Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

nghệ thuật cải lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.45 KB, 11 trang )

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT
1.1. Khái niệm
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam,
hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu
Long, nhạc tế lễ.
Giải thích chữ "cải lương" ( 改 改 ) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn
Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu
biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã
cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông
thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã
khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.
1.2. Lịch sử hình thành
Nghệ thuật sân khấu cải lương ra đời trên mảnh đất Nam Bộ - cụ thể hơn là
miền đồng bằng sông Cửu Long, trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Cách đây
khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá trình
Nam tiến đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất màu mỡ này, truyền thồng văn
hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên
những nét văn hoá đặc sắc. Đời sống âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát
triển trên cơ sở của nền văn hoá ấy, do vậy sinh hoạt ca hát của cư dân ở đây rất
phong phú đa dạng. Đầu thế kỷ XX, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân
trên vùng đất mới ngày một tăng, những hình thức sân khấu trước đó chưa đáp ứng
được (như nói thơ, nói truyện, hát bội...), đòi hỏi phải có một hình thức sân khấu
mới, về nội dung tuồng tích gần gũi hơn với cuộc sống, về nghệ thuật phải thoả
mãn được nhu cầu nghe ca và xem hát của khán giả.
Sự ra đời nghệ thuật cải luơng có thể mô hình hoá sự ra đời của nghệ thuật
cải lương như sau:
Nhạc tế lễ (nhạc cung đình Huế) → Đờn ca tài tử → Ca ra bộ → Cải luơng


Từ nhạc cung đình Huế:


Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế nên gọi là
Cung đình Huế. Năm 1802, cơ bản nhà Nguyễn thống nhất được Sơn hà xã tắc và
trị vì thiên hạ, nhưng chỉ cũng cố địa vị thống trị của chế độ phong kiến theo kiểu
Quân Chủ. Cho nên trong nội triều được tổ chức Nhạc cung đình nhằm phục vụ
cho Vua chúa, do đó mà hình thành dòng Nhạc lễ cung đình. Các nghệ nhân hồi ấy
được tuyển chọn từ dân thường vào phục vụ cung đình, rồi từ cung đình ra thường
dân những người có năng lực âm nhạc. Những nghệ nhân từ miền Trung cùng một
số quan nhạc theo di dân vào Nam “khẩn hoang lập ấp”. Thêm vào đó là các sĩ tử
trong Nam ra kinh đô học hành, thi cử cũng đem về ít nhiều vốn liếng của dòng âm
nhạc này. Vùng đất Nam bộ vốn là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau.
Người Hoa Minh Hương (Trung Quốc) ủng hộ nhà Minh chống nhà Thanh, chạy
lánh nạn vào Nam. Những người Khmer chống vương quyền Nam Vang, người
Chăm rời miền Trung vào Châu Đốc - Long Xuyên và các lính thú, tội đồ bị triều
đình cưỡng bách vào Nam mở đất … Đời sống, tính cách của họ hòa vào ngoại
cảnh thiên nhiên sản sinh ra những ca dao, hò, lý…, các nghệ nhân nhạc lễ ngoài
việc phục vụ đình đám, lễ hội, hàng năm không bao nhiêu nên có rất nhiều thời
gian nhàn rỗi. Từ đó họ lấy nhạc để làm vui, đờn chơi và truyền cho những ai có
tâm hồn yêu nó. Từ lao động, phát minh ra sáng tạo, các nghệ nhân kết hợp với âm
điệu ca dao, hò, lý,… trên cơ sở thang âm của nhạc lễ (Ngũ cung) và sáng chế ra
dòng âm nhạc tài tử, rồi đặt lời ca.
Đến đờn ca tài tử
Buổi đầu, khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các nhóm đờn ca được
thành lập cốt để tiêu khiển, để phục vụ trong các buổi lễ tại tư gia, như đám tang, lễ
giỗ, tân hôn...nhưng chưa hề biểu diễn trên sân khấu hay trước công chúng. Ca
nhạc tài tử mang tính chất “thính phòng” các ban tài tử và những người tham dự
chỉ ngồi trong một không gian tương đối hẹp, đàn ca và thưởng thức lẫn nhau.
Đến ca ra bộ:


Đỉnh cao của phong trào ca nhạc tài tử là “ca ra bộ”, “giai nhân tài tử”

không đơn thuần là hát theo lời nhạc và dòng nhạc, mà nghệ thuật được nâng cao
hơn một bật là vừa ca vừa ra động tác để biểu diễn (ra bộ), chuyển tải ý nghĩa của
các bài, bản. Các động tác này là tay, chân, ánh mắt, nụ cười. . .
Cải lương : Khi hình thức ca ra bộ chín muồi cũng là lúc khai sinh ra Cải
lương. Cải lương khác với đờn ca tài tử và ca ra bộ ở chỗ có sân khấu biểu diễn, đề
tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản.u


CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM
2.1. Bố cục
Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ
Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh Châu
Tuấn...vẫn còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương
đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới
(gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường... thì hoàn
toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn,
lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố
cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của
kịch nói.
2.2. Đề tài và cốt truyện
Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như
Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên...hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện
phim và kịch bản Pháp, như Bằng hữu binh nhung, Sắc giết người, Giá trị và danh
dự), Tơ vương đến thác... Vào những năm 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về
đề tài xã hội Việt Nam như đã kể trên. Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào
các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ...Thế là cải lương có đủ
loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây...sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ
Quảng v.v...chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp
công chúng.

Sự dung nạp không thành kiến của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng
đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất
Nam Bộ.

2.3. Ca nhạc


Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch. Là
ca kịch chứ không phải là nhạc kịch, vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn
lời ca theo các bản nhạc có sẵn, cốt sao cho phù hợp với các diễn biến cùng sắc
thái tình cảm của câu chuyện. Sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ
rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một
số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu mà sau này mang tên vọng
cổ). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã Việt Nam hóa.
Ngoài trừ bản vọng cổ, dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến
trong

các

tuồng

cải

lương:

- Tam nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo (đảo ngũ cung) - Khốc hoàng thiên
Phụng hoàng - Nặng tình xưa - Ngũ điểm - Bài tạ - Sương chiều - Tú Anh – Xang
xừ líu - Văn thiên tường (nhất là lớp dựng) - Ngựa ô bắc - Ngựa ô nam - Đoản
khúc Lam giang - Phi vân điệp khúc - Vọng kim lang - Kim tiền bản - Duyên kỳ
ngộ - U líu u xáng - Trăng thu dạ khúc - Xàng xê v.v... - Và các điệu lý, như: giao

duyên, lý con sáo, lý tòng quân, lý cái mơn v.v..
Ngoài ra, khi các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như:
Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango
mysterieux (trong Ðóa hoa rừng)…thì lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội
có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở
trước sân khấu...
2.4. Dàn nhạc
Đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà
luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ
thuật cải lương, không thể không nói tới dàn nhạc cải lương. Dàn nhạc cải lương
có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể
thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong cải lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ,
phụ họa cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật
chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự
thành công của tuồng diễn.


Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh,
trong nghệ thuật cải lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc
cổ và dàn nhạc tân. Vai trò và sự tham gia của hai dàn nhạc trong vở diễn tuy có
khác nhau nhưng không hề có sự lấn át lẫn nhau, mà luôn bổ túc cho nhau. Đó là
sự phối hợp độc đáo giữa nét truyền thống và nét hiện đại trong nền âm nhạc cải
lương.
 Dàn nhạc cổ
Dàn nhạc cổ luôn giữ vai trò chủ chốt và được cho là linh hồn của tuồng cải
lương. Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc
dân tộc trong nghệ thuật âm nhạc cải lương. Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường
sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn tỳ bà, guitar
phím lõm, đàn sến, song loan và sáo trúc...


