Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHÚA TRỊNH CƯƠNG VỚI NHỮNG CẢI CÁCH Ở PHỦ ĐÌNH, VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRONG LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.22 KB, 18 trang )

CHÚA TRỊNH CƯƠNG VỚI NHỮNG CẢI CÁCH Ở PHỦ ĐÌNH,
VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TRONG LỊCH SỬ.
Trịnh Quang Vũ
Chúa Trịnh Cương là con thứ hai của Tấn Quang Vương Trịnh Bính và
bà Thái Phi Trương Thị Ngọc Chử, sinh ngày 19 tháng 5, năm Đinh Mão
(1687) niên hiệu Chính Hoà thứ 8. Ông được tiên phong từ Phó đô tướng phổ
quận Công làm khâm sai Tiết chế các xứ thuỷ bộ chủ doanh kiêm tổng chấp
chính Thái uý An Quốc Công, mở phủ Lý Quốc. Chúa Trịnh Căn sau khi
khảo ý kiến của hai quốc lão đại thần Nguyễn Quý Đức và Đặng đình Tướng
nên đã quyết định truyền ngôi cho chắt là Trịnh Cương.
Năm Trịnh Cương 18 tuổi là người thông minh, sáng suốt ham học hỏi
được nối ngôi chính phủ chấp chính, quần thần đều bằng lòng. Khi mới chấp
chính ở phủ Chúa đã nhanh chóng chấp chính bộ máy triều đình, ban bố 6
giáo điều:
1. Cấm đại thần không được cậy quyền thế, các thế gia, quan viên, các
nha môn, phú hào khoanh đất lập trang trại, nếu có phải triệt bỏ, hạn trong 3
tháng nếu chậm sẽ bị trừng trị.
2. Các quan văn võ phải siêng năng thao luyện, các quan phủ huyện
không được hà khắc bạo ngược.
3. Định lệ quân cấp ruộng đất công (lấy 6 năm làm một kỳ hạn) ruộng
vụ thu không được để quá tháng ba, ruộng vụ hạ không được để quá tháng 9.
4. Cho định lại phép khảo công năm 1719, vận động người trong tông
thất giải tán binh quyền riêng, tập trung vào quyền lực trung ương.
5. Miễn giảm tô thuế chẩn cấp cứu đói vì mất mùa gây ra trộm cắp,
phiêu tán, thể hiện sự quan tâm của chúa.
6. Cầu lời nói thẳng năm 1711 (nghe Hiến sát Nghệ An tiến sĩ Nguyễn
Công Thái điều trần về một cung nhân phủ Chúa là Bồ Thị sai người trong họ
1
đành hạch nhũng nhiễu ở Nghệ An. Chúa Trịnh Cương biết việc đã phạt
người nhà Bồ Thị thăng Công Thái lên Đô đốc đồng Thanh Hoa.
Chúa Trịnh Cương tiến hành cải tổ cải cách bộ máy quan lại vương


