên liệu
Hình 4.8 Giao diện form thống kê doanh thu theo sản phẩm bán được
Hình 4.9 Giao diện form thống kê doanh thu theo hóa đơn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: NGUYENLIEU (Nguyên liệu)
Bảng 2: NHAPNGUYENLIEU (Nhập nguyên liệu)
Bảng 3: TONNGUYENLIEU (Tồn nguyên liệu)
Bảng 4: BANGGIA (Bảng giá)
Bảng 5: SANPHAM (Sản phẩm)
Bảng 6: DINHLUONG (Định lượng)
Bảng 7: BAN (Bàn)
Bảng 8: NHANVIEN (Nhân viên)
Bảng 9: HOADON (Hóa đơn)
Bảng 10: CHITIETHOADON (Chi tiết hóa đơn)

MỞ ĐẦU
Trong thời buổi công nghệ phần mềm đang rất phát triển ở Việt Nam thì việc
phát triển một phần mềm quản lý bán hàng để quản lý các nhà hàng/quán café luôn
là cần thiết. Phần mềm quản lý bán hàng là một trong những công cụ hữu hiệu giúp
cho việc quản lý, kinh doanh nhà hàng/quán café tăng năng suất cao hơn: tiết kiệm
thời gian và chi phí; quản lý hiệu quả các nguồn nhân lực; cải thiện khả năng quản
lý; xử lý một khối lượng dữ liệu lớn; nâng cao hiệu quả kinh doanh.



Trong các nhà hàng/café thì nguyên vật liệu để chế biến thực phẩm là điều
quan trọng nhất và không thể thiếu trong bất cứ trường hợp nào. Người kinh doanh
ngoài việc thống kê lượng hàng nhập vào và bán ra cũng phải trải qua khá nhiều
quy trình từ khâu chế biến này đến khâu khế biến khác để tạo nên một sản phẩm
hoàn hảo đem đến người tiêu dùng.
Một điều đáng quan tâm, vấn đề định lượng nguyên vật liệu cũng là công việc
khá quan trọng xác định mức độ ảnh hưởng đến uy tín của mỗi nhà hàng/café. Làm
thế nào để định lượng nguyên vật liệu chính xác cũng không thể bằng những cách
làm thông thường. Một minh chứng cho thấy, ở nhiều nhà hàng, quán café đang cần
dùng đến chức năng định lượng nguyên vật liệu nhanh chóng và chính xác.
Theo đó, em đã chọn đề tài “Giải quyết bài toán định lượng sản phẩm trong
phần mềm quản lý”, việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có chức năng định
lượng nguyên vật liệu sẽ là một trong những biện pháp đơn giản nhất giúp cho các
nhà hàng, quán café dễ dàng định lượng được nguyên vật liệu cho từng món ăn một
cách chính xác, tiết kiệm và kiểm soát lượng hao hụt nguyên vật liệu.
1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Định lượng nguyên vật liệu chính xác sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý
kho hàng chống thất thoát, chủ động trong công tác nhập hàng và kiểm soát chặt chẽ
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bằng các tính toán thông thường thì sẽ rất khó
khăn và mất thời gian để quản lý tồn kho nguyên vật liệu, do đó cần thiết phải có
một công cụ hỗ trợ công tác này. Sử dụng phần mềm bán hàng có chức năng định
lượng nguyên vật liệu là một trong những phương thức hiệu quả và tiết kiệm giúp
người quản lý kiểm soát hiệu quả các vấn đề trên.
Tuy nhiên, định lượng nguyên vật liệu và quản lý kho nguyên vật liệu là một
nghiệp vụ phức tạp và không phải phần mềm bán hàng nào cũng làm tốt được chức
năng này. Việc sử dụng phần mềm không đảm báo chức năng định lượng nguyên
vật liệu dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc sai lệch số liệu trên phần mềm
và số liệu kho thực tế, ảnh hưởng đến công tác xuất – nhập hàng và bán hàng. Do
đó em đã chọn đề tài này để giải quyết bài toán định lượng sản phẩm trong phần

mềm quản lý.