 Dàn nhạc tân
Dàn nhạc tân trong tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng cũng rất tích cực, đồng
thời cũng rất đa dạng về nhạc cụ. Như phần trên đã trình bày, ngay từ lúc cải lương
được hình thành, thì đã có sự góp mặt của dàn nhạc tân, quá trình phát triển của
dàn nhạc tân được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1920-1940; từ
1940-1960 và từ 1960-1975.
Ở giai đoạn đầu, dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trò
như một tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng cải lương được bắt
đầu; hoặc chỉ được sử dụng để "lấp vào chỗ trống" khi chuyển màn, chuyển cảnh...
Trong giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng)
kèm với một dàn trống jazz.
Ở giai đoạn thứ hai, khi nghệ thuật cải lương dung nạp thêm một số bài tân
nhạc, thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn. Nhưng sự tham gia này
còn rất hạn chế, chỉ đệm cho diễn viên hát những đoạn tân nhạc. Đến lúc này thì
dàn nhạc tân có thêm hai cây guitar solo và guitar bass.


Ở giai đoạn thứ ba thì dàn nhạc tân coi như có vai trò ngang hàng với dàn
nhạc cổ trong vở diễn. Ngoài chức năng đệm cho tân nhạc, dàn nhạc tân còn phụ
họa, điểm xuyến cho những vai diễn. Lúc này, dàn nhạc tân dung nạp thêm
cây piano và cây organ.
Ngày nay, dàn nhạc tân còn dung nạp thêm nhiều loại nhạc cụ hiện đại
khác, đặc biệt là cây organ điện tử với các chức năng ngày càng đa dạng. Cây
Organ điện tử hiện đại này đang "thao túng trên sân khấu cải lương, quá lạm dụng,
nhiều lúc cái hồn và chất âm nhạc truyền thống của Cải Lương bị sai lệch".
2.5. Diễn xuất
Diễn viên cải lương diễn xuất như kịch nói. Chỉ khác là diễn viên ca chứ
không nói. Cử chỉ điệu bộ phù hợp theo lời ca, chứ không cường điệu như hát bội.
Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại
cải lương ca rỉ rả cho thêm muồi...

Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa,
đu bay, diễn võ...cốt chỉ để thêm sinh động...
2.6. Y phục và phối cảnh
Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngoài thì y
phục của diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được
bối cảnh nơi xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng
với hiện thực. Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài
đời.


CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CẢI LƯƠNG TRONG VĂN HÓA VIỆT
3.1 Giá trị nghe thuat
Trong đời sống của con người, có những khía cạnh nói về văn hóa có giá trị
thực chất. Nhưng, dù sao đi nữa, bất kỳ một di sản văn hóa nào, thì cũng có những
giai đoạn phát triển của nó và ở đỉnh cao hay còn gọi là điểm son. Thì, trong nghệ
thuật cải lương cũng vậy, nó cũng có những giai đoạn biến chuyển, thay đổi. Vì
thế, tôi xin đề cập đến đỉnh cao của nghệ thuật cải lương.
Ngay trong chính bản thân nghệ thuật cải lương, về thi pháp, sáng tạo, thì
nó đã hàm chứa hai đặc điểm có vẻ trái ngược, nhưng lại rất thống nhất, đó là: sự
khép kín mang tính định hình của những qui ước sân khấu truyền thống ( các bài
bản ca hát, các giai điệu âm nhạc, các qui ước biểu diễn của diễn viên…) và sự mở
ra của các hình thái nghệ thuật sân khấu ở khả năng thích hợp của nó. Mặt khác,
nghệ thuật cải lương còn có một khuôn mặt riêng khả ái, mang đầy chất nữ tính.
Cho nên, vừa đậm đà sắc thái truyền thống, lại vừa ngời ngời một ánh sáng hiện
đại, làm cho con người cảm thấy cuộc sống thanh thản và sống lạc quan yêu đời
hơn. Nhưng con người cũng đừng qúa lạm dụng thời gian, mà làm ánh hướng tới
công việc của gia đình cũng như những công việc của xã hội.
3.2. Giá trị hiện thực
 Giải thoát người phụ nữ

