Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

văn hóa lối sống đô thị đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.01 KB, 24 trang )

1


MỤC LỤC

Lý do chọn đề tài
Trải qua sự hình thành và phát triển, đến nay đô thị Đà Lạt là đô thị loại một trực
thuộc tỉnh Lâm Đồng, là địa điểm lý tưởng trong bản đồ du lịch Việt Nam. Qúa trình
phát triển của thành phố gắn với các đồ án quy hoạch từ những năm đầu thế kỷ trước,
với sự tham gia của các kiến trúc sư Pháp. Các đồ án quy hoạch tiếp theo có tính kế
thừa, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
Con người Đà Lạt vốn hiền hòa, trọng lẽ phải, cuộc sống của họ không bao giờ xô
bồ, náo nhiệt, ồn ào. Song song với điều đó thì sự phát triển kéo theo lối sống của
người dân Đà Lạt dần dần thay đổi theo xu hướng cuộc sống đô thị hóa khiến con
người nơi đây trở nên tấp nập, chạy đua với thời gian, làm cho lối sống của người dân
không còn mộc mạc, chân chất như trước.
Hiện nay thành phố Đà Lạt đang ngập trong tình trạng rác thải của khách du lịch
tứ xứ đến vào các dịp lễ và tác động nặng nề đến môi trường làm cho không khí ô
nhiễm, biến đổi khí hậu nặng nề (thời tiết thay đổi). Với sự phát triển của thành phố Đà
Lạt như hiện nay thì các khu du lịch bắt đầu tu sửa như bê tông hóa làm cho nét đẹp tự
nhiên vốn có bị mất đi, cây cối bị tàn phá đi rất nhiều, nhiều khách bị chém giá cả, các
hình thức quảng bá du lịch Đà Lạt trở nên rầm rộ. Từ đó nhịp sống của Đà Lạt bắt đầu
có những chuyển biến rõ ràng, cùng với đó văn hóa cũng tác động nặng nề.
Tình trạng thay đổi khí hậu cũng làm gia tăng các thách thức phải đối mặt. Việc
sử dụng không gian thể hiện rất rõ điều này. Không gian của mỗi người dân cần có khả
năng bảo vệ họ trước những điều kiện khắc nghiệt và bất ngờ. Các giải pháp cần đi từ

2


cơ cấu cho đến gốc rễ. Dù công nghệ có đạt được nhiều thành tựu đến đâu đi nữa thì


chúng ta vẫn cần nghĩ về cách sử dụng không gian thành phố: Xe ô tô, xe máy đã
chiếm nhiều không gian đi lại của người dân, dù đang chạy trên đường hay đỗ bên vỉa
hè. Với những điều đó, thành phố Đà Lạt dần mất đi bản chất ban đầu của nó, do lượng
khách nhập cư và du lịch ồ ạt làm cho lối sống người dân thay đổi, họ thay đổi để thích
nghi, phù hợp với điều kiện hiện tại. Văn hóa và lối sống thay đổi ảnh hưởng đến giá trị
vật chất và giá trị tinh thần của người dân nơi đây. Trong bài báo cáo này, trên cơ sở
quan sát, tìm hiểu của chúng tôi trong quá trình học tập và sinh sống ở Đà Lạt, cùng
với tham khảo một số công trình của các nhà nghiên cứu về đô thị, chúng tôi đã đưa ra
những vấn đề ảnh hưởng đến văn hóa và lối sống trong quá trình đô thị hóa ở Đà Lạt.

3


I. Qúa trình hình thành và tiềm năng phát triển kinh tế ở đô thị Đà Lạt
1.1. Qúa trình hình thành – phát triển đô thị
Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, người
Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
Cuối thế kỷ 19 bác sĩ Yersin đã khám phá ra cao nguyên Langbian (Lâm Viên)
rộng lớn (năm 1893) và là người đề xuất xây dựng Đà Lạt. Song không nhiều người
biết rằng, trong thời kỳ thuộc địa, người Pháp từng có kế hoạch biến Đà Lạt thành "thủ
đô hành chính của Đông Dương" thuộc Pháp.
Sau khi bác sỹ Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên, một số công trình đã
được xây dựng. Song vì lý do khủng hoảng tài chính và nhiều khó khăn khác nên khu
vực này đã bị “quên lãng” trong nhiều năm. Đến năm 1921, Chính quyền Pháp mới
khởi động lại kế hoạch xây dựng đường sắt lên cao nguyên Lâm Viên. Tuyến đường sắt
răng cưa này hoàn thành vào năm 1931, đánh dấu bước khởi đầu cho phát triển du lịch
tại đây. Năm 1923, bản đồ quy hoạch Đà Lạt của kiến trức sư Hébra được phê duyệt.
Sau đó, rất nhiều công trình xây dựng được thực hiện tại thành phố xinh đẹp, thơ mộng
này… Đà Lạt trở thành nơi nghỉ mát lớn nhất Đông Dương thu hút nhiều du khách.
Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh của thời kỳ Pháp thuộc,

"thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương. Trong những năm chiến tranh,
thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và khoa học giáo dục
của Việt Nam Cộng hòa. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều trường học,
trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời. Đà Lạt cũng là nơi định
cư của nhiều người di cư từ miền Trung.

