Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến:
Để đáp ứng được thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế
kỷ 21 đòi hỏi phải có những con ngưòi phát triển toàn diện về: (trí lực, tâm lực và
thể lực). Chính vì vậy năm học 2016 - 2017 là một trong những năm học thực hiện
các cuộc vận động lớn của ngành và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo. Để đáp ứng được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo viên phải
sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tìm biện pháp có hiệu quả nhất
giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Muốn làm được điều đó thì người đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chính, nó bao gồm nhiều phân môn
như: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể
chuyện. Mỗi môn học đều có mục đích, nhiệm vụ và phương pháp giảng dạy riêng,
phân môn Tập làm văn là một phân môn quan trọng không thể thiếu được vì nó là
công cụ để học sinh khám phá thế giới xung quanh, khơi dậy, phát triển khả năng
tư duy, óc sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu,
kiểm tra, dự giờ thăm lớp, phỏng vấn giáo viên và học sinh tôi thấy chất lượng dạy
và học với phân môn Tập làm văn chưa đạt hiệu quả.
2. Lí do chọn sáng kiến:
Trong chương trình Tiếng việt ở Tiều học thì phân môn Tập làm văn có một
vị trí hết sức đặc biệt. Tập làm văn nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng
lực sản sinh văn bản. Nhờ có năng lực này học sinh sử dụng Tiếng Việt làm công
cụ tư duy, giao tiếp, học tập.
Tập làm văn đòi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu
biết về cuộc sống đến các tri thức về văn học, khoa học thường thức. Trong quá
trình học tập phân môn Tập làm văn học sinh phải sử dụng nhiều loại kỹ năng như
dùng từ đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài. Các kĩ năng này được rèn luyện ở
nhiều phân môn khác của Tiếng Việt.
Mỗi bài Tập làm văn đều theo một đề tài cụ thể đòi hỏi học sinh phải có sức


sáng tạo. Tập làm văn giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài và có ý
thức dần dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều phong cách khác nhau.
Để làm được những bài văn hay đòi hỏi học sinh không chỉ vận dụng các
kiến thức lý luận mà còn cả cảm xúc, tình cảm chân thành của bản thân. Tập làm
văn góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho học
sinh, làm giàu thêm vốn sống, vun đắp cho tình yêu và lòng đam mê văn học cho
các em.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 thì thể loại văn Tả cảnh chiếm số
lượng tiết khá lớn. Điều đó chứng tỏ văn Tả cảnh chiếm vai trò cực kỳ quan trọng.
Qua nhiều năm dạy chương trình sách giáo khoa lớp 5, tôi thiết nghĩ cần phải nhìn
1


nhận lại nội dung, phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 để thấy được ưu
điểm và hạn chế từ đó đề xuất những điều chỉnh, những cách thức góp phần nâng
cao chất lượng dạy học văn Tả cảnh nói riêng và Tập làm văn nói chung. Khi
nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn tìm ra cách thức giúp học sinh viết tốt các bài
văn Tả cảnh đồng thời mong ước cao hơn là giúp các em nói viết đúng và nói viết
hay. Các em có khả năng hòa nhập với cộng đồng, có thể sử dụng tiếng Việt để
giao tiếp và học tập các môn học khác một cách thuận lợi.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy rằng đa số khả năng
học phân môn Tập làm văn của học sinh ở trường là khô khan. Học sinh chưa biết
làm một bài văn hoàn chỉnh, chưa biết dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn
không biết dùng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và cả biện pháp liên tưởng
vào làm các bài văn dạng văn tả cảnh.
Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn cho một đoạn
văn mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp 4. Các câu trong đoạn văn hay cả bài
văn không có sự liên kết chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy,
bài văn của học sinh thường không đảm bảo cấu trúc, dùng từ đặt câu chưa đúng.
Hiện nay, chúng ta đang có xu hướng nâng cao dần, nâng cao mãi kết quả bài làm

văn của học sinh. Nghĩa là chúng ta đang hướng tới những bài văn hay của học
sinh trong khi việc dạy của thầy, cô giáo lại chưa đạt được yêu cầu hướng dẫn, dìu
dắt người học từng bước. Chấm bài thì dễ dàng tìm ra sai sót nhưng làm sao cho
học sinh khỏi sai sót thì nhiều khi phần lớn chúng ta lại không chỉ ra được một
cách đầy đủ đúng hướng cho học sinh.
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài “ Một số biện pháp giúp học
sinh lớp 5C Trường Tiểu học Mường Và học tập có hiệu quả dạng văn tả cảnh
trong phân môn Tập làm văn lớp 5 ”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Mường Và học
tập có hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5 ”.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến nên tôi chỉ giới
hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài tả cảnh cho học sinh lớp
5.
Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2016 (năm học 20162017) đến tháng 3/2017 (năm học 2016-2017). Và sẽ tiếp tục khảo sát thực tế; áp
dụng cho học sinh khối 5 trong 2 năm học tiếp theo.
5. Mục đích chọn sáng kiến:
Giúp học sinh lớp 5:
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,
mạch lạc.
2


- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh
các em
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên.
Giúp giáo viên:

- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vận
dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV
nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học về Tập làm văn Tả cảnh lớp 5.
- Tính Khoa học: Để tạo lập một văn bản phải tạo nên tính thống nhất thể
hiện ở cả hai mặt: sự liên kết về nội dung và liên kết hình thức. Sự liên kết này có
được là nhờ tính hướng đích của văn bản. Vì vậy để rèn kĩ năng viết văn cho học
sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định mục đích chủ đề của bài viết và duy trì
chủ đề này suốt bài viết. Mặt khác liên kết nội dung là khó nhất, chính vì vậy khi
dạy tập làm văn chúng ta phải coi trọng đến cả hình thức ngôn từ và logic của các
ý trong bài.
Bên cạnh liên kết nội dung ngữ pháp văn bản còn chỉ ra cả một hệ thống các
biện pháp liên kết hình thức. Nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của liên kết nội dung.
Bên cạnh yêu cầu duy trì chủ đề, văn bản còn phải có sự phát triển. Chủ đề cần
phải được triển khai. Các đề bài tập làm văn cần phải chỉ ra các hướng triển khai
theo trật tự thời gian, trật tự không gian, toàn thể đến bộ phận, trật tự tâm lí….
- Cơ sở lí luận và thực tiễn: Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng
hợp và sáng tạo cao. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại
xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập
làm văn miêu tả nói chung văn tả cảnh nói riêng, nhất thiết người giáo viên phải
dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong
câu chuyện, trong các bài tập Luyện từ - câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ
thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, cóp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như
tâm hồn của những tác giả nhỏ tuổi.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,

kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức,
kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và
phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT
đã đề ra. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học Tập
làm văn ở Tiểu học. Dựa vào các loại sách tham khảo, sách tiếng Việt 5, sách GV
3


tiếng Việt 5. Bản thân tôi dựa sự đúc kết kinh nghiệm qua thời gian giảng dạy và
tình hình thực tế của học sinh lớp 5C.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công phụ trách lớp 5C tại khu lẻ Bản
Tông với 22 học sinh dân tộc Thái các em biết rất ít tiếng phổ thông. Hầu hết 22
học sinh của lớp tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn. Sau khi
nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học
văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất lượng đầu năm
học này, đã có 9 học sinh chưa Hoàn thành bài Tập làm văn.
- Phần lớn học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm không thích học phân môn Tập
làm văn vì môn này khó nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em.
- Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ cũng như tiếng
phổ thông của các em còn nhiều hạn chế, nên khi viết văn thường bị lặp lại từ, câu
văn lủng củng, thiếu hình ảnh, cảm xúc .
- Bài viết của học sinh chưa đầy đủ bố cục, còn mắc nhiều lỗi chính tả phụ
âm đầu l/đ và các dấu thanh sắc, thanh ngã.
- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy
tiện.
- Đa số các em mới chỉ biết miêu tả các câu văn ở mức độ đơn giản, chưa
biết quan sát tinh tế, chưa biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá, chưa làm nổi bật
được chi tiết cụ thể khi viết bài.

Trong lớp còn một số học sinh chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được
dạng bài, lạc đề, nội dung sơ sài, bài viết mang tính chất liệt kê, …dẫn đến tiết học
chưa đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời
gian trong buổi học.
* Một số lỗi cụ thể trong bài văn tả cảnh của học sinh:
* Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ:
Sân trường to mênh mông thỏa thích cho chúng em chơi.
Học sinh đã dùng “to mênh mông” là không phù hợp.
Sửa Thay cụm từ “to mênh mông” bằng “rộng thênh thang”
* Viết câu còn lặp từ:
Ví dụ: Quê em ở sông Mã, quê em có nhiều cây ăn quả, quê em có dòng sông
xanh mát.
Trong ví dụ trên học sinh đã lặp đi lặp lại “quê em” hướng dẫn các em có thể
thay thế bằng các từ “nơi ấy” hoặc “nơi đó”.
Viết câu dài dòng hoặc chưa trọn ý:
Ví dụ: a) Trong nhà em có rất nhiều thứ như là có ba cái giường có hai cái tủ
một cái bàn và một cái ti vi.
4


Hoặc : b) Bên cạnh nhà em. Có một dòng suối trong vắt. Dòng suối rất dài.
Trong câu (a) học sinh viết quá rườm rà, dài dòng
Ở (b) các em lại chấm câu một cách tùy tiện.
Một số bài làm chưa hoàn thành của học sinh:
* Bài làm mang tính liệt kê, kể lể, thiếu hình ảnh.
Ví dụ: Tả ngôi trường.
Trường em nằm trên một khu đất rộng. Ngôi trường có mái ngói đỏ, tường
vôi trắng với những hàng cây xung quanh. Trường em gồm một nhà 2 tầng. Trường
có văn phòng, phòng thư viện, chưa có phòng y tế học đường, phòng bảo vệ. Các
lớp học có quạt trần, bóng điện, tủ để sách, tường lớp có khẩu hiệu, năm điều Bác

dạy và các bức tranh do chúng em tìm về hoặc vẽ.
(Bài của hs Lèo Văn Hùng Lớp 5c)
* Bài làm không đi đúng trọng tâm, kể lan man
Ví dụ: Tả ngôi nhà gia đình em đang sinh sống.
Ngôi nhà em ở là nhà sàn ba gian. Nhà lợp mái tôn. Tường ván gỗ. Nhà em
có nuôi rất nhiều vật nuôi như lợn, con trâu, chó, mèo, gà, vịt. Vườn nhà em trồng
rất nhiều cây như cây nhãn, cây me, cây ổi, cây tre, cây xoài. Nhà em có hai cái ao.
Bố em làm trưởng bản, chăm làm việc nhà nữa nên rất vất vả. Em thấy cảnh ngôi
nhà em thật đẹp và đầm ấm.
(Bài làm của hs Lò Văn Hoàng lớp 5c)
* Bài làm của học sinh không biết xây dựng đoạn văn phát triển ý theo một
logic hợp lý, diễn đạt còn chưa phù hợp.
Ví dụ: Tả một đêm trăng đẹp.
Hôm nay là một đêm trăng tròn. Em cùng bạn đi chơi ở sân. Cảnh trăng đẹp
hôm nay giống như hôm nọ, trên trời cũng có nhiều ông sao sáng lấp lánh. Bây giờ
thì chúng em vừa đi chơi vừa nhìn trăng. Ông trăng tròn như to cái đĩa to. Cảnh vật
hôm nay rất vui. Chúng em vừa đi vừa cùng hát một bài, ông trăng cũng đi cùng
chúng em.
(Bài làm của hs Vì Thị Pâng lớp 5c)
*Bài làm không nắm được trình tự miêu tả, diễn đạt, dùng từ chưa phù hợp.
Buổi sáng cánh đồng ở bản em rất nhiều hạt sương. Đến gần em nhìn thấy rõ
những ruộng lúa xanh tốt. Bây giờ lúa đang lớn, cây lúa cao xanh lá nhọn, sa như
là lưỡi dao. Trông xa, lúa nhấp nhô như sóng lượn quanh. Sắp đến mùa hè ruộng
lúa chín vàng rực. Đến nhìn gần, những cây lúa nặng xuống vì những bông lúa
nhiều hạt chín. Các cô bác trong bản dậy sớm nhanh đi ra đồng gặt lúa mang về.
Chim sẻ thấy lúa đã chín thì bay đi bay lại từng đàn.
(Bài làm của hs Cà Thị Hiển lớp 5c)
5