Nghệ thuật là phương tiện truyền thông một kênh, truyền đạt thông tin,
miêu tả, pha trộn, hoặc không miêu tả, sử dụng kí hiệu bên ngoài diễn tả cảm xúc
bên trong con người. Nghệ thuật miêu tả là lĩnh vực sáng tạo của người diễn viên,
không có sự phong phú về phương tiện chất liệu cấu trúc hình tượng không gian,
thời gian mà tính chất động của diễn viên tạo ra hình tượng nghệ thuật. Hình tượng
ấy truyền cảm lay động hàng triệu công chúng, thấm sâu vào ấn tượng mỗi con
người tạo ra sức mạnh vật chất, ở đó là những diễn đàn xã hội cuốn hút và hấp dẫn.
Với chức năng truyền thông đặc biệt, sự ra đời sân khấu cải lương là một diễn đàn
thông tin văn hoá xã hội.


Sân khấu cải lương xuất hiện như một diễn đàn giải thoát người phụ nữ,
trong các hình thái, loại thể nghệ thuật thì sân khấu cải lương có tính truyền thống
trong từng vở diễn chỉ miêu tả, phản ánh thân phận người phụ nữ. Dù hôm nay
sống trong thời đại văn minh, tính nhân văn trong con người được đề cao, nhấn
mạnh toả sáng đến mọi nơi, sân khấu cải lương vẫn miêu tả thân phận người con
gái; hình như cái thiện và cái ác lúc nào cũng đồng hành khi cái thiện đề cao, cái ác
ít xuất hiện, nhưng đã xuất hiện thì tính huỷ diệt tàn khốc hơn. Trở lại cái đêm
trường phong kiến thực dân những năm đầu thế kỷ XX, sự ra đời sân khấu cải
lương là lối thoát cho người phụ nữ, ở đó họ phơi bầy cái phi lý trói buộc con
người, kêu gọi mọi người cải cách xã hội, đầu tiên cải cách đời sống hay cuộc sống
người phụ nữ, họ có quyền dân chủ và bình đẳng. Người phụ nữ có quyền lựa chọn
cuộc sống của mình, phá bỏ các hủ tục vô lý của xã hội phong kiến, tố cáo, lên án
và hành động tự giải thoát như các vở: Kim Vân Kiều, Cô ba lưu lạc, Đoá hoa
rừng, Tô ánh Nguyệt, Chị chồng tôi, Đời cô Lựu, Ngọn cờ hiệp nữ… sân khấu cải
lương góp phần giải thoát người phụ nữ, tạo dư luận xã hội mạnh mẽ công phá bức
tường lễ giáo phong kiến, tiếp nhận quan hệ xã hội mới để người phụ nữ làm chủ
cuộc sống. Sự ra đời sân khấu cải lương như một điểm sáng mở đường phát triển
văn hoá nghệ thuật, kế thừa truyền thống văn hoá nghệ thuật dân tộc, tiếp thu tinh
hoa nền văn hoá nghệ thuật dân chủ mới. Đây như một phương châm, nguyên lý

