Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thu hoạch môn Tâm lý học xã hội về KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.29 KB, 28 trang )

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC VIÊN QUẤN SỰ
MỞ ĐẦU
Giao tiếp là một phương thức tồn tại của xã hội loài người, là con đường để
mỗi con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Do đó, GIAO TIẾP nói chung
và các KỸ NĂNG GIAO TIẾP nói riêng được sự quan tâm chú ý rất lớn của các
triết gia, các nhà hoạt động chính trị xã hội và đặc biệt là các nhà giáo dục học
và tâm lí học.
Từ thời cổ đại Sôcrate (470-399 TCN), Platon (428-377 TCN) và các nhà
tư tưởng khác đã coi đối thoại như là GIAO TIẾP trí tuệ của những người biết
suy nghĩ nhằm phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân. Như vậy, năng lực
GIAO TIẾP chính là khả năng phản ánh, là năng lực trí tuệ của con người.
Đến thế kỉ XVIII, XIX thì bản chất thực sự của GIAO TIẾP đã được bóc
tách. GIAO TIẾP là sự thể hiện “tính người” tạo ra sự khác biệt giữa người này
với người khác, hoặc theo ngôn từ của nhà triết học Đức Phơ Bách (1804-1872)
“bản chất của con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa
con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự
khác biệt giữa tôi và bạn”
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin coi GIAO TIẾP gắn liền với
lao động, GIAO TIẾP là nhu cầu xã hội của con người. Đến lượt nó GIAO TIẾP
như chiếc “gương soi” để mỗi người tự nhận biết mình và có thái độ phù hợp đối
với người khác. Giao tiếp là tiền đề, là điều kiện để hình thành và phát triển các
mối quan hệ xã hội.
Tuy vấn đề GIAO TIẾP và KỸ NĂNG GIAO TIẾP đã xuất hiện rất sớm
trong quan niệm của các triết gia, các nhà tư tưởng, nhưng mãi đến nửa sau của
thế kỉ XIX mới thực sự trở thành vấn đề được các nhà tâm lí học quan tâm.

1


* Lịch sử nghiên cứu về giao tiếp
Từ cuối thế kỉ XIX cùng với các vấn đề khác của tâm lí học xã hội, GIAO


TIẾP được các nhà tâm lí học phương Tây nhất là ở Mĩ tập trung chú ý nghiên cứu.
Ở Mĩ, trường phái Chicagô gồm các đại biểu như Kazarsfeld, K.Lewin,
Hovland, Lasswell- những nhà sáng lập ra khoa học truyền thông, đã đặc biệt
nhấn mạnh đến vai trò của truyền thông GIAO TIẾP và xem nó không chỉ là sự
truyền đạt thông tin mà còn bao hàm cả quá trình tác động lẫn nhau của nhiều
loại kí hiệu tượng trưng. Họ cho rằng “sự giao tiếp là nền tảng của mọi quan hệ
xã hội, giúp nối kết các cá nhân với nhau và tạo điều kiện cho các sinh hoạt cộng
đồng”. G.Mit (1863-1931) nhà triết học, nhà tâm lí học người Mĩ, một đại diện
của triết học thực dụng đã đưa ra thuyết quan hệ qua lại tượng trưng. (Theo
thuyết này, sự hình thành cái tôi trong con người phản ánh cấu trúc của sự tác
động qua lại của cá thể trong nhóm khác nhau). Ông nhấn mạnh các yếu tố tác
động qua lại lẫn nhau trong GIAO TIẾP, và khẳng định vai trò của GIAO TIẾP
đối với sự tồn tại của loài người trong cộng đồng người.
Trường phái triết học hiện sinh lấy phạm trù tồn tại làm phạm trù trọng
tâm, rất quan tâm đến vấn đề GIAO TIẾP. Một trong những người đứng đầu
phái này là Cac Giaspe (1883-1969), ông là nhà triết học, nhà tâm lí học người
Đức đã đưa ra hẳn một lí thuyết mang tên là “Giao tiếp (thông tin) hiện sinh”.
Thuyết này cho rằng, người ta phải có sự GIAO TIẾP (thông tin) sống động, liên
tục, thường ngày, được thực hiện bằng các cuộc tranh luận tự do về các quan
điểm, lập trường, các vấn đề chính trị xã hội. Cac Giaspe khẳng định: giao tiếp
là điều kiện tổng quát của sự tồn tại của con người. “Giao tiếp hiện sinh là cuộc
trò chuyện giữa vài ba người gần gũi về các vấn đề quan trọng nhất đối với họ,
đó là mối quan hệ giữa hai cá thể gắn bó với nhau, mỗi người vẫn giữ cá tính
riêng, họ đến gặp nhau vì tình cảnh cô đơn, và họ cảm thấy ra được tình cảnh cô
đơn tùy thuộc vào mức độ họ giao tiếp với nhau”.
Một đại diện khác của triết học hiện sinh là Mactin Bulon (1878-1965),
trong tác phẩm “Tôi và bạn” đã đưa ra tư tưởng “tồn tại là đối thoại”. Theo ông,
trong giao tiếp hai người bổ sung cho nhau, thậm chí ông còn gọi cuộc sống của
2



con người là “cuộc sống đối thoại”, nếu thiếu đối thoại và GIAO TIẾP với người
khác, con người không thể tồn tại và phát triển được. Ông xác định cuộc sống
này là “sự tiếp xúc hay đối thoại giữa các nhân cách” và sau đó tư tưởng triết
học này đã trở thành “nguyên tắc đối thoại” trong tư tưởng của ông.
Đi theo tư tưởng của M.Bulon, tồn tại là giao tiếp, các nhà hiện sinh Pháp như
Gien Marosen (1869-1973), J.P.Saclơ (1905-1961) và Mione (1905-1950) đại diện
triết học của chủ nghĩa cá nhân cùng nghiên cứu vấn đề GIAO TIẾP. Mione viết:
“Có thể nói rằng, tôi chỉ tồn tại chừng nào tôi tồn tại cho người khác” và lấy tư
tưởng đó làm xuất phát điểm cho nghiên cứu của mình.
Cùng thời kì này, nhà triết học Nga V.M.Becherev (1857-1927) trong tác
phẩm “Tâm lí học khách quan” (1907); “Phản xạ tập thể” (1921) đã đề cập đến
nhiều vấn đề của giao tiếp. Theo ông, giao tiếp là ảnh hưởng tâm lí qua lại giữa
người này cùng với người kia, nó giữ vai trò cơ chế thực hiện hoạt động cùng
nhau và hình thành nên chủ nghĩa tập thể của hoạt động đó; giao tiếp là điều
kiện thực hiện việc giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ
kia. V.M. Becherev cũng nhấn mạnh vai trò to lớn của giao tiếp đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách và khẳng định việc GIAO TIẾP với những người
khác là “nguồn tư liệu” của bắt chước qua đó mới có nhân cách như một cá thể
xã hội và có sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Trường phái phân tâm học do S.Freud (1856-1939) sáng lập, đề cập đến
vấn đề GIAO TIẾP dưới ảnh hưởng của vô thức, mối liên quan giữa GIAO TIẾP
với giấc mơ và sự tưởng tượng. Thuyết này đã lí giải đến các yếu tố chuyển
giao, ngoại xuất và đồng nhất trong GIAO TIẾP. Trong GIAO TIẾP, có người
phát tín hiệu, có người nhận thông tin từ người kia trên cơ sở hai người muốn
tìm hiểu lẫn nhau, muốn làm theo nhau, và gọi là đồng nhất .
Các nhà tâm lí học Gestalt như M.Wertheimer (1880-1943), V.Kohler
(1887-1967), K.Koffka (1886-1941) cho rằng mọi sự vật hiện tượng tâm lí được
xếp vào một cấu trúc nhất định. Theo cấu trúc đó, sự vật và hiện tượng tâm lí
mang tính trọn vẹn. GIAO TIẾP cũng giống như các quá trình khác, đều tạo nên