* Nguyên nhân:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến học
sinh viết văn tả cảnh chưa tốt. Tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Về phía học sinh:
Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn tả cảnh của học sinh còn hạn chế. Các
em chưa có được những kiến thức về kiểu bài, học sinh không phân biệt được kể
khác với tả.
Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát thực tế cảnh vật, khả năng quan sát
của học sinh không được thường xuyên rèn luyện, quá trình quan sát còn hời hợt
thiếu định hướng, thiếu tinh tế chính vì vậy học sinh chưa tìm ra được đặc điểm nổi
bật của cảnh để tả. Khả năng liên tưởng của học sinh còn hạn hẹp.
Các em chưa có được kĩ năng lập dàn ý phát triển ý xây dựng đoạn văn. Học
sinh chưa biết liên kết đoạn thành bài.
Vốn từ ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế, không hiểu nghĩa từ, dùng sai từ
đồng nghĩa.
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả, chưa viết được
câu văn có hình ảnh, chưa biết sử dụng biện pháp tu từ đã học vào việc viết văn.
Về phía giáo viên:
Nội dung phần lí thuyết tập làm văn giáo viên dạy chưa sâu, chưa chốt được
kiến thức cho học sinh.
Giáo viên chưa mạnh dạn, còn thiếu linh hoạt trong việc vận dụng đổi mới
phương pháp tìm ra cách thức giúp học sinh khắc phục yếu kém.
Trong chương trình sách giáo khoa hiện hành, số lượng bài tập dành cho rèn
kĩ năng dựng đoạn thân bài còn ít.
Trong năm học 2016 - 2017 lớp 5C do tôi chủ nhiệm với sĩ số là 22 học sinh.
Qua kết quả thi khảo sát đầu năm, tôi thống kê được chất lượng học phân môn Tập
làm văn như sau:
TSHS
22


HTT

HT

CHT

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2

9%

11

50%

9

41%


Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn
trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho
rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là
nhận thức chung của nhiều thầy, cô giáo.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng Tập làm văn của học sinh
không đạt yêu cầu ? Qua quá trình giảng dạy lớp 5, tôi nhận thấy học sinh học yếu
Tập làm văn là do nhiều yếu tố tác động.
6


II . Nội dung sáng kiến
1. Bản chất của giải pháp:
- Khảo sát và phân tích nội dung phương pháp dạy Tập làm văn Tả cảnh lớp
5 theo mạch kiến thức kĩ năng làm văn và theo các loại văn bản được dạy học ở
phân môn Tập làm văn.
- Đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 chỉ ra những ưu
điểm và những hạn chế khi dạy – học bài văn tả cảnh.
- Trên cơ sở phân tích nội dung phương pháp dạy học Tập làm văn Tả cảnh
và đánh giá thực trạng dạy học Tập làm văn đề xuất những biện pháp dạy học cụ
thể cho từng loại bài hoặc từng phần kiến thức kỹ năng.
1.1. Mục đích của giải pháp, biện pháp:
- Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn dạng văn tả cảnh ở lớp 5 là:
+ Cung cấp, hướng dẫn rèn cho học sinh kĩ năng biết quan sát, lập dàn ý
cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu
văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa;
biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày.
+ Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy
logic và tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân
cách cho học sinh..
- Giúp học sinh yêu thích môn học. Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó,

biết trân trọng những gì xung quanh các em.
- Học sinh có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên.
1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò,
nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra các giải
pháp sau đây:
Trước tiên tôi dành thời gian nghiên cứu, nắm vững nội dung, chương trình
và phương pháp dạy Tập làm văn:
* Các bước tiến hành:
- Nghiên cứu sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến việc dạy
và học văn tả cảnh lớp 5.
- Dạy học bằng các phương pháp và hình thức phù hợp nhằm phát huy tính
tích cực học tập môn Tập làm văn của học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật ).
- Quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp - đặc biệt là các đối tượng
học sinh yếu (chưa hoàn thành); trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ khi các em gặp lúng
túng trong giờ học.
- Kết hợp với các môn học khác cung cấp thêm vốn từ cho học sinh.
7


- Bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, qua đồng
nghiệp để cải tiến, đầu tư cho mỗi bài dạy.
- Ở lớp 5, để viết bài văn tả cảnh, tôi tổ chức cho học sinh trải qua các khâu
cơ bản là:
+ Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
+ Phân tích các bài văn mẫu.
+ Quan sát, lập dàn ý chi tiết.
+ Viết từng đoạn văn
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

+ Học tập, rút kinh nghiệm qua giờ trả bài.
+ Ôn tập, bổ sung kiểu bài tập thực hành.
Để tiến hành mỗi hoạt động trong từng tiết học có hiệu quả, tôi đã sử dụng
các giải pháp sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững thể loại và cấu tạo bài.
- Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3
phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài
văn.
+ Rèn kĩ năng cho học sinh cảm thụ cái hay của một đoạn văn hay một bài
văn mẫu thông qua việc đọc bài văn thật hay (GV hoặc HS đọc tốt trong lớp).
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài: “Hoàng hôn trên sông Hương”
- Phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi để khai thác nội dung bài.
+ Bài văn có mấy đoạn ? ( 4 đoạn gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thân bài
và một đoạn kết bài)
+ Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết nội dung chính của từng
đoạn.
+ Phần mở bài và kết bài tác giả viết theo cách nào? Vì sao ?
+ Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn tác giả tả về cảnh vật nào? Tác giả
quan sát sự vật đó vào thời gian nào, bằng giác quan nào? Khi tả sự vật đó tác giả
đã sử dụng các từ ngữ nào?
- Sau khi học sinh đã phân tích câu hỏi giáo viên có thể hướng dẫn các em
tìm hiểu cấu tạo bài văn như sau:
+ Mở bài: (Cuối buổi chiều...yên tĩnh này): Cảnh hoàng hôn đang lắng xuống
trên thành phố Huế yên tĩnh.
+ Thân bài: (Mùa thu.....chấm dứt)

8



Xác định trong phần thân bài gồm có mấy đoạn, mỗi đoạn miêu tả những
gì. (2 đoạn)
Đoạn 1: Những biến đổi về màu sắc của sông Hương từ cuối buổi chiều đến
lúc tối hẳn.
Đoạn 2: Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của dân chài trên sông Hương và cảnh
thành phố khi mới lên đèn.
+ Kết bài: (Huế thức dậy...ban đầu của nó): Huế đi vào cuộc sống buổi tối.
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại hai bài “Hoàng hôn trên sông Hương”
và bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa” nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa
hai bài:
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai bài đều là văn tả cảnh.
+ Có cấu tạo gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
+ Đều quan sát sự vật tinh tế, cách miêu tả giàu hình ảnh, có những cảm xúc
sâu lắng...
- Những điểm khác nhau:
+ Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” chủ yếu miêu tả theo trình tự
không gian: tả từng bộ phận của cảnh như màu trời, màu nắng, màu lúa, màu các
loại cây trong vườn...
+ Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” chủ yếu là miêu tả cảnh vật theo trình
tự thời gian.
- Từ việc phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài văn tả
cảnh đã nêu, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả
cảnh nói chung như sau:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự biến đối của cảnh theo thời gian
hoặc kết hợp cả không gian và thời gian.
+ Kết bài: Nêu lên nhận xét, cảm nghĩ của người viết hoặc kết thúc một cách
tự nhiên.
Khi xác định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc

đề khi miêu tả.
Biện pháp 2: Dạy kĩ năng quan sát.Một yêu cầu cơ bản để viết tốt bài văn tả
cảnh đó là học sinh phải có kĩ năng quan sát. Kĩ năng quan sát chủ yếu được hình
thành trên cơ sở luyện tập. thường được tìm hiểu các bài văn tả cảnh sách giáo
khoa.
Ví dụ : Bài “Luyện tập tả cảnh” Sách Tiếng Việt 5 tập 1A trang 21.
- Với bài này tôi tiến hành như sau:
9


+ Cho học sinh đọc bài văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
+ Tiếp đó hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi đã nêu trong bài tập:
- Tác giả đã tả những sự vật nào trong buổi sớm mùa thu?
+ Những sự vật trong buổi sớm mùa thu được tác giả miêu tả là: mây
xám đục; vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; những sợi cỏ thẫm
nước; người trong làng gánh lên phố những gánh rau, gánh hoa; bầy sáo cánh đen
mỏ vàng chấp chới liệng trên đồng lúa mùa thu đang kết đòng...
- Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Cảm giác của da ( xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh, những sợi cỏ đẫm
nước làm mát lạnh bàn chân.
+ Mắt (thị giác): thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, mưa loáng
thoáng rơi, người gánh rau và hoa, bầy sáo liệng, mặt trời mọc...
- Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
+ Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc
xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân
nhỏ bé của em ướt lạnh.
- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh
thấy nghệ thuật quan sát với sự chọn lọc chi tiết và từ ngữ tả cảnh của tác giả bài
văn.
Sau khi học sinh chọn được các sự vật cần tả trong bài giáo viên hướng dẫn

các em cách miêu tả các sự vật ấy như thế nào cho phù hợp.
+ Bên cạnh đó, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm
từ ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
+ Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình
coi là thích hợp hơn cả.
+ Khi viết bài, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài văn cần có bố cục
3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài văn, công việc đầu tiên của tôi là yêu
cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi
về vấn đề chính trong đề bài.
- Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?
+ Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học
sinh chú ý.
+ Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (tả cảnh con
sông, tả cảnh ở công viên, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh minh
họa cho học sinh quan sát.
- Khi quan sát cần hướng dẫn học sinh lưu ý những điểm sau:
+ Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất
định
10


+ Sau khi xác định được đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và
thời gian cụ thể, các em cần xác định được vị trí để quan sát.
+ Khi xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh
đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
+ Khi quan sát ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
da cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.
Ví dụ: Qua câu văn sau, các em sẽ thấy tác động của ánh trăng lên các vật:
Ánh trăng phủ lên mọi vật một lớp màng mỏng tanh, lạnh mát và xuyên qua kẽ lá,
đổ loang lổ xuống mặt sông.

+ Mỗi vật lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái.. của
từng vùng nên khi tả ta phải làm toát lên màu sắc riêng biệt đó.
* Hướng dẫn học sinh ghi chép
+ Quan sát luôn đi liền ghi chép. Ghi chép làm giàu thêm cho trí nhớ, ghi
chép giúp học sinh lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc.Vậy thì phải
ghi chép thế nào? Cần phải xây dựng cho học sinh thói quen ghi chép khi quan sát.
Phải ghi được những đặc điểm cơ bản: hình dáng, màu sắc, hoạt động,… của đối
tượng, hãy cố tìm và viết được những điều mà người khác không nhìn thấy để bài
viết của mình có cái mới, cái riêng, cái độc đáo
+ Quan sát và biết ghi chép lại những gì đã quan sát một cách có chọn lựa,
đó là một yếu tố rất quan trọng trong văn tả cảnh.
Ví dụ : Tả cánh đồng lúa:
- Để học sinh quen dần với việc khai thác tư liệu ghi chép được khi quan sát,
tôi thường nêu những câu hỏi gợi mở như sau:
+ Cánh đồng em tả là ở vùng nào?
+ Em quan sát cánh đồng đó trong hoàn cảnh nào? Vào mùa nào?
+ Cánh đồng đó có rộng không? Chạy từ đâu tới đâu?
+ Cánh đồng lúa đang vào thời vụ nào?
+ Vùng trồng lúa là ruộng cạn hay ruộng sâu? Giống lúa gì? Lúa đang ở thời
kì nào?
+ Từng thửa ruộng lớn hay nhỏ?
+ Có người làm việc ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát
không ? Có những con vật nào ? Chúng đang làm gì ?
+ Cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống đó như thế nào?
Biện pháp 3: Dạy kĩ năng lập dàn ý:
Kĩ năng lập dàn ý có vai trò hết sức quan trọng đây là khâu quyết định của
việc xây dựng nội dung bài văn.

11



Muốn lập được dàn ý giáo viên phải hướng dẫn học sinh hai công việc chính
đó là chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý.
Những điều các em quan sát thu thập được bao gồm cả thô lẫn tinh. Điều
quan trọng khi lập dàn ý là các em biết lựa chọn tinh và loại bỏ thô. Dựa vào đâu
để lựa chọn? giáo viên cần định hướng cho các em đâu là trọng tâm đâu là thứ yếu.
Ví dụ: Khi tả dòng suối thì trọng tâm là tả dòng suối còn cảnh bầu trời, cảnh
vật quanh suối là phụ.
Các em cần biết sắp xếp nội dung theo từng phần dàn ý có thể là theo thứ tự
không gian hoặc thứ thự thời gian.
Với học sinh yếu kém giáo viên có thể cho học sinh lập dàn ý theo mức độ từ
dễ đến khó.
Mức độ 1: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát và câu hỏi định hướng.
Mức độ 2: Lập dàn ý dựa trên kết quả quan sát.
Ví dụ :
* Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài
văn miêu tả ngôi trường ( sách Tiếng Việt 5 tập 2B trang 44 ).
- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý:
+ Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định ( sáng - trưa - chiều;
mùa đông - mùa hè…); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời
gian ( Từ sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè…).
+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong … hoặc
ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngoài…
+ Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên
chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả
cảnh sinh hoạt.
+ Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học
sinh cách lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Tả ngôi trường.
- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường ( cổng như thế nào ? Bảng tên trường ra sao ? ).
Sân trường ( sân trường ra sao ? Cột cờ, cây cối như thế nào? ).
12