1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của để tài là để tìm hiểu, xây dựng, hoàn thiện và đưa
vào sử dụng thử nghiệm trong hệ thống quản lý quán cà phê có áp dụng bài toán
định lượng. Đồng thời đơn giản hóa, tối ưu hóa và khắc phục được những hạn chế
thường gặp trong công tác quản lý cũng như định lượng sản phẩm.
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được được xây dựng trong khuôn khổ nghiên cứu phương pháp định
lượng sản phẩm trong phần mềm quản lý tại một nhà hàng/quán café.
Để thực hiện tốt đề tài này trong vòng 08 tuần (kể từ ngày bắt đầu
20/02/2017), em cần nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu về quy trình hoạt động, các công thức chế biến sản phẩm của một nhà hàng/
quán café.
- Tìm hiểu phương pháp định lượng sản phẩm.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tự luận: nghiên cứu thực trạng, đọc các tài liệu, giáo
trình có liên quan tới quy trình quản lý quán cà phê để đưa ra giải pháp xây dựng
phần mềm quản lý quán cà phê, cũng như phương pháp định lượng để chế biến các
sản phẩm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: qua việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình,
rút ra kinh nghiệm xây dựng phần mềm.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lấy ý kiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn,
các giảng viên bộ môn để hoàn thiện về mặt nội dung và hình thức của đồ án.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý thuyết: đề tài nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về bài toán định lượng
sản phẩm trong phần mềm quản lý.
Về mặt thực tiễn: xây dựng một chương trình quản lý có tích hợp định lượng
sản phẩm áp dụng thực tế cho các nhà hàng/quán café kinh doanh vừa và nhỏ.

1.6 CẤU TRÚC ĐỒ ÁN
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, báo cáo gồm các chương: chương 1: tổng quan
đề tài; chương 2: bài toán định lượng sản phẩm trong phần mềm quản lý; chương 3:
giải quyết bài toán; chương 4: xây dựng chương trình và thử nghiệm.


2 CHƯƠNG 2. BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ
Trong những năm trở lại đây, thị trường ngành dịch vụ ăn/uống chứng kiến sự
tăng trưởng mạnh mẽ. Các nhà hàng/café mới cảm giác như mọc lên từng ngày với
đa dạng phong cách Đông, Tây... Tuy nhiên thường vòng đời chỉ kéo dài từ 6 tới 12
tháng do áp lực cạnh tranh rất mạnh. Một trong những nguyên nhân chính là những
khó khăn trong quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu tại khâu chế biến
món ăn, thức uống; chi phí giá vốn… và bài toán đồng bộ đồng dạng trong hoạt
động của chuỗi nhà hàng.
Đối mặt với nhiều cạnh tranh trong ngành như kể trên, trong việc lựa chọn hệ
thống quản lý, những ông chủ, bà chủ cần trang bị cho mình giải pháp phần mềm
thông minh giúp họ giải quyết tốt bài toán quản lý chi phí chế biến món ăn và sự
đồng dạng trong chuỗi. Vì vậy, bên cạnh những yêu cầu chung giống như các hệ
thống bán lẻ khác, mô hình kinh doanh này đòi hỏi hệ thống phần mềm quản lý cửa
hàng cafe, chuỗi nhà hàng phải có chức năng định lượng nguyên vật liệu. Và có thể
nói định lượng nguyên vật liệu là việc hoàn toàn cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến
vấn đề sống – còn của nhà hàng/quán café.
Trong chương này em sẽ trình bày các vấn đề trong các phần mềm quản lý bán
hàng chung, giới thiệu tổng quan bài toán định lượng trong phần mềm quản lý quán
café, một số phần mềm hiện có ở Việt Nam.
2.1 VẤN ĐỀ ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG PHẦN MỀM QUẢN LÝ
Kinh doanh trong ngành ăn uống với một quán café, một cửa hàng ăn nhỏ vài
chục khách mỗi ngày, hay là cả một nhà hàng lớn với vài trăm, ngàn thực khách mỗi
ngày, nếu như áp dụng phương thức quản lý thủ công, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn

như: chuẩn bị nguyên vật liệu hàng ngày, phục vụ khách hàng, kiểm soát nhân viên
bán hàng, kiểm soát hoá đơn… trong đó việc làm sao kiểm soát việc nhập và quản
lý tồn kho nguyên vật liệu một cách hiệu quả là rất quan trọng bởi rủi ro thất thoát
là rất lớn.
Nguyên vật liệu là một trong những thứ khó quản lý nhất trong kinh doanh các
mô hình nhà hàng/quán café. Nếu không biết cách quản lý nguyên vật liệu, sẽ ảnh
hưởng lớn đến hoạt động bán hàng. Cụ thể như, nếu thiếu nguyên vật liệu, sẽ ảnh


hưởng đến hoạt động chế biến món ăn, pha chế đồ uống, dẫn đến không đáp ứng đủ
nhu cầu của khách hàng. Hoặc nguyên liệu vẫn còn, mà vẫn nhập thêm, dẫn đến
thừa, cũng chính là lý do dẫn đến mất mát. Và áp lực về quản lý sẽ ngày càng tăng
khi quy mô và mức độ đầu tư của bạn vào nhà hàng lớn hơn.
Thực hiện dự tính nguyên vật liệu rất có ý nghĩa và là một việc làm cần thiết
với các bếp trưởng. Khi dự trù được số lượng món ăn, mỗi món ăn cần lượng
nguyên vật liệu là bao nhiêu, rồi quy ra số lượng từng loại nguyên vật liệu, nhà
hàng sẽ có kế hoạch rõ ràng cho việc nhập nguyên vật liệu, tránh dẫn đến việc thừa
nguyên vật liệu này, thiếu nguyên vật liệu kia. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên
nghiệp trong công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của bộ
phận nhà bếp.
Định lượng nguyên vật liệu và quản lý kho nguyên vật liệu là một nghiệp vụ
phức tạp và không phải phần mềm bán hàng nào cũng làm tốt được chức năng này.
Việc sử dụng phần mềm không đảm báo chức năng định lượng nguyên vật liệu dễ
dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc sai lệch số liệu trên phần mềm và số liệu
kho thực tế, ảnh hưởng đến công tác xuất – nhập hàng và bán hàng.
2.2 MỘT SỐ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
2.2.1 Những phần mềm có áp dụng định lượng sản phẩm
Hiện tại ở Việt Nam một số phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp chức
năng định lượng sản phẩm nên có giá trị thương mại khá cao. Những phần mềm phổ
biến như sau:

- Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng KiotViet


- Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Sapo

- Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Perfect Sale

2.2.2 Những phần mềm chưa có tính năng định lượng sản phẩm
Tuy nhiên, định lượng nguyên vật liệu và quản lý kho nguyên vật liệu là một
nghiệp vụ phức tạp và không phải phần mềm bán hàng nào cũng làm tốt được chức
năng này. Hoặc là xem nhẹ phần định lượng sản phẩm nên không tích hợp chức
năng định lượng sản phẩm vào phần mềm. Như đã nói ở trên, việc này về lâu dài sẽ
ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng phục vụ món ăn cho khách, dẫn đến tình hình


kinh doanh không phát triển tốt. Những phần mềm sau chưa có tính năng định
lượng sản phẩm nhưng được một số chủ nhà hàng đang sử dụng:
- Phần mềm quản lý Bikasoftv2