những hình ảnh có cấu trúc hoàn chỉnh, mang tính trọn vẹn, “một sự im lặng3


tương tự như chỗ thiếu hụt của đoạn thẳng, có ý nghĩa nhất định trong quan hệ
giữa người và người”. Họ còn cho rằng, cần chia GIAO TIẾP thành các cấu trúc
lớn. Trong cấu trúc GIAO TIẾP có nội dung hoạt động của con người và trong
các quan hệ xã hội nhằm mục đích bảo tồn, phát triển bản thân nhóm, gia đình,
cộng đồng và xã hội .
Tuy nhiên, một tác giả người Pháp là Duyphơren đã phê phán quan điểm
đưa tâm lí nói chung, GIAO TIẾP nói riêng vào khuôn khổ các cấu trúc, các mối
quan hệ. Ông cho rằng như vậy nó chỉ nhìn thấy các quan hệ, các hệ thống, các
cấu trúc mà đánh mất con người. Và khẳng định GIAO TIẾP là đối thoại giữa
hai người. Từ đó Klaus và Kenell nêu lên khái niệm “kết nối” (bonding). Một số
tác giả khác như Bowlly, Spitz và Jixchiacopxcaia nghiên cứu về bệnh “đói giao
tiếp” (hopitalism) ở trẻ nhỏ trên bình diễn lâm sàng và thực nghiệm.
Từ giữa thế kỉ XX, điều khiển học ra đời mở đầu bằng tác phẩm “Điều
khiển học” (1948) của nhà bác học Mĩ N.Vina, sau đó là tác phẩm “Lí thuyết
toán học của quá trình thông tin” (1949) của C.Senen, cùng với sự phát minh về
mối liên hệ ngược của các nhà điều khiển học. Năm 1950, lí thuyết hệ thống ra
đời với công trình: “Phác thảo lí thuyết chung về hệ thống”. Hệ thống được định
nghĩa như là “một tổ hợp các thành tố trong sự quan hệ qua lại với nhau, về bản
chất các mối quan hệ này không phải là các mối quan hệ ngẫu nhiên”. Từ đây,
tâm lí học nói chung, tâm lí học giao tiếp nói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều của
điều khiển học, lí thuyết thông tin, lí thuyết hệ thống mà sau đó các nhà tâm lí
học đã vận dụng vào trong nghiên cứu GIAO TIẾP như là mối liên hệ qua lại
giữa các nhân cách. Còn các công trình nghiên cứu về điều khiển học dựa trên lí
thuyết thông tin của Wiener (1947), Shannon (1947), Laswell (1948),
G.Perdonici (1963), G.Thines (1975), Weaver (1982) đã xây dựng những mô
hình, những sơ đồ điểu khiển có ý nghĩa chủ đạo trong thực hành giao tiếp, đã
nêu lên những chỉ dẫn nhằm tối ưu hoá quá trình GIAO TIẾP trên cơ sở sự hiểu

biết và ảnh hưởng lẫn nhau một cách tốt nhất giữa khách thể và chủ thể.
Nghiên cứu GIAO TIẾP dưới góc độ thường trực xã hội các phương thức
ứng xử phong phú như lời nói, hành vi, cử chỉ (GIAO TIẾP ngôn ngữ và GIAO
4


TIẾP phi ngôn ngữ), các tác giả Ghighione, Beauvois, Trognan (1981-1986),
Mehbarian (1972), Ekman, Friesen (1969), B.Whistell (1970), G.T.Sapir (1929),
Whorrf (1956), Bakar (1978), mong muốn tìm ra phương thức nhằm làm cho
chủ thể và khách thể GIAO TIẾP hiểu nhau một cách tốt nhất và đạt mục tiêu
GIAO TIẾP đặt ra. Ghighione (1981, 1983, 1986) phân tích mối liên hệ giữa chủ
thể GIAO TIẾP và đối tượng xuất phát từ quan hệ chiếm hữu.
P.Oathavut, G.Bivanh và D.Jacson xem xét mối quan hệ GIAO TIẾP qua
lại như là một trong những hành vi có thể, hoặc là các “mã” của hành vi. Các
mối quan hệ GIAO TIẾP qua lại nào đó có ý nghĩa với người khác là các “mã”.
Họ đi đến kết luận rằng nghiên cứu GIAO TIẾP chính là nghiên cứu lôgíc của
các mối quan hệ qua lại đó, hay gọi là “ngữ pháp” của GIAO TIẾP. Như vậy,
GIAO TIẾP như là một tổ hợp hành vi, một quá trình xã hội thường xuyên diễn
ra giữa các con người với nhau, quá trình này thích hợp với nhiều loại hành vi:
hành vi ngôn ngữ, hành vi cử chỉ, hành vi điệu bộ, không gian giữa những người
GIAO TIẾP với nhau, ngữ cảnh xảy ra GIAO TIẾP.
Ngoài ra, một số các tác giả phương Tây khác như: Stecxen (Pháp),
M.Acgain (Anh), E.E.Acqut, Told Thome và Doris Went (Mĩ) cũng có nhiều
công trình khác nhau nghiên cứu về giao tiếp. Bateson, nhà tâm lí học Pháp phân
biệt rõ hai hệ thống GIAO TIẾP là GIAO TIẾP đối xứng và GIAO TIẾP bổ
sung. Theo ông, mọi GIAO TIẾP đều biểu hiện ra ở một trong những phương
thức đó, nó có tính hệ thống khi thiết lập được sự bình đẳng hay tương hỗ, nó có
tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau.
Tóm lại, từ giữa thế kỉ XX đã bắt đầu hình thành một nhánh mới của tâm lí
học đó là khoa học về GIAO TIẾP gắn liền với lịch sử lí thuyết thông tin và điều

khiển học được các nhà tâm lí quan tâm nghiên cứu, đưa vấn đề GIAO TIẾP trở
thành một vấn đề khoa học thực thụ.
Ở Liên Xô (cũ) ngay từ đầu thế kỉ XX các nhà tâm lí học như L.X.Vưgotxki,
X.L.Rubinstein, A.N.Lêonchiev đã xem xét vấn đề GIAO TIẾP dưới góc độ tâm lí
học. Song phải tới những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, GIAO TIẾP mới nổi
lên thành một vấn đề lớn và thu hút nhiều nhà tâm lí học Xô Viết đi sâu nghiên cứu.
5


Trước hết phải kể tới 3 hội nghị tâm lí học về GIAO TIẾP tổ chức tại Lêningrat
(12/1970 và 3/1973), tại Alma Ata (5/1973). Tại ba hội nghị này, các nhà khoa học
đã đề cập tới các vấn đề chính về GIAO TIẾP bao gồm:
- Phương pháp luận và phương hướng nghiên cứu GIAO TIẾP.
- Các phương pháp và công cụ nghiên cứu GIAO TIẾP.
- Cơ chế GIAO TIẾP.
- ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân đối với quá trình GIAO TIẾP.
- GIAO TIẾP và lãnh đạo.
- GIAO TIẾP trong quần chúng.
- Mô hình hoá quá trình GIAO TIẾP.
Trên cơ sở những định hướng này, nhiều công trình khác nhau nghiên cứu
về GIAO TIẾP được công bố. Đáng kể là các tác giả như: A.A.Leonchiev với
các tác phẩm “Tâm lí học giao tiếp” (1974), “Giao tiếp sư phạm” (1979), “Hoạt
động và giao tiếp”. Ia.L.Kolominxki với tác phẩm “Tâm lí học về các mối quan
hệ qua lại trong nhóm nhỏ” (1976); K.K.Platonov với “Vấn đề giao tiếp trong
tâm lí học” (1981); “Về bản chất giao tiếp người” (1973) của Xacopnhin; “Giao
tiếp là vấn đề của tâm lí học đại cương” (1975) của B.Ph.Lomov; “Những quy luật
giao tiếp và tác động tương hỗ giữa con người với con người” trong cuốn Tâm lí
học xã hội của G.M.Anđreeva (1981), cùng nhiều công trình của các khía cạnh
khác nhau như về bản chất, kết cấu và nhiệm vụ của GIAO TIẾP; về mối quan hệ
của GIAO TIẾP với phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng; về sự phối hợp

hoạt động và GIAO TIẾP của con người trong tập thể; về phong cách GIAO TIẾP,
GIAO TIẾP và nhân cách… Vì vậy, có thể nói rằng ở Liên Xô (cũ) vấn đề GIAO
TIẾP đã trở thành một ngành khoa học độc lập, tâm lí học về mối quan hệ giữa
người với người. (Tâm lí học giao tiếp).
Cùng với việc nghiên cứu về GIAO TIẾP các nhà tâm lí học cũng rất chú ý
đến vấn đề KỸ NĂNG GIAO TIẾP. Nhìn một cách tổng quan có thể thấy KỸ
NĂNG GIAO TIẾP được đề cập trên các góc độ sau:
Theo các nhà tâm lí học Liên Xô (trước đây) là: A.A.Bodalev,
V.A.Cancalich, N.V.Cuđơnia, A.N.Leonchiev thì GIAO TIẾP có 3 giai đoạn:
6


+ Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình GIAO TIẾP.
+ Giai đoạn phân tích hệ thống GIAO TIẾP đã được thực hiện.
+ Giai đoạn xây dựng mô hình GIAO TIẾP cho hoạt động tiếp theo.
Dựa vào căn cứ này KỸ NĂNG GIAO TIẾP cũng được chia thành 3 nhóm
chính:
- Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp là khả năng dựa vào sự biểu cảm,
ngữ điệu, thanh điệu của lời nói, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian
GIAO TIẾP mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa
chủ thể và đối tượng GIAO TIẾP.
Thực chất của kỹ năng định hướng GIAO TIẾP là xây dựng mô hình tâm lí
đặc thù của đối tượng GIAO TIẾP, trên cơ sở đó đề ra các hình thức, biện pháp
GIAO TIẾP thích hợp.
Ở nhóm kỹ năng này còn được phân ra các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng đọc được nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói. Nhờ tri giác tinh tế và
nhạy bén của trạng thái tâm lí biểu hiện trên nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu lời nói mà
chủ thể GIAO TIẾP phát hiện được chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng
GIAO TIẾP. Ở đây, ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú, nó thể hiện tính cách, trí
tuệ, tình cảm, ý chí của con người, tính chủ động hay thụ động, tính chân thành

hay giả dối, tính gia trưởng hay hoài nghi đều in dấu trong giọng nói và nhịp
điệu của lời nói. Chẳng hạn, khi vui nhịp nói nhanh; khi buồn giọng trầm, nhịp
chậm; khi xúc động giọng hổn hển, ngắt quãng; khi ra lệnh giọng cương quyết,
sắc gọn… Nét mặt, cử chỉ hành vi biểu hiện về trạng thái cảm xúc như: sợ hãi
mặt tái nhợt, hành động bị gò bó; khi bối rối, xấu hổ mặt đỏ bừng, toát mồ hôi,
lóng ngóng; khi tức giận mắm môi, nắm chặt tay… Tuy nhiên, việc tri giác
những biểu hiện sắc thái biểu cảm bên ngoài là cần thiết song phải biết dựa vào
đó đánh giá đúng nội tâm của đối tượng GIAO TIẾP, đó là:
+ Kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong
của nhân cách.
Sự biểu hiện của trạng thái tâm lí con người qua ngôn ngữ, điệu bộ rất phức
tạp, cùng một trạng thái xúc cảm lại có thể được bộc lộ ra bằng ngôn ngữ và
7


điệu bộ khác nhau, ngược lại sự biểu hiện ra bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài
của các tâm trạng rất khác nhau. Nhưng nhờ có những dấu hiệu biểu hiện chung
nhất về xúc cảm qua các biểu hiện bên ngoài mà người ta vẫn có thể phán đoán
đúng các đặc điểm tâm lí của đối tượng GIAO TIẾP.
- Nhóm kỹ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí trong GIAO TIẾP,
biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể “nghĩ như họ nghĩ, hiểu
như họ hiểu” và biết tạo điều kiện để đối tượng chủ động GIAO TIẾP về mình.
Kỹ năng định vị còn thể hiện ở chỗ biết xác định đúng không gian và thời gian
GIAO TIẾP. Khoảng cách vị trí giữa hai người GIAO TIẾP được xác địng bởi
mục đích, nội dung GIAO TIẾP và nói lên mức độ thân tình giữa họ. Biết chọn
thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc GIAO TIẾP cũng có ý nghĩa rất
quan trọng. Muốn có kỹ năng định vị tốt cần phải có thiện chí, có thái độ chân
thành, có kinh nghiệm, vốn sống phong phú, nhanh trí trong GIAO TIẾP.
- Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình GIAO TIẾP là khả năng biết thu hút
đối tượng, tìm ra đề tài GIAO TIẾP, duy trì nó và xác định được nguyện vọng,

hứng thú của đối tượng GIAO TIẾP, biết làm chủ trạng thái cảm xúc của bản
thân và biết sử dụng phối hợp các phương tiện GIAO TIẾP.
+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biểu hiện ở chỗ, biết
tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng khi cần thiết, điều chỉnh và điều khiển các
diễn biến tâm lí của mình và các phương pháp tiến hành GIAO TIẾP.
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện GIAO TIẾP: Các phương tiện được sử
dụng trong GIAO TIẾP rất đa dạng như phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,
phương tiện vật chất, phi vật chất. Đối với các phương tiện vật chất cụ thể như
những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, danh lam thắng cảm, những kỉ
vật, tặng phẩm… Trẻ em GIAO TIẾP với nhau qua đồ chơi, bánh kẹo mà trong
từng vật thể ấy có sự hội nhập văn hoá, xã hội, trí tuệ, cảm xúc của loài người.
Khi GIAO TIẾP con người chỉ cho nhau biết những giá trị mà loài nghiên cứu
gửi gắm ở trong các vật thể cụ thể ấy, trao đổi với nhau những thông tin, rung
cảm, kinh nghiệm… về vật thể đó, từ đó mà chủ thể và khách thể thực hiện mục
đích, nội dung GIAO TIẾP. Con người còn sử dụng những phương tiện kí hiệu
8


tín hiệu để GIAO TIẾP như: GIAO TIẾP qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt
để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiệu hay giận dữ khó chịu, khoan
dung hài lòng, hiểu biết sâu sắc hay nông cạn hời hợt… biểu hiện rõ nhất ở đôi
mắt, ở nụ cười của đôi môi, cử chỉ bàn tay, đầu. Tư thế đứng, ngồi, đi lại khi
GIAO TIẾP cũng ít nhiều liên quan đến vai trò địa vị của cá nhân trong xã hội.
Đối với phương tiện ngôn ngữ: Một trong những ưu thế của con người so
với con vật là có ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ hai). Ngôn ngữ là sản phẩm
tiến hoá lịch sử của xã hội loài người và trở thành công cụ GIAO TIẾP cơ bản
của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể trao đổi với nhau tất cả những
hiểu biết, tìm cảm, thái độ trong GIAO TIẾP mà mình thấy cần thiết. Trong
GIAO TIẾP, phương tiện đặc trưng nhất là lời nói. Nhiều nhà tâm lí học đã
khẳng định, nếu nội dung của lời nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của nó tác

động mạnh mẽ đến tình cảm của con người. Xukhomlenxki, nhà sư phạm lỗi lạc
Xô Viết đã viết: từ là sự tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có thể mềm mại
như bông hoa đang nở và nước thần, chứa niềm tin và sự đôn hậu…, một từ
thông minh và hiền hoà tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay tàn ác không suy
nghĩ và không lịch sự đem lại sự thiếu tin tưởng, làm giảm sức mạnh của tâm
hồn [(dẫn theo) 2, tr.41]. Vì vậy, việc lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hoá,
có giáo dục là hết sức quan trọng trong GIAO TIẾP. Mặt khác, ngữ điệu phát ra
các từ đó cũng không kém ý nghĩa, thậm chí nó làm tăng hay giảm tính sâu sắc
của từ. Do đó, trong GIAO TIẾP phải biết những từ “đắt”, biết biểu hiện ngữ
điệu, giọng nói dịu dàng, nghiêm khắc, mệnh lệnh hay phẫn nộ phải phù hợp với
những tình huống GIAO TIẾP nhất định. Theo Makarenco thì việc lấy giọng
không chỉ để hát hay, nói hay mà trước hết để diễn đạt một cách chính xác
những ý nghĩ và tình cảm của mình. Vì vậy, việc bồi dưỡng cách nói, cách viết
trong quá trình GIAO TIẾP là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá
trình đào tạo của học viên.
Việc đi sâu phân tích các loại KỸ NĂNG GIAO TIẾP cũng được các tác
giả khác quan tâm nghiên cứu như A.Cubanova, M.Rakhmatulina. Các tác giả
cũng chia quá trình GIAO TIẾP thành 3 nhóm lớn:
9


- Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi GIAO TIẾP.
- Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình GIAO TIẾP.
- Nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình GIAO TIẾP theo các định
hướng giá trị khác.
Theo các tác giả này, các kỹ năng trong các thành phần trên gồm: kỹ năng
nhìn thấy, nghe thấy, tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, kỹ năng tổ chức, điều khiển
quá trình GIAO TIẾP.
V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành của một pha GIAO TIẾP
cho rằng, để có một pha GIAO TIẾP cần có các nhóm các kỹ năng sau:

a.