Lớp học ( các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?...).
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính.
* Rèn kĩ năng trình bày miệng:
+ Sau khi học sinh đã quan sát và ghi chép các sự vật định tả trong đề bài,
tôi thường tập cho học sinh trình bày miệng dựa theo dàn ý học sinh đã làm.
+ Sau khi học sinh đã trình bày miệng giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét
góp ý những câu văn hay, những câu văn chưa hay để các em rút kinh nghiệm bổ
sung cho cách viết đoạn văn, bài văn sau này.
Biện pháp 4: Dạy học sinh kĩ năng dựng đoạn trong bài tả cảnh.
Từ dàn ý đã lập được học sinh sẽ sử dụng ngôn ngữ phát triển ý để dựng
thành đoạn và bài.
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi
đoạn tả một bộ phận của cảnh. Như vậy các đoạn đều có nội dung tập trung miêu tả
cảnh định tả.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn, giáo viên phải hướng dẫn các em đảm bảo
có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn để cùng tả những đối
tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Sự liên hệ của các câu về mặt
ngôn ngữ là nhờ các biện pháp liên kết phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên
tưởng…. Đoạn nào không đảm bảo các yêu cầu trên sẽ trở nên lộn xộn.

* Phần mở bài:
Các em có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp; có em mở bài chỉ bằng một
câu nhưng cũng có em mở bài bằng cả một đoạn văn. Nhưng không ai được tách
dời nội dung đã xây dựng được. Ở đây, tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo
viên góp ý, không nên gò bó, áp đặt.
Ví dụ:
Đề bài: Miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển,một dòng sông, một
con suối hay một hồ nước.)
- Có em mở bài thẳng luôn vào đề: “Quê em có một con sông rất đẹp”.
- Có em mở bài rất sinh động: “Mỗi miền quê có một vẻ đẹp riêng. Quê
hương em có dòng suối nhỏ hiền hoà quanh năm nước chảy”.
Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt phần mở bài bằng những cách khác
nhau mà vẫn đảm bảo nội dung chính, các em đã viết được nhiều đoạn văn hay, có
tính nghệ thuật.
Ví dụ: Ở tỉnh Sơn La có rất nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử được du
khách biết đến. Nhưng có lẽ mỗi người đặt chân đến Sốp Cộp không thể không
ngắm nhìn tháp Mường Và quê em…
* Phần thân bài:
13


- Đa phần các em học sinh rơi vào tình trạng liệt kê các chi tiết của cảnh.
Ví dụ: “Con sông to. Con sông có nhiều thuyền đi lại.” Vì vậy giáo viên cần
lưu ý việc cách mở rộng câu đúng thành câu hay để học sinh vận dụng thì đoạn văn
sẽ hay hơn.
Chẳng hạn: Con sông như một dải lụa đào uốn lượn ôm ấp xóm làng. Hai
bên bờ sông, những lũy tre xanh rì rào trong gió, những ngôi nhà ẩn hiện trong
vòm cây. Những ngày đẹp trời, sông hiền hòa thơ mộng. Mặt nước sông trong
xanh, sóng mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. Bờ cát thoai thoải mềm lún mát
rượi để hằn lại những vết chân. Sông dịu dàng đắm mình trong những buổi bình

minh. Mặt trời rải những tia nắng rực rỡ xuống mặt sông lấp lánh như dát bạc.
- Điều quan trọng là phải lưu ý cho học sinh bám vào các chi tiết đã lập ở
dàn bài để chuyển thành đoạn văn, tránh một số trường hợp, học sinh viết bài văn
một cách ngẫu hứng không bám theo dàn ý đã lập làm cho bài văn có thể sẽ mất đi
tính logic hay tính cân đối do không chủ động được thời gian
* Phần kết bài:
Có nhiều cách kết bài khác nhau: Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng,
nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính. Vì vậy, giáo viên cần giúp các
em nêu cảm xúc một cách chân thực, tránh sáo rỗng. Đồng thời mở rộng thêm về ý
thức, trách nhiệm giữ gìn đối với cảnh và nêu việc làm cụ thể để bày tỏ cảm xúc
chân thực.
Ví dụ: Tháp Mường Và là niềm tự hào của người dân quê em. Đây là điểm
văn hoá của xã. Hàng tuần, em vẫn cùng ông đi bộ lên tháp, cây cối xanh tốt,
không khí nơi đây thật thoáng đãng, êm đềm. Mỗi người dân quê em đều có ý thức
để giữ gìn cho cảnh quan nơi đây luôn sạch đẹp.
- Muốn viết được đoạn văn hay thì người giáo viên cần hướng dẫn và rèn
luyện cho học sinh viết câu, đoạn cho tốt sau đó mới có thể viết được bài văn. Ở
đây học sinh đã được rèn luyện viết câu rất kĩ, kế đó là viết đoạn văn.
Biện pháp 5: Hướng dẫn viết hoàn chỉnh bài văn.
Để giúp học sinh viết một bài văn hoàn chỉnh, tôi tiến hành các bước:
- Tập diễn đạt câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
đã học.
- Tôi luôn hướng dẫn các em biết lựa chọn chi tiết, diễn đạt bằng câu văn có
hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hóa… trong
các kiểu bài tập làm văn.
Tuy nhiên khi vận dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, đôi khi học sinh
dùng những hình ảnh chưa chính xác.
Chẳng hạn với đề bài “Tả cánh đồng lúa”. Có em chọn tả như sau:
+ Cánh đồng không rộng lắm, chỉ bằng mảnh vườn nhà em.


14


- Chính vì thế, giáo viên cần hướng cho học sinh biết cách dùng những hình
ảnh so sánh hợp lí hơn.
Ví dụ: Trước tầm mắt của em cánh đồng rộng mênh mông thẳng cánh cò
bay.
- Ngoài ra, giáo viên nên kết hợp những câu hỏi gợi ý để giúp học sinh bổ
sung, sửa chữa các câu văn, đoạn văn chưa sử dụng biện pháp nghệ thuật.
- Ngoài việc giúp học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các câu
văn, giáo viên cần giúp học sinh biết bộc lộ cảm xúc trong bài văn. Bởi một bài
văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở
phần kết bài mà còn cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn của bài văn. Điều này
chúng ta cần gợi ý cho các em một cách cụ thể trong từng bài.
Ví dụ: Nhưng trong tôi, hương vị của đồng nội, của hương lúa chín, mãi
mãi không tan biến và hình như chúng đang đọng lại, đọng lại một kỉ niệm một kỉ
niệm đẹp.
Tương tự như vậy, tôi yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, cảm xúc
nhận xét trước một sự vật hay hiện tượng bất kỳ. Bài văn của học sinh tránh được
nhược điểm khô khan, liệt kê sự việc mà thấm đượm cảm xúc của người viết.
* Thực hiện các nội dung trong phần trả bài văn
Mục tiêu của phần này là:
Giúp học sinh biết rút kinh nghiệm về bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt,
cách trình bày, lỗi chính tả.
Nhận biết những ưu điểm của bài văn hay và tập viết lại một đoạn trong bài
của mình cho hay.
- Theo tôi tiết này là quan trọng nhất, nên tôi thường thực hiện như sau:
+ Bài viết có đúng thể loại không?
+ Bố cực trình tự miêu tả có hợp lí không
+ Câu viết có rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc không ? Chữ viết có đúng chính