- Phần mềm quản lý quán café Vietbill - phanmemtinhtienvietbill.vn

2.3 ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG PHẦN MỀM QUẢN LÝ
2.3.1 Giới thiệu bài toán
Để đáp ứng việc định lượng chính xác nguyên vật liệu trong các nhà
hàng/quán café hiện nay, em đã chọn “Giải quyết bài toán định lượng sản phẩm
trong phần mềm quản lý” với bộ dữ liệu thực của quán café để làm cơ sở dữ liệu
giải quyết bài toán định lượng sản phẩm trong đố án này. Bài toán đặt ra là vấn đề
định lượng sản phẩm phải đồng bộ và có thể thay đổi cho từng loại sản phẩm khi



khách yêu cầu chế biến riêng. Nhưng để tạo ra được một sản phẩm đặc trưng, ngon
và hấp dẫn khách hàng, người quản lý phải kết hợp với bộ phận chế biến để có kết
quả tối ưu và tốt nhất.
Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng có chức năng định lượng sản phẩm,
sẽ giải quyết những vấn đề sau:
- Dễ dàng xác định nguyên vật liệu cần nhập cho mỗi ngày
Phần mềm quản lý bán hàng với chức năng định lượng nguyên vật liệu, giúp
cho các nhà hàng hay quán café dễ dàng định lượng nguyên vật liệu cho mỗi món
ăn một cách chính xác. Từ đó, có thể xác định, ngày hôm sau cần mua những
nguyên vật liệu gì, số lượng bao nhiêu, tránh việc mua thừa hay thiếu quá nhiều.
Theo đó, chủ nhà hàng cũng dễ dàng kiểm tra độ trung thực của người nhân viên đi
mua hàng.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu
Tính năng trừ trực tiếp lượng nguyên vật liệu đã sử dụng trên phần mềm kho,
giúp cập nhật số lượng nguyên vật liệu còn trong kho nhanh và hoàn toàn sát với
thực tế. Nhờ vậy mà nhân viên nhà bếp và người quản lý có thể dễ dàng kiểm tra
được số lượng hàng tồn, để lên kế hoạch cho đợt mua hàng tiếp theo, hoặc phải hủy
những hàng bị hư hỏng, hay hết hạn sử dụng trong quá trình kiểm kho, bảo đảm
chất lượng tươi sống cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm để không làm ảnh hưởng
chất lượng món ăn/đồ uống cũng như đến sức khỏe của thực khách.
- Tránh thất thoát nguyên vật liệu
Nguyên liệu nhập vào cấu thành một phần chi phí của sản phẩm, tuy nhiên khi
không có phương pháp định lượng rõ ràng và theo dõi khoa học, các chủ cửa hàng
không thể quản lý được lượng nguyên liệu có được nhân viên sử dụng trung thực và
hợp lý không.
Việc định lượng nguyên liệu (xác định khối lượng / số lượng của nguyên vật
liệu cấu thành nên mỗi sản phẩm) sẽ giúp các chủ cửa hàng giải quyết bài toán trên.
2.3.2 Dữ liệu bài toán
Như đã nói ở trên, các thông tin được sử dụng trong bài toán định lượng sản
phẩm là:

- Danh sách các sản phẩm.
- Danh sách các nguyên vật liệu.


- Bảng công thức pha chế sản phẩm.
Ví dụ 2.1: Một số công thức pha chế sản phẩm tại các nhà hàng, quán café
+ Để pha chế 8 ly trà sữa ta có bảng định lượng nguyên liệu sau:

+ Để pha chế 1 ly café sữa chua ta có bảng định lượng nguyên liệu sau:

+ Để chế biến món nem rán cá hồi cho 6 người ăn ta có bảng định lượng
nguyên liệu sau:

2.3.3 Các ràng buộc bài toán
- Dữ liệu nhập vào phải rõ ràng, số lượng chính xác.
- Những sản phẩm bán ra phải đảm bảo là định lượng sản phẩm đó tồn tại.
- Kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu khi xóa một định lượng để không ảnh hưởng đến bảng
theo dõi chi tiết nguyên liệu.
3 CHƯƠNG 3. GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN
3.1 GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG PHẦN
MỀM QUẢN LÝ
Định lượng là sự xác định số lượng/khối lượng từng nguyên vật liệu có trong
một sản phẩm hoàn chỉnh mà cửa hàng bán ra, tính năng định lượng sẽ tự động áp
dụng cho bài toán bán hàng với mọi loại sản phẩm.
3.1.1 Xác định nguyên vật liệu cần thiết cho từng sản phẩm
+ Loại nguyên vật liệu cần phải phù hợp với chi phí của món ăn/nước uống.