4


Sau chiến tranh, Đà Lạt tiếp tục bước vào một thời kỳ khó khăn khi phải đối mặt
với vấn đề lương thực và thực phẩm, việc xây dựng phát triển thành phố vì thế không
còn được chú trọng. Diện tích canh tác nông nghiệp mở rộng đã ảnh hưởng nhiều tới
cảnh quan thiên nhiên và môi sinh của thành phố. Du lịch Đà Lạt giai đoạn này cũng
trầm lắng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam. Cuối thập niên 1980, đầu
thập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngày
một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng.
Đà Lạt chia thành 12 phường đánh số từ 1 đến 12 và gồm có 4 xã: Xuân Thọ,
Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành. Ngày 24/07/1999, Đà Lạt được Thủ tướng
Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II và đến ngày 23/03/2009, Đà Lạt chính
thức trở thành thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt không ngừng phát huy vai trò và vị trí
của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đã đạt được thành tựu quan trọng trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu của những năm qua, đặc biệt trong
những năm đổi mới đều mang dấu ấn của lối sống văn minh trong giao tiếp giữa người
với người, điềm đạm và nhẹ nhàng. Trên địa bàn thành phố chủ yếu tập trung phát triển
du lịch cùng với việc phát triển, mở mang mô hình áp dụng kỹ thuật trong lĩnh vực sản
xuất rau, hoa, dược liệu, tiểu thụ mỹ nghê và các dịch vụ mở rông htij trường trong và
ngoài nước.
1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế
Đà Lạt là một trong những địa phương thu hút ngành du lịch, dịch vụ phát triển

với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên, nhân văn phong phú. Trong đó ngành nông
nghiệp đã áp dụng nhiều công nghệ cao trong sản xuất và trồng trọt với các loại hoa,
rau, cà phê...được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương khi chi phối gần 80%

5


nền kinh tế. Ngoài ra du lịch là thế mạnh của vùng đất này, đón khách du lịch khắp nơi
trong và ngoài nước.
Tập trung vào nâng cao chất lượng, giá trị, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
của vùng như: hoa, rau, dược liệu, ...
Phát triển kinh tế Đà Lạt bằng việc đẩy mạnh tới các làng hoa như làng hoa Thái
Phiên, làng hoa Vạn Thành,… để giúp cho kinh tế Đà Lạt được tăng trưởng. Ngoài ra
còn các nghề may mặc như dệt, đan thêu, trạm tranh bút lửa, chế biến dược phẩm như
rượu hồng, rượu dâu, nước hoa, hồng ép khô,… có chất lượng và có giá trị kinh tế cao
cho Đà Lạt.
Do đó, với tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt, thì liên kết về thị trường, về quảng
bá du lịch, văn hóa phải kết hợp với phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao là
hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng cần phải tìm những công nghệ cao phù hợp để không
làm thay đổi cảnh quan của thành phố.
Xây dựng trở thành Trung tâm du lịch, dịch vụ không chỉ của Việt Nam mà còn
phải được khẳng định ở tầm Asean, châu Á và cả ở tầm toàn cầu.
Đối với nông nghiệp thì đây là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp sạch, công
nghệ cao với hai nhóm sản phẩm chủ lực là rau và hoa với đẳng cấp phát triển cao tầm
cở thế giới. Vậy nên Đà Lạt cần phải tiếp cận tương lai, xác định tầm nhìn quy hoạch
phát triển phù hợp với sự phát triển. Đồng thời việc quy hoạch về liên kết cũng cần
phải được xác định tầm vóc như vậy. Đồng thời phải tạo cho mình một bản sắc riêng.

6



II. Văn hóa và lối sống đô thị Đà Lạt dưới tác động của đô thị hóa
2.1.
-

Khái niệm
Văn hóa: Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực

-

tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [4, 10].
Lối sống: “Lối sống chỉ phương thức sống của con người trong những điều kiện tự
nhiên, xã hội nhất định. Nó biểu hiện qua phương thức ứng xử đa dạng, phong phú của

2.2.

con người trong đời sống xã hội của mình” [2, 33].
Đô thị hóa: “Là quá trình tăng trưởng của đô thị về dân số, diện tích và cùng với điều
đó là sự mở rộng của văn hóa và lối sống đô thị” [2, 24-25].
Biến đổi cơ cấu dân cư đô thị Đà Lạt
Quá trình biến đổi văn hóa đô thị được phản ánh trước tiên qua xu hướng giảm
sinh, tăng tuổi thọ bình quân trong dân cư tại thành phố và gia tăng số lao động trẻ
trong thành phố.
Quá trình dân di cư đến Đà Lạt là từ khắp nơi đến như từ Nghệ An, Quảng Nam,
Thừa Thiên Huế,… khi họ đến họ đã mang những nét đặc trưng văn hóa của họ để góp
phần thêm vào văn hóa của vùng đất cao nguyên lâm viên, họ đã đặt tên nơi định cư
mới của họ là những cái tên gắn liền với quê hương của họ như Hà Đông, Thái Phiên,
… ngoài ra họ đã lập ra đình để quy tụ những người có cùng quê hương với mình như
là đình Nghệ - Tĩnh,…

Phần lớn trong số dân di cư đến thành phố cao nguyên đều nằm trong cảnh nghèo
khổ, tha phương cầu thực nên luôn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, lối sống
tiết kiệm và giản dị.
Theo số liệu mới nhất năm 2017 trên địa bàn Đà Lạt có 226.978 người sinh sống
tại mảnh đất này [8].

