Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỒM THANH HÀ – HỘI AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.64 KB, 32 trang )

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
6. Bố cục của đề tài....................................................................................................6
CHƯƠNG 1...............................................................................................................7
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN.........................................7
1.1.

Vị trí địa lý.....................................................................................................7

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................7

1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội...................................................................................8

CHƯƠNG 2.............................................................................................................10
CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GỐM THANH HÀ – HỘI AN.........................................10
2.1. Quy trình làm gốm truyền thống............................................................................10
2.2. Quy trình chế tác gốm mỹ nghệ.............................................................................11
2.3. Quy trình làm gốm nặn con thổi.............................................................................12
2.4. Đặc trưng gốm Thanh Hà – Hội An.........................................................................13


CHƯƠNG 3.............................................................................................................15
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỒM THANH HÀ – HỘI AN............15
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An..............................................15
3.1.1. Thực trạng phát triển về mặt kinh tế..................................................................15
3.1.2. Thực trạng phát triển về mặt xã hội...................................................................20
3.1.3. Thực trạng phát triển về mặt môi trường............................................................21

2


3.1.4. Liên kết trong phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An....................................22
3.2. Giải pháp phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An...............................................23
3.2.1. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường...............................................23
3.2.2. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn...............................................25
3.2.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu.......................................................................26
3.2.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực................................................................27
3.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề..........................................................28
3.3. Đánh giá chung.................................................................................................29
3.4. Một số kiến nghị................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33
PHỤ LỤC................................................................................................................34

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên mảnh đất Thương mại – Dịch vụ - Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ
như Hội An hiện nay, sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển của các làng nghề truyền
thống là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống ở Hội An vẫn trụ

vững sau hàng trăm năm đến thời điểm hiện tại chứng tỏ giá trị và sức hút của làng
nghề truyền thống trong xã hội hiện đại không hề thuyên giảm. Hội An đẹp và thu hút
du khách không chỉ bởi những khu phố cổ trầm mặc mà còn bởi những làng nghề
truyền thống. Các làng nghề tồn tại không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn góp phần bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Ở một số làng nghề, trong đó có làng nghề gốm
Thanh Hà – Hội An vào ngày giỗ tổ nghề chính là ngày hội của làng, thể hiện sự tôn
kính với người xưa đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc, làng gốm Thanh Hà – Hội An có lúc
tưởng chừng rơi vào quên lãng nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề của những nghệ
nhân gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa, quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp
cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống. Gốm Thanh Hà đang sống lại và
không ngừng chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi UNESCO công nhận đô thị cổ
Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm Thanh Hà đã trở thành điểm đến thu hút
du khách trong và ngoài nước, gốm cũng chuyển mình thêm các sản phẩm mỹ nghệ
đẹp mắt. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề truyền thống còn nhiều hạn chế bởi
nhiều vấn đề. Nhằm tìm hiểu nét đẹp đặc trưng của làng nghề truyền thống cũng như
các giải pháp góp phần giữ gìn và phát triển làng nghề này trong khoảng thời gian lâu
hơn nữa. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu làng nghề
gốm Thanh Hà – Hội An” để làm bài nghiên cứu và khảo sát.

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhà nghiên cứu về làng gốm Thanh Hà, bên cạnh đó có những bài luận
văn đã đến thực trạng về làng gốm Thanh Hà.
Đây là một đề tài không mới nhưng mỗi công trình nghiên cứu họ đã đi sâu
nghiên cứu. Hầu hết thì các đề tài đó đều cho chúng ta biết thêm về gốm Thanh Hà.
Theo nghiên cứu của Dương Bá Phượng (2001) đối với việc bảo tồn và phát triển

các làng nghề trong quá trình CNH,HĐH, nghiên cứu đã đề cập đến những hệ quả mà
các làng nghề thủ công truyền thống phải đối mặt và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Mặc dù, nghiên cứu đã đưa ra những nhận định về thực trạng mai một của các làng
nghề nhưng chưa tìm hiểu nguyên nhân từ chủ quan và khách quan dẫn đến những hệ
lụy này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phát triển làng nghề Gốm Thanh Hà Hội An nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
cuộc sống của người dân nông thôn, bảo tồn những giá trị truyền thống làng nghề.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề Gốm Thanh Hà Hội An.
- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề Gốm Thanh Hà Hội An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Tìm hiểu về làng gốm Thanh Hà – Hội An”
Phạm vi không gian: Ấp Nam Diêu - Phường Thanh Hà – Thành Phố Hội An
Phạm vi thời gian: 10/03/2018 đến 15/03/2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp logic
với việc kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý để đưa ra
các đánh giá và nhận định về thực trạng và đề xuất các giải pháp.

5


Phương pháp điều tra, khảo sát: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn
trực tiếp đến các nghệ nhân làm nghề gốm.
Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong cả 3 chương, từ những vấn đề
lý luận đến phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp của chương 3.
6. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo bài tiểu luận này chúng tôi
chia thành ba chương.
Chương 1. Khái quát chung về làng gốm Thanh Hà – Hội An
Chương 2. Các hoạt động sản xuất gốm Thanh Hà – Hội An
Chương 3. Vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An

6


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN
1.1.

Vị trí địa lý
Làng gốm Thanh Hà có địa bàn sản xuất tập trung ở ấp Nam Diêu, nằm cách Hội

An khoảng 3km. Từ Hội An, du khách có thể đi thăm làng gốm bằng đường bộ hoặc
bằng thuyền dọc theo sông Thu Bồn.
Trong lịch sử; do vị trí địa lý của làng gốm Thanh Hà khá thuận lợi, đó là: làng
nằm gần thương cảng Hội An, gần sông, với đội ngũ ghe bầu tốt, có trữ lượng đất sét
lớn nên sản phẩm gốm Thanh Hà được tiêu thụ mạnh ở miền Trung và có giai đoạn
được xuất khẩu nhiều đi các nước khác.
1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển
Làng Thanh Hà hình thành vào khoảng thế kỷ XV các vị thủy tổ tộc Nguyễn Viết,

Nguyễn Văn, Bùi, Ngụy, Võ,… từ Nghệ An, Thanh Hóa đến khai phá, lập nên làng
Thanh Hà. Thời nhà Nguyễn, Thanh Hà là đơn vị cấp xã, gồm 13 ấp như Hậu Xá, An
Bang, Nam Diêu, Bộc Thủy, Thanh Chiếm, Bàu Súng, Đông Nà, Bễn Trể, Trà Quế,

