Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

LUẬN VĂN KẾT CẤU TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.79 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÙI THỊ THU HIỀN

KẾT CẤU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
MIỀN HOANG CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60.22.01.21

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Tiến

TP. HCM, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Hiền

ii




LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình trong thời gian qua. Xin cùng
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, những người
đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa
qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Đại
học Văn Hiến đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời
cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích
tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Bùi Thị Thu Hiền

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................2
CHƯƠNG 1............................................................................................................12
KẾT CẤU TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG.....................12
CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH...........................................................................12
CHƯƠNG 2............................................................................................................38
KẾT CẤU NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TỔ CHỨC.................38

CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT..........................................................................38
CHƯƠNG 3............................................................................................................84
KẾT CẤU NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ TỔ CHỨC..............................................84
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN.........................................................................84
KẾT LUẬN...........................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................113

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước thống nhất, non sông liền một dải.
Cả dân tộc chuyển trạng thái từ thời chiến sang hòa bình. Thời đại mới, cuộc sống
mới. Cả dân tộc bắt tay vào công cuộc hòa giải hòa hợp, thống nhất và xây dựng tổ
quốc. Khó khăn nhọc nhằn dai dẳng nhất không phải là chia tay thói quen kinh tế
thời chiến, mà chính là công cuộc hòa hợp về nhận thức, tư duy gác bỏ hận thù
hướng tới tương lai.
Hiện thực mới, đối tượng văn học cũng mới. Văn học không chỉ kể, tả mà
còn nghiền ngẫm về hiện thực. Đặc biệt từ năm 1986, đất nước ta bước vào công
cuộc đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Văn
nghệ sĩ tự “cởi trói” và được “cởi trói” trong tự do sáng tác. Công cuộc đổi mới như
một luồng gió mới mát lành thổi tràn vào đời sống văn nghệ vốn một thời quan liêu,
bao cấp, tù túng buộc văn nghệ sĩ đứng trước sự lựa chọn: hoặc vẫn tiếp tục sáng tác
như cũ hay đồng hành cùng dân tộc làm cuộc đổi mới?. Trong bài Tổng luận Thế
hệ nhà văn sau năm 1975, họ là ai?, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn đã viết:
“Trong đời sống văn chương, bên cạnh mỹ học thời chiến còn có mỹ học của ngày
thường muôn thuở” [28; 13]. Văn xuôi của nhà văn Sương Nguyệt Minh, trong đó
có tiểu thuyết Miền hoang được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội đầy biến động và
sự vận động tất yếu của văn học trong giai đoạn này.

Chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi
nạn diệt chủng của Pon Pot được sáng tạo và soi chiếu với cái nhìn mới, tư duy mới.
Miền hoang đã cùng với các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh biên giới Tây
Nam và chiến trường K dựng lại những khoảnh khắc ác liệt của cuộc chiến tranh,
người đọc có được những giây phút suy nghĩ, nghiền ngẫm về số phận con người
trong chiến tranh. Chiến tranh không chỉ là cuộc chiến đấu bằng súng đạn mà chiến
tranh còn là cuộc chiến đấu với thú dữ, với cái đói, cái khát… với chính sự “hoang
dã hóa” của bản thân khi họ bị lạc vào thế giới rừng hoang.
Tiểu thuyết Miền hoang với dung lượng hiện thực, tư tưởng và nghệ thuật
sáng tạo, không chỉ góp phần làm phong phú thêm đề tài chiến tranh trong dòng
chảy văn xuôi hiện đại, mà riêng đối với nhà văn Sương Nguyệt Minh, tác phẩm
2


phần nào khẳng định được sự thành công của ông không chỉ ở lĩnh vực truyện ngắn
mà còn đưa ông sang một bước ngoặt sáng tác về thể loại mới, thể loại tiểu thuyết.
Thực hiện đề tài Kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang của Sương
Nguyệt Minh, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết
Miền hoang với cách thể hiện mới lạ, đầy tính hiệu quả của nhà văn Sương Nguyệt
Minh. Qua đó, khẳng định những cách tân nghệ thuật của ông ở thể loại tiểu thuyết,
cũng như những giá trị đóng góp về mặt nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết
Miền hoang khi viết về đề tài chiến tranh nói chung và đề tài chiến tranh biên giới
Tây Nam nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với kinh nghiệm cầm bút lâu năm, Sương Nguyệt Minh đã để lại cho người
đọc nhiều tập truyện ngắn cùng cuốn Miền hoang, tiểu thuyết đầu tay của ông.
Xung quanh những tác phẩm này, có không ít bài viết trên báo, tạp chí, mạng
internet, luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ…những bài viết với nhiều y
kiến đánh giá khác nhau. Điều này, chứng tỏ tác phẩm của nhà văn đã tạo hiệu quả
tốt, được khá nhiều bạn đọc chú y và tìm hiểu.

Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, một số nhà nghiên cứu phê bình đã để
tâm và thậm chí có những bài viết đánh giá cao về giá trị tác phẩm truyện ngắn của
ông. Buổi ra mắt tập truyện ngắn Dị hương đã thành buổi Tọa đàm sôi nổi với
những đánh giá khác nhau. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức khẳng định:
“Sương Nguyệt Minh viết về đàn bà rất hay, và đây là cây bút có mặt trong hàng
ngũ đi tốp đầu hiện nay của văn chương quân đội... Sương Nguyệt Minh không sao
chép lịch sử, mà đã dùng ngôn ngữ hiện đại khiến cho lịch sử nóng bỏng lên, có phi
ly nhưng chấp nhận được bởi sự đan xen giữa cổ điển và hiện đại” [106].
Tập truyện ngắn Dị hương được Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam và gây
được nhiều tiếng vang, được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên tâm đắc với những tìm tòi khám phá cái mới của nhà văn. Sự
khác biệt trong cách viết của Sương Nguyệt Minh được ông nhận xét: “... Người
viết sau không hẳn là cứ phải hay hơn người viết trước, nhưng nhất thiết phải mới,
phải khác. Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này, đã bứt phá để có được một
3


cái mới, đặc biệt thể hiện rõ nhất trong truyện Dị hương. Tác giả đã đặt ra một cái
nhìn mới về lịch sử, một cách để soi chiếu các vấn đề từ lịch sử đến văn học” [106].
Nhà phê bình văn học Văn Giá trong buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn
Dị hương đã khái quát tập truyện bằng các từ “Hoạt - Phiêu - Thõa”. Ông ly giải:
“Hoạt là sự biến chuyển linh hoạt. Phiêu là sự phong phú về chất liệu và Thõa là sự
trẻ trung” [106]. Ý nhà phê bình Văn Giá muốn nhấn mạnh đến chất "trẻ" của Dị
hương và chính người cha tinh thần của tác phẩm thể hiện năng lực trẻ hóa về bút
pháp.
Trong bài phê bình Đọc Dị hương của Sương Nguyệt Minh, Đoàn Ánh
Dương đã khái quát về lao động nghệ thuật tìm tòi cái mới, và sự khác biệt của tác
giả của Dị hương: “Ở trường hợp Sương Nguyệt Minh, từ xuất phát điểm lãng mạn,
với những trang văn giàu chất trữ tình trước kia, ông tìm thấy cái hấp dẫn mình từ
những yếu tố kỳ ảo. Chính kiểu trí tuệ cảm xúc gặp gỡ với cái kỳ ảo đã làm nảy nở