+ Ghi ra lượng của từng loại nguyên vật liệu và pha chế/chế biến thử để đánh
giá chất lượng cũng như mức độ phù hợp với giá bán.

+ Định mức nguyên vật liệu vẫn có thể được sử dụng ngay cả khi đơn vị số
lượng của một sản phẩm được chế biến và các nguyên vật liệu được tiêu thụ là khác
nhau. (Chẳng hạn khi chế biến 1 đơn vị thành phẩm là 1 ly cà phê sữa – cần nguyên
liệu café bột: 20g, sữa đặt có đường: 10g).
+ Quyết định công thức nguyên vật liệu cuối cùng của từng món ăn và lưu lại
để hướng dẫn cho bếp/pha chế.
3.1.2 Kiểm soát chặt chẽ đầu vào đầu ra của nguyên vật liệu
+ Luôn lưu lại tất cả thông tin của việc mua hàng/nhập kho.
+ Thống kê nguyên vật liệu xuất - nhập - tồn hàng tháng để có kế hoạch đặt
hàng trong tháng phù hợp.
+ Theo dõi sự thay đổi của tồn kho để mua hàng kịp thời đối với những mặt
hàng đang có tồn kho thấp.
3.1.3 Giải quyết bài toán thất thoát nguyên vật liệu và điều chỉnh công thức
pha chế
Kiểm kê kho hàng tuần để so sánh lượng nguyên vật liệu tiêu hao dựa trên
công thức và lượng nguyên vật liệu thật sự tiêu hao để xem xét nhân viên sử dụng
trung thực và hợp lý không. Chẳng hạn, đầu tháng quán café nhập về 5kg bột café
dùng cho việc pha chế café và sữa chua café, tới cuối tháng kiểm kho còn lại 1kg.
Như vây, trong tháng nhân viên đã sử dụng hết 4 kg cho việc pha chế 2 sản phẩm
trên. Giả sử trong tháng đó, quán bán được 100 ly café và 50 ly sữa chua café, chỉ
nhìn vào những số liệu này, sẽ rất khó để người quản lý biết được liệu lượng café có
được sử dụng chính xác và phù hợp không. Nếu định lượng trung bình cần 25g café
cho 1 ly café và 10g cho 1 ly sữa chua café, thì tổng lượng café tiêu thụ trong tháng
sẽ là 100* 25g/ ly café + 50 * 10g/ ly sữa chua café = 3kg. So với số lượng tiêu thụ
4kg của kiểm kho cuối tháng, bạn có thể dễ dàng thấy được lượng nguyên liệu café
đã bị thất thoát 1kg trong tháng.
Quản lý cũng có thể phát hiện ra việc nhân viên đang pha chế/chế biến sản
phẩm không đạt yêu cầu lượng nguyên vật liệu nếu lượng nguyên vật liệu tiêu hao
dựa trên công thức lớn hơn lượng nguyên vật liệu thật sự tiêu hao – trường hợp
ngược lại với việc thất thoát.



3.1.4 Các giải thuật giải quyết bài toán định lượng sản phẩm
3.1.4.1 Giải thuật chính cho bài toán định lượng sản phẩm
Chọn ra một sản phẩm để định lượng từ bảng danh mục Sản phẩm, sau đó
chọn các nguyên liệu phù hợp để chế biến từ bảng danh mục Nguyên liệu, để tiếp
tục phân bổ số lượng nguyên liệu sẽ áp dụng công thức: x Sản phẩm A = y Nguyên
liệu B (trong đó x,y là số lượng phân bổ). Sau khi phân bổ số lượng xong, người
quản lý cần chế biến thử nghiệm sản phẩm đó, nếu chưa phù hợp về chất lượng
cũng như phân bổ chi phí giá bán chưa hợp lý thì cần định lượng lại, ngược lại thì
hoàn thiện công thức để áp dụng cho nhà bếp chế biến.