tả không và bài viết có sạch sẽ không ?
- Qua đó học sinh sẽ cẩn thận hơn khi viết các bài văn sau.
Để có thể làm tốt một bài tập làm văn, học sinh cần được rèn luyện thêm kĩ
năng sửa chữa, rút kinh nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét
bạn trong giờ Tập làm văn nói, tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài
viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều
giúp học sinh luyện tập hình thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập
để luôn tiến bộ. Tiết “Trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ
năng viết văn cho học sinh.
So với các tiết khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ lúc
chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm, chuẩn bị dẫn chứng, minh
hoạ... Việc hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng đòi hỏi sự gợi mở, dẫn dắt và
15


ứng xử linh hoạt của giáo viên, nhằm giúp các em tự phát hiện nhận thức được ưu,
khuyết điểm trong bài viết của mình. Qua đó, học sinh có ý thức viết bài ngày càng
tiến bộ và có kết quả cao.
Cuối tiết học này, thường có bài tập “Viết lại một đoạn trong bài cho hay
hơn”. Tôi tổ chức cho học sinh học tập từ những cách dùng từ, đặt câu của bạn để
vận dụng vào đoạn văn của mình. Sau đó, tôi chấm và nhận xét cụ thể. Nếu những
học sinh yếu làm chưa hay tôi trực tiếp hướng dẫn các em sửa các câu văn chưa
đúng, viết các câu văn đúng thành câu văn hay và làm lại bài vào buổi học thứ hai .
Một số bài tập bổ trợ luyện viết văn tả cảnh.
1. Bài tập hình thành kiến thức hiểu biết về kiểu bài.
Bài tập 1:
Khoanh tròn vào chữ cái trước những cách làm giúp cho ta viết bài văn tả
cảnh sinh động giàu tình cảm:
a. Quan sát cảnh bằng tất cả các giác quan (Có thể nhắm mắt lại để lắng
nghe, hít đầy lồng ngực hương thơm hay cảm nhận sự vật bằng da thịt...)

b. Trong khi quan sát, ta chú ý liên tưởng đến các sự vật khác.
c. Hình dung cảnh vật có tâm hồn như con người
d. Phải sử dụng biện pháp liệt kê để kể ra hết bộ phận của cảnh.
e. Lựa chọn được những từ ngữ hay, chính xác, độc đáo để miêu tả sự vật.
* Mục đích của bài tập:
Thông qua bài tập giúp học sinh có được những hiểu biết về cách viết bài
văn tả cảnh thông qua việc giới thiệu:
Cách quan sát cảnh vật, cách liên tưởng, cách lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.
* Đáp án mẫu: Học sinh khoanh tròn ý a, b, c, e.Trong quá trình xây dựng
hệ thống bài tập cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Bài tập 2:
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng.
Chúng ta có thể viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả cảnh bằng cách:
a. Giới thiệu các sự vật khác rồi mới giới thiệu cảnh định tả.
b. Giới thiệu trực tiếp ngay cảnh định tả.
c. Bộc lộ cảm xúc rồi giới thiệu cảnh định tả
d. Dùng đoạn thơ hoạc một đoạn lời bài hát có liên quan để giới thiệu cảnh
định tả.
* Mục đích: Thông qua bài tập giúp học sinh nắm được cách viết mở bài
gián tiếp cho bài văn tả cảnh theo các cách khác nhau.
* Đáp án mẫu: Học sinh khoanh tròn trước các ý a,c,d
16


Bài tập 3: Nối cột A với cột B cho phù hợp
A

B

Kiểu bài mở rộng


Cho biết kết thúc bài văn tả cảnh
và không bình luận thêm.

Kiểu bài không mở
rộng

Cho biết kết thúc bài văn tả cảnh
có lời bình luận thêm.

2. Các bài tập thực hành luyện kĩ năng làm văn tả cảnh.
2.1. Nhóm bài tập rèn kĩ năng tìm hiểu đề:
* Mục đích của nhóm bài tập này là rèn kĩ năng xác định yêu cầu của đề bài,
đối tượng miêu tả, trọng tâm miêu tả, giúp học sinh tránh lúng túng khi triển khai
bài viết, không bị lạc đề.
Bài tập 1: Em hãy đọc kĩ đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương em.
- Đề bài yêu cầu em viết bài thuộc thể loại gì? Kiểu gì?
- Đối tượng miêu tả là gì?
- Trọng tâm miêu tả là gì?
- Cảnh vật em có thể lựa chọn để tả là cảnh vật nào?
* Đáp án mẫu:
a) Đề bài yêu cầu viết bài văn miêu tả kiểu bài tả cảnh.
b) Đối tượng miêu tả: cảnh vật
c) Trọng tâm miêu tả: Cảnh vật thiên nhiên ở địa phương em.
d) Cảnh vật em tả có thể là một dòng sông, cánh đồng hoặc một mặt hồ...
2.2. Nhóm bài tập rèn kỹ năng quan sát:
Bài tập 1: Quan sát cảnh một đêm trăng đẹp ở quê hương em và ghi lại kết
quả quan sát được theo những gợi ý sau:
Bầu trời trong đêm trăng như thế nào ?