ở Sương Nguyệt Minh vẻ đắm say, ma mị. Có thể nghĩ đến sự “thức dậy” của tư
duy thần thoại trong văn cảnh ấy?” [18]. Đi từ hiện thực qua lãng mạn đến kỳ ảo, là
những bước dài trong sáng tạo văn chương Sương Nguyệt Minh. Ông là người
không chịu cũ, luôn làm mới bản thân mình cả tư duy và thể nghiệm nghệ thuật.
Bên cạnh đó, những tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn được lựa
chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều luận văn… Trong đó, luận văn thạc sĩ của
Giang Thị Hà với đề tài Đặc điểm truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, mã số
60.22.34, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong luận văn, tác giả bài
viết đã khảo sát tất cả các tập truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. Từ đó chỉ ra
những đặc điểm truyện ngắn hình thành nên phong cách viết riêng của nhà văn. Cụ
thể, đề tài đã đi sâu vào khai thác tình huống truyện, các loại kết cấu nhà văn sử
dụng tạo ra những điểm mới thu hút bạn đọc. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra rất
rõ các loại hình nhân vật mà nhà văn thường sử dụng như: kiểu nhân vật phụ nữ có
ngoại hình đẹp, kiểu nhân vật cô đơn, kiểu nhân vật người lính trở về…Đặc biệt, cô
cũng chỉ ra được phong cách riêng của nhà văn khi sử dụng yếu tố kỳ ảo, ngôn ngữ
và giọng điệu trong các tập truyện ngắn. Kiểu nhân vật được kỳ ảo hóa, thậm chí
loài vật cũng được kỳ ảo hóa, không gian bao trùm màu sắc kỳ ảo… Chúng ta cũng

4


sẽ thấy trong tiểu thuyết Miền hoang, đây là một trong những yếu tố được tác giả
vận dụng khá thành công trong tác phẩm của mình.
Trong khi đó, đề tài Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh,
năm 2010. Trần Thị Phương Loan đi sâu vào nghiên cứu những nét chính về cảm
hứng nghệ thuật; thế giới nhân vật và các phương diện nghệ thuật đặc sắc. Bài viết
liên hệ so sánh với các thể loại văn học của các tác giả khác nhau và so sánh với
những tập truyện ngắn của một số nhà văn cùng và khác thời. Từ đó, người viết chỉ
ra được thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng trong các tập truyện ngắn. Cụ
thể trong thế giới xây dựng nhân vật, tác giả bài viết chỉ ra kiểu nhân vật mà nhà

văn vừa có sự kế thừa kiểu nhân vật truyền thống bên cạnh đó là một số kiểu nhân
vật cách tân theo xu hướng của dòng chảy văn học sau đổi mới. Một số kiểu nhân
vật cách tân: nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt, nhân vật huyền thoại, giả lịch sử…
Bài viết còn khảo sát thế giới nghệ thuật trên các phương diện cốt truyện, không
gian thời gian nghệ thuật, giọng điệu…
Ngoài ra còn nhiều luận văn khác như: Sự vận động trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Hồng Gấm, năm 2012, mã số:
60.22.34, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Minh Phượng, năm 2013. Mã
số: 60.22.01.21, Đại học Quy Nhơn. Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn
Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, năm 2015.
Mã số: 60.22.01.21, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Diễn ngôn nữ quyền trong văn
xuôi Sương Nguyệt Minh, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Giàu, năm 2016.
Mã số: 60.22.01.21, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh… Hầu hết các luận
văn đều chỉ ra được những điểm đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật trong các tập
truyện ngắn của tác giả. Bên cạnh đó, các tác phẩm đã khẳng định được sự thành
công của Sương Nguyệt Minh trong lĩnh vực truyện ngắn, góp phần cho sự đổi mới
văn học của nền văn xuôi đương đại.
Sau khi đã trở thành cây bút vững chắc ở thể loại truyện ngắn, nhà văn không
dừng ở đó mà ông tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, thử sức với thể loại tiểu thuyết. Miền
hoang là “đứa con tiểu thuyết đầu tay” của Sương Nguyệt Minh. Ông bắt đầu viết
tiểu thuyết Miền hoang từ ngày 1.5.2013 và hoàn thành ngày 31.8.2014, in xong
5


tháng 10.2014, ra mắt sách vào ngày 17.12.2014. Tiểu thuyết đoạt giải thưởng sách
hay năm 2015 vào ngày 27 tháng 9 năm 2015 do bạn đọc bình chọn. Miền hoang
có thể xem là một trong những tác phẩm gây ra những hiệu ứng khá nhanh về nội
dung cũng như về mặt nghệ thuật với những y kiến tích cực cũng như tiêu cực từ
phía người đọc và nhà nghiên cứu khi mới ra đời.

Trong buổi tọa đàm về tiểu thuyết Miền hoang đã có hơn 120 tác giả văn
chương, nhà báo, sinh viên… đến dự. Các nhà văn nhà thơ như: Nguyễn Khắc
Trường, Văn Giá, Nguyễn Việt Chiến, Văn Chinh, Lê Minh Khuê, Nguyễn Trọng
Tạo, Trần Chiến, Nguyễn Văn Thọ, Văn Công Hùng, Lê Quang Sinh, Nguyễn Thị
Ngọc Hà, Khuất Quang Thụy, Võ Thị Xuân Hà, Vũ Huy Anh, Nguyễn Hữu Quy,
Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Phùng Văn Khai, Nguyễn Xuân Thủy, Đỗ Tiến
Thụy, Vũ Xuân Tửu, Lê Thanh Kỳ, Trần Thanh Cảnh, Lữ Thị Mai... Các nhà phê
bình văn học: Phạm Xuân Nguyên, Văn Giá, Nguyễn Hoàng Đức, Tôn Phương Lan,
Nguyễn Chí Hoan, Mai Anh Tuấn, Bùi Việt Thắng, Hoàng Đăng Khoa, Đoàn Minh
Tâm... Các nhà sử học Vũ Văn Quân - chủ nhiệm Khoa Lịch sử trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, Tiến sĩ sử học Trần Viết Nghĩa, Nguyễn Hoài
Phương, Vũ Minh Nguyệt... cũng tham dự với tư cách là những người làm sử tham
chiếu tiểu thuyết Miền hoang. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khẳng
định: “Miền hoang là cuốn tiểu thuyết được viết tâm huyết, công phu, độc đáo về
cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến ở chiến trường
Campuchia... Một cuộc chiến Miền hoang với cuộc lạc rừng là cuộc chiến giữa văn
minh và bạo tàn, chỉ có cuộc lạc rừng loanh quanh của 4 người mà viết được hơn
600 trang, đọc vẫn bất ngờ, cuốn hút, hấp dẫn” [70; 35]. Nguyễn Văn Thọ: “Tiểu
thuyết Miền hoang có cách thể hiện mới. Sương Nguyệt Minh dùng nhiều ngôi kể,
hệ chiếu, sử dụng cả tư liệu, tài liệu... đây là một nỗ lực rất lớn. Nói như nhà văn
Trần Đăng Khoa thì Miền hoang là tiểu thuyết có tư tưởng, kể bằng những ẩn dụ,
chứ không phải kể chỉ chuyện đánh trận” [70; 35]. Nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng
nhận xét về Miền hoang. Theo ông, sở trường giỏi nhất về truyện ngắn của Sương
Nguyệt Minh lại một lần nữa được thể hiện trong tác phẩm, đặc biệt là các chi tiết.
Chi tiết trong Miền hoang kĩ lưỡng, sắc nét. Và ông cho rằng, với Miền hoang,
Sương Nguyệt Minh thêm một lần nữa khẳng định tên tuổi ở thể loại tiểu thuyết.
6