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong GIAO TIẾP.

b.

Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng GIAO TIẾP.

c.

Kỹ năng biết nghe và lắng nghe trong GIAO TIẾP.

d.

Kỹ năng tự chủ cảm xúc và hành vi.

e.

Kỹ năng tự kiềm chế và kiểm tra đối tượng GIAO TIẾP.

f.

Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc.

g.

Sự linh hoạt, mềm dẻo trong GIAO TIẾP.

h.


Kỹ năng thuyết phục trong GIAO TIẾP.

i.

Kỹ năng điều khiển quá trình GIAO TIẾP.

j.

Sự nhạy cảm trong GIAO TIẾP.

Trên cơ sở 10 nhóm kỹ năng cụ thể trên, tác giả lại xếp thành 4 hợp nhóm
với đặc trưng tổng quát sau đây:
Hợp nhóm A: Những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động trong GIAO
TIẾP. Bao gồm các nhóm kỹ năng: e, h, i.
Hợp nhóm B: Những kỹ năng thể hiện sự thụ động hoặc nhạy cảm trong
GIAO TIẾP. Bao gồm các nhóm kỹ năng: c,j.
Hợp nhóm C: Những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng trong GIAO
TIẾP. Bao gồm các kỹ năng: a, b, g, d.
Hợp nhóm D: Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu. Gồm kỹ năng: f
* Các nghiên cứu ở trong nước:
10


Từ cuối những năm 1970 trở lại đây và nhất là hiện nay, vấn đề GIAO
TIẾP mới được các nhà tâm lí học Việt Nam tập trung nghiên cứu, mặc dù năm
1963, Đỗ Long đã có bài luận “Các Mác và phạm trù giao tiếp” và đây được coi
là tác phẩm đầu tiên đề cập về cơ sở lý luận của vấn đề GIAO TIẾP.
Cuối năm 1981, Ban tâm lí học thuộc Viện Triết học của Uỷ ban khoa học
xã hội tổ chức một hội nghị khoa học lớn bàn về “Hoạt động và giao tiếp”. Tại
Hội nghị này, đã công bố 24 bản báo cáo khoa học với những nội dung: quan hệ

giữa hoạt động và GIAO TIẾP; GIAO TIẾP là một phạm trù độc lập trong tâm lí
học hay chỉ là một dạng đặc biệt của hoạt động; vị trí, vai trò và ý nghĩa của
GIAO TIẾP trong sự hình thành và phát triển tâm lí- ý thức; hoạt động GIAO
TIẾP trong hoạt động và giáo dục.
Từ cuối tháng 12/1982, tại Hội nghị tâm lí học toàn quốc lần thứ 6, một bản
báo cáo khoa học dưới đầu đề: “Giao tiếp- tâm lí- nhân cách” của tác giả Trần
Trọng Thuỷ được công bố. Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của GIAO
TIẾP trong sự hình thành và phát triển tâm lí- ý thức- nhân cách. Sau đó, nhiều
công trình nghiên cứu về GIAO TIẾP đã được công bố như “Bàn về phạm trù
giao tiếp” của PTS Bùi Văn Huệ (1981), “Giao tiếp sư phạm” của PTS Ngô
Công Hoàn (1987). “Giao tiếp sư phạm” của PTS Hoàng Anh và PTS Vũ Kim
Thanh (1995), “Nhập môn khoa học giao tiếp” của PGS Trần Trọng Thủy và
PGS Nguyễn Sinh Huy (1996)… Các công trình trên đã đề cập khá kĩ những
vấn đề lí luận và GIAO TIẾP trong TLH, nhiều công trình bàn đến GIAO TIẾP
ở đối tượng học sinh, sinh viên trên các mặt như: đối tượng GIAO TIẾP, nội
dung GIAO TIẾP, NCGIAO TIẾP, phạm vi GIAO TIẾP, KỸ NĂNG GIAO
TIẾP…đồng thời cũng đã đề xuất được một số tác động nhất định nhằm nâng
cao hiệu quả GIAO TIẾP của các đối tượng này.
Tác giả Hoàng Thị Anh trong luận án PTS của mình đã đi sâu nghiên cứu
KỸ NĂNG GIAO TIẾP của sinh viên đại học sư phạm. Tác giả đã chỉ ra KỸ
NĂNG GIAO TIẾP sư phạm, cấu trúc KỸ NĂNG GIAO TIẾP sư phạm và sự
hình thành chúng nhằm hướng tới việc giải quyết các tình huống có vấn đề nảy
sinh trong quá trình GIAO TIẾP sư phạm.
11


Tiếp tục phát triển luận án của TS của Hoàng Đình Châu về “Cơ sở tâm lí
học trong GIAO TIẾP của cán bộ chính trị ở các tập thể quân nhân” tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hà đã nêu ra KỸ NĂNG GIAO TIẾP tích cực và biểu hiện
KỸ NĂNG GIAO TIẾP của bác sĩ quân y trong quá trình khám và chữa bệnh.

Tác giả Nguyễn Minh Hải (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cũng nghiên
cứu về kỹ năng và các bước hình thành kỹ năng. Công trình nghiên cứu của ông
chủ yếu là kỹ năng giải toán. Một số tác giả khác cũng xem xét kỹ năng ở góc
độ giải quyết tình huống sư phạm theo một quy trình xác định như Nguyễn Đình
Chỉnh, Trần Hữu Luyến, Trần Ngọc Diễm…
Trong tất cả các công trình nghiên cứu khoa học đã nêu đều trực tiếp hoặc
gián tiếp đề cập đến vấn đề kỹ năng, kỹ năng hoạt động, kỹ năng lao động, kỹ
năng hoạt động học tập, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, KỸ NĂNG
GIAO TIẾP ở một số ít đối tượng. Song chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu về KỸ NĂNG GIAO TIẾP của đối tượng học viên trong các trường
đại học quân sự.
II. Phạm trù giao tiếp:
GIAO TIẾP là một trong những phạm trù được xem xét, xác lập dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998 thì “giao
lưu” được định nghĩa là “sự tiếp xúc và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồng
khác nhau”, như giao lưu hai nhánh sông, giao lưu văn hoá, giao lưu hàng hoá.
Còn “giao tiếp” (to be touch with, be in contact with) được định nghĩa là “trao
đổi, tiếp xúc với nhau”. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp.
Trong từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1969, thuật ngữ GIAO TIẾP
được dịch ra là các mối quan hệ, tiếp xúc. Còn tiếng Anh, giao tiếp
(communication) có nghĩa là thông báo, liên lạc, thông tin. Từ điển Tâm lí học
Liên Xô, GIAO TIẾP được xác định với nội hàm là sự tác động qua lại giữa hai
hay nhiều người, để trao đổi thông tin nhận thức hay xúc cảm, tình cảm và đánh
giá [43, tr.228]. Trong từ điển Tâm lí của BS Nguyễn Khắc Viện (1991) có sử dụng
12


từ “giao tiếp” (tr.105) nhưng không giải thích thuật ngữ này, mà tác giả chỉ mô tả
và giải thích hiện tượng “khó khăn trong giao tiếp”.