- Hình dáng mặt trăng ra sao?
- Cảnh vật mặt đất có gì nổi bật?
* Đáp án:
Trong đêm trăng:
- Bầu trời cao vời vợi, muôn ngàn vì sao lấp lánh.
- Trăng tròn vành vạnh treo lơ lửng như một chiếc đĩa bạc.
- Cảnh vật mặt đất được ánh trăng nhuộm vàng, cây cối in bóng xuống mặt
đất ẩm sương. Gió nồm nam thổi mát rượi mang theo hương sen thơm ngát.
17


Bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát kết hợp với sự liên tưởng của mình em
hãy nối các từ ngữ chỉ sự vật ở cột A với các hình ảnh so sánh liên tưởng ở cột B
Trăng đầu tháng

như chiếc gương phản chiếu mây trời

Những giọt sương trên lá

mảnh như lá dứa

Mặt sông trong xanh

Long lanh như những hạt ngọc

Đáp án:
Học sinh có thể đưa ra đáp án đúng như sau:
- Trăng đầu tháng mảnh như lá lúa
- Những giọt sương trên lá long lanh như những hạt ngọc.
- Mặt sông trong xanh như chiếc gương phản chiếu mây trời.

2.3. Nhóm bài tập rèn kỹ năng lập dàn ý:
* Mục đích của bài tập là giúp học sinh rèn kỹ năng lập dàn ý, sắp xếp tổ
chức các ý của bài văn một cách chặt chẽ hợp lý.
Bài tập 1:
Sắp xếp các ý sau theo trình tự miêu tả hợp lý về ngôi trường của em.
a. Sân trường có nhiều cây
b. Ngôi trường ven đường quốc lộ.
c. Cây bàng xòe tán lá mát rượi.
d. Cây phượng nở hoa đỏ rực.
e. Tòa nhà màu vàng lấp ló sau rặng cây.
Đáp án:
a. Ngôi trường ven đường quốc lộ.
e. Tòa nhà màu vàng lấp ló sau rặng cây.
a. Sân trường có nhiều cây.
c. Cây bàng xòe tán lá mát rượi.
d. Cây phượng nở hoa đỏ rực.
2.4. bài tập rèn kỹ năng sử dụng từ viết câu văn có hình ảnh:
* Mục đích của bài tập
Loại bài tập này luyện cho học sinh kỹ năng lựa chọn từ ngữ gợi tả, gợi cảm
điền vào câu đoạn cho phù hợp làm cho câu văn hoàn chỉnh về ngữ pháp, giàu hình
ảnh về nội dung diễn đạt.
Bài tập 1: Hãy lựa chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn
văn sau:
18


Ông mặt trời..... nhô lên sau lũy tre. Khói bếp nhà ai.....bay trong gió. Đường
làng đã .....người qua lại. Tôi cùng mẹ ùa vào dòng người đang .....ra đồng.
Đáp án:
Ông mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió.

Đường vào làng đã tấp nập người qua lại. Tôi cùng mẹ ùa vào dòng người đang hối
hả ra đồng.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh
a) .....lơ lửng giữa trời như một chiếc đĩa bạc.
b) Tán bàng xòe ra giống như.....
Đáp án:
a) Mặt trăng lơ lửng giữa trời như một chiếc đĩa bạc.
b) Tán bàng xòe ra giống như một chiếc ô khổng lồ.
Bài tập 3: Điền vào chỗ trống để có hình ảnh nhân hóa.
a) Cánh cổng trường .....khi chỉ còn lại một mình.
b) Vườn trường .....chiếc áo màu xanh biếc.
Đáp án:
a) Cánh cổng trường im lặng, buồn bã khi chỉ còn lại một mình.
b) Vườn trường khoác lên mình chiếc áo màu xanh biếc.
3. Bài tập thay thế từ:
* Mục đích của bài tập:
Rèn cho học sinh kỹ năng huy động từ, lựa chọn thay thế từ, rèn thói quen,
nhu cầu động nào, tăng cường liên tưởng, tưởng tượng để lựa chọn các từ ngữ có
giá trị biểu hiện, biểu cảm cao khi viết văn tả cảnh.
Bài tập 1:
Tìm từ ngữ hình ảnh thay thế cho từ gạch chân để có câu văn sinh động.
a) Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.
b) Tiếng gió thổi trong kẽ lá.
Đáp án
a) Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển trông như những cánh bướm
khổng lồ.
b) Tiếng gió thì thầm trong kẽ lá.
3.1. Bài tập viết câu:
* Mục đích của bài tập:
19



Bài tập luyện viết câu rèn cho học sinh biết sử dụng từ láy, tính từ tuyệt đối,
biện pháp so sánh nhân hóa để diễn đạt được những câu văn sinh động, gợi tả, gợ
cảm về nội dung.
Bài tập 1: Tìm 2 từ láy gợi tả tiếng mưa đặt câu với các từ tìm được?
Đáp án:
Từ láy gợi tả tiếng mưa: Sàn sạt, lộp độp.
Tiếng mưa sàn sạt như cát bay, chớp mắt đã thấy trắng xóa.
Những hạt mưa đầu tiên lộp độp rơi trên tàu chuối.
Bài tập 2: Viết câu văn có hình ảnh so sánh để tả vẻ đẹp của dòng sông
Đáp án:
Dòng sông như một dải lụa đào mềm mại ôm ấp uốn quanh xóm làng.
Bài tập 3: Viết câu văn có hình ảnh nhân hóa để tả ánh nắng mặt trời.
Đáp án:
Những tia nắng nhảy nhót vui đùa trên đám cỏ.
3.2. Nhóm bài tập rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn:
* Mục đích của bài tập:
Trong các bài văn tả cảnh của học sinh tiểu học đoạn văn xuất hiện thường
có độ dài trung bình khoảng 5 đến 7 câu. Vì số lượng câu không nhiều nên dễ bao
quát toàn bộ đoạn văn một cách thuận lợi. Chính vì vậy chúng ta cần rèn kỹ năng
xây dựng đoạn văn cho học sinh. Đây là cơ sở cho các em xây dựng bài văn.
Bài tập 1: Viết một đoạn văn miêu tả ngôi trường của em theo trình tự
không gian.
Đáp án
Nhìn từ xa, ngôi trường thân yêu đẹp như một bức tranh. Những mảng tường
vàng lóa trong cây. Đến gần, bác cổng trường dang rộng cánh tay chào đón chúng
em. Bác đã đứng đây bao năm bảo vệ cho ngôi trường này.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm đối với mọi đối

tượng học sinh lớp 5C – Trường Tiểu học Mường Và.
- Thời gian áp dụng: Thử nghiệm trong năm học 2015-2016. Bắt đầu áp dụng
trực tiếp trong năm học 2016-2017.
* Điều kiện và kinh nghiệm áp dụng:

- Trước giờ dạy: Nắm được nội dung, kiến thức bài học, xác định được được
kiến thức trọng tâm cần truyền tải đến học sinh, lựa chọn phương pháp dạy học
phù hợp.

20


- Trong giờ học: Chú ý khai thác áp dụng thêm phương pháp dạy học theo mô
hình trường học VNEN cho học sinh tự chủ động khai thác kiến thức theo hướng
dẫn của giáo viên.
Trong quá trình dạy học trên lớp, bên cạnh những kiến thức cơ bản trong
SGK giáo viên cần quan tâm tạo điều kiện để học sinh phát huy những kinh
nghiệm, vốn sống thực tế của từng em từ đó nâng cao kỹ năng quan sát, ghi chép
cho học sinh .
Đồ dùng dạy học là phần không thể thiếu được trong khi dạy học Tập làm văn.
Đồ dùng có thể là tranh ảnh để học sinh quan sát cũng có thể là quan sát thực tế .
Tích cực cung cấp vốn từ ngữ cho các em bằng cách tích hợp trong tất cả các
phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả…
Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi được rèn luyện, bồi dưỡng thường
xuyên cho các em.
* Phạm vi áp dụng sáng kiến
- Đề tài này có thể áp dụng cho việc giảng dạy tập làm văn Tả cảnh ở lớp 5 ở

tất cả các trường Tiểu học.
IV. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến.

Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp phụ trách, đã thu được
những kết quả sau:
- Phát huy được tính tích cực hoạt động, chủ động trong giờ học của học
sinh. Học sinh tập trung hơn vào bài học, kĩ năng làm văn tả cảnh của học sinh
được nâng cao lên rõ rệt. Bài văn của học sinh xác định đúng yêu cầu nội dung của
đề bài, bố cục chặt chẽ, trình tự miêu tả hợp lí hơn, không còn tình trạng bài dạng
liệt kê, câu ý đoạn không phù hợp nữa.
- Giờ học tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em. Không
khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo.
- Chất lượng môn Tiếng Việt của lớp 5C với 22 học sinh được nâng lên rõ
rệt qua kết quả trong học kì I năm học 2016-2017 như sau:
TSHS
22

HTT

HT

CHT

SL

TL

SL

TL

SL


TL

4

18,2%

15

68,2%

3

13,6%

Học sinh đã viết được một số bài văn hay, cụ thể:
Đề bài: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê hương em.
Quê hương em đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi bình minh rực rỡ.
Tiếng gà gáy râm ran, tiếng chuông trâu gõ mõ đánh thức mọi người trở dậy
sau một giấc ngủ dài.
21


Cảnh vật như bừng tỉnh. Tiết trời se se lạnh. Bản làng bồng bềnh trong một
biển hơi sương. Điện các nhà bật sáng, âm thanh rộn ràng. Tiếng vo gạo sàn sạt,
tiếng nước chảy róc rách, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng chân bước thình thịch trên
đường làng.
Phía đằng đông, mặt trời tròn xoe ửng đỏ còn e ấp sau dãy núi, tỏa ánh sáng
hình rẻ quạt nhiều màu sặc sỡ. Trên không trung từng đám mây trắng với những
hình thù kỳ dị nhởn nhơ rong chơi. Khói bếp nhà ai bay lên quyện vào sương mai
tạo lên những dải mềm uốn lượn. Em ngửi thấy mùi thơm nếp mới.

Trong các khu vườn, được bình minh đánh thức, cây cối vươn ngọn, xòe lá,
đâm chồi nảy lộc đón ánh nắng ban mai. Trên những búp là đêm qua còn đọng
muôn vàn các hạt sương mai được ánh nắng chiếu vào long lanh như những viên
ngọc.
Em say sưa ngắm cảnh hít thở không khí trong lành đến khi ông mặt trời
được ngọn tre cong hình gọng vó kéo hẳn lên cao làm cho cả làng bản hiện ra như
một bức tranh nhiều màu.
Cảnh vật quê hương mỗi sớm mai thật yên bình và tràn đầy sức sống.
(Bài làm của hs Lò Văn Quý lớp 5C – Bản Tông)
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua một số năm công tác theo suy nghĩ của cá nhân tôi để dạy tốt môn Tập
làm văn nói chung và dạy bài : Tả cảnh nói riêng Giáo viên cần phải giúp học sinh
có được những kĩ năng cơ bản là:
+ Trước hết học sinh phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài.
+ Xác định được đề bài yêu cầu tả cảnh gì.
+ Năm được khung cảnh chung của cảnh vật định miêu tả.
+ Phân tích kĩ đề bài để tìm ra cảnh vật trọng tâm nhất để viết được bài văn
hay nhất và có sáng tạo nhất.
2. Khả năng ứng dụng sáng kiến trong thực tiễn.
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em học sinh yếu (Chưa hoàn thành)
của lớp có sự tiến bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần.
Cụ thể đầu năm học các em trong lớp như em: Pâng, Hiệp, Cường, Tiên, Hồng,…
xác định chưa đúng yêu cầu đề bài, bài làm chưa rõ bố cục, nội dung lan man rời
rạc, dùng từ, câu thiếu chính xác,... Đến cuối học kì I các em đã cơ bản thực hiện
nắm được yêu cầu đề bài, xác định đúng dạng văn, làm bài tương đối rõ bố cục, nội
dung tuy sơ sài nhưng không còn lam man, rời rạc. Câu văn tương đối có hình ảnh,

Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục

áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở học kì II và các năm sau, với mong
22


muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn tiếng Việt cấp
Tiểu học.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh
cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng
nội dung sáng kiến này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày
của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa
tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn giảng nghiêm
túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
3. Những kiến nghị, đề xuất.
1. Đối với BGH nhà trường: Cần mở rộng việc áp dụng sáng kiến đối với
các lớp khối 5 trong trường, nhằm rút kinh nghiệm chung đồng thời nâng cao chất
lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn tả
cảnh nói riêng.
2. Đối với tổ khối 4+5: Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi
chuyên đề về cách xây dựng dàn bài tập làm văm miêu tả để giáo viên có thể trao
đổi học hỏi; lẫn nhau; cùng nhau thảo luận đưa ra những biện pháp dạy học tối ưu
nhất.
3. Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần lựa chọn mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với tiết dạy và một số bài tập kiểu bài Tả cảnh.
- Trong các giờ học cần tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.
- Tự học tập bồi dưỡng, thường xuyên tham khảo các tài liệu để hướng dẫn
học sinh cách xây dựng bài văn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn học sinh lớp 5
học tập có hiệu quả Tập làm văn tả cảnh. Chắc rằng trong quá trình thực hiện vẫn
còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa chỉ ra được. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ

của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Mường Và, ngày 26 tháng 4 năm
2017
Xác nhận của thủ trưởng
cơ quan/đơn vị

Tác giả sáng kiến

23



×