Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tâm lý học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.67 KB, 89 trang )

Chương I
TÂM LÝ H
ỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC



I. ðỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
1. Hiện tượng tâm lý xã hội và tâm lý học xã hội
Khoa học nào cũng bắt ñầu bằng những sự kiện mà ta có thể quan sát ñược.
Vì vậy khi nghiên cứu tâm lý học xã hội (TLHXH) ta phải nghiên cứu về những
hiện tượng tâm lý xã hội của một dân tộc. Khi muốn diễn tả một nét tâm lý ñặc
trưng nào ñó của một dân tộc, người ta thường “nhân cách hóa” dân tộc ấy như
một con người. Chúng ta nói: Người ðức kiêu hãnh, người Mỹ thực dụng, người
Nhật nhẫn nại, người Nga bộc trực.v.v Tất nhiên ñó không phải là một cách nói
chặt chẽ về mặt khoa học. Bởi vì một dân tộc không phải là một con người, mỗi
người không phải là một ñiển hình cho tính cách của dân tộc họ. Ta dùng phương
thức nhân cách hoá ñó khẳng ñịnh sự quan sát tinh tế ñể nhận ra nét ñặc trưng có
thật trong tính cách của một dân tộc.
Trong cuộc sống xã hội, các thành viên trong nhóm xã hội luôn quan hệ tác
ñộng qua lại với nhau ñể thực hiện những hoạt ñộng chung tạo ñiều kiện cho sự
tồn tại và phát triển của các nhóm. Trong môi trường xã hội chung ñó, họ thường
có phản ứng tâm lý giống nhau, ñáp ứng tác ñộng của hoàn cảnh sống.
Hiện tượng tâm lý xã hội là sự biểu hiện tâm lý thống nhất của các thành
viên trong một nhóm xã hội nào ñó trước những tác ñộng của hoàn cảnh sống. Nó
ñịnh hướng, ñiều khiển, ñiều chỉnh sự hoạt ñộng cùng nhau của các thành viên
trong nhóm xã hội.
Những hiện tượng tâm lý xã hội lúc ñầu chỉ biểu hiện ở một vài người,
nhưng qua mối quan hệ tác ñộng qua lại giữa các thành viên trong hoạt ñộng cùng
nhau, nên từ tâm trạng cá nhân sẽ dần dần lây lan thành tâm trạng chung cả nhóm.
Chẳng hạn như các em học sinh lớp 12 biểu hiện lo lắng ñối với kỳ thi tốt nghiệp
và lựa chọn ngành nghề trong tương lai, hạn hán làm bà con nông dân lo mất mùa


Trong cuộc sống xã hội thường nảy sinh và tồn tại nhiều loại hiện tượng tâm lý
xã hội khác nhau như: Tình thương yêu của mọi người ñối với những người nghèo
khó, tàn tật không nơi nương tựa, lòng tin của quần chúng ñối với sự lãnh ñạo của
ðảng trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Các hiện tượng tâm lý xã hội luôn vận
ñộng theo quy luật tâm lý chung của mỗi nhóm xã hội nhất ñịnh trong một giai
ñoạn lịch sử nào ñó. Tâm lý xã hội nảy sinh do sự hoạt ñộng và lao ñộng của con
người có tính chất xã hội. Trong ñời sống con người phải quan hệ và hợp tác với
nhau mới sống và hoạt ñộng ñược. Quan hệ ấy là quan hệ con người, là quan hệ
tâm lý, là ảnh hưởng tâm lý qua lại với nhau, từ ñó nảy sinh tâm lý chung của
nhóm người. Sự nảy sinh và tồn tại các hiện tượng tâm lý xã hội trở thành nguồn
gốc ñộng lực thúc ñẩy sự ra ñời của một chuyên ngành khoa học tâm lý mới - ðó
là Tâm lí học xã hội.
TLHXH là một khoa học nghiên cứu những vấn ñề nằm trong bản chất của
các hiện tượng tâm lý xã hội.
2. ðối tượng, nhiệm vụ của TLHXH
2.1. ðối tượng của tâm lý học xã hội
Muốn xác ñịnh ñối tượng của một khoa học cần xem xét khách thể mà nó
nghiên cứu ñể vạch ra bản chất của khách thể ấy. Vấn ñề này tưởng như ñơn giản,
song việc xác ñịnh ñối tượng nghiên cứu là một vấn ñề phức tạp và khó khăn nhất.
Ở ñó luôn tồn tại những quan ñiểm khác nhau giữa các nhà tâm lý học và các
trường phái tâm lý học.
Có quan ñiểm cho rằng ñối tượng nghiên cứu của TLHXH là nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý xã hội ñược hình thành và phát triển trong các nhóm xã hội.
Tuy nhiên các hiện tượng tâm lý xã hội hình thành và phát triển nhiều loại, nhiều
dạng. TLHXH nghiên cứu những hiện tượng tâm lý xã hội chung nhất, có tác dụng
ñiều chỉnh hành vi của toàn bộ các cá nhân tham gia hoạt ñộng tích cực vì mục
ñích hoạt ñộng của nhóm xã hội.
Quan ñiểm khác lại cho rằng ñối tượng nghiên cứu của TLHXH là nghiên
cứu những hiện tượng tâm lý của khối người ñông ñảo, của tập thể, của cộng
ñồng

Xét về nguồn gốc thì tất cả các hiện tượng tâm lý ñều có tính chất xã hội,
mà tâm lý của cá nhân là hiện tượng do xã hội quy ñịnh. Thực tế cho thấy không
có cá nhân thì không có nhóm, tập thể và ngược lại không có cá nhân nào lại sống
bên ngoài nhóm tập thể. Trong hoạt ñộng và giao tiếp tâm lý cá nhân ảnh hưởng
tới tâm lý của nhóm, tập thể và ngược lại tâm lý của nhóm, tập thể lại ảnh hưởng
tới tâm lý của cá nhân.
Nhà thơ Tố Hữu có viết: “Một người ñâu phải nhân gian.
Sống chăng chỉ ñốm lửa tàn mà thôi”
Tóm lại: TLHXH nghiên cứu những nét ñặc trưng trong tâm lý của các
nhóm xã hội, các quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý xã hội
như: nhu cầu và lợi ích của tập thể, tình cảm của cộng ñồng, ý chí quần chúng, tâm
trạng xã hội, tính cách dân tộc, bầu không khí tâm lý trong các nhóm xã hội.
2.2. Nhiệm vụ của TLHXH
2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa các vấn ñề lý luận, xác ñịnh các khái niệm, các phạm trù cơ
bản ñể tiến tới xây dựng cuốn sách giáo khoa hoàn chỉnh về Tâm lý học xã hội
Nghiên cứu các quy luật hình thành các hiện tượng tâm lý xã hội.
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu của tâm lý học nước ngoài và trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn nước ta xây dựng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu
riêng cho tâm lý học xã hội.
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu tâm lý dân tộc và biến ñổi của nó trong từng giai ñoạn lịch sử.
Nghiên cứu các khía cạnh của công tác quản lý xã hội: Từ công tác tổ chức
cán bộ ñến ñường lối, chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật ñến những yếu
tố tâm lý ñặc trưng của người quản lý lãnh ñạo.
Nghiên cứu tâm lý trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các khía cạnh tâm
lý trong quan hệ giữa cung và cầu, giữa người bán và người mua, vấn ñề nâng cao
năng suất lao ñộng, cải tiến mẫu mã hàng hóa
Nghiên cứu các vấn ñề tội phạm, các tệ nạn xã hội, vấn ñề ô nhiễm môi
trường…Qua ñó xác ñịnh ñâu là nguyên nhân thuộc về cá nhân, ñâu là nguyên

nhân thuộc về phía quản lý xã hội (trước hết và chủ yếu là các nguyên nhân tâm
lý) ñể ñưa ra hướng giải quyết thích hợp.
Ngoài ra, vấn ñề gia ñình hiện nay ñược toàn thế giới quan tâm, các khía
cạnh tâm lý trong bầu không khí tâm lý gia ñình, truyền thống, nếp sống văn hóa
trong gia ñình ñang là những thực tiễn ñòi hỏi tâm lý học xã hội nghiên cứu.
3. Mối quan hệ giữa tâm lý học xã hội và hệ tư tưởng xã hội
Tâm lý học xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai hình thái của ý thức xã hội
nên giữa chúng có cái chung và có cái riêng. TLHXH và hệ tư tưởng xã hội ñều
phản ánh thực tại xã hội. Nhưng hệ tư tưởng xã hội ñược hình thành một cách tự
giác do một nhóm người (các nhà tư tưởng) trong xã hội xây dựng nên. Nó mang
tính giai cấp rõ rệt và luôn thay ñổi theo từng hình thái kinh tế xã hội. Còn hiện
tượng tâm lý xã hội ñược hình thành bằng con ñường tự phát hoặc tự giác trong
cuộc sống xã hội. Nó vừa mang tính giai cấp vừa mang yếu tố không có tính giai
cấp. Nó vừa mang tính cơ ñộng linh hoạt nhưng vừa mang tính bảo thủ trì trệ.
Giữa tâm lý học xã hội và hệ tư tưởng xã hội có mối quan hệ tác ñộng qua lại với
nhau, TLHXH có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến sự hình thành phát triển
của hệ tư tưởng xã hội. ðồng thời, nó là phương tiện biểu hiện của nhau trong hoạt
ñộng xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu hiện tượng tâm lý xã hội thì phải tính ñến ảnh
hưởng của hệ tư tưởng ñang thống trị trong xã hội ñương thời và ảnh hưởng của
nó ñối với trí tuệ, tình cảm và ý chí của quần chúng.