Nhà phê bình văn học Lã Nguyên đã dành nhiều chữ ca ngợi cách tân tiểu thuyết

của Sương Nguyệt Minh, ông viết: “Miền hoang là tiểu thuyết viết về đề tài chiến
tranh với tất cả sự tàn khốc của nó. Cũng từ chuỗi sự kiện này, độc giả nhận ra cái
“tứ” trung tâm của tác phẩm. Bị “lạc” hiểu theo nghĩa rộng, “lạc đường”, “lạc
hướng”, “lạc loài”, rồi bị bỏ “rơi”, bỏ “quên” là cái “tứ” lớn của thiên tiểu thuyết
nói về thân phận bi hài của con người hiện đại. Cái “tứ” lớn ấy có y nghĩa rộng hơn
rất nhiều so với đề tài của của tác phẩm” [71; 16]. Cũng trong bài viết này, nhà phê
bình văn học Lã Nguyên còn chỉ ra nghệ thuật tổ chức điểm nhìn và chuyển đổi
điểm nhìn trần thuật độc sáng trong tiểu thuyết Miền hoang. Ông nói: “... người kể
chuyện đông hơn các nhân vật truyện kể. Sẽ không tìm thấy trong văn xuôi Việt
Nam hiện nay một cuốn tiểu thuyết thứ hai có hệ thống nhân vật người kể chuyện
được dụng công xây dựng như vậy” [71;16]. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiết viết:
“Theo đánh giá của một số nhà phê bình văn học, sau tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của nhà văn Bảo Ninh (1993) viết về chiến tranh chống Mỹ, tiểu thuyết Mình
và họ (2014) của nhà văn quân đội Nguyễn Bình Phương viết về chiến tranh biên
giới phía Bắc và tiểu thuyết Miền hoang (2014) của nhà văn quân đội Sương
Nguyệt Minh, nền văn học viết về chiến tranh của các nhà văn Việt Nam đã mở
sang những trang mới, vượt lên tầm nhân loại, với cái nhìn khái quát sâu sắc vào
bản thể cốt lõi của mỗi cuộc chiến, vào bản thể đau đớn của mỗi số phận, cùng sự
chiêm nghiệm, day dứt, ám ảnh về nỗi đau “không cần bi tráng” của con người
trong chiến tranh ở nửa sau thế kỷ 20” [16; 6].
Theo như chúng tôi tìm hiểu, ngoài những bài báo, tạp chí đánh giá về Miền
hoang còn có một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết này. Tuy nhiên, hiện nay
chúng tôi mới khảo sát được đề tài Những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Miền
hoang, luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Ngọc Linh, năm 2016, Đại học Sư phạm Hà
Nội. Trong luận văn này, người viết đã chỉ ra được vai trò, vị trí của nhà văn Sương
Nguyệt Minh trong đội ngũ các nhà văn viết về chiến tranh và trong đội ngũ các cây
bút viết về tiểu thuyết đương đại. Ngoài ra, bài viết còn đi sâu vào khai thác những
nét đặc sắc trên các phương diện về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Miền
hoang. So sánh Miền hoang cùng một số thể loại khác của ông, đặc biệt là thể loại
truyện ngắn. Bên cạnh đó, tác giả cũng so sánh với một số tác phẩm viết về chiến

7


tranh cùng và khác thời của các tác giả như: Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Trọng
Oánh, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp… Từ đó thấy được những nét riêng,
những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh ở thể loại
tiểu thuyết.
Vừa mới ra đời chưa lâu, lại là tiểu thuyết chiến tranh biên giới Tây Nam, tiểu
thuyết chứa đầy những trăn trở, suy ngẫm về số phận con người đặc biệt là thân
phận của những người lính trước và sau chiến tranh. Bên cạnh những y kiến cổ vũ,
đánh giá cao tiểu thuyết Miền hoang không tránh khỏi những y kiến trái chiều, thậm
chí lên án gay gắt, phủ nhận giá trị của tác phẩm. Tiêu biểu nhất là y kiến của nhà phê
bình Nguyễn Văn Lưu trong Báo Văn nghệ, Miền hoang - Một quyển sách xấu!, ngày
14/05/2015. Ông cho rằng: “Sự ngạo mạn dẫn dến thiệt thòi cho Sương Nguyệt Minh.
Và Miền hoang tỏ ra quá kém về mọi phương diện” [44; 9]. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Lưu đã lên án và phê phán mọi phương diện kể cả nội dụng và nghệ thuật của tác
phẩm. Theo ông “nhân vật Tùng- chiến sĩ tình nguyện Việt Nam- khi bị thương, rơi vào
tay bọn quân Pon Pot thì hoàn toàn suy sụp, mất hết thần khí, bạc nhược” [44; 9] và
“đặt nhân vật vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, nan giải, sẽ bộc lộ được tận cùng phẩm
chất của nhân vật. Nhân vật Tùng đã bộc lộ phẩm chất bạc nhược, yếu hèn, sợ khó khăn
gian khổ, tham sống sợ chết. Anh ta cuối cùng thoát chết, nhưng không còn là con
người, mà là một con vật, dã nhân, người rừng…Sương Nguyệt Minh đã hóa thân vào
nhân vật Tùng như thế. Làm xiếc trên cây mà non tay thì ngã nhào. Toàn bộ Miền
hoang là một cú ngã như thế” [44; 10]. Sau bài viết của nhà phê bình Nguyễn văn Lưu,
cũng xuất hiện một số bài viết phản hồi y kiến của nhà nghiên cứu. Phải kể đến là bài
viết Nhân cách người Việt từ một cuộc hội thảo Văn học Nghệ thuật (Sức khoẻ và
Đời sống, ngày 17/10/2015) của nhà thơ Văn Công Hùng. Trong bài này, ông đã trích
dẫn một số y kiến của nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu và có những phản bác lại ở từng
nội dung và từng vấn đề cụ thể. Theo Văn Công Hùng “Nguyễn Văn Lưu là ác khi
ông cắt câu nói của nhân vật ra khỏi ngữ cảnh và hành vi của nhân vật ra khỏi chuỗi

hành động. Ông Lưu lên diễn đàn chứng minh tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn
Sương Nguyệt Minh là một cuốn sách “xấu”, bởi nhân vật bảo rằng sẽ tiếp tục
khiêng Lục Thum (ông lớn Campuchia) và có điều kiện trốn mà không trốn, như thế
là phản bội Tổ quốc. Rồi là tục tĩu, dâm loạn. Tiểu thuyết này của nhà văn Sương
8