2.3.
2.3.1.

Diện tích và môi trường sinh thái bị thay đổi
Diện tích đất nông nghiệp bị giảm
7


Đà Lạt với tính chất khí hậu, đất đai, địa hình đã hình thành nên đặc trưng của Đà
Lạt là phát triển nông nghiệp chuyên canh rau và hoa. Do đó, diện tích để phát triển
nông nghiệp ở Đà Lạt chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của thành
phố. Từ năm 1975 đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không ngừng
được mở rộng, từ 1.300 ha (1975) lên 9.451 ha (2011), nhưng từ năm 2012 trở lại đây,
diện tích đất nông nghiệp Đà Lạt không những không tăng mà lại giảm đi. Nguyên
nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị chuyển đổi để sử dụng vào
mục đích khác. Sắp tới đề án Quy hoạch mở rộng Đà Lạt được thực hiện, sẽ còn cần
nhiều quỹ đất hơn để phục vụ cho xây dựng các công trình công cộng, chắc chắn diện
tích đất nông nghiệp con giảm hơn nữa. Hiện tượng này sẽ dẫn tới một lao động không
nhỏ sản xuất trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp không có việc làm, sẽ gây áp lực cho
xã hội.
2.3.2.

Môi trường sinh thái bị thay đổi
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với

nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn
bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con
người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của tự nhiên. Do đó, thông qua
quá trình lao động, sản xuất con người tác động không nhỏ tới sự phát triển của môi
trường sinh thái.
Theo một số nghiên cứu, Đà Lạt là thành phố có nhiệt độ ôn hòa hàng đầu thế
giới, nhiệt độ bình quân là 18 0C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 – 4 0C, tạo nên khí
hậu mát mẻ, không quá nóng cũng không lạnh lắm, thích hợp là nơi nghỉ mát lý tưởng.
tuy nhiên, trong những năm gần đây nhiệt độ ở Đà Lạt tăng lên đáng kể, đặc biệt vào
những tháng mùa khô, có khi lên tới 27, 28 0C, kèm theo không khí nóng nực và oi ả.
Nguyên nhân một phần là do sự bê tông hóa kèm với triệt hạ những cánh rừng thông,
điều đó không chỉ phá vỡ không gian thiên nhiên và kiến trúc mà còn gây nhiều tác
động tiêu cực cho khí hậu vốn rất độc đáo ở Đà Lạt.

8


2.4. Biến đổi lối sống văn hóa của người Đà Lạt
2.4.1. Biến đổi trong sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại của người Đà Lạt
Quá trình đô thị hóa ở Đà Lạt sẽ làm tăng thêm sự phát triển của giao thông và
nguồn lực của địa phương. Mặt khác, quá trình này còn cung cấp cho người có thu
nhập thấp có cơ hội hơn và tiếp cận nhiều hơn tới các nguồn lực để biến đổi tình hình
của họ so với các vùng nông thôn. Góp phần vào phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giảm dần tỷ trọng nông lâm thủy sản và tăng tỷ trọng trong các ngành Công
nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ.
Đời sống vật chất của phần lớn người Đà Lạt đã được cải thiện trong quá trình đổi
mới. Người dân được giải phóng khỏi nhiều sự ràng buộc của những cơ chế không hợp
lý, nên việc sản xuất, kinh doanh, mua bán, đi lại, sinh hoạt được thuận tiện và khoáng
đạt hơn. Mức sống được cải thiện nên đã tác động tích cực vào các sinh hoạt ăn, ở,
mặc, đi lại của người dân.

Về ăn: Ẩm thực của người Đà Lạt rất phong phú và đa dạng, đó là sự kết hợp của
các vùng miền khác nhau, tạo nên nét riêng cho Đà Lạt. Bởi nơi đây là sự quy tụ của
nhiều dân cư ở khắp nơi đến, khi họ đến họ đã mang những nét văn hóa riêng của họ
đến đặc biệt trong đó phải kể đến đó là ẩm thực, bởi đó là nét sinh hoạt hằng ngày của
con người ở nơi đây.

9


Hình 1: Bữa sáng của người Đà Lạt

(hình ảnh minh họa cho bữa sáng của người dân Đà Lạt)
Nhưng ngày nay, một thực trạng dễ để chúng ta có thể thấy được đó là trong thời
buổi bươn chải thị trường, cách ăn của người Đà Lạt cũng có sự biến đổi nhanh hơn,
đơn giản hơn. Cơm bụi là sự phản ảnh cho xu hướng đó. Tất nhiên cùng với xu hướng
này là tình trạng xô bồ trong cách ăn: Cơm bụi ăn ngay trên vỉa hè bụi bặm; thức ăn
thừa, giấy lau miệng lau tay, thìa, đũa, bát ngổn ngang trên bàn, dưới ghế. Đây rõ ràng
không phải là cách ăn thanh lịch và đã làm xấu đi môi trường Đà Lạt và văn hóa ẩm
thực ở Đà Lạt.
Cơm bụi, cơm hàng, cơm tiệm ngày nay đã can thiệp vào cách ăn của không ít
các gia đình ở Đà Lạt. Những gia đình có thu nhập thấp có thể vẫn có cách ăn, món ăn
tiết kiệm. Còn những gia đình khá giả đã có thú vui ăn cơm hàng vào các dịp cuối tuần
hay vào ngày sinh nhật,… Xu hướng mua hàng thực phẩm tại siêu thị cho nhiều ngày
và trữ đồ ăn uống trong tủ lạnh, không phải hiếm trong tủ lạnh.
Tại Đà Lạt bây giờ đã có nhiều món, nhiều cách chế biến thức ăn theo kiểu Âu –
Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và theo kiểu kế thừa – đổi mới truyền thống.
Giờ đây các món ăn dân giã đã trở thành đặc sản tại vùng đất cao nguyên này như
bánh mì xíu mại, bánh tráng nướng, nem nướng, bánh căn,.. Các phương tiện nấu
nướng cũng hiện đại khá phổ biến.
10