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Lịch sử của TLHXH liên hệ chặt chẽ với lịch sử của Tâm lý học và Triết
học, nó có thể chia làm 3 thời kỳ:
1. Thời kỳ tích lũy tri thức TLHXH trong lĩnh vực triết học (Thế kỷ V tcn
ñến giữa thế kỷ XIX)
Khi nói về quan ñiểm của các nhà triết học Hy lạp cổ ñại có ảnh hưởng tới
sự ra ñời của Tâm lý học xã hội, chúng ta chú ý nhiều hơn ñến quan ñiểm về xã
hội và con người của Platon và Aristote.
- Platon (427 - 374 tcn) trong các luận thuyết về ñạo ñức xã hội và trong

phác thảo về một xã hội lý tưởng ñã rất chú ý ñến các quan hệ liên nhân cách. Ông
cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các cá nhân ñến sự ổn ñịnh của nhà nước. Trong các
tác phẩm của mình, Platon ñã quan tâm ñến các kiểu loại nhân cách xã hội. Theo
ông, trong xã hội có ba kiểu nhân cách cơ bản:
* Những người luôn cố gắng làm vừa lòng người khác (người hướng tới xúc
cảm).
* Những người say sưa theo ñuổi quyền lực và sự nổi danh (người hướng ñến
quyền lực).
* Những người luôn có khát khao hiểu biết (người hướng ñến tri thức).
Ba kiểu nhân cách trên phản ánh ba yếu tố tâm lý của con người: tình cảm,
ý chí và trí tuệ.
- Aristote ( 354 - 322 tcn) là một người mở ñường vĩ ñại của khoa học xã
hội, ông ñánh giá cao yếu tố tình cảm. Theo ông có ba ñộng lực của sự liên kết con
người: tình bạn, sở thích và ñồng nhất. Trong ñó tình bạn là ñộng cơ của ña số các
nhóm xã hội. Aristote ñánh giá cao vai trò của các nhóm xã hội ñối với con người.
Ông cho rằng, con người cần phải sống trong các nhóm xã hội như gia ñình và nhà
nước. Nhóm xã hội cơ bản nhất ñối với con người là gia ñình. Quan ñiểm này của
ông vẫn còn rất phù hợp với xã hội hiện ñại ngày nay.
Có thể nói, mặc dù các quan ñiểm của các nhà triết học Hy Lạp còn khá xa
với các tri thức của Tâm lý học xã hội hiện ñại, nhưng các tư tưởng này có ảnh
hưởng không nhỏ ñến các tư tưởng nói chung và Tâm lý học xã hội nói riêng ở
châu Âu sau này
- Cùng thời kỳ này có Héraclite, ông cho rằng có thể phân chia con người
thành hai loại:
* Loại người biết hành ñộng trên cơ sở của ngôn ngữ và trí tuệ, biết ñiều
khiển những nhu cầu, ước muốn bản thân.
* Loại người phụ thuộc vào các nhu cầu ñòi hỏi của bản thân. Theo ông
loại này chẳng khác mấy so với các sinh vật khác.
- Sau này có Rutxô, Hêghen những tư tưởng TLHXH có cả trong triết
học duy tâm lẫn triết học duy vật Chúng không tách rời những hiện tượng tâm lý

cơ bản nhất. Vì thế ñể phân biệt ñâu là khía cạnh TLHXH thuần túy là ñiều khó
khăn trong thời kỳ này.
2. Thời kỳ tâm lý học mô tả (Giữa thế kỷ XIX ñến ñầu thế kỷ XX ).
Vào thế kỷ XIX có sự phân chia các hiện tượng tâm lý xã hội: nhóm, tập
thể, ñám ñông, sự bắt chước, sự ám thị người ta bắt ñầu tìm kiếm phương thức
và cách tiếp cận cho việc nghiên cứu chúng. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức ñộ so
sánh những yếu tố, những sự kiện khác nhau mà thôi. Do vậy mà tâm lý học xã
hội ở giai ñoạn này gọi là TLH mô tả
Năm 1859 Steintal và Lacharute ñã xuất bản tập chí “TLH dân tộc và ngôn
ngữ học” bằng tiếng ðức. Các ông là những người sáng lập ra TLH dân tộc.
W. Wundt (1832 - 1920) người ñược xem là sáng lập ra tâm lý học hiện
ñại. Năm 1879, ông thành lập phòng thực nghiệm tâm lý học ñầu tiên tại Lai xích
(ðức). ðây là sự kiện hết sức quan trọng và có ý nghĩa ñối với khoa học tâm lý.
Với sự kiện này, tâm lý học không chỉ là một khoa học nghiên cứu cơ bản mà còn
là một khoa học thực nghiệm. Năm 1900 Wundt ñã xuất bản tập ñầu tiên trong bộ
10 tập về “TLH dân tộc”, trong ñó ông sử dụng những phương pháp nghiên cứu
sản phẩm văn hóa như: ngôn ngữ, nghệ thuật, thần thoại, phong tục, Theo ông,
tâm lý học xã hội là một phân ngành cần thiết của tâm lý học. Ông cho rằng,
không thể nghiên cứu con người như một cá nhân ñơn lẻ, biệt lập, mà cần phải
nghiên cứu con người trong những mối quan hệ của con người.
Các ông chung một ñiểm là TLH ñụng chạm tới các hiện tượng ñặc biệt bắt
rễ trong ý thức dân tộc chứ không phải trong ý thức cá nhân. ðầu thế kỷ XX các
thuyết hành vi, phân tâm ra ñời, song chúng chỉ dừng lại ở mức ñộ mô tả.
3. Thời kỳ TLHXH với tư cách là khoa học thực nghiệm (ðầu TK XX
ñến nay)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cương lĩnh do Mit ñưa ra ở châu Âu và
Olpooc ñưa ra ở Mỹ yêu cầu phải biến TLHXH thành một khoa học thực nghiệm
ñã nhanh chóng ñược tán thưởng và phát triển ở Mỹ.
Trong giai ñoạn này TLHXH dựa trên tư tưởng của các thuyết TLH hành vi,
TLH cấu trúc, TLH phân tâm. ðặc biệt là thuyết hành vi nó phù hợp với việc xây

dựng một ngành thực nghiệm. Nhóm nhỏ là ñối tượng nghiên cứu chủ yếu.
TLHXH trở thành một khoa học ñộc lập ñược ñánh dấu bằng sự kiện cuốn
sách giáo khoa ñầu tiên về tâm lý học xã hội ñược xuất bản vào năm 1908. ðó là
cuốn Tâm lý học xã hội của tác giả Edward A. Ross. Cuốn sách của ông dựa trên
cơ sở kết hợp hai khoa học: tâm lý học và xã hội học. Nội dung chính ñược ñề cập
trong cuốn sách này sự bắt chước ñược hình thành, phát triển và thực hiện như thế
nào. Ông ñã sử dụng hiện tượng bắt chước ñể giải thích sự thay ñổi tư tưởng, thói
quen và quan ñiểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội.
Một sự kiện quan trọng nữa góp phần làm cho TLHXH trở thành một khoa
học ñộc lập, ñó là sự ra ñời cuốn sách có tên Nhập môn tâm lý học xã hội của Mc
Daugal. Trong cuốn sách này Mc Daugal ñã lý giải sự giống nhau về hành vi giữa
cá nhân trong nhóm xã hội thông qua sự bắt chước.
Với hai cuốn sách giáo khoa ñầu tiên ñã ñánh dấu một dấu son quan trọng
trong lịch sử phát triển tâm lý học xã hội, ngành khoa học này trở thành một khoa
học ñộc lập. Từ ñó ñến nay TLHXH ñã ñi ñược một chặng ñường gần một thế kỷ.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ñã buộc các nhà
TLHXH phải ñối mặt với những vấn ñề kinh tế xã hội nóng bỏng. Nó kích thích
những nghiên cứu ứng dụng nhằm giải quyết những vấn ñề cụ thể nảy sinh trong
thực tiễn mà trước ñây TLHXH chưa làm ñược. Ở nước ta, TLHXH là một ngành
còn rất non trẻ, song trong thời gian gần ñây, ngành khoa học này ñã có những
bước phát triển quan trọng. Vai trò của Tâm lý học xã hội trong ñời sống xã hội
ngày càng ñược khẳng ñịnh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TLHXH
1. Các nguyên tắc
1.1. Phải ñảm bảo tính khách quan trong việc nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý xã hội. Nó ñòi hỏi phải xem xét những hiện tượng tâm lý vốn có
trong hiện thực với ñầy ñủ mọi thành phần, quan hệ và các dấu hiệu biểu hiện của
chúng. Vì thế người nghiên cứu phải có ý thức trách nhiệm nghiêm túc, không
ñược tùy tiện nhào nặn, thêm bớt tư liệu theo ý chủ quan của mình, phải biết sử
dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học.

1.2. Phải nghiên cứu hiện tượng trong các mối liên hệ và quan hệ của
chúng. Vì tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tâm lý con
người ñều có liên quan và tác ñộng qua lại lẫn nhau. Với nguyên tắc này người
nghiên cứu sẽ rút ra ñược các quan hệ phụ thuộc nhân quả và các quy luật ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các thành phần trong cấu trúc tâm lý xã hội.
1.3. Phải nghiên cứu hiện tượng trong sự phát triển của chúng. Hiện
tượng tâm lý xã hội không tồn tại cố ñịnh mà nó thường xuyên biến ñổi về chất.
Nghiên cứu hiện tượng tâm lý xã hội trong quá trình vận ñộng của nó sẽ làm
phong phú thêm nguồn tài liệu, tăng thêm tính khách quan của các cứ liệu giúp ta
ñi vào bản chất của hiện tượng và có thể phát hiện ra những quy luật của chúng.
1.4. Phải nghiên cứu hiện tượng trong một chỉnh thể trọn vẹn. Mỗi sự
vật hiện tượng ñều có một cấu trúc nhất ñịnh phải nghiên cứu từng thành phần
riêng rẽ của hiện tượng ñồng thời nghiên cứu mối quan hệ tác ñộng qua lại của
chúng trong cấu trúc trọn vẹn.
2. Các phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp quan sát
ðây là phương pháp mà người nghiên cứu sử dụng các giác quan, chủ yếu
là thị giác, thính giác ñể nhận biết sự vật hiện tượng.
ðối tượng quan sát có thể gồm các dạng biểu hiện sau:
- Thể hiện qua ngôn ngữ: cường ñộ, tốc ñộ, mức ñộ diễn cảm, ñặc ñiểm
ngôn từ, ngữ pháp, cách phát âm …
- Thể hiện qua phi ngôn ngữ: nét mặt, hành ñộng, cử chỉ di chuyển, trạng
thái ñứng im của con người, khoảng cách giữa người này với người khác, phương
hướng vận ñộng, sự va chạm …
* Ưu ñiểm: Giúp người nghiên cứu nắm bắt kịp thời những thông tin, sự
kiện nảy sinh trong một thời gian ngắn.
* Nhược ñiểm: Phương pháp này làm cho người nghiên cứu dễ bị nhầm lẫn
sự kiện, mất nhiều thời gian, ñôi khi bị ñộng phải chờ ñợi ñối tượng có những
hành vi phù hợp với mục ñích nghiên cứu. Bằng phương pháp quan sát ta mới chỉ
thấy ñược những biểu hiện bên ngoài của ñối tượng và dễ bị ảnh hưởng thái ñộ