Nguyệt Minh hiện đang được đánh giá rất cao. Ngay trong hội thảo này, nhà thơ
Inrasara lên phát biểu rằng theo ông thì Miền hoang là một cuốn sách hay hiện nay.
Có một anh lính Việt Nam bị lạc, bị quân Khơ me đỏ bắt. Và bản thân những tên
lính Khơme ấy cũng bị lạc. Và Miền hoang phát triển trên cái nền ấy để nhân cách
từng người thể hiện” và “Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đã cố tình cắt xén để kết
tội đồng nghiệp trước khá đông người dự, có người chưa đọc, trong đó có một thiếu
tướng quân đội, sau đấy vị tướng lên phát biểu nói rằng, ông chưa đọc, nhưng nghe
anh Lưu nói thì ông sẽ phải lưu y. Trong phát biểu của mình, khi nhân vật nói
chuyện với nhau, thì ông Lưu lại kết tội là tác giả tuyên ngôn nghệ thuật. Nhân vật
là cái thằng lính Pôn Pốt áo đen man rợ, vô học, dốt nát, thô lỗ... nói tục là chuyện
đương nhiên. Nhân vật nó nói tục, chửi tục, chứ không phải là... văn tục. Vậy nhưng
ông Lưu cho rằng tác giả viết tục” [33; 80 - 81].
Nhìn chung Miền hoang là một tiểu thuyết công phu, dù tác phẩm có những
tranh cãi nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học tiểu
thuyết đương đại viết về chiến tranh với cách nhìn hoàn toàn mới. Chắc chắn tiểu
thuyết sẽ là một “mảnh đất màu mỡ”, đầy “hứa hẹn” cho những ai có y định đi sâu
vào nghiên cứu tiểu thuyết thời kỳ đương đại đặc biệt là tiểu thuyết viết về đề tài
chiến tranh. Trên thực tế, từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay vẫn chưa có một bài
viết hay công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ
thống về Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền hoang. Trên tinh thần tham
khảo và học hỏi y kiến của những người đi trước, với đề tài này chúng tôi muốn đi
sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết những giá trị đặc sắc về kết cấu nghệ
thuật của tác phẩm. Từ đó, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học đương

đại Việt Nam.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu tiểu thuyết Miền hoang, luận văn nhằm khẳng định:
- Vai trò, vị trí, thành tựu của nhà văn Sương Nguyệt Minh bên cạnh những
nhà văn viết về chiến tranh và các nhà văn tiểu thuyết đương đại.
- Tìm hiểu, khám phá có hệ thống những nét đặc sắc về mặt kết cấu của tiểu
thuyết Miền hoang.
9


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích, xác lập đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Miền hoang trên phương
diện Kết cấu nghệ thuật với các vấn đề: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tổ chức nhân
vật, tổ chức không gian nghệ thuật, và thời gian nghệ thuật đa chiều.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát tiểu thuyết Miền hoang của nhà văn Sương Nguyệt Minh,
do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2014.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử – xã hội: Qua việc tìm hiểu về những vấn đề lịch sử xã

hội. Luận văn sẽ chỉ ra những đóng góp về mặt giá trị của nội dung và nghệ thuật
trong tác phẩm Miền hoang.
Phương pháp so sánh: So sánh giúp chúng tôi nhận dạng chỉ ra các điểm giống
và khác giữa các loại kết cấu, không gian - thời gian nghệ thuật tiểu thuyết Miền
hoang với tiểu thuyết đương đại khi đối chiếu với nhau. Luận văn cũng so sánh với
một vài tiểu thuyết hiện đại khác để có cơ sở đánh giá về những đóng góp của nhà

văn qua tác phẩm này.
Phương pháp thống kê: Hệ thống hóa những chi tiết về miêu tả nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu... trong hệ thống kết cấu tiểu thuyết Miền hoang. Sau đó phân loại
cụ thể các kiểu đã thống kê và kết luận từng phương diện nêu trên.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận văn vận dụng phương pháp này làm
căn cứ ly luận để phân tích, chứng minh cụ thể thi pháp tiểu thuyết với các đặc
trưng thể loại của nó, từ đó soi chiếu nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết Miền
hoang.
Ngoài ra, luận văn còn kết hợp với các thao tác: phân tích, tổng hợp, đánh
giá…
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn nhằm khái quát những đặc điểm về tư duy tư tưởng và tư duy nghệ
thuật của tiểu thuyết Miền hoang, đồng thời, chỉ ra những cách tân nghệ thuật của
10


tác giả ở thể loại tiểu thuyết. Từ đó, luận văn hy vọng sẽ mở ra hướng nghiên cứu
toàn diện hơn về phong cách văn xuôi Sương Nguyệt Minh, và khẳng định những
đóng góp của ông cả về tư tưởng, nội dung và nghệ thuật cho nền văn xuôi Việt
Nam đương đại.
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Mục lục tham khảo, Nội dung chính của
luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Kết cấu tiểu thuyết và tiểu thuyết Miền hoang của Sương Nguyệt Minh
Chương 2: Kết cấu nghệ thuật nhìn từ phương diện tổ chức cốt truyện và nhân vật
Chương 3: Kết cấu nghệ thuật nhìn từ phương diện không gian và thời gian

11



CHƯƠNG 1
KẾT CẤU TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT MIỀN HOANG
CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
1.1. Kết cấu tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm kết cấu
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn thiện. Để tác phẩm
hoàn chỉnh nhất, tác giả phải nghĩ ngợi, “bày binh bố trận”: Sự kiện nào xuất hiện
trước, sự kiện nào xuất hiện tiếp theo, và sau cùng là sự kiện nào; có nghĩa là cái gì
kể tả trước, cái gì dành cho đoạn giữa, cái gì để sau cùng. Tình huống nào xuất hiện
đầu tiên, tình huống nào tiếp theo. Nhân vật nào chính, nhân vật nào phụ. Khi nào
thì xuất hiện mâu thuẫn, lúc nào sẽ xung đột, giải quyết mâu thuẫn khi nào sẽ hợp
ly. Chi tiết nào đậm, chi tiết nào thoáng qua. Nếu là tiểu thuyết thì có tổ chức
chương hồi hay không? Tổ chức chương hồi thì có bao nhiêu chương hồi, chương
này dài bao nhiêu trang, chương kia ngắn bao nhiêu từ. Mỗi chương có lời đề từ hay
không? Kể chuyện theo hệ thống, dựng cốt truyện hay cắt dán, phân mảnh... Nhà
văn tổ chức, sắp xếp, bố trí, sử dụng các yếu tố đó thành một chỉnh thể tác phẩm
nghệ thuật của mình gọi là... kết cấu nghệ thuật.
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật
sinh động của tác phẩm... là phương tiện khái quát nghệ thuật” [80; 295]. Để tái tạo
và phản ánh cuộc sống sinh động giàu tính khái quát, nhà văn phải tổ chức lại chất
liệu sống, tước bỏ những cái thừa thãi, rườm rà, tưởng tượng hư cấu thêm những cái
cần có, đặt các yếu tố ấy trong mối liên quan mật thiết tạo thành chỉnh thể nghệ
thuật.
Có một định nghĩa về kết cấu khá ngắn gọn khúc chiết phổ biến hiện nay là:
“Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức là sự
cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu” [6; 715].
Bên cạnh đó “Kết cấu là một phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ
thuật. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: Bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng tác
phẩm, triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp ly hệ thống tính cách: tổ