Cồn Động, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Cửa Suối.
Trong buổi sơ khai, khi đồ dùng của đại bộ phận dân cư chủ yếu là đồ gốm sứ, đất
nung thì dân cư ở đây đã tiếp tục truyền thống của cha ông, khai thác địa thế thuận lợi
của vùng đất mới để phát triển nghề gốm. Theo cách nhớ của người làng Thanh Hà thì
năm 1516, nghề gốm bắt đầu sản xuất tại làng Thanh Chiêm (nay là khối phố 6 phường
Thanh Hà), sau đó do không hợp phong thuỷ và lụt lội nên dời lên Nam Diêu (tức khối
phố 5 phương Thanh Hà). Nam Diêu là có ý nghĩa khi từ Nam là thuộc phía Nam đất
Thanh Hà, từ Diêu là lò. Có nghĩa là xây dựng lò ở phía Nam Thanh Hà.
7


Hiện nay tại Nam Diêu còn miếu Tổ nghề của làng. Hằng năm, người dân làng
gốm tổ chức lễ tế Xuân vào mồng 10 tháng Giêng nhằm cúng tổ tiên, mong cho chư
than, tổ nghề và các bậc tiền nhân ban cho năm mới bình an, làng nghề phát triển.
Ở Thanh Hà không chỉ làm gốm mà trong đó còn có làm gạch, ngói, và vôi,
nhưng nghề gốm đã làm cho Thanh Hà nổi tiếng khắp miền Trung.
Tương truyền, ban đầu các vị tiền nhân chọn ấp Thanh Chiếm nơi gần bờ song, có
đất sét để phát triển nghề gốm. Nhưng do bờ song Thu Bồn dịch chuyển dần về phía
Nam muộn nhất là đầu thế kỉ XĨ các vị tiền nhân chuyển đến Nam Diêu.
Đầu thế Kỷ XX là giai đoạn phát triển nghề gốm hung thịnh nhất, và đến giữa thế
kỷ XX do chiến tranh nên người dân ở Nam Diêu phải đi tản cư, sau chiến tranh thì
một số ít quay trở lại vùng đất để lập nghiệp lại. Nhưng đến năm 80 của thế kỷ XX
gốm vẫn được sử dụng nhưng cầm chừng, do sự hiện đại hóa và sự cạnh tranh của các
mặt hàng bằng kim loại dẫn đến sử dụng gốm yếu hẳn đi.
Sau đó nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề đã tìm giải pháp khôi phục sản xuất
lại gồm bằng cách chế tác ra các sản phẩm mới là con thổi, khi tiếp thu kỹ thuật tạo
hình nghệ thuật bằng khuôn đúc, tạo nên các loại đèn, tượng, con tiện, đồ lưu niệm,…
được thị trường chấp nhận.
Từ đó làng Thanh Hà đã lập tuyến tham quan vào năm 2001 và đã thu hút khách
tham quan rất nhiều, mở ra hướng tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm tại chõ. Gốm Thành Hà

được các cơ sở kinh doanh, người dân biết đến và tiêu thụ sản phẩm được nhiều hơn.
Từ đó mà nghề gốm Thanh Hà vượt qua được cuộc khủng hoảng.
1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội
Do trên thị trường có nhiều sản phẩm có mẫu mạ đẹp như gốm Bát Tràng ở Hà

Nội, nên gốm Thanh Hà không cạnh tranh lại và xuất khẩu ra nước ngoài được dẫn đến
kinh tế không ổn định khi làm các loại gốm truyền thống tại Thanh Hà.

8


Sản phẩm bán ra có mức quy định với thương lái, qua nhiều năm sản phẩm cũng
chỉ ở một mức giá nhất định, ngoài ra còn có tiền thuê nhân công thì quá cao làm cho
nhiều người không say mê với nghề và đã bỏ nghề.
Nhờ có hoạt động du lịch mà các nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã
khác nhau, thu hút được khách du lịch tham quan.Ttrong đó du khách rất hung thú với
mặt hàng con thổi, dẫn tới lượng hàng cung cấp cho du khách là không đủ. Từ đó mà
thu được nhiều nguồn lợi kinh tế từ du lịch.
Các thế hệ ngày xưa thì vẫn say mê cần mẫn với nghề mà đã ngấm vào xương
vào máu của họ. Hiện nay làng Thanh Hà chỉ còn lại ba nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật
làm gốm sành chuẩn mực và tinh tế, thì đều đã ở độ tuổi ngoài 80. Đáng mừng là họ
đều còn sức khỏe và tình yêu với nghề, vẫn duy trì làm gốm và tranh thủ truyền dạy
cho các thế hệ sau. Đó là ông Nguyễn Lành, bà Nguyễn Thị Chiến, bà Nguyễn Thị
Được. Ông Lành bảo, ngày nào không động đến gốm là thấy thiếu, thấy nhớ, kiếm
được trăm nghìn đồng từ gốm chẳng dễ dàng gì nhưng ông không thể đành lòng nhìn
nghề gốm thưa vắng rồi mất đi…