chủ quan của nhà nghiên cứu.
2.2. Phương pháp ñiều tra
Dùng ñể nắm bắt những phản ứng tâm lý của một nhóm người nào ñó ñối
với những hiện tượng xã hội ñã hoặc ñang xảy ra nhằm phát hiện những ñặc ñiểm
tâm lý của họ.
Phương pháp này ñược thực hiện theo một hệ thống câu hỏi ñặt ra cho các
thành viên nhóm ñiều tra trả lời. Có các loại câu hỏi như:
+ Câu hỏi ñóng: là các câu hỏi ñưa ra các phương án trả lời, ñòi hỏi khách
thể nghiên cứu phải chọn một hay một số trong các phương án trả lời ñó. Câu hỏi
ñóng có 2 loại: câu hỏi ñóng phân ñôi và câu hỏi ñóng có nhiều phương án trả lời.
Câu hỏi ñóng phân ñôi là câu hỏi có 2 phương án trả lời ñối lập nhau, khách
thể có thể chọn một trong hai phương án trả lời. (Ví dụ: các phương án trả lời “có
hay không”, “ñồng ý hoặc không ñồng ý”). Câu hỏi ñóng có nhiều phương án trả
lời có thể theo các thang ñộ ñánh giá. (Ví dụ: Tốt, khá, trung bình, kém, khó trả lời
…)
+ Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không ñưa ra các phương án trả lời. Theo
yêu cầu của câu hỏi, khách thể trả lời một cách tương ñối tự do theo quan ñiểm
của mình về vấn ñề ñược hỏi.
* Ưu ñiểm: Nghiên cứu trên ñịa bàn rộng, có thể thu thập ý kiến của nhiều
người trong một thời gian ngắn.
* Nhược ñiểm: Tài liệu thu ñược thiên về số lượng và việc trả lời câu hỏi là
ý kiến riêng của từng người nên nó chưa phản ánh ñầy ñủ tâm lý chung của nhóm.
Mặt khác, câu trả lời còn phụ thuộc vào trình ñộ nhận thức, nội dung câu hỏi, tâm
trạng của họ lúc trả lời nên ñộ tin cậy có sự sai lệch ñáng kể.
2.3. Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp trò chuyện trao ñổi, hỏi ñáp nhằm nắm bắt ý kiến một số
người hay một vài vấn ñề xã hội nào ñấy.
Phương pháp này diễn ra dưới hình thức tự do hoặc soạn sẵn.
ðể tạo ra ñược bầu không khí ñầm ấm, thoải mái giữa người hỏi và người
ñược hỏi, cần chú ý một số yêu cầu sau: Các câu hỏi ñưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu,

tránh ñưa câu hỏi quá trực tiếp hoặc quá chung chung. Câu hỏi phải phù hợp với
trình ñộ học vấn, ñiều kiện sống, văn hóa của người ñược hỏi. Cần tránh các câu
hỏi về những vấn ñề tế nhị liên quan ñến người ñược hỏi (như chuyện riêng tư,
việc kiếm tiền …)
* Ưu ñiểm: Do gặp trực tiếp nên ta có thể vừa ñược nghe, vừa nhìn thấy
ñiệu bộ, cảm xúc của người trả lời.
* Nhược ñiểm: Mất nhiều thời gian, thông tin thu ñược ít
2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp tạo ra các tình huống cần thiết tác ñộng vào
ñối tượng một cách chủ ñộng trong những ñiều kiện ñã ñược khống chế ñể tìm
hiểu diễn biến tâm lý của ñối tượng.
Thực nghiệm có thể ñược tiến hành dưới hai hình thức: Thực nghiệm trong
tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
* Ưu ñiểm: Có tính khách quan cao vì mọi chuẩn mực, quy trình ñều ñược
xác ñịnh ñược ñảm bảo tính khoa học.
* Nhược ñiểm: ðó là thực nghiệm với con người nên phức tạp, không dễ sử
dụng khi chưa có cơ sở lý luận về hiệu quả thực nghiệm chặt chẽ rõ ràng. Hơn nữa
hiện tượng tâm lý xã hội có tính lịch sử xã hội nên thí nghiệm ñể tiến hành hầu
như không lặp lại ñược ñể củng cố ñộ tin cậy.
2.5. Phương pháp tạo tình huống ñể thử thách
Phương pháp này thực chất là ñưa con người vào các quan hệ công việc,
quan hệ xã hội có thực ñể họ thực hiện những nhiệm vụ ñược giao trong hoàn cảnh
nhất ñịnh. Trong quá trình hoạt ñộng, họ sẽ bộc lộ các phẩm chất ñạo ñức, trí tuệ,
năng lực một cách chân thực, nhờ ñó người quản lý dự ñoán và ñánh giá tương
ñối chính xác về nhân viên của mình. Từ ñó phân công lao ñộng một cách hợp lý
nhằm khơi dậy tiềm năng của những người lao ñộng dưới quyền.
Tình huống thử thách có thể là tình huống thực, áp dụng phương pháp này
trong tuyển chọn và tiếp nhận nhân viên trước ñây và hiện nay Nhà nước có chế
ñộ tập sự. Thực chất thời gian tập sự là nhằm mục ñích ñưa người lao ñộng vào
công việc ñể thử thách. Trong thời gian thử thách, người lao ñộng thể hiện năng

lực, phẩm chất trí tuệ trong công việc ñúng với trình ñộ nhận thức, chuyên môn,
nghề nghiệp của mình. Việc tạo tình huống ñể thử thách là một phương pháp
nghiên cứu rất quan trọng trong quản lý nhóm xã hội, ñặc biệt ñối với những nhân
viên mới. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này cần kiểm tra chu ñáo ñể
ñánh giá ñúng những năng lực và phẩm chất mà công việc cần.
* Ưu ñiểm: Tổ chức nhanh chóng, sâu sắc và ước lượng chính xác những
phản ứng của người ñược thực hiện, nó có tính khách quan cao.
* Nhược ñiểm: Phương pháp này khá phức tạp vì phải nắm ñược diễn biến
tâm lý của ñối phương, hoàn cảnh sống của họ và nhất là phải tạo tình huống sao
cho hợp lý.
Trên ñây là một số phương pháp nghiên cứu cơ bản, mỗi phương pháp
nghiên cứu khoa học ñều có mặt mạnh, mặt yếu. Muốn nghiên cứu bất cứ một vấn
ñề nào của tâm lý xã hội phải có sự kết hợp các phương pháp, trong ñó sẽ có
phương pháp ñóng vai trò chủ ñạo, các phương pháp khác ñóng vai trò hỗ trợ.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là hiện tượng tâm lý xã hội? Anh (chị) hãy nêu một số hiện tượng tâm
lý xã hội ñang diễn ra trong xã hội hiện nay.
2. Nêu một số nội dung cơ bản của các thời kỳ hình thành tâm lý học xã hội.
3. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý học xã hội? Phân tích ưu ñiểm và nhược ñiểm
của từng phương pháp nghiên cứu.
4. Nêu một số ví dụ thể hiện sự vận dụng phương pháp tạo tình huống ñể thử thách
trong nghiên cứu tâm lý xã hội.










Chương II
CÁC HI
ỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI
VÀ QUY LU
ẬT HÌNH THÀNH



I. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI
1. Bầu không khí tâm lý xã hội
1.1. Khái niệm
Là toàn bộ các trạng thái tâm lý tương ñối ổn ñịnh ñặc trưng cho một tập
thể, nó ảnh hưởng rất mạnh ñến các quan hệ tâm lý và hiệu quả hoạt ñộng của tập
thể ñó.
Bầu không khí tâm lý (BKKTL) là nói tới không gian trong ñó trong ñó
chứa ñựng tâm lý chung của tập thể. Bầu không khí tâm lý gồm ba mặt sau:
Mặt tâm lý: ñó là hiện tượng tinh thần của con người ñược thể hiện trong
hoạt ñộng và giao tiếp (như nhận thức, tình cảm, ý chí …)
Mặt xã hội: bầu không khí tâm lý chỉ ñược xuất hiện qua mối quan hệ giữa
các thành viên trong nhóm xã hội.
Mặt tâm lý xã hội: BKKTL nói lên trạng thái tâm lý chung của các thành
viên trong nhóm như trạng thái vui vẻ, phấn khởi lạc quan, phẫn nộ, căng thẳng…
Có nhiều loại bầu không khí tâm lý xã hội, thông thường bầu không khí tâm lý
mang những ñặc trưng cơ bản của nhóm xã hội.
VD: Bầu không khí lễ hội của cả nước ngày 30/4, bầu không khí cả nước ñi
bầu cử Quốc hội, bầu không khí học tập ở các trường học trong những ngày thi

cuối năm
Bầu không khí tâm lý có vai trò rất quan trọng ñối với ñời sống xã hội. Nó
có tác dụng quy ñịnh toàn bộ cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người
trong nhóm, nó góp phần quy ñịnh sự nảy sinh tính tích cực thực hiện những
nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm xã hội. Nó ảnh hưởng rất lớn ñến tư
tưởng tình cảm và hành vi của mỗi con người trong nhóm xã hội ñó, nó ñặc biệt
quan trọng ñối với những người làm việc trong các lĩnh vực ñòi hỏi sự sáng tạo và
nghệ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu ta thấy rằng: hiệu quả của công việc
trong tập thể, nhân cách của người quản lý lãnh ñạo và bầu không khí tâm lý của
nhóm luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nếu ta sống trong một bầu không khí lành mạnh thân ái trong tập thể sẽ tạo
ra tâm trạng phấn khởi vui vẻ ở mỗi thành viên, làm tăng thêm tính tích cực của họ
trong công việc thực hiện các nhiệm vụ ñược giao. Ngược lại, nếu sống trong bầu
không khí ảm ñạm, mất tự do, dân chủ, mọi người lạnh nhạt với nhau, căng thẳng,
xung ñột sẽ dẫn tới rối loạn nhịp ñộ tốc ñộ lao ñộng làm cho sản phẩm kém giá
trị về chất lượng, không khí uể oải, buồn chán, thờ ơ bao trùm Trong tình huống
ñó thì người lãnh ñạo cần phải tìm hiểu nguyên nhân nào ñã gây ra BKKTL tiêu
cực ñó ñể giải quyết tận gốc. Tránh lối giải quyết chủ quan duy ý chí, vội vàng qui
chụp, ñàn áp…Bởi vì cách giải quyết ñó chỉ làm cho bầu không khí tâm lý thêm
căng thẳng chứ không giải quyết ñược vấn ñề.
Vì vậy, việc hình thành BKKTL tốt ñẹp trong tập thể không chỉ là nhiệm vụ
bắt buộc mà còn là nhiệm vụ phức tạp ñòi hỏi sự cố gắng của tất cả các thành viên
trong tập thể, trong ñó vai trò hàng ñầu thuộc về phong cách của người lãnh ñạo.