Hình 3.1 Giải thuật chính cho bài toán định lượng sản phẩm


1

Các thuật toán liên quan đến việc xử lý dữ liệu trong chương trình
3.1.4.1.a) Thuật toán thêm mới dữ liệu

Hình 3.2 Thuật toán thêm mới dữ liệu


3.1.4.1.b) Thuật toán sửa dữ liệu

Hình 3.3 Thuật toán sửa dữ liệu


3.1.4.1.c) Thuật toán xóa dữ liệu


Hình 3.4 Thuật toán xóa dữ liệu


3.1.4.1.d) Thuật toán tìm kiếm dữ liệu

Hình 3.5 Thuật toán tìm kiếm dữ liệu


3.1.4.1.e) Thuật toán in báo cáo, thống kê

Hình 3.6 Thuật toán in báo cáo, thống kê
3.1.5 Công thức định lượng sản phẩm
Chúng ta có thể pha chế sản phẩm theo những cách định lượng sau:
3.1.5.1 Cách pha chế 1
1 sản phẩm A = x1 nguyên liệu B1 + x2 nguyên liệu B2 +…+ xn nguyên liệu Bn
(trong đó x1,x2,… xn: là số lượng)


* Ví dụ 3.1: Công thức pha chế 1 ly café đen
1 ly café đen = 25g café bột + 10g đường
Diễn gải: Để chế biến 1 ly café đen thì cần dùng đến 25g café bột và 10g
đường.
Nhận xét: Khi định lượng dựa trên công thức này thì trọng lượng nguyên liệu
là đơn vị nhỏ, khi tổng kết số liệu tồn cuối tuần, cuối tháng số liệu thu về là một dãy
gồm 4 đến 5 chữ số trở lên (chẳng hạng tuần đó bán được 350 ly café đen vậy là
phải dùng đến 350 x 25 = 8750g bột cà phê; 350 x 10 = 3500g đường) phải qua 1
bước quy đổi về giá trị lớn để dễ quan sát, tính toán (quy đổi ra kg: 8750g = 8,75kg;
3500g = 3,5kg)
* Ví dụ 3.2: Công thức chế biến 1 cuốn nem rán cá hồi


Diễn gải: Để chế biến chế biến 1 cuốn nem rán cá hồi thì cần dùng đến 1 cái
bánh tráng, 25/3g thịt lợn xay, 25/3 thịt cá hồi xay, 1/12 củ cà rốt, 1/6 quả trứng gà,
1/24 củ hành tây, 25/6g mộc nhĩ, 1/4g muối.
Nhật xét: Với cách định lượng như thế này rõ ràng số lượng nguyên liệu là
một só lẻ, nên khó khăn trong cách nhìn trực quan và khó nhớ. Công thức trên chỉ
áp dụng phù hợp cho 1 số sản phẩm.
3.1.5.2 Cách pha chế 2
1 nguyên liệu A = x sản phẩm B
(trong đó, x: là số lượng)
* Ví dụ 3.3: Công thức pha chế 1 ly café đen
1g café bột = 0.04 ly café đen; 1g đường = 0.1 ly café đen
Diễn gải: Với 1g café bột chế biến được 0.04 ly café đen, 1g đường chế biến
được 0.1 ly café đen.