9



CHƯƠNG 2
CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GỐM THANH HÀ – HỘI AN
2.1. Quy trình làm gốm truyền thống
Theo các nghệ nhân lâu năm ở làng gốm Thanh Hà, đất làm gốm là đất sét nâu
vàng, có độ kết dính cao. Khoảng 60 năm trở về trước đất được khai thác tại các vùng
lân cận Nam Diêu nhưng hiện nay thợ gốm phải mua đất sét được khai thác tại Thanh
Quyết, Thi Lai. Thường thì người bán đất vận chuyển bằng ghe đến Thanh Hà bán và
thợ gốm mua theo từng ghe hoặc thợ gốm tự vận chuyển từ nơi khai thác về. Nguyên
liệu đất sét phải qua quá trình ủ để giữ độ ẩm, sau đó thì nhồi, đánh, nhào nhuyễn rồi
dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần và dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ
liên kết trước khi sử dụng đất để tạo dáng sản phẩm gốm.
Công đoạn chuốt đất hay còn gọi là công đoạn tạo hình sản phẩm, phải có hai
người và thường do phụ nữ đảm nhận, một người sẽ đứng trụ một chân còn chân kia thì
đạp bàn xoay trong khi hai tay thực hiện việc nhào đất, lăn đất thành đòn để chuốt.
Người còn lại đặt đòn đất đã được nhào, lăn vào bàn xoay, dùng hai tay áp vào con đất,
nhào nặn trên chiếc bàn xoay thành phôi tức thành hình sản phẩm. Ở đây loại bàn xoay
truyền thống được làm bằng gỗ mít với đường kính khoảng 60 – 1000 cm. Gốm thành
hình thì đem phơi nắng một ngày cho khô dần rồi làm nguội, sau đó chỉnh sửa cân đối
hình dáng hay tạo những hoa văn tự nhiên hoặc trang trí họa tiết theo yêu cầu. Phơi
phôi vừa mới chỉnh sửa và tạo hình cho cứng hẳn rồi mới đưa vào lò nung, canh củi lửa
cho vừa bởi chỉ sơ suất một lúc cũng đủ khiến cả mẻ thành gốm vụn.
Chất lò nung cần sáu đến bảy người gồm người gánh phơ, trao phơ vào lò, hai
người đàn ông chất lò, xếp phôi vào trong lò. Đốt củi gộc sưởi ấm lò, chụm nhiều củi
nhánh tăng độ nóng cho phôi thành phẩm. Theo kinh nghiệm của các thợ lò thì sau một
ngày đêm khi luồng khói đỏ trong thoát ra từ cửa độ với nhiệt độ lò đang ở 800 –

10



1000C là phôi thành phẩm. Lúc đó, họ sẽ ngừng đốt củi và dỡ lò để làm nguội lò,
khoảng 3 - 5 ngày sau lấy sản phẩm ra lò.
Trong quá trình nung, trạng thái phôi được các thợ lò thăm dò bằng cách đặt am
thăm tại cửa độ bởi am chịu sức nóng từ lò thoát ra cửa độ mà thành phẩm. Tuỳ độ
nóng và sự thông khí của lò mà am có sắc thái khác nhau, thợ lò dựa vào đó phán đoán
chất lượng gốm. Sản phẩm gốm truyền thống Thanh Hà rất đa dạng gồm các loại hình
gốm gia dụng như các loại hủ, nồi, niêu, cối, chảo, siêu, ấm, bùng binh, am,… các
dụng cụ sản xuất nghề dệt, làm dường như cái vại, âu suốt, cái muỗng lọc đường hay
các đồ tín ngưỡng như nồi hương, chân đèn thờ, quách. Gốm truyền thống Thanh Hà
bán lẻ cho dân các ấp lân cận Nam Diêu và bán sỉ hay nhận tiền ngay hoặc nhận bằng
sản phẩm cho lái buôn vận chuyển bằng ghe bầu đến miền Tây Quảng Nam và các tỉnh
duyên hải miền Trung tiêu thụ.
2.2. Quy trình chế tác gốm mỹ nghệ
Chế tác gốm mỹ nghệ hay còn gọi là gốm rót khá công phu, để có da gốm mịn
thì thợ gốm phải đánh lắng, lọc đất thành dung dịch lỏng, có thể lọc đất từ hai đến ba
lần để loại sạch tạp chất. Hiện nay, thợ làm gốm rót sử dụng máy lọc đất sét thành dung
dịch lỏng thay vì tự làm bằng tay, nhờ vậy thợ gốm đỡ tốn công sức và thời gian, mà
chất lượng đất cũng hoàn hảo hơn. Đất sau khi lọc xong sẽ được chứa trong thùng phi
lớn hoặc sô, chậu để đất không bị tràn ra ngoài. Gốm mỹ nghệ được tạo bằng khuôn,
trước khi tạo hình phôi thì khuôn phải được phơi khô nhằm tạo độ co rút của đất. Ở
đây, khuôn tạo gốm được làm từ thạch cao bởi khả năng hút các dung dịch lỏng thành
cứng khá tốt. Khuôn được tạo sẵn các hình dạng như lọ hoa, chậu, đèn, tượng… nên
khi làm gốm, thợ gốm chỉ cần múc đất sét từ trong thùng đổ vào khuôn rồi đặt vào một
gốc an toàn. Chờ khoảng 12 tiếng sau khi đất đã kết tủa và đông cứng thì mở khuôn,
đem phôi đã tạo thành hình ra phơi khô. Lúc này thợ gốm trang trí hoa văn của phôi
bằng cách áp tấm nhựa mỏng có khắc sẵn đồ án vào phôi, dùng dao, ống múc để đục

11



thủng, chạm khắc theo rìa. Phôi gốm mỹ nghệ được nung với gốm truyền thống trong
lò bầu.
Đề tài trang trí phổ biến của gốm mỹ nghệ là các chữ Hán mang ý nghĩa phước,
lộc, thọ, các hoa văn hình học, tên đơn vị kinh doanh. Cũng có các sản phẩm được
trang trí theo các mảng hoa văn hình học và làm biến dạng phôi hoặc đắp nổi các con
giáp. Gần đây nhất có các sản phẩm được tạo gốm nhẵn bóng tựa như được tráng men.
Nhóm gốm mỹ nghệ có ít nhất 33 loại sản phẩm thuộc các loại hình như tượng đức
Phật, Chúa… đèn gốm áp tường, chậu, lọ hoa, hộp, mô hình các di tích kiến trúc. Hoa
văn trên sản phẩm được được trang trí theo kỹ thuật đúc khuôn, khắc chìm, chạm lùng
thể hiện các đồ án truyền thống về tôn giáo, dân gian của phương Tây, phương Đông.
Hiện nay đồ gốm mỹ nghệ được bán tại chỗ cho du khách hoặc tiêu thụ theo hợp đồng
đặt hàng, đóng gói, gởi hàng theo đường bưu điện, nhận tiền chuyển khoản.
2.3. Quy trình làm gốm nặn con thổi
Con thổi là loại hình gốm mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, thể
hiện các đề tài văn hoá truyền thống như bộ 12 con giáp, con thổi hình trẻ chăn trâu và
hình thù các loại con vật quen thuộc khác. Chế tác con thổi rất đơn giản, đất sau khi
được nhồi, đánh, nhào nặn tạo độ kết dính thì thợ gốm dùng tay bóp nắn tạo phôi theo
hình của con vật. Ví như làm con thổi hình con trâu, thợ gốm sẽ bóp nắn tạo từng các
bộ phận của trâu từ thân mình, đầu, sừng, chân đến con mắt tạo thành một con trâu
hoàn chỉnh. Sau đó dùng dao tỉa, ống múc khắc chìm hoặc móng tay tạo hoa văn trên
phôi rồi đem phơi vài tiếng cho cứng. Khi phôi chưa khô hẳn thì phải nhanh chóng đục
lỗ trên phôi, như vậy khi thổi âm thanh mới vang và mát tai. Gốm nặn con thổi hầu hết
là đục ba lỗ, trong đó luôn có một cái lỗ tại vị trí cái đít của con vật chỉ dùng để thổi,
còn hai cái lỗ còn lại là lỗ phát âm thanh thì tuỳ ý chọn. Trước khi đưa phôi vào lò
nung, thợ gốm nhuốm phôi vào nước đất sét rồi dùng miếng bịch nilon mỏng chà chà
đều phôi để làm bóng, phơi khô. Phôi con thổi nhỏ nên thời gian nung trong lò nhanh
hơn so với các loại gốm truyền thống và gốm mỹ nghệ. Phôi được nung trong loại lò