1.2. Biểu hiện của bầu không khí tâm lý
Bầu không khí tâm lý phản ánh những ñiều kiện quản lý tổ chức và cơ sở
vật chất trong hoạt ñộng cùng nhau, trong thái ñộ của con người với nhau, nên nó
ñược biểu hiện ở một số ñiểm sau:
1.2.1. Bầu không khí tâm lý ñược biểu hiện thông qua các mối quan hệ
giữa các cá nhân trong nhóm. BKKTL ñược hình thành từ các mối quan hệ tác

ñộng qua lại giữa con người với con người, nhưng nó không phải là tổng thể các
phẩm chất cá nhân của từng thành viên. Thực tế ñã chứng minh ở những cá nhân
tốt có thể nảy sinh những quan hệ xấu với nhau và ngược lại ở những người có
thiếu sót chưa hẳn ñã có quan hệ xấu với nhau. Trong tập thể, nếu quan hệ giữa
các thành viên diễn ra một cách thoải mái, mọi người ñều có cảm giác mình không
bị giới hạn bởi một ñiều gì, mọi hoạt ñộng của con người ñược diễn ra một cách tự
do, kỷ luật không làm mọi người nơm nớp lo sợ khi thực hiện nhiệm vụ thì tập thể
luôn có bầu không khí tâm lý tích cực.
1.2.2. Bầu không khí tâm lý ñược biểu hiện ở thái ñộ của mọi người ñối
với công việc chung, với bạn bè và với người lãnh ñạo của họ. Thái ñộ ñối với
công việc chung, với bạn bè và với người lãnh ñạo ñược phát triển và củng cố
trong quá trình các thành viên lao ñộng cùng nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào tính
chất và phong cách của người lãnh ñạo, nếu người lãnh ñạo hay cáu gắt, coi
thường người thừa hành, dễ nặng lời với nhân viên, sẽ tạo bầu không khí nặng nề,
làm giảm hiệu quả lao ñộng. Vì thế người lãnh ñạo cần phải hiểu biết sâu sắc về
tập thể của mình cũng như quan hệ giữa các thành viên trong tập thể với nhau và
thái ñộ của họ ñối với công việc, ñối với cuộc sống. Muốn xây dựng bầu không
khí tâm lý tích cực thì ngưòi lãnh ñạo phải tìm hiểu tùy thuộc vào trạng thái của
từng tình huống mà sử dụng những biện pháp ñể khắc phục những tồn tại trong tập
thể không nên rập khuôn máy móc. Bởi vì, cùng một tác ñộng tâm lý nhưng có thể
gây ra những phản ứng khác nhau trong cùng một nhóm.
1.2.3. Bầu không khí tâm lý ñược thể hiện ở sự thỏa mãn về công việc
do mỗi người trong nhóm ñảm nhận. Trong tập thể có bầu không khí tâm lý tốt
thì các thành viên thường cảm thấy hài lòng thoả mãn với công việc mình phụ
trách, các thành viên luôn ñộng viên ñoàn kết giúp ñỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm
vụ của tập thể. Ví dụ: Trong tập thể thường diễn ra cuộc thảo luận sôi nổi về
những vấn ñề có liên quan tới số phận của cá nhân, của tập thể, ñặc biệt là ñối với
việc nâng cao hiệu suất lao ñộng của tập thể. ðiều ñó, biểu hiện ở sự quan tâm lẫn
nhau của các thành viên trong tập thể, ñảm bảo lợi ích của ñồng nghiệp, biểu hiện
sự gắn bó lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể. Trong tập thể, mọi thành viên

ñược phân công nhiệm vụ rõ ràng, vị trí của từng người ít bị xáo trộn. Mỗi người
ñều nghiêm túc có trách nhiệm thực hiện công việc ñược giao với kết quả cao,
ñiều này phản ánh tốt mối quan hệ giữa người lao ñộng với công việc, biểu hiện sự
ổn ñịnh về mặt tình cảm với việc làm, không có sự chắp vá, tạm bợ
Muốn xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể thì cần phải tổ
chức lao ñộng có khoa học. Phải chú ý tới các yếu tố ñộng viên khích lệ, ñộng viên
tinh thần và vật chất ñối với người lao ñộng ñể tránh những xung ñột có thể xảy ra
trong tập thể.
1.2.4. Sự tương ñồng tâm lý và sự xung ñột tâm lý
Sự tương ñồng tâm lý: là sự phối hợp tối ưu những phẩm chất nhân cách
của mọi người trong hoạt ñộng chung. Sự tương ñồng sẽ thuận lợi cho việc nâng
cao năng suất lao ñộng và thỏa mãn sự hài lòng của các cá nhân. Có nhiều dạng
tương ñồng tâm lý: tương ñồng về thể chất, về ñặc ñiểm tâm sinh lý, về mặt tâm lý
xã hội
Sự xung ñột tâm lý: là sự mâu thuẫn của các thành viên có ñụng chạm ñến
quyền lợi vật chất, ñến uy tín danh dự và giá trị ñạo ñức dẫn ñến sự bất lực trong
trong việc kết hợp ñồng bộ và sự hiểu biết lẫn nhau của một nhóm hay các cá nhân
trong xã hội. Sự xung ñột tâm lý là do có mâu thuẫn trong tập thể gây ra, nhưng
không phải bất cứ mâu thuẫn nào cũng gọi là xung ñột. Có các dạng xung ñột sau:
Xung ñột giả: là một kẻ sinh sự và một kẻ phản bác. Kẻ sinh sự thường
chống ñối mạnh, ñôi khi giấu mặt, nói xấu sau lưng, nhận xét vụng trộm
Xung ñột tương ñồng: cả hai bên cùng chống ñối lẫn nhau do cả hai cùng
xâm phạm quyền lợi của nhau và có sự hiểu lầm ngộ nhận lẫn nhau, không ai chịu
ai nên tìm mọi cơ hội ñể gây nên xung ñột.
Xung ñột phức tạp: loại xung ñột này ñược xuất phát từ nhiều lý do và
nhiều ñộng cơ khác nhau. Thậm chí hai bên bỏ qua nguyên nhân chính của mối bất
ñồng mà quay ra sỉ vả, chỉ trích xúc phạm lẫn nhau.
Xung ñột bùng nổ: là sau một thời gian hai bên ngấm ngầm chịu ñựng nhau
và trong khoảng khắc sự bực bội ñạt tới cực ñiểm và xung ñột bùng nổ.
Nguyên nhân dẫn tới sự xung ñột của nhóm:

Do tập thể không có tổ chức kỷ luật hay kỷ luật không nghiêm do năng lực
cán bộ quản lý yếu.
Do ñiều kiện lao ñộng khó khăn, thiếu hợp lý trong ñãi ngộ (như mức sống
thấp, mức lương không hợp lý, ñiều kiện làm việc ñộc hại, nhiều nguy hiểm )
Do thiếu hiểu biết, thiếu tương hợp, nói xấu lẫn nhau, xúc phạm danh dự,
uy tín của nhau trong tập thể có tính cách xấu như: kèn cựa, ñộc ác, thủ ñoạn, ích
kỷ, mưu mô, tham lam,
Do sự khác biệt về lợi ích, ý kiến, quan ñiểm, nhu cầu, cách ứng xử… Một
nguyên nhân quan trọng khác thường dẫn ñến xung ñột của nhóm là sự khát vọng
về quyền lực của các cá nhân. Khi trong tập thể xuất hiện xung ñột ta phải tìm hiểu
nguyên nhân ñể tìm ra biện pháp khắc phục xung ñột.
1.3. Chỉ tiêu ñánh giá bầu không khí
- Sự tín nhiệm và tính ñòi hỏi cao của các thành viên trong nhóm.
- Phê bình có thiện chí.
- Mọi người tự do phát biểu ý kiến về những vấn ñề có liên quan ñến tập
thể.
- Không có áp lực của người lãnh ñạo ñối với các người bị lãnh ñạo.
- Các thành viên trong tập thể có sự ñồng cảm giúp ñỡ nhau khi gặp khó
khăn.
Dựa vào những tiêu chuẩn trên mà người lãnh ñạo cần chú ý ñể xây dựng
BKKTL của tập thể một cách hợp lý nhằm thúc ñẩy tính tích cực hoạt ñộng của
các thành viên trong tập thể, nâng cao hiệu quả lao ñộng của tập thể.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý xã hội
1.4.1. Phong cách làm việc của người lãnh ñạo
Người lãnh ñạo biết cách tổ chức quản lý, biết tôn trọng nhân cách, biết
khơi dậy tính tích cực sáng tạo của các thành viên. Người lãnh ñạo không nên là
một người mà lúc nào cũng khó ñăm ñăm với người cấp dưới của mình mà phải
vui tươi, niềm nở, lịch thiệp. Nếu thấy một người ñáng khen thì phải kịp thời có
những lời khen thích ñáng, khi trừng phạt thì phải có sự thận trọng cao ñộ. Người
lãnh ñạo cần biết nói và biết nghe, phải hiểu biết người dưới quyền, quan tâm ñến

ñời sống của họ, ñộng viên họ những lúc cần thiết, hỏi han về gia ñình, ñó là
phương pháp có hiệu quả ñể tạo bầu không khí tâm lý tốt.


1.4.2. Sự lây lan tâm lý
Người lãnh ñạo có óc hài hước sẽ tạo bầu không khí thoải mái dễ chịu, tạo
ra quan hệ thân mật, cởi mở với mọi người. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về
TLHXH cho thấy: nếu một tập thể toàn nam giới hoặc toàn nữ giới, thì hiệu quả
lao ñộng thường không cao so với tập thể có cả nam và nữ.
1.4.3. ðiều kiện lao ñộng
Môi trường lao ñộng phải ñược ñảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ như: phải ñủ ánh
sáng, ñược trang trí phù hợp với ñiều kiện lao ñộng, không có nhiều tiếng ồn,
trang phục của người lao ñộng phải phù hợp với loại lao ñộng. Nơi làm việc không
ngăn nắp sẽ làm cho người lao ñộng có thói quen cẩu thả, dễ dẫn ñến các tai nạn
lao ñộng làm cho người lao ñộng không an tâm, ñiều ñó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả
lao ñộng.
1.4.4. Lợi ích
Lợi ích vật chất có ảnh hưởng rất lớn ñến bầu không khí tâm lý xã hội. Khi
ñời sống xã hội ñược nâng cao sẽ tạo ra bầu không khí phấn khởi êm ấm, mọi
người có trách nhiệm hơn với công việc.
2. Tâm trạng xã hội
2.1. Khái niệm
Là một hiện tượng phổ biến, thường nảy sinh như một phản ứng tự nhiên,
tất yếu của con người ñối với những hiện tượng, những sự kiện, những biến ñộng
quan trọng ñã và ñang xảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết ñến sự thoả
mãn hay không thoả mãn những nhu cầu vật chất hay tinh thần của họ.
Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của cá nhân hay tập thể, nó là một hiện
tượng phổ biến nảy sinh ở cả nhóm lớn và nhóm nhỏ, nó xuất hiện trong tất cả các
lĩnh vực của ñời sống xã hội như: học tập, lao ñộng, vui chơi, sinh hoạt Tâm
trạng có ảnh hưởng ñến quá trình sinh lý của con người: Có thể thúc ñẩy hoặc ức