Trong các công trình nghiên cứu về tâm lí học, phạm trù GIAO TIẾP được
tiếp cận dưới các khuynh hướng chủ yếu sau đây:
Khuynh hướng thứ nhất: Khái niệm GIAO TIẾP được xác lập bởi các thành
tố trong nội hàm của nó.
Với khuynh hướng này thì GIAO TIẾP được hiểu là sự truyền đạt thông
tin, trong đó hai thành tố chủ yếu tác động lẫn nhau là trạng thái của hệ thống
phát tin và trạng thái của hệ thống nhận tin.; GIAO TIẾP là sự trao đổi ý nghĩ,
tình cảm và cảm xúc giữa con người với nhau.
Một số tác giả khác của khuynh hướng này nhấn mạnh các thành phần hoạt
động và hành vi như T.Chuccon (Mĩ), Pcathanit, G.Bivanh, D.Giacson (Pháp)…
Họ coi GIAO TIẾP là tổ hợp các hành vi: hành vi ngôn ngữ, hành vi điệu bộ,
hành vi cử chỉ .
Từ những năm 70 trở lại đây người ta còn mở rộng hơn các thành tố trong
GIAO TIẾP. A.G.Spizkin cho rằng “giao tiếp là quá trình trao đổi những ý nghĩ,
tình cảm, kiến thức, ý chí với mục đích người này điều khiển người kia”. Các
tác giả khác như G.M.Anđreeva, Nguyễn Thạc, Hoàng Đình Châu chia nội hàm
của phạm trù GIAO TIẾP thành 3 nhóm thành tố: thông tin, tác động qua lại và
sự tri giác hiểu biết lẫn nhau. Trong mỗi nhóm đó lại có thể có các tiểu thành tố
khác.
Khuynh hướng thứ hai: Xác định GIAO TIẾP theo chuyên ngành.
Các nhà tâm lí học nhân cách coi GIAO TIẾP là quá trình tác động qua lại
người- người, thông qua đó sự tiếp xúc tâm lí được thực hiện và các quan hệ liên
nhân cách được cụ thể hoá.
Các nhà tâm- vật lí cho rằng, GIAO TIẾP là một quá trình chuẩn, trong đó
một thông điệp được chuyển tải từ bộ phát đến bộ thu thông qua một chuỗi các
yếu tố được gọi là nguồn, kênh, địa chỉ.
Đối với các nhà tâm lí học xã hội thì GIAO TIẾP là sự bộc lộ tồn tại thực
của các quan hệ xã hội mà các cá nhân đã tham gia… GIAO TIẾP là mặt ngoài
13



của các mối quan hệ của con người. Hoặc như PGS.TS Hoàng Đình Châu còn
định nghĩa: “Giao tiếp là quá trình thực hiện quan hệ xã hội, là sự hiện thân hoá,
cụ thể hoá các quan hệ người người”.
Trong tâm lí học kinh doanh, phạm trù GIAO TIẾP được hiểu là một quá
trình kích thích để gây hiệu quả tác động.
Khuynh hướng thứ ba: Phân tích phạm trù GIAO TIẾP trong hệ thống các
phạm trù cơ bản của tâm lí học.
Trong khuynh hướng này phạm trù GIAO TIẾP được chia ra hai quan điểm
chủ yếu: một là, GIAO TIẾP được coi là một dạng đặc biệt của hoạt động, hoặc
có thể là điều kiện, phương thức của hoạt động bao gồm đầy đủ các thành phần
trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể- hoạt động- đối tượng [59]. Đại diện
tiêu biểu cho quan điểm này là A.A.Lêonchiev. Hai là, đặt phạm trù GIAO TIẾP
vào vị trí song hành với phạm trù hoạt động. Đại diện của quan điểm này là
B.Ph. Lômov, G.M. Anđreeva.
Với các nghiên cứu của rất nhiều nhà tâm lí học nổi tiếng như
G.M.Anđreeva, D.B. Encônhin, K.K.Platonov, A.A.Bođalev… có thể cho ta một
khẳng định rằng GIAO TIẾP và hoạt động là hai phạm trù gắn chặt với nhau,
không thể hiểu đúng bản chất của GIAO TIẾP nếu tách khỏi hoạt động, đồng
thời nếu tuyệt đối hoá phạm trù nào đó cũng sẽ sai lầm.
Từ các trình bày và phân tích trên chúng tôi xác định: Giao tiếp là quá
trình tác động tâm lí giữa con người với con người bằng ngôn ngữ hoặc phi
ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tác động qua lại về tri thức và cảm xúc tình
cảm cũng như hành vi và hoạt động giữa họ.
III. Kỹ năng giao tiếp
* Kỹ năng
Cho đến nay, các tác giả nghiên cứu về kỹ năng đã đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau.
Nhóm các tác giả xem xét vấn đề kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của
hành động như:

14


Các nhà TLH phương Tây đã nghiên cứu rất kĩ về kĩ năng, kĩ xảo. Họ đặc
biệt coi trọng mặt kĩ thuật của hoạt động ở cấp hành động nên tập trung nghiên
cứu kĩ năng, kĩ xảo, hành động của con người. Ở mặt rèn luyện kĩ thuật hành
động, họ đã chỉ rõ các thao tác, nghề nghiệp đạt tới mức độ thành thạo cao, là
kết quả của sự rèn luyện công phu và có phương pháp. Tuy nhiên, nhiều nhà
TLH nhất là những người theo chủ nghĩa hành vi đã quy hoạt động tâm lí của
con người kể cả tư duy vào việc hình thành các kĩ xảo và quy quá trình học tập
vào việc dạy cách luyện tập một cách máy móc nhằm mục đích hình thành các
kĩ xảo của sự tự động trả lời các kích thích từ bên ngoài, biến mọi hành vi của
con người thành những kĩ xảo máy móc.
Trong TLH Liên Xô, vấn đề kĩ năng được các nhà TLH nghiên cứu trên
nhiều góc độ:
V.S.Cudin và V.A.Crutetxki đã cho rằng: Kỹ năng là phương thức thực hiện
hành động đã được con người nắm vững, và như vậy chỉ cần nắm vững phương
thức của hành động là con người đã có kỹ năng, không cần tính đến kết quả của
hành động.
A.G.Covaliov quan niệm kỹ năng là những phương thức thực hiện hành
động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Tác giả cũng không
đề cập tới kết quả của hành động. Theo ông, kết quả của hành động phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ
không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương
ứng.
Tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng: kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành
động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động và có
kỹ năng .
Như vậy, mặc dù có những điểm khác nhau khi trình bày khái niệm kỹ
năng, song nhìn chung các tác giả đều thống nhất cho kỹ năng là những phương

thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con
người đã nắm vững. Muốn thực hiện hành động con người phải có tri thức về
hành động, bao gồm mục đích hành động, cách thức và điều kiện thực hiện hành
15


động. Khi con người nắm được các tri thức về hành động, thực hiện được hành
động theo đúng yêu cầu của nó nghĩa là người đó đã có kỹ năng. Mức độ thành
thạo của kỹ năng phụ thuộc vào mức độ nắm vững các tri thức về hành động và
sự vận dụng chúng có đúng đắn và linh hoạt hay không. Theo quan niệm này,
con người lĩnh hội được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động. Khi nắm
được kỹ thuật hành động, hành động đúng theo yêu cầu của nó thì sẽ có kết quả,
còn kết quả cao hay thấp các tác giả không đề cập đến. Các tác giả cũng chỉ rõ,
muốn nắm vững các tri thức về hành động và vận dụng được phải có quá trình
học tập và củng cố bằng luyện tập.
Nhóm các tác giả xem xét kỹ năng nghiêng về góc độ năng lực của con
người

như:

N.D.Levitov,

K.K.Platonov,

G.G.Golubev,

X.I.Kixegov,

E.A.Milerian, A.V.Petrovxki, Nguyễn ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Nguyễn
Quang Uẩn…