Nhận xét: So với cách 1 thì cách 2 đã đưa về giá trị 1 đơn vị tính cho nguyên
liệu, nhưng lại là số lẻ cho đơn vị sản phẩm, đây rõ ràng là sản phẩm chưa trọn vẹn,
chỉ phù hợp trong tính toán số liệu, nhưng cách nhìn khi chế biến thì không trực
quan. Rõ ràng cách tính này không thực tế không nên áp dụng khi quy đổi 1 đơn vị
số lượng nguyên liệu = 1/x đơn vị sản phẩm. Cả 2 cách trên đều chưa tối ưu.
3.1.5.3 Cách pha chế 3
x sản phẩm A = y nguyên liệu B
(trong đó x, y: là số lượng)
Ví dụ 3.4: Công thức pha chế 1 ly café đen
40 ly café đen = 1kg café bột; 100ly café đen = 1kg đường
Diễn gải: Với 1kg (1000g) café bột chế biến được 40 ly café đen, 1kg (1000g)
đường chế biến được 100 ly café đen.
Nhận xét: như vậy ở đây chúng ta không áp dụng 1 đơn vị sản phẩm = 1/x
nguyên liệu, hay 1 đơn vị nguyên liệu = 1/y sản phẩm. Vậy nên cách này vẫn
thường áp dụng nhiều nhất trong công tác quản lý:

- Bao quát, nhìn trực quan, dễ nhớ công thức định lượng khi chế biến.
- Lên bảng kế hoạch số lượng nguyên liệu cần mua dễ nhìn và rõ ràng hơn.
- Chủ động được số lượng nguyên liệu nhập vào: khi nhập kho, thường nhập với số
lượng nguyên liệu là số chẵn và số lượng lớn để giảm chi phí vận chuyển, nhập kho.
* Kết luận: Công thức pha chế x sản phẩm A = y nguyên liệu B là tối ưu nhất để
áp dụng cho bài toán định lượng sản phẩm.
3.2 XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Bảng 1: NGUYENLIEU (Nguyên liệu)
STT
1
2
3

Tên thuộc tính
MaNL
TenNL
DVT

Kiểu dữ liệu

Ý nghĩa
Mã nguyên liệu – khóa chính
Tên nguyên liệu
Đơn vị tính

int
nvarchar (100)
nvarchar (50)


Bảng 2: NHAPNGUYENLIEU (Nhập nguyên liệu)
STT
1
2
3

Tên thuộc tính
Sophieunhap
MaNL
Ngaynhap

Kiểu dữ liệu
int
int
date

Ý nghĩa
Số phiếu nhập – khóa ngoại
Mã nguyên liệu – khóa ngoại
Ngày nhập


4

Soluongnhap

Decimal (18,4)

Số lượng nhập


Bảng 3: TONNGUYENLIEU (Tồn nguyên liệu)
STT
1
2
3
4
5
6

Tên thuộc tính
MaNL
Ngayton
TonDK
NhapTK
XuatTK
TonCK

Kiểu dữ liệu
int
date
Decimal (18,4)
Decimal (18,4)
Decimal (18,4)
Decimal (18,4)

Ý nghĩa
Mã nguyên liệu – khóa ngoại
Ngày tồn – khóa ngoại
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ

Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ

Bảng 4: BANGGIA (Bảng giá)
STT
Tên thuộc tính
Kiểu dữ liệu
1
Mabg
Int
2
Ngaybg
Date
3
Giavon
real
4
Giaban
real
Bảng 5: SANPHAM (Sản phẩm)

Ý nghĩa
Mã báo giá – khóa chính
Ngày báo giá
Giá vốn
Giá bán

STT
1
2

3
4
5

Ý nghĩa
Mã sản phẩm – khóa chính
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Hình ảnh
Mã báo giá – khóa ngoại

Tên thuộc tính
MaSP
TenSP
DVT
Hinhanh
Mabg

Kiểu dữ liệu
Nvarchar (10)
Nvarchar (50)
nvarchar (10)
Image
int

Bảng 6: DINHLUONG (Định lượng)
STT
1
2
3

4
5

Tên thuộc tính
ID
MaNL
MaSP
SoluongSP
SoluongNL

Kiểu dữ liệu
int
Int
Nvarchar(10)
Decimal (18,4)
Decimal (18,4)

Ý nghĩa
Mã ID – khóa chính
Mã nguyên liệu – khóa ngoại
Mã sản phẩm – khóa ngoại
Số lượng sản phẩm
Số lượng nguyên liệu