12


chức điểm nhìn trần thuật của các tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là
một hiện tượng thẩm mỹ” [80; 132].
Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố cơ bản: kết cấu cốt truyện, kết
cấu trần thuật, kết cấu chi tiết, kết cấu ngôn từ, kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện...
Đó chính là các thành phần như: Hệ thống các hình tượng (phân bố các nhân vật);
các sự kiện và hành động tạo nên cốt truyện; cách thức trần thuật, ngôn ngữ... thống
nhất trong tính biện chứng thành kết cấu tác phẩm.
Kết cấu tác phẩm văn học không giống bố cục tác phẩm. Bố cục là cấp độ
thấp, và chỉ là kết cấu về hình thức bề mặt tác phẩm, là sự sắp xếp các phần 1, phần
2, phần 3... phần cuối; các chương 1, chương 2, chương 3... chương cuối; các đoạn,
các trường đoạn... như là sự tổ chức về hình thức tác phẩm. Nhưng thuật ngữ kết
cấu có nội hàm rộng lớn, phức tạp hơn bố cục. Kết cấu không chỉ là tổ chức, sắp
xếp các thành phần tác phẩm, mà còn liên kết bên trong với tác động qua lại của các
yếu tố thuộc hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng tác phẩm, bao gồm cả các
yếu tố của bố cục.
1.1.2. Chức năng kết cấu
Nhà văn sáng tạo luôn muốn truyền đạt, gửi gắm một thông điệp, hay còn gọi
là chủ đề tư tưởng nào đó đến với bạn đọc. Tư tưởng tác phẩm được thể hiện qua
ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật, chi tiết, thời gian và không gian nghệ thuật... và qua
kết cấu tác phẩm.
Có thể khẳng định, kết cấu có chức năng thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Kết cấu càng tốt, càng hợp ly càng làm sáng rõ và chuyển tải được đầy đủ tư tưởng
tác phẩm đến với bạn đọc. Đối với nhà văn, viết về cái gì không quá khó khăn,
nhưng viết như thế nào lại là một thách thức khủng khiếp. Trình độ viết như thế nào
sẽ phản ánh tính nghệ sĩ và tầm vóc nghệ sĩ của tác giả. Tất nhiên viết như thế nào
là viết nội dung, chứ không phải kể nội dung. Kết cấu tác phẩm có chức năng thể
hiện một cách hiệu quả nhất nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Kết cấu có chức năng tổ chức hệ thống nhân vật với những tính cách và cá
tính, các sự kiện trung tâm, lớn nhỏ, các biến cố xã hội và cá nhân, những hình ảnh
nghệ thuật, và các trạng thái cảm xúc... trong mối liên quan chặt chẽ, có ảnh hưởng,
13


tác động lẫn nhau trong nội hàm tác phẩm, làm cho tác phẩm trở thành chỉnh thể
nghệ thuật hoàn thiện, không chia cắt, thêm bớt được. Chẳng hạn, kết cấu của tiểu
thuyết Anna Karenina là một thành công lớn của L.Tolstol. Ông tự hào các vòm đã
được xây dựng thế nào mà không thể nhận ra được bộ đỡ ở đâu. Như vậy, mối liên
hệ của công trình xây dựng không dựa và sườn truyện và những mối quan hệ của
các nhân vật, mà dựa vào mối liên hệ bên trong. Như vậy, việc tổ chức sắp xếp hợp
ly, đúng chỗ trong một tác phẩm sẽ tạo nên hiệu quả nghệ thuật không ngờ. Chỉ
trong một ngày diễn ra bao nhiêu sự kiện, câu chuyện nối tiếp câu chuyện được kể
tả suốt 2/3 tiểu thuyết Tắt đèn, là một chủ y xây dựng kết cấu nghệ thuật của Ngô
Tất Tố “suất sưu” đặt giữa các mối quan hệ qua lại trong Tắt đèn. Chúng ta hình
dung, nếu chị Dậu có đủ tiền nộp “suất sưu” cho chồng thì đã không phải bị bọn
cường hào đến nhà bắt bớ, đã không phải bán con bán chó... Nếu chị có thêm tiền
để nộp “Suất sưu” của người em chồng - đã chết) thì chị đã không uất ức đánh tên
cai lệ và người nhà ly trưởng, rồi bị bắt giam, phải đi làm “vú em” cho cụ cố. Ý
nghĩa tố cáo thực dân - phong kiến sẽ không còn, và tiểu thuyết cũng không thể
triển khai tiếp nếu không để nhân vật chị Dậu phải qua nhiều hoàn cảnh éo le,
nghiệt ngã, qua nhiều sự kiện để đến cuối cùng chị phải... vùng chạy ra ngoài giữa
lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy.
Người sáng tác giỏi bao giờ cũng thành thạo kết cấu, biết xây dựng kết cấu.
Đồng thời sử dụng kết cấu để dẫn dụ, mê hoặc người đọc. Qua đó, tăng cường sức
mạnh nghệ thuật, và tạo tính hiệu quả của tác phẩm văn học.
1.1.3. Các kiểu loại kết cấu
Kết cấu tác phẩm nghệ thuật được thể hiện ở hai cấp độ: Kết cấu văn bản
nghệ thuật và kết cấu hình tượng. Kết cấu bao giờ cũng hàm chứa hai yếu tố cơ bản

là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả gắn kết các yếu
tố hình thức phù hợp nhất để làm phương tiện thể hiện nội dung tác phẩm một cách
tối ưu nhất.
Kết cấu hình tượng bao gồm: Hệ thống hình tượng nhân vật và hệ thống sự
kiện. Hệ thống hình tượng chính là mối quan hệ của các nhân vật mang tính nghệ
thuật. Phổ biến nhất là mối quan hệ đối lập giữa các nhân vật. Từ mâu thuẫn đến
xung đột, các mối quan hệ nhân vật vận động là một hiện thực xã hội, nhà văn nắm
14


bắt và tổ chức các nhân vật đối lập ấy trong tác phẩm của mình: thiện - ác; tốt - xấu;
giai cấp cai trị - giai cấp bị trị... Nhân vật đối lập cả địa vị, đạo đức, tính cách và cá
tính: quân tử - tiểu nhân; trượng phu - hạ tiện; dũng cảm - đớn hèn; chân thành - giả
dối; ngay thẳng - nịnh bợ... Chúng ta không khó gì để tìm thấy hệ thống nhân vật
đối lập trong văn học: Lí Thông - Thạch Sạch; Thúy Kiều – Sở Khanh; Chị Dậu –
Nghị Quế; Mị - Thống ly Pá Tra... Mối quan hệ giữa các nhân vật đối lập thường là
một mất một còn. Trong kết cấu hình tượng còn có quan hệ đối chiếu, tương phản;
quan hệ bổ xung...
Hệ thống sự kiện là những biến đổi, những sự cố, những ảnh hưởng, tác động
đến nhân vật, làm cho nhân vật không thể tĩnh lặng, và cũng làm cho mối quan hệ
giữa các nhân vật biến đổi. Nhân vật gặp gỡ nhau với các cấp độ tư tưởng, tình cảm,
hành động khác nhau chính là sự kiện, là sự cố, là tình huống, để nhân vật gặp gỡ,
bộc lộ tính cách, để va chạm hoặc thân thiết, để yêu thương hoặc thù ghét, để loại
trừ hoặc nắm tay nhau, để hãm hại nhau hoặc giúp đỡ nhau... Nhân vật gặp gỡ trực
tiếp hay gián tiếp thì cũng sinh cảm xúc, tình cảm, sinh ra mối quan hệ mới. Nhưng
nhân vật va chạm, xung đột hay đoàn kết, nhân ái ở đâu, trong tình huống nào, diễn
biến ra sao đều phải tổ chức sắp xếp lại một cách sáng tạo, độc đáo. Điều quan
trọng nhất là phải tổ chức và liên kết các sự kiện ấy từ các câu chuyện thành…
truyện với cốt truyện, và diễn biến cốt truyện: từ thắt nút (mâu thuẫn) - phát triển
đến cao trào (xung đột) rồi mở nút (giải quyết xung đột).