Văn hóa ẩm thực đã được đổi mới ở sự đa dạng hóa các món ăn, cách chế biến
thức ăn và cách ăn. Nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế thị trường đã
được phản ánh vào cách ăn uống của người dân.
Về mặc: Cách ăn mặc ở đô thị ngày nay hướng vào cái lành, cái đẹp. Quần áo
may sẵn, tự chọn hoặc mua theo yêu cầu riêng đã đa dạng hóa màu sắc. Mốt thời trang
(quần áo, đồ trang sức) đã trở nên khá phổ biến ở giới trẻ và đặc biệt là phụ nữ khá giả.
Đà Lạt bị ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa cho nên con người nơi đây đã biết
chọn những trang phục có xu hướng trang nhã, thanh lịch, hợp với hiện đại hơn.
Ngoài ra với khí hậu mát lạnh ở đây, con người nơi đây lúc nào cũng mang áo
khoác mỗi khi đi ra ngoài, từ đó đã thành thói quen và nét văn hóa trong cách ăn mặc
của người Đà Lạt.
Về ở: Việc mở rộng diện tích và hiện đại hóa nội thất đã thay đổi nhiều thói quen
sinh hoạt của các gia đình khá giả. Đặc biệt là cách ở cá nhân, khi nhà cửa thì kín cổng
cao tầng, không có sự giao lưu với làng xóm làng giềng, từ đó giảm các quan hệ giao
tiếp với mọi người xung quanh.
Hình 2: Nhà cửa tại Đà Lạt

(hình ảnh ví dụ minh họa: chung cư Mạc Dỉnh Chi - Đà Lạt)

11


Đi lại: Các phương tiện thô sơ như xe đạp hầu như không còn xuất hiện nhiều
trên các con đường trong Đà Lạt nữa mà xe máy đã chiếm tỷ trọng lớn trong các
phương tiện đi lại của người dân tại Đà Lạt. Ô tô tư nhân ngày một nhiều hơn. Ngoài ra
cũng có nhiều phượng tiện tiện lợi như xe Taxi và Grab.
Ngoài ra, Đà Lạt còn được gọi là thành phố ba không. Đó là thành phố không đèn
xanh, đèn đỏ, thành phố không xích lô, thành phố không điều hòa nhiệt độ. Bởi do

đường đi ở đây toàn là dốc rất là ngoằn nghèo nên là lắp đèn xanh, đèn đỏ dễ xảy ra tại
nạn khi lên dốc hay xuống dốc,… nhưng hiện nay dân số tăng cao dẫn tới mỗi khi vào
các ngày lễ khách du lịch đổ về đông hay là giờ cao điểm thường bị tắc nghẽn giao
thông.
2.4.2. Cơ sở hạ tầng
Sự bùng nổ hạ tầng Đà Lạt trong thời gian gần đây đang mang lại sự hứng khởi
lớn. Sở hữu những lợi thế khác biệt về du lịch và giá trị văn hóa trường tồn. Nhà cửa
thì mọc lên như nấm, không có sự quy hoạch hợp lý dẫn tới mất cảnh quan đô thị.
Kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt chính là biệt thự, các công trình tôn giáo, nahf thờ,
tu viện cùng với các công trình công cộng như khách sạn Palace, ga Đà Lạt, trường
Cao đẳng sư phạm Đà Lạt,… tạo cho Đà Lạt một không gian đô thị hết sức hài hòa.
Thành phố đầu tư xây mới, cải tạo lại một số vòng xoay theo hướng đẹp hơn và
phù hợp với không gian mới. Hàng loạt trụ điện, biển báo giao thông, hệ thống thoát
nước, các công trình chiếu sáng đô thị và chiếu sáng mỹ thuật khu vực trung tâm thành
phố cũng được nâng cấp, làm mới. Các khu chợ dân sinh, chợ tạm như chợ Phan Chu
Trinh, chợ đồ cũ, chợ đêm cũng được di dời, giải tỏa, sắp xếp lại. Thay vào đó, Đà Lạt
có thêm hai Trung tâm thương mại mới được đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu mua
sắm của người dân và du khách là BigC Đà Lạt và Chợ Mới Đà Lạt.
Siêu thị BigC Đà Lạt được xây dựng làm cho người dân ở đây phải chuyển đổi
sang cách mua sắm khi trước kia người dân ở đây chỉ đi ở các quán tạp hóa gần nhà

12


hay chợ nhỏ ven đường,… Nhưng ở đây một gia đình khá giả hay số ít người dân mới
đi siêu thị bởi vì mua trong siêu thị họ không trả giá được và mất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó có nhiều điểm du lịch được mọc lên rất nhiều để phục vụ cho khách
du lịch tới đây tham quan. Đặc biệt là các khu du lịch xây dựng lên nhưng người Đà
Lạt gốc hiếm khi đi tới đó để tham quan có đi thì chắc ngàn năm đi một lần, nên nếu
người Đà Lạt có đi thì đó là có họ hàng ở xa thì dẫn họ đi thôi.