12



mới được tạo ra để nung con thổi với mặt đúng hình chữ L, cao 1m và rộng 0,8 m. Con
thổi có ưu điểm gọn nhẹ, ngộ nghĩnh và tạo âm thanh nên được nhiều khách mua làm
quà. Con thổi còn được đầu nậu ở Hội An đặt mua sỉ, phân phối tới người bán lẻ để bán
cho du khách.
2.4. Đặc trưng gốm Thanh Hà – Hội An
Nghề gốm Thanh Hà suốt mấy trăm năm qua tuy có lúc thịnh lúc suy nhưng tình
yêu và sức sáng sạo của nghệ nhân làng gốm thì không bao giờ mất đi. Đến nay làng
gốm Thanh Hà vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình
bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không tráng men và nung gốm bằng lò củi truyền
thống. Nếu sản phẩm gốm Thổ Hà ở Bắc Giang sử dụng nguyên liệu đất sét xanh ít sạn
và tạp chất có đặc tính dễ tạo hình và định hình khi nung ở nhiệt độ cao để tự chảy men
ra và thành sành, tưởng chừng như gốm được tráng men có màu nâu sẫm, thâm tím
đanh mặt. Gốm Bát Tràng ở Hà Nội được làm từ nguồn đất sét trắng có trang trí hoa
văn và phủ men khi dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết và
nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc
hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Hay với gốm Phù Lãng ở Bắc
Ninh làm từ đất sét đỏ hồng được quét men và phơi khô nhằm cho sản phẩm có màu
trắng đục thì gốm Thanh Hà – Hội An được làm từ đất sét nâu có độ dẻo và kết dính
cao. Người thợ gốm Thanh Hà nung gốm bằng kinh nghiệm và cảm giác trực quan về
ngọn lửa chứ không không dùng đến các dụng cụ đo nhiệt. Theo nghệ nhân Nguyễn
Văn Xê ở xóm Nam Diêu cho biết, người làm nghề lâu năm chỉ cần nghe tiếng lửa réo,
hơi nóng của lò phả ra cộng với thời gian đốt lò là biết gốm đã đủ độ chín hay chưa.
Một điều đặc biệt nữa là gốm Thanh Hà do không dùng men và bất kỳ thứ hóa chất
nào, chỉ dựa vào kinh nghiệm của người làm gốm khi pha trộn đất và sử dụng nhiệt độ
nên sản phẩm sau nung có nhiều sắc độ màu khác nhau như vàng đỏ, đỏ gạch, nâu,
hồng, đen.

13



Các sản phẩm của gốm Thổ Hà, Bát Tràng, Phù Lãng vì được tráng men và
trang trí hoa văn cầu kì nên gốm sáng, xương mịn và bóng mượt, màu sắc rực rỡ thu
hút người nhìn. Ngược lại, sản phẩm gốm Thanh Hà là loại gốm thô, xương chỉ mịn khi
được đánh bóng nhưng không mượt và sáng, không có hoa văn và màu sắc trang trí.
Các loại sản phẩm gốm Thanh Hà được tạo bởi cách thức sản xuất thủ công nặn bằng
tay là chủ yếu nên gốm kiểu dáng gốm không cân đối, có vài lỗ nhỏ li ti, vài chỗ gồ lên
hoặc lõm xuống vì thợ nặn không đều tay. Thoạt nhìn thì hình dáng gốm Thanh Hà
không tinh vi, cân đối, tỉ mỉ từng chi tiết như các sản phẩm gốm công nghiệp được sản
xuất hàng loạt bằng máy móc. Nhưng dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo
của người thợ gốm Thanh Hà làm nên hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương
diện nghệ thuật sáng tạo. Mặt hàng gốm thủ công Thanh Hà mang đậm nét văn hoá dân
tộc luôn được du khách yêu thích và lựa chọn.

14


CHƯƠNG 3
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GỒM
THANH HÀ – HỘI AN
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An
Làng nghề truyền thống Gốm Thanh Hà với nhiều dòng sản phẩm mang nhiều
kiểu dáng, màu sắc phong phú, cho đến nay vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công
với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Khi du lịch phát triển, chính điều này đã làm
cho làng nghề trở thành một bảo tàng sống về nghề gốm của Việt Nam và là điểm tham
quan, trải nghiệm hấp dẫn của khách thập phương.
3.1.1. Thực trạng phát triển về mặt kinh tế
Về quy mô sản xuất và nguồn vốn:
Hầu hết sản xuất gốm diễn ra tại gia đình. Nên diện tích đất cũng nhỏ ảnh hưởng

đến việc làm gốm và xây dựng lò gốm. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ít
nên đến hộ không có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, mặc dù chính quyền đã có
những chính sách như cho thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất.
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không chỉ hạn chế trong việc tổ chức sản xuất
mà còn ảnh hưởng đến môi trường, có lẽ vì vậy mà người dân xung quanh và người lao
động khi được hỏi đều cho rằng việc sản xuất tại làng nghề gây ô nhiễm.
Theo như hỏi các nghệ nhân về nguồn vốn để duy trì nghề thì các nghệ nhân đã
chia sẽ, hầu hết nguồn vốn đều trích từ trong gia đình ra, ngoài ra cũng đi vay vốn từ
nhà nước và người thân quen. Nguồn vốn vay thì được ít và thời hạn thì ngắn dẫn đến
không đủ để mở rộng làng nghề hay phát triển được nghề. Do đó, để mở rộng quy mô
sản xuất thì chủ cơ sở phải mạnh dạn hơn nữa trong việc tìm kiếm, ký kết các hợp
đồng, bên cạnh đó chính quyền địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục cũng như gia
tăng hạn mức và thời gian cho vay.
15