chế hoạt ñộng, làm nhiễu loạn các quá trình sinh lý và có khi làm cá nhân có hành
vi bột phát ngoài ý muốn, làm méo mó nhân cách.
2.2. Các loại tâm trạng xã hội
Trong xã hội có nhiều loại tâm trạng khác nhau như: tâm trạng chính trị,
tâm trạng nghề nghiệp, tâm trạng sinh hoạt Tuy nhiên, căn cứ vào các tính chất
của tâm trạng xã hội ñể phân loại:
2.2.1. Tâm trạng xã hội tích cực: ðó là tâm trạng dễ chịu, lạc quan, phấn
khởi hân hoan, loại tâm trạng này ảnh hưởng ñến thái ñộ của mọi người, ñến quá
trình chuyển hóa cơ thể. Nhờ vậy hoạt ñộng tâm lý cũng ñược nâng cao: con người
nhanh trí hơn, tháo vát hơn, quá trình xuất hiện mệt mỏi trong lao ñộng nảy sinh
chậm, quan hệ giữa người với người cởi mở hơn, mọi người quan tâm và mong
muốn hợp tác với nhau.
2.2.2. Tâm trạng xã hội tiêu cực: ðó là tâm trạng bi quan, ủy mị, hoảng
loạn, chán chường, buồn bực… Loại tâm trạng này kìm hãm hoạt ñộng của con
người, gây một tâm lý nặng nề trong tập thể, trong xã hội. Tâm trạng xã hội tiêu
cực làm cho tính tích cực mỗi thành viên bị giảm sút, phản ứng sinh lý cũng như
tâm lý bị rối loạn, tư duy rời rạc, luẩn quẩn sinh ñãng trí, tính nhạy cảm giảm sút,
làm việc chóng mệt mỏi.
Việc khắc phục tâm trạng tiêu cực có thể bằng cách giáo dục ý thức về các
giá trị, các ñịnh hướng chuẩn mực, bằng việc nêu gương những nhân tố tích cực
trong ñời sống, bằng việc giáo dục ý thức về sự cần thiết phải ñạt tới những mục
tiêu có ý nghĩa quan trọng của tập thể. Những việc làm này sẽ kích thích ñược
những rung cảm tích cực ở mỗi con người làm cho tập thể sảng khoái tinh thần,
làm cơ thể khỏe khoắn.
2.3. ðiều kiện hình thành tâm trạng xã hội
Tâm trạng ñến với mỗi cá nhân thường bất ngờ không chủ ñịnh. V.I.Lênin
ñã coi: “Tâm trạng là cái gì hầu như là mù quáng, vô thức và không lường trước
ñược” Tâm trạng xã hội có thể ñược hình thành bằng con ñường tự phát hoặc tự
giác.
Tâm trạng xã hội chịu sự tác ñộng của yếu tố khách quan và chủ quan, nó

ñược tồn tại trong một thời gian nhất ñịnh. Nó có nguồn gốc từ hiện thực xã hội,
nó vừa phản ánh thực tại xã hội, vừa phản ánh nhu cầu nguyện vọng của quần
chúng. Vì vậy muốn hình thành tâm trạng xã hội tích cực thì cần phải tìm hiểu
nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt ñược những nhu cầu của họ, qua ñó xác
ñịnh ñược tác ñộng của cuộc sống hiện thực ñối với họ.
Việc hình thành tâm trạng xã hội tích cực không chỉ ñơn thuần bằng yếu tố
tâm lý hay chỉ bằng những lời lý thuyết suông, mà cần phải tác ñộng vào tâm trạng
xã hội bằng những hành ñộng cụ thể thiết thực như:
- ðẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá xã hội của ñất nước
- Mở rộng sự dân chủ trong quản lý và trong sinh hoạt xã hội
- Tăng cường sự nghiêm minh của pháp luật
- Quan tâm ñến ñời sống của quần chúng nhân dân
Bên cạnh ñó có thể thông qua các phương tiện thông tin ñại chúng và các
loại hình nghệ thuật ñể làm phong phú ñời sống tinh thần của nhân dân, giúp mọi
người vươn tới cái ñúng, cái ñẹp, có ý thức chống lại những thói hư tật xấu, những
âm mưu phá hoại của kẻ thù. Chẳng hạn thường xuyên tổ chức các buổi văn nghệ,
giao lưu, chiếu phim…trong các trường học, trong cộng ñồng ñể tạo ra tâm trạng
tích cực.
Tâm trạng xã hội phản ánh các biến ñổi quan trọng bên trong hoặc bên
ngoài của cuộc sống xã hội. Nếu trong xã hội ñiều kiện kinh tế ñược cải thiện, ñời
sống tinh thần ñược nâng cao thì tâm trạng của mọi người thường theo hướng tích
cực. Vì thế A.X.Macarenco nhà sư phạm xuất sắc Nga ñã coi việc hình thành tâm
trạng tích cực trong tập thể lao ñộng là việc làm bắt buộc của người quản lý.
3. Dư luận xã hội
3.1. Khái niệm
Dư luận xã hội (DLXH) là sự phán ñoán, ñánh giá và thái ñộ biểu cảm của
các thành viên trong tập thể về những sự kiện, biến cố nào ñó trong nội bộ tập thể
hoặc trong xã hội mà họ quan tâm.
Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần xã hội phức tạp nó tồn tại trong
tất cả các giai ñoạn lịch sử, nó là một trong những phương thức tồn tại của ý thức

xã hội. Dư luận xã hội dù là phán ñoán của cá nhân hay của tập thể nhưng bao giờ
nó cũng biểu hiện sự tập trung của: nhận thức, lý trí và nhu cầu nguyện vọng của
tập thể. Từ xa xưa người ta ñã thấy dư luận xã hội có sức mạnh rất mãnh liệt, nó
có sức mạnh vô hình thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt ñộng của ñời sống xã hội.
Người ta ñã so sánh DLXH như là “áp lực của khí quyển”, con người có thể cảm
nhận nó nhưng không thể trực tiếp nhìn thấy nó bằng mắt thường, nó ñược tồn tại
trong mọi ngõ ngách của ñời sống xã hội.
* ðặc ñiểm của dư luận xã hội:
- Dư luận xã hội mang tính chất công chúng.
- Dư luận xã hội có quan hệ chặt chẽ với quyền lợi của cá nhân và của
nhóm.
- Dư luận xã hội cũng dễ dàng thay ñổi.
* Các loại dư luận xã hội:
DLXH xuất hiện như là sản phẩm nhận thức những vấn ñề xã hội cấp bách
và ñòi hỏi phải ñược giải quyết. DLXH ñược hình thành một cách tự phát hoặc tự
giác. DLXH có hai loại: Dư luận chính thức và dư luận không chính thức.
+ Dư luận chính thức: là dư luận ñược tồn tại công khai, ñược người lãnh
ñạo và tập thể thừa nhận, nó ñược lan truyền bằng con ñường chính thức.
+ Dư luận không chính thức: là những dư luận không công khai, nó ñược
lan truyền một cách tự phát.
Loại dư luận này có thể ñúng hoặc có thể sai, nhưng bên trong nó thường
chứa ñựng những yếu tố không chính xác, làm cho phán ñoán mang tính chất mơ
hồ và nó có thể là tin ñồn.
Tin ñồn là những thông tin không chính thức, có thể nó chứa một phần sự
thật, ít nhiều ñược cấu trúc lại theo các quy luật tâm lý, bị làm méo mó ñi trong
quá trình truyền miệng. Nó ñược lan truyền rất nhanh và thường gây ra hậu quả
không tốt, tai hại nhất là những thông tin mang tính chất phá hoại.
Thực nghiệm cho thấy các cá thể trong khi truyền bá các tin ñồn, vấp phải
khó khăn là làm sao nhớ ñược ñầy ñủ các yếu tố và cả cấu trúc của tin ñồn. Họ
phải cấu trúc lại, ñiều chỉnh lại theo phương thức hiểu và theo lợi ích riêng của họ.

Sự chiếm hữu chủ quan ñã gây ra sự biến dạng của các tin ñồn.
Nếu trong tập thể có xuất hiện tin ñồn thì cũng phần nào cho biết tình trạng
của tập thể ở một khía cạnh nào ñó. Vì vậy, người lãnh ñạo cần phải tìm hiểu kỹ
về tin ñồn (như: nội dung tin ñồn, mục ñích và tính chất, mức ñộ ảnh hưởng của
tin ñồn, ai là người ñưa ra tin ñồn ) ñể có biện pháp giải quyết hợp lý (nên dùng
biện pháp tế nhị ñể ngăn chặn tin ñồn, cung cấp ñầy ñủ thông tin cho quần chúng
ñể họ có khả năng nhận ñịnh phán xét vấn ñề cho ñúng ñắn )
Dư luận xã hội dù có vai trò quan trọng nhưng nó cũng giống con dao hai
lưỡi: nó có thể khuyến khích cổ vũ cái ñúng, cái mới và lên án cái bảo thủ lạc hậu,
cái không phù hợp với lợi ích của xã hội. Bên cạnh ñó, nó cũng chứa ñựng và xúi
giục cái xấu cái lạc hậu. Vì vậy, ta không nên ñể mặc cho dư luận xã hội diễn ra
một cách tự phát mà cần phải biết hướng dẫn dư luận xã hội phát triển theo hướng
tích cực.
3.2. Vai trò của dư luận xã hội
b Dư luận xã hội biểu thị thái ñộ của ña số người trong cộng ñồng, là quan
ñiểm, cảm xúc, ý chí của tập thể nó có sức mạnh rất to lớn và có vai trò quan trọng
trong ñời sống xã hội.
c 3.2.1. Dư luận xã hội ñóng vai trò ñiều hòa các mối quan hệ và hành vi xã
hội. Khi trong xã hội hay tập thể xảy ra những biến cố lớn ñụng chạm tới lợi ích
của cộng ñồng thì dư luận xã hội ñược hình thành một cách nhanh chóng và rộng
rãi, nó có tác dụng ñịnh hướng hành vi và hoạt ñộng của quần chúng theo các
chuẩn mực ñạo ñức xã hội và các giá trị xã hội. Trên cơ sở ñánh giá, phán xét các
sự kiện hiện tượng DLXH nêu ra các chuẩn mực hướng dẫn những việc ta nên làm
và những việc ta nên tránh. Nó làm cho các phong tục tập quán, truyền thống ñã có
phát huy ñược tác dụng và có ảnh hưởng tích cực tới các thành viên trong xã hội.
3.2.2. Dư luận xã hội có thể kiềm chế hoặc kích thích sự phát triển các quá
trình tâm lý tích cực, hạn chế những tiêu cực trong quan hệ xã hội, trong các nhóm
xã hội. Việc làm xây nhà tình nghĩa; hội từ thiện ủng hộ người nghèo khó, cô
ñơn ñó là những dư luận xã hội hướng vào lòng nhân hậu, nhân ái của con người
ñối với ñồng loại.