Kiểu dữ liệu
Nvarchar (10)
Bit

Ý nghĩa
Mã bàn – khóa chính

Trang thái

Bảng 7: BAN (Bàn)
STT
1
2

Tên thuộc tính
Maban
Trangthai

Bảng 8: NHANVIEN (Nhân viên)
STT
1

Tên thuộc tính
MaNV

Kiểu dữ liệu
Nvarchar(10)

Ý nghĩa
Mã nhân viên – khóa chính


2
3
4
5
6


Hoten
Ngaysinh
CMND
SDT
Diachi

Nvarchar(50)
date
Nvarchar(10)
Nvarchar(12)
Nvarchar(255)

Họ tên nhân viên
Ngày sinh
Chứng minh nhân dân
Số điện thoại
Địa chỉ

Bảng 9: HOADON (Hóa đơn)
STT
1
2
3
4
5

Tên thuộc tính
MaHD
MaNV

GiolapHD
NgaylapHD
Trangthai

Kiểu dữ liệu
Nvarchar(10)
Nvarchar(10)
int
Date
Bit

Ý nghĩa
Mã hóa đơn – khóa chính
Mã nhân viên – khóa ngoại
Giờ lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn
Trạng thái

Bảng 10: CHITIETHOADON (Chi tiết hóa đơn)
STT
1
2
3
4

Tên thuộc tính
MaHD
MaSP
Maban
Soluong


3.2.2 Biểu đồ quan hệ

Kiểu dữ liệu
Nvarchar(10)
Nvarchar(10)
Nvarchar(10)
int

Ý nghĩa
Mã hóa đơn – khóa ngoại
Mã sản phẩm – khóa ngoại
Mã bàn – khóa ngoại
Số lượng


NHAPNGUYENLIEU
Sophieunhap
MaNL
Ngaynhap

NGUYENLIEU
MaNL
TenNL
DVT

Soluongnhap

TONNGUYENLIEU
MaNL

Ngayton
TonDK
NhapTK
XuatTK
TonCK

BANGGIA
Mabg
Ngaybg
Giavon
Giaban

DINHLUONG
ID
MaNL
MaSP
SoluongSP
SoluongNL

NHANVIEN
MaNV
Hoten
Ngaysinh
CMND

SANPHAM

SDT

MaSP

TenSP

CHITIETHOADON

DVT

Diachi

MaHD

Hinhanh

MaSP

Mabg

Maban
Soluong

HOADON
MaHD
MaNV

BAN
Maban

GiolapHD

Trangthai


NgaylapHD
Trangthai

4 CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỬ NGHIỆM
Nội dung chính của chương này: kết quả thử nghiệm của phần mềm quản lý có
tích hợp chức năng định lượng sản phẩm. Dữ liệu để thử nghiệm chạy chương trình
từ dữ liệu thực của quán café để làm cơ sở dữ liệu giải quyết bài toán định lượng
sản phẩm trong phần mềm quản lý.
Phần mềm chạy trên nền của hệ điều hành Windows, sử dụng cơ sở dữ liệu là
Microsoft SQL Server 2008 với giao diện phát triển trên nền công nghệ Microsoft
Visual Studio 2012.


4.1 DỮ LIỆU CHÍNH CHO BÀI TOÁN ĐỊNH LƯỢNG SẢN PHẨM
Bao gồm các dữ liệu tham chiếu quan trọng dùng làm cơ sở chính trong mô
hình bài toán định lượng sản phẩm. Nhóm này bao gồm 2 danh mục chính là
Nguyên liệu và Sản phẩm.

Hình 4.1 Quan hệ Định lượng với các bảng khác
4.1.1 Bảng nguyên liệu
Các thông tin liên quan đến Nguyên liệu bao gồm:
+ Mã nguyên liệu
+ Tên nguyên liệu
+ Đơn vị tính

Hình 4.2 Bảng danh mục Nguyên liệu
4.1.2 Bảng sản phẩm
Các thông tin liên quan đến Sản phẩm bao gồm:
+ Mã sản phẩm
+ Tên sản phẩm

+ Đơn vị tính


×