N.Đ.Levitov cho rằng, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào
đó, hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách
thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định. Theo ông, người có kỹ
năng hoạt động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các hình thức
hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. N.Đ.Levitov cho rằng, để hình
thành kỹ năng, con người không chỉ nắm lí thuyết về hành động mà phải biết
vận dụng vào thực tế.
Các tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev cũng đã chú ý tới mặt kết quả
của hành động trong kỹ năng. Theo các tác giả, kỹ năng là năng lực thực hiện
công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng
trong những điều kiện mới. Như vậy, theo các ông, người có kỹ năng không chỉ
hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt kết quả tương
tự trong những điều kiện khác. Ở đây đòi hỏi kỹ năng vừa ổn định lại vừa mềm
dẻo.
K.K.Platonov và G.G.Golubev còn cho rằng, kĩ năng là một mức độ của
năng lực, bất kì một kỹ năng nào cũng bao hàm trong đó cả biểu tượng về khái
niệm, vốn tri thức, kỹ xảo tập trung, tự kiểm tra điều chỉnh quá trình hoạt động.
16


Trong quá trình hình thành kỹ năng, các biểu tượng, các khái niệm đã có sẽ
được mở rộng ra, được làm sâu sắc hơn, được hoàn thiện hơn và được “dày lên
hơn” bằng những nhân tố mới. Ở đây kỹ năng không mâu thuẫn với vốn tri thức,
kỹ xảo, kỹ năng hình thành trên cơ sở của chúng. Mặt khác, trong việc hình
thành kỹ năng bao hàm cả việc thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích
hành động, các điều kiện và các cách thức hành động. Các ông cũng chỉ rõ,
trong cấu trúc của kỹ năng không chỉ bao hàm tri thức, kỹ xảo mà có cả tư duy
sáng tạo.
Tác giả X.I.Kixegov khi tiến hành thực nghiệm hình thành kĩ năng ở sinh
viên sư phạm đã nhận xét, kĩ năng hoạt động sư phạm một mặt đòi hỏi tính

nghiêm túc, mặt khác đòi hỏi tính mềm dẻo ở mức độ cao. ông phân biệt hai loại
kĩ năng:
- Kĩ năng bậc thấp (“kĩ năng nguyên sinh”) được hình thành lần đầu tiên
qua các hoạt động giản đơn, nó là cơ sở hình thành kĩ xảo.
- Kĩ năng bậc cao (“kĩ năng thứ sinh”) là kĩ năng nảy sinh lần thứ hai sau
khi đã có các tri thức và các kĩ xảo.
Trong TLH lao động, V.V.Tsêbưsêva đã đi sâu nghiên cứu về kĩ năng, kĩ
năng lao động và đưa ra các phương pháp hình thành kĩ năng. Theo bà, kĩ năng
với tư cách là khả năng (trình độ được chuẩn bị) thực hiện một hành động nào
đó thì dựa trên cơ sở những tri thức và kĩ năng được hoàn thiện lên cùng với
chúng. Kĩ năng thường có liên quan đến khả năng vận dụng kinh nghiệm cũ
trong việc thực hiện những hành động mới trong điều kiện mới [(dẫn theo) 37].
Rõ ràng là các quan niệm trên đây không chỉ với kỹ năng đơn thuần là kỹ thuật
hành động mà còn biểu hiện năng lực của con người và các tác giả cũng đã chú ý đến
cả kết quả của hành động. Quan niệm này không mâu thuẫn gì với loại quan niệm
thứ nhất. Kỹ năng ở đây vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, do đó chỉ có thể
có được bằng cách luyện tập nhiều.
Tóm lại, bất cứ một hành động nào cũng có mục đích nhất định. Quá trình
con người tiến hành hành động là quá trình con người tiến hành thực hiện một
hệ thống các thao tác theo một thứ tự nhất định. Để hành động có kết quả, con
17


người phải có những tri thức cần thiết về mục đích của hành động, về cách thức
hành động đi đến kết quả, những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức hành
động đó. Nhưng chỉ có tri thức cần thiết thôi thì chưa đủ để hành động, con
người còn phải biết vận dụng những tri thức đó để thực hiện hành động có kết
quả. Chỉ khi nào con người hành động có kết quả thì lúc đó con người mới có kỹ
năng về hành động.
Từ các quan niệm trên về kỹ năng, chúng ta có thể rút ra những điểm chung

yêu cầu về kỹ năng hành động của con người đó là:
- Có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích, cách thức, các
điều kiện để thực hiện hành động.
- Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu của nó.
- Đạt kết quả hành động phù hợp với mục đích đã đặt ra không chỉ trong
điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện khác.
Như vậy có thể hiểu: kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào
đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động
phù hợp với điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật
của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động.
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương
pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới [16, tr.131].
* Kỹ năng giao tiếp: Từ hai khái niệm kỹ năng và GIAO TIẾP có thể xác
định KỸ NĂNG GIAO TIẾP là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
GIAO TIẾP đã có để thực hiện những tình huống GIAO TIẾP cụ thể nhằm đạt
được mục đích GIAO TIẾP mà chủ thể đặt ra.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP là khả năng cụ thể của mỗi con người vận dụng
những kiến thức thu được vào quá trình tiếp xúc giữa hai hay nhiều người với
nhau.
Người có KỸ NĂNG GIAO TIẾP phải có tri thức về lĩnh vực GIAO TIẾP,
nắm được bản chất của quá trình GIAO TIẾP, những qui luật về tâm lí của con
người diễn ra trong quá trình GIAO TIẾP. Chủ thể GIAO TIẾP phải nắm vững
mục đích GIAO TIẾP, đề ra nhiệm vụ GIAO TIẾP, lường hết những khó khăn,
18


thuận lợi của tình huống GIAO TIẾP sẽ xảy ra. Do đó, người có KỸ NĂNG
GIAO TIẾP phải có kinh nghiệm nhất định trong quá trình tiếp xúc, GIAO TIẾP
với những người khác, những kinh nghiệm đó được rút ra từ quá trình tiếp xúc
với đối tượng khác nhau, các cách ứng xử trước các tình huống GIAO TIẾP

khác nhau.
Kinh nghiệm càng phong phú, càng thuận lợi cho chủ thể vận dụng kiến
thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống GIAO TIẾP
mới nhằm đảm bảo cho sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng GIAO
TIẾP đạt mục đích đặt ra.
* Kỹ năng giao tiếp của học viên: Là khả năng người học viên nhận thức
được đầy đủ những đặc điểm tâm lí của đối tượng GIAO TIẾP và của bản thân,
đồng thời vận dụng những kiến thức (cách thức, phương pháp, thủ thuật) để giải
quyết những nhiệm vụ GIAO TIẾP, nhằm đạt tới mục đích GIAO TIẾP mà người
học đặt ra.
KỸ NĂNG GIAO TIẾP của học viên được hình thành trong cuộc sống,
sinh hoạt, học tập, công tác, rèn luyện. Nó có vai trò to lớn góp phần vào hình
thành, phát triển và vận hành các quan hệ người- người, hình thành và phát triển
nhân cách người sĩ quan tương lai, những người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ
đội sau này phải thường xuyên GIAO TIẾP như hội họp, sinh hoạt, bàn bạc công
việc, tiếp xúc với cấp trên, gặp gỡ với cấp dưới, ra quyết định mệnh lệnh chỉ
huy, giải quyết những công việc đột xuất… mà việc hoàn thành nhiệm vụ của họ
phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động GIAO TIẾP này. Có KỸ NĂNG
GIAO TIẾP tốt, mối quan hệ xã hội cũng như nhân cách, phong cách công tác
của họ được hình thành, phát triển hoàn thiện, nghệ thuật GIAO TIẾP trong hoạt
động nghề nghiệp được nâng cao, kết quả học tập, rèn luyện đạt chất lượng tốt.
C.Mác nói: Sự phát triển của mỗi cá nhân được qui định bởi sự phát triển của tất
cả các cá nhân khác mà nó quan hệ trực tiếp hay gián tiếp” . Xã hội càng phát
triển, GIAO TIẾP càng phong phú, phương tiện GIAO TIẾP càng phức tạp,
GIAO TIẾP gián tiếp (qua công cụ) càng phát triển, KỸ NĂNG GIAO TIẾP
19


càng đóng vai trò to lớn trong giải quyết các vấn đề của học viên trong quá trình
đào tạo cũng như trong hoạt động nghề nghiệp quân sự sau này.