Do diện tích đất ngày càng thu hẹp nên nhà truyền thống xưa đã dần mất đi mà
thay vào đó là các khách sạn, biệt thự, nhà hàng,…
2.4.3. Biến đổi văn hóa ứng xử của người Đà Lạt
Người dân đô thị Đà Lạt đã nhận thức được cái đúng, cái tốt, cái đẹp (các giá trị
văn hóa) cũng như mặt trái (phản giá trị) của các vấn đề liên quan trực tiếp đến bản
thân trong quá trình biến đổi văn hóa.
Trong giao tiếp do đô thị hóa nên ngày nay cái xô bồ trong tiếng ăn tiếng nói,
trong lao động, ăn mặc, đi lại, … khá phổ biến và được thể hiện qua những dòng xe
máy, ô tô, đan xen nhau khi hối hả, qua ngôn ngữ nhiều tiếng lóng, có khi tục tĩu, qua
cách ăn cơm bụi, quan cách làm ăn,…
Con người Đà Lạt hiền hòa, giàu lòng nhân ái, trọng lẽ phải, sống đoàn kết, thủy
chung, trọn tình trọn nghĩa, biết yêu thương và có lòng vị tha, họ sống giản dị, thanh
cao.
2.5. Sự biến đổi đời sống trong các hộ gia đình
2.5.1. Quy mô hộ gia đình
Quy mô hộ gia đình được đo bằng chỉ báo quan trọng là số nhân khẩu bình
quân/hộ gia đình được thể hiện ở biểu đồ 1.

13


Biểu đồ 1: Nhân khẩu trung bình trên hộ của cả nước, Tây Nguyên và Lâm Đồng
từ năm 2002 đến 2012 (Nguồn: VHLSS 2012).

Nhìn biểu đồ 1 chúng ta nhận thấy xu thế chung của hộ gia đình Việt Nam giảm
về quy mô, tức là số người trong hộ gia đình đang ngày càng giảm. Năm 2002 mỗi hộ
gia đình có bình quân 4,44 người, đến năm 2012 đã giảm xuống còn 3,85 người/hộ.
Khi so sánh giữa Tây Nguyên với cả nước và Lâm Đồng chúng ta đã thấy được nhân
khẩu trung bình trên hộ của Tây Nguyên luôn cao hơn cả nước và Lâm Đồng. Như vậy,
số người trong hộ của Lâm Đồng mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn con số trung

bình của cả nước. [5, 64]
2.5.2. Biến đổi đời sống kinh tế
Đời sống kinh tế của người dân được đo lường bởi nhiều khía cạnh khác nhau và
thực tế đã có nhiều nghiên cứu ở cấp độ để nhằm mô tả bức tranh dân cư. Trong khuôn
khổ của bài viết này chúng tôi phân tích dữ liệu khảo sát mức sống dân cư hai chỉ báo
cơ bản của đời sống kinh tế hộ gia đình là thu nhập và chi tiêu.
Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân hộ/tháng của thành phố Đà Lạt (Ngô Văn Huấn, 2014)
Theo đó mức thu nhập của nhóm giàu nhất cao gấp 5,02 lần nhóm nghèo nhất và
nhóm nghèo nhất thấp hơn mức trung bình chung 2,6 lần. Dựa trên dữ liệu đó và thông
qua những quan sát biến động kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể nhận định rằng khoảng
cách thu nhập giữa các nhóm sẽ ngày càng gia tăng và nếu dữ liệu trên phạm vi rộng
hơn, bao gồm cách khu vực nông thôn thì sự khác biệt thu nhập ngày càng nới rộng. [5,
66]
Bảng 1: Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu/tháng chia theo khoản chi (1000 VNĐ)
(Nguồn: VHLSS 2012).
Cơ cấu chi tiếu