Về mẫu mã sản phẩm của làng nghề:
Các sản phẩm chính của làng gốm Thanh Hà là chum, vại, niêu, nồi phục vụ cho
các hoạt động sinh hoạt hằng ngày mà nguyên liệu làm ra các sản phẩm này là đất sét
nâu được lấy dọc sông Thu Bồn hoặc mua lại từ nơi sản xuất đất sét vùng khác.
Thành phố đã hỗ trợ kinh phí đầu tư cải tạo và xây dựng mới 8 lò gốm thủ công
cải tiến và thủ công truyền thống, trong đó có 2 lò cải tiến là hộ ông Nguyễn Dũng với
công suất 15 khối sản phẩm/lò, ông Nguyễn Văn Xê với công suất 7,5 khối sản
phẩm/lò và 6 lò thủ công truyền thống của ông Nguyễn Lành với công suất 13 khối sản
phẩm/lò, ông Nguyễn Long với công suất 2,5 khối sản phẩm và một số hộ sản xuất
khác. Việc đầu tư này không những giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo ra sự đa dạng về
màu sắc cho sản phẩm, tuy nhiên, đa số mẫu mã vẫn lặp đi lặp lại.
Ngoài việc các hộ tự thiết kế mẫu mã, còn lại là các cơ sở thuê thiết kế bên ngoài
như hộ Ông Lê Quốc Tuấn hoặc có một số hộ thì thiết kế theo đơn đặt hàng của khách.
Theo đánh giá của người tiêu dùng cho rằng giá cả thì không đắt nhưng chất lượng và

mẫu mã thì không bằng sản phẩm từ nơi khác nên cần đổi mới mẫu mã cho phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng.
Về việc tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm làng gốm:
Đa số các hộ sản xuất gốm Thanh Hà có liên kết trong sản xuất nhưng là để mua
nguyên liệu như củi đốt, đất để làm gốm, chỉ có rất ít hộ liên kết để tiêu thụ và mở rộng
thị trường. Các hộ cho rằng sản phẩm như con thổi, sản phẩm trang trí, bộ tách trà…
được bán chủ yếu cho khách du lịch, còn các sản phẩm như nồi, niêu, lồng binh, chum
vại được bán chủ yếu cho các tiểu thương ở chợ trong tỉnh như chợ Hà Lam, Điện
Ngọc, Hội An, Bà Lê và các chợ ngoài tỉnh như chợ Mân Thái, Bắc Mỹ An, Chợ Hàn.
Kênh tiêu thụ này là do cơ sở tự xây dựng hoặc qua phân phối trung gian, có rất ít
người dân địa phương mua sản phẩm của làng nghề. Hiện nay vẫn chưa có hộ sản xuất
nào ký được hợp đồng với công ty nước ngoài. Điều này chứng thị trường tiêu thụ còn
nhỏ hẹp và kênh phân phối còn hạn chế, vì vậy mà khó khăn mà các hộ gặp phải chủ
16


yếu là không thể mở rộng thị trường và một số khó khăn khác là do nhu cầu ít và bị
cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã kết hợp phát triển làng
nghề gắn với phát triển du lịch nên số lượng du khách tiêu thụ sản phẩm ngày càng
tăng góp phần gia tăng thu nhập cho các hộ tại làng nghề. Đa số khách du lịch mua sản
phẩm để làm quà lưu niệm cho người thân và bạn bè, số còn lại là mua để trưng bày, họ
đều cho rằng giá cả thì không cao nhưng chất lượng và mẫu mã không bằng những sản
phẩm từ nơi khác.
Quảng bá thương hiệu:
Trong những năm qua nhằm đưa hình ảnh của các sản phẩm làng nghề truyền
thống ra với người tiêu dùng, chính quyền địa phương đã có chính sách hộ trợ 50%
kinh phí để các hộ sản xuất thuê gian hàng tham gia hội chợ triễn lãm trong và ngoài
tỉnh nhằm quảng bá thương hiệu làng gốm Thanh Hà. Tại các cuộc thi, sản phẩm gốm
Thanh Hà đều được trao giải và tôn vinh các Nghệ nhân như Ông Lê Trọng, Nguyễn

Văn Xê, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Lành, Bà Dương Thị Ca, Nguyễn Viết Sơn. Tuy vậy,
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng chỉ là một phần kinh phí nhỏ, chưa đủ động
lực khuyến khích các hộ tham gia. Hơn nữa, việc quảng bá thương hiệu ra bên ngoài
còn phụ thuộc vào chính các hộ sản xuất, có một số hộ do chạy theo lợi nhuận nên tỷ lệ
sản phẩm của làng gốm Thanh Hà được trưng bày tại các gian hàng còn thấp so với
những sản phẩm gốm mỹ nghệ từ nơi khác. Đối với vấn đề đăng ký thương hiệu thì đa
các hộ có nhu cầu, số rất ít còn lại không có nhu cầu cũng một phần bởi vì quy mô sản
xuất nhỏ, một phần là do còn tự ti. Du khách đến thăm và mua sản phẩm làng nghề chủ
yếu qua Internet, con số rất ít là thông qua bạn bè và người thân.
Về cơ sở hạ tầng:
Trong những năm qua bằng các nguồn vốn đã huy động, Hội An đã tích cực đầu
tư xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ tầng làng nghề. Trrong đó, làng gốm Thanh Hà đã
đưa vào sử dụng tuyến đường chính dẫn vào làng nghề và mương thoát nước vỉa hè,
17