Hệ thống hình tượng nhân vật nổi bật dứt khoát phải có một hệ thống sự kiện
tương ứng, hợp ly, và điều quan trọng, không thể thiếu một trong hai.
Ngoài kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản cũng có vai trò rất quan trọng trong
việc tổ chức tác phẩm, nó làm cho tác phẩm mạch lạc trong một sự thống nhất khó
phá vỡ. Các tác phẩm thuộc chủ nghĩa cổ điển thường có tính quy phạm, các thành
phần miêu tả luôn cân xứng với các đơn vị văn bản. Về tính thể loại thì các tác
phẩm được tiếp nhận nhanh gọn một lần xem, một lần đọc như truyện ngắn, vở
kịch, bài thơ thì sự rõ ràng, chỉnh thể hoàn thiện của kết cấu luôn là yêu cầu đặc biệt
quan trọng. Nhưng “tính không hoàn tất” của kết cấu được sử dụng rất nhiều trong
văn học thế kỷ 19, thế kỷ 20 thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết tự sự cỡ lớn, lại có xu

15


hướng phá vỡ yêu cầu chặt chẽ, tương xứng... để vươn tới tính không xác định và tự
do.
Có một số kiểu loại kết cấu tác phẩm phổ biến trong lịch sử văn học nhân loại,
không còn xa lạ như:
Kết cấu đầu cuối tương ứng, hay còn gọi là kết cấu vòng tròn, được sử dụng
khá phổ biến trong văn học cổ điển. Tác giả bắt đầu câu chuyện ở thì hiện tại,
chuyện dẫn dắt về quá khứ, rồi lại trở về hiện tại bằng cái kết thúc. Thông thường
kiểu kết cấu này lấy chuyện quá khứ làm chủ yếu, làm tâm điểm, chuyện quá khứ
tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của nhân vật. Nhân vật tưởng nhớ quá
khứ và kể lại, tả lại thường là đường đi của chuyện từ hiện tại về quá khứ. Người
đọc bị dẫn dắt đi cùng đường với người kể khiến người đọc tưởng như mình đang
sống cuộc đời nhân vật, can dự vào tâm trạng hành động của nhân vật. Từ đó, hiểu
tính cách, cá tính và hành động của nhân vật, mà tác giả không cần bình luận, thuyết
minh.
Kết cấu tuyến tính là kiểu chuyện kể xảy ra theo dòng chảy thời gian. Chuyện
xảy ra trước thì kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Các tình huống, tình tiết, sự kiện

được sắp xếp và tổ chức đi từ quá khứ xa về quá khứ gần, rồi đến hiện tại.
Kết cấu đối lập bao giờ cũng có hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện
đối lập nhau. Đối lập về tư tưởng, về đạo đức, về hành động. Các nhân vật mâu
thuẫn với nhau dẫn đến xung đột. Bức tranh trắng - đen, tư tưởng chính - tà, đạo
đức tốt - xấu, và địch - ta... luôn rõ ràng. Hai lực lượng này luôn đấu tranh và cuối
cùng cái thiện thắng cái ác. Tư tưởng tác phẩm được thể hiện nổi bật qua so sánh,
đối chiếu giữa hai hệ thống nhân vật tốt - xấu này. Các truyện thơ Nôm của Việt
Nam thường được sáng tác theo kết cấu đối lập. Chẳng hạn như truyện thơ Nôm
Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu với quan niệm “văn dĩ tải đạo”, bàn về đạo
làm người kết cấu theo lối chương hồi. Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài, Vương
Tử Trực, Hớn Minh cương trực, thương người gặp hoạn nạn đối lập với Trịnh Hâm,
Bùi Kiệm lòng dạ hẹp hòi, đố kị, ghen ghét...

16


Kết cấu đảo ngược là kiểu kết cấu tác giả đưa kết truyện lên mở đầu, rồi dẫn
dắt người đọc bằng các sự kiện trở lại tình huống truyện ban đầu, cũng chính là
nguyên nhân xảy ra câu chuyện.
Kết cấu đồng hiện, hay còn gọi là kết cấu đan xen: Các sự kiện, hành động
hiện tại, quá khứ, thậm chí cả tương lai cùng hiện lên một lúc. Kiểu kết cấu này
được sử dụng rất phổ biến trong văn học hiện đại. Có thể kể đến tiểu thuyết Ăn mày
dĩ vãng của Chu Lai, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tiểu thuyết
Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, và tất nhiên là cả tiểu thuyết Miền hoang
của Sương Nguyệt Minh.
Trong văn học hiện đại, kết cấu văn bản luôn được các tác giả quan tâm, thể
hiện ở công phu tổ chức trần thuật để văn bản ngôn từ đạt hiệu quả thẩm mỹ như
mong muốn. Chẳng hạn như:
Kết cấu tâm ly, đây là kiểu kết cấu không dành cho loại truyện có cốt truyện
sự kiện, hành động, mà là đặc thù của loại truyện có cốt truyện tâm ly. Kết cấu tâm

ly xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 20 cũng với sự ra đời của loại truyện tâm ly. Sự
kiện, hành động ít chỉ đóng vai trò gợi cảm cho mạch nước ngầm tâm ly bùng chảy,
còn lại là tâm trạng, cảm nghĩ miên man của nhân vật với những hồi sức sống động,
những liên tưởng mênh mông và những trang độc thoại nội tâm sâu sắc. Tiêu biểu
cho loại kết cấu tâm ly này là các tác phẩm Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan của
Thạch Lam; Giăng sáng và Đời thừa của Nam Cao; Họa mi chim hót của nhà văn
Đỗ Chu…Với nhà văn Sương Nguyệt Minh là các truyện ngắn: Mây bay cuối
đường, Đồi con gái, Đêm Thánh vô cùng, Đi qua đồng chiều…
Kết cấu truyện lồng truyện: đây là kiểu kết cấu hiện đại xuất hiện trong văn
học đầu thế kỷ 20. Hiện nay, các nhà văn sử dụng khá nhiều kiểu kết cấu truyện
lồng truyện trong sáng tác nhằm biểu đạt nhiều chủ đề tư tưởng trong một chủ đề
chung. Kết cấu truyện lồng truyện là kết cấu nhiều tầng, phức tạp, đa thanh, đa
giọng, nhiều truyện trong một câu chuyện lớn bao trùm, hàm chứa như các tác phẩm
Một cái chết, Một đồng bạc của Vũ Trọng Phụng; Mười ba bến nước và Miền
hoang của Sương Nguyệt Minh...