phủ, năm mậu Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh 14 (1718) đặt ra lục phiên: Lại, Hộ,
Lễ, Binh, Hình, Công phiên, quy ra sáu cung : Tả Trung, Hữu Trung, Đông,
Tây, Nam, Bắc gọi là lục cung. Coi các việc tài chính, thuế má, quân sự. Xứ
Thanh Nghệ, tứ trấn, các trấn ngoại phiên đều lệ thuộc vào lục phiên.
Chúa Trịnh Cương đã tiến hành một loạt cải cách về ruộng đất bắt đầu
định lệ chia đều thuế đinh và điền khiến người giàu, nghèo nhiều ít tương trợ
lẫn nhau. Sau này tiến tới thực hiện chính sách "Tô, Dung, Điệu" là một cải
cách tiến bộ đổi mới, quan tâm đến khuyến nông, hăng hái chăm lo sắc dân ...
Tuy nhiên trong phạm vi tham luận này chỉ đề cập đến những cải cách, thay
đổi về văn hoá nghệ thuật cho suốt thế kỷ XVIII và sau này là: thiết chế trang
phục triều nghi, dân thường, phát triển mỹ thuật, kiến trúc điêu khắc đỉnh cao
ở thế kỷ XVIII.
1720 cho sửa sang nhà Thái học, dựng bia tiến sĩ (25 bia từ năm 1667 -
1716) có giá trị về trang trí mỹ thuật.
1721 Chúa Trịnh Cương cho lập trường võ học đặt quan giáo thụ đặt
khoa thi võ (tiến sĩ võ).
Chúa Trịnh Cương định quy chế phẩm phục năm 1720.
Năm 1714 bước đầu đã định quy chế việc mặc trang phục áo, mũ thanh
cát, quy định kích thước dài ngắn, rộng hẹp để phân biệt, khác nhau về cấp
bậc, tỏ rõ sự uy nghi.
1720 quy định phẩm phục hành nghi cho các quan văn võ, theo trước
đây các quan văn võ, các lại thuộc lớn nhỏ, các chức sắc quân sĩ đều mặc áo
thanh cát, đội khăn kiểu chữ đinh, không phân biệt cao thấp, sang hèn, đến
nay quy định rõ phẩm phục.
Áo mặc của Hoàng Thân, Vương thân mùa xuân, hạ dùng loại sa Tầu,
mùa thu đông dùng đoạn tàu màu trầm hương.
2
Khăn đội: mùa xuân, hạ: dùng khăn mã vĩ
Thu đông: dùng đoạn màu huyền
Áo các quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm: Xuân, hạ dùng Sa

Tầu, thu đông dùng đoạn Tàu.
Khăn quấn đều đội khăn màu huyền: quy cách quan văn quấn nhiều
vòng (trùng điệp), quan võ dùng một vòng (đơn điệp).
Áo các quan văn võ tứ phẩm mặc giống quan tam phẩm chỉ khác là Sa,
đoạn dùng hàng ta, (sa đoạn nam),.
- Các nội giám khăn: dùng loại bằng (bình đính) sau đổi khăn lục lăng.
- Các quan văn võ nội giám khi được sung làm chấp sự, hành lễ, làm
việc mặc trang phục áo Thanh Cát, đội mũ ô sa thâm. Các quan văn khi vào
hầu ở các nội các cũng như vậy
1
. Năm 1721 các quan văn võ tứ phẩm trở lên
khi vào hầu phủ chúa được mặc áo sa, áo đoạn.
Năm Đinh mùi, Bảo Thái 8 (1727) định thể lệ về phẩm phục, hành nghi
cho hoàng tử trưởng và sự thăng thụ phẩm cấp cho hoàng tử và hoàng thân.
- Phẩm phục trưởng hoàng tử khi đi lạy mừng nhà vua trang phục:
Mũ: bình đinh mạo (mũ chữ đinh bằng có chỉ đột nổi)
Áo: sa tầu, dải thao chỗ tà giáp nhau, có trang sức bằng vàng xâu ba
viên ngọc.
- Khi vào hầu trong phủ chúa trang phục:
Khăn: quấn khăn bằng lượt
Áo: Sa tầu
Hành nghi: Lọng một cái không còn rèm rủ về hoa văn mầu đỏ.
Quạt một cái có rèm rủ hoa văn màu đỏ.
Kiệu vuông hoặc võng mui luyện (bồng võng) cong tròn dùng 7 đòn.
Kiện sơn son vẽ hoa văn, đòn khiêng thấp vàng.
Roi 8 chiếc (sơn son thiếp bạc hai đầu).
1
Đại Việt sử ký tục liên/78 NXB KHXH 1991
3
Khi vào hầu chúa đi cửa phía tả đến ngoài cổng thứ nhất thì xuống kiệu