hoàn chỉnh hệ thống bê tông giao thông nội bộ là với tổng kinh phí đầu tư hơn 3 tỷ
đồng. Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư 2,9 tỷ đồng trong tổng số 7,5 tỷ đồng được phê duyệt để
xây dựng bờ kè chống xói lở, bảo vệ khu dân cư và làng gốm. Các hộ sản xuất cho rằng
đường giao thông hiện nay là đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa và du khách đến
thăm quan, tình hình cung cấp điện của địa phương là ổn định. Còn theo đánh giá của
những du khách đến làng gốm bằng đường bộ và đường thủy đều cho rằng bến đỗ xe
chưa có và bến tàu không an toàn. Về hệ thống đường giao thông trong làng, nhờ có sự
đầu tư của nhà nước trong những năm gần đây mà tất cả du khách đều hài lòng.
Thu nhập của chủ cơ sở sản xuất:
Theo kết quả điều tra cho thấy, ngoài 8 hộ hàng tháng được chia thêm doanh thu
từ hoạt động bán vé tham quan thì trừ các khoảng chi phí phải trả như nguyên - vật
liệu đất, củi và trả công người lao động. Thu nhập của các chủ cơ sở sản xuất bình quân
khoảng từ 2,5 - 3,7 triệu đồng/hộ/tháng. Đây là khoản thu nhập rất ít khiến các hộ chỉ
sản xuất cầm chừng, cũng không khuyến khích được các hộ mới tham gia ngành nghề

này.
Về thu nhập của người lao động:
Theo kết quả điều tra thu nhập của người lao động bình quân 2,4 - 2,8 triệu
đồng/người/tháng. Ngoài ra, người lao động được chia một khoản từ doanh thu bán vé
vào làng nghề dao động từ 200.000 – 500.000 VND/ tháng. Với mức thu nhập như vậy
thì đa số người lao động cho rằng thu nhập của họ đủ sống, số ít cho rằng thu nhập của
họ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trang trải hằng ngày. Hình thức trả lương hiện nay
tại các cơ sở sản xuất là trả theo sản phẩm, làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
Ngoài khoản lương thì người lao động được nhận thêm một ít quà trong ngày tết cổ
truyền của dân tộc. Đối với họ tiền công được tăng rất chậm so với giá cả như hiện nay,
dẫn đến rất khó cho việc thu hút và giữ chân người lao động.

18


3.1.2. Thực trạng phát triển về mặt xã hội
Về quy mô sử dụng lao động: Mỗi hộ sử dụng từ 2 - 7 lao động, đa phần là lao
động địa phương mà chủ yếu là lao động thường xuyên. Khi có hợp đồng sản xuất số
lượng sản phẩm lớn trong một khoản thời gian ngắn thì hộ sản xuất có thuê thêm lao
động nhưng số lượng cũng từ 1 - 2 người và cũng do yêu cầu của sản phẩm đòi hỏi
phải có sự tỉ mỉ, khéo tay của người lao động nên số lượng lao động thuê ngoài không
thay đổi nhiều qua các năm. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là trình độ tay nghề
không đều ngay cả trong mỗi hộ gia đình, vì vậy khiến cho chất lượng sản phẩm không
đạt yêu cầu của khách hàng, nhất là du khách thập phương đa số mua về làm quà biếu,
trang trí trong nhà. Qua khảo sát cho thấy đa số lao động làm việc tại cơ sở sản xuất là
không có ký hợp đồng, lao động lớn tuổi và nữ giới chiếm đa số. Một số công đoạn
như nhồi đất, bưng bê nặng nhọc thì mới cần nam giới.
Đào tạo học nghề cho người lao động: Để khôi phục làng nghề thì từ năm 2006,
Phòng kinh tế phối hợp với các nghệ nhân như ông Lê Trọng, bà Lê Thị Chiến, ông
Nguyễn Lành và thợ giỏi Nguyễn Văn Xê để tổ chức các khóa học ngắn hạn tại chỗ

cho các lao động trong làng. Nhưng đến nay chỉ tổ chức được 5 khóa cho khoảng 60
lao động trong thời gian học là 3 tháng. Thành phố đã hỗ trợ 300.000/ người/tháng,
ngoài ra chi phí cho giáo viên, nguyên liệu, quản lý đều do thành phố hỗ trợ từ nguồn
khuyến công. Tuy nhiên, do thu nhập của ngành CN - TTCN nói chung và nghề gốm
nói riêng còn thấp so với ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch nên việc tuyển dụng
lao động để đào tạo nghề rất khó khăn. Mặt khác, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề không
nhiều, do đó không kích thích thu hút lao động chưa có việc làm tham gia học nghề,
đặc biệt đối với người lao động là trụ cột chính của gia đình.
Về đam mê và ủng hộ nghề nghiệp: Theo khảo sát đa số người lao động cảm
thấy yêu thích gắn bó với nghề, số ít do không thể làm việc gì khác hoặc vì phải đảm
bảo thu nhập cho gia đình nên phải gắn bó với nghề. Đa số người lao động và người
dân sống xung quanh đều ủng hộ phát triển nghề làm gốm. Đối với người lao động, lý
19


giải cho việc ủng hộ này cho rằng để nâng cao thu nhập, ủng hộ phát triển nghề gốm
nhằm để giữ gìn nghề truyền thống, phát triển làng nghề để nhằm thu hút khách du lịch
cho địa phương, giải quyết lao động địa phương. Họ cũng cho rằng để phát triển ngành
nghề này thì bản thân họ phải tự nâng cao tay nghề trong quá trình sản xuất. Mặc dù,
người dân sống xung quanh làng gốm thường phải chịu ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất
nhưng đa số họ đều ủng hộ việc phát triển nghề truyền thống. Việc này chứng tỏ nghề
gốm đã có ảnh hưởng sâu nặng đối với người dân nơi đây.
3.1.3. Thực trạng phát triển về mặt môi trường
Trong những năm qua Thành phố đã kiên quyết thực hiện chủ trương xóa bỏ các
lò nung gạch, ngói bằng thủ công nhằm tạo cảnh quan môi trường của làng nghề. Đến
nay thành phố đã hỗ trợ xây dựng 3 lò nung đã góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất đều nằm xen kẽ trong khu dân cư và việc
sản xuất diễn ra tại gia đình nên môi trường làng nghề bị ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Theo khảo sát, hầu hết các hộ sản xuất, người lao động và người dân xung quanh cũng
như du khách cho rằng quá trình sản xuất của các cơ sở thải ra môi trường chủ yếu là