Cả nước
Năm
Năm

Tây Nguyên
Năm
Năm
14

Lâm Đồng
Năm
Năm



Tổng chi tiêu

2002
294

2012
216

2002
216

2012
1.483

2004
280,7

Chi đời sống

269

202

202

1.366

248,18


Chi ăn uống,
hút
Chi không phải
ăn, uống, hút
Chi khác

153

118

118

749

137,60

2011
1.364,2
6
1.281,7
2
705,33

117

84

84

617


110,58

576,39

25

15

15

117

32,69

82,54

Sau mười năm, xét trong từng khoản chi tiêu cho ăn, uống, hút tăng gấp 9,8 lần,
trong khi đó khi chi không phải ăn, uống, hút thì mức tăng chi 5,6 lần. Xét về cơ cấu
chi tiêu, năm 2002 khoảng 52% số tiền được tiêu vào ăn, uống, hút vẫn chiếm 52,5%.
Qua đó có thể thấy rằng mô hình chỉ tiêu của người dân Việt Nam không có nhiều thay
đổi. Có nghĩa phần lớn khoản chi tiêu vẫn để phục vụ cho các nhu cầu cơ bản nhất của
đời sống (ăn, uống, hút). Điều đó phản ánh phần nào sự thiếu hụt những nhu cầu về
tinh thần, giải trí, tái tạo sức lao động thông qua phân tích cơ cấu chi tiêu. [5, 68]
2.5.3. Biến đổi tình trạng nhà ở và điều kiện sinh hoạt
Điều kiện nhà ở được thể hiện rõ nét nhất bằng số liệu diện tích bình quân/người
đã được cuộc khảo sát này tiến hành đo lường. Kết quả biểu đồ 3, cho thấy diện tích
nhà ở bình quân/người của cả nước từ 2004 đến năm 2012 đã tăng lên 6m 2, khu vực
Tây Nguyên và Lâm Đồng mức tăng cũng tương tự.
Biểu đồ 3: Diện tích nhà ở bình quân/nhân khẩu của cả nước,Tây Nguyên

Một số đồ dùng lâu bền trong gia đình được thống kê trên 100 hộ tại bảng số liệu
dưới. Trong đó đáng chú ý, tốc độ gia tăng xe máy và điện thoại rất nhanh. Năm 2004
trung bình mới chỉ có 55,3 xe máy/hộ, nhưng đến năm 2012 con số này đã tăng lên
115,3/100 hộ. Như vậy, trong mỗi gia đình Việt Nam có hơn một chiếc xe máy và với
tốc độ gia tăng như vậy thì con số này trong thực tế hiện nay con cao hơn nhiều. Tuy

15


nhiên, tốc độ gia tăng điện thoại còn nhanh hơn. Bảng số liệu 2 thể hiện năm 2004 chỉ
mới có 28,5 điện thoại/100 hộ thì đến năm 2012 đã là 154,4 máy/100 hộ. [5, 72]
Bảng 2: Tỉ lệ một số đồ dùng lâu bền tính trên 100 hộ chia theo năm và khu vực
các năm 2004 và 2012, % (Nguồn: VHLSS 2012). [5, 72]
Một số đồ dung lâu bền
tính trên 100 hộ
Ô tô
Xe máy
Máy điện thoại
Tủ lạnh
Đầu video
Ti vi màu
Dàn nhạc
Máy vi tính
Máy điều hòa nhiệt độ
Máy giặt
Bình nước nóng

Năm 2004
Cả Nước


Năm 2012

Tây Nguyên

0,1
55,3
28,5
16,8
32,8
69,8
1,0
5,1
2,2
6,2
5,4

0,1
60,8
21,7
10,9
35,8
68,3
13,9
4,2
0,2
6,0
4,6

16


Cả Nước
1,8
115,3
154,4
49,7
55,5
97,3
13,6
18,8
11,6
22,7
18,5

Tây Nguyên
1,5
125,2
142,9
40,7
53,7
94,4
15,9
18,5
0,7
24,8
16,1


2.6.

Tác động


2.6.1. Tích cực

Quá trình đô thị hoá đã cung cấp một lực lượng lao động lớn trẻ có trình độ. Góp
phần giải quyết công ăn việc làm làm giảm bớt lao động dư thừa hiện nay.
Vấn đề ăn, uống qua quá trình đô thị hóa thúc đẩy cho nhiều nhà hàng, cửa hàng
ăn nhanh,… phục vụ cho nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh ăn, uống
phải nói đến mặc khi xã hội ngày càng phát triển, khi các buổi tiệc thường được tổ
chức ở những nơi sang trọng, nên trang phục đẹp sẽ giúp con người tự tin trong những
buổi tiệc đó hơn.
Đi lại góp phần trong nét ứng xử của người Đà Lạt rất rõ, khi ở đây xe cộ đi lại
khá ít, đường nhỏ nhưng người đi lại biết nhường nhau đi, không ồn ào, xô bồ,…
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Xây dựng cuộc
sống trong gia đình ấm no, các thành viên trong gia đình sống, lao động và học tập
đúng theo pháp luật, biết đoàn kết, hợp tác tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong
lao động, học tập, sinh hoạt xây dựng cuộc sống văn minh.
Các công trình được xây dựng nhiều góp phần làm cho thành phố thêm nhiều
cảnh quan đẹp, như các khu du lịch, vườn hoa,…
Đô thị hoá tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, dịch vụ,... Là cơ sở vững chắc,
tiền đề nhằm hỗ trợ phát triển và bảo tồn các di sản văn hoá: di tích, thắng cảnh,...
Đô thị hoá tạo điều kiện giao lưu và giữ gìn văn hoá các vùng miền làm phong
phú hơn văn hoá dân tộc tiếp thu văn hoá hiện đại. Quá trình đô thị hoá đã thúc đẩy cho
con người phát triển đi theo tiến trình đó, để từ đó còn người rèn luyện được nhiều
phẩm chất mới từ ý thức kỷ luật đến trình độ văn hoá khoa học.
Trong những năm qua, TP. Đà Lạt đã có nhiều nỗ lực và hành động thiết thực
nhằm khắc phục những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế -

17



xã hội. Được sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch, TP. Đà Lạt đã xây dựng Nhà máy xử
lý nước thải sinh hoạt tập trung với công suất thiết kế là 7.400 m3/ngày. Nhà máy đảm
bảo thu gom và xử lý được 14,29% nước thải trong giai đoạn 1 và đang triển khai thu
gom xử lý khoảng 60% tổng lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn 2 nhằm giảm
tình trạng ô nhiễm nguồn nước của các suối, hồ trên địa bàn thành phố. Thực tế cho
thấy, từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, mức độ ô nhiễm ở các hồ, thác giảm đáng kể,
điều này đã tạo động lực để TP. Đà Lạt tiếp tục mở rộng phạm vi thu gom và xử lý
nước thải sinh hoạt.
Nhờ có khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển thúc đẩy các làng nghề, trong đó có
các làng nghề như: làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành, làng hoa Hà Đông, làng
nghề dệt thổ cẩm,… các hoạt động sản xuất của người dân ngày một phát triển, tạo
năng suất sản phẩm ngày càng tốt.
Hình 3: Làng nghề truyền thống tại tại Đà Lạt

(làng hoa Thái Phiên)

18


2.6.2. Tiêu cực

Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, thành phố Đà Lạt chịu ảnh hưởng tác động
nặng nề bởi nhiều yếu tố mang lại, song song với tiềm năng kinh tế phát triển như du
dịch- dịch vụ- cơ sở hạ tầng thì có thể nói đến những vấn đề sau như:
Hiện nay, thành phố Đà Lạt là một thành phố đáng đến cho giới trẻ hiện nay vào
các dịp lễ - tết, vì do sự du nhập của dân tứ xứ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến môi
trường ô nhiễm: xả rác khắp quảng trường Lâm Viên, hồ Xuân Hương,…
Cũng có thể nói đến vấn đến giao thông thuộc thành phố không đèn đỏ nhưng
hiện trạng tại đô thị Đà Lạt hiện nay bị ùn tắt, nghẹt đường vào các giờ cao điểm, đặc
biệt vào mùa du lịch thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đà Lạt đang phải đối mặt với những vấn đề trong quản lý du lịch khi lượng khách
đến đây ngày một đông. Cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ là điều thu hút du
khách. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và những chiêu “chặt chém” khiến nhiều người
bực bội và không hài lòng, thậm chí còn tuyên bố sẽ không bao giờ trở lại đây. Những
người làm “cò” thường hoạt động ở các tuyến đường lớn và các điểm tham quan chính
của Đà Lạt. Họ thường đi xe máy, áp sát các đoàn khách và chèo kéo vào thăm lò mứt,
vườn dâu hay cửa hàng. Thậm chí, một số người còn đe dọa bắt khách phải đến các địa
điểm trên.
Kiến trúc thành phố Đà Lạt xây theo phong cách người Pháp, khi đô thị hóa phát
triển lối kiến trúc đã bị ảnh hưởng nhiều, họ xây nhà khép kín, không gian không còn
thoáng mát… hàng xóm ít giao lưu, tiếp xúc như xưa.
Bởi quá trình đô thị nên con người Đà Lạt có lối sống không như xưa, một số bộ
phận trở nên kép mình và ít niềm nở và ít hiếu khách như xưa.
Hiện nay tình trạng tại thành phố Đà Lạt, vào năm 2017- 2018 có nhiều vụ tự tự
tại Hồ Xuân Hương, và các tệ nạn xã hội như cướp bóc, nghiện ngập, buôn bán ma túy.
Đặc biệt là ô nhiễm không khí khiến thời tiết Đà Lạt thay đổi đột ngột nguyên
nhân: thứ nhất là rừng cây, thứ hai nguồn nước ngầm ở trong rừng, mực nước tại những

19


hồ chứa nước của cao nguyên cũng giảm sút. Đó là do ít mưa, hơi nước ngưng tụ trong
không khí ít đi, thứ ba là số lượng cây của Đà Lạt giảm bớt do nạn phá rừng, cái thư tư
là những khu vực quanh Đà Lạt được dọn để làm những khu du lịch thì phải dẹp bỏ rất
nhiều cây, rồi số lượng xe cộ tăng lên, dân số cũng tăng, người ở nơi khác tìm về Đà
Lạt cũng nhiều. Tất cả những điều đó cộng lại góp phần làm tăng nhiệt độ.
Các khu du lịch đã bê tông hóa, cây cối đã bị chặt bớt đi (ví dụ: khu du lịch làng
Cù Lần,…) làm giảm đi vẻ đẹp tự nhiên sẵn có.
Con người Đà Lạt dần dần đã bị mất đi sự nhường nhau khi đi trên đường khi có
nhiều dân di cư tới đã làm mất đi sự bình yên nhẹ nhàng nơi đây. Khi trước kia người

Đà Lạt ít khi bóp còi xe, mọi người nhường nhau bằng ánh nhìn, cũng không chen lấn
nhau.
Các loại hình giải trí như trò chơi điện tử, máy tính, truyện tranh, phim ảnh có nội
dung bạo lực, không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giới trẻ ngày nay..