3.2.3. Dư luận xã hội còn có vai trò giáo dục con người, nó như là một
phương tiện tác ñộng, ñiều khiển ñiều chỉnh tâm lý của các thành viên trong tập
thể. Dư luận xã hội có tác ñộng vào ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân có
những hành vi, thái ñộ cho phù hợp với các chuẩn mực hành vi xã hội, phù hợp
với ñạo lý của con người. Nó là công cụ giáo dục có sức thuyết phục mọi người
trong xã hội thực hiện chủ trương chính sách của ðảng và nhà nước. Dư luận xã
hội có tác dụng giáo dục nhiều khi còn mạnh hơn cả biện pháp hành chính.
3.2.4. Dư luận xã hội còn thực hiện chức năng cố vấn cho các tổ chức, các
cơ quan có chức năng giải quyết các vấn ñề có liên quan tới cộng ñồng.
Tóm lại: Dư luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong các giai ñoạn phát
triển của tập thể. Dư luận xã hội lành mạnh là sức mạnh tinh thần duy trì sự ổn
ñịnh bền vững của nhóm xã hội, nó là yếu tố thúc ñẩy sự phát triển các nhóm xã
hội theo các ñịnh hướng ñã ñược xây dựng. Sự thành công hay mọi rạn nứt của tập
thể cũng thường bắt ñầu từ dư luận xã hội.
3.3. Các giai ñoạn hình thành dư luận xã hội
3.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành dư luận xã hội
- Dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất của các sự kiện, hiện tượng xảy ra
trong xã hội. Những sự kiện hiện tượng liên quan ñến quyền lợi của nhiều thành
viên trong nhóm thì dư luận xã hội sẽ ñược hình thành nhanh chóng và mạnh mẽ
hơn là khi nó chỉ liên quan ñến quyền lợi của số ít người.
- Phụ thuộc vào tâm thế xã hội. Nếu quần chúng ñược chuẩn bị tốt về tư
tưởng trước khi xảy ra những sự kiện hiện tượng thì có thể ñiều khiển ñược dư
luận xã hội.
- Phụ thuộc vào trình ñộ hiểu biết, hệ tư tưởng số lượng và chất lượng của
thông tin. Những yếu tố ñó có thể tác ñộng ñến khuynh hướng, nội dung và chiều
sâu của dư luận xã hội. Nếu thông tin không ñầy ñủ rõ ràng thì làm cho phán ñoán
mang tính chất mơ hồ và ñó có thể chỉ là tin ñồn chứ chưa chắc ñã là dư luận xã
hội.
- Phụ thuộc vào thói quen, nếp nghĩ, tâm trạng, ý chí, tình cảm của cộng
ñồng người. Nếu trong cộng ñồng xã hội có tâm trạng tốt tích cực thì sự nhận xét

ñánh giá về các sự kiện, hiện tượng sẽ khác khi trong xã hội có tâm trạng tiêu cực.
3.3.2. Các giai ñoạn hình thành dư luận xã hội
- Giai ñoạn I: Xuất hiện những sự kiện, hiện tượng có nhiều người chứng
kiến và suy nghĩ về những sự kiện hiện tượng ñó.
- Giai ñoạn II: Có sự trao ñổi giữa người này và người khác về các sự kiện
ñó. Trong giai ñoạn này có sự chuyển từ ý thức của cá nhân sang ý thức của xã
hội.
- Giai ñoạn III: Ý kiến của nhiều người dần dần ñược thống nhất lại xung
quanh những vấn ñề cơ bản. Trên cơ sở ñó hình thành sự phán xét, ñánh giá chung
thỏa mãn ñại ña số người trong cộng ñồng.
- Giai ñoạn IV: Từ sự phán xét ñánh giá chung ñi ñến sự thống nhất về
quan ñiểm, nhận thức và hành ñộng hình thành nên dư luận chung.
Quá trình hình thành dư luận xã hội là sản phẩm của giao tiếp xã hội. Muốn
nắm ñược dư luận xã hội và sử dụng nó như là phương tiện giáo dục có sức thuyết
phục quần chúng ta phải nắm ñược quá trình nảy sinh hình thành của nó, biết ñiều
chỉnh theo hướng có lợi cho sự phát triển của xã hội.
4. Truyền thống
4.1. Khái niệm
Truyền thống là những ñức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống ñược hình
thành trong ñời sống và ñược xã hội công nhận, nó ñược truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác và có tác dụng to lớn ñối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Là tài sản
tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau.
Khi nói về truyền thống thì có nhiều cách tiếp cận với khái niệm truyền
thống. Nhưng dưới góc ñộ TLHXH coi truyền thống là những di sản tinh thần nó
mang tính liên tục và luôn ñược kế thừa. Truyền thống luôn gắn liền với sự tồn tại
và phát triển trong con người, nó theo chiều hướng của tương lai. Mỗi người ñều
mang trong mình những giá trị truyền thống ở các mức ñộ khác nhau. Truyền
thống là do con người xây dựng và phát triển, nó là một mặt không thể thiếu ñược
của nền văn minh. Nó ñược coi là thứ keo kết dính các thành viên với nhau làm
cho tập thể trở thành một chỉnh thể ñoàn kết và thống nhất. Vì vậy mà truyền

thống có sức mạnh to lớn trong ñời sống xã hội. Ví dụ: truyền thống tôn sư trọng
ñạo, kính già yêu trẻ, lá lành ñùm lá rách
Truyền thống có sức mạnh to lớn trong ñời sống xã hội, bởi lẽ truyền thống
có các ñặc ñiểm cơ bản: tính chất quần chúng, tính ổn ñịnh bền vững, tính kế thừa
và sáng tạo, tính tiến bộ và dễ gây cảm xúc.
Cùng với ñặc ñiểm cơ bản thì truyền thống thể hiện vai trò duy trì trật tự
các quan hệ xã hội, ñảm bảo sự ổn ñịnh mọi hoạt ñộng và sinh hoạt của các thành
viên trong nhóm. Truyền thống góp phần xây dựng những chuẩn mực khuôn mẫu
hành vi ứng xử trong các quan hệ xã hội ổn ñịnh cho các thành viên trong nhóm,
ñặc biệt là ñối với thế hệ trẻ. Ví dụ: sự “tôn sư trọng ñạo” hay “kính trên nhường
dưới” Truyền thống tạo ra sự khác biệt ñộc ñáo cần thiết giữa các nhóm xã hội,
giữa các cộng ñồng trong cuộc sống sinh hoạt.
4.2. Các loại hình truyền thống
Truyền thống ñược tồn tại dưới hai dạng: Lịch sử vật thể và lịch sử tinh
thần.
- Căn cứ vào nội dung của truyền thống ta có: Truyền thống cách mạng,
truyền thống dân tộc, truyền thống lao ñộng, chiến ñấu, truyền thống thể thao
- Căn cứ vào ý nghĩa tích cực của truyền thống ta có: Truyền thống tốt ñẹp,
tiến bộ ñồng thời cũng có truyền thống xấu, lạc hậu. ðiều này cũng dễ hiểu bởi lẽ
cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ kinh tế, ñiều kiện sống thay ñổi… Vì
thế nên có thể có truyền thống ñối với xã hội hiện ñại sẽ trở nên lạc hậu, không
còn thích hợp nữa
Nói ñến truyền thống là nói ñến phong tục tập quán, lễ hội mang bản sắc
dân tộc ñược truyền từ ñời này sang ñời khác. Nhưng truyền thống bao giờ cũng
thay ñổi chậm hơn lạc hậu hơn so với sự thay ñổi của hình thái kinh tế xã hội, vì
thế ta phải kế thừa truyền thống một cách sáng tạo có chọn lọc.
Phong tục tập quán: Là một mặt biểu hiện của truyền thống, ñó là những
thói quen xã hội mang các ñặc trưng trong lối sống của một cộng ñồng của dân
tộc, ñược biểu hiện trong cách ăn mặc, cách ứng xử, trong quan hệ xã hội, trong lễ
tết hội hè, trong cả lao ñộng sản xuất Phong tục mang tính chất cộng ñồng, tính

ổn ñịnh và tính truyền thống.
Lễ hội: Là bộ phận cấu thành phong tục của một dân tộc. Ở nước ta, theo
thống kê chưa ñầy ñủ, trong một năm ở các vùng trên ñất nước có hơn 40 lễ hội
chính. Lễ: là một hệ thống hành ñộng ñặc biệt mang tính cách ñiệu, ñể biểu thị
một sự trân trọng, lòng ngưỡng mộ của công chúng ñối với ñối tượng ñược cử lễ.
Hội: là hệ thống những hình thức vui chơi, giải trí có tính truyền thống của dân
tộc, của ñịa phương
Tóm lại: Truyền thống, phong tục tập quán và lễ hội là các yếu tố mang
ñậm ñà bản sắc tâm lý dân tộc, nhưng khi khôi phục lại lễ hội, phong tục tập quán
cần chú ý chọn lựa những cái tốt ñẹp, chống khôi phục những truyền thống bảo
thủ lạc hậu không phù hợp với xã hội hiện nay.
4.3. Sự hình thành và phát triển truyền thống
Truyền thống ñược tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt ñộng sáng tạo của con
người, của tập thể, của cộng ñồng dân tộc. Bản chất của truyền thống là sự lặp ñi,
lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh
nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau.
Truyền thống có chức năng thông báo thông tin, ñiều chỉnh và giáo dục
Nhờ các chức năng ñó mà các chuẩn mực hành vi hoạt ñộng và nguyên tắc của các
mối quan hệ xã hội, những kinh nghiệm sống và ñấu tranh, những giá trị văn hoá
tinh thần của con người ñược lưu truyền và phát triển. Lịch sử Việt Nam có 4000
năm dựng nước và giữ nước ñã ñể lại cho thế hệ trẻ một kho tàng truyền thống dân
tộc, cách mạng vô cùng phong phú và ñộc ñáo. Nó ñược thể hiện qua hàng trăm di
tích lịch sử văn hoá; hệ thống các nhà bảo tàng, lăng tẩm, ñền chùa miếu mạo;
những pho sách tư liệu phong phú và quí giá, những kinh nghiệm trong lao ñộng
sản xuất, chiến ñấu và sinh hoạt ñược lưu truyền sâu rộng trong nhân dân, truyền
thống dân tộc ñược thể hiện ở các ñặc trưng văn hóa, văn học nghệ thuật, lối
sống nó cũng bao hàm những vấn ñề tâm lý dân tộc và ñược thể hiện trong văn
học dân gian, ca dao tục ngữ, dân ca, truyện tiếu lâm Việt Nam
Ông cha ta ñời này qua ñời khác ñã coi trọng việc xây dựng những truyền
thống tốt ñẹp và chuyển giao nó cho các thế hệ con cháu mai sau. Do vậy, việc

giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một vấn ñề mà xã hội và các nhà giáo dục
cần quan tâm.
Con ñường giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ: Nhà trường, xã hội và gia
ñình cần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống lao ñộng cần cù, sáng tạo, ñoàn kết,
thương yêu ñùm bọc lẫn nhau, truyền thống hiếu học, tinh thần tôn sư trọng ñạo
bằng cách tổ chức cho học sinh tiếp xúc các nhân vật lịch sử, tham quan du lịch
các khu di tích lịch sử văn hoá. Giáo dục truyền thống thông qua hệ thống thông
tin ñại chúng, qua các loại hình nghệ thuật, qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ cần phải bồi dưỡng và giáo dục
những truyền thống tốt ñẹp, tiến bộ của dân tộc. Phải giúp cho thế hệ trẻ kế thừa
và phát triển những truyền thống ñó một cách sáng tạo. Bên cạnh việc giáo dục
truyền thống tốt ñẹp cho thế hệ trẻ, cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ có thái ñộ ñấu
tranh xoá bỏ những truyền thống, phong tục tập quán xấu, ñồng thời xây dựng và
phát triển những truyền thống mới. Việc chống lại những truyền thống, phong tục
lạc hậu ta không nên sử dụng sức mạnh quyền lực, không nên dùng bạo lực ñể áp
ñảo, mà chủ yếu là phải biết tuyên truyền giáo dục từ từ. Việc xoá bỏ những
truyền thống xấu lạc hậu là một công việc rất khó khăn, phức tạp ñòi hỏi phải
ñược tiến hành trong thời gian dài, không nên nóng vội.
II. CÁC QUY LUẬT HÌNH THÀNH TÂM LÝ XÃ HỘi
1. Quy luật kế thừa
Khi nói ñến tính kế thừa, người ta thường nói tính kế thừa sinh vật, tức là
truyền lại những ñặc ñiểm giải phẫu sinh lý từ ñời này sanh ñời khác nhờ “gien”.
Bên cạnh ñó còn có tính kế thừa xã hội - lịch sử, tức là truyền từ ñời này sang ñời
khác những phương tiện sinh hoạt vật chất, nền văn hóa tinh thần. Sự kế thừa tâm
lý xã hội là một hiện tượng phức tạp, chúng không phát triển theo quy luật di
truyền mà theo quy luật xã hội.
Tính kế thừa xã hội ñược hiểu như là sự truyền ñạt từ thế hệ này sang thế hệ
khác những giá trị vật chất (như công cụ lao ñộng, ñồ dùng, công trình văn hóa …)
và những giá trị tinh thần (kinh nghiệm sản xuất, truyền thống, phong tục tập
quán…) Sự kế thừa tâm lý xã hội của ông cha ta không phải dưới hình thức có sẵn

mà bằng hoạt ñộng sáng tạo của mình, thế hệ sau kế thừa tâm lý, kinh nghiệm của
thế hệ trước có chọn lọc, cải biến, bổ sung vào những cái mới.
Sự kế thừa tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau không giống nhau.
* Tuổi nhi ñồng: tiếp nhận một cách vô ñiều kiện tâm lý của người lớn.
* Tuổi thiếu niên: Có thái ñộ phê phán cái ñã có mặc dù chưa hẳn các em
ñã ñưa ra ñược lý lẽ xác ñáng ñể bảo vệ quan ñiểm của mình. Nên ta có thể thấy
hiện tượng là các em có thể phủ nhận tất cả mọi thứ ảnh hưởng. Nhưng mặt khác
các em lại sao chép bắt chước cách xử sự của người lớn mà các em cho là có uy
tín.
* Tuổi thanh niên: Nghe theo người lớn, nhưng chỉ tiếp thu cái gì mà chúng
cho là tiến bộ. Thanh niên muốn tự vạch kế hoạch về ñường ñời, xác ñịnh cho bản
thân những quan ñiểm sống và có cách ñánh giá riêng.
* Tuổi trưởng thành: Ở tuổi này, phần nhiều là ñiều chỉnh lại những ñiều
mà bản thân mình ñã hình thành trong tuổi thanh niên. Với những tiêu chuẩn hoàn
hảo hơn người ta ngẫm nghĩ cái di sản của ông cha và bổ sung nhiều ñiều ñáng
chú ý.
* Tuổi già: Người ta bắt ñầu suy nghĩ nhiều hơn ñến việc giữ gìn những
ñiều mà họ ñã kế thừa. Thời kỳ này họ thường sinh ra bảo thủ. Họ có thói quen
ñứng trên lập trường cũ kỹ ñể xét ñoán mọi thứ và ñòi hỏi người khác phải phục
tùng vô ñiều kiện những chuẩn mực cũ trong sinh hoạt, trong suy nghĩ.
2. Quy luật lây lan
Sự lan truyền tâm lý là sự ảnh hưởng qua lại của cảm xúc, của tâm trạng từ
người này sang người kia. Là sự lan truyền cảm xúc khi con người tiếp thu trạng
thái cảm xúc của người khác. Ví dụ: sự tiếp xúc trực tiếp trong câu lạc bộ, trên
giảng ñường, ngoài sân vận ñộng, buộc con người phải trải qua những xúc ñộng
chung, tâm trạng chung. ðó là hiện tượng “vui lây”, “buồn lây” . Niềm vui ñược
lan truyền thì niềm vui tăng lên, còn nỗi buồn ñược chia sẻ thì vợi ñi.
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra một cách từ từ, có thể diễn ra theo kiểu
bùng nổ. Ví dụ: mốt thời trang lúc ñầu chỉ thấy vài người mặc, sau ñó lan truyền
phạm vi rộng lớn. Sự lan truyền diễn ra theo kiểu bùng nổ khi con người rơi vào

tâm trạng căng thẳng cao ñộ về tinh thần, về xúc cảm. Trong trường hợp ñó ý thức
yếu ñi họ khó tự chủ ñược bản thân và bị rơi vào trạng thái buộc phải thực hiện
một cách máy móc.
Sự lây lan tâm lý là do tính xã hội của con người quy ñịnh. Người ta thường
có tâm lý làm theo tập thể, làm theo tâm lý chung của nhiều người.Ví dụ: hiện
tượng hoảng loạn của ñám ñông, cơn bốc trên sàn nhảy, cổ vũ vận ñộng viên trên
sân vận ñộng. Các nhà TLH Nhật bản xác nhận rằng: Một người thợ có tâm trạng
bình thường mỗi ca làm việc trung bình ñược 100% khối lượng công việc ñịnh
mức. Nếu họ mang một tâm trạng căng thẳng nào ñó thì chỉ làm ñược 80% ñịnh
mức và sản phẩm làm ra bị phế phẩm tăng lên 5 lần. Tâm trạng người ñó sẽ lan
truyền sang 8 ñến 10 người công nhân khác ở xung quanh, khiến số phế phẩm của
cả kíp thợ tăng lên, năng suất lao ñộng giảm ñi.
Nhà giáo dục A. X. Macarencô cho rằng: Trong tập thể lao ñộng bao giờ
cũng phải giữ một bầu không khí tâm lý phấn khởi lạc quan, dễ chịu. Trong tập thể
phải có thành viên vui nhộn, tài hài hước, có sự tương hợp tâm lý. Một nhà sư
phạm tài năng không có quyền có nét mặt ủ rũ, chán chường, cáu giận khi làm
việc với học sinh, cho nên biết làm chủ tâm trạng của mình. Trong thực tế ta thấy
trẻ em dễ bị nhiễm những tác ñộng khách quan bên ngoài nhất là những thói hư tật
xấu. ðể ngăn chặn những thói hư tật xấu ñó cần phải xây dựng lối sống tốt ñẹp
cho mọi người. Phải hình thành ở trẻ một bản lĩnh ñể chống lại những gì lai căng,
kệch cỡm trái với ñạo lý của người Việt nam. Muốn vậy nhà giáo dục phải hiểu
ñược tâm lý của tuổi trẻ ñể có hướng phát triển ñúng ñắn.
3. Quy luật bắt chước
Bắt chước là sự tái tạo, lặp lại các hành ñộng, hành vi, tâm trạng, cách suy
nghĩ ứng xử của một người hay của một nhóm người nào ñó.
Bắt chước là một phương thức ñặc trưng nhất ñể trẻ em nhận thức thực tế
và tính hay bắt chước là một thuộc tính cơ bản của nhân cách ñang phát triển. Con
người không chỉ bắt chước hành ñộng mà còn bắt chước cả tư duy và quan ñiểm
của người khác nữa. Trong cuộc sống bắt chước thường ñược thể hiện trong cách
ăn mặc, trẻ em bắt chước lẫn nhau, bắt chước người lớn, người lớn bắt chước lẫn

nhau, xã hội loài người bắt chước giới tự nhiên. Trong sự phát triển tâm lý con
người, người ta ñặc biệt chú ý ñến vai trò của bắt chước
Các nhà tâm lý học, triết học tư sản cho rằng bắt chước có tính chất vô ý
thức, nó là sự sao chép một cách máy móc các phản ứng bề ngoài của những người
khác. Còn các nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng sự bắt chước là một thuộc tính cơ
ñộng, phức tạp của con người với tư cách là một thực thể của xã hội, nó biểu lộ
nhu cầu của ñứa trẻ muốn có quan hệ tích cực với mọi người. Sự bắt chước diễn
biến qua nhiều giai ñoạn và phát triển từ sự sao chép mù quáng ñến sự bắt chước
có ý thức, có lựa chọn và có ñộng cơ thúc ñẩy. Ở lứa tuổi khác nhau thì sự bắt
chước cũng khác nhau như: Tuổi sơ sinh, hài nhi: tính bắt chước vô cùng ít. Tuổi
vườn trẻ: sao chép nguyên si những ñiều quan sát ñược. Tuổi mẫu giáo: ñã biết cải
biên trong bắt chước. Tuổi nhi ñồng: bắt chước có ý thức, có chọn lọc. Tuổi thiếu
niên: mang tính lựa chọn.
Hiệu quả của sự bắt chước còn phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể và nhóm
người mà họ chịu ảnh hưởng có uy tín ñế mức nào ñó ñối với họ. Nhờ sự bắt
chước mà con người có thể trở nên tử tế, tốt bụng với nhau hơn. Sự chứng kiến
những hành ñộng hào hiệp có thể ñánh thức lòng nhân ái và tinh thần tương trợ lẫn
nhau. Tuy nhiên, một cái gì ñó bắt chước nhiều lần sẽ trở thành thói quen, những
thói quen xấu rất khó sửa. Người lớn khuyến khích các em bắt chước những lời
nói hay, cử chỉ ñẹp, hành ñộng ñúng và ngăn chúng bắt chước những việc làm
không hay, không hợp với lứa tuổi của mình. Trong giáo dục, giảng giải thuyết
phục ñể học sinh bắt chước ñiều hay lẽ phải ñã khó; sưu tầm và biểu dương những
gương sáng ñể học sinh noi theo cũng rất khó; tự mình làm những ñiều tốt ñúng
như mình nói, mình nghĩ ñể học sinh làm theo, ñiều này vô cùng khó. Do ñó nếu
nhà giáo dục nêu ñược gương sáng cho học sinh thì lại càng quý và nói cho ñúng
ñó là yêu cầu nghiêm ngặt ñối với nhà giáo dục.
4. Qui luật tác ñộng qua lại
Sự phản ánh ñiều kiện xã hội lịch sử và sự lĩnh hội nền văn minh của nhân
loại ñược diễn ra thông qua việc tác ñộng qua lại giữa người với người trong quá
trình giao tiếp. Trong quá trình tác ñộng lẫn nhau những cảm xúc của người này sẽ