17


1.2. Kết cấu tiểu thuyết và sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn
học Việt Nam sau năm 1975
1.2.1. Kết cấu tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn hư cấu, quy mô hoành tráng. Độ dài
về hình thức vài trăm trang đến hàng ngàn trang. Dung lượng phản ánh của tiểu
thuyết là toàn bộ cuộc sống của một hay nhiều con người, một mặt của xã hội hay
một giai đoạn lịch sử. Tính cách nhân vật trong tiểu thuyết có thể được nhà văn trần
thuật qua quá trình phát triển đến hoàn chỉnh. Nhân vật tiểu thuyết có thể một nhân
vật hoặc hàng trăm nhân vật khác nhau. Tiểu thuyết chứa đựng được nhiều biến cố.
Tiểu thuyết cũng chứa đựng thời gian nghệ thuật nhiều chiều, và không gian nghệ
thuật rộng lớn. Giọng điệu tiểu thuyết đa thanh. Cảm thụ tiểu thuyết là một quá

trình tiếp nhận phải nhiều giờ, lâu dài. Với tính chất vạm vỡ, phức tạp của thể loại,
tiểu thuyết là một thể loại “công nghiệp nặng” chiếm vị trí trung tâm của hệ thống
thể loại văn học từ thời cận đại đến nay.
Chính đặc điểm và tính chất phức tạp, quy mô hoành tráng, dung lượng phản
ánh rộng lớn của tiểu thuyết nên kết cấu cũng vận động, biến đổi phù hợp với thể
loại tiểu thuyết. Chúng ta thường gặp các loại kết cấu tiểu thuyết sau:
Kết cấu chương hồi: Dễ nhận biết kết cấu tiểu thuyết chương hồi là tác phẩm
được chia thành nhiều chương hoặc nhiều hồi. Mỗi hồi chuyển tải một câu chuyện
chính. Tiêu biểu cho loại tiểu thuyết chương hồi đạt thành tựu rực rỡ nhất là tiểu
thuyết Minh – Thanh: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu
mộng... Kết cấu chương hồi thường có cốt truyện chặt chẽ và hệ thống nhân vật rõ
nét về tính cách và cá tính.
Ở Việt Nam, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái được phân chia
thành các chương hồi. Đầu mỗi hồi thường tóm tắt câu chuyện bằng một câu, hoặc
hai câu văn vần rồi mới kể. Cuối mỗi hồi thường có câu nói: “Muốn biết việc sau
thế nào nào, xem hồi sau sẽ rõ”. Chẳng đầu hồi thứ hai có tóm tắt câu chuyện “Lập
Điện đô, bảy quan nhận di chúc. Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương” thì cuối
hồi là câu đầu môi: “Chưa biết Chỉnh tính liệu như thế nào? Hãy xem hồi sau phân
giải”. Trong loại kết cấu tiểu thuyết chương hồi thường dùng các cụm từ “Lại nói...
”, “Lại nói về... ”, “Sách nói rằng... ”. Ví dụ: “Lại nói, khi Thuận Hoá mới vỡ, vua
18


Tây Sơn nhận được thư báo tin thắng trận của Bình”. Thực ra, đó chính là dấu vết
của chuyện kể dân gian để lại trong tiểu thuyết chương hồi.
Sự xuất hiện của tác giả trong tiểu thuyết rất phổ biến. Sau khi kể xong mỗi
tình huống, hay một câu chuyện, một sự kiện thì tác giả thường bình luận. Chẳng
hạn sau khi kể chuyện: Phò Lê đế, đạo Vũ thành lại ra quân. Đốt Trịnh cung, chúa
án đô phải bỏ nước, thì tác giả buông lời bình bằng hai câu: “Âu quen trên biển
chừng không lạ/ Thỏ mắc trong vòng hẳn khó ra”.

Kết cấu chương hồi thường sử dụng trong tiểu thuyết thiên về sự kiện, hành
động có ưu điểm rõ ràng, rành mạch làm cho người đọc dễ tiếp nhận. Câu đầu môi ở
cuối mỗi hồi đã làm tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn, thường làm cho người đọc tò mò,
khám phá theo hết câu chuyện.
Kết cấu phân mảnh, lắp ghép: Kết cấu phân mảnh phù hợp với tiểu thuyết
thiên về thể hiện thế giới nội tâm phức tạp trong xã hội hiện đại ngổn ngang, sống
nhanh, sống mạnh hiện nay. Nhà văn sử dụng không gian và thời gian “phi tuyến
tính”, cốt truyện không xuyên suốt theo trật tự một chiều, mà bị cắt vụn ra từng
mảnh, nhân vật với các mối liên kết rời rạc và lỏng lẻo. Tính chất mù mờ và rối bời
tạo mê cung bí ẩn, rất kén người đọc. Bởi các mảnh truyện có cảm giác như độc lập,
tách rời nhau, như người kể chuyện bỏ lửng từng chuyện nhỏ một cách lạnh lùng.
Với kết cấu phân mảnh, người kể chuyện có thể xới tung, đảo lộn trật tự các câu
chuyện nhỏ, các thành phần trong tác phẩm mà vẫn không ảnh hưởng đến liên kết
văn bản.
Ở Việt Nam, kết cấu phân mảnh, lắp ghép xuất hiện rõ nhất và sớm nhất trong
tiểu thuyết Thiên sứ của nhà văn Phạm Thị Hoài. Tác giả sáng tạo ra 19 mảnh
chuyện là 19 chương tưởng như không ăn nhập vào nhau. Tuy nhiên nhà văn sử
dụng hình thức trần thuật kết cấu phân mảnh, làm chức năng của người kể chuyện
lắp ghép, xâu chuỗi các mảnh truyện vào chỉnh thể tác phẩm.
Tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh chỉ có độ dài 198 trang, và 9
chương. Chương 2 chỉ có độ dài 5 trang, ngắn kỉ lục là chương 9 chỉ có 3 dòng. Mỗi
chương là một mảnh chuyện, lồng trong một truyện ngắn hoàn chỉnh, và được xâu
chuỗi qua nhân vật “bào thai”. Bào thai chưa nhìn thấy ánh sáng mặt trời, nhưng
19


biết mọi thứ trên đời như ông cụ non. Bào thai nghe được mọi âm thanh, đặc biệt là
tiếng người trong bệnh viện phụ sản kể chuyện với nhau. Mọi cảm xúc buồn vui,
trái ngược và đắn đo có quyết định chui ra bụng mẹ hay ở tịt trong đó. Sáng tạo mới
lạ của Tạ Duy Anh là từ 9 mảnh chuyện nhỏ ghép lại thành hai mảnh lớn đối lập với