20


III. Giải pháp
Chính quyền đô thị cần có những quy định mang tính chất bắt buộc các gia đình
phải tham gia chương trình xây dựng gia đình văn hoá để giáo dục cá nhân trong gia
đình, đặc biệt là lứa tuổi thanh – thiếu niên nhằm làm giảm những biểu hiện lối sống
tiêu cực, không lành mạnh như nghiện game, bia rượu, cờ bạc, mại dâm, ăn chơi, đua
đòi, trộm cướp... Do vậy, cần phải chú trọng giáo dục nếp sống mới cho thế hệ trẻ từ
việc nhỏ nhất như những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày đến ý thức bảo vệ và tôn
vinh, phát triển những giá trị đặc trưng văn hoá và lối sống vùng Đà Lạt.
Xây dựng nếp sống văn hoá và lối sống văn minh cho cư dân thành phố với nếp
sống, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt trong các quan hệ giao tiếp, hành vi, tâm lý, đạo đức xã
hội phù hợp với trình độ phát triển của đô thị hoá ở Đà lạt. Từ đó, nâng cao dân trí của
cư dân đô thị từ ý thức trong việc chấp hành pháp luật, tham gia giao thông, bảo vệ tài
sản công cộng. Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và
tích cực tổ chức các phong trào hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, chiến dịch làm
cho thế giới sạch hơn… Ngoài ra, luôn vận động người dân thực hiện nếp sống văn
minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư. Bên cạnh đó, thành phố cũng chú
trọng đến việc duy trì cũng như xây dựng thêm các công viên cây xanh, các mảng xanh
đường phố, bảo vệ diện tích rừng thông và hồ trong thành phố nhằm nâng cao chất
lượng không khí và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Quy hoạch đô thị phải tính tới việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá,
các công trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh vốn có trên vùng quy hoạch. Hàng
năm đề nghị Thành phố dành một khoản ngân sách nhất định để đầu tư sửa chữa, nâng

cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, cải tạo cảnh quan,
môi trường sinh thái làng nghề để tạo môi trường.

21


Đưa 32 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan miễn phí, đó là các danh
thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản
địa, khảo cổ…vào phục vụ du lịch. Ngoài những điểm tham quan vốn có như hệ thống
các hồ, suối, thác, Bảo tàng tỉnh, vườn hoa thành phố, nhà Ga xe lửa Đà Lạt… một số
khu, điểm du lịch cũng đã tiến hành đầu tư đưa các sản phẩm du lịch mới vào phục vụ
du khách như làng du lịch rừng Madagui, thác Đạmbri, thung lũng Tình yêu, khu du
lịch Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, sân Golf Đạ Ròn, sân Golf Sacom Tuyền Lâm. Ở các khu, điểm du lịch này, các ban quản lý cần chú trọng thục hiện công
tác dọn dẹp vệ sinh môi trường, cảnh quan để thu hút khách.

22


KẾT LUẬN
Đà Lạt là thành phố đẹp, văn hóa lối sống của đô thị Đà Lạt cần được quan tâm
hơn nhiều nữa. Bởi dưới tác động của quá trình đô thị hoá, văn hoá và lối sống của
người Đà Lạt dần bị biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Sự di dân cũng như
quá trình đô thị hoá là xu hướng tất yếu, dù muốn hay không thì cũng không tránh
khỏi. Văn hoá vật chất và tinh thần cũng dần trở nên phong phú, đa dạng. Ăn, mặc, ở,
đi lại là những lĩnh vực dễ thấy nhất bởi nó gần gũi và là những hoạt động thường
xuyên hằng ngày của con người. Sự phong phú trong ẩm thực, hiện đại nhưng vẫn
mang tính thanh lịch, hiền hòa trong lối ăn mặc và trang phục, đa dạng tròn kiểu dáng
nhà ở và những thay đổi đáng kể trong phương tiện đi lại của người Đà Lạt đã phần
nào cho thấy được sự biến đổi của văn hoá và lối sống ở đô thị Đà Lạt dưới tác động
của quá trình đô thị hóa.

Bất cứ sự vật, sự việc, hiện tượng hay vấn đề nào cũng đều có hai mặt của nó.
Quá trình đô thị hóa cũng vậy, Đà Lạt đã bị biến đổi rất nhiều, bên cạnh kiến trúc
thượng tầng thì cơ sở hạ tầng cũng đã rất phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống người dân...
Vấn đề đô thị hoá cũng đã khiến cho đô thị Đà Lạt dần mất đi vẻ tự nhiên hiếm
có, cảnh quan chỉ toàn là những thứ do con người tạo ra, ô nhiễm môi trường hoặc
nghiêm trọng hơn là trong văn hoá và lối sống của người dân nơi đây dần có nhiều lỗ
hổng.
Việc đề ra những giải pháp và thực hiện thật tốt thì không chỉ nằm ở một vài cá
nhân hay là của các cấp chính quyền nhà nước mà đây là mối quan tâm, chung sức của
chính bản thân mỗi chúng ta. Mỗi người một việc, cần cố gắng bảo vệ, phát huy văn
hóa và lối sống của người Đà Lạt để ai ai cũng đều biết đến. Nếu làm được vậy thì Đà
Lạt mãi là thành phố đáng sống và có sức hút to lớn không chỉ về điều kiện tự nhiên,

23


khí hậu mà còn cả về con người nơi đây trong mắt khách du lịch và bạn bè gần xa
muốn tìm đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Tuấn (2006) – Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay. NXB

Văn hóa – thông tin & viện văn hóa, Hà Nội.
2. Trương Minh Dục – Lê Văn Định (2010) -Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam

Một các tiếp cận. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Trịnh Duy Luận (2004) – Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội Hà Nội, Hà
Nội.
4. Trần Ngọc Thêm (2000) – Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí

Minh.
5. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2015) - Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến

đổi xã hội tại Lâm Đồng hiện nay.
6. www.vhttdlkv3.gov.vn
7.
8.

24



×