phát triển nghệ thuật dân tộc, là bài học cho hôm nay hướng phát triển nghệ thuật
hiện đại, hậu hiện đại. Sân khấu cải lương Nam Bộ là đặc phẩm văn hoá sân khấu
Nam Bộ và các vùng miền, đáp ứng nhu cầu công chúng các đô thị. Bởi đô thị là
những điểm sáng dân cư, nơi tập hợp lớp người mới sản xuất công nghiệp và dịch
vụ thương mại, nơi đầu mối giao thông, kinh tế đa ngành, là nơi phát triển phong
phú, tạo ra quy luật hoạt động tồn tại. Sân khấu cải lương xuất hiện đáp ứng những
bức xúc xã hội là quá trình cải cách văn hoá nghệ thuật, lòng dân mong muốn có
một hình thức sân khấu, mang tinh thần thời đại, tâm lý, tình cảm con người mới.
Giá trị của sân khấu cải lương là sự xuất hiện một hình thức sân khấu mới, để mỗi
miền có một đặc phẩm sân khấu dân tộc, bản địa, Miền Bắc có chèo, Miền Trung
có tuồng, Nam Bộ có cải lương. Ba hình thức sân khấu này, dù có ảnh hưởng pha


trộn tràn lan thì vẫn là đặc phẩm sân khấu ba miền. Cái gốc tuồng Bắc khi vào
Nam đã trở thành tuồng Nam, dù cải lương có phát triển đến mọi miền đất nước thì
cải lương Nam Bộ vẫn là một đặc phẩm sân khấu Nam Bộ. Cải lương hay các hình
thái nghệ thuật nào khác, dù phát triển tới đâu đi ra ngoài biên giới mỗi quốc gia,
dân tộc, nó mang những đặc tính chung và dáng vẻ riêng mỗi vùng miền, đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ công chúng.
3.3. Giá trị nhân bản
Cải lương đã đưa lại một giá trị tinh thần cho người Việt Nam khá sâu sắc
và cụ thể. Nó khai thác thế giới tâm hồn của con người, bằng cảm nhận của tinh
thần, đạo lý và tâm lý triết học phương Đông, Phật Giáo ( với 14 điều răn dạy)
trong đó có sự chấp nhận, bao dung, tha thứ và đoàn viên là các tố chất chính.
Thế giới tình cảm được chắt lọc ( như chất liệu) và được thăng hoa ( qua
ngôn ngữ và phương tiện nghệ thuật biểu diễn đầy sức truyền cảm của diễn viên)
tác động mạnh và trực tiếp nhận thức tình cảm của người xem. Sự đồng cảm giữa
con người với nhau cũng xuất hiện từ đây, thậm chí người xem còn tác động trở
lại, nhằm đẩy sự khích lệ lên cao hơn nữa ở nơi diễn viên. “ Nhất là khi diễn viên
ca những bài Oán, khi họ hoàn thành một cách ngọt ngào về phần lời nói lối gối

sang câu và chữ “ đổ” bài vọng cổ … và được công chúng vỗ tay tán thưởng, thì
người diễn viên đã biết chắc là yên tâm rồi và lúc đó càng có tinh thần diễn xuất
hay hơn!”Có những câu chữ nghề nghiệp mà chỉ ngành cải lương mới có, như: ca
“có ngầu”, ca “ quên sầu”, ca “ mùi mẫn” và ca lấy nước mắt khán giả…, đều thể
hiện một tính chất sâu thẳm của con người Việt Nam.
Qua đó cho chúng ta thấy: cả người sáng tạc lẫn người xem đều mong
muốn một kết thúc “ có hậu”, vì vậy cách đặt vấn đề của kịch bản và vở diễn lúc
ban đầu có thể khác nhau, nhưng khi đi vào giải quyết và kết thúc vấn đề, thì
không còn khác nhau nữa. Ví dụ: chuyện cổ thì được giải oan, chuyện kim thì sau
những giải thích, thì không còn hiểu lần nữa, sau khi đã nhận ra thì “ cải tà quy
chính”, còn những người đã từng bị hành hạ, đau khổ sẽ lại tha thứ, bao dung hoặc
báo trước một điều kiện “ cho quay lại”.


Với những đặc trưng dễ nhận thấy đó, thì cải lương đã để lại nhiều vở diễn
mang đậm “ tình cảm” được ghi nhận ở từng giai đoạn khác nhau, nhưng đều mang
một đặc tính là thể hiện nhân cách con người.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×