ñược lắng dịu hoặc tăng cường lên do những cảm nghĩ, rung ñộng và cách xử sự
của người khác.Các Mác ñã nói: “Con người tự nhận thức và tự ñánh giá mình
trên cơ sở nhận thức những người khác”. Sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về tình
cảm trong quá trình giao tiếp của tập thể hay của nhóm xã hội tạo ra tâm trạng lạc
quan phấn khởi hay nghi ngờ sợ sệt, tâm trạng chung ảnh hưởng mỗi thành viên
trong tập thể.
Mức ñộ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân còn phụ thuộc vào nhiều
thuộc tính của họ: một người càng có uy tín ñối với những người khác bao nhiêu
thì ảnh hưởng của người ñó ñối với toàn nhóm càng lớn bấy nhiêu. Ngược lại,
mức ñộ ảnh hưởng của tâm lý tập thể ñối với một cá nhân tùy thuộc vào uy tín của
tập thể dưới con mắt của cá nhân ấy. Trong quá trình tác ñộng qua lại giữa người
với người trong giao tiếp nếu chỉ xác ñịnh nội dung của nó không thôi thì chưa ñủ,
mà ñiều cơ bản còn phải ñề cập ñến phương thức tác ñộng lẫn nhau bằng cách
thông báo, truyền tin, thuyết phục, ám thị và nêu gương Nhờ tác ñộng qua lại mà
mỗi học sinh ñều thấm nhuần tâm lý của tập thể lớp học, nhóm bạn bè. Cho nên,
một học sinh ñược giáo dục tốt khi bị rơi vào tập thể chưa tốt, mất ñoàn kết cũng
dần dần chịu ảnh hưởng của nó. Ngược lại, một học sinh chưa thật ngoan khi gia
nhập tập thể lớp tốt cũng sẽ ñược cải tạo dần dần.
Trong ñời sống thực tế con người chịu nhiều ảnh hưởng rất khác nhau.
Giữa những luồng tác ñộng như vậy, người ta sẽ chọn lấy những tác ñộng nào phù
hợp với vốn tâm lý của cá nhân mình, phù hợp với những yêu cầu phát triển của
mình cũng như với những mục tiêu và những nhiệm vụ của cuộc sống.


CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Bầu không khí tâm lý xã hội là gì? Phân tích vai trò, ñặc trưng và các mặt biểu
hiện của bầu không khí tâm lý. Cho ví dụ.
2. Khi trong tập thể có mâu thuẫn thì ñã xuất hiện xung ñột hay chưa. Tại sao?
Theo anh, chị thì mâu thuẫn như thế nào mới dẫn ñến sự xung ñột? Cho ví dụ

minh hoạ
3. Phân tích các giai ñoạn hình thành dư luận xã hội. Theo anh chị ñể ngăn chặn
tin ñồn ta nên tác ñộng vào giai ñoạn nào?. Tại sao? (Giải thích bằng ví dụ cụ thể)
4. Truyền thống là gì? Anh chị hãy phân tích vai trò của truyền thống ñối với công
tác giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội hiện ñại ngày nay.
5. Nêu các quy luật hình thành tâm lý xã hội. Vận dụng những quy luật ñó trong
việc giáo dục nhân cách cho học sinh phổ thông
6. Tìm hiểu bầu không khí bằng phương pháp Ph. Phítlơ (F. Fidler) theo mẫu sau:
1. Hữu nghị
2. Thuận hòa
3. Hài lòng
4. Hấp dẫn
5. Có hiệu quả
6. Ấm cúng
7. Hợp tác
8. Ủng hộ nhau
9. Quan tâm ñến nhau
10. Thành công
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
9 8 7 6 5 4 3 2 1
Thù ñịch
Bất hòa

Không hài lòng
Thờ ơ
Vô hiệu quả
Lạnh nhạt
Bất hợp tác
Không tốt với nhau
Buồn chán
Thất bại
- Cách tiến hành: Cho học sinh tự ñánh giá về bầu không khí tâm lý theo nhóm
(tập thể) mình, theo các ñặc ñiểm ghi trên. Học sinh ñánh giá từng ñặc ñiểm ở mức
ñộ nào thì khoanh tròn vào con số ghi ñiểm số tương ứng (9 bậc)
- Cách tính ñiểm và ñánh giá kết quả: cộng ñiểm của 10 ñặc ñiểm lại và ñánh
giá theo chuẩn sau:
Tốt nhất (lý tưởng) 90 ñiểm
Trung bình 50 ñiểm
Xấu nhất 10 ñiểm
Nếu tiến hành nghiên cứu trên nhiều học sinh của nhóm (tập thể) thì lấy
trung bình cộng kết quả của cả nhóm và ñánh giá theo chuẩn trên.
Chương III
QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH



I. QUAN HỆ XÃ HỘI
Các-Mác: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Các mối quan
hệ ñó quy ñịnh bản chất xã hội của cá nhân.
Nhân cách là sản phẩm của mối quan hệ xã hội ñồng thời là người sáng tạo
và xây dựng mối quan hệ ñó. Vì vậy, muốn nghiên cứu TLHXH phải nghiên cứu
các mối quan hệ xã hội.
- Trong mối quan hệ có: quan hệ cá nhân - cá nhân, cá nhân - những người

khác. Trong mối quan hệ ñó cá nhân ñóng vai trò chủ thể.
- Mọi cá nhân ñều có quan hệ với người khác theo một cách nào ñó với bố
mẹ, anh chị em, bạn bè.
Như vậy, bất kỳ cá nhân nào cũng ở trong một nhóm xã hội nhất ñịnh và có
vị trí nhất ñịnh trong nhóm.
1. Khái niệm
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân với tư cách ñại diện cho nhóm
xã hội, do xã hội quy ñịnh một cách khách quan về vai trò của mỗi cá nhân trong
nhóm.
Ví dụ: Quan hệ giữa: thủ trưởng - nhân viên, bác sĩ - bệnh nhân, thầy giáo -
học sinh, người bán hàng - khách hàng, cha – con…
Với tư cách là thành viên của một nhóm, một tập thể, cá nhân phải thực
hiện các vai trò do xã hội quy ñịnh. Các vai trò ñó ñược thực hiện theo từng chức
năng mà cá nhân ñảm nhiệm. Chẳng hạn, một người 13 tuổi có thể có nhiều vai trò
khác nhau: là con, là anh, là em, là học trò, là ñội viên, là lớp trưởng …Trong mối
quan hệ xã hội, các vai trò do xã hội quy ñịnh các cá nhân phải thực hiện các vai
trò ñó theo chức năng của mình. Vì vậy, vai trò xã hội trở thành vai trò của cá
nhân cụ thể.
2. Quá trình hình thành mối quan hệ
2.1. Quá trình tham gia của cá nhân vào mối quan hệ xã hội
Bản chất xã hội của con người ñược hiểu con người như một thực thể tồn
tại với những người khác. Con người không thể sống ñộc lập, mà phải dựa vào
người khác ñể mà sống, có nghĩa là hợp tác với những người khác ñể có thể tồn tại
trong xã hội.
Ví dụ: Người buôn bán phải có người sản xuất ra hàng hóa và người mua
hàng. Mỗi người ñều cần ở người khác ñể thực hiện mục ñích của mình.
2.2. Sự gắn bó của cá nhân trong mối quan hệ xã hội
Sự gắn bó là sự liên hệ về mặt tình cảm nối liền hai cá nhân với nhóm xã
hội thông qua sự thừa nhận giá trị và tầm quan trọng của người này ñối với người
kia hoặc ñối với nhóm xã hội. Sự gắn bó xuất hiện như một hành vi tương tác

nhằm thiết lập mối quan hệ với những người quan tâm chăm sóc tới họ. Chẳng hạn
như sự gắn bó của trẻ ñối với mẹ là níu lấy áo mẹ, cười khóc với mẹ ðây là hình
thức cấu trúc ñầu tiên của mối quan hệ xã hội giữa ñứa trẻ với mẹ của nó, ñó là
quan hệ tình cảm.
2.3. Xã hội hóa cá nhân trong mối quan hệ xã hội
Xã hội hóa là một quá trình luyện tập và hòa nhập của các cá nhân vào xã
hội. Con người và con vật muốn tồn tại phải ñược thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
của cơ thể như: ăn uống, không khí, tự vệ, tồn tại nòi giống Hành vi của con
người và con vật khác nhau: con vật chịu sự chi phối của cơ chế bẩm sinh, còn
hành vi ở con người thì cơ chế bẩm sinh không ñủ ñể ñiều chỉnh mà phần lớn ñược
ñiều chỉnh bằng con ñường luyện tập. Do ñó quá trình luyện tập và hòa nhập là cơ
sở của xã hội hóa. Con người sinh ra ñược xã hội hóa ñể thành cá nhân có nhân
cách. Quá trình này như là sự thích nghi của con người từ bé ñến khi trưởng thành.
Sống trong tập thể, trong nhóm xã hội mỗi cá nhân không chỉ tiếp nhận ảnh hưởng
của xã hội một cách thụ ñộng mà có vai trò chủ ñộng, cá nhân phải tích cực tác
ñộng vào xã hội ñể cải tạo xã hội theo mục ñích phát triển của cá nhân. Như vậy,
xã hội không phải là tác ñộng một chiều xã hội tác ñộng ñến cá nhân mà còn cá
nhân tác ñộng ñến xã hội. Trong quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội thì cá
nhân dần dần thích nghi với các chuẩn mực, những giá trị của nhóm xã hội ñể tự
ñiều chỉnh bản thân mình và hoà nhập vào các mối quan hệ xã hội.
II. QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH
1. Khái niệm
Quan hệ liên nhân cách là quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với
cá nhân trên cơ sở của những cảm tình và sự ñồng nhất với nhau ở một mức ñộ
nhất ñịnh.
Quan hệ liên nhân cách gồm có các ñặc ñiểm sau:
- Quan hệ liên nhân cách diễn ra trên cơ sở quan hệ tình cảm trong nhóm.
- Những người tham gia vào quan hệ liên nhân cách vừa thực hiện vai trò
của cá nhân trong nhóm và vai trò xã hội của nhóm
- Trong quan hệ liên nhân cách còn có các quá trình hiểu biết lẫn nhau, có

sự tương tác với nhau và sự tác ñộng qua lại với nhau.
Như vậy, bên trong mối quan hệ xã hội tồn tại mối quan hệ liên nhân cách.
Nhà tâm lý học xã hội, bác sĩ tâm thần người Mỹ gốc Ý Dgi Moreno dùng
phương pháp ño lường xã hội học ñể ño mức ñộ cảm tình hay không cảm tình
trong mối quan hệ liên nhân cách. Những thành viên trong nhóm lựa chọn nhau
theo các tiêu chuẩn khác nhau dựa vào mức ñộ cảm tình với nhau. Song phương
pháp ño lường xã hội học của Morenno chưa ñầy ñủ ñể ño mối quan hệ liên nhân
cách. Kết quả cho thấy có năm vị trí ñược mô phỏng trên sơ ñồ như sau:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×