Kỹ năng giao tiếp của học viên bao gồm các nhóm:
- Nhóm kỹ năng nhận thức (kỹ năng định hướng):
- Nhóm kỹ năng tự điều khiển mình trong GIAO TIẾP.
- Kỹ năng điều khiển đối tượng GIAO TIẾP:
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện GIAO TIẾP
Đó là những nhóm KỸ NĂNG GIAO TIẾP của học viên, chúng tôi sẽ trình
bày kỹ ở mục sau (mục 2.1.1).
* Đặc điểm của học viên đào tạo sĩ quan ảnh hưởng đến phát triển KỸ
NĂNG GIAO TIẾP của họ
Học viên đào tạo sĩ quan trong các nhà trường quân đội là những người trẻ
tuổi, được tuyển chọn từ các thanh niên đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
các hạ sĩ quan, chiến sĩ sau một thời gian làm nghĩa vụ quân sự, đạt được điểm
chuẩn qua các kì thi kiến thức cũng như nhiều tiêu chí khác của tuyển chọn, đáp
ứng đòi hỏi của hoạt động quân sự để được đào tạo trở thành người sĩ quan phục
vụ lâu dài trong quân đội. Để phát triển KỸ NĂNG GIAO TIẾP cho đối tượng
này cần chú ý một số đặc điểm sau:
* Học viên sĩ quan đang ở độ tuổi dễ phát triển các kỹ năng giao tiếp
Học viên đào tạo sĩ quan là nguồn đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực, lực
lượng trí thức tương lai rất quan trọng của quân đội, đất nước. Đây là lứa tuổi
thanh niên trẻ trung, sung sức, dồi dào về thể chất, tinh thần, đồng thời cũng
mang sắc thái của lứa tuổi người lớn, người trưởng thành. Đây là lứa tuổi bắt
đầu sự chín muồi về trí tuệ, ý chí, tình cảm và thể lực. Ở họ thể hiện rất rõ
những nét tâm lí đặc trưng của tuổi trẻ như nhạy cảm cao, ham hiểu biết, khả
năng tiếp thu nhanh, lãng mạn, thích tiếp xúc, giao tiếp rộng, thích hoạt động tập
thể, mong muốn khẳng định mình trong tập thể. Đây là đặc điểm hết sức thuận
lợi trong việc tạo dựng mối quan hệ xã hội người- người thông qua GIAO TIẾP.
Đặc biệt, lứa tuổi này ở họ hay chú ý đến thế giới nội tâm của bản thân, khao
khát tìm hiểu những suy nghĩ, tình cảm của chính mình, thử phân tích và đánh
20



giá chúng. Họ có hoài bão, ước mơ, khát vọng, quan tâm tới thần tượng. Tuy
nhiên ở họ tình cảm chưa sẵn sàng và chín chắn, giải quyết xử lí các mối quan
hệ tình cảm còn bồng bột, khả năng tự đánh giá, tự ý thức chưa toàn diện, vì vậy
hay bị động trong cuộc sống, GIAO TIẾP, đôi lúc còn ngộ nhận, a dua, bắt
chước. Về tính cách và khí chất ở lứa tuổi này nổi bật là sự trung thực, thẳng
thắn, sôi nổi, nhiệt tình hăng hái tham gia vào các công việc tập thể, xã hội,
muốn được quan tâm, tin cậy, được tôn trọng, được thể hiện tính độc lập, chủ
động, coi trọng tình nghĩa, coi trọng giá trị của trí tuệ. Nhưng họ cũng có những
biểu hiện bồng bột, xốc nổi, khả năng tự kiềm chế kém, dễ phiến diện bảo thủ,
hiếu thắng, ít nhẫn nại, dễ tự ái nổi nóng hoặc dễ ưu tư, thiếu tự tin chán nản làm
ức chế hoạt động, không kiểm soát được hành vi, cử chỉ trong những tình huống
phức tạp.
Trong quá trình giáo dục- đào tạo, hoạt động học tập, rèn luyện, tích luỹ
kinh nghiệm, hình thành phẩm chất nhân cách người cán bộ sĩ quan trong môi
trường hoạt động quân sự là hoạt động chính của học viên. Hoạt động đó có
những đặc trưng riêng khác với hoạt động khác, ảnh hưởng và chi phối trực tiếp
tới đặc điểm tâm lí của học viên. Biểu hiện:
- Lao động học tập, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu với tất cả thời gian, sức
lực, trí tuệ, tình cảm, ý chí mang tính chuẩn hoá cao, tính giáo dục và tính mô
phạm để hình thành sản phẩm đặc biệt - nhân cách người cán bộ sĩ quan quân
đội.
- Vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình đào tạo, lấy học tập, rèn
luyện làm trung tâm. Vì vậy, để lao động học tập có hiệu quả, người học phải
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tự học, tự giáo dục, tự tu
dưỡng, rèn luyện hình thành các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu của
quá trình đào tạo.
- Vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình quản lý lãnh đạo chỉ huy.
Trên cơ sở quản lý lãnh đạo chỉ huy của cấp trên, người học viên tự quản lý hoạt
động học tập, rèn luyện của mình, trực tiếp quản lý chỉ huy lãnh đạo đơn vị

trong quá trình thực tập, thực tế ở nhà trường và các đơn vị khác. Vì vậy, ngoài
21


việc nắm vững và tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ quy định, mệnh lệnh chỉ thị
của chỉ huy và cấp trên, học viên phải am hiểu chuyên môn và nghiệp vụ quản lý
chỉ huy lãnh đạo, có kỹ năng, phong cách quản lý, chỉ huy lãnh đạo, kỹ năng
trong giao tiếp quan hệ, đánh giá và xử lí tình huống, tích cực học hỏi, rút kinh
nghiệm để nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất nhân cách của người cán bộ
sĩ quan.
- Có quan hệ liên nhân cách phong phú.
Những đặc điểm trên ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến hoạt động GIAO
TIẾP của học viên trong quá trình đào tạo tại nhà trường quân sự. Để nghiên cứu
đầy đủ đi đến phát triển kỹ năng giao tiếp cho học viên, trước hết cần xem xét,
phân tích làm rõ các đặc điểm giao tiếp ở người học.
* Tính chất hoạt động quân sự trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển kỹ
năng giao tiếp
Giao tiếp của học viên là loại GIAO TIẾP vừa mang tính phổ biến thể hiện
mối quan hệ xã hội phù hợp với chuẩn mực của con người Việt Nam, vừa mang
tính đặc thù chịu sự quy định của các chuẩn mực quân đội diễn ra trong môi
trường hoạt động quân sự.
Giao tiếp của học viên được hình thành, phát triển trong cuộc sống hoạt
động, quan hệ người- người, trong quá trình giáo dục của gia đình, nhà trường,
xã hội, trong điều kiện hoạt động quân sự, cũng như khả năng tự giáo dục ở mỗi
người. Giao tiếp của học viên mang đầy đủ những nét giá trị văn hoá GIAO
TIẾP, truyền thống văn hoá GIAO TIẾP tinh tế, phong phú của dân tộc Việt
Nam, cũng như những thuần phong, mĩ tục vốn có của gia đình, địa phương, xã
hội. Biểu hiện văn hoá GIAO TIẾP trong việc đối nhân xử thế, ở thái độ tế nhị,
lịch sự trong quan hệ đối xử với nhau; ở thái độ tin tưởng, thương yêu quý trọng
nhau, cởi mở, thông cảm, chia sẻ, ủng hộ giúp đỡ nhau; ở thái độ tự trọng, biết

tự kiềm chế, nhường nhịn, khiêm tốn, chân thành, kính trên, nhường dưới; ở sự
biết tiếp thu những nét giá trị văn hoá GIAO TIẾP hiện đại phù hợp với đặc
điểm truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc.
22