hai thế giới khác nhau: Một là, thế giới nhỏ bé của bào thai an lành, nâng niu, trìu
mến. Hai là, thế giới rộng lớn ở bên ngoài bụng mẹ với người lạ luôn bất an, bất ổn,
bất trắc, hỗn loạn, đầy đe dọa.
Đại diện của kết cấu phân mảnh, lắp ghép còn có thể kể đến tiểu thuyết Cơ
hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh
Thái, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Miền hoang của Sương Nguyệt
Minh...
Kết cấu liên văn bản: Thuật ngữ Liên văn bản - Intertextuality do Julia
Kristéva đề xuất năm 1967. Nếu văn học hiện đại tập trung vào tâm điểm, thì văn
học hậu hiện đại lại giải trung tâm, mà chủ trương đa tâm điểm. Các nhà tiểu thuyết
không những đào sâu vào hiện thực đời sống đa chiều và thế giới nội tâm phức tạp
của con người. Văn học đôi khi “bất lực” trước hiện thực, mà các môn nghệ thuật
khác lại có ưu thế phản ánh, soi chiếu cuộc sống, khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
trước thực tại quá phức tạp. Các nhà tiểu tuyết không bỏ qua cơ hội tìm kiếm, sử
dụng các văn bản nghệ thuật khác để chở tải hiện thực, thể hiện sâu sắc y tưởng,
thông điệp của người sáng tạo. Các loại hình nghệ thuật, các thể loại văn học, các
diễn ngôn, các kiểu đề từ... đều có thể dung hợp trong một siêu văn bản tiểu thuyết.
Kết cấu liên văn bản ra đời như một tất yếu khách quan do yêu cầu của hiện thực xã
hội và nhu cầu tự đổi mới nghệ thuật của nhà văn.
Hình thức liên văn bản có thể “nhỏ bé”, đơn giản như: có lời đề từ, có trích
dân ca hò vè, có bài hát. Gần đây, khi công nghệ thông tin truyền thông phát triển
thì các nội dung tin nhắn, chát, comment của mạng xã hội cũng được sử dụng như
các văn bản để đưa vào tiểu thuyết (Blogger của Phong Điệp, 3.3.3.9 những mảnh
hồng trần của Đặng Thân, Nháp của Nguyễn Đình Tú... ).
Hình thức liên văn bản rộng lớn, phức tạp, tương tác, dung hợp nhiều thể loại
trong một tiểu thuyết như: Tiểu thuyết liên văn bản với kịch Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương, Tiểu thuyết liên văn bản với thư Cơ hội của Chúa của
20



Nguyễn Việt Hà, tiểu thuyết liên văn bản với thơ, đề từ, phóng sự... Miền hoang
của Sương Nguyệt Minh.
Kết cấu liên văn bản trong tiểu thuyết sẽ phá vỡ tính thống nhất, thuần nhất,
tính hệ thống của cốt truyện. Người kể chuyện đặt trong các văn bản khác nhau ở
một chỉnh thể tiểu thuyết có thể nhiều câu chuyện xa, gần, hiện tại, quá khứ, hoặc
tương lai để truyền đi thông điệp tư tưởng một cách dễ dàng, linh hoạt.
Kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết: Đây là loại văn bản “siêu tiểu thuyết”.
Nhà văn như một gã phù thùy chơi trò “truyện lồng truyện”, với kỹ thuật viết văn
điêu luyện. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một loại kết cấu “tiểu thuyết
lồng tiểu thuyết”. Có một “tiểu thuyết chiến tranh” với nhân vật người lính trước và
trong những hi sinh mất mát, những thử thách khốc liệt trôi miên man trong dòng
ky ức, và các câu tự vấn thời bình được lồng vào một “tiểu thuyết thời hậu chiến”
với nhân vật Kiên mất mát, đổ vỡ, tuyệt vọng của ngày thường. Có thể tìm thấy kiểu
kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết ở Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, Đàn bà xấu
thì không có quà của Y Ban, Phố Tàu của Thuận...
Thực ra, kết cấu tiểu thuyết lồng tiểu thuyết là một dạng thức đặc biệt, siêu
văn bản của kết cấu liên văn bản. Tiểu thuyết ôm chứa, dung hợp, đan xen tiểu
thuyết. Đây là một bước tiến mới của kết cấu tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại.
Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm về các loại kết cấu tiểu thuyết khác như: kết
cấu tâm ly, kết cấu luận đề, kết cấu đa tuyến...
1.2.2. Sự vận động của tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt Nam sau năm
1975
Trước hết là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật: Văn học Việt Nam bước vào
thời kỳ đổi mới, bên cạnh những cách tân mạnh mẽ về mặt nội dung ở các thể loại
thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì sự đổi mới về nghệ thuật cũng không kém phần
quan trọng mặc dù sự cách tân trong nghệ thuật có phần chậm và dè dặt hơn. Các
nhà tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết chiến tranh cũng y thức hơn về việc tìm tòi,
đổi mới sáng tạo về nghệ thuật trong đó có sự đổi mới về kết cấu nghệ thuật bởi từ
trước đến nay những tiểu thuyết viết về chiến tranh gặt hái được thành công không
phải ít. Nên, để thành công buộc những tác phẩm sau đó phải có những đột phá nhất

21


định tạo được sự hấp dẫn, cá tính riêng để thu hút người đọc. Tiểu thuyết không chỉ
kể lại nội dung của cuộc chiến đó diễn ra như thế nào, có nghĩa là câu hỏi viết về cái
gì mà thay vào đó là cách viết như thế nào? Có nghĩa chúng ta đang chạm đến sự
đổi mới về nghệ thuật, sự kế thừa và phát huy về mặt nhân vật, ngôn ngữ, giọng
điệu…
Trước năm 1975, cảm quan sáng tác chủ đạo cuộc đấu tranh thống nhất nước
nhà ở miền Nam và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Phương pháp sáng tác
hiện thực xã hội chủ nghĩa hầu như chi phối trọn vẹn nền văn học. Nhà văn Nguyễn
Minh Châu là một trong những nhà văn có công đầu đổi mới văn nghệ đã nhận ra
văn nghệ một thời khá chính xác: “Bằng các cuốn tiểu thuyết và những tác phẩm
tiêu biểu thuộc nhiều thể loại khác, nền văn học ta suốt gần 40 năm qua đã ghi nhận
được cái điều, giống như cái lưỡi cày khổng lồ, những tư tưởng cách mạng của
Đảng ta đã đào xới xã hội Việt Nam đến tận gốc, để tác động vào đời sống và con
người. Và con đường đi đến hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của
văn xuôi cách mạng là một con đường phải trải qua phấn đấu gian khổ của nhiều
lớp người cầm bút” [15; 337]. Cũng chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đọc “Lời
ai điếu cho một nền văn học minh họa”, ông đã khách quan chỉ ra rằng: “... mấy
chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, quen với công việc
cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn” [14]. Trong khi đó, những
cây bút minh họa “... ca ngợi một chiều thì lại thoải mái, chẳng có gì phải luồn lách,
phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức, sơ lược, nhạt, và càng ngày người
đọc càng thấy nó giả, ca ngợi một chiều sự giả dối không thể nào bào chữa, đắp đậy
nổi, so với cuộc đời thực bên ngoài... Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa
của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh
mất tính tư tưởng" [14]. Văn học chiến tranh nói chung và tiểu thuyết chiến tranh
cũng hòa chung vào âm hưởng ngợi ca, nghệ thuật gần với cổ điển, chủ yếu kể và
tả. Kể một chiến dịch, một trận đánh, kể một nhân vật thời chiến, kể một câu

chuyện chiến tranh... Tuy nhiên, văn học cách mạng nói chung và tiểu thuyết chiến
tranh nói riêng trước năm 1975 cũng làm được một rất lớn là góp phần cổ vũ động
viên cả nước hừng hực y chí chống quân xâm lăng và làm cho ngày thống nhất
nước nhà đến sớm.
22


×