khí thải và rác thải. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm làng nghề là do các cơ sở thải trực
tiếp ra ngoài, chỉ có rác thải thì có đội dọn vệ sinh của thành phố thu gom. Nhiều hộ
sản xuất có làm ống khói nhưng chỉ cao 2 - 3 m nên khói thường tỏa ra và ảnh hưởng
tới sức khỏe của người dân xung quanh. Tình trạng ô nhiễm môi trường này không chỉ
gây tổn thất về kinh tế mà còn gây xung đột giữa các hộ dân sống trong khu vực làng
nghề.
Theo những hộ dân sống xung quanh đã có những phản ánh tình trạng ô nhiễm
môi trường đến chính quyền địa phương trong các cuộc họp thôn nhưng hầu hết các cơ
sở sản xuất không thể hoặc không khắc phục được tình trạng này. Hơn nữa, do làng
gốm nằm sâu trong vùng thấp nên mưa xuống là đường ngập úng, lầy lội gây ảnh
hưởng không nhỏ đến việc tham quan và sản xuất của hộ dân. Thực tế, công tác bảo vệ
môi trường tại làng nghề vẫn còn nhiều yếu kém, biểu hiện rõ nhất là các văn bản quy
20


phạm phát luật bảo vệ môi trường làng nghề của chính quyền địa phương cũng như của
Ban quản lý làng nghề chưa có chế tài đủ mạnh. Theo các nhà quản lý tại địa phương
đều khẳng định đến nay vẫn chưa có cơ sở nào bị phạt hành chính vì gây ô nhiễm.
3.1.4. Liên kết trong phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An
Trong những năm qua, mặc dù chính quyền địa phương đã vận động và hỗ trợ các
cơ sở tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Tuy nhiên chỉ có một vài hộ như hộ ông Nguyễn Lành và ông Lê Trọng, Nguyễn
Văn Xê, Ngụy Trung tham gia, còn số hộ sản xuất còn lại không cùng tham gia. Việc
liên kết giữa các cơ sở sản xuất với nhau chủ yếu để mua nguyên liệu chứ chưa có liên
kết trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như liên kết trong việc trao
đổi kinh nghiệm. Vấn đề liên kết các hộ lại thành một tổ chức như Hiệp hội làng nghề
đã có chủ trương của các cấp lãnh đạo trong các cuộc họp, đây cũng là nguyện vọng
của các hộ sản xuất. Nhưng cho đến nay Hiệp hội làng nghề vẫn chưa được hình thành
nhằm tạo sự gắn kết hơn nữa để phát triển làng nghề trong thời gian tới. Việc liên kết
giữa nghệ nhân với người lao động trong việc truyền nghề cũng hạn chế, một mặt do số

lượng nghệ nhân trong làng rất ít, hơn nữa các nghệ nhân này đã lớn tuổi nên gặp nhiều
hạn chế trong việc truyền thụ. Mặt khác, do chính sách hỗ trợ của chính quyền địa
phương về kinh phí còn ít và chỉ mang tính hình thức chưa thể khuyến khích tham gia
hợp tác giữa nghệ nhân trong việc truyền nghề.
Vấn đề liên kết để gắn phát triển du lịch với bảo tồn làng nghề truyền thống vẫn
chưa được thực hiện mặc dù số lượng du khách đến tham quan làng gốm có gia tăng so
với các năm trước đã góp phần thay đổi diện mạo làng nghề. Số lượng du khách quốc
tế cao so với khách nội địa nhưng chủ yếu do các công ty lữ hành hoặc các hướng dẫn
viên hành nghề tự do đưa du khách đến thăm quan và mua sắm chứ chưa có sự liên kết
giữa doanh nghiệp lữ hành với cơ quan quản lý làng nghề và chủ cơ sở. Tâm lý của hầu
hết du khách khi đến với làng nghề là để tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống và sở
thích muốn tự tay mình làm ra sản phẩm. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển loại hình
21


du lịch kết hợp cùng ăn, cùng ở, cùng làm mà một số địa phương khác như Huế, Quảng
Bình đã thành công. Song loại hình du lịch này cho đến nay vẫn chưa được triển khai
thực hiện tại làng nghề gốm truyền thống Thanh Hà, cũng như các làng nghề truyền
thống khác tại Hội An.
3.2. Giải pháp phát triển làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An
3.2.1. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường
Mục đích: Phát triển thị trường cho nghề gốm Thanh Hà, duy trì và củng cố thị
trường của làng gốm Thanh Hà hiện có và đồng thời nâng cao khả năng mở rộng thị
trường và cạnh tranh của sản phẩm gốm Thanh Hà với các sản phẩm khác.
Nội dung:
Đa dạng chủng loại, kiểu dáng và nâng cao chất lượng sản phẩm
Như đã phân tích ở trên, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm là những yếu tố quyết
định trong việc tiêu thụ sản phẩm. Phần lớn người tiêu dùng đều có chung một nhận
xét tuy giá cả của sản phẩm gốm Thanh Hà không chênh lệch nhiều nhưng chất lượng
và kiểu dáng thì không ai bằng các sản phẩm nơi khác. Đề khắc phục điểm yếu này:

Chủ cơ sở sản xuất cần định hướng tạo ra những sản phẩm chính để tạo sự khác
biệt đối với sản phẩm của các làng gốm truyền thống khác như Bát Tràng và các sản
phẩm gốm hiện đại hiện nay, có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh thị
trường. Bên cạnh đó chủ các cơ sở cần chủ động liên kết với các trường Đại học Mỹ
thuật, Đại học kiến trúc để mời các thầy cô tham gia thiết kế những sản phẩm mới
nhằm làm cho mẫu mã sản phẩm thêm phong phú, thu hút hơn. Đây là giải pháp mà
chủ các cơ sở, đặc biệt là chủ cơ sở ông Lê Quốc Tuấn thực hiện trong những năm gần
đây và bước đầu đã mang lại những thành công nhất định.
Quảng bá sản phẩm: Mặc dù sản phẩm của làng gốm Thanh Hà tham gia ở nhiều
hội chợ, hội thi trong và ngoài tỉnh nhưng nhìn chung công tác quảng bá sản phẩm của
làng nghề còn có nhiều hạn chế.