hoặc võng, có 10 người theo hầu, (lịch triều tạp kỷ/405, 406 nhà xuất bản
KHXH 1995).
Cùng năm này về nghi chế cờ, chúa cho làm cờ đuôi beo (khi cờ đuôi
beo béo lên là thiết chế quân luật tỏ rõ ưu thế quân sự tất cả quan lại, quân
nhân đều phải yên lặng, nghiêm túc chấp hành nội bất xuất, ngoại bất nhập).
Thời Chúa Trịnh Cương còn xuất hiện một nhà điêu khắc nổi danh
được tôn sư là Tổ nghề họ Tô tên Phú Vượng, ông nổi danh về tạc tượng đầu
thế kỷ XVIII có biệt tài nhìn người tạc ra tượng đẹp có tâm hồn, chuẩn mực
theo phong cách hiện thức tả chân. Ông được Chúa An Vương Trịnh Cương
phong tước là Kỳ tài tử niên hiệu Bảo Thái 9 (1728) sau thăng kỳ tài bá. Ông
được coi là kỳ tài của nước ta thời kỳ Lê Trịnh, tại quê hương ông xã Đồng
Minh huyện Vĩnh Bảo Phủ Hạ Hồng (nay thuộc Hải Phòng) còn để lại nhiều
pho tượng điêu khắc giá trị đẹp nhất Việt Nam. Những pho tượng đó là ba
pho thị nữ ở đình Bảo Hà. Nhóm tượng này còn ít được biết đến vì ngôi đình
Bảo Hà đồ sộ trước đây đã bị tàn phá được nhân dân bảo vệ trong một khu
hậu cung nhỏ bé và đường đi trước đây không được thuận tiện. Ba tượng thị
nữ được tạo tạc chuẩn mực về tạo hình, dáng vẻ sống động, nét mặt đoan
trang, mũi thon dọc dừa, đầu tóc đều rẽ ngôi giữa cân đối giản dị. Mái tóc
thiếu nữ màu huyền màu dài xuống tận gót chân, tinh tả chân rất rõ về các
thiếu nữ Việt thế kỷ xa xưa nhưng đến nay có thể cảm nhận vẻ đẹp thuần
khiết, hiện đại. Các cô trong trang phục áo gấm có tượng đeo hoa tai mặt dàn,
chân đi hài cong trái đào, váy phủ kín thiết tha. Nhìn chung ba pho tượng thị
nữ mặc tảng phục cung đình: áo gấm hoa to tay thụng, cổ áo kiểu giao lĩnh có
viền có trang trí hoạ tiết hoa văn chữ triện... có cô mặc áo kép chéo vạt chéo
vạt lộ áo gấm đào. Những pho tượng màu trải qua thời gian hơn ba thế kỷ,
màu sắc vẫn như xưa, nét tô tượng dung dị, vẽ mi, điểm nhỡn lông mày, làn
môi uyển chuyển mờ ảo lung linh. Ta có thể so sánh với một tượng thị nữ mới
làm cho đủ bốn cô (một pho đã bị mất) mới cảm nhận được sự loè loẹt, thô
4
cứng, kém xa tượng cổ. Những pho tượng võ cao lớn thể hiện mặc triều phục