Trong hoạt động quân sự, GIAO TIẾP ảnh hưởng đến sự gắn bó của các
quân nhân trong tập thể, ảnh hưởng đến sự học tập, rèn luyện, chấp hành chức
trách nhiệm vụ, sự tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức ở mỗi người, sự đoàn kết
chặt chẽ trong tập thể, sự hình thành phát triển nhân cách ở mỗi quân nhân.
Trong quá trình đào tạo, GIAO TIẾP của học viên mang tính quy chuẩn cao, nó
không mâu thuẫn với đặc điểm GIAO TIẾP chung của xã hội mà nó làm phong
phú thêm, đa dạng hơn văn hoá GIAO TIẾP của xã hội. Tính riêng biệt sự GIAO
TIẾP của học viên biểu hiện:
- Về đối tượng GIAO TIẾP: Là đồng chí, đồng đội, những học viên quan
hệ trực tiếp hàng ngày; là cán bộ quản lý, chỉ huy, lãnh đạo đơn vị, những hình
mẫu mà người học sẽ phấn đấu đạt đến; là những thầy giáo, cô giáo trực tiếp
giảng dạy; là những hạ sĩ quan, chiến sĩ, những người dưới quyền mà người học
viên trên cương vị quản lý, chỉ huy, lãnh đạo trong quá trình thực tập, diễn tập,
thực tế ở nhà trường, đơn vị; là nhân dân, cơ quan đoàn thể chính quyền địa
phương nơi đơn vị đóng quân, kết nghĩa… mà học viên tham gia hoạt động, giao
lưu.
- NCGIAO TIẾP của học viên rất lớn gồm nhu cầu hoà đồng với đối tượng
GIAO TIẾP, nhu cầu tiếp nhận và truyền đạt thông tin khi thực hiện nhiệm vụ
học tập, rèn luyện, công tác và trong đời sống sinh hoạt của mỗi người.
- Về mục đích GIAO TIẾP: là tạo nên sự đồng cảm chung trong tiếp nhận
và truyền đạt thông tin, trong học tập rèn luyện, cuối cùng là thiếp lập một mối
liên hệ người- người.
- Về nội dung GIAO TIẾP: Nội dung GIAO TIẾP là những vấn đề, chủ đề,
những thông tin mà con người trao đổi, bàn bạc hay tranh luận với nhau trong

cuộc sống hàng ngày, khi GIAO TIẾP với người khác. Nội dung GIAO TIẾP
bao gồm: nội dung tâm lí và nội dung công việc nhằm thoả mãn nhu cầu quan hệ
người- người (tình cảm) và thoả mãn nhu cầu nhận thức- những SKHT xảy ra
trong cuộc sống, gia đình, đơn vị, vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật, thể thao,
mốt…).
23


- Về loại hình GIAO TIẾP chủ yếu trong quá trình đào tạo của học viên là
GIAO TIẾP chính thức. Về cơ bản mục đích, chức năng, phương hướng, nhiệm
vụ của hoạt động GIAO TIẾP được xác định trước và đáp ứng với yêu cầu của
hoạt động quân sự. Đây là loại GIAO TIẾP chính thức được quy định trong các
văn bản của điều lệnh, điều lệ, loại GIAO TIẾP này diễn ra trong quá trình ra
quyết định, mệnh lệnh và thực hiện quyết định, mệnh lệnh. Với vị trí dưới
quyền, người học viên trong bất kì trường hợp nào cũng phải tuân thủ một cách
nghiêm ngặt các quyết định, mệnh lệnh có tính pháp luật và kỷ luật quân sự đó.
Loại hình GIAO TIẾP đó còn được thể hiện trong quá trình giáo dục, học tập,
sinh hoạt, hội họp, ngoại khoá, đi thực tế, thực tập, tham quan, toạ đàm, trao đổi
và sinh hoạt khoa học, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, âm nhạc, công tác, rèn
luyện, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày,
GIAO TIẾP diễn ra trong tiếp xúc quan hệ giữa người và người chứa đựng
những thái độ tình cảm theo giá trị chuẩn mực và đạo đức xã hội.
- Các phương tiện GIAO TIẾP được người học sử dụng một cách tổng hợp
bao gồm hành vi, cử chỉ, thái độ, cơ sở vật chất- tinh thần. Song phương tiện chủ
yếu vẫn là ngôn ngữ biểu hiện ở nội dung và ngữ điệu lời nói.
Tính chất đặc điểm đó của hoạt động quân sự đã có tác động rất lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến GIAO TIẾP và sự phát triển KỸ NĂNG GIAO TIẾP của
học viên, điều chỉnh ý thức, thái độ, cảm xúc, hành vi, lời nói học viên, buộc họ
phải có sự tự nhận thức, tự điều chỉnh GIAO TIẾP của mình cho phù hợp với
yêu cầu cao của hoạt động quân sự, những quy tắc chuẩn mực của điều lệnh,

điều lệ Quân đội, yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, học tập
công tác; phù hợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo với yêu cầu về phẩm chất nhân
cách của người quân nhân cách mạng hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
* Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp gắn với hoạt động học tập
Giao tiếp của học viên diễn ra trong quá trình hoạt động học tập ở nhà
trường, do đó GIAO TIẾP của học viên là sự tiếp xúc tâm lí, biểu hiện ở các mặt
nhận thức, trao đổi thông tin, bày tỏ thái độ cảm xúc, tác động tâm lí lẫn nhau,
24


nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động học tập phát triển kỹ năng giao
tiếp, năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách.
Có thể khẳng định rằng không có một dạng hoạt động nào của con người
mà không liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của người khác. Như vậy, bất cứ
một dạng hoạt động nào cũng chứa đựng những yếu tố của GIAO TIẾP ở các
mức độ khác nhau. Hoạt động có đạt được hiệu quả cao hay không cũng là nhờ
có sự tham gia của GIAO TIẾP. GIAO TIẾP giúp con người hiểu biết lẫn nhau,
xích lại gần nhau, đồng cảm với nhau, thống nhất về quan điểm và hợp tác với
nhau trong công việc. Nhờ có GIAO TIẾP, con người còn ảnh hưởng đến rung
cảm của nhau, tạo nên một tâm trạng nhất định trong quá trình cùng hoạt động
(tích cực: lạc quan, phấn khởi; tiêu cực: hoang mang, sợ hãi, mất tin tưởng…).
Trong quá trình đào tạo, thông qua GIAO TIẾP với người quản lý, chỉ huy
lãnh đạo cấp trên, với thầy giáo, cô giáo, người học viên mới tiếp nhận đầy đủ
những thông tin của quá trình giáo dục, đào tạo. Người học sẽ nắm được mô
hình mục tiêu yêu cầu đào tạo cần đạt được, nhận được sự tác động giáo dục,
những kiến thức cần có để phát triển trí tuệ, các phẩm chất nhân cách và năng
lực của người cán bộ sĩ quan, phẩm chất chính trị- đạo đức và phẩm chất nghề
nghiệp cho hoạt động trước mắt và sau này của bản thân mỗi người học viên.
GIAO TIẾP của người học viên không chỉ để tiếp nhận mà còn đã phục vụ
truyền đạt thông tin. Với cương vị là người cán bộ sĩ quan- người quản lý chỉ

huy lãnh đạo đơn vị khi thực hành, thực tập, diễn tập trong quá trình học tập rèn
luyện ở trường cũng như trong thực tế sau khi ra trường, người học viên thông
qua GIAO TIẾP mới tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của các quân nhân
dưới quyền, giúp họ hiểu rõ về đường lối chính trị của Đảng, nhiệm vụ của quân
đội, chính sách pháp luật Nhà nước, điều lệnh điều lệ chế độ quy định của quân
đội, nhiệm vụ chức trách của mỗi người, chuẩn mực, đạo đức xã hội. Đồng thời
cho họ thấy rõ những công việc họ phải tiến hành thực hiện trong hoạt động
quân sự. Người học viên có thể chủ động sử dụng lời nói, hành vi, cử chỉ thái độ
chân thành của mình tác động vào cấp dưới, tạo cho bộ đội thuộc quyền những
cảm xúc tích cực, trạng thái phấn khởi, yên tâm, tin tưởng trong phục vụ quân
25


×