22


Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất về các thủ tục pháp lý
cần thiết để đăng ký thương hiệu cho cả làng gốm Thanh Hà. Nếu chưa đăng kí được
thương hiệu thì chính quyền địa phương hỗ trợ các hộ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
theo tiêu chuẩn quốc tế, đây cũng là giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu đặc biệt khi
làng gốm được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Bên cạnh đó chính quyền cần xây dựng các băng-rôn, bảng hiệu dọc tuyến đường
vào làng gốm và mở rộng việc quảng bá bằng việc phát tờ rơi khắp mọi nơi từ các nhà
hàng, cửa hàng , khách sạn khắp thành phố, dọc đường của thành phố, các chi phí này
có thể trích từ lợi nhuận bán vé tham quan làng gốm.
Chính quyền địa phương nên dành một không gian để trưng bày sản phẩm làng
nghề gốm Thanh Hà trong khu vực thành phố Hội An, nhằm quảng bá sản phẩm cho du
khách, đồng thời tạo sự hiếu kỳ , thu hút du khách đến xem và tham quan các sản phẩm
mới lạ.
Phát triển làng nghề gắn liền với du lịch: Hiện nay mô hình liên kết giữa làng
nghề truyền thống và du lịch là một hình thức được nhiều địa phương và các quốc gia

áp dụng . Đây là kênh quảng bá sản phẩm hữu hiệu , đồng thời đem lại thu nhập cho
người dân và thúc đẩy sự phát triển du lịch ở địa phương. Để phát triển hơn thì cần các
giải pháp sau:
Chính quyền địa phương cần liên kết với các công ty lữ hành hay các khách sạn
mà trước mắt là các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lớn tại Hội An, để tổ chức các
đoàn tham quan đến làng nghề, xây dựng tour du lịch các làng nghề truyền thống trong
thành phố tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng tại Hội An.
Ban quản lý làng nghề và các cơ sở sản xuất nên đầu tư hơn vào việc tổ chức
ngày giỗ tổ nghề vào mùng 10 tháng 7 âm lịch hằng năm nhằm bảo tồn nét truyền
thống đồng thời thu hút khách du lịch đến tham quan.
Từ phố cổ Hội An đến làng nghề gốm Thanh Hà du khách có thể đi bằng đường
bộ hoặc đường thủy, có thể đạp xe đạp để đến đó. Hiện nay nhiều du khách phàn nàn
23


chưa có bãi đỗ xe an toàn, bến thuyền an toàn. Vì vậy chính quyền nên xây dựng bến
đỗ tàu thuyền bằng bê tong. Ngoài ra chính quyền cũng phải kiểm tra thiết bị cứu hộ,
bằng cấp lái tàu của những người trên thuyền chuyên chở du khách đi tham quan. Bên
cạnh đó chính quyền cũng phải quy hoạch bến đỗ xe ô tô tại làng nghề.
Đối với vấn đề thuyết minh nên đào tạo và sử dụng những lao động trẻ tuổi tại
làng nghề vì chính họ là những người trực tiếp vào quá trình sản xuất nên việc thuyết
phục du khách sẽ chính xác hơn. Tuy vậy, lớp trẻ này cần đào tạo ngoại ngữ và khả
năng thuyết trình để lôi cuốn người nghe và đem lại hiệu quả hơn.
3.2.2. Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn
Mục đích: để các cơ sở sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi của Nhà
nước hoặc các nguồn vốn vay khác nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt vốn để mở
rộng quy mô sản xuất.
Nội dung: Hoàn thiện và bổ sung các chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho các chính
sách cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân,
là một giải pháp cần được thực hiện. Trước mắt chính quyền địa phương cần đơn giản

hóa thủ tục cho vay, kéo dài thời gian cũng như hạn mức cho vay.
Cần thông tin kịp thời và cụ thể cho các cơ sở sản xuất về các chính sách ưu đãi.
Trên thực tế, đa phần chủ các cơ sở sản xuất không biết cụ thể về các chính sách ưu đãi
họ được hưởng, chính vì vậy công tác tuyên truyền, giúp đỡ người sản xuất biết rõ các
chính sách ưu đãi về tài chính sẽ giúp họ lên kế hoạch sản xuất cũng như chi trả phù
hợp và hiệu quả.
Để nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả thì chủ các cơ sở sản xuất cần phải nâng cao
năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó vai trò của ngân hàng rất quan
trọng trong việc kiểm soát, nắm bắt tình hình sử dụng vốn của các hộ.
Hiện nay tại các làng nghề nguồn thu từ việc bán vé vào làng nghề được chia theo
tỷ lệ 60% cho các hộ sản xuất làng nghề. Đây là một kênh cung cấp tài chính cho các

24


hộ để tái đầu tư sản xuất, do đó trong thời gian tới thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh
việc thực hiện theo cơ chế phân chia này.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, bản thân các cơ sở sản xuất cũng
có thể tạo nên được nguồn vốn cho mình thông qua việc liên kết với nhau tạo ra doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Với giải pháp này các cơ sở sản xuất có đươc nguồn vốn lớn, dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn bởi chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi cho
nhóm đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Mục đích: các cơ sở sản xuất cần chủ động tìm kiếm và tiết kiệm nguồn nguyên
liệu.
Nội dung: Hiện nay các cơ sở sản xuất liên kết để mua nguyên liệu còn ít và việc
liên kết còn lỏng lẻo nên có được lợi thế hơn trong giao dịch mua bán. Vì vậy, trong
thời gian tới, có thể tất cả các cơ sở sản xuất liên kết lại với nhau để mua nguyên liệu
với số lượng lớn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đàm phán hạ giá thành
sản phẩm, đồng thời giảm được chi phí vận chuyển.

Khi tìm kiếm nguồn cung, các cơ sở sản xuất cần lựa chọn kĩ càng những nhà
cung ứng có khả năng cung ứng lâu dài, ký hợp đồng dài hạn để vừa đảm bảo được
nguồn nguyên liệu, vừa mua với giá cả hợp lý. Các cơ sở sản xuất cũng phải tính được
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hằng tháng hoặc hàng quý, trên cơ sở thống kê sản lượng
tiêu thụ qua các năm và dự báo nhu cầu tiêu thụ sắp đến để có kế hoạch xây dựng,
chuẩn bị nguồn nguyên liệu cụ thể.
Số lượng sản phẩm lỗi và hư hỏng khá cao, đặc biết số lượng sản phẩm này
không được tái sử dụng cho nên để tiết kiệm được chi phí, gia tăng hiệu quả về mặt
kinh tế thì chủ cơ sở sản xuất nên nghiên cứu các cách thức để tận dụng những sản
phẩm bị lỗi, hư hỏng trong quá trình sản xuất.

25


×