gấm hoa vàng màu tía, khuôn mặt tinh anh ngước cao râu dài đội mũ đa la võ,
áo gấm hoa văn tròn lớn, hai tay thụng lớn, ngực có hình bổ tử, áo ngoài dài
quét đất, trong mặc xiêm đi võ hài. Tượng quan võ thứ ba đội mũ đa la đen
chéo chếch xuống trán. Tượng ở tư thế động, tay lộ ngoài áo thế dáng đứng
mạnh mẽ, nếp áo sinh động mềm mại thanh thoát để lộ các ngón tay chuyển
động cầm kiếm dựng đứng trước vai (như kiểu bồng súng), nét mặt mạnh mẽ,
thắt đai lưng to rộng bản giát vàng, áo đa la võ cộc tay, cổ tròn xẻ giữa ngực,
đường viền lớn có nẹp vòng xoắn trang trí, viền đè lên hoạ tiết hoa cúc lớn
hình tròn, gấu áo lượn sóng thuỷ ba bủa soài, toàn bộ có một bố cục mỹ thuật
trang trí của mỹ thuật sơn ta với nhiều hoạt tiết giát vàng.
Những tượng quan văn đội mũ khước phi màu huyền, áo cổ tràng vạt
lớn tay thụng màu huyền, tạo dáng thư thái ung dung. Phía trong ba lớp áo
màu tía, xanh vàng lộ trên cổ áo và nẹp hai bên thân áo. Những nếp ảo toả
dài, tạo ra đường nét khối hình uốn lượn tinh tế, bắt theo ánh sáng lunh linh
tràn đầy mỹ cảm, óng ánh màu Thanh cát, đen huyền chuyển động của nếp áo.
Lối trang phục này giống với kiểu trong ngôi mộ cổ của Đại tư đồ Nguyễn Bá
Khanh được tìm thấy ở Hưng Yên thời Lê Trịnh. Những nét đặc trưng về triều
phục nghệ thuật tạc tượng màu thời chúa Trịnh Cương, đặc biệt ở đình Bảo
Hà là những tinh hoa của nghệ thuật mầu Việt Nam. Những tác phẩm này có
một giá trị khác biệt với kiểu tượng chùa Tây phương ở sự hoàn hảo về tính
sáng tạo, phong cách chân hiện thực của đời sống xã hội, cung đình Việt
Nam. Những tượng ở chùa Tây phương phục vụ phật giáo có tính ước lệ và
những quy chuẩn phật giáo. Tượng ở đình chùa Bảo Hà thể hiện tinh thần
người Việt đầu thế kỷ XVIII, thể hiện qua tài năng điêu luyện, phong cách
độc đáo, chân thực ở các pho tượng đều để tóc dài, nhiều kiểu tết, xoã, dài
ngắn như vốn có của đời thường trong các tượng quan văn, quan võ là nam
giới. Có người tóc đến ngang lưng, ngang hông, hoặc dài xuống chân, nhiều
kiểu tóc hơi uốn cong, dày mỏng khác nhau. Các kiểu tóc bỏ ra ngoài trang
5
phục, ta còn thấy ở tượng vua Lê Thần Tông, tượng Hoàng Hậu, Vương phi.

Tác giả bài viết này đã có dịp được nghiên cứu nhìn từ phía sau tượng đều
thấy tóc bỏ ra ngoài trang phục Long Bào, hoàng bào, áo vân kiều, đúng như
lời hịch của Hoàng đế Quang Trung, "đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen
răng" chứa đựng đầy khí chất anh hùng của dân tộc truyền thống. Nét độc đáo
các pho tượng ở đình Bảo Hà có pho tượng thần Linh Lang có thể cử động
ngồi xuống đứng lên khi động chốt điều khiển. Tượng ngồi trên ngai, đội mũ
dương đường, áo gấm long bào, cân đai được chạm khắc tinh vi. Đây là pho
tượng thờ cử động còn lại duy nhất ở nước ta. Lối tạc tượng cử động này đã
được nói tới từ triều Lý trên tấm bia ở thế kỷ X sùng thiện Diên Linh chùa
Long Đọi, khi tả về rùa máy, người máy biểu diễn ở Hoàng Thành Thăng
Long, Kỳ tài Tô Phú Vượng còn tự tạc tượng chân dung của ông, trong tư thế
ngồi phóng khoáng, chân co chân trụ, dáng hai tay đang ở tư thế chuyển động,
khoác áo tràng vạt, hở vai hở bụng, râu tóc bạc để dài quá ngực. Đặc biệt các
ngón tay chau truốt, hình khối sinh động. Tượng có bố cục đẹp tư thế viên
mãn thanh thoát, chân thực, hiện còn được lưu giữ tại đình Bảo Hà. Năm
1754 thời Chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm Tô Phú Vượng được vinh phong là kỳ
tài hầu
1
.
Những quy chế này có thể tham khảo sách trang phục triều Lê Trịnh
Những quy định thể lệ trang phục phật giáo theo cấp bậc khi cúng lễ và
lúc bình thường, năm Bính ngọ (1726).
Hoà thượng: mặc áo màu lục cổ tráng vạt: áo cà sa màu đỏ.
Mũ màu đỏ, lúc trụ trì áo màu xanh
Tăng chánh, tăng phó: Mặc áo màu xanh, áo cà sa và mũ đều màu lục.
Lúc trụ trì áo màu mực đen.
Tăng chúng: người nào được cấp độ điệp mặc áo màu thâm, áo cà sa và
mũ dùng màu xanh xanh (xanh nhạt).
Lúc trụ trì mặc áo màu mộc lan (đen nhờ).
1

Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam - Mỹ thuật truyền thống số 200 tháng 8/2009
6
Chúa Trịnh Cương đã ban cho thiền sư Như Nhàn áo Tử Y kim lũ (màu
tía thêu kim tuyến vàng) sư hoá năm 1724.
MỸ THUẬT KIẾN TRÚC ĐIÊU KHẮC THỜI TRỊNH CƯƠNG
Chúa Trịnh Cương là người rất quan tâm đến các công trình kiến trúc
văn hoá, chùa Tháp, điêu khắc lịch sử đã ghi những dấu ấn về mỹ thuật thời
kỳ này. Năm 1720 sửa toà Thái Học, 1723 dựng sáu toà nhà ngoài cửa phủ
làm nơi xét xử hình ngục. Sai Bùi Nhân Hữu đi xây dựng chùa Độc Tôn ở
chân núi Độc Tôn xã Cát Nê huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên làm chùa
Thiền Tây (Tây Thiên) làng Sơn Đình huyện Nghĩa Sơn núi Tam Đảo do
Trần Đình Ngọc trông coi. Đây là công trình kiến trúc chùa Cổ có giá trị mỹ
thuật phật giáo còn đến nay đang được phục hồi, dựng cung Hy Sơn trên núi
Hy Cương nay là khu vực đền Hùng. Khu đất tổ Hùng Vương các đời Chúa
Trịnh đều chăm lo tu bổ, xây dựng.
Năm 1727 chúa Trịnh Cương cho xây dựng chùa Quỳnh Lâm (thời Lý
nổi tiếng đã bị huỷ hoại), xây tháp Tịch Quang là một tháp đá lớn trong có tạc
tượng Tuệ Đăng Hoà Thượng, Chánh chân Nguyên thiền sư. Ngài là đệ nhất
tổ chùa này tên thật là Nguyễn Nghiêm người Thanh Hà tu ở chùa Hoa Yên,
Yên Tử, sau về chùa Vĩnh Phúc núi Côn Cương, Ngài hoá năm Bảo Thái thứ
7 (1726) được dựng tháp Long Động thọ 76 tuổi Chúa Phong là Tăng Thống
chính giác hoà thượng. Chùa Quỳnh Lâm đã bị phá nay vẫn còn lại lan can
chạm đá hình rồng to lớn thời Lê Trịnh dài hơn 3m với nét chạm khắc trau
chuốt tinh diệu. Chùa Quỳnh Lâm là một đại danh lam có kiến trúc gỗ đồ sộ
cao lớn ba tầng ở nước ta.
Tại Kinh đô Thăng Long xây dựng chùa Hàm Long trong 12 năm
(1702 - 1713) do bà Thái Phi mẹ chúa Trịnh Cương chủ trì, đây là đại danh
lam phật giáo ở kinh đô, hiện còn lưu giữ 2 tấm bia đá lớn của tiến sĩ Đặng
Đình tướng và Tham Tụng Nguyễn Qúy Đức có giá trị lịch sử và mỹ thuật.
Chính nơi đất chùa Hàm Long khảo cổ đã phát hiện một bệ đá tượng phật